Syndicate content

Tin tức ICTPress

Báo chí Ngành đã rất kịp thời đưa tin về Biển Đông

(ICTPress) - Nhân dịp 89 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, hôm nay (18/6) Liên chi hội nhà báo Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã gặp mặt các hội viên nhà báo và trao giải báo chí lần thứ X.

Chủ tịch Liên chi hội nhà báo TT&TT Nguyễn Huy Luận đã ôn lại truyền thống báo chí cách mạng Việt Nam và các hoạt động sôi nổi của các báo trong Ngành trong thời gian qua.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã cho biết vừa qua báo chí đã làm rất tốt chức năng là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân. Báo chí Ngành không chỉ làm tốt tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ của Ngành ta, mà còn góp phần tuyên truyền đưa đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Thứ trưởng Bộ TT&TT phát biểu chúc mừng các nhà báo Ngành nhân Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

Đối với Ngành TT&TT năm 2014 chúng ta có nhiều nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong đó có thực hiện việc tái cơ cấu VNPT, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá báo chí Ngành đã có những thông tin kịp thời, và có những định hướng rất cụ thể như Vietnamnet, Đài Truyền hình Kỹ thuật số, VTC News đã thường xuyên thông tin đến cho cán bộ, đảng viên Ngành ta. Các nhiệm vụ chung báo chí đã phản ánh đầy đủ các Nghị quyết của Đảng, trong thời gian tới tập trung vào tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng và chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết đổi mới về giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, chúng ta thực hiện tốt nghị quyết Trung ương 9 mà Trung ương vừa ban hành vừa rồi. Đối với thực hiện Chỉ thị 03 về tiếp tục học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh, báo chí Ngành ta cũng đã phản ánh đầy đủ. Thời gian vừa qua, báo chí Ngành cũng đã đưa được rất nhiều tin bài, phản ánh về tấm gương học tập và làm theo Bác.

Hơn 1 tháng qua, tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, Báo chí Ngành chúng ta đã thông tin rất kịp thời, đã cử phóng viên ra hiện trường, những nơi gian khổ nhất. Có thể nói ở đâu gian khổ, ở đó có báo chí của chúng ta đồng hành cùng với cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân ta bám biển. Trong khoảng nửa tháng lại đây biển động rất dữ dội, nhưng anh em báo chí vẫn lăn lộn để kịp thời đưa thông tin, hình ảnh mới nhất về các vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở khu vực Hoàng Sa, làm cho nhân dân ta trong nước, cũng như kiều bào ta ở nước ngoài, cũng như bạn bè quốc tế hiểu tính chính nghĩa của Việt Nam và tính phi nghĩa của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan trái phép, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn chúc các nhà báo lão thành, đồng nghiệp sức khỏe, hạnh phúc, bút sắc lòng trong, là những người nhà báo có tâm có tầm và có tài xứng đáng là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa.

Nhân dịp Ngày báo chí 21/6, Liên chi hội cũng đã trao các Giải thưởng báo chí Liên chi hội lần thứ X năm 2013 gồm 2 giải A, 3 giải B, 6 giải C và 23 giải khuyến khích.

Chủ tịch Liên chi hội nhà báo TT&TT Nguyễn Huy Luận trao các giải báo chí cho các hội viên nhà báo

Đánh giá về giải Phó Chủ tịch Liên chi hội, Trưởng Ban Giám khảo Giảm báo chí Liên chi hội, nhà báo Nguyễn Đoàn cho biết các chi hội trong Liên chi đã tham gia tích cực các thể loại báo chí. Chất lượng bài năm nay cao hơn năm trước - cả về báo in, báo điện tử, ảnh báo chí và truyền hình. Điều nổi bật là năm nay nhiều có nhiều cụm bài của các báo điện tử tham gia, chứng tỏ năng lực phóng viên trong tác nghiệp, đã bắt nắm và theo kịp với trào lưu phát triển chung trong nước của loại hình báo điện tử với đặc trưng cập nhật sự kiện nhanh và liên tục.

Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đã trao giải cho các tập thể đã có thành tích đóng góp cho Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đã trao giải cho các tập thể đã có thành tích đóng góp cho Giải báo chí Liên chi hội: Báo Bưu điện Việt Nam, Báo điện tử VietnamNet, Tạp chí Xã hội Thông tin, Báo điện tử VNMedia, Tạp chí CNTT&TT.

Bà Hà Thị Hồng Dương, Phó trưởng Ban Công tác hội Nhà báo Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Hội nhà báo VN và các bằng khen cho tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc về nghiệp vụ và công tác hội năm 2013

Liên chi hội đã tổ chức trao bằng khen của Hội nhà báo Việt Nam 7  hội viên nhà báo và chi hội nhà báo Vietnamnet đã có thành tích xuất sắc về nghiệp vụ và xây dựng Hội trong năm 2013 gồm các hội viên nhà báo: Tổng Biên Tập Tạp chí Xã hội Thông tin, Phó Chủ tịch Liên chi hội Bùi Quốc Việt; Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Tem Vũ Văn Tỵ; Phó Tổng biên tập Báo điện tử VNMedia, Ủy viên BCH Liên chi hội Nguyễn Tất Hồng Dương; Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Báo chí và Truyền thông quốc tế Trần Bình Tám; Nguyễn Lan Phương, Tạp chí CNTT&TT, Chánh Văn phòng Liên chi hội nhà báo TT&TT; Trưởng Ban Bạn đọc Báo điện tử VietnamNet Nguyễn Đăng Tấn; Nguyễn Đức Liên, Chi hội Nhà báo TT&TT tại TP. HCM.

Liên chi hội cũng đã tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam cho hội viên nhà báo Khổng Nhung, Phó Ban thư ký Báo điện tử VNMedia và trao các phù hiệu Hội nhà báo Việt Nam cho các hội viên.

A Method of Side-peak Mitigation applied to Binary Offset Carrier Modulated GNSS Signals Tracking

Danh sách các tác phẩm đạt giải thưởng Giải Báo chí Liên chi hội TT&TT 2013:

Giải A:

1. Tuyến bài “Hành lang ma túy đường 8A”, nhóm tác giả: Võ Trường Giang (Bút danh Trường Minh), Nguyễn Duy Tuấn, Báo điện tử Vietnamnet;

2. Phim tài liệu “Cây lúa Việt Nam”, tác giả: Trần Bình Tám, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Mai, Trần Bách, Trung tâm Báo chí Hợp tác và Truyền thông quốc tế.

