Syndicate content

Chuyện dọc đường

‘Nhà Tây biến hình’

(ICTPress) - "Nhà Tây biến hình" là tên của một cuộc triển lãm ảnh của hai nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn và Trần Hậu Yên Thế. Đây cũng được xem là một nghiên cứu về Hà Nội thế kỷ 21 - chuyển mình và biến màu.

Nguyễn Thế Sơn - người nghệ sỹ tư duy tinh tế, tiếp tục những khám phá của mình về cảnh quan đô thị Hà Nội, cả về tinh thần cũng như vật chất, khi thành phố này dịch chuyển và biến đổi trong thế kỷ 21. Như một người quan sát sắc bén, không chỉ chấp nhận sự thay đổi chóng mặt đó, Sơn quan tâm đến sự xung đột giữa giá trị tinh thần và tính cộng đồng phát sinh trong cuộc chạy đua hiện đại hóa.

Trong loạt tác phẩm trước - Nhà Mặt Phố, Sơn đã chụp những ngôi nhà ống đặc trưng Việt Nam - biểu tượng của sự thành công trong những năm 90 của thế kỷ trước. Sử dụng phương pháp “nhiếp ảnh phù điêu” độc đáo, các lớp ảnh đã tạo ra một cấu trúc ba chiều, thể hiện trực tiếp những lớp cắt chuyển đổi mà các ngôi nhà đã phải chịu qua năm tháng.

Khi những ngôi nhà bị thay đổi và chuyển biến để phù hợp với nhu cầu của người dân sống trong đó, nó tạo thành một tấm gương phản chiếu xã hội và những thay đổi của cảnh quan đô thị về cả vật chất và tinh thần.

Từ năm 2000, nghệ sỹ Nguyễn Thế Sơn đã có nhiều triển lãm cá nhân tại Việt Nam, trong đó có ‘Gội đầu’ (2005 ) ‘Trên cao’ (2007), ‘Tầm cao mới’ (2009), ‘Đường về còn xa lắm’ (2011), ‘Nhà mặt phố’ (2012). Sơn cũng từng tham gia rất nhiều triển lãm nhóm tại Việt Nam và Trung Quốc.

Loạt tác phẩm trước của Sơn, Nhà Mặt Phố, đã chỉ ra những vấn đề: từ sự coi trọng vật chất quá mức của xã hội, sự phân tách của khoảng cách giàu nghèo, và sự áp đặt chủ nghĩa hàng hóa phương Tây lên con người. Và với loạt tác phẩm ‘Nhà Tây biến hình’ này cũng tiếp nối chủ đề đó.

Trong triển lãm lần này, Sơn tiếp tục nghiên cứu của mình về sự chuyển đổi của cảnh quan đô thị. Nói đến Nhà Tây (biệt thự - villa kiểu châu Âu) là nói đến những ngôi nhà xinh đẹp và thoáng mát, được người Pháp xây dựng, đại diện cho tất cả những nét ngoại lai đẹp đẽ, mới mẻ và lãng mạn đến từ phương Tây. Sự pha trộn giữa kiến trúc Đông và Tây này đã tạo ra một cuộc sống nhiều người mơ ước và đến ngày nay cũng vẫn vậy.

Tuy nhiên khi thành phố mở rộng và phát triển, những ngôi biệt thự này sẽ thay đổi và biến chuyển cũng giống như những ngôi Nhà Mặt Phố kia. Cơi nới thêm, lợp mái tôn, treo biển quảng cáo, lắp ghép liên tục lên trên nền kiến trúc nguyên thủy, tất cả tạo thành lối kiến trúc bấp bênh của một đời sống hỗn loạn.

Nghệ sỹ đồng triển lãm lần này, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế, lại đưa thêm một lát cắt lịch sử vào hành trình khám phá những ngôi Nhà Tây. Theo dấu những tấm bản đồ và các bức vẽ mà học giả người Pháp Henri Oger, vào năm 1908 - 1909, đã cho vẽ 4577 bức tranh mô tả mọi khía cạnh đời sống người dân An Nam, Yên Thế đã tạo ra lát cắt riêng của mình khi phân tích đời sống đô thị qua bộ mặt nguyên thủy của các biệt thự. Qua nghiên cứu này, Yên Thế đã tái tạo những chi tiết nguyên bản của các ngôi nhà qua các bức vẽ trên giấy Dó truyền thống của Việt Nam, song hành với các tác phẩm 3D của Sơn như một bản mô tả cho thấy chúng đã bị chuyển đổi ra sao qua năm tháng.

Sự khám phá và theo dấu ký ức của những người chủ nhà cho thấy một hành trình đầy xúc cảm của người nghệ sỹ, anh nói, “trong một phương diện nào đó, công việc này khó khăn hơn những gì mà Henri Oger đã tiến hành. Vì nó không phải là sự ghi chép, tái hiện đơn thuần một hiện thực đang diễn ra. Thao tác này giống như việc phẫu thuật chỉnh hình và kích thích những vùng tối của tâm thức cho nạn nhân sau một tai nạn giao thông.”

Một lần nữa, Nguyễn Thế Sơn và nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế sẽ để cho công chúng tự cảm nhận, cuộc sống của chúng ta đã thay đổi như thế nào và sự phản tác dụng của sự hiện đại hóa trong xã hội.

