Syndicate content

Chuyển động ngành

Làm thế nào Android đã vượt trội iPhone

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Hệ điều hành smartphone của Google hiện là hệ điều hành chiếm 80% các thiết bị trên toàn thế giới. Vậy làm thế nào Android, xuất hiện sau iPhone lại có thành quả này như hiện nay.

(ICTPress) - Tuần trước, hãng nghiên cứu IDC đã đưa ra một tin bom tấn đối với Apple.

Hệ điều hành smartphone của Google là hệ điều hành chiếm 80% các thiết bị trên toàn thế giới. Hệ điều hành iOS của Apple cho iPhone chỉ chiếm 13% smartphone. iOS kiểm soát 16% thị trường smartphone toàn thế giới một năm trước, theo IDC.

Vậy làm thế nào Android, xuất hiện sau iPhone lại có thành quả này như hiện nay. Dưới đây là tóm tắt quá trình.

Android là một công ty độc lập vào năm 2003, được Andy Rubin và một vài tên tuổi lớn khác trong giới công nghệ di động thời kỳ đầu điều hành. Họ nỗ lực xây dựng phần mềm cho các điện thoại và máy ảnh số.

Andy Rubin (Ảnh: joi)

Google mua Android năm 2005. Andy Rubin và đội ngũ của mình đã không ồn ào làm việc cho những gì để trở thành hệ điều hành di động Android.

CEO Google Larry Page (Ảnh: Getty Images/Justin Sullivan)

Năm 2008, Google hợp tác với nhà mạng T-Mobile để tung ra smartphone Android lần đầu tiên với tên gọi G1.

Ảnh: AP

Sự tăng trưởng thực sự của Android bắt đầu vào tháng 11/2009 với việc tung ra Motorola Droid. Điện thoại này chạy một phiên bản Android mới, phiên bản 2.0. Đây cũng là điện thoại riêng của Verizon được xem là một chiến thắng lớn kể từ khi nhà mạng Verizon không bán iPhone vào thời điểm đó.

Ảnh: AP

Motorola Droid mở đầu xu hướng tiếp thị của các nhà sản xuất Android khác biệt với iPhone. Motorola chào hàng bàn phím vật lý của Droid và pin thay thế được xem như là hai ưu điểm lớn so với iPhone.

Ảnh: AP

Google tung ra smarphone lần đầu tiên của mình, Nexus One, tháng 1/2010. Đây là nỗ lực của Google để củng cố lại cách chúng ta mua smartphone. Google đã bán các điện thoại mở rộng rãi trực tuyến với giá 529 USD. Các khách hàng của T-Mobile có thể mua với giá 179 USD bằng hợp đồng thỏa thuận.

Ảnh: AP

Không may là Nexus One trở thành quả bom không nổ và Google không tiếp tục với sản phẩm này vào tháng 7/2010.

Ảnh: AP

Nhưng 2010 vẫn là một năm thành công cho Android. Đó là năm Samsung giới thiệu smartphone Galaxy S lần đầu tiên. Samsung tung ra nhiều phiên bản và cuối cùng trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất trong số các thiết bị Android. Hiện tại, Samsung đã bán được hơn 100 triệu điện thoại Galaxy.

Ảnh: AP

Mặc dù vậy HTC không muốn để Samsung lấy đi ánh hào quang. Tháng 6/2010, HTC tung ra EVO 4G, dễ dàng trở thành một trong những smartphone được chú ý nhiều nhất lúc đó và được xem như là một sự thay thế iPhone tốt nhất.

Ảnh: AP

Năm 2010 cũng là năm thị phần Android lần đầu tiên vượt qua thị phần iPhone  ở Mỹ. Tuy nhiên, BlackBerry (sau đó là RIM) vẫn đứng đầu.

Ảnh: AP

Google đã nỗ lực cho một chương trình Nexus khác vào cuối năm 2010 với Nexus S, một chiếc điện thoại hợp tác với Samsung. Nesus S cơ bản có ruột như Samsung Galaxy S, nhưng thiết kế hơi khác một chút. Đây cũng là chiếc điện thoại đầu tiên được bán với Gingerbread, một phiên bản của Android mà nhanh chóng trở nên phổ biến nhất.

Ảnh: AP

Bên cạnh đó, Google đã nỗ lực để xuất xuất một phiên bản máy tính bảng Android duy nhất gọi là Honeycomb vào đầu năm 2011. Hệ điều hành này tung ra trên một máy tính bảng của Motorola gọi là Xoom. Không may, Xoom và các máy tính bảng Honeycomb bán không chạy.

Ảnh: AP

Android vượt BlackBerry thị phần ở Mỹ vào mùa Xuân năm 2011. Thị phần BlackBerry đã sụt giảm chưa từng thấy.

Ảnh: AP

Sự thay đổi lớn nhất đối với Android là vào tháng 11/2011 với việc tung ra phiên bản mới được gọi là Ice Cream Sandwich, cho thấy một diện mạo mới đối với Android. Nó cũng được thiết kế để chạy trên các máy tính bảng.

Ảnh: AP

Tháng 11/2011 cũng là lúc Samsung tung ra một chiến dịch tiếp thị rộng lớn tấn công Apple và iPhone. Kể từ đó, Samsung đốt hàng chục tỷ vào tiếp thị và trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất trên thế giới. Các thiết bị Android của Samsung trở nên phổ biến nhất.

Ảnh: AP

Năm 2012 chứng kiến sự tăng trưởng thực sự của Samsung là nhà sản xuất điện thoại Android hàng đầu trên thế giới. Samsung tung ra Galaxy S III, trở thành sản phẩm Samsung bán chạy sau iPhone.