Giải B:

1. Tuyến bài về môi trường, tác giả Nguyễn Kiên Trung, Báo điện tử VietnamNet;

2. Tuyến bài: “Tuyến bài về Thương mại Việt Trung”, tác giả: Duy Chiến, Báo điện tử VietnamNet.

3. Phóng sự nhiều kỳ về bãi vàng, tác giả: Hoàng Sang, Báo điện tử Vietnamnet.

Giải C:

1.  Tuyến bài về cầu Cần Thơ, tác giả: Quốc Huy, Báo điện tử VietnamNet;

2. Chùm bài “Thăm Trường Sa mùa bão tố”, tác giả Nguyễn Văn Cường (bút danh Hồng Chuyên), Báo Bưu điện Việt Nam.

3. Loạt bài về “Sai phạm đất đai tại huyện Hoài Đức”, tác giả: Chu Hữu Thọ (Bút danh: Quỳnh Trang), Báo điện tử VNMedia

4. Loạt bài “Hành trình tìm công lý”, tác giả Nguyễn Đăng Tấn, Báo điện tử Vietnamnet.

5. Loạt bài về “Sai phạm luật lao động tại công ty Doojung”, tác giả: Khổng Nhung, Báo điện tử VNMedia.

6. Loạt bài: “Thị trường game Việt Nam”, tác giả: Lê Thế Mỹ, Báo Bưu điện Việt Nam.

Giải Khuyến khích:

1. Phóng sự ảnh: “Độc đáo nơi học trò vác mái chèo đi học”, Tác giả: Lê Anh Dũng, Báo điện tử Vietnamnet.

2. Loạt bài: Dấu ấn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tác giả Xuân Linh, Kim Dung, Báo điện tử Vietnamnet.

3. Loạt bài “2013 và cuộc đấu Tiến bộ - Bảo thủ” và “Tinh thần Võ Nguyên Giáp và đòi hỏi chính đáng của dân”, tác giả: Bùi Đức Lại, Báo điện tử Vietnanet;

4. Tin phóng sự: “VNPT Quảng Bình giữ vững thông tin liên lạc trong bão lũ”, Nhóm truyền hình VNPT Online, Tạp chí Xã hội Thông tin;

5. Tin phóng sự “Viễn thông Đà Nẵng và Trung tâm Vinaphone 3 chủ động phòng chống bão Haiyan”, Nhóm truyền hình VNPT Online, Tạp chí Xã hội Thông tin;

6. Bài “2013: Phép thử nhân sự giữa nhiệm kỳ”, tác giả: Đinh Duy Hòa, Báo điện tử Vietnamnet.

7. Tuyến bài về Đàn Xã tắc, Nhóm tác giả: Nguyễn Hoàng, Hạnh Phương, Báo điện tử Vietnamnet.

8.  Loạt bài “Đại chiến diện tích căn hộ”, tác giả: Nguyễn Lê, Nguyễn Văn Dũng, Báo Bưu điện Việt Nam;

9.  Loạt bài “Phong tục hay hủ tục”, tác giả Nguyễn Bá Quỳnh Anh, Báo Bưu điện Việt Nam

10.     Loạt bài về chống vi phạm bản quyền tác phẩm truyền hình, Phạm Thị Quyên, bút danh: Minh Quyên, Báo Bưu điện Việt Nam

11.  Loạt bài về nhân lực phần mềm, tác giả Phạm Bình Minh, bút danh: Ngọc Mai, Báo Bưu điện

12. Loạt bài về thị trường ĐTDĐ thương hiệu Việt tìm đường sống, tác giả Đặng Đức Hiệp, Báo Bưu điện Việt Nam.

13. Loạt bài: “Tái cơ cấu VNPT”, tác giả: Nguyễn Thái Khang, Báo Bưu điện Việt Nam.

14.  Bài: “Đừng hắt hủi lao động nghèo” và “Kinh tế vỉa hè”, tác giả: Lương Tân Hương, Báo Bưu điện Việt Nam

15.  Loạt bài Bưu chính tham gia mảng dịch vụ thương mại điện tử, tác giả Trần Thị Ngọc Minh, bút danh: Vân Anh, Báo Bưu điện Việt Nam.

16.  Loạt bài “Dân phòng đánh người”, nhóm tác giả: Đặng Vỹ, Thúy Ngà, Nguyễn Quốc Cường, Báo Bưu điện Việt Nam.

17.  Tác phẩm ảnh “Nụ cười gặp vợ người lính già”, tác giả: Nguyễn Văn Cường, Báo Bưu điện Việt Nam.

18. Bài: “Tem Tết - Mùa Xuân nho nhỏ”, tác giả: Lan Phương, Tạp chí CNTT&TT

19. Bài “Về nguồn với tư lệnh thông tin truyền thông”, tác giả: Lê Phan Thủy Nguyên, Báo điện tử VNMedia.

20.  Loạt bài về Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cung cấp sử dụng dịch vụ và thông tin trên mạng, tác giả: Lương Tân Hương, Báo Bưu điện.

21. Tin truyền hình: “Thấy việc có khả năng giải quyết thì bắt tay vào làm”, Nhóm truyền hình VNPT Online, Tạp chí Xã hội Thông tin;

22. Bài “Người dùng lo cước 3G tăng, chất lượng không tăng”, tác giả: Hoàng Hải, Tạp chí Xã hội thông tin;

23. Bài “Văn hóa Tem trong lòng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tác giả: Vũ Văn Tỵ, Tạp chí Tem Việt Nam.

LP

VietNamNet đoạt hai giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII năm 2013

(ICTPress) - Báo điện tử VietNamNet vinh dự đón nhận hai giải Báo chí Quốc gia năm 2014 và các giải thưởng báo chí của Liên chi hội nhà báo Thông tin và Truyền thông.

Kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2014, Báo VietNamNet vinh dự đón nhận hai giải thưởng báo chí Quốc gia.

Các tác phẩm đoạt giải gồm:

-  Giải C với Loạt bài “Hành lang ma túy đường 8A” của nhóm tác giả Trường Giang - Duy Tuấn ở thể loại Phóng sự, Phóng sự điều tra, Ký báo chí ghi chép (Báo điện tử).

-  Giải Khuyến khích với Tuyến bài “Thương mại Việt - Trung” - tác giả Duy Chiến ở thể loại Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận (Báo điện tử).