‘Nhà tây biến hình’ sẽ chính thức ra mắt công chúng Hà Nội vào lúc 18h00, thứ Năm, ngày 10/10/2013 tại manzi art space, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội và sẽ được trưng bày đến hết ngày 29/10/2013.

Bảo Ngọc

15 hình ảnh đáng nhớ của ngày chính phủ Mỹ ngừng hoạt động

(ICTPress) - Kể từ khi Quốc không thể thông qua chi tiêu trước thời điểm hạn chót nửa đêm, chính phủ lần đầu tiên đã đóng cửa bắt đầu từ 1/10 kể từ năm 1995.

Kết quả là tất cả các công viên và công trình kỷ niệm và hơn 800.000 nhân viên liên bang đã nghỉ làm mà không được trả lương.

Các cuộc đàm phán đi tới hồi kết khi Hạ viện do Đảng Dân chủ chi phối nhất định dừng Luật Chăm sóc sức khỏe chi phí hợp lý được biết đến như là "Obamacare", như là một phần của danh sách chi tiêu. Trong khi đó, Các thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa đã bác bỏ bất cứ nỗ lực nào để thay đổi luật chăm sóc sức khỏe mới.

Thậm chí chỉ trong 1 ngày, việc đóng cửa đã tạo ra một số hình ảnh từ California đến New York như dưới đây:

1. Đài kỷ niệm Lincoln  

Một cảnh sát Mỹ đứng gác ở Đài kỷ niệm Lincoln ở Washington, D.C.

Ảnh: Mark Wilson/Getty Images

2. Công viên quốc gia Yellowstone National Park

Lần đầu các công viên quốc gia của Mỹ không thoát khỏi cảnh chính phủ đóng cửa.

Ảnh: Flickr, NPCA Photos

3. "Quốc hội đáng ghét"

Ảnh: Emmanuel Dunand/AFP/Getty Images

Quốc hội không thể thông qua việc chi tiêu đã là tiêu đề của nhiều bài báo vào buổi sáng. Một số bài báo sáng tạo hơn bao giờ như tiêu đề trên (House of Turds).

4. Tượng nữ thần Tự do

Tượng nữ thần Tự do cũng phải đóng cửa.

Ảnh: Emmanuel Dunand/AFP/Getty Images

5. Tổng thống Barack Obama

Bị dân chúng được hưởng lợi từ luật chăm sóc sức khỏe mới ra tăng sức ép, Tổng thống Barack Obama kêu gọi Quốc hội chấm dứt đóng cửa trong cuộc họp báo tại Vườn hồng nhà Trắng giữa trưa.

Ảnh: Win McNamee/Getty Images

6. Lái xe kéo

Người lái xe kéo này thường kiếm tiền các khách du lịch đi taxi giữa các điểm tham quan ở Washington, D.C.

Ảnh: Jewel Samad/AFP/Getty Images

7. Đồi Capitol

Biên tập viên ảnh Politico M. Scott Mahaskey đã đăng bức ảnh phòng tròn vắng khách này bên trong Đồi Capitol.

Ảnh: Twitter, M. Scott Mahaskey

8. Di tích lịch sử quốc gia Fort Point

Dù ở dưới bóng Cầu Cổng vàng của San Francisco, Công trình lịch sử quốc gia Fort Point không thể tránh việc đóng cửa.

Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images

9. Công tình kỷ niệm quốc gia núi Rushmore

Núi Rushmore cũng đóng cửa.

Ảnh: Scott Olson/Getty Images

10. Giải thích việc đóng cửa

Đây là một hình ảnh sáng tạo giải thích việc đóng cửa của tờ báo USA Today - ra dấu đồng ý cho các dịch vụ không bị ảnh hưởng của việc đóng cửa - không đồng ý với những dịch vụ bị đóng cửa.

Ảnh: Twitter, USA Today

11. Các đại biểu quốc hội đảng Dân chủ

Lãnh đạo phe đa số ở thượng viện Eric Cantor khiêu khích các lãnh đạo thượng viện khi đăng bức ảnh của của chính mình và các đồng nghiệp Dân chủ đang đợi ở bàn thương thảo.

Ảnh: Twitter, Eric Cantor

12. Công trình tưởng niệm Chiến tranh thế giới thứ II

Một vật ngăn thông báo công trình tưởng niệm chiến tranh thế giới đóng cửa ở Washington, D.C.

Image: Jim Watson/AFP/Getty Images

13. Công trình tưởng niệm Chiến tranh thế giới thứ II

Một số hình ảnh được đăng trên Twitter, các cựu binh Mỹ muốn vào khu tưởng niệm Chiến tranh thế giới thứ II, mặc dù bị đóng cửa.

Ảnh: Twitter, Leo Shane III

14. Công trình kỷ niệm Jefferson

Thomas Jefferson là tác giả của Tuyên ngôn độc lập nhưng không thể ngăn việc đóng cửa.

Ảnh: Twitter, Leo Shane III

15. Một số trang web chính phủ đóng cửa

Ảnh: NASA.gov

Một số cơ quan liên bang, như NASA như nhìn thấy trong bức ảnh này, đã đóng trang web khi chính phủ đóng cửa. Thậm chí việc không đồng ý với Obamacare cũng tạo ra việc đóng cửa, các chợ trực tuyến của luật hôm nay vẫn mở và vẫn hoạt động mặc dù có những khó khăn về mặt kỹ thuật.

