
Chuyển động ngành
Hội Tem Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phong trào sưu tập tem trong quần chúng
Submitted by nlphuong on Thu, 25/07/2013 - 21:50(ICTPress) - Trong thời gian tới, Hội Tem Việt Nam sẽ tập trung công tác tuyên truyền - huấn luyện và triển lãm để khơi dậy và phát triển phong trào sưu tập tem sâu rộng hơn.
(ICTPress) - Hội Tem Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành nửa đầu nhiệm kỳ IV (2010 - 2015) nhằm đánh giá kết quả hoạt động phát triển phong trào sưu tập tem thời gian qua và triển khai một số nhiệm vụ quan trong khác.
![]() |
Ông Đỗ Ngọc Bình, Chủ tịch Hội Tem Việt Nam; ông Vũ Văn Tỵ, Cố vấn BCH Hội Tem Việt Nam và các thành viên BCH khóa IV nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã tham dự.
Quán triệt tinh thần về mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra của Nghị quyết Đại hội IV và chương trình công trong 6 tháng đầu năm 2013, Hội Tem Việt Nam tập trung đôn đốc các Hội Tem thành viên thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, Hội đã tập trung quan tâm công tác tổ chức, phát triển phong trào, công tác tuyên truyền, huấn luyện và triển lãm.
Trong thời gian tới, Hội Tem Việt Nam sẽ tập trung công tác tuyên truyền - huấn luyện và triển lãm để khơi dậy và phát triển phong trào sưu tập tem sâu rộng hơn. Triển lãm là ngày hội của những người chơi tem. Vì vậy, công tác triển lãm, trưng bày tem được Hội xem là quan trọng để thông qua đó tạo ra được nhiều phong trào sưu tập tem trong quần chúng, ông Đỗ Ngọc Bình cho biết.
Bà Nguyễn Thị Hồng Vĩnh, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký đã trình bày các nội dung quan trọng khác của Hội trong thời gian tới và Ban chấp hành đã thống nhất thông qua: Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Hội; Xem xét việc bổ sung nhân sự vào Ban chấp Hội Tem Việt Nam; và Hoạt động của Tạp chí Tem trong tình hình mới.
Mai Thế Nhượng

6 tháng đầu năm, Huawei tăng trưởng 10,8%
Submitted by nlphuong on Wed, 24/07/2013 - 12:35(ICTPress) - Huawei, ngày hôm nay 24/7, đã công bố các kết quả tài chính và hoạt động kinh doanh (chưa kiểm toán) trong nửa đầu năm 2013.
![]() |
Trong 6 tháng đầu năm, Huawei đã đạt doanh thu 113,8 tỉ CNY (tương đương khoảng 18,542 tỉ USD), tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2012. Trên cơ sở sự tăng trưởng mạnh mẽ này cùng các chỉ số kinh doanh tích cực khác, Huawei dự báo sẽ đạt lợi nhuận ròng 7 - 8% trong năm 2013.
“Sự thành công của chúng tôi trong nửa đầu năm 2013 chủ yếu dựa trên sự tăng trưởng vững chắc của nhóm kinh doanh Mạng Viễn thông (Carrier Network business), sự mở rộng của nhóm kinh doanh Giải pháp Doanh nghiệp (Enterprise business), và sự phát triển nhanh chóng của nhóm Kinh doanh Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer business), cũng như tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể của công ty. Doanh số và lợi nhuận đều đáp ứng được kỳ vọng của chúng tôi”, bà Cathy Meng, Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei phát biểu.
“Từ những chỉ số tích cực này, chúng tôi tin rằng Huawei sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh và mức lợi nhuận trong nửa cuối năm nay ở mức cao và chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh thu là 10%”, bà Cathy Meng cho biết thêm.
Trong nửa đầu năm 2013, Huawei cho biết thị phần của công ty được trải rộng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của từ nhóm giải pháp mạng viễn thông, giải pháp doanh nghiệp đến nhóm kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng.
X.T
Tháng 9 công bố tiêu chí cấp phép doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng TH số mặt đất
Submitted by nlphuong on Mon, 22/07/2013 - 16:10(ICTPress) - “Cục Viễn thông sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách cũng như điều kiện cấp phép cho các DN truyền dẫn phát sóng, phát thanh truyền hình...”.
(ICTPress) - “Cục Viễn thông sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách cũng như điều kiện cấp phép cho các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng, phát thanh truyền hình đặc biệt trước mắt là cho doanh nghiệp phát sóng truyền hình số mặt đất phù hợp".
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lê Nam Thắng vừa đề nghị Cục Viễn thông thực hiện công tác này trong 6 tháng cuối năm 2013.
![]() |
Theo đó, Cục Viễn thông sớm hoàn thiện các nội dung, định hướng trình Ban Chỉ đạo đề án Số hóa sẽ sớm họp trong tháng này. Trên cơ sở Ban chỉ đạo Đề án số hóa thông qua, tháng 9 có thể công bố các tiêu chí để các doanh nghiệp đăng ký xin cấp phép. Nếu nhiều doanh nghiệp đăng ký nhiều hơn khả năng cấp thì tổ chức thi tuyển. Nếu doanh nghiệp đăng ký ít hơn khả năng đăng ký thì cấp phép trực tiếp”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng đề nghị Cục Viễn thông với vai trò Tổ truyền thông Ban chỉ đạo Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp tập trung hoàn chỉnh Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu VNPT trong tháng này và tháng sau để hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng.