Ngoài ra, tại Lễ trao giải Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông sẽ được tổ chức vào ngày 18/6, các nhà báo  VietNamNet cũng sẽ được trao tặng các giải:

Giải A: Tuyến bài “Hành lang ma túy đường 8A”, nhóm tác giả: Võ Trường Giang (Bút danh Trường Minh), Nguyễn Duy Tuấn.

Giải B: Tuyến bài về môi trường, tác giả Nguyễn Kiên Trung; Tuyến bài “Thương mại Việt Trung”, tác giả: Duy Chiến; Phóng sự nhiều kỳ về thực trạng khai thác trái phép khoáng sản - tác giả Hoàng Sang.

Giải C: Tuyến bài về cầu Cần Thơ, tác giả Quốc Huy; Loạt bài “Hành trình tìm công lý”, tác giả Nguyễn Đăng Tấn.

Giải Khuyến khích: Loạt bài: “Dấu ấn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, tác giả Xuân Linh, Kim Dung; Loạt bài “2013 và cuộc đấu Tiến bộ - Bảo thủ” và “Tinh thần Võ Nguyên Giáp và đòi hỏi chính đáng của dân”, tác giả: Bùi Đức Lại; Bài “2013: Phép thử nhân sự giữa nhiệm kỳ”, tác giả Đinh Duy Hòa; Tuyến bài về Đàn Xã tắc, Nhóm tác giả: Nguyễn Hoàng, Hạnh Phương.

Năm 2013, Chi hội nhà báo VietNamNet cũng được Hội Nhà báo Việt Nam tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc về nghiệp vụ và xây dựng Hội trong năm 2013.

 Mai Anh

Life & English: “Result of the English writing contest”

Dear Readers.

On occasion of  “Life & English” one year old, 19th May 2013 – 19th May 2014, ICTPress informs about the result of the English writing contest as follows:

With the subject: “How does internet, computer, laptop, tablet, mobilephone, smartphone…make your life better?”, in the submission period from 15th Jan  2014 to 15th May  2014, the English writing contest of ICTPress received more 60 texts from young writers in Vietnam and other countries. ICTPress selected the good texts, edited and published in "Life & English" section.

We are living in a Networked Society.  Our young writers are joining to Networked Society. Their writing is a part of connections. Their writing is a starting point for new ways of innovating, collaborating and socializing.

3 awards for 3 authors who have articles have most readers. Their name and nicknames are: Cute Mite, Duong Minh Khanh and Tina B.

10 gifts will be sent to 10 authors who submit most articles at the earliest.

ICTPress is going to sent gift and awards to the writers.

Network Society is wondeful. Although the contest is finished, we look forward to continue receive your stories telling your personal experience in a Networked Society.

 Thanks & Best Regards.

ICTPress

 

ICTnews kỷ niệm 7 năm chính thức lên mạng

Cách đây 7 năm, vào ngày 16/05/2007, tại Hội nghị quốc gia về Phát triển Internet Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá (nay là Bộ TT&TT) đã bấm nút, chính thức kích hoạt khai trương báo điện tử ICTnews tại địa chỉ www.ictnews.vn.

Ngày 16/5/2007, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá đã bấm nút, chính thức kích hoạt khai trương báo điện tử ICTnews.vn

ICTnews ra đời với chủ trương đây là báo chuyên về công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), cập nhật hằng giờ và đưa tin nhanh nhất của Việt Nam.

Sự kiện khai trương ICTnews.vn được đánh giá là hoạt động đầy ý nghĩa của việc nhìn lại kết quả 10 năm phát triển của Internet Việt Nam và định hướng phát triển Internet trong tương lai. Ngay từ đầu, lãnh đạo Báo Bưu điện Việt Nam đã nhận định ICTnews sẽ trở thành một kênh thông tin quan trọng, người bạn gần gũi và đáng tin cậy của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị trong ngành cũng như tất cả những ai quan tâm đến CNTT - TT.

Từ đó đến nay, ICTnews đã có nhiều thay đổi về nhân sự, giao diện, bộ máy song vẫn luôn giữ vững định hướng là một trang báo chuyên về CNTT-TT và luôn phấn đấu đưa thông tin về các xu hướng, vấn đề CNTT-TT trong nước và thế giới một cách nhanh nhất, chính xác nhất.

Khởi đầu với lực lượng nhân sự chính rất mỏng manh chỉ với ba cô gái, ICTnews vẫn nỗ lực phát triển và duy trì. Tuy nhiên, với xu hướng báo điện tử ngày càng phổ biến và chiếm lĩnh ngành công nghiệp tin tức, các lãnh đạo của báo Bưu điện Việt Nam đã quyết định sáp nhập bộ phận ICTnews với Ban ICT – vốn là ban phóng viên chuyên viết về các lĩnh vực ICT của báo. Sự sáp nhập của ban ICT với ICTnews đã mang lại sức mạnh mới cho ICTnews. Sự ra đời, đầu tư để ICTnews phát triển thực sự là định hướng đúng đắn trong xu thế báo điện tử lên ngôi. Nghiên cứu của Hiệp hội báo chí, xuất bản thế giới (WAN-IFRA), được tiến hành tại Mỹ, Pháp và Đức cho thấy thị trường báo chí đang chứng kiến một sự ‘di dân’ từ báo in sang báo điện tử. Ngay từ năm 2005, Hiệp hội báo in Hoa Kỳ (NNA), đã cho biết số người đọc báo qua mạng vượt trội hẳn so với số người đọc báo in theo tỷ lệ không những gấp đôi mà thậm chí còn gấp sáu lần.

Ở cương vị bạn đọc, thành quả của ICTnews chính là những gì các bạn nhìn thấy trên trang web ICTnews.vn, đó là những tin tức mới nhất, những bình luận sâu sắc, những phân tích xu hướng thị trường, công nghệ trong nước và thế giới, có cả những thắc mắc, khiếu nại của bạn đọc, người dùng thiết bị, dịch vụ được ICTnews chuyển tải đến các công ty, nhà cung cấp một cách kịp thời và minh bạch, giúp giải toả các bức xúc, mâu thuẫn giữa hai bên một cách thoả đáng và hài lòng.