HY

Life & English: “Viet - Thai Art Exchange”

The art exhibition “Viet - Thai Art Exchange” is organized from 01 to 07 Oct 2013 at Vietnam Fine Arts Museum, 66 Nguyen Thai Hoc Str., Hanoi.

It is within the framework of exchange program between group artists from Vietnamand Thailand in 2013. This program will include workshops of art, seminars and exhibitions to introduce artists and their works in both countries.

Artwork “Young seed 2″ by artist Worawut Thakaeo

Attendants fromVietnam include: Trinh Tuan, Vo Ta Hung, Nguyen Quang Huy, Nguyen Minh Phuoc, Le Thong , Bang Sy Truc, Nguyen Tran Cuong, Nguyen Ngoc Phuong, Vu Duc Trung, Nguyen Trung Dung, Vu Pham Truong Minh, Phan Cam Thuong, Dinh Van Hien and Vu Duc Hieu.

Attendants fromThailandinclude: Somchai Wacharasombat, Wattanachot Tungateja, Nukoon Panyadee, Nitti Wattuya, Pakde Limpong, Jirawat Phirasant, Banlu Wiriyapornprapas, Pallop Wangborn, Saravut Vongnate, Thong Udompol, Somporn Teamprasit, Maitree Homthong and Worawut Thakaeo.

(Source: Vietnam Fine Arts Museum & Hanoi Grapevine)

Những lưu ý không nhỏ khi đi thực tập hay ngày đầu mới đi làm

(ICTPress) - Các bạn sinh viên đang chuẩn bị tìm kiếm chỗ thực tập, hay trong thời gian tìm việc, hay những ngày đầu tiên bắt đầu công việc mới. Dưới đây xin chia sẻ một vài lưu ý:

1. Trang phục, cặp xách, giày dép.

Ảnh: cimaglobal.com

Nếu đang trong giai đoạn thử việc hay thực tập, dù công ty không có yêu cầu gắt gao về trang phục nhưng các bạn sinh viên  không nên coi thường vấn đề này. Đừng để cấp trên hay đồng nghiệp, cán bộ hướng dẫn nghĩ rằng bạn còn đang là một nhân viên thực tập, thông qua phong cách ăn mặc để bạn có được sự tôn trọng từ họ và cũng là cách giúp bạn hòa vào văn hóa chung của doanh nghiệp nhanh hơn. Ấn tượng trong ngày đầu tiên đi làm đặc biệt quan trọng, vì vậy hãy chú ý phong cách ăn mặc của bạn. Lựa chọn phục trang giúp bạn tăng sự tự tin và chững chạc.

Nếu nhìn vào trang phục để đánh giá một con người thì không nên, với lại trang phục đi thực tập, đi làm hầu như không cầu kì sơ mi trắng, hay sáng màu, quần âu, bạn chỉ cần đừng để quá nhàu nhò là được rồi, nếu mình là “sếp” mình cũng thích cấp dưới ăn mặt lịch sự vì đó thể hiện văn hóa của công ty.

2. Sự nhiệt tình

Dù công việc không đòi hỏi bạn phải đi sớm về muộn nhưng cũng không nên quá tùy tiện.Với người mới bắt đầu công việc, do chưa thích hợp với thời gian và nhịp độ công việc thường có tâm trạng ngong chóng hết giờ, nếu công ty bạn đang thực tập có làm thêm giờ mặc dù biết mình không hỗ trợ được nhiều nhưng bạn hãy ở lại cùng mọi người và xem có ai cần nhờ gì không.

Hãy nhớ rằng sự nhiệt tình với công việc trong những ngày đầu tiên đi thực tập chìa khóa để sau này cấp trên có giữ lại bạn làm nhân viên không. Khi mới làm việc, nhiều người do lo sợ làm sai việc hoặc làm không tốt nên không dám gánh vác công việc, đưa ra ý kiến, làm việc dè chừng. Khi đối diện với công việc bắt buộc, thể hiện sự do dự thiếu quyết đoán và chờ đợi sự chỉ đạo từ cấp trên, điều này chỉ khiến bạn gặp khó khăn hơn trong công việc. Các bạn thực tập cũng cố gắng chủ động hơn nữa, chuyên môn giống nhau nhưng kỹ năng ở mỗi người khác nhau, điều đó quyết định tại sao bạn được chọn, còn người khác thì không.

3. Giữ lửa nhiệt tình mọi lúc mọi nơi

Trong những ngày đầu tiên đi làm, bạn rất nhiệt tình, rất yêu thích công việc, thân thiện và háo hức những thử thách mới. Tuy nhiên, không sớm thì muộn cảm giác này cũng nhạt phai.

Nếu bạn thuc tập chủ yếu là đọc tài liệu, xem công văn, xem báo cáo, công việc chủ yếu chưa sát với thuc tế, nếu các bạn học kỹ thuật có vẻ sẽ đỡ hơn là được theo xuống xưởng, nhà máy. Điều này rất bình thường, dễ hiểu. Nhưng đừng bao giờ quên bạn đã vất vả và khó khăn như thể nào để nhận được công việc này. Vì vậy, hãy luôn cố gắng thể hiện một thái độ làm việc nghiêm túc và nhiệt tình các bạn nhé. 