Ảnh: AP

Google cũng đã tung ra một cập nhật cho Android vào mùa hè năm 2012 gọi là Jelly Bean. Phiên bản mới này bao gồm Google Now, một hỗ trợ thoại mạnh mẽ hơn nhiều so với Siri trên iPhone.

Ảnh: AP

Cuối cùng: Dưới đây là lý do tại sao Android chiếm 80% thị trường smartphone

Google có một mục tiêu khác cho Android so với Apple thực hiện với iOS. Bất cứ nhà sản xuất phần cứng nào có thể sử dụng Android miễn phí. Kể từ khi Android đóng gói với các dịch vụ Google như Gmail, Google Now, và Google Maps, phần lớn các công việc khó khăn đã được thực hiện cho các nhà sản xuất như Samsung và HTC.

Kết quả là nhà sản xuất có thể làm ngập thị trường bằng các thiết bị. Họ cũng có thể tấn công vào thị trường cấp thấp với những chiếc điện thoại rẻ hơn.

Điều này giống như ngành PC. Windows của Microsoft có thể thổi bay OS của Apple về thị phần bởi vì bất cứ nhà sản xuất nào đều có thể sử dụng.

 HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Ban Giao bưu - Thông tin TW Cục miền Nam đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Ban Thông tin được thành lập tháng 10/1961 và Ban Giao bưu vận tháng 2/1962, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức và lực lượng của hai ngành Giao bưu và Thông tin.

(ICTPress) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm những ngày Tháng 8 lịch sử và cùng toàn thể CBCNVC - người lao động ngành Bưu điện kỷ niệm 68 năm ngày truyền thống Ngành (15/8/1945 - 15/8/2013), sáng nay 15/8/2013 tại TP. HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân cho hai đơn vị: Ban Giao bưu vận và Ban Thông tin liên lạc (TTLL) Trung ương Cục miền Nam.

Với những đóng góp to lớn của lực lượng giao bưu, thông tin Trung ương Cục miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, ngày 25/4/2013, Chủ tịch nước đã ký Quyết định 804/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang (LLVT) nhân dân cho Ban Giao bưu vận và Ban Thông tin (Ban GB - TT) TW Cục miền Nam.

Đến dự còn có Bà Nguyễn Thị Doan, Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Nguyên UV Bộ Chính trị, Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; ông Nguyễn Bắc Son, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT; ông Lê Hoàng Quân, Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch UBND TP. HCM. Đại diện Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 7; các cơ quan ban ngành, chính quyền, đoàn thể của TP. HCM; lãnh đạo một số tỉnh/thành khu vực miền Đông Nam bộ; Nhiều đồng chí lãnh đạo của Ban GB-TT TW Cục các thời kỳ; Lãnh đạo ngành Bưu điện, ngành Bưu chính Viễn thông; Lãnh đạo Tổng công ty VNPT và VNPost;  Lãnh đạo Bưu điện và VNPT các tỉnh khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ qua nhiều thời kỳ… cùng hàng trăm cán bộ, chiến sỹ đã từng hoạt động trong Ban GB - TT TW Cục và Phòng TT (Văn phòng TW Cục miền Nam) và đông đảo CBCNV của Tập đoàn VNPT và VNPost TP. HCM…

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - bà Nguyễn Thị Doan đã trân trọng trao danh hiệu cho hai đơn vị Ban Giao bưu vận và Ban Thông tin liên lạc Trung ương Cục miền Nam.
Các đại biểu về dự Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân

Lịch sử còn ghi lại, trước yêu cầu mới của cuộc Cách mạng giải phóng miền Nam, Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành TW Đảng (khóa III) ngày 23/1/1961 đã quyết định thành lập TW Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ, trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam. Ngay sau đó TW Cục đã thành lập các Ban chuyên môn để phục vụ lãnh đạo kháng chiến, trong đó có Ban Thông tin (tháng 10/1961) và Ban Giao bưu vận (tháng 2/1962), đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức và lực lượng của hai ngành Giao bưu và Thông tin.

Ông Lê Bá Liệu - nguyên Phó Trưởng Tiểu Ban Tuyên huấn - Tổ chức Ban Giao bưu vận TW Cục miền Nam điểm lại một số nét son của lực lượng Giao bưu vận trong những năm chống Mỹ, cho biết: nhiệm vụ của đơn vị được giao là: Xây dựng, quản lý hệ thống hành lang; Tổ chức đưa đón, bảo vệ cán bộ; Tiếp nhận, phát hành và vận chuyển hàng Bưu chính; Xây dựng các bến bãi, kho hàng để tiếp nhận và vận chuyển hàng quân sự và các hàng chiến lược khác từ hậu phương lớn miền Bắc vào Nam theo đường bộ và đường biển... với tính chất của nhiệm vụ: Giao thông - Bưu chính  - Vận tải và được gọi tắt là: Giao - Bưu - Vận. Địa bàn hoạt động của Ban trên khắp chiến trường miền Nam, trọng điểm là Nam bộ và khu 6, tổ chức bộ máy gồm nhiều tiểu ban: Bưu chính, Giao thông vận tải, Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Tổng phát hành; Tổng trạm; các trạm đầu mối vùng căn cứ các hành lang và các Đoàn công tác. Bên cạnh đó, Ban  còn có Trường đào tạo bồi dưỡng văn hóa; Bệnh xá và Đài vô tuyến điện (VTĐ). Đến cuối 1965, Ban có trên 15.000 người với hơn 350 trạm được tổ chức chặt chẽ thành hệ thống hành lang thông suốt từ TW Cục xuống các địa phương, Khu, tỉnh trên toàn miền và nối thông với TW ngoài Hà Nội.