Đặc biệt, những thành quả này có được trong bối cảnh nền kinh tế chung của đất nước, cũng như tình hình phát triển riêng của báo ICTnews có nhiều biến động, cũng chính vì thế mà ICTnews đã nhiều lần phải nuối tiếc để chia tay với nhiều thế hệ, nhiều con người tâm huyết. Đã có lúc, lực lượng nhân sự của ICTnews chỉ còn lại 2 người. Thế nhưng, gần như ở vào hoàn cảnh không thể dừng bước, ICTnews vẫn luôn cố gắng vươn lên và trụ vững.

ICTnews còn là cầu nối giữa độc giả, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức nhiều sự kiện, nhiều buổi toạ đàm về 3G, về bưu chính và luôn làm tốt vai trò định hướng

Không chỉ cố gắng và luôn làm tốt vai trò của một tờ báo tiên phong đưa tin nhanh nhất, chính xác nhất về các vấn đề CNTT-TT trong nước và thế giới, ICTnews còn là cầu nối giữa độc giả, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức nhiều sự kiện, nhiều buổi toạ đàm về 3G, về ứng dụng OTT, về bưu chính và luôn làm tốt vai trò định hướng cho cơ quan quản lý trong hoạch định chính sách CNTT-TT, thúc đẩy ngành công nghiệp ICT Việt Nam phát triển, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT. Ngoài ra, các phóng viên ICTnews cũng tham dự và đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức nghề nghiệp như Câu lạc bộ Nhà báo CNTT-TT; luôn có mặt kịp thời trong các sự kiện ICT được tổ chức ở khắp mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài.

Giờ đây, tất cả các thành viên của ICTnews hầu như đã rất quen thuộc với những cuộc điện thoại nóng lúc nửa đêm, với những giờ trực tin bài không kể ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết hay ngày bình thường, không kể đó là “trong giờ hành chính” hay nửa đêm sáng sớm, những lúc túc trực để đưa thông tin trực tuyến lễ giới thiệu những sản phẩm nóng được người dùng trong nước quan tâm như Apple iPhone hay Samsung Galaxy, thậm chí, anh chị em ICTnews còn rất quen thuộc với những cuộc điện thoại của độc giả, người dùng gọi đến để hỏi “dạ đây có phải là tổng đài giải đáp thắc mắc về công nghệ không ạ”!

ICTnews luôn xác định phải là tờ báo hàng đầu trong lĩnh vực ICT với thông tin nhanh, chính xác, sâu sắc; giữ vững vị trí hàng đầu và tiến tới xu hướng báo chí di động.

7 năm, một chặng đường chưa thấm tháp gì và cũng chưa có gì để gọi là lâu, là dài. Tuy nhiên, quãng thời gian đó cũng đã mang lại cho ICTnews nhiều bài học, kinh nghiệm và trưởng thành. ICTnews luôn ghi nhớ và biết ơn những con người đầu tiên đã đặt viên gạch xây nên ICTnews vững mạnh như ngày nay. ICTnews cũng luôn mong muốn nhận được sự ủng hộ và tin yêu của độc giả khắp cả nước.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

ICTnews

Những ngày đáng nhớ ở Sơn La - Điện Biên Phủ

(ICTPress) - Háo hức, chờ đợi và nhiều chuẩn bị, rồi cũng đến ngày đoàn nhà báo Thông tin và Truyền thông đã được đến với Tây Bắc và Điện Biên Phủ nhân dịp 60 năm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

20 nhà báo gồm những người đã nhiều năm làm báo và cả những người mới vài tuổi nghề đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị tác nghiệp và lên đường vào một sớm tinh mơ từ Hà Nội.

Đây là lần thứ hai Liên chi hội nhà báo TT&TT tổ chức cho các nhà báo đến với Điện Biên Phủ. Lần trước vào dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Được xem là một dịp sinh hoạt tập thể lớn và một cơ hội quý báu đến với mảnh đất lịch sử này trong dịp kỷ niệm một chiến thắng lẫy lừng 5 châu, các nhà báo đã không từ bỏ một cơ hội nào được “khám phá” và tìm hiểu về Tây Bắc, về Điện Biên Phủ để làm nên một chuyến đi ý nghĩa.

Nhà tù Sơn La - địa chỉ đỏ về đấu tranh cách mạng

Đầu tiên của cuộc hành trình, chúng tôi đến với Sơn La và điểm đến thăm đầu tiên là nhà tù Sơn La. Quả thực trước khi đến hay lúc mới chỉ đứng bên ngoài nhà tù Sơn La chúng tôi đã không thể hình dung và tưởng tượng được những gì đã từng diễn ra chỉ sau bức tường kia. Cứ theo những gì được kể lại và lật giở những ghi chép trưng bày tại nơi đây, chúng tôi không khỏi “rùng mình” ớn lạnh bởi sự man rợ, xảo quyệt của kẻ thù đày ải các chiến sĩ cách mạng của dân tộc ta.

Trong quá trình xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa ở Việt Nam, Thực Dân Pháp đã phải đương đầu với sức phản kháng quyết liệt của dân tộc Việt Nam anh hùng. Chúng đã dựng lên hàng loạt nhà tù, trong đó có Nhà tù Sơn La nhằm hủy diệt lực lượng lãnh đạo cách mạng và phong trào quần chúng và thủ tiêu ý trí đấu tranh của nhân dân.

Ảnh: Đức Huy
Các nhà báo TT&TT thăm nhà tù Sơn La

Tại nhà tù Sơn La, Thực Dân Pháp đã thực hiện âm mưu thâm độc là lợi dụng khí hậu khắc nghiệt của gió Lào thổi qua, chế độ ăn uống kham khổ làm cho chân tay bị phù thũng rồi lại bị cùm chặt đến đau đớn, chế độ lao tù hà khắc 3 người trong một chỗ giam cao, rộng chỉ 1m gồm cả chỗ vệ sinh, lao động khổ sai cực nhọc…  để giết dần, giết mòn cả thể xác lẫn tinh thần của người tù chính trị, điều đó đã thể hiện đầy đủ trong báo cáo của Công Sứ Sơn La Xanh-Pu-Lốp gửi Thống sứ Bắc kỳ: "chỉ cần một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu hao chúng một cách êm thấm…".   Tàn nhẫn hơn chúng dùng chế độ vật chất để mua chuộc biến những người lạc hậu thành hàng rào bao vây nhà tù, ngăn cách những người tù chính trị với đông đảo quần chúng nhân dân và lợi dụng sự khác nhau về phong tục tập quán, về ngôn ngữ để ngăn cản tuyên truyền cách mạng của các tù chính trị.