Cố gắng tạo mối quan hệ tốt với các anh chị các bạn cùng thực tập, vì đó là kỹ năng giao tiếp và họ sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn thoải mái hơn, không phải họ đang được lợi gì từ bạn nên mới tốt vậy mà đơn giản vì họ thích cách đối xử khéo léo của bạn.

4. Nên có lời chào và thể hiện mục tiêu phấn đấu cho cán bộ hướng dẫn của bạn để họ biết bạn là người nghiêm túc và có ý chí.

Trong tuần thực tập đầu tiên, bạn cần gặp gỡ lãnh đạo phòng/ban bạn thực tập để nêu ra những mục tiêu cần đạt được. Thảo luận về những vấn đề bạn muốn tìm hiểu hay những kỹ năng bạn muốn có được sau kỳ thực tập. Luôn giữ thái độ tích cực với công việc cho dù nó đơn giản hay nhàm chán ra sao.

“Không phải mọi nhiệm vụ bạn làm đều sẽ là thứ bạn thích, nhưng bạn cần giữ thái độ rằng đó chính là những bước đi để tạo dựng sự nghiệp cho mình”, Tom Musbach, cựu nhà sản xuất và biên tập viên của Yahoo khẳng định. “Một khi bạn chứng tỏ mình có thể được tin cậy với những nhiệm vụ nhỏ, “sếp” sẽ giao cho bạn những nhiệm vụ quan trọng hơn”.

Các bạn cũng nên biết hiện nay hầu hết công việc đều có áp lực chỉ tiêu, trừ các công việc back office (bộ phận hành chính, văn phòng và giải quyết các công việc hậu cần cho một công ty), nên bạn cần hỏi rõ về nhiệm vụ, công việc cụ thể và chỉ tiêu trước khi bắt tay vào công việc. Và đó cũng là mục tiêu trước tiên bạn cần vượt qua, giống như kiểm tra cuối năm vậy đó.

5. Đừng ngại đặt câu hỏi

 “Đừng ngại đặt câu hỏi. Đó là một cách tốt để cho thấy mức độ chuyên tâm với công việc và khả năng kết nối vấn đề. Nó cũng sẽ giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan đầy đủ và thực tế hơn về công việc tương lai và “sếp” tương lai. Do đó, bạn có thể hình dung ra được những lựa chọn trong sự nghiệp của mình sau này. Một điểm quan trọng nữa đó là đừng quá quả quyết hay thể hiện bản thân quá nhiều, nhưng hãy sẵn sàng xung phong khi “sếp” đề nghị giúp đỡ.

Khi có cơ hội, hãy tham gia các công việc tình nguyện của các phòng, ban ở những mảng khác trong công ty để có cái nhìn toàn diện hơn về công việc của mình. Và hãy chứng minh rằng bạn có thể đảm đương được nhiệm vụ nếu được tuyển dụng. 

Một vài chia sẻ trên đây mong sẽ giúp được phần nào các bạn sinh viên khi bước vào giai đoạn thực tập sắp tới để có thêm kinh nghiệm vận dụng vào kỳ thực tập. Khó khăn không làm mình chùn bước mà chỉ làm cho sinh viên chúng ta có thêm nguồn sức mạnh để hoàn thành thật tốt mọi việc.

Phan Thị Bích Vân

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Thành viên Quỹ Học bổng học sinh Quảng Ngãi

Life & English: Exhibition “XEM”

Exhibition “Xem” is organized from 13 Sep to 24 Oct at San Art, 3 Me Linh, District Binh Thanh, HCM city.

‘XEM’ is a friendship. ‘XEM’ (meaning ‘to view’ or ‘to observe’) is a group of visual artists based inSaigonwho seek to leave a tangible photographic trace of the world in which they live. ‘XEM’ is a book, a simple object with symbolic value. ‘XEM’ is a limited exhibition in your hands. From 13 September to 24 October, ‘XEM’ marks its 3rd edition by turning their photographic ideas into objects.

XEM is a discursive generative space of artistic experimentation. The book itself focuses on the primacy of the image, preferring explanations or possible meanings to be discussed collectively, in person, between and above the pages. What does it mean to be a part of community of poetic relation? What does it mean to come together as friends in the sharing of mutual interests and values? How can such a ‘belonging’ become a space that nurtures social or creative growth? What is the difference between form (as an exhibition) and ritual (as a social happening)? How does the idea of an exhibition as book, an experience made mobile and intimate, change the way an image is read and remembered?

(From: san-art.org)

 

Binh pháp Tôn Tử với tầm tư tưởng vượt thời gian

Binh pháp Tôn Tử không chỉ dừng ở khía cạnh quân sự đơn thuần, mà hầu như thời đại nào và lĩnh vực nào cũng có thể áp dụng những tư tưởng mà binh pháp nêu ra.

Binh pháp Tôn Tử chắc chắn khó có thể trở thành sách gối đầu giường của một bộ phận đông đảo độc giả, càng không thích hợp với những người ưa thích mạo hiểm phiêu lưu hay những chuyện tình cảm ướt át. Cũng chưa bao giờ quyển binh thư này được liệt vào hàng best-seller, kể cả ở đất nước quê hương của nó. Nhưng sự thật là siêu phẩm binh thư này vẫn được lưu truyền suốt hơn 2.000 năm nay, và việc những chiến dịch lớn mang tầm quốc gia lẫn quốc tế xuyên suốt chiều dài lịch sử đều ít nhiều mang dáng dấp binh pháp Tôn Tử có thể coi như một sự bảo chứng hữu hiệu nhất cho tính đúng đắn và nhất là tính thời đại vượt thời gian của tác phẩm lẫn người chấp bút.