Là một trong các chiến trường trọng điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, lực lượng Giao bưu vận trong những năm tháng chiến tranh ác liệt đã thực hiện chuyển - nhận hàng vạn tấn vũ khí, khí tài, hàng hóa, thư từ công văn, tài liệu… từ TW xuống địa phương và ngược lại; Đưa đón an toàn hàng trăm lượt cán bộ, khách quốc tế, trong đó nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Phạm Văn Xô, Phan Văn Đáng… Để bảo vệ an toàn cho cán bộ cũng như hàng hóa, lực lượng Giao bưu vận đã trực tiếp tham gia chiến đấu hàng trăm trận, tiêu diệt, bắt sống và loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, hàng trăm máy bay, tàu chiến, xe tăng, đồn bốt của giặc bị phá hủy. Trong suốt năm tháng chống Mỹ cứu nước đã có hàng ngàn Cán bộ, chiến sỹ Giao bưu vận mãi mãi nằm xuống trên chiến trường, nhiều tấm gương kiên trung bất khuất được Tổ quốc ghi danh muôn đời.

Chiến sỹ giao bưu

Tại buổi lễ, Ông Nguyễn Thành Danh, nguyên Trưởng Ban TTLL TW Cục miền Nam đã bồi hồi xúc động nhắc lại những năm tháng hào hùng của lực lượng TTLL.

Ban được thành lập từ 10/1961 trên cơ sở của hai đài thông tin VTĐ của Xứ ủy Nam bộ, Ban được tổ chức các bộ phận: Đài Thông tin VTĐ, Xưởng kỹ thuật và Trường Thông tin liên lạc VTĐ Lý Tự Trọng, với nhiệm vụ được giao tổ chức cụm đài, mạng lưới TTLL toàn miền Nam, phục vụ thông suốt việc chỉ đạo của TW Cục đến các chiến trường và giữ liên lạc thường xuyên với Trung ương ở miền Bắc, xây dựng lực lượng, sửa chữa máy thu-phát máy thông tin VTĐ… đào tạo cán bộ nghiệp vụ cơ công, báo vụ cho các khu ủy, tỉnh ủy khu vực B2. Trước yêu cầu của nhiệm vụ vô cùng nặng nề, lực lượng hết sức khó khăn, thiếu thốn, được biết trong giai đoạn từ 1968 đến 1973, Tổng cục Bưu điện cũng đã kịp thời gửi chi viện cho Ban gần 200 cán bộ, chiến sỹ được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó Ban TTLL TW Cục còn phải đào tạo nhân sự giúp bạn Campuchia.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ và vô cùng ác liệt, cán bộ chiến sỹ Ban không quản hy sinh, luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, kiên cường, mưu trí, dũng cảm trực tiếp tổ chức nhiều trận chiến đấu để giữ vững mạch máu TTLL thông suốt từ Bắc vào Nam, từ TW Cục đến các chiến trường. Nhiều tấm gương cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, điển hình như đồng Vũ Đức Ban (10 Phong) - Ủy viên Ban TTLL trực tiếp chỉ huy chiến đấu và đã anh dũng hy sinh. Cùng với sự kiên cường gan dạ trong chiến đấu, cán bộ, chiến sỹ của Ban còn có biết bao chiến công thầm lặng, đó là các phiên liên lạc của TW Cục, với việc giải mã dịch điện mật của đối phương, mưu trí, sáng tạo trong cách viết và chuyển điện, tạo ra các cụm đài thật, tín hiệu giả (đài B6) sẵn sàng hy sinh để đánh lạc hướng đối phương… che giấu thiết bị điện đài. Mặc dù trong điều kiện thiếu thốn, nhưng đơn vị vẫn tự chế, lắp ráp được nhiều thiết bị thu - phát VTĐ để phục vụ cho công tác và chiến đấu. Ban TTLL đã thiết lập được mạng lưới luôn thông suốt từ TW đến các Khu, Tỉnh với hàng trăm đài các loại; lưu thoát hàng vạn bức điện; phục vụ hàng nghìn phiên liên lạc cho TW Cục.

Với nhiệm vụ đào tạo, trường Lý Tự Trọng cũng đã cho ra hàng trăm báo vụ viên, kỹ thuật điện đài VTĐ cho các chiến trường, góp phần không nhỏ tăng cường, phát triển, hoàn chỉnh hệ thống TTLL VTĐ khu vực Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.

Trường VTĐ Lý Tự Trọng

Một trong những chiến công của Ban TTLL mà nhiều người còn nhớ: theo Chỉ thị của đồng chí Nguyễn Văn Linh, mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn, nhưng chỉ trong 10 ngày Ban đã thiết lập được tuyến thông tin “song công” an toàn, và bảo mật từ TW Cục về TW (Hà Nội) để kịp thời phục vụ thông tin cho Hội nghị Paris và Phái đoàn quân sự bốn bên tại trại Đa-Vit (Tân Sơn Nhất).

Không thể kể hết những chiến công, tấm gương kiên cường anh dũng hy sinh của cán bộ, chiến sỹ Ban TTLL TW Cục miền Nam trong những năm kháng chiến chông Mỹ cứu nước.

Ông Huỳnh Văn Mai, nguyên Ủy viên Ban TTLL, nguyên Trưởng Phòng Thông tin, Văn phòng TW Cục miền Nam đã khẳng định, trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các chiến sỹ Giao bưu - Thông tin đã in dấu trên mọi nẻo đường của chiến trường B2, từ chiến khu rừng sâu đến nội đô Sài Gòn… lớp người giao liên, VTĐ kiên trung một lòng theo Đảng đã dệt nên những huyền thoại của những trận tuyến thầm lặng. Gần 5.000 cán bộ. chiến sỹ đã hy sinh, hàng ngàn đồng chí thương, bệnh binh, bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin. Ông Mai cũng nhắc lại lời của đồng chí Bí thư TW Cục - Phạm Hùng khen tặng và dặn dò cán bộ, chiến sỹ Giao bưu-Thông tin: “…các đồng chí là mạch máu, thần kinh của Đảng, hãy cố gắng giữ gìn”  và Bí thư TW Cục - Nguyễn Văn Linh: “…các đồng chí là tai mắt của Đảng, tai mắt lành lẽ thì cơ thể Đảng mới khỏe mạnh”.