Nhưng trong hoàn cảnh giam cầm khốc liệt, mô hình tổ chức chặt chẽ, có hiệu quả của những người Đảng cộng sản như ở Nhà tù Sơn La, và cũng ở nơi đây đã đào tạo cho cách mạng, cho Đảng nhiều cán bộ lãnh đạo xuất sắc như: các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Tô Hiệu, Lê Thanh Nghị, Đặng Việt Châu, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Trân… và rất nhiều đồng chí giữ các cương vị trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ta đều thử thách, rèn luyện và trưởng thành từ Nhà ngục Sơn La, trong đó có đồng chí Trần Quang Bình, Khu ủy viên - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện, Thứ trưởng Bộ giao thông đường bộ.

Đột nhập “Thủy điện Sơn La”

Rời nhà tù Sơn La, chiều Tây Bắc đã dịu nắng, chúng tôi thẳng hướng về phía nhà máy Thủy Điện hơn mươi km nữa. Các nhà báo của Đoàn gần như “đột nhập” vào Thủy điện Sơn La bởi không có khách tham quan nào khác ngoài chúng tôi như phóng sự ảnh của nhà báo Khổng Nhung, Đức Huy, báo điện tử VNMedia đã đưa tin.

Nhà báo Phong Doanh, Vietnamnet cho biết trước chuyến đi này nhà báo đã từng đến Thủy Điện Sơn La nhưng không được vào dù đã trình thẻ nhà báo. Lần này với sự giúp đỡ của cán bộ Viễn thông Sơn La, đoàn đã được “đột nhập” có phép vào Thủy điện Sơn La.

Được khánh thành ngày 23/12/2012, Thủy điện Sơn La đã gây sự chú ý bởi tiến độ về đích sớm trước 3 năm so với Nghị quyết Quốc hội, đồng thời ghi nhận một công trình có quy mô đồ sộ nhất Việt Nam và Đông Nam Á, với tổng công suất là 2.400 MW, gồm 6 tổ máy (mỗi tổ máy 400MW), với sản lượng điện cung cấp trung bình hàng năm là 10,246 tỷ kWh.

Theo Tập đoàn Điện lực, công trình thủy điện Sơn La không có chuyên gia nước ngoài hỗ trợ nhiều như thủy điện Hòa Bình, mà chỉ có chuyên gia giám sát cùng với chuyên gia Việt Nam.

Thăm Thủy điện Sơn La

Có đi có chứng kiến tận mắt mới chúng tôi mới cảm nhận thật rõ tầm vóc của Thủy Điện Sơn La đã đi vào hoạt động được hơn một năm.

Chạy đua với thời gian tại Điện Biên Phủ

Trên đường từ Sơn La lên Điện Biên, với người lái xe thông thuộc địa hình chúng tôi đã đến với Mường Phăng để thăm Di tích Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng một con đường nhỏ trong rừng. Đi trên con đường nhỏ trong rừng có lẽ đã làm không ít thành viên trong đoàn liên tưởng và hình dung về nơi kín đáo này bao nhiêu năm về trước đã che chở cho bội đội ta để làm nên chiến thắng.

Chúng tôi đến Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, nằm cách trung tâm xã Mường Phăng khoảng 2km về phía đông. Trong buổi trưa nắng gay gắt, nhưng dòng người vẫn đổ về nơi đây, đông nhất vẫn là các cựu chiến binh quần áo gọn gàng, huân chương lấp lánh và trên cả là những tình cảm cuộn tràn mà dễ dàng có thể nhận thấy. Người viếng thăm nơi đây đi trên con đường rải đá nhỏ quanh co và cả những dòng suối nhỏ để đến Lán làm việc của Ban Thông tin chiến dịch Điện Biên Phủ, Hầm tổng đài điện thoại, hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hầm thiếu tướng Hoàng Văn Thái, nhà Hội trường, hầm ban chính trị … Trong những chiếc lán nhỏ bé, đơn sơ đó, 60 năm trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí của mình đã chỉ huy chiến dịch lập nên Chiến thắng chấn động địa cầu. Nơi đây, dường như bóng dáng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn cùng với núi rừng Điện Biên Phủ.

Bên lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ
Đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái

Tiếp tục hành trình đến với các di tích chúng tôi đi thăm Tượng đài chiến thắng và được nghe giới thiệu về những đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi xây dựng tượng đài; Đồi A1 với những dấu ấn là trận chiến mở màn quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta giành giật chiếm giữ với địch từng thước đất, nghĩa trang Điện Biên Phủ đồi A1 với 50.000 liệt sĩ được ghi danh, Hầm Đờ Cát…

Viếng nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ, ở Đồi A1

Và một di tích lịch sử cấp quốc gia mà chúng tôi đã may mắn đến được khi trời đã trở tối. Đó là Thành Bản Phủ thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được xây dựng vào những năm 1758 đến 1762, cách thành phố Điện Biên Phủ 12km về phía Nam.

Đến thăm và tìm hiểu Thành Bản Phủ. Ảnh: Xuân Phong

Thành là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18. Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc, liên kết, phối hợp với hai tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh vào năm 1754. Đền thờ Hoàng Công Chất được xây dựng ở trung tâm thành  Bản Phủ. Đây là nơi ghi nhận công lao to lớn của Hoàng Công Chất - người có công xây dựng và bảo vệ miền biên cương, chống lại sự xâm lăng của giặc ngoại bang lúc bấy giờ.

Với hành trình đến thăm nhiều “địa chỉ đỏ”, mỗi nhà báo đã có cơ hội thực tế mà như nhà báo  Vũ Văn Tỵ, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Tem đã chia sẻ cho biết chuyến đi không chỉ đưa các nhà báo, nhất là các nhà báo trẻ đến với Tây Bắc, Điện Biên để tận mắt thêm hiểu lịch sử, con người, văn hóa Tây Bắc, Điện Biên mà các nhà báo cũng truyền tải “luôn và ngay” các thông tin về Điện Biên đến với bạn đọc.

Dù mệt do đi lại như con thoi và thời tiết nóng bức của vùng Tây Bắc, chúng tôi đã tranh thủ mọi khoảnh khắc từ sáng sớm, tối cơm xong lại đến với các di tích, các địa điểm đang thực hiện các chuẩn bị tổ chức các sự kiện kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ để tranh thủ ghi lại nhiều nhất những gì có thể về Điện Biên Phủ trong những ngày này.