Tác giả của cuốn binh thư, Tôn Vũ, hay còn gọi là Tôn Tử, cũng là một nhà quân sự nổi tiếng, mà danh tiếng của ông đến nay vẫn được gắn với biệt danh “ông tổ của binh pháp”. Tôn Vũ sinh vào thời Xuân Thu, một thời đại hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc. Ông sống cùng thời với Khổng Tử (khoảng năm 500 trước công nguyên). Ông là người nước Tề, sau sang nước Ngô lập danh, dâng Binh pháp Tôn Tử cho vua Ngô là Hạp Lư. Nước Ngô nhờ có Tôn Vũ cùng quyển binh pháp huyền diệu, đánh đâu thắng đó, xưng bá một thời. Công thành danh toại, Tôn Vũ từ chức đại tướng bỏ đi, để lại cuốn Binh pháp Tôn Tử lưu danh muôn thuở.

Binh pháp Tôn Tử là gì? Nội dung như thế nào? Thực chất quyển binh pháp này không đồ sộ như người ta vẫn nghĩ. Toàn bộ Binh pháp Tôn Tử chỉ gồm 13 thiên (13 chương), mỗi chương đề cập đến một khía cạnh trong chiến tranh cổ đại, từ chuẩn bị nhân tài vật lực, hành quân đến tác chiến. Đặc biệt 2 chương cuối cùng, Tôn Tử dành riêng để phân tích 2 vấn đề mà tính xác đáng của nó vẫn rất đáng lưu ý trong chiến tranh hiện đại: 1 chương về Hỏa công (đánh giặc bằng sức mạnh của lửa) và 1 chương về Dụng gián (sử dụng gián điệp). Ông nhận thức được rằng trong các nguyên tố sơ khai, thì lửa có sức công phá mạnh nhất (các vũ khí hiện đại ngày nay đa phần đều được liệt vào dạng “hỏa khí” đó hay sao?), và trong các cách sử dụng người, thì gián điệp mang lại lợi ích lớn nhất. Chỉ riêng 2 chương này cũng đã chứng tỏ Tôn Tử có tầm nhìn vượt thời đại, và đấy cũng là lý do vì sao Binh pháp Tôn Tử được liệt vào hàng kinh điển.

Nếu chỉ tính bản gốc viết tay bằng chữ Trung Quốc, thì Binh pháp Tôn Tử không quá mười mấy trang giấy. Nội dung tuy ngắn nhưng ý nghĩa thì ảo diệu vô cùng. Câu đầu tiên, tác giả viết: Binh giả, quốc gia đại sự - nghĩa là chiến tranh là việc lớn của quốc gia. Câu nói này và chương đầu tiên trong binh pháp đã khái quát toàn bộ tư tưởng của Tôn Tử đối với chiến tranh. Mặc dù bản thân là bậc kì tài về bày binh bố trận, nhưng Tôn Tử không cổ xúy chiến tranh. Ông chủ trương đất nước vững mạnh, chính trị ổn định, nếu có bất hòa giữa các nước thì nên giải quyết bằng hòa bình ngoại giao trước, chiến tranh chỉ là bước sau cùng. Ngay cả trong chiến tranh, thì Binh pháp Tôn Tử cũng nêu cao tinh thần “người giỏi không phải là người đánh đâu thắng đấy, mà là người không cần đánh đối phương cũng phải quy hàng”.

Từ đó có thể thấy, quốc gia tự lực tự cường và hạn chế tối đa thiệt hại trong chiến tranh mới là mục đích chính mà Binh pháp Tôn Tử muốn nhắn nhủ đến các bậc quân vương hay những người đứng đầu đất nước. Tất nhiên, một quyển binh thư ra đời cách đây hơn 2.000 năm cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định mang tính thời đại, nhưng tin rằng những bậc trí giả một khi đã cầm trên tay cuốn sách chắc hẳn cũng biết cách vận dụng trí tuệ của người xưa như thế nào cho hợp lý nhất.

Trải qua một thời gian dài, nhưng tính đúng đắn của Binh pháp Tôn Tử không hề mất đi. Trái lại, nó còn được ứng dụng một cách cực kì đa dạng, mà bằng chứng lớn nhất là những thành công không chỉ trong các lĩnh vực chính trị, quân sự mà còn cả thương trường. Người xưa vẫn có câu: Thương trường như chiến trường, và có lẽ không gì hợp lý hơn là vận dụng một cách sáng tạo những triết lý quân sự để xử lý những tình huống giao thương. Binh pháp Tôn Tử không chỉ dừng ở khía cạnh quân sự đơn thuần, mà hầu như thời đại nào và lĩnh vực nào cũng có thể áp dụng những tư tưởng mà binh pháp nêu ra.