Bên cạnh đó, Cục cũng được đề nghị tập trung một số công tác trong thời gian tới: Tham gia xây dựng chính sách mới về viễn thông công ích; Triển khai xây dựng Nghị định về đảm bảo thị trường viễn thông bền vững; Xây dựng Chương trình băng rộng quốc gia.
Chương trình băng rộng quốc gia là chiến lược quốc gia quan trọng, thực hiện Đề án đưa Việt Nam trở thành quốc gia về nước mạnh CNTT, là một chương trình lớn, đảm bảo sự tham gia của các mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng bằng các nguồn không chỉ từ Quỹ Viễn thông công ích, từ ngân sách, mà còn bằng các nguồn lực của doanh nghiệp, xã hội với một định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng băng rộng từ mạng truyền dẫn, mạng lõi, mạng truy nhập đến nguồn nhân lực, thiết bị đầu cuối.
“Trong 6 tháng đầu năm, Cục Viễn thông đã triển khai một khối lượng công việc lớn và chất lượng. Công tác thực thi quản lý ngày càng hoàn thiện, mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, thị trường giúp cho hệ thống chính sách pháp luật ngày càng đi vào cuộc sống tốt hơn”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng đánh giá cao.
Cục đã tham gia tích cực xây dựng chính sách mới về VTCI; Xây dựng nhiều báo cáo, cách thức tổ chức lại doanh nghiệp giúp cho Bộ xây dựng văn bản chỉ đạo Tập đoàn VNPT xây dựng đề án tái cơ cấu; Nghiên cứu, tham mưu tái cơ cấu thị trường nói chung, trong việc định hướng tổ chức lại các doanh nghiệp trên thị trường đặc biệt là các doanh nghiệp gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ như Đông Dương Telecom, Saigon Postel...
Về cơ chế chính sách pháp luật, Cục thành công trong việc: Giải trình, báo cáo, sửa đổi để Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 72 mới về quản lý Internet mới trong giai đoạn mới từ nay đến năm 2015 vừa được ký tuần trước; Xây dựng Quyết định 26 của Thủ tướng về quản lý mạng dùng riêng, bóc tách hoạt động công ích và kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh, hội nhập quốc tế, thể hiện chính sách lớn của Bộ trong thời gian qua; Ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý hạ tầng viễn thông thụ động.
Trong những năm qua, các văn bản pháp luật của Bộ chủ yếu là về hoạt động dịch vụ viễn thông, mạng lưới, giá cước, chất lượng, kết nối, tài nguyên nhưng chưa có văn bản nào điều chỉnh hạ tầng viễn thông thụ động mà là vấn đề bức xúc của xã hội trong thời gian gần đây. Với việc ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý hạ tầng viễn thông thụ động sẽ đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn thông tin được thực hiện.
HM

Smartphone Moto X theo định hướng của Google sẽ có diện mạo nào
Submitted by nlphuong on Mon, 22/07/2013 - 07:10(ICTPress) - Motorola sẽ chính thức thông báo Moto X đến báo giới vào ngày 1/8 nhưng sản phẩm này đã được truyền thông rầm rộ vài tháng qua.
(ICTPress) - Motorola sẽ chính thức thông báo Moto X đến báo giới vào ngày 1/8 nhưng sản phẩm này đã được truyền thông rầm rộ vài tháng qua.
Điện thoại Android sẽ là thiết bị Motorola đầu tiên được thiết kế theo định hướng của Google. Google mua Motorola với giá 12,5 tỷ USD vào năm 2011.
Những thông tin rò rỉ cho thấy Moto X sẽ cho phép bạn tùy biến phần cứng với nhiều màu sắc, trạm trổ và có các nền laser. Chiếc điện thoại này sẽ trả lời các yêu cầu thoại nhanh chóng và cho phép bạn thực hiện các hành động cử chỉ, nhưng tung ra ứng dụng máy ảnh nhanh chóng gắn liền với điện thoại.
Dưới đây là hình ảnh rò rỉ:
![]() |
HY

LiSA trở thành nhà phân phối chính thức RIELLO UPS tại Việt Nam
Submitted by nlphuong on Thu, 18/07/2013 - 21:25(ICTPress) - Riello UPS là một trong những công ty trực thuộc tập đoàn Riello, là hãng sản xuất bộ lưu điện UPS số 1 tại Italia, đứng thứ 3 tại châu Âu và đứng thứ 4 trên toàn thế giới.
(ICTPress) - Với mục tiêu mở rộng thị trường tại Đông Nam Á đặc biệt là thị trường Việt Nam, hãng Riello UPS Italia khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Công ty Công nghệ điều khiển LiSA tại Hà Nội đã thống nhất và kí kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về việc xây dựng hệ thống phân phối mở rộng thị trường UPS Riello tại Việt Nam.
![]() |
Sản phẩm UPS của Riello |
Theo đó, công ty công nghệ điều khiển LiSA sẽ phát triển hệ thống bán hàng và dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật các sản phẩm UPS của hãng sản xuất Riello tại thị trường Việt Nam.
Riello đã cam kết hỗ trợ toàn diện về công nghệ - kĩ thuật cho đại diện tại Miền Bắc - Việt Nam, là công ty LiSA.
Riello UPS là một trong những công ty trực thuộc tập đoàn Riello, là hãng sản xuất bộ lưu điện UPS số 1 tại Italia, đứng thứ 3 tại châu Âu và đứng thứ 4 trên toàn thế giới với trụ sở, trung tâm nghiên cứu phát triển và nhà máy sản xuất đặt tại Italia.