Hơn 1000 đại biểu hôm nay về đây dự Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân cho Ban Giao bưu vận và Ban TTLL TW Cục hôm nay, đã sự chứng kiến và ghi nhận, sự tưởng thưởng vinh dự to lớn của Đảng, Nhà nước, Nhân dân đối với hai ngành Giao bưu vận và TTLL trong kháng chiến.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, một lần nữa khẳng định chiến công to lớn của lực lượng Giao bưu vận và TTLL trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã tô thắm trang sử vẻ vang truyền thống của Ngành Bưu điện Việt Nam, được đúc kết bằng 10 chữ vàng: “Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng tạo - Nghĩa tình”. Đối với thế hệ hôm nay và mai sau phải có trách nhiệm mãi mãi gìn giữ, phát huy.

Nhân dịp này, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lê Đức Anh; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Đại tướng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh và nhiều đơn vị trong và ngoài ngành VNPT/VNPost đã gửi lẵng hoa chúc mừng. 

Nguyên Trí

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Âm nhạc là chủ đề cuộc thi viết thư UPU 43 năm 2014

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Bức thư đoạt giải Nhất của mỗi quốc gia năm 2014 sẽ được gửi tới Văn phòng của UPU trước ngày 30/4/2014.

(ICTPress) - Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) vừa công bố chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 năm 2014 tạm dịch là “Hãy viết thư để diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thế nào” (Tiếng Anh: "Write a letter describing how music can touch lives").

Poster của cuộc thi viết thư 2014

Bức thư đoạt giải Nhất của mỗi quốc gia năm 2014 sẽ được gửi tới Văn phòng của UPU trước ngày 30/4/2014.

Cuộc thi viết thư UPU là cuộc thi viết thư dành cho các em tất cả thiếu nhi, học sinh trên toàn thế giới từ 15 tuổi trở xuống bắt đầu từ năm 1971 với mục đích phát triển khả năng viết văn của thiếu nhi, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc. Cuộc thi cũng là dịp để các em thiếu nhi hiểu biết về ngành Bưu chính, vai trò của Bưu chính cũng như việc sử dụng các dịch vụ Bưu chính trong đời sống xã hội.

Tại cuộc thi viết thư UPU lần thứ 42 năm 2013 vừa được UPU công bố, em Daniel Korcak, 15 tuổi đến từ Ostrava, Cộng hòa Séc, đã dành giải Nhất, Huy chương Vàng cuộc thi này với bức thư gửi đến dòng sông Trung Âu, Oder. Lá thư của em Đào Thụy Thùy Dương, Việt Nam đoạt giải Khuyến khích. Trước đó, lá thư của em Đào Thụy Thùy Dương học sinh lớp 6, Trường Trung học Cơ sở Tây Sơn, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng đã đoạt giải Nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 42 của Việt Nam.

Cuộc thi năm 2013 có khoảng 1,5 triệu học sinh từ 60 quốc gia đã tham gia.

Việt Nam bắt đầu tham gia cuộc thi quốc tế này từ năm 1987. Đến nay, Việt Nam đã 24 lần tham gia các cuộc thi viết thư UPU và 9 lần vinh dự đoạt giải quốc tế: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích.

Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Apple đang làm những thứ mà Steve Jobs sẽ không làm

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Có những thứ nhất định đã diễn ra đối với Apple kể từ khi Jobs mất mà Jobs không nghĩ là sẽ xảy ra.

(ICTPress) - Tim Cook, nói về Steve Jobs đầu năm nay, cho biết Jobs đã đạt được những thứ nhanh chóng nhờ có ý tưởng khác ngược hẳn 180o với ý tưởng một ngày trước đó.

Ý tưởng đó là một trong những điểm mạnh lớn của Jobs là Jobs liên tục có những thay đổi trong tư duy của mình. Không bị mắc vào một ý tưởng, Jobs có thể chuyển từ ý tưởng này sang ý tưởng khác, tìm kiếm điều tuyệt vời hợp cho Apple.

Tuy nhiên, dù khả năng hay thay đổi, có những thứ nhất định đã diễn ra đối với Apple kể từ khi Jobs mất mà Jobs không nghĩ là sẽ xảy ra.

Apple chấm dứt thiết kế kiểu mô phỏng trong iOS.

Jobs là người ủng hộ hết mình cho việc hình thành các minh họa giống như các mọi thứ trong đời sống thật. Ông thích chiếc bàn chơi game Vegas giả trong Trung tâm Game của iOS. Apple đã chấm dứt tất cả việc này. Apple đang có diện mạo đẹp hơn để từ bỏ các hình ảnh và hoạt hình lấy ý tưởng từ đời sống thật.

Apple đang dần từ bỏ các hình chữ nhật có góc tròn

Đây là một thứ hơi tầm phào, nhưng Jobs cực thích những hình vuông góc tròn. Có một câu chuyện trong cuốn tiểu sử về Jobs là có người đã đặt câu hỏi đối với Jobs về quyết định các hình chữ nhật góc tròn ở vào thời kỳ đầu của Apple. Jobs đã lôi kéo một người đi bộ xung quanh khu nhà để cho thấy bao nhiêu hình chữ nhật góc tròn mà thế giới có mỗi ngày. Phần mềm iPhone mới của Apple có nhiều vòng tròn hơn bao giờ, điều mà Jobs không thích.

Jobs không thích máy tính bảng cỡ nhỏ, nhưng Apple đã sản xuất iPad mini.