Khác với nhiều quyển sách cổ đã thất truyền hoặc không còn mấy hữu dụng trong thời đại hiện nay, Binh pháp Tôn Tử vẫn giữ được những giá trị nguyên bản mà tác giả đã kì công nghiên cứu. Quyển sách này chắc chắn không dành cho những người tìm sách đọc để giải trí, mà pho tuyệt đại kì thư này ẩn chứa những triết lý rất đáng để suy ngẫm và tìm tòi. Đã được in ấn, tái bản, chú thích, minh họa bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới, có thể khẳng định rằng những nguyên tắc và lý lẽ trong Binh pháp Tôn Tử là rất đáng để học tập kể cả ở những thời đại về sau. Một độc giả chân chính có lẽ cũng nên tìm đọc Binh pháp Tôn Tử, để cảm nhận được những tinh hoa của cổ nhân cũng như sự vĩ đại của cuốn “đế vương chi thư” này.

 Tôn Hưng

(Lớp 12A, trường  THPT Thăng Long, Hà Nội)

Nguồn: Báo Phụ nữ Thủ đô

Triển lãm những bức tranh được yêu thích nhất qua các thời đại tại Nhật

(ICTPress) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản,Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cùng Bảo tàng Nghệ thuật Chihiro phối hợp tổ chức Triển lãm nghệ thuât có tên “Iwasaki Chihiro & Việt Nam” từ ngày 28/9 đến ngày 27/10 tại 27 Quang Trung, Hà Nội.

Họa sỹ Iwasaki Chihiro

Iwasaki Chihiro (1918 - 1974) là một trong những nữ nghệ sĩ, họa sĩ vẽ tranh minh họa người Nhật được yêu thích nhất trên thế giới. Bà nổi tiếng bởi sự kết hợp độc đáo giữa tranh thủy mặc của phương Đông và tranh màu nước của phương Tây. 

Triển lãm lần này giới thiệu 40 tác phẩm, trong đó có 32 tác phẩm được giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam với 3 chủ đề chính mà nữ họa sĩ rất tâm đắc là trẻ em, hoa và sách tranh.

Chihiro được biết đến là người có thể tạo ra được sự phân biệt giữa một đứa trẻ 10 tháng và một đứa trẻ 1 tuổi qua nét vẽ. Đồng thời, Bà có thể miêu tả được bất kỳ đặc điểm nào của trẻ mà không cần người mẫu. Trẻ em trong tranh của Chihiro hiện lên rất sinh động, đầy cảm xúc và có nhiều biểu cảm nội tâm.

Chihiro rất thích vẽ về trẻ em và các loài hoa. Bà trồng rất nhiều loài hoa trong vườn nhà, các loài hoa này đua nở quanh năm và đây cũng là nguồn sáng tác của bà.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Chihiro đã vẽ khoảng 40 tác phẩm sách tranh về truyện cổ tích tiếng Nhật và truyện cổ Andersen, cuộc sống thường ngày của trẻ em, các em bé, và đặc biệt, bà đã dành được giải thưởng cho cuốn sách “Những đứa trẻ trong ngọn lửa chiến tranh”. Một trong những công việc quan trọng của Chihiro là Bà không chỉ vẽ phác họa mà còn viết cả nội dung cho các phác họa đó nữa. Mặc dù lâm bệnh nhưng bà vẫn luôn trăn trở về cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Là một người đã trải qua chiến tranh nên cả cuộc đời mình, Chihiro luôn mong ước hạnh phúc và hòa bình cho trẻ em. Điều đó đã được kết tinh trong câu nói “Mong ước cho trẻ em Việt Nam, Nhật Bản và trẻ em trên khắp thế giới được sống trong hòa bình và hạnh phúc” của bà vào những năm 1970.

Các đơn vị tổ chức mong muốn triển lãm lần nãy sẽ mang đến cho người xem những cảm nhận về trẻ thơ cũng như những suy nghĩ về tương lai của chúng ta thông qua thế giới yêu chuộng hòa bình, sự giàu có, tươi đẹp, đáng yêu của Chihiro.

Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu:

Iwasaki Chihiro “Hoa tulip và trẻ em” (Khoảng 1970)
Iwasaki Chihiro “Hoa hướng dương và em bé” (1971)
Iwasaki Chihiro “Bé gái cầm hoa đồng tiền” (Khoảng 1970)
Iwasaki Chihiro “Những đứa trẻ chơi nhạc cụ” (1957)

Bảo Ngọc

Triển lãm Sách Việt Nam - Vương quốc Anh tại Hà Nội đến 29/9

(ICTPress) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Hà Nội vừa khai trương Triển lãm SÁCH tại Thư viện Quốc gia Việt Nam tại 31 Tràng Thi, Hà Nội tối nay 26/9.

Thứ trưởng ộ TT&TT Đỗ Quý Doãn và Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Antony Stokes cắt băng khai trương Triển lãm

Để thực hiện Triển lãm này, Cục Xuất bản, Bộ TT&TT đã phối hợp với Thư viện Quốc gia lựa chọn khoảng hơn 1000 tư liệu xuất bản phẩm quý xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt được phát hành rộng rãi và lưu giữ tại Thư viện quốc gia để giới thiệu tới bạn đọc. Thông qua những tư liệu này, độc giả sẽ có cơ hội tìm hiểu về đất nước, văn hóa và con người Anh, một đất nước giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và mến khách.