Riello hiện có tới 149 chi nhánh và văn phòng đại diện đặt tại 81 quốc gia trên thế giới.
Riello UPS đã vào thị trường Việt Nam từ năm 2006 qua công ty Toàn Cầu tại TP. Hồ Chí Minh, đến nay Riello quyết định đặt nhà phân phối chính thức tại miền Bắc - Việt Nam thông qua LiSA để mở rộng thị trường, hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ sau bán hàng.
Đây là một bước tiến quan trọng với cả LiSA và Riello UPS, không chỉ nâng cao khả năng công nghệ kỹ thuật trong ngành cung cấp nguồn dự phòng và giải pháp nguồn tại Việt Nam và rộng hơn đó là hình thành mối quan hệ hợp tác lâu dài cùng phát triển.
Minh Anh

6 tháng đầu năm, Bưu điện Việt Nam ký kết được 4000 hợp đồng
Submitted by nlphuong on Thu, 18/07/2013 - 09:15(ICTPress) - VNPost sẽ phối hợp với các địa phương tập trung vào các dịch vụ bưu chính dành riêng, dịch vụ hành chính công, dịch vụ 1 cửa.
(ICTPress) - Các dịch vụ bưu chính của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã đạt 42,1% kế hoạch, các dịch vụ tài chính bưu chính là 45,9%, các dịch vụ viễn thông - CNTT đạt 14.9% và các dịch vụ phân phối truyền thông đạt 34,4%. Đây là một số kết quả kinh doanh dịch vụ kinh doanh cốt lõi của VNPost trong 6 tháng đầu năm 2013.
![]() |
Về phát triển thị trường, khách hàng, 6 tháng đầu năm, VNPost đã tiếp thị thành công và ký được hợp đồng với hơn 4000 khách hàng. Về phát triển dịch vụ, VNPost triển khai các dịch vụ với DHL, UPS; phát triển dịch vụ COD, VNQuickPost, CMND… và online hóa 501 bưu cục cung cấp dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc đã được VNPost triển khai mở rộng ở 12 tỉnh và tháng 8/2013 là 16 tỉnh với khả năng chi trả đảm bảo cao.
Tại Hội nghị sơ kết hoạt động của 6 tháng đầu năm của VNPost vừa được tổ chức, Tổng Giám đốc Phạm Anh Tuấn cũng cho biết 6 tháng đầu năm 2013 sau khi chia tách khỏi Tập đoàn VNPT, VNpost đã tập trung vào mô hình tổ chức, bắt đầu vận hành cuối tháng 4 đầu tháng 5/2013; hoàn thiện các thủ tục pháp lý của VNPost theo mô hình mới, hoàn thành sơ bộ các đề án thành lập 3 đơn vị mới.
Thực hiện công tác 6 tháng cuối năm 2013, VNPost sẽ triển khai 4 nhóm giải pháp: hỗ trợ cơ chế chính sách, triển khai các dịch vụ hành chính công, các sản phẩm trọng tâm và hỗ trợ.
Về nhóm giải pháp hỗ trợ cơ chế chính sách, ông Phạm Anh Tuấn cho biết sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai đề án hỗ trợ hoạt động bưu chính công ích sau năm 2013, tập trung vào các nội dung: tăng cước thư cơ bản, phí phát hành báo chí; cơ chế, chính sách hỗ trợ Điểm Bưu điện Văn hóa xã.
VNPost sẽ phối hợp với các địa phương tập trung vào các dịch vụ bưu chính dành riêng, dịch vụ hành chính công, dịch vụ 1 cửa.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son tại Hội nghị sơ kết đã ghi nhận những cố gắng bước đầu của VNPost kể từ khi chia tách khỏi Tập đoàn VNPT từ 1/1/2013.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ ban hành Thông tư quy định về hoạt động của điểm BĐVHX. Thông tư này khẳng định địa vị pháp lý của Điểm Bưu điện Văn hóa Xã, là “cánh tay nối dài” của Bưu điện tới cơ sở, vùng sâu, vùng xa. Bưu điện Việt Nam sẽ có điều kiện triển khai hoạt động dưới cơ sở, đồng thời phát huy vai trò của mạng lưới cơ sở này.
VNPost cần tập trung làm tốt công tác cán bộ, phát triển dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ lõi, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội, người dân, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đề nghị.
HM

Yahoo đã thay đổi ra sao sau 1 năm CEO Marissa chèo lái
Submitted by nlphuong on Wed, 17/07/2013 - 06:40(ICTPress) - Vẫn còn một số nhà phân tích chưa tin tưởng vào sự xoay chuyển là có thể.
(ICTPress) - Trong một năm nắm quyền Yahoo của CEO Marissa Mayer, Yahoo đã mua 16 công ty mới. Và thậm chí Marissa đã không bắt đầu việc đổ tiền như vậy cho tới khi trở thành CEO sau 3 tháng.
![]() |
CEO Yahoo Marissa Mayer |
Kể từ sau thời điểm đó các lần mua lại của Yahoo đã đạt tốc độ nguy hiểm, thậm chí có ngày thông báo 2 thương vụ mua lại, hay tới 6 thương vụ trong có một tháng.
“Thật kinh ngạc với sự năng động thực sự của Yahoo trên trận tuyến mua lại (M&A). Các công ty được mua lại phần lớn là các công ty rất nhỏ nhưng tôi vẫn không rõ là có bất cứ công ty nào khác có tốc độ mua lại các công ty nhanh đến như vậy”, nhà phân tích Quỹ đầu tư S&P Scott Kessler cho biết.