Bạn đọc có thể đọc thêm các bài viết:

Hầm chỉ huy bí mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

http://beta.vnmedia.vn/VN/xa-hoi/tin-tuc/ham-chi-huy-bi-mat-cua-dai-tuon...

Chiêm ngưỡng con đường đẹp bậc nhất Điện Biên Phủ:

http://infonet.vn/chiem-nguong-con-duong-dep-bac-nhat-dien-bien-phu-post128457.info

Đẹp nao lòng sắc phượng sớm trên vùng trời Tây Bắc:

http://infonet.vn/dep-nao-long-sac-phuong-som-tren-vung-troi-tay-bac-post128353.info

"Đột nhập" vào công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á:

http://vnmedia.vn/VN/kinh-te/tin-tuc/26_2430912/dot_nhap_vao_cong_trinh_thuy_dien_lon_nhat_dong_nam_a.html

Rùng mình vào nơi “tù nhân chết nhanh nhất không cần đánh đập:

http://infonet.vn/rung-minh-vao-noi-tu-nhan-chet-nhanh-nhat-khong-can-da...

Khám phá con đường mang "linh hồn" Điện Biên Phủ:

http://vnmedia.vn/VN/xa-hoi/tin-tuc/23_2435797/kham_pha_con_duong_mang_q...

Đoàn nhà báo Bộ Thông tin và Truyền thông công tác tại Điện Biên:

http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=2449579&CatId=23

Những "bông hoa" núi rừng Tây Bắc mê hoặc khách du lịch:

http://infonet.vn/nhung-bong-hoa-nui-rung-tay-bac-me-hoac-khach-du-lich-...

Có nhà báo cũng đã kịp thời có những bài thơ trong hành trình này như nhà báo Đăng Tấn, Báo điện tử VietnamNet với hai bài tựa đề “Vẫn thắm một sắc hoa” và “Gặp cựu binh Điên Biên” và các nhà báo vẫn đang tiếp tục viết về Tây Bắc, Điện Biên.

 Lan Phương

Tạp chí Tem thư ngỏ gửi độc giả

(ICTPress) - 2013 là năm Tạp chí Tem của chúng ta vừa tròn 20 tuổi.

Tạp chí Tem số 125 tháng 4/2014

Trong dịp kỷ niệm Tạp chí tuổi 20, chúng tôi đã nhận được không ít ý kiến của độc giả khắp nơi, của các nhà lãnh đạo và quản lý, của các bậc đàn anh đi trước, của các cộng tác viên và bè bạn đồng nghiệp…Trong số đó không ít người đã có đủ bộ sưu tập 124 số Tạp chí Tem kể từ số đầu tiên, nhưng cũng có người tình cờ bắt gặp, mới đọc một vài bài trong các số lẻ… Nhưng rồi tất cả như một mối cơ duyên, một tình cảm tự nhiên của những người có chung  niềm đam mê…, tất cả đã dành thời gian và công sức để đóng góp cho Tạp chí với đậm đà ý nghĩa “Tạp chí Tem của chúng ta”… Điều đó khiến chúng tôi - những người còn đang có mặt làm việc tại Tòa soạn Tạp chí Tem hôm nay vô cùng cảm kích và chân thành biết ơn.

Ra đời trong bối cảnh của những năm 1990, khi cuộc sống mới đang khởi sắc, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, người người đang chung tay cùng nhau dựng xây quê hương thì phong trào chơi tem ở Việt Nam sau những năm tạm lắng đã bùng phát trở lại. Khi đó với sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, của Hội Tem Việt Nam và sự hỗ trợ hết lòng của các ngành Bưu chính Viễn thông, Văn hóa Thông tin cũng như các ngành hữu quan khác… phong trào đó đã hồi sinh nhanh chóng. Lớp người chơi tem xưa, sau nhiều năm tạm nghỉ nay quay trở lại cũng như những người làm công tác Hội đều cảm nhận được khoảng cách giữa mình với bên ngoài. Họ đều khao khát thông tin với mong muốn để nhanh chóng bắt nhịp và hội nhập cùng thế giới. Chính vào lúc đó Tạp chí Tem ra đời và đã được sự đón nhận nồng hậu của tất cả những người chơi tem trong, ngoài nước.

Tuy nhiên 20 năm đã trôi qua, những người làm tạp chí Tem giờ đây đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Một môi trường công nghệ phát triển như vũ bão đã làm thay đổi môi trường sống.Một thế hệ người đọc và người viết mới đang dần hình thành…

Tạp chí phải làm tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Hội Tem Việt Nam, là phương tiện phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền, cổ động mọi người hoạt động cho phong trào Hội; cung cấp thông tin, hỗ trợ đắc lực cho người sưu tập tem. Tạp chí còn phải là nơi gặp gỡ kết nối, chia sẻ kinh nghiệm giữa những người sưu tập với nhau, là cầu nối giữa những người sưu tập với các cơ quan quản lý để có các chủ trương chính sách phù hợp, kịp thời...

…Sức sống của một tờ báo không chỉ nằm ở Tòa soạn mà còn thể hiện ở mối quan hệ mật thiết giữa độc giả và báo. Để làm được điều đó chúng tôi hiểu rằng phải luôn có được sự cộng tác gắn bó chặt chẽ của đông đảo bạn đọc.

Trước hết, rất mong được quí vị và bạn đọc thường xuyên theo dõi, chỉ ra những thiếu sót, những hạn chế để chúng tôi từng bước khắc phục; phản ánh những mong muốn, những yêu cầu đối vớiTạp chí; tích cực và sẵn sàng chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm với mọi người qua các trang Tạp chí…

Mặt khác, cũng mong bạn đọc gần xa tuyên truyền, giới thiệu để Tạp chí ngày càng có nhiều người đọc. Tạp chí có thể đặt mua trực tiếp qua Tòa soạn hoặc các cơ sở Bưu Điện. Số lượng người đọc không ngừng tăng là một chỉ số quan trọng để khẳng định về lý do tồn tại cũng như đánh giá chất lượng của tờ báo.