Đồng thời, qua Triển lãm, những người yêu sách sẽ tìm thấy những tác phẩm văn học nổi tiếng của Anh được dịch và xuất bản tại Việt Nam cách đây hàng mấy thập kỷ. Sự xen kẽ trong không gian trưng bày sách và tư liệu của Việt Nam và Vương quốc Anh tại triển lãm lần này sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn mối quan hệ hợp tác toàn diện của hai quốc gia. Cụ thể Triển lãm sẽ trưng bày:

Sách Xuất bản từ thế XVII đến giữa thế kỷ XX: Sách viết về lịch sử, đia lý, văn hóa, kỹ thuật… Đây là những tác phẩm được xếp trong danh mục “tài liệu quý hiếm" tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Sách Anh dịch sang tiếng Việt và sách viết về nước Anh bằng tiếng Việt: Sách viết về lịch sử, đất nước và con người của Vương quốc Anh - xứ sở sương mù từ England tới Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland bằng tiếng Việt. Những tác phẩm văn học nghệ thuật bất hủ của nền văn học Anh được dịch sang tiếng Việt được bạn đọc Việt Nam yêu thích và đón nhận.

Sách Anh ngữ: Sách về lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế, con người của Vương quốc Anh.

Ngoài ra, Triển lãm cũng giới thiệu đến độc giả Bộ sách quý hiếm bằng đồng, sách lá buông, sách Hán Nôm, các bài báo, tạp chí về đất nước con người, văn hóa, xã hội…của nước Anh đăng tải trên các loại báo, tạp chí danh tiếng của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Xuất bản Đỗ Quý Doãn cho biết đây là một hoạt động văn hóa mang nhiều ý nghĩa, nhằm giới thiệu đến bạn đọc trong nước cũng như bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về đất nước, con người và mối quan hệ tác giả giữa Việt Nam và Vương quốc Anh

Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Antony Stokes cho biết để kỷ niệm 40 năm ngoại giao Việt Nam - Vương quốc Anh, từ đầu năm tới nay hai nước đã tổ chức nhiều hoạt động như một câu lạc bộ bóng đá Arsenal đến thăm Việt Nam, tuần lễ Anh quốc tại Việt Nam, thành lập trường Đại học chuẩn quốc tế Việt Nam - Vương quốc Anh tại Đà Nẵng tháng 10/2013.

Đại sứ Antony Stokes cho biết chủ đề tập trung của kỷ niệm 40 năm ngoại giao Việt Nam - Anh Quốc mà hai nước tập trung là Khơi dậy tài năng - tăng cường tri thức - đổi mới vì thịnh vượng. Một trong những cách tuyệt vời nhất để có thể thực hiện ba chủ đề này là tổ chức Triển lãm này.

Triển lãm mở cửa tự do thời gian từ 8h30 - 20h00 các ngày 26 - 29/9/2013.

Dưới đây là một vài hình ảnh trong ngày khai trương Triển lãm:

Khuôn viên Thư viện quốc gia ngày khai trương Triển lãm
Sảnh chính của Thư viện quốc gia ngày khai trương Triển lãm
Bộ sách đồng: Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng cùng học trò của mình đã gò hàn 4 cuốn thơ bằng đồng với chủ đề “30 năm tập tễnh làm thơ”. 4 cuốn này được gò bằng 4 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp và Trung Quốc, khổ 45 x 65 cm (tổng nặng 204 kg). Tập thơ đồng này cũng được ghi vào cuốn Kỷ lục Guiness Việt Nam 2007.
Em nhỏ xem Chiếu rời đô
Một số loại báo tiếng Anh được triển lãm
Các bức vẽ của trẻ em Việt Nam: “Thăm nước Anh qua bút vẽ của tôi” và thiếu nữ Việt Nam trên đường phố London để kỷ niệm đám cưới Hoàng gia.

Vũ Nhung

Đèn Lồng - Một nét văn hóa độc đáo của Hội An

(ICTPress) - Ngày 27/9, tại Hà Nội, Đèn lồng Hội An sẽ được tôn vinh là 1 trong 50 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013. Người dân Hội An rất tự hào đón chào sự kiện này.

Đây là chương trình chất lượng, uy tín do người tiêu dùng trên cả nước đánh giá và bình chọn trực tiếp, liên quan đến việc xác định danh mục nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

Trước đó, Đèn lồng Hội An đã được Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường chất lượng Quảng Nam công nhận 9 kiểu dáng, gồm các đèn hình tròn, bát giác, lục giác, trái bí, củ tỏi, hình thùng, đu đủ, bánh ú, hình dù. Ngoài ra còn có các loại đèn kéo quân, đèn hình cá, hình rồng…

Đèn lồng Hội An không chỉ là nhãn hiệu thương mại mà còn là một nét văn hóa độc đáo, rất đáng tự hào đã có từ bao đời của người dân Phố cổ.

Cho đến nay, chưa ai biết chính xác đèn lồng Hội An ra đời từ bao giờ. Chỉ nghe người dân kể lại, ông tổ làm đèn lồng tên là Xã Đường. Ông là thợ mã chuyên làm đầu lân, lồng đèn cho các đêm hội, cuộc thi đấu xảo, thi làm đèn kéo quân… Sau đó, nghề này được phổ biến đến khá nhiều hộ tại Hội An.

Thuở ban đầu, chỉ những gia thượng lưu mới có đèn lồng to vẽ chữ Hán hoặc tranh thủy mặc treo trong nhà. Dần dần, chiếc đèn lồng mới tới được với tầng lớp bình dân bằng hình thức trang trí nhà cửa nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp rực rỡ, sang trọng, quyến rũ vốn có.