Mayer đã có thể được truyền cảm hứng do từng là cựu nhân viên của Google, thường mua các công ty nhỏ để có được những nhân viên tài năng. Trọng tâm chiến lược của Mayer là một phần quan trọng trong kế hoạch của cô để xoay chuyển Yahoo đã phải vật lộn và việc thực hiện các thương vụ mua lại mang đến một tổng quát đánh giá về quan điểm của Mayer về tương lai của Yahoo.
Đầu tiên phải là di động. Khi điện thoại thông minh và máy tính bảng tiếp tục ra khỏi các giá bán hàng trong cửa hàng, Mayer đã nhận thức rõ là phải tập trung lớn cho di động. Hầu hết tất cả 16 công ty Mayer đã mua đều tập trung vào nội dung, ứng dụng và dịch vụ di động.
“Mayer đang cuốn mọi người quan tâm tới di động, những người muốn xây dựng một văn hóa thu hút. Yahoo cần điều này nhất. Không ngoa khi nói rằng chiến lược chủ đạo của Mayer là làm cho Yahoo trở thành một công ty xây dựng các sản phẩm mà mọi người thích sử dụng hàng ngày”, nhà phân tích chứng khoán JMP Ron Josey cho biết.
Nhưng Yahoo phần lớn tập trung vào những công ty mới mua để thu hút tài năng công nghệ, cũng như được biết đến là phương thức “mua lại - tuyển dụng”. Yahoo đóng cửa tất cả các công ty này ngoại trừ 3 trong 16 công ty mà Yahoo đã mua trong năm qua, và nhiều nhóm của các công ty mới đã gia nhập đội ngũ di động của công ty. (Chỉ có nền tảng blog Tumblr, người sáng lập ra hạ tầng game PlayerScale và ứng dụng video Qwiki là còn tồn tại).
Tập trung vào những lĩnh vực chủ chốt. Tất cả những thương vụ mua lại dưới thời Mayer đều rơi vào 1 trong 4 kiểu sau: kinh doanh cốt lõi (nội dung, các ứng dụng và tìm kiếm), xã hội, trò chơi, và video (chat và gọi hội nghị).
“Nếu bạn nghĩ về định hướng của Web, đây đều là những lĩnh vực lớn. Đây không chỉ đơn thuần là mua các nhân viên - mà còn sử dụng công nghệ của các công ty để nâng cao và cải thiện những gì Yahoo đã có”, Kessler, nhà phân tích Quỹ đầu tư S&P cho biết.
Một ví dụ rõ ràng nhất: Sau khi Mayer môi giới một hợp đồng với người thành lập công ty 15 tuổi là Nick' D'Aloisio để mua ứng dụng tích hợp tin tức Summly, Yahoo đã tung ra ứng dụng di động hàng đầu gồm các tóm tắt Summly.
"Marissa Mayer có mối quan hệ khá tốt ở thung lũng Silicon và cô biết điều gì là cần thiết và điều gì đang diễn ra. Có có thể thu hút các công ty làm những điều thông minh trong việc phát triển các lĩnh vực của Web và đang nỗ lực để biến Yahoo phần nào giống các công ty đó”.
Đưa Yahoo trở lại phong độ. Chiến lược mua lại của Mayer phản ánh việc củng cố toàn diện của Yahoo trong năm qua.
Mayer đã thành công xem xét lại toàn bộ văn hóa công ty, đủ để thu hút trở lại một số người đã từng làm ở Yahoo: Trong cuộc họp doanh thu quý đầu của công ty, Mayer đã tự hào thông báo 14% tuyển dụng trong quý là “boomerang” hay là những người đã từng làm cho Yahoo trước đây.
Để lôi kéo người sử dụng, Mayer đã khai trương trở lại các ứng dụng di động, hoàn toàn được thiết kế mới như dịch vụ ảnh Flickr và tung ra một trang tìm kiểm sáng sủa hơn.
Các nhà đầu tư cũng đã hài lòng: Các cổ đông vui mừng khi Mayer bán lại một phần lớn cổ phần của công ty ở công ty Trung Quốc Alibaba, mang đến cho công ty một giá trị lớn để thực hiện chương trình mua lại.
“Tất cả những điều này, bao gồm cả việc mua lại, là những bước trong kế hoạch tổng thể của Mayer là làm cho người lao động, người sử dụng và cổ đông hứng thú với Yahoo. Đây là một thách thức lớn và bạn cần nhiều bước đi để thực sự xoay chuyển công ty”, Josey cho biết.
Vẫn còn một số nhà phân tích chưa tin tưởng vào sự xoay chuyển là có thể.
“Tôi hoài nghi về khả năng của công ty có thể làm mới mình theo cách mọi người trông đợi. Không phải là lời phê bình đối với Marissa Mayer nhưng cần nhận thấy có 3 công việc cần làm là cực kỳ khó khăn. Thật khó để xoay chuyển một công ty đang trên đà suy thoái trở thành một công ty đi đầu trên thị trường”, Kessler cho biết.
HY
Nguồn: CNN

IBM hoàn tất thương vụ mua lại công ty SoftLayer Technologies
Submitted by nlphuong on Mon, 15/07/2013 - 10:54(ICTPress) - Với SoftLayer, IBM sẽ cung cấp một giải pháp lần đầu tiên có mặt trên thị trường: kết hợp các tính năng an ninh, bảo mật và độ tin cậy của môi trường điện toán đám mây riêng với đặc tính kinh tế và tốc độ của môi trường điện toán đám mây công cộng.