Jobs liên tục nói về việc máy tính bảng nhỏ hơn 10 inch sẽ chết yểu khi ra đời bởi vì nó mang lại một trải nghiệm ứng dụng tồi tệ. Jobs cho biết các công ty bán máy tính bảng có thể phải có cả giấy ráp bởi vì người sử dụng sẽ cần đổ cát vào tay để sử dụng máy tính bảng. Nhưng Apple đã tung ra iPad mini và nhiều người thích sản phẩm này!

Apple đã bán cổ phần.

Tiền tấn của Apple tăng lên nhanh chóng khi Jobs sống. Mặc dù có sự phản đối về cổ phần từ các nhà đầu tư, Jobs chưa bao giờ nhượng bộ và chuyển tiền cho các cổ đông. Sau khi Jobs mất, Tim Cook quyết định trả cho các nhà đầu tư cổ phần và mua lại cổ phiếu lớn.

Ảnh: Steve Marcus/Reuters

Bản đồ của Apple là thảm họa thực sự

Jobs nổi tiếng xử tệ nhóm MobileMe sau khi nhóm này tung ra một sản phẩm tồi tệ. Jobs từng làm gì khi Apple tung ra bản đồ Apple? Jobs đã điên tiết. Nhưng thú vị là ông thông qua việc để Cook phụ trách bản đồ. Cook phạt giám đốc bản đồ và sa thải Scott Forstall, người chịu trách nhiệm cuối cùng về bản đồ của Apple.

Scott Forstall. Ảnh: AP

Apple đóng góp từ thiện cùng với nhân viên

Jobs không mấy quan tâm đến từ thiện vì chưa bao giờ từ thiện. Ít nhất là trước công chúng. Ngay khi Jobs mất, Cook đã quyết định biến Apple trong thành công ty nhân ái hơn. Apple cũng đáp ứng việc đóng góp cùng với nhân viên.

Siri là một trò đùa

Siri là một sản phẩm tồi tệ. Jobs sẽ điên tiết. Nó không tốt và chỉ là đồ đồng nát nữa. Giống như việc Jobs đã giao người phụ trách bản đồ, người phụ trách về Siri cũng bị sa thải.

Ảnh: Apple

Quảng cáo của Apple đã không còn mấy ấn tượng

Jobs khá nhạy cảm về quảng cáo. Jobs đã làm nhiều quảng cáo thú vị, kinh điển cho Apple. Kể từ khi Jobs mất, tiếp thị của Apple đã giảm vì có quá nhiều phong cách quảng cáo khác nhau, nhưng không có quảng cáo nào thực sự ấn tượng vì các quảng cáo đó không phải tất cả hoành tráng.

Nhận biết của mọi người về Apple không tốt như trước

Những người bình thường vẫn thích Apple. Nhưng hiện Apple không còn vị trí thương hiệu tốt nhất trên thế giới. Một phần của việc này là Tim Cook không đủ tài năng kiểm soát thông điệp về Apple. Điều này không hẳn do Cook. Không ai đủ tài năng hiểu truyền thông và kiểm soát thông điệp tốt như Jobs.

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Bộ trưởng Bộ TT&TT: Truyền thống giúp thực hiện thành công thay đổi mô hình tăng trưởng

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Tôi tin tưởng rằng truyền thống “Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng tạo - Nghĩa tình” cũng sẽ tiếp tục giúp chúng ta thực hiện thành công chủ trương thay đổi mô hình tăng trưởng...

Nhân kỷ niệm 68 năm ngày Truyền thống ngành Bưu điện Việt Nam (15/8/1945 - 15/8/2013), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã gửi thư đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thông tin và Truyền thông.

Hà Nội, ngày 8/8/2013
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son

Các đồng chí thân mến!

Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Truyền thống ngành Bưu điện Việt Nam, thay mặt Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, tôi thân ái gửi đến các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các em học sinh, sinh viên trong Ngành những tình cảm tốt đẹp và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.

Trải qua 68 năm đồng hành cùng đất nước, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Bưu điện Việt Nam đã không ngừng chiến đấu, hy sinh, bền bỉ lao động sáng tạo, phục vụ đắc lực sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, bảo đảm huyết mạch thông tin, góp phần quan trọng vào thắng lợi của hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống Pháp và chống Mỹ; tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Sự phát triển và trưởng thành của ngành Bưu điện luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng với những chiến công oanh liệt và sự hy sinh thầm lặng nhưng vô cùng vẻ vang của các thế hệ tiền thân.

Các đồng chí thân mến,

“Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng tạo - Nghĩa tình” là phương châm hành động, là 5 lời hứa danh dự của cán bộ công chức viên chức ngành Bưu điện. Trong thời kỳ đổi mới,  cán bộ công chức, viên chức ngành Bưu điện đã cố gắng học tập và rèn luyện làm chủ công nghệ hiện đại, phát triển và hiện đại hoá mạng lưới, năng động và sáng tạo trong sản xuất kinh doanh và phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông, dũng cảm thay đổi tư duy quản lý để tạo nên thị trường viễn thông cạnh tranh. Những năm gần đây, 10 chữ vàng truyền thống là động lực giúp các doanh nghiệp trong ngành Bưu điện tiếp tục tăng trưởng và là những đơn vị đóng góp hàng đầu cho ngân sách nhà nước trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thua lỗ và tạm dừng hoạt động. Đó là những kết quả rất đáng tự hào, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.