Chỉ làm tốt được điều đó chúng tôi mới không phụ lòng tin cậy của độc giả, của các cấp lãnh đạo và không phụ bao công sức, tâm huyết của lớp người đi trước đã khai phá và dựng xây nên một Tạp chí Tem như 20 năm qua. Chúng tôi chờ đón những đóng góp của độc giả để tự sửa mình.

Thư từ, bài vở, tranh ảnh… (thư không phải dán tem) xin gửi về:

Tòa soạn Tạp chí Tem:

13 Ngõ Hàng Bột, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa , Hà Nội, hoặc:

18 Nguyễn Du, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội

Đt:  (84) 043 9438527 / 0904984408 / email: tstctem@gmail.com

Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Hồng Vĩnh

Số 5 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Đt: 0913210295 /(84) 0437689376/ email: vinhxvnpost@gmail.com.

Tạp chí Tem

Giao lưu trực tuyến về dịch sởi trên VietNamNet

Từ 9h30 đến 11h ngày 21/4, báo VietNamNet sẽ tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Làm gì để phòng, chống dịch sởi hiệu quả” với sự tham gia của các chuyên gia thuộc Bộ Y tế và các Bệnh viện đầu ngành về truyền nhiễm, hô hấp.

Bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 12/2013 tại tỉnh Yên Bái và sau đó lan ra 61 tỉnh, thành phố khác trên cả nước, dịch sởi hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân bởi số ca mắc và tử vong đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, riêng số tử vong thì cao bất thường (gấp 6 lần số tử vong trong suốt 10 năm qua).

Ngoài số tử vong cao bất thường, dịch sởi năm nay còn ghi nhận số mắc và tử vong cao của nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi – đối tượng chưa đến tuổi tiêm chủng. Kể cả nhóm đã tiêm chủng đủ 2 liều vắc xin thì tỷ lệ mắc khoảng 4,2%.

Dịch sởi khiến các BV tuyến trên quá tải trầm trọng, làm số trẻ bị nhiễm chéo tăng nhanh. Trong khi đó, một vấn đề nóng gây tranh luận là liệu Bộ Y tế có công bố dịch không? Công tác dập dịch diễn ra như thế nào? Bộ đã chuẩn bị và ứng phó với dịch ra sao, mức độ sẵn sàng đã đáp ứng được yêu cầu thực tế của dịch?

Ngoài ra, vấn đề tiêm chủng, chất lượng vắc xin, phòng bệnh, điều trị cũng như chăm sóc trẻ cũng đang dành được nhiều sự quan tâm của cộng đồng.

Mọi câu hỏi, thắc mắc của bạn đọc về dịch sởi sẽ được các chuyên gia giải đáp trong buổi giao lưu trực tuyến được VietNamNet tổ chức từ 9h30 đến 11h ngày 21/4.

Mời bạn đọc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.

Thành phần tham gia buổi giao lưu trực tuyến gồm:

- GS. TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế.

- PGS.TS Trần Như Dương - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

- TS Phạm Thanh Thủy, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - BV Bạch Mai.

- PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ.

VietNamNet

Hội nhà báo VN khen thưởng VietnamNet và 7 hội viên nhà báo

(ICTPress) - Hôm nay 18/4 tại Hội nghị Toàn quốc triển khai công tác Hội Nhà báo Việt Nam năm 2014 đang diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/4 tại Quảng Ninh, Hội nhà báo Việt Nam đã tổ chức tặng thưởng cờ, bằng khen cho các cấp hội và hội viên nhà báo đã có thành tích xuất sắc về nghiệp vụ và xây dựng Hội trong năm 2013.

Theo đó, đã có 25 đơn vị được tặng Cờ, 40 đơn vị và 182 cá nhân được tặng Bằng khen. Chi hội nhà báo Báo điện tử VietnamNet và 7 hội viên nhà báo thuộc Liên chi hội nhà báo TT&TT đã được tặng Bằng khen của Hội nhà báo Việt Nam gồm: Tổng Biên Tập Tạp chí Xã hội Thông tin, Phó Chủ tịch Liên chi hội Bùi Quốc Việt; Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Tem Vũ Văn Tỵ; Phó Tổng biên tập Báo điện tử VNMedia, Ủy viên BCH Liên chi hội Nguyễn Tất Hồng Dương; Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Báo chí và Truyền thông quốc tế Trần Bình Tám; Nguyễn Lan Phương, Tạp chí CNTT&TT, Chánh Văn phòng Liên chi hội nhà báo TT&TT; Trưởng Ban Bạn đọc Báo điện tử VietnamNet Nguyễn Đăng Tấn; Nguyễn Đức Liên, Chi hội Nhà báo TT&TT tại TP. HCM.

Ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam phát biểu về công tác thi đua khen thưởng năm 2013 cho biết 51/63 Hội nhà báo tỉnh, thành phố 10/19 Liên chi hội và cấp Chi hội có tổng kết thi đua khen thưởng tập thể.

Đánh giá công tác thi đua khen thưởng, ông Hà Minh Huệ cho biết trong năm qua các cấp hội đã có những thành tựu về công tác hội, bồi dưỡng nghiệp vụ. Một số Hội làm rất tốt công tác từ thiện, đã quên góp khoảng 100 tỷ đồng. Các cơ quan báo chí, Hội nhà báo làm tốt chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện bằng việc sáng tạo tác phẩm về đề tài này và cuộc thi do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hà Minh Huệ cho biết công tác thi đua vẫn tồn tại hạn chế, vẫn còn một số đơn vị chưa quan tâm đến công tác này, việc triển khai hoạt động thi đua còn chậm, phong trào thi đua chưa cụ thể, chưa sát với nhiệm vụ. Trong thi đua, việc tổ chức công tác hội vẫn còn yếu kém như tổ chức hoạt động chưa tương xứng với quy mô của tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp thể hiện ở việc các cơ quan báo chí buông lỏng quản lý nội dung tuyên truyền, tình trạng vi phạm đạo đức xảy ra, lãnh đạo một số tổ chức Hội làm kiêm nhiệm chưa thực sự thúc đẩy công tác Hội.

Tiêu chí cao nhất xét khen thưởng được Phó Chủ tịch Hà Minh Huệ cho biết bao gồm nhiều tiêu chí như chất lượng hoạt động hội, công tác nghiệp vụ, tham gia vào hoạt động chung của Hội như tham gia giải báo chí quốc gia, thực hiện kinh phí hỗ trợ kinh phí sáng tạo tác phẩm chất lượng cao, đóng hội phí.