(ICTPress) - IBM hôm nay 15/7 đã công bố hoàn tất thương vụ mua lại công ty SoftLayer Technologies Inc., một công ty chuyên cung cấp các giải pháp cơ sở hạ tầng điện toán đám mây có trụ sở tại Dallas, Texas.
![]() |
Trực thuộc bộ phận Dịch vụ Điện toán đám mây mới thành lập của IBM, các giải pháp từ SoftLayer sẽ được kết hợp với giải pháp điện toán đám mây thông minh IBM SmartCloud để tạo nên một nền tảng toàn cầu, cung cấp nhiều lựa chọn cho khách hàng, các nhà phát triển phần mềm độc lập (ISV), các đối tác phân phối và đối tác công nghệ của cả IBM và SoftLayer.
"Điện toán đám mây tạo ra một sự thay đổi sâu sắc, mang tính đột phá trong các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ," ông James Comfort, Tổng Giám đốc SoftLayer và nay là Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Điện toán đám mây IBM, cho biết. "Khi SoftLayer nằm trong danh mục đầu tư của IBM, các tổ chức sẽ có thể ứng dụng các dịch vụ điện toán đám mây mang tính đột phá một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn".
Với SoftLayer, IBM sẽ cung cấp một giải pháp lần đầu tiên có mặt trên thị trường: kết hợp các tính năng an ninh, bảo mật và độ tin cậy của môi trường điện toán đám mây riêng với đặc tính kinh tế và tốc độ của môi trường điện toán đám mây công cộng. SoftLayer mang đến năng lực đột phá trong việc cung cấp điện toán đám mây đỉnh cao cho các công ty hoạt động trên web, các cơ quan chính phủ và những công ty có tên trong danh sách Fortune 500.
SoftLayer là một trong hơn mười thương vụ chiến lược mua lại các công ty trong lĩnh vực công nghệ điện toán đám mây của IBM kể từ năm 2007. Doanh thu điện toán đám mây của IBM đã tăng trưởng 80% trong năm 2012. Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu thế giới, IBM kỳ vọng đạt được doanh thu 7 tỷ USD từ các giải pháp điện toán đám mây vào cuối năm 2015. IBM cung cấp hơn 100 giải pháp theo mô hình Phần mềm như là một dịch vụ (SaaS) để giúp các tổ chức và doanh nghiệp đưa ra được những quyết định chính xác hơn và phục vụ khách hàng của họ tốt hơn. IBM cam kết hỗ trợ các tiêu chuẩn mở về điện toán đám mây.
Hôm nay, IBM cũng công bố công ty Flow Corporation sẽ truyền kết quả phân tích dữ liệu theo thời gian thực dựa trên các giải pháp điện toán đám mây thông minh IBM SmartCloud và nền tảng công nghệ SoftLayer. Flow Corporation là một công ty có trụ sở đặt tại New York và có quan hệ đối tác với các công ty trong danh sách Fortune 500, được biết đến với khả năng đổi mối cách các công ty xử lý, truyền phát và sử dụng các thông tin theo thời gian thực. Công ty này truyền tải tất cả các loại dữ liệu được thiết kế đặc biệt cho việc truy cập và xem, đọc từ các thiết bị di động.
IBM sẽ cung cấp cho khách hàng các giải pháp tích hợp dựa trên công nghệ truyền dữ liệu của Flow, công nghệ hiệu năng cao của SoftLayer và giải pháp điện toán đám mây thông minh IBM SmartCloud.
Sự kết hợp phần mềm hiệu suất cao của Flow và SoftLayer sẽ cung cấp cho khách hàng của IBM một năng lực có một không hai trong việc kết nối, xử lý và định tuyến một cách thông minh những dữ liệu theo thời gian thực đến và đi từ mọi loại ứng dụng doanh nghiệp, ứng dụng phân tích và các dịch vụ di động. Điều đó có nghĩa là các bảng điều khiển thông tin theo thời gian thực và các ứng dụng di động có thể được triển khai trong vài phút mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào từ bộ phận CNTT.
Flow cung cấp các luồng thông tin kinh doanh rất cụ thể, bao gồm các thông tin có cấu trúc và phi cấu trúc - chẳng hạn như thông tin về khách hàng tiềm năng, thông tin hỗ trợ bán hàng, các tương tác với khách hàng, hoạt động đào tạo sản phẩm, dữ liệu marketing và thông tin nhân sự. Bằng cách làm cho thông tin trở nên dễ tiếp cận hơn và có thể dựa trên đó để đưa ra các quyết định kinh doanh, Flow cho phép nhân viên, khách hàng và đối tác truy cập thông tin chính xác chỉ khi họ cần đến thông tin đó.
Minh Anh

Đam mê và nỗ lực để vô địch Microsoft Word 2010
Submitted by nlphuong on Mon, 15/07/2013 - 07:50(ICTPress) - Trải qua 3 năm tham dự, niềm đam mê tin học của Dũng đã được “cháy” hết mình qua những lần thử sức và thi đấu.
(ICTPress) - Vòng chung kết (VCK) Quốc gia Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới MOSWC 2013 tại Việt Nam đã khép lại.
Xuất sắc cán đích với điểm tuyệt đối 1000/1000, Phan Tiến Dũng đã trở thành tân vô địch Microsoft Word 2010 một cách thuyết phục trong thời gian 12 phút 48 giây (thắng cách biệt về thời gian 6 phút 47 giây so với thí sinh đoạt giải Nhì).