Các đồng chí thân mến,

Tôi tin tưởng rằng truyền thống “Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng tạo - Nghĩa tình”  cũng sẽ tiếp tục giúp chúng ta thực hiện thành công chủ trương thay đổi mô hình tăng trưởng, triển khai thành công Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 đối với các doanh nghiệp trong ngành. Sau khi tách ra khỏi Tập đoàn VNPT để hoạt động độc lập với tên gọi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) từ ngày 1/1/2013, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã ổn định hoạt động, tích cực tham gia cung cấp nhiều dịch vụ công trên phạm vi toàn quốc với triển vọng sớm cân bằng thu chi và hoạt động có lãi. Việc tái cơ cấu phần còn lại của Tập đoàn VNPT cũng đã có bước đột phá với việc Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bước đầu trong việc thay đổi nhân sự Lãnh đạo Tập đoàn, được cán bộ, công nhân viện chức trong Ngành hưởng ứng, tạo khí thế mới cho việc xây dựng và thực hiện Đề án tái cơ cấu Tập đoàn đoàn nói riêng và cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn trong thời kỳ mới nói chung.

 Các đồng chí thân mến,

Kỷ niệm ngày truyền thống 15/8 hằng năm là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của Bưu điện Việt Nam “Trung thành - Dũng cảm -  Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình”  - điểm tựa, nguồn tiếp sức mạnh đoàn kết và nghị lực vượt khó để chúng ta vững bước phát triển. Với bề dày truyền thống và những thành tựu phát triển đáng tự hào, tôi tin tưởng mọi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành sẽ không ngừng phát huy những gì đã có, hăng say lao động sáng tạo, tiếp tục tạo nên những thành tựu mới. Đặc biệt, tôi tin rằng truyền thống 10 chữ vàng: “Trung thành - Dũng cảm -  Tận tụy – Sáng tạo – Nghĩa tình” sẽ nguồn động viên, cổ vũ to lớn để toàn thể lãnh đạo, đảng viên, cán bộ, viên chức, công nhân lao động của VNPT đoàn kết một lòng, quyết tâm tái cơ cấu VNPT và tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng với truyền thống và vai trò của doanh nghiệp trụ cột của ngành.

Một lần nữa, tôi xin gửi lời chúc mừng nhân ngày truyền thống Bưu điện Việt Nam, chúc toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các em học sinh, sinh viên trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
 

TS. Nguyễn Bắc Son  

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

23 điểm - trúng tuyển nguyện vọng 1 Học viện BCVT

Tóm tắt: 

(ICTPress) - mức điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 vào 8 ngành đào tạo hệ Đại học của Học viện với đối tượng đóng học phí như các trường công lập là 23 điểm, cao hơn 2,5 điểm so với mức điểm trúng tuyển năm ngoái.

(ICTPress) - Hội đồng tuyển sinh Học viện Công nghệ BCVT vừa công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng (ĐH-CĐ) chính quy năm 2013 ở cả hai cơ sở đào tạo Hà Nội và TP. HCM.

Theo đó, mức điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 vào 8 ngành đào tạo hệ Đại học của Học viện gồm Kỹ thuật điện tử truyền thông, CNTT, Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, An toàn thông tin, Công nghệ đa phương tiện, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Marketing với đối tượng đóng học phí như các trường công lập là 23 điểm, cao hơn 2,5 điểm so với mức điểm trúng tuyển năm ngoái.

Cũng ở hệ ĐH, điểm trúng tuyển của đối tượng tự túc kinh phí đào tạo tại cơ sở Hà Nội là từ 18 - 20 điểm, tùy theo ngành học và khối thi của thí sinh, như điểm trúng tuyển ngành Công nghệ đa phương tiện của đối tượng tự túc kinh phí đào tạo dự thi khối A, A1 là 19,5 điểm và khối D1 là 20 điểm. Với cơ sở đào tạo phía Nam, mức điểm trúng tuyển hệ ĐH của đối tượng tự túc kinh phí đào tạo là 15,5 điểm đối với các thí sinh đăng ký khối A, A1 vào ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử; các ngành khác là 16 điểm. Điểm trúng tuyển của thí sinh thi khối D1 vào các ngành đào tạo tại TP.HCM là 16,5 điểm.

Còn ở hệ Cao đẳng, tương tự như năm ngoái, điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 của các thí sinh khối A, A1 và D1 là 11 điểm với cơ sở đào tạo Hà Nội và cơ sở đào tạo TP.HCM là 10 điểm.

Các mức điểm trúng tuyển kể trên áp dụng cho đối tượng thí sinh là học sinh phổ thông ở khu vực 3. Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1 điểm và giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 điểm.

Hội đồng tuyển sinh Học viện cũng thông báo về dự kiến chỉ tiêu và mức điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng bổ sung ĐH-CĐ chính quy năm 2013 của trường. Năm nay, Học viện sẽ dành tới 2.280 chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung. Trong đó, cơ sở đào tạo Hà Nội xét tuyển 1.430 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung (gồm 1.050 chỉ tiêu hệ ĐH và 380 chỉ tiêu hệ CĐ); chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại cơ sở đào tạo TP.HCM là 850 chỉ tiêu (660 chỉ tiêu ĐH và 190 chỉ tiêu CĐ).

Hội đồng tuyển sinh Học viện Công nghệ BCVT cũng dự kiến các thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung vào hệ ĐH tại cơ sở đào tạo Hà Nội phải đạt mức điểm từ 18 - 20 trở lên (tùy theo khối thi và ngành đăng ký) mới đủ điều kiện nộp hồ sơ; còn ở cơ sở đào tạo TP.HCM, để được tham gia xét tuyển bổ sung hệ ĐH thí sinh cần đạt từ 16 điểm trở lên với khối A, A1 (trừ ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử có mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung từ 15,5 điểm) và từ 16,5 điểm trở lên với khối D1. Đối với hệ CĐ, mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung (chung cho cả 3 khối A, A1, D1) của cơ sở đào tạo Hà Nội là từ 11 điểm và 10 điểm với cơ sở đào tạo TP. HCM.