Hội nhà báo Việt Nam cũng cho biết đã hiệp y xin khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ cho 2 tập thể và 5 cá nhân hội viên nhà báo trên toàn quốc, trong đó có nhà báo Phạm Thị Quyên, Chi hội nhà báo Báo Bưu điện Việt Nam, Liên chi hội nhà báo TT&TT.

LP

Thành lập Chi hội nhà báo Tri thức và Thời đại

(ICTPress) - Chủ tịch Liên chi hội nhà báo Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Luận vừa có Quyết định thành lập Chi hội nhà báo Tạp chí Tri thức và Thời đại, thuộc Liên chi hội nhà báo TT&TT.

Tạp chí Tri thức và Thời đại số 1 và 2 năm 2014

Tạp chí Tri thức Thời đại là đơn vị thuộc Cục Xuất bản, Bộ TT&TT được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ TT&TT số: 1118 /QĐ-BTTTT ngày 22/6/2012 về đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tạp chí Tri thức Thời đại.

Tạp chí Tri thức Thời đại có chức năng thông tin về công tác quản lý nhà nước và hoạt động về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm; tuyên truyền, phố biến đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xuất bản; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tới bạn đọc.

Tạp chí Tri thức Thời đại là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo Luật Báo chí và các quy định khác có liên quan; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Giấy phép hoạt động Báo chí do Bộ TT&TT cấp, gồm giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử.

Hội viên nhà báo Đỗ Minh Quân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tri thức và Thời đại được cử làm Thư ký lâm thời của Chi hội.

Địa chỉ tòa soạn Tạp chí Tri thức và Thời đại, số 10 Đường Thành, Phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Minh Anh

VietnamNet tổ chức cuộc thi viết “Đôi mắt và cuộc sống”

Từ ngày 03/04 - 05/9/2014, độc giả VietNamNet và trang Tintuconline.com.vn có thể tham gia cuộc thi viết “Đôi mắt và cuộc sống” để chia sẻ những góc nhìn nông sâu về cuộc sống ngày nay, những dự cảm, suy nghĩ hay một thoáng về hỉ-nộ-ái-ố của đời người.

Cuộc thi “Đôi mắt và cuộc sống” do Báo VietNamNet, Trang Tintuconline.com.vn, kết hợp với Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Công ty Cổ phần Đào tạo và Tư vấn Truyền thông AAA tổ chức. Bài tham dự thuộc thể loại văn xuôi, ký sự,  phóng sự, tản văn…không quá 2.000 từ và chưa đăng tải trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào. 

Tất cả  người Việt Nam đang sinh sống tại VN cũng như ở hải ngoại, người nước ngoài biết sử dụng tiếng Việt, không kể giới tính, nghề nghiệp đều có thể tham gia cuộc thi. Mỗi người không giới hạn số lượng bài viết.

Bài viết dự thi là lăng kính phản chiếu cuộc sống, là góc nhìn về xã hội trước tất cả mọi vấn đề mà bạn cảm nhận ngày hôm nay; về con người, về hành vi, về cách ứng xử…

Đó có thể là góc nhìn của một cô gái trẻ mới bước vào đời, một học sinh nhìn về tương lai, là những nhìn nhận giầu trải nghiệm của một giáo sư, một bác sỹ, kỹ sư, nhà báo, nhà văn... Tất cả  mọi vấn đề mà  bạn nhìn cuộc sống đang diễn ra như thế nào với sự đánh giá của bạn. Bài viết cũng có thể chỉ là những cảm xúc về một đôi mắt đã từng gặp trong đời mà bạn không bao giờ quên…

Bài viết đúng theo thể lệ cuộc thi yêu cầu, không mang màu sắc phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính trị, vùng miền…có nội dung tốt và đạt được ý tưởng xã hội, có sự định hướng, tầm nhìn cao, văn phong trôi chảy…sẽ được chọn đăng trên VietNamNet và Tintuconline. Sau đó, BGK sẽ chọn ra 30 bài vào vòng chung khảo để chấm các giải chính thức.

Thời gian nhận bài: Từ 03/04/2014

Hạn cuối nhận bài: 21h ngày 05/09/2014.

Lễ trao giải dự kiến vào ngày 30/09/2014 tại Hà Nội.

Bài dự thi bằng văn bản tiếng Việt đã đánh máy gửi về:  

Báo VietNamNet
-  Email: doimatvacuocsong@vietnamnet.vn

Trang Tintuconline:  Email: tintuconline@vietnamnet.vn
        

Cơ cấu giải thưởng:

1 Giải Đặc biệt trị giá 20 triệu đồng (Kèm quà tặng của nhà tài trợ)

1 Giải Nhất trị giá 10 triệu đồng (Kèm quà tặng của nhà tài trợ).

2 Giải Nhì mỗi giải trị giá 5 triệu đồng (Kèm quà tặng của nhà tài trợ).

3 Giải Ba mỗi giải trị giá 3 triệu đồng (Kèm quà tặng của nhà tài trợ).

5 Giải Khuyến khích mỗi giải trị giá 1,5 triệu đồng (Kèm quà tặng của nhà tài trợ)

Các giải phụ:

- Giải Bài viết hay nhất, được nhiều người đọc nhất trong tuần: 1 triệu đồng và phần quà của nhà tài trợ.

- Giải Bài viết được nhiều độc giả comment nhất trong tuần, trong tháng và kết thúc cuộc thi. Mỗi giải  2 triệu đồng và phần quà của nhà tài trợ.

- Các Giải thưởng tuần và tháng dành cho độc giả sẽ đăng công khai trên báo VietNamNet và Tintuconline.

- Giải dành cho đơn vị tham gia nhiều nhất 3 triệu đồng và phần quà của nhà tài trợ

Tổng cơ cấu giải thưởng: Gần 100 triệu đồng và rất nhiều phần quà hấp dẫn.

Ban Tổ chức cuộc thi:

Trưởng ban: Nhà thơ, Nhà báo Bùi Sỹ Hoa - Tổng Biên tập Báo VietNamNet

Phó trưởng ban: Nhà báo Phạm Anh Tuấn - Phó Tông Biên tập báo VietNamNet.

Các thành viên ban giám khảo sẽ là những nhà báo, nhà văn nổi tiếng trong nước.

Trân trọng kính mời bạn đọc tham gia cuộc thi: “Đôi mắt và Cuộc sống”.

VietnamNet