Chỉ còn hơn nửa tháng nữa, 3 đại sứ MOS sẽ lên đường tham dự VCK thế giới MOSWC 2013 tại Washington D.C, Hoa Kỳ. Trong không khí “tất bật” chuẩn bị cho các thủ tục visa cũng như tập luyện nâng cao kỹ năng hàng ngày, chúng ta hãy cùng trò chuyện với Đại sứ MOS Word 2010 - Phan Tiến Dũng trước VCK thế giới tại Mỹ.
![]() |
Phan Tiến Dũng cùng Đại sứ MOS Excel Bùi Hữu Hồng Hải và Đại sứ MOS Powerpoint Hồ Trần Hiếu tại Lễ vinh danh MOSWC 2013 |
Được biết năm nay là năm thứ 3 Dũng tham dự cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới (MOSWC), chắc hẳn niềm đam mê tin học chính là động lực lớn khi bạn tham dự cuộc thi nhiều lần như vậy?
Dũng tham gia cuộc thi từ khi vừa “chân ướt chân ráo” bước vào cánh cổng trường Đại học. Từ lần đầu tham dự, Dũng đã rất thích thú bởi cuộc thi chính là cầu nối để mình gặp gỡ, giao lưu với các bạn sinh viên có cùng đam mê tin học. Đặc biệt, ấn tượng về tầm cỡ và sự chuyên nghiệp của cuộc thi đã khiến Dũng luôn mong chờ và theo dõi tin tức cuộc thi. Chính vì thế, ngay sau khi Ban Tổ chức cuộc thi - công ty IIG Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi tại Trường vào đầu tháng 3 năm nay, mình đã đăng ký dự thi ngay.
Trải qua 3 năm tham dự, niềm đam mê tin học của Dũng đã được “cháy” hết mình qua những lần thử sức và thi đấu. Đặc biệt, những kỹ năng, kiến thức mình học hỏi từ cuộc thi thật sự là những điều bổ ích cho tương lai của mình.
Quyết tâm “phục thù” sau khi tuột mất cơ hội tham dự VCK Thế giới tại Mỹ năm ngoái, khi chạm tay tới chức vô địch tại VCK Quốc gia MOSWC 2013, Dũng có cảm nghĩ gì?
Năm nay cũng là cơ hội cuối để Dũng được tham gia và thử sức tại MOSWC, vì vậy cũng không đặt nặng tâm lý “phục thù” hay gì cả (cười). Dũng đi thi với một tâm trạng vô cùng thoải mái không còn hồi hộp và mất bình tĩnh như lần đầu dự thi nữa, mình chỉ tâm niệm là mình cần phải nỗ lực hết sức để đền đáp sự mong mỏi của cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Và Dũng đã làm được!
Kết quả cuối cùng thật sự bất ngờ, em đã vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy tên mình nằm ngay ở dòng đầu tiên của danh sách các thí sinh đạt giải. Và còn tự hào hơn, khi biết em sẽ đại diện cho các thí sinh Đại học Ngân hàng TP. HCM cũng như hàng triệu thí sinh Việt Nam tham dự VCK thế giới tại Mỹ. Năm ngoái, anh Trần Đình Vĩ đại diện Trường ĐH Ngân hàng đã đoạt chức vô địch thế giới duy nhất nội dung Word 2010 nên năm nay mình cũng đang muốn tiếp bước anh ấy đây (cười).
Với kinh nghiệm thi đấu 2 năm trước và thành công khi vượt qua hơn 1000 thí sinh đội tuyển của cuộc thi MOSWC 2013, ngoài niềm đam mê tin học, bí quyết thành công của Dũng là gì?
"Bí kíp" thì cũng không có gì nhiều (cười). Dũng luôn cho rằng “chậm mà chắc” vẫn hơn vì vậy với mỗi câu hỏi mình luôn cố gắng thực hiện tốt nhất, tận dụng mọi kỹ năng mà mình đã rèn luyện để thực hiện. Hơn hết, theo mình tâm lý bình tĩnh và thoải mái lúc làm bài thi là hết sức quan trọng. Một điều Dũng muốn gửi gắm với các bạn thí sinh MOSWC các năm tới chính là: “Hãy tin rằng bạn có thể làm được thì bạn sẽ làm được, công thức cho chức vô địch của mình đơn giản lắm: Thành công = đam mê + nỗ lực”. Nếu chính ý chí của bạn cho rằng mình không thể thì bạn sẽ không có đủ động lực để đạt được những gì mình muốn.
Theo Dũng, lợi ích của việc tham gia một cuộc thi tin học giống như cuộc thi MOSWC là gì?
Theo Dũng, khi tham gia bất cứ một cuộc thi nào, không riêng gì MOSWC, mọi người đều mong muốn đầu tiên là được thử sức và thể hiện mình ở lĩnh vực đó. Với riêng MOSWC, chắc chắn có quá nhiều lợi ích khi là một thí sinh của cuộc thi này.
Ngoài các lợi ích về mặt kiến thức và kỹ năng ứng dụng tin học văn phòng mình rèn luyện và học hỏi được từ thầy cô, các đàn anh đi trước và các bạn thí sinh trong và ngoài đội tuyển. Ngoài ra, còn một lợi ích rất lớn khác nữa là cuộc thi cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, Dũng sẽ tiếp tục hành trình MOSWC 2013 với vòng thi “gay cấn” hơn rất nhiều - VCK Thế giới tại Mỹ và tranh tài với các thí sinh trên toàn thế giới. Mục tiêu nào Dũng đang đặt ra cho chính mình?
Hiện giờ, Dũng thực sự có chút áp lực trên vai, vì đã là đại sứ MOS, là đại diện của Việt Nam đi thi thế giới chứ không đơn thuần là một thí sinh như trước nữa. Tuy nhiên, Dũng vẫn đang tiếp tục luyện tập, trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức để sẵn sàng chinh phục mục tiêu sắp tới.
Tùng Anh ghi

"Mấy ông quản lý có chơi game đâu!"
Submitted by nadung on Thu, 04/07/2013 - 12:47"Mấy ông quản lý có chơi game đâu, có hiểu game là thế nào đâu. Do đó, chính sách phải là do chính các doanh nghiệp đề xuất...", Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn.
Gần 3 năm sau khi cơ quan quản lý nhà nước áp dụng chính sách "nói không" với việc cấp phép game online, hầu hết các doanh nghiệp game trong nước đều dở sống dở chết. Lợi nhuận từ thị trường game trong nước ồ ạt chảy vào túi các doanh nghiệp game nước ngoài.
Chính ta loại mình
Tại hội nghị "Nâng cao quản lý trò chơi trực tuyến" do Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) tổ chức ngày 3.7 ở Hà Nội, câu chuyện được ông Nguyễn Văn Khoa - Giám đốc điều hành FPT online - kể khiến nhiều người chạnh lòng: "FPT online hiện đang rơi vào khủng hoảng, 2 năm qua liên tiếp tăng trưởng âm, doanh thu tính trên mỗi khách hàng giảm mạnh... Trong 3 năm gần đây FPT được cấp phép 5 game online (G.O) nhưng đã có 4 game chết yểu ngay trong phòng nghiên cứu, chỉ còn 1 game sống lây lất do có hàng loạt game không phép xuất hiện, cạnh tranh không lành mạnh...".
![]() |
Một hội chợ giới thiệu game online tại TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Câu chuyện lâm nguy của các doanh nghiệp (DN) ngành game có lẽ phải quay lại thời điểm tháng 10.2010. Khi đó Chính phủ đã có Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý internet và thông tin điện tử. Sau đó, đứng trước lĩnh vực G.O còn quá mới mẻ và gây tác động sâu rộng trong xã hội nên Thông tư 60 về quản lý G.O của Bộ TT-TT đã siết chặt việc cấp phép G.O. Thực tế sau đó chỉ có các DN lớn làm ăn nghiêm túc bị siết chặt bởi "chiếc vòng kim cô" cấp phép, còn những DN làm ăn chụp giật vẫn tiếp tục sống khỏe.
Tôi xem qua dự thảo thì cũng không mới hơn. Mấy ông quản lý có chơi game đâu, có hiểu game là thế nào đâu. Do đó, chính sách phải là do chính các doanh nghiệp đề xuất... Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn |
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chánh thanh tra Bộ TT-TT - nhìn nhận: "Từ khi Bộ TT-TT dừng cấp phép G.O để chờ quy định mới thì đa số các G.O đã được cấp phép không còn hấp dẫn người chơi do vòng đời rất ngắn, các sản phẩm mới không được cấp phép đã khiến các DN rơi vào bế tắc, phải lựa chọn tồn tại hay không tồn tại".
Chỉ tính riêng hai năm 2011 -2012, Thanh tra Bộ TT-TT đã xử phạt 14 DN với tổng số tiền 577 triệu đồng. Ông Hùng cho biết: "Có những DN bị phạt nhiều lần vẫn tiếp tục vi phạm. Hiện nay 100% các DN hoạt động đều có sản phẩm phát hành ra thị trường mà chưa được cấp phép, vi phạm quy định về quản lý trò chơi trực tuyến, nếu làm nghiêm theo quy định thì chắc chắn DN nào cũng bị xử lý".
Chính vì các quy định lạc hậu, không theo kịp thực tế nên các DN đang bị đặt vào thế chân tường, hoặc giải thể hoặc bắt buộc vi phạm để tồn tại. Trong khi đó các DN game nước ngoài nhận thấy DN trong nước gặp khó khăn về thủ tục hành chính đã chủ động Việt hóa trò chơi, liên kết với một số cá nhân trong nước thành lập DN mới, cung cấp trực tiếp các trò chơi thu phí qua thẻ cào hoặc các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Trên thị trường hiện nay có ít nhất 4 DN game nước ngoài vào VN cung cấp hàng chục trò chơi trái phép thông qua một số cá nhân và tổ chức của VN, trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế cũng như các quy định quản lý của VN... Việc Bộ TT-TT ngưng cấp phép kéo dài đối với G.O cũng đã khiến chiến lược kinh doanh của DN hoàn toàn bế tắc. "Chính chúng ta tự loại các DN của chúng ta ra khỏi cuộc chơi ngay chính trên thị trường của mình để các DN nước ngoài thao túng", ông Hùng nhận định.
Mất bao cơ hội
Theo số liệu thống kê của Công ty VNG, DN trong nước bị siết chặt quản lý nhưng nhu cầu giải trí, chơi game của người dân vẫn không giảm. Điều đó thể hiện qua doanh thu toàn ngành game cả nước trong năm 2012 lên đến 6.000 tỉ đồng, với hơn 20 triệu người chơi, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Đó là chưa kể khoảng 20.000 tỉ đồng doanh thu gián tiếp từ các dịch vụ liên quan như đại lý internet, cà phê, mua bán thiết bị, điện thoại... Hiện ngành game trong nước đang nuôi sống khoảng 7.000 lao động trực tiếp và hơn 100.000 lao động gián tiếp.
Năm 2010, khi chúng ta siết chặt việc cấp phép G.O thì Trung Quốc đã cử ngay một đoàn quan chức chính phủ sang VN để tìm hiểu... Trong khi đó các DN game của VN đang chịu rất nhiều thiệt thòi, thậm chí đối mặt với cả án hình sự. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ nhanh chóng thay thế các quy định lạc hậu, cởi trói cho DN trong nước và đặc biệt tránh hình sự hóa các quan hệ hành chính. Ông Nguyễn Văn Hùng - Chánh thanh tra Bộ TT-TT |
Ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty VNG - nói: "Chúng tôi cần một cái nhìn công bằng đối với lĩnh vực game. Lâu nay mọi người cứ nghĩ game là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực xã hội nhưng bản thân người chơi tốt hay xấu, đam mê hay không là do chính họ quyết định và còn nhiều nguyên nhân khác tác động chứ không thể đổ hết mọi tội lỗi cho game. Chúng tôi đã nghiên cứu tại nhiều nước, rất ít nước ban hành lệnh cấm G.O như chúng ta. Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Indonesia... phát hành game không cần phải xin phép. Trung Quốc phát triển ngành game thành công rực rỡ vì chính sách thúc đẩy phát triển ngành game nội địa của họ. Trong khi đó nhà quản lý VN thì lại đóng chặt cửa với ngành công nghiệp này. 3 năm qua đã làm mất đi biết bao cơ hội. Hiện tại thuế suất phát hành thẻ game tại VN đối với DN nước ngoài là 25% nên còn ít DN dám vào, nhưng chỉ 2 năm nữa thôi, mức thuế đối với loại hình này sẽ giảm còn 0%. Dự báo năm 2018 tại VN sẽ có 50-60 triệu người sử dụng internet, có khoảng 40 triệu người sử dụng smart phone, và trên 1 triệu smart ti vi tích hợp internet. Trong đó hầu hết các ứng dụng sẽ là chơi game. Tiềm năng thị trường còn rất lớn nhưng nếu tiếp tục cách quản lý hiện tại thì tôi nghĩ cơ hội cho DN trong nước cạnh tranh được với nước ngoài là 0%".
Ông Phan Sào Nam - Chủ tịch HĐQT Công ty VTC online - đồng tình: "Ngành game trong nước hiện nay có khoảng trên 7.000 lao động nhưng tạo ra doanh thu lên đến 250 triệu USD, nếu làm phép tính so sánh thì mỗi lao động ngành game đang tạo ra gấp 10 GDP bình quân đầu người của cả nước. Đây là một ngành công nghiệp thực sự mà cả thế giới đang tận dụng. Như vậy đã đến lúc cần có một cái nhìn công bằng và chuẩn xác hơn cho lĩnh vực này, từ đó có những chính sách quản lý phù hợp và hỗ trợ DN game trong nước phát triển".
Cởi trói
Trước thực trạng khó khăn của DN ngành game cũng như nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm thị trường, ông Nguyễn Văn Hùng - Chánh thanh tra Bộ TT-TT - kiến nghị: Nhu cầu về game trên trị trường rất lớn, nếu DN trong nước bị cấm đoán thì người chơi sẽ tìm đến các game nước ngoài. Do đó, Chính phủ cần nhanh chóng điều chỉnh các quy định lạc hậu, kiện toàn bộ phận thẩm định cấp phép với tiêu chí theo kịp công nghệ, nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu chính đáng của xã hội, đấu tranh mạnh mẽ với các hoạt động kinh doanh trái phép tại VN.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn nhìn nhận: "Đứng ở góc độ quản lý, trong những thời điểm mà yêu cầu xã hội bức bách thì cơ quan quản lý buộc phải có những giải pháp tình thế để bình tâm lại và có cách giải quyết hợp tình hợp lý hơn. Chúng tôi rất chia sẻ những khó khăn của DN nhưng muộn còn hơn không bao giờ làm. Hôm nay tất cả các ý kiến sẽ được chúng tôi lắng nghe và ghi nhận. Xã hội cũng nên có một cái nhìn công bằng hơn, đầy đủ và toàn diện hơn đối với ngành công nghiệp game. Tại sao các nước làm được, làm rất ngon lành, tại sao chúng ta không làm được? Tôi xem qua dự thảo thì cũng không mới hơn. Mấy ông quản lý có chơi game đâu, có hiểu game là thế nào đâu. Do đó, chính sách phải là do chính các DN đề xuất, chứ DN cứ yêu cầu phải có thông tư mới, nghị định mới thay thế các quy định cũ thì có thể cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế".
Ông Đỗ Quý Doãn cho biết Bộ TT-TT sẽ nhanh chóng rà soát các game đã đề nghị cấp phép, trường hợp nào giải quyết nhanh thì sẽ cấp phép sớm, trường hợp nào nhạy cảm chưa đáp ứng đủ tiêu chí thì từ từ cân nhắc và yếu tố phân loại DN uy tín sẽ được tính đến.
Theo Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, các G.O được cấp phép đến thời điểm hiện nay tại VN là 117 game nhưng hiện nay đã ngừng hoạt động 47 game, còn 70 game vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên, thực tế hiện nay trên thị trường đang có đến hơn 200 G.O và 100 game trên điện thoại, như vậy rõ ràng có đến hàng trăm game hoạt động không phép. |
Quang Thuần
(Theo TNO)