Thông tin chi tiết về kết quả điểm tuyển sinh, điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 cũng như dự kiến chỉ tiêu và mức điểm đủ điểm kiện nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào Học viện được đăng tải đầy đủ trên website của trường tại địa chỉ: ptit.edu.vn.

Năm 2013, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy của Học viện Công nghệ BCVT là 3.280 sinh viên, gồm 2.680 sinh viên hệ ĐH và 600 sinh viên hệ CĐ.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Triều Tiên có nhà máy sản xuất smartphone đầu tiên

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Chính phủ Triều Tiên vừa công bố một loạt các bức ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang kiểm tra nhà máy smartphone đầu tiên của nước này.

(ICTPress) - Chính phủ Triều Tiên vừa công bố một loạt các bức ảnh tuần vừa rồi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang kiểm tra nhà máy điện thoại thông minh (smartphone) đầu tiên của nước này.

Smartphone của nước này gọi là Arirang, là tên gọi của chiếc điện thoại Android khá phổ biến. Mặc dù Triều Tiên cho rằng loại điện thoại này được sản xuất trong nước, nhưng một blog North Korea Tech (Công nghệ Triều Tiên) cho rằng các thiết bị này có khả năng sản xuất ở Trung Quốc vận và vận chuyển đến nhà máy này.

Dưới đây là các hình ảnh được cơ quan thông tấn KCNA, Triều Tiên công bố:

Ảnh: Reuters/KCNA

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

TP. HCM kêu gọi chuyên gia CNTT có giải pháp chống ùn tắc giao thông, ngập lụt

Tóm tắt: 

(ICTPress) - TP. HCM đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa để có thêm nhiều sản phẩm CNTT phục vụ xã hội và đời sống nhân dân, cụ thể trong năm 2013 và những năm tiếp theo.

(ICTPress) - Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), dưới sự chủ trì của UBND TP. HCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa tổ chức trao giải Công nghệ Thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) lần thứ V - năm 2013.

Đến dự có ông Lê Mạnh Hà, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM; ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT và đông đảo đại diện doanh nghiệp trong và ngoài ngành CNTT-TT đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM và một số tỉnh lân cận.

Giải thưởng năm nay chính thức được phát động ngày 12/3/2013, có 35 doanh nghiệp và 2 cá nhân gửi 49 bộ hồ sơ lên Hội đồng xét duyệt. Căn cứ tiêu chí đã được công khai thông báo rộng rãi đã có 17 hồ sơ đủ tiêu chuẩn, điều kiện đề nghị xét trao giải.

Kết quả giải thưởng được trao cho Nhóm 1 (có 3 sản phẩm và giải pháp phần mềm tiêu biểu), gồm: Quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital (của Công ty CP hệ thống thông tin FPT); Hệ thống Quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp Asoft ERP (của Cty giải pháp phần mềm Mặt Trời Xanh); Phần mềm quản lý tài sản QLTS.VN (của Công ty CP Misa).

Nhóm 2 (có 2 đơn vị có sản phẩm phần cứng tiêu biểu), gồm các sản phẩm: “Máy bộ ROBO” và “Server ROBO” (của Công ty CP Đầu tư Phát triển công nghệ ROBO) và Máy tính để bàn thương hiệu Việt singPC (của Công ty CP công nghệ SILICOM).

Nhóm 3 (đơn vị cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu), gồm: Dịch vụ truyền hình trả tiền OneTV/FPT Play HD (của Công ty CP viễn thông FPT); Dịch vụ Tích hợp hệ thống (của Công ty CP dịch vụ Công nghệ tin học HPT); sản phẩm gia công một phần nghiệp vụ cho doanh nghiệp (Business Process Ousourcing) của Công ty TNHH GHP Far East.

Nhóm 4 (đơn vị ứng dụng CNTT-TT tiêu biểu) chỉ có Ngân hàng TMCP Đông Á đạt giải.

Nhóm 5 (tập thể; cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển CNTT-TT TP. HCM đó là: PGS.TS. Đồng Thị Bích Thủy, Giám đốc chương trình “Innovation Support”- Đại học Quốc gia TP. HCM, và Công ty TNHH Cisco Sytems Việt Nam.

Đặc biệt năm nay, TP. HCM chính thức có thêm nhóm thứ 6 (sinh viên CNTT-TT có thành tích nghiên cứu và học tập xuất sắc tại TP.HCM), giải đã được trao cho 5/19 sinh viên được xét duyệt, gồm 4 sinh viên của Đại Khoa học Tự nhiên (Trương Đại Dương; Trương Thái Châu; Nguyễn Ngọc Châu Sang; Nguyễn Cao Kỳ, và Tạ Thu Thủy, sinh viên khoa CNTT - Đại học Quốc gia TP. HCM).

Ông Lê Mạnh Hà trao giải thưởng CNTT-TT TP. Hồ Chí Minh cho các bạn sinh viên

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Mạnh Hà, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBNDTP. HCM chúc mừng các tập thể, cá nhân có thành tích được vinh danh trong dịp này. Trong khi nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, ngành CNTT-TT TP. HCM vẫn có những sự tăng trưởng rất đáng ghi nhận.

Ông Hà cũng cho biết, TP. HCM đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa để có thêm nhiều sản phẩm CNTT phục vụ xã hội và đời sống nhân dân, cụ thể trong năm 2013 và những năm tiếp theo, thành phố sẽ tập trung nghiên cứu sản xuất vi mạch phục vụ cho các sản phẩm CNTT. Các nhà khoa học, các chuyên gia ngành CNTT cần có những giải pháp tích cực để tham gia vào việc chống ùn tắc giao thông; chống ngập lụt… đó là những việc làm thiết thực đối với đời sống sinh hoạt của xã hội. Ngoài ra, ngành CNTT cần sớm nhân rộng mô hình “Công ty phần mềm Quang Trung” ra nhiều địa phương khác. Sở TT&TT cần tham mưu với TP, đề xuất khen thưởng kịp thời nhiều hơn nữa cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển CNTT-TT của TP. HCM, đặc biệt chú ý quan tâm đến lực lượng học sinh, sinh viên.