Dạo quanh phố cổ, du khách có thể dễ dàng bắt gặp vô số lồng đèn được bày bán trong cửa hàng và treo trước hàng quán cả ngày lẫn đêm. Những chiếc đèn lồng được trang trí đẹp mắt, đa dạng về màu sắc và kiểu dáng là một trong những mãnh lực níu kéo bước chân du khách khi đến với Phố cổ.

Đèn lồng Hội An từ lâu không chỉ đem lại cho phố cổ một nét riêng độc đáo mà còn là một mặt hàng quà lưu niệm hấp dẫn đối với du khách. Người Hội An rất tự hào về những chiếc đèn lồng do chính tay mình làm nên.

Làm đèn lồng đã trở thành một nghề thủ công truyền thống ở nơi đây. Để làm lồng đèn, tre phải là tre già ngâm với nước muối 10 ngày để chống mối, mọt sau đó phơi khô, vót mỏng tùy theo kích cỡ của loại đèn. Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm, có độ dai để khi căng không bị rách và người thợ căng vải cần có kỹ thuật để thẳng góc ở những đoạn cong. Chính vải lụa đã làm cho ánh sáng thêm huyền ảo, sống động.

Mỗi hình dáng và màu sắc của đèn lồng đều mang một ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, đèn tròn tượng trưng cho sự hài hòa, cân đối. Đây là mẫu đèn có nét đặc trưng riêng của đèn lồng Hội An. Theo quan niệm dân gian, chiếc đèn lồng kiểu tròn treo trong nhà là biểu tượng mang đến nhiều sự ấm áp, yên bình và may mắn cho ngôi nhà.

Vào đêm trăng rằm, những chiếc đèn lồng lung linh dưới ánh trăng treo trước cửa mọi nhà. Đường phố cổ khi đó không tiếng xe, không ánh đèn điện, những chiếc đèn lồng càng lộng lẫy khoe sắc trước sự ngạc nhiên, thú vị của du khách.

Vài năm trở lại đây, Đèn lồng Hội An không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Không còn cố định trong những khung kiểu cổ điển, đèn Hội An ngày nay có thể xếp gọn, nhỏ để mang đi xa.

Bắt đầu từ năm 2010, vào dịp đầu Xuân, Hội An tổ chức lễ hội đèn lồng và thả hoa đăng trên dòng sông Hoài. Từ đó, lễ hội được duy trì hằng năm, thể hiện ước muốn cầu may cho năm mới.

Mỗi năm, cứ đến dịp Trung thu, những chiếc lồng đèn phong phú đủ mọi màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng lại được thắp lên, tạo cho phố cổ Hội An một vẻ đẹp khác thường. “Hội An đêm rằm” là sáng kiến độc đáo của người dân nơi đây nhằm phát huy giá trị truyền thống trong cuộc sống hiện đại.

Du khách đến Hội An, ngoài việc tìm hiểu và chiêm ngưỡng phố cổ, thưởng thức đặc sản cao lầu hay tìm góc thư giãn với dòng nhạc cổ điển... khi màn đêm buông xuống, du khách còn được tận hưởng những sắc màu lung linh huyền ảo, trữ tình của những chiếc đèn lồng giăng kín các ngả đường vào phố cổ. Có một chút gì như là sự hoài niệm về quá khứ, rất gần mà cũng rất xa, rất thật mà cũng rất mơ hồ. Dưới ánh đèn lồng, những bước chân nhẹ nhàng, tiếng rao đêm ngân vang êm dịu và dưới bóng những ngôi nhà cổ đầy rêu phong, thơ mộng như gợi cho du khách hoài niệm về một thương cảng đã từng sầm uất và thịnh vượng cho đến ngày hôm nay.

Đèn lồng Hội An khá đẹp, nhẹ và quan trọng là có thể thu gọn lại bằng cách xếp khung theo nếp để mang đi. Vì vậy không ít du khách thường làm vật kỷ niệm về một phố cổ nên thơ, đồng thời làm quà tặng thật ý nghĩa cho người thân.

Từ năm 2009, Thành phố Hội An đã tổ chức hội thi đèn lồng và công bố kết quả vào dịp Tết Nguyên Tiêu, nhằm tôn vinh sản phẩm du lịch độc đáo của đô thị cổ.

Trịnh Quang

Life & English: “Life and the fairy tales”

When I was young, I loved the fairy tales very much. I wish I was a fairy. With the beautiful wings, I will fly around the magical kingdom. I will meet Cindrella, Snow White, mermaids, ... and I can help them and bring love to everybody. I wish I was a princess, too. I will dance overnight with the prince and married him. We will live together and have a happy ending. I will share love and take care each other. I will be a princess that everyone is waiting for.

Now, I am older. I grow up through every day. I wish my life was beautiful. In fact, the world isn’t like in the fairy tales. In the world, there were many wars. People are destroying the environment. Many people need help. It’s not like the fairy tales, it’s different. But I think the world and magical kingdom have a same thing. Although the world is not like the fairy tales, it still has love. Love is in everywhere, and it is always shared to everybody. I know that. People will take care and help each other. They will make the world better. There aren’t any fairies to help you in the world, but you still have happiness from your family and friends. People will hold the hands and build the world more beautiful.

The fairy tales bring dreams to us. But in the world, we should stand up, bring love to everybody and make the dreams come true.

Author: Nguyen Hoang Mai                                 

Editor: Maria Aili

Wider World Language Center: widerworld.edu.vn