Nguyên Trí

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

iPhone mới sẽ ra mắt ngày 10/9

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Có những đồn đại cho rằng Apple có thể nhúng bộ cảm biến vân tay vào nút Home của iPhone mới.

(ICTPress) - Apple sẽ tổ chức sự kiện công bố iPhone kế tiếp vào ngày 10/9, trang AllThingsD cho biết.

Tim Cook tại Hội nghị các nhà phát triển thường niên (WWDC) tháng 6/2013 (Ảnh: AP)

Truyền thống, AllThingsD thường đưa tin chính xác thời gian Apple sẽ tung ra các thiết bị mới, nên có thể xem đây là một tin có khả năng đúng 100%.

AllThingsD không có bất cứ chi tiết nào về iPhone mới nhưng có rất nhiều nguồn tin và đồn đại nhiều tháng qua cho thấy những ẩn ý.

Đầu tiên, không nên trông đợi một iPhone thiết kế lại. Phần lớn các nhà phân tích và các nhà báo công nghệ cho rằng iPhone mới, có thể được gọi là iPhone 5S, gần giống với iPhone 5. Tuy nhiên, iPhone mới sẽ nâng cấp các cấu kiện bên trong như bộ vi xử lý nhanh hơn và máy ảnh chất lượng hơn.

Cũng có những đồn đại cho rằng Apple có thể nhúng bộ cảm biến vân tay vào nút Home của iPhone mới. Một vài tuần trước, các nhà phát triển đã khám phá mã trong cập nhật sắp tới của Apple đối với hệ điều hành mới của iPhone, iOS 7, liên quan tới một "Biometric Kit". Đây là dấu hiệu lớn nhất cho tới nay cho thấy Apple dự định có bộ cảm biến vân tay trong iPhone 5. Về lý thuyết, bộ cảm biến vân tay sẽ cho phép bạn mở khóa điện thoại mà không cần phải mã khóa 4 số như hiện tại.

Nói về iOS 7, Apple sẽ có thể công bố thời gian hiện diện để mọi người tải về miễn phí. Cập nhật iOS năm ngoái chỉ sau vài ngay khi Apple công bố iPhone 5.

Cuối cùng, vẫn có nhiều đồn đại Apple sẽ giới thiệu một model iPhone rẻ hơn với vỏ nhựa. iPhone giá rẻ được gọi là 5C sẽ được bán thấp hơn đáng kể so với iPhone mới và có thể giúp Apple nắm lấy nhiều thị phần hơn ở thị trường smartphone cấp thấp. Một số người cho rằng iPhone vỏ nhựa sẽ có nhiều màu sắc.

Vậy thời gian nào Apple công bố? Giả dụ Apple theo truyền thống tung sản phẩm trước đây, Apple sẽ đưa cho một nhóm những người viết về công nghệ được chọn chiếc iPhone 5S theo quy định chặt chẽ vào ngày 10/9. Những đánh giá này có thể được công bố vào 9 giờ tối ngày 17/9, đó là lúc Walt Mossb của AllThingsD xuất bản bài đánh giá hàng tuần. Chiếc điện thoại iPhone có thể tung ra vào ngày 20/9 kể từ khi Apple tung ra các thiết bị mới vào các ngày thứ Sáu.

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Tổng Giám đốc VNPT

Tóm tắt: 

Ngay sau khi Bộ TT&TT bổ nhiệm ông Trần Mạnh Hùng làm Tổng Giám đốc VNPT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Tổng Giám đốc, ban lãnh đạo VNPT và Bộ TT&TT.

Ngày 7/8, ngay sau khi Bộ thông tin và Truyền thông bổ nhiệm ông Trần Mạnh Hùng làm Tổng Giám đốc VNPT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Tổng Giám đốc, ban lãnh đạo VNPT và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của VNPT, là doanh nghiệp chủ lực trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước trong thế kỷ 20 và 21. Tuy nhiên thời gian gần đây VNPT có sự sa sút nhất định, cần phải tái cơ cấu để phát triển trở lại.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cùng VNPT khắc phục những yếu kém và tồn tại, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT ổn định và tiếp tục thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT và VNPT đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, tổ chức xây dựng và thực hiện Đề án tái cơ cấu khi được phê duyệt.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT cho ông Trần Mạnh Hùng. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Trước đó, chiều 6/8/2013, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son trao Quyết định số 964/QĐ-BTTTT giao ông Trần Mạnh Hùng, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phụ trách chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT. Quyết định có hiệu lực từ ngày 6/8/2013.

Ban cán sự đảng Bộ TT&TT nhận thấy việc lựa chọn Tổng giám đốc mới để điều hành hoạt động của VNPT lúc này là rất cần thiết. Tổng giám đốc mới cần có độ tuổi, năng lực phù hợp, có quyết tâm cao, có khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và tiếp nhận đầy đủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ TT&TT trong việc xây dựng Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn VNPT theo đúng định hướng, đúng tiến độ.

Theo nhận định của Ban cán sự đảng Bộ TT&TT, các yếu kém và khuyết điểm của Tập đoàn VNPT đã kéo dài nhiều năm, tuy có nguyên nhân khách quan song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Hội đồng thành viên và trực tiếp là Ban Tổng giám đốc điều hành, đứng đầu là Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT phải chịu trách nhiệm về những hạn chế yếu kém nêu trên.

Ban cán sự đảng Bộ TT&TT nhận thấy việc lựa chọn Tổng giám đốc mới để điều hành hoạt động của VNPT lúc này là rất cần thiết.

Bảo Bình

VietnamNet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành