Chuyện dọc đường
Life & English: “A trip”
Submitted by nqmhien on Wed, 12/02/2014 - 10:52After the cold snap, flower beds of fireworks sparkles opened in unison.
Some years ago, I liked the sparkle fireworks in the wedding album. After “Tet”, New Lunar Year, I had a trip to the flower bed of sparkle fireworks by bus.
So I went to a flower bed of sparkle fireworks in Thuan Thanh district, Bac Ninh. From Hanoi, at 8 a.m, I catched the bus 204 in Luong Yen bus station, followed 5 national highway to Thuan Thanh. It costed ten thousandVietnamdong.
When I came to Thuan Thanh, I came to a small restaurant to eat the special of this area. I asked the way to the flower bed of sparkle fireworks in the riverside. It’s very famous, from parking place, you can use taxi or motorbike.
It was right to my wish, the flower bed of sparkle fireworks here was very wide. After the cold snap, flower beds of fireworks sparkles opened in unison. Just the time the sparkle firework opened, it was bright yellow. Then, I walked to the village and asked the people where I could see the field of white cabbage flowers.
I took a lot of photos here at 8-10 a.m and 2-3 p.m. When the sunset was down on the unending field, the flower bed of sparkle firework was very fantastic and I was relaxed. I bought a bunch of flowers and I thought that my mother will be very happy.
I like this trip and I hope I will have a lot of great trips.
Author: Giang- Student
Editor: Ms. Trang- Teacher
Wider World Language Center, http://widerworld.edu.vn/
“Hội sách mùa Xuân” 2014 đến với bạn đọc thủ đô
Submitted by nlphuong on Wed, 12/02/2014 - 08:40(ICTPress) - Hội sách mùa xuân 2014 sẽ diễn ra từ 14/2/2014 đến 16/2/2014.
(ICTPress) - Với chủ đề “Tôn vinh văn hóa đọc - nâng tầm tri thức”, Hội sách mùa xuân 2014 do Thư viện Hà Nội và các công ty chuyên phát hành sách như Nhã Nam, Alpha, Quảng Văn, Đông A, Bách Việt, Văn Việt, Người Trẻ Việt, I love cookbook và Asbooks... phối hợp tổ chức.
Đối tượng độc giả chính mà Hội sách mùa xuân 2014 hướng tới là giới trẻ, tôn tôn vinh văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay.
Hội sách sẽ giới thiệu tới công chúng những cây bút mới và nhiều đầu sách mới dành cho giới trẻ (thuộc nhiều thể loại như sách văn học, sách khoa học thường thức, sách dạy kỹ năng sống...). Đây cũng chính là điểm nhấn đặc biệt của chương trình lần này so với những hội sách khác. Hội sách sẽ giới thiệu nhiều đầu sách hay, cùng các hoạt động tôn vinh văn hóa đọc dành riêng cho đối tượng độc giả này như Chương trình ra mắt sách của các tác giả trẻ như Lương Đình Khoa Ai, Lê Ngọc Mẫn và cùng gặp gỡ các tác giả hot nhất hiện nay như: Hoàng Anh Tú, Phan Ý Yên, Minh Nhật, Shino, Lynh Miêu, Quỳnh Thy, Nhật Linh, Leng Keng, Hà Mạnh, Dung Keil,... và họa sỹ trẻ nổi tiếng hiện nay như Tuyệt Đỉnh Sinh Vật, Tùng Nâm, Hoài Bão.
Một điểm hấp dẫn nữa là tại Hội sách độc giả có thể mua sách với giá 0 đồng, mua sách đồng giá.
Hội sách mùa xuân 2014 được coi là Hội sách lớn nhất miền Bắc năm 2014 với mong muốn đem đến cho bạn đọc một hoạt động hấp dẫn trong dịp đầu năm mới, góp phần nâng cao văn hóa đọc trong bạn đọc trẻ Hà Nội.
Hội sách mùa xuân 2014 sẽ diễn ra từ 14/2/2014 đến 16/2/2014 tại Thư viện Hà Nội 47 Bà Triệu.
Bảo Ngọc
Cảm nhận xứ sở hoa anh đào
Submitted by nlphuong on Tue, 11/02/2014 - 06:33Người Nhật yêu hoa, yêu lá đỏ, yêu thiên nhiên, phải chăng thiên nhiên đã tạo cho người Nhật lòng yêu đất nước, lòng tin ở tiên đế. Tổ tiên, linh nghiệm, đã tạo cho họ sự tự tin và sức mạnh.
Thần thoại thời hiện đại
Năm 1970, tôi đến Nhật Bản lần đầu tiên trong đoàn đại biểu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, ngày ấy Nhật là nước phát triển nhưng chưa có dấu ấn lớn lao. 30 năm sau lần thứ 2, tôi trở lại Nhật Bản, lần này tôi đến với nước Nhật có nền công nghiệp vào loại hàng đầu thế giới. Nhật Bản những năm của Thế kỷ 20 đã là cường quốc kinh tế của châu Á và là nước có nền kinh tế thị trường phát triển xếp thứ 2 của thế giới sau Hoa Kỳ. Mảnh đất huyền thoại của thời hiện đại, càng tìm hiểu về nó càng thấy nó thần kỳ.
Trước kia nơi này là đại dương, là biển của vịnh Osaka, không có đất liền. Người Nhật quyết định lấp biển để tạo nên hòn đảo nhân tạo. Đầu tiên họ đóng những cây cọc sâu đến 60m vào đáy biển để xây 11 cây số đê bao cho diện tích 511 ha. Sau đó họ đổ cát lấp biển, 180 triệu mét khối cát đổ vào cái khuôn khổng lồ này, và một đảo cát cao 33m so với đáy biển đã được mọc lên bởi sức vóc vĩ đại của con người. Họ đã mất 2.200 ngày, 6 năm để tạo nên một hòn đảo trước cửa ngõ Osaka. Cây cầu vượt biển nối đảo với đất liền được xây dựng, cầu dài gần 4 cây số có 12 làn ô tô, phía dưới là đường sắt, cầu cao 108m, băng qua eo biển, nối đất liền Osaka. Một sân bay được xây dựng trên cơ sở thiết kế của kiến trúc sư người Italia Ghen Gio Piano. Việc xây dựng một sân bay với các Công ty Nhật không khó, nhưng cái khó là xây trên một hòn đảo mà nền đất chưa ổn định, cọc đóng phải sâu đến gần 100m xuyên vào đáy biển. Họ kiên nhân đóng từng chiếc cọc với kỹ thuật nén cao và phải mất 1/5 thế kỷ, 20 năm ròng rã với 1.500 tỷ yên mới xây dựng xong. Nhà ga cao 4 tầng có chiều dài 2 cây số với diện tích 300.000m2, nhưng hoàn toàn không có cọc bên tông, toàn bộ là những thanh giăng bằng thép không rỉ để lắp kính màu. Một sân bay với đường băng dài 3.500m, cho các loại máy bay hạng lớn hạ cánh. Nó là sân bay hiện đại và tốn hao nhất thế giới.
Ngày nay Chính phủ Nhật Bản còn chủ trương đầu tư thêm 2500 tỉ yên (khoảng 25 tỉ USD) để mở rộng sân bay rộng thêm 2 lần và mở thêm một đường băng mới, đặc biệt sẽ có thêm một đường băng chuyên dùng khi có gió to đến cấp 13 bởi vì ở giữa đại dương trống trải và Nhật Bản là xứ hay gặp bão tố, sóng thần. Quả là chuyện thần thoại của thế kỷ 20, 21 này.
Sân bay Kansai là một biểu thị rõ nét cho sự đột biến thần kỳ của Nhật Bản. Một đất nước có dân số đứng thứ 10 thế giới (128 triệu người), nghèo về tài nguyên, khoáng sản và luôn luôn bị thiên tai, động đất, bão lụt, sóng thần và núi lửa, là quốc gia nhiều thiên tai nhất thế giới. Trung bình mỗi năm có đến 7.500 trận động đất nhỏ và lớn. Thế mà, sau trận bị bom nguyên tử ném xuống Hirosima, hai mươi năm sau Nhật Bản đã ngẩng đầu tự hào về sự vượt nghèo, vượt khó đưa đất nước đi lên và ngày nay Nhật Bản là một quốc gia hàng đầu thế giới về Khoa học công nghệ, là một trong những cường quốc kinh tế, là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.
Núi Phú Sĩ
Nói đến nước Nhật người ta thường nhắc đến núi Phú Sĩ, một danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Và núi Phú Sĩ chính là điểm nhấn, là trung tâm của vườn quốc gia Fufi Takona Iza nổi tiếng thế giới.
Núi Phú Sĩ là tên gọi theo âm hán từ chữ Fi Ji Shan, Shan âm Hán là Sơn (núi). Còn có cách gọi khác là Fuyoho, có nghĩa là đỉnh hoa phù dung. Núi Phú Sĩ vốn là hệ quả phun trào của núi lửa được hình thành sau một trận kiến tạo trên 100.000 năm trước, trầm tích mới phủ lên trầm tích của một ngọn núi cổ tạo nên Phú Sĩ sơn.
Xung quanh núi Phú Sĩ là năm hồ nước ngọt: Kawaguchi, Yamanaki, Motosuu, Shoji và Sai. Người Nhật Bản gọi Phú Sĩ là 1 trong 3 núi thánh (Sanreizan), 2 núi thánh kia là Tate và Ha Ku. Anh đào rất nhiều ở vùng núi Phú Sĩ, người ta nói Phú Sĩ là hiện thân của nữ thần sắc đẹp, mùa xuân đến nàng được khoác lên mình tấm voan hồng anh đào kiều diễm. Còn mùa thu thay lá nàng lại khoác lên mình tấm áo đỏ rực rỡ. Nước xanh quanh chân núi là những tấm gương khổng lồ cho nàng soi bóng. Thật là sơn thủy hữu tình.
Dưới chân núi Phú Sĩ còn có một khu rừng mang tên Aokigahara với nhiều hang động có nhũ óng ánh và những thác nước vừa đẹp, vừa huyền bí. Vùng này có nhiều trầm tích sắt và kim loại nên la bàn và thiết bị định vị không hoạt động được, rừng râm cây to nên nhiều người vào rừng hay bị lạc và khu vực Aokigahara trở nên linh thiêng, họ bảo ở đây các linh hồn vẫn lãng đãng…
Nước Nhật nói chung và xung quanh núi Phú Sĩ có rất nhiều suối nước khoáng. Do đó mùa Đông ở núi Phú Sĩ có dịch vụ ở trong nhà tuyết và tắm ngâm suối nước khoáng nóng được nhiều người ưa chuộng. Núi Phú Sĩ là một điểm du lịch mỗi năm có đến 300.000 người leo núi khám phá Phú Sĩ, thời tiết leo núi tốt nhất là tháng 7, tháng 8.
Ngày xưa, từ năm 663 có một nhà sư đã khám phá và chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ, ông leo núi vào ban đêm bằng đèn dầu, cứ đốt hết một ống dầu ông nghỉ chân, sau 10 lần nghỉ để thay dầu như vậy ông lên đến đỉnh núi. Trên đỉnh Phú Sĩ có bảng ghi lại sự tích này và mỗi chỗ nhà sư dừng nghỉ chân đổ dầu, người sau lập thành trạm dừng chân. Tuy nhiên ngày nay xe ô tô đã có đường lên đến trạm số 5 giữa lưng chừng núi và du khách khám phá chỉ còn phải leo năm trạm. Các trạm có nhà nghỉ, nhà ăn, nhưng đơn giản, không phải là khách sạn. Mỗi trạm đều có thảm trải, khách nếu ăn ở nhà hàng thì ngủ miễn phí, nếu không ăn thì trả tiền thảm và từng giới cứ sắp lớp hàng trăm người ngủ qua đêm. Do vậy, người leo núi phải ba lô, chăn mền, mùa đông ở độ cao 3000m, có hôm nhiệt độ xuống đến -40oC.
Du khách thường cố gắng đến đỉnh núi hoặc ở độ cao 3000m, lúc còn tối để kịp đón bình minh. Ở đây nhìn xuống mây dày đặc như biển tuyết và khi mặt trời lên hồng đỏ một góc chân trời mọi người say sưa chụp ảnh; có khi họ chọn đúng ngày sinh nhật hoặc kỷ niệm ngày cưới để đón mặt trời lên, vì Nhật Bản nơi đón mặt trời sớm nhất địa cầu và ở đây, nơi đỉnh núi Phú Sĩ này là nơi đón mặt trời lên sớm nhất nước Nhật. Họ uống một cốc sake nóng nhâm với cá khô hoặc cốc café nóng trong bình thủy mang theo rồi một vòng quanh miệng núi lửa và xuống núi với lòng vui thích của người đón mặt trời sớm nhất của xứ sở mặt trời mọc. Nhìn trên bản đồ thì quần đảo Nhật Bản như một vòng cung nằm ở cực đông địa cầu, là nơi mặt trời lên sớm nhất thế giới.
Cờ Nhật Bản là một vầng mặt trời đỏ, họ vẫn nói đây là nơi ngự trị của nữ thần mặt trời. Đứng trên núi Phú Sĩ để ngắm mặt trời lên là cách chọn có một không hai. Nhìn từ nhiều phía Phú Sĩ vẫn là một hình dáng uy nghi trinh tiết. Tuyết trắng phủ trên chóp càng làm tăng sự trinh tiết đó. Nếu mùa Xuân đứng bên hồ dưới chân núi Phú Sĩ nhìn lên, mây trắng bồng bềnh ở lưng chừng núi, mặt trời xanh ngắt, hoa anh đào tím rực rỡ, thật là tiên cảnh làm nao nức lòng người.
Hoa anh đào
Nhật Bản còn có một tên xinh đẹp mà tôi muốn nhắc đến đó là xứ sở hoa anh đào. Hoa anh đào đã trở thành quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Mùa xuân đến, nói đúng hơn là từ tháng một đến giữa tháng năm, hoa anh đào nở. Do thời tiết, miền Nam như Okinawa, Osaka nắng ấm, nên anh đào nở trước. Và theo đó từ Okinawa ở phía Nam hoa nở dần lên phía Bắc đến đảo Hokkaido theo sự nắng ấm của từng vĩ tuyến khác nhau.
Trên xứ sở Phù Tang |
Hoa anh đào tiếng Nhật gọi là Sakura, thuộc giống mận và mơ nhưng gốc gác là họ hoa hồng, có các màu trắng, hồng và đỏ. Có loại trắng khi nở chuyển sang hồng, cũng có loại màu hồng rồi chuyển sang hồng phai. Có loại lá rụng thì cây mới đâm hoa sau đó nảy lộc, có loại hoa và lộc nảy cùng lúc. Có đến 6 loại hoa anh đào, nhưng nhiều nhất là loại hoa anh đào Someiyoshino, nó được trồng nhiều nhất ở thủ đô, ở các biệt thự, ở công viên. Loại này khi nở không có lá, nên cả một cây hoa rực rỡ hoa và hoa. Trên cây hoa nở, dưới gốc cây hoa rơi phủ kín như một lớp tuyết hồng nhạt. Mùa Xuân đến cả nước trẩy hội. Các đời Vua và các đời Thủ tướng Nhật thường chiêu đãi các đoàn khách nước ngoài dưới vườn hoa anh đào đầy hoa nở. Hôm các bạn đưa chúng tôi thăm phòng làm việc của Thủ tướng Abe Shinzo trong tòa nhà Quốc hội thuộc phái Dân chủ Tự do, từ khung cửa sổ nhìn xuống dinh Thủ tướng, ngoài sân là những gốc anh đào cao rực rỡ hoa. Mùa hoa nở thanh niên nam nữ cắm trại và vui chơi dưới tán anh đào, người già thì rủ bạn tâm giao uống rượu Sake dưới gốc hoa. Nếu một cánh anh đào rơi vào chén rượu thì đó là may mắn. Lộc đến, cả nhóm hân hoan vui mừng và việc đó thường đến với mọi người khi có một làn gió nhẹ, các cánh hoa rơi lãng đãng và cố rượu nào cũng được một cánh hoa… Theo truyền thuyết “Cố Sự Ký” của nước Nhật thì Sakura (Hoa anh đào) là cách gọi lái từ Sakuya của nữ thần Konohara Kakuya Hime gọi tắt là Sa Sakuya, nàng có sắc đẹp lộng nước nghiêng thành, nàng là người đầu tiên gheo hạt cây hoa này trên núi Phú Sĩ. Khi cánh hoa đầu tiên nở thì nàng cũng hóa thân dưới gốc, nên mọi người đặt tên cho loại hoa bất tử đó là Sakura.
Từ giữa tháng 3 đến 10 ngày đầu tháng 4 là tháng mở hội khai hoa, người Nhật gọi là hội Mankai (hoa nở). Ở thủ đô Tokyo, anh đào nở trong các biệt thự, trên các đường phố, các đền chùa, anh đào nở soi bóng bên các dòng sông, các đầm, hồ và rực rỡ ở các công viên. Nếu ngồi trên trực thăng du lịch lượn một vòng Tokyo sẽ thấy cả thành phố ngập trong màu hồng phấn. Loại hoa này cho một mùi thơm nhẹ nhàng, dìu dịu rất lãng mạn, nó nâng tâm hồn con người lên, làm cho ai đó thưởng thức Mankai cũng thấy lòng thanh thản và lâng lâng. Trong các công viên đã nổi danh ở Tokyo như Ueno, Kitanomanra, Sumida hay như Maruyama gần đền Yasaka anh đào cổ thụ gốc to, làm thành tán rất cốt cách của họ mai - đào. Các cô gái trong bộ Kimono truyền thống rực rỡ đi dưới gốc đào càng tạo cho nước Nhật một sắc thái riêng biệt. Tôi đã có dịp đứng dưới tán anh đào nghe các cô hát bài dân ca Nhật mang tên “Hoa anh đào” - bản dân ca này có từ xa xưa, nó trở thành nhạc nhiệu mở đầu của các cuộc liên hoan, hội tụ, bản dân ca có đoạn:
“…
Trên những đồi cỏ, những ngọn núi
Ở nơi đó có hương và có mây
Hương thơm tỏa trong nắng mai,
Mùa hoa anh đào, hoa anh đảo nở
Những cánh hoa đang khoe màu rực rỡ…
…
Bản nhạc ít lên cao và cũng không xuống thấp, ở cung bình, nó nhẹ nhàng, mênh mang như mở rộng thêm tâm hồn con người về sau được nhạc sĩ Afred Reed phát triển thành bản giao hưởng số 5, Hoa anh đào.
Mùa hoa, sắc hương và làn điệu dân ca anh đào đã để trong lòng du khách. Với tôi đó là một dấu ấn. Chúng tôi đã một lần xin một cành anh đào mang về trồng trong khu du lịch Sao Việt ở Phú Yên quê hương tôi. Chúng tôi đã nhân nó ra, giống này dễ trồng, cắt cành cắm xuống sẽ lên thành cây. Ngày nay anh đào đã phủ kín một số đoạn đường và trước các biệt thự và có một biệt thự phủ kín hoa anh đào được mang tên biệt thự hoa anh đào. Đoạn đường trước lối vào khu Spa của Sao Việt anh đào giao cành rợp mát. Mùa xuân đến khu sinh thái Sao Việt hoa anh đào nở, trên cành, trong sương mai một màu tím nhẹ, dưới gốc là một thảm mịn bởi những cánh hoa anh đào rơi phủ kín. Bất chợt như lạc vào một thế giới khác. Một người bạn tôi hỏi “Sao Việt phải có hội đón hoa anh đảo nở chứ!”. Cây anh đào của xứ mặt trời mọc đã có sức lan tỏa, truyền cảm như vậy đấy, đúng là anh đào loài hoa của tình hữu nghị.
Chúng tôi có người bạn, ông Simamura, Bộ trưởng nông lâm thủy sản của Nhật dưới 3 đời Thủ tướng, ông mời vợ chồng tôi đi ăn món shushi ở một nhà hàng gia truyền. Nhà hàng nhỏ chỉ vài chục chỗ ngồi trên một dãy ghế sát với người chế biến. Rất đơn giản nhưng là nhà hàng shushi xưa nhất ở Nhật, muốn ăn phải đặt trước. Họ cho chúng tôi ăn từ vài loại cá đến mực, đến tôm, ốc… tất cả đều tươi sống, tuyệt nhiên không thấy vị tanh và không có cảm giác sống, dù là đang ăn đồ sống. Tất cả đều ngon ngọt và thơm dòn, thật là thú vị.
Phải chăng tuổi thọ người Nhật cao nhất thế giới vì họ biết tận những những gì trinh nguyên của thiên nhiên ban tặng. Thiên nhiên vốn là tinh khiết, chỉ có con người khi cái tâm chạy theo đồng tiền thì cái ác sẽ đến. Chỉ có con người làm cho thiên nhiên xấu đi và làm cho thực phẩm từ chỗ ngon, bổ trở thành thứ độc hại giết người. Một thông điệp từ nước Nhật mà tôi đọc được đó là: Hỡi loại người, hãy chung tay giữ cho sự trong sạch tinh khiết trinh nguyên của thiên nhiên và đưa nó phục vụ cho con người.
Văn hóa tâm linh
Ba lần đến Nhật, lần nào tôi cũng được các bạn Nhật Bản đưa đi thăm các đền, chùa cổ mà các bạn nói rất linh thiêng. Ở người Nhật, dù họ ăn mặc và sống hiện đại đến đâu thì trên nét mặt và cung cách của họ vẫn thiể hiện rõ họ rất tin ở đấng linh thiêng vô hình. Tôi đến bất kỳ ngôi chùa hoặc đền nào, dù ở nơi xa xôi hẻo lánh hoặc nơi đô hội thì vẫn thấy trang nghiêm. Trẻ em đồng phục, các cô gái mặc Kimono đẹp tề chỉnh sắp hàng vào viếng đền chùa. Có lẽ sự xô bồ, lộn xộn và ăn mặc không nghiêm túc chỉ là một số ít khách du lịch tứ phương.
Ở Tokyo nơi khang trang nhất, lộng lẫy và trang nghiêm nhất là đền Minh Trị nơi thờ Nhật hoàng Mutshuhito người có công lớn trong cuộc cách mạng duy tân Minh Trị từ năm 1868 làm thay đổi hình hài và vóc dáng nước Nhật, đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến thành một nước tiếp cận văn văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho sự phát triển hôm nay của Nhật Bản. Đền Minh Trị nằm trong khuôn viên rộng giữa lòng Tokyo, rộng hơn 70 ha. Với 365 loại cây quý trong vườn với gần 200.000 cây cao bóng mát xanh tươi tốt, ngay ngắn tề chỉnh, đẹp và ấn tượng nhất có lẽ vẫn là rừng thông mịn màu xanh ngát ngay giữa lòng thủ đô Tokyo.
Trong lần trở lại Nhật này, các bạn Oki và Watanabe đưa chúng tôi đến thăm ngôi đền cổ nhất Tokyo, có tên là đền Asakura, còn có tên là SensoJi. Đền Asakura nằm ở Taito City bên dòng Sumida hiền hòa và thơ mộng, gọi Taito là city, nhưng đúng ra là Quận Taito. Asakura là tên vùng Đông Bắc Tokyo, còn SensoJi thì Senso có nghĩa là đền, “Ji” là cổ. Đây là một đền cổ nhất Tokyo được xây từ năm 628. Tương truyền rằng ngày xưa có hai anh em nhà họ Hinokuma làm nghề chài lưới trên sông Sumida. Một hôm họ kéo lưới thấy có pho tượng gỗ, họ lặng lẽ thả tượng xuống sông, nhưng kéo lần hai và lần thứ ba vẫn có pho tượng gỗ. Anh em họ HinoKuma mang tượng về thưa với trưởng lão trong làng. Ông trưởng lão biết đây là điềm thiêng. Ông liền sửa một phần nhà để lập bàn thờ. Sau đó các hòa thượng, sư ông đến thăm, biết rằng Phật bà hiển linh nên cho lập đền thờ và dần dần nó trở thành ngôi đền lớn và cổ nhất, có lịch sử đến trên 1300 năm của Tokyo.
Ngày nay đến đền Asakura ta thấy như một thành phố thu nhỏ. Xung quanh là các phố mua sắm, ẩm thực và hàng chục khách sạn từ 2 đến 5 sao.
Đền có cổng gọi là Kaminarimon có nghĩa là khởi nguồn, nơi tạo ra sấm sét. Hai bên cổng có 2 tượng thờ thần sấm (Rai Jin) và thần gió (Fu Jin), giữa cổng treo đèn lồng đỏ nặng đến 670kg, trên ghi rõ “Cổng sấm”. Từ cổng sấm một con đường thẳng tắp đến cổng đền có tên Hozomon (Hozomon là kho báu). Bên cạnh đền có điện tháp cao 5 tầng mang tên Dempoin. Trong điện chính đặt tượng quan thế âm và hàng năm chỉ có ngày 13 tháng 12 là mở cửa để tín đồ vào viếng. Hàng ngày khách đến chỉ thắp hương ở lư đồng lớn đặt ở tiền sảnh rồi tiến lên nghiêm chỉnh ném vào thùng có rãnh bằng kẽm một vài đồng xu và đứng nghiêm cầu xin. Rất nghiêm trang, người Nhật đứng trước tượng thần xin nước rửa tay rồi mới lên khấn vái. Hàng năm tại đền có đến 5 - 6 lễ hội. Ngày lễ phật là mồng 8 tháng 4, mọi người ăn mặc đẹp, một trăm em bé 4 - 5 tuổi mặc đồng phục, trên đầu gắn hai bông hoa anh đào tím hai bên và một hoa to ở giữa trán, đứng làm hàng rào danh dự. Nhìn từ cao xuống một màu tím hoa anh đào rực rỡ. Tượng phật được ngự trong kiệu vàng, đặt trên mình voi trắng (giả to bằng thật), tượng đưa ra giữa sân và mỗi người đến kính cẩn múc một gáo nước bằng gáo đồng mạ vàng bóng loáng, xối nhẹ lên mình phật. Hàng trăm ngàn người lặng lẽ làm việc này. Lễ tắm phật xong, đưa phật vào cung, mọi người rửa mặt bằng nước tắm phật và sau đó vui vẻ ăn bánh ngọt, uống trả và mãn nguyện ra về.
Tôi muốn nói về một cách vận dụng và khai thác tâm linh để làm du lịch của người Nhật. Từ cổng sấm và đến cổng đền dài độ 300 m họ dựng cột sơn đỏ hai bên đường và hai bên là hai dãy ki-ốt đến 90 gian bán các hàng lưu niệm và tiêu dùng. Một phố chợ thật sự nhưng vẫn nghiêm trang, trật tự và sạch sẽ. Xung quanh phố chợ này là những phố ngang, phố dọc bán đủ thứ đồ và kế đó là những cửa hàng ẩm thực sạch sẽ. Phố cổ, cũ nhưng sạch. Một đội xe kéo như ngày xưa, những người “phu” kéo xe là những thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng giỏi tiếng Anh (ở Nhật người nói tiếng Anh không nhiều) vui vẻ đoan trang mời chào. Lúc nào họ cũng cười tươi. Họ kéo xe đưa khách lượn khu phố quanh đền 30 phút. Một xe chở hai người, khách ngồi lên được phủ kín chân bằng một miếng vải đỏ. Anh “phu” vừa đưa khách đi, vừa giới thiệu, chỗ đẹp anh dừng lại chụp hộ ảnh cho khách với phong cách chuyên nghiệp, khách cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Bài học du lịch tâm linh, du lịch tôn giáo là đây. Người Nhật đã sử dụng đúng lợi thế của những đền thờ kinh doanh du lịch, họ đã tạo nên một sản phẩm du lịch tuyệt vời. Vừa gửi đến khách thập phương một thông điệp về lịch sử dân tộc, vừa kinh doanh thương mại rất hiệu quả.
Cạnh đền chỉ vài phút là công viên Hanayshiki đầy hoa và các trò chơi. Gần đó là công viên Sumida bên bờ sông êm dịu, đến mùa xuân công viên Sumida ngan ngát hoa anh đào, chúng tôi đi giữa công viên để hít thở không khí trong lành, để những cảm nhận về Nhật Bản lắng đọng vào lòng.
Người Nhật yêu hoa, yêu lá đỏ, yêu thiên nhiên, phải chăng thiên nhiên đã tạo cho người Nhật lòng yêu đất nước, lòng tin ở tiên đế. Tổ tiên, linh nghiệm, đã tạo cho họ sự tự tin và sức mạnh. Tôi cảm nhận rằng bắt nguồn cho sự sáng tạo, đột phá đưa nước Nhật trở thành cường quốc là từ lòng tin và sức mạnh này.
Tháng 11 năm 2013
Bút ký của Trình Quang Phú
Nguồn: Báo Văn nghệ
Life & English: “The Year of the Horse”
Submitted by nqmhien on Sun, 09/02/2014 - 00:32People born in the Year of the Horse are clever, kind, animated and energetic.
People born in the Year of the Horse are clever, kind, animated and energetic. Although they sometimes talk too much, they are cheerful, perceptive, talented and love to be in the center of a crowd. They are popular among friends, active at work and have a deft sense of humour.
2014 is the year of the Golden Horse. Golden Horses are strong and stable and have a better ability to make decisions. Excellent at interacting with others, they are successful personally and professionally.
Anna N.
34 hình ảnh xúc động của Lễ khai mạc Olympic mùa Đông Sochi
Submitted by nlphuong on Sat, 08/02/2014 - 08:20(ICTPress) - Có hơn 3000 nghệ sỹ đã tham gia vào các màn trình diễn khiêu vũ, ballet, nhào lộn và diễn xiếc.
(ICTPress) - “Thế vận hội của chúng ta sẽ lạnh”, Dmitry Chernyshenko, Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic Sochi 2014, cho biết trong lễ khai mạc Olympics mùa Đông vào tối qua 7/2.
Thế vận hội được khai mạc lúc 21h30 tối 7/2, mở đầu bằng cuộc diễu hành của 88 quốc gia mà các vận động viên tự giới thiệu khi đi vào sân vận động Olympic Fisht và vẫy cờ quốc gia mình. Lễ khai mạc trong 3 tiếng với những khoảnh khắc nhìn lại lịch sử nước Nga.
Buổi lễ kết thúc với huyền thoại hockey Vladislav Tretiak và vận động viên trượt tuyết nổi tiếng Irina Rodnina thắp ngọn đuốc Olympic. Hai vận động viên này là những người rước đuốc cuối cùng trong cuộc hành trình rước đuốc kéo dài nhiều tháng, trong đó có lúc phải rước đuốc qua không gian và thậm chí ở dưới mặt nước.
Tổng cộng, có hơn 3000 nghệ sỹ đã tham gia vào các màn trình diễn khiêu vũ, ballet, nhào lộn và diễn xiếc. Các nghệ sỹ đã mặc tới 6000 bộ trang phục. Trong khi có tới 2000 tình nguyện viên hỗ trợ trên sân khấu, hậu trường tại Công viên Olympic để buổi trình diễn được diễn ra.
Irina Rodnina và Vladislav Tretyak thắp đuốc trong Lễ khai mạc Olympic Sochi 2014.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach và Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon chào mừng các đoàn vận động viên.
Ảnh: Charlie Riedel/AP |
Một nghệ sỹ trình diễn sau khi cờ Olympic được kéo lên trong Lễ khai mạc.
Ảnh: David Phillip/AP |
Các nghệ sỹ đeo những chiếc đèn trên người để trình diễn.
Ảnh: Mark Humphrey/AP |
Một em bé Nga bay trong lễ khai mạc. Động tác này được lặp lại hai lần trong buổi trình diễn.
Ảnh: Vadim Ghirda/AP |
Các vũ công biểu diễn trong Lễ khai mạc.
Ảnh: Mark Humphrey/AP |
Các diễn viên trình diễn.
Ảnh: Vadim Ghirda/AP |
Các nghệ sỹ trình diễn trong bóng tối.
Ảnh: Vadim Ghirda/AP |
Các vũ công trình diễn.
Ảnh: Mark Humphrey/AP |
Các nghệ sỹ trình diễn trong trang phục đầy màu sắc.
Ảnh: Ivan Sekretarev/AP |
Các nghệ sỹ trình diễn điệu nhảy truyền thống.
Ảnh: David J. Phillip/AP |
Các ngệ sỹ trình diễn khai mạc.
Ảnh: David J. Phillip /AP |
Ba linh vật may mắn.
Ảnh: David J. Phillip/AP |
Đoàn vận động viên Nga.
Đoàn vận động viên Nhật Bản.
Đoàn vận động viên Iran.
Đoàn vận động viên Canada.
Đoàn vận động viên Trung Quốc.
Đoàn vận động viên Mỹ.
Đoàn vận động viên Brazil.
Alex Pullin, vận động viên Australia, phía trước bên phải cầm cờ và dẫn đầu đoàn vận động viên Australia.
Panagiota Tsakiri, đoàn Hy Lạp, cầm cờ và dẫn đầu đoàn vận động viên Hy Lạp.
Maria Hoefl-Riesch cầm cờ và dẫn đầu đoàn vận động viên Đức.
Các cổ động viên nhí của Nga vẫy cờ khi bài quốc ca được bật lên.
Cờ của nước Nga được kéo lên trong Lễ khai mạc.
Một em bé Nga bay sân vận động trong một trình diễn tại Lễ khai mạc.
5 vòng tròn Olympic. Một chiếc vòng đã chưa sáng lên.
Toàn cảnh Lễ khai mạc từ trên cao.
Các cổ động viên đổ về Sân vận động Fisht.
Mặt trời lặn trên Sân vận động trước Lễ khai mạc.
Các khán giả tại Sân vận động Olympic Fisht trước giờ Khai mạc.
Pháo hoa trong Lễ khai mạc.
Các diễn viên đeo những ngọn đèn LED trình diễn.
Các khán giá vẫy cờ Nga trong Lễ khai mạc.
T. Dung
Theo Mashable/AP
Tái bản sách “Kỷ yếu Hoàng Sa”
Submitted by nlphuong on Sat, 08/02/2014 - 06:12(ICTPress) - "Kỷ yếu Hoàng Sa" được tái bản, cập nhật, chỉnh sửa nhiều nội dung, bổ sung nhiều hình ảnh hoạt động của UBND huyện Hoàng Sa cùng nhiều tư liệu Hán Nôm và bản đồ có giá trị.
(ICTPress) - Từ bao đời nay, tiếp nối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết bao công sức và xương máu để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngày nay, đất nước ta đã hòa bình, dân tộc ta đã độc lập, nhưng bờ cõi ta một số nơi vẫn chưa yên, đặc biệt là ở biển Đông, ở đó quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị đánh chiếm, quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng đang bị nhòm ngó và đe dọa.
Đau đáu với một phần lãnh thổ chưa về với đất Mẹ, với mong muốn góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trong thời gian qua UBND huyện Hoàng Sa, TP. Đà Nẵng đã không ngừng nỗ lực sưu tầm tư liệu lịch sử, chứng cứ pháp lý đặc biệt là việc lưu lại những hình ảnh và ký ức của những người đã từng giữ đảo trước ngày 19/01/1974, những người đích thực là công dân của huyện Hoàng Sa trước đây và mãi mãi về sau, để chứng minh một cách thuyết phục với thế giới rằng: Hoàng Sa là của Việt Nam.
Và ngày 9/1/2012, cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa biên soạn với sự góp sức của các tổ chức, các cơ quan, các nhà khoa học, các nhân chứng lịch sử… đã chính thức ra mắt bạn đọc. Đây là cuốn kỷ yếu quy mô nhất về Hoàng Sa lần đầu tiên được in ấn và phát hành rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho mỗi người dân Việt Nam.
40 năm nhớ về Hoàng Sa (1974 - 2014), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa tái bản cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa. Trong lần tái bản này, Kỷ yếu Hoàng Sa được cập nhật, chỉnh sửa nhiều nội dung, bổ sung nhiều hình ảnh hoạt động của UBND huyện Hoàng Sa cùng nhiều tư liệu Hán Nôm và bản đồ có giá trị minh chứng cho chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Nội dung Kỷ yếu cũng đề cập một số hoạt động tại các địa phương và nhân dân cả nước có liên quan đến việc sưu tầm tư liệu, hiện vật minh chứng quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, lịch sử của công tác quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Minh Anh
30 bức ảnh đáng nhớ về các Olympics mùa Đông (Phần 2)
Submitted by nlphuong on Fri, 07/02/2014 - 07:10(ICTPress) - Đây là những hình ảnh thú vị các nhiếp ảnh gia đã ghi lại được bằng hình ảnh về những khoảnh khắc của các kỳ Olympics mùa Đông.
(ICTPress) - Kể từ khi bắt đầu vào năm 1924, Thế vận hội (Olympics) mùa Đông đã khơi nguồn cảm hứng cho các vận động viên. Họ cũng là những người đã tạo nên nhiều xúc động trong suốt chiều dài lịch sử của Thế vận hội.
Dưới đây là là những hình ảnh thú vị các nhiếp ảnh gia đã ghi lại được bằng hình ảnh về những khoảnh khắc của các kỳ Olympics mùa Đông được Mashable tập hợp.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Count Henri de Baillet-Latour (giữa bên phải, với tay nhét trong túi) đứng cạnh thị trưởng New York (và sau này là Tổng thống Mỹ) Franklin D. Roosevelt (giữa) trong Lễ khai mạc Olympics mùa Đông tại Lake Placid, New York, vào ngày 4/2/1932.
Ảnh: Katherine Young/Getty Images |
Một ấn tượng được chụp tại điểm xuất phát cuộc thi đấu trượt băng ngắn của nữ tại Olympics mùa Đông 1988 ở Calgary.
Ảnh: Staff/Getty Images |
Thủ môn Canada Roberto Luongo bắt trượt quả bóng trong vòng loại môn hockey trên băng của Nam, giữa đội Canada và Phần Lan ngày 19/2/2006.
Ảnh: ELSA/AFP/Getty Images |
Vận động viên trượt tuyết người Mỹ, Dan Jansen ngồi trên sân băng với tay chống đầu sau khi vận động viên này rơi lần thứ 2 trong môn trượt băng 1000 mét nam vào ngày 14/2/1988 ở Calgary, Canada.
Ảnh: Mike Powell/Getty Images |
Torbjorn Yggeseth của Na Uy bay trên không trong môn thi đấu trượt tuyết tại Olympics mùa Đông Innsbruck năm 1964 tại Áo.
Ảnh: Central Press/Getty Images |
Cặp vận động viên người Nga, Roman Kostomarov và Tatiana Navka, trình diễn tại sự kiện vũ điệu tự do trên băng trong cuộc thi trượt băng tại Olympics mùa Đông Turin ngày 20/2/2006.
Ảnh: FRANCK FIFE/AFP/Getty Images |
Gerhard Koehler, Áo đã bị chấn thương sau khi xe trượt tuyết đâm vào tường ở góc cuối cùng trong trận chung kết trượt tuyết hai người vào ngày thứ 9 của Olympics mùa Đông Turin ngày 19/2/2006.
Ảnh: Donald Miralle/Getty Images |
Vận động viên trượt băng người Na Uy Sonja Henie trên băng ở Chamonix, Pháp, trong Olympics mùa Đông đầu tiên tháng 1/1924. Trong bức ảnh này, Sonja Henie mới 11 tuổi, và tiếp tục dành Huy chương Vàng trong môn trượt băng cá nhân của nữ khi 15 tuổi.
Ảnh: Central Press/Getty Images |
Một vận động viên trượt tuyết ván bay qua các vòng tròn Olympics trong Lễ khai mạc Olympics mùa Đông Vancouver ngày 12/2/2010.
Ảnh: Kevork Djansezian/Getty Images |
Eva Huckova của Slovakia thi đấu ở môn trượt tuyết đổ dốc núi cao vào ngày thứ 3 của Olympics mùa Đông Turin ngày 13/2/2006.
Ảnh: Shaun Botterill/Getty Images |
Vận động viên dành Huy chương Vàng của nữ Shizuka Arakawa, vận động viên Nhật Bản biểu diễn trong trình diễn gala trượt băng vào ngày 14 của Olympics mùa Đông Turin vào ngày 24/2/2006.
Ảnh: Al Bello/Getty Images |
Joe Moore (giữa), vận động viên trượt băng không chuyên trong nhà vô địch thế giới, tập dượt cho cuộc thi quốc tế ở Lake Placid, N.Y. Moore đã dự thi ở Olympics năm 1924 ở Chamonix, Pháp.
Ảnh: Underwood Archives/Getty Images |
Shaun White của Mỹ thi đấu môn trượt ván nửa đường ống của nam trong ngày thứ 6 Olympics mùa Đông Vancouver ngày 17/2/2010.
Ảnh: Cameron Spencer/Getty Images |
Đội trưởng đội tuyển Scott Niedermayer (giữa) của Canada vẫy tay chào những người hâm mộ sau khi nhận được Huy chương Vàng sau chiến thắng 3-2 trong môn thể thao hockey trên băng của nam vào thời gian bù giờ giữa đội tuyển Mỹ và Canada vào ngày 17 của Thế vận hội mùa Đông Vancouver ngày 28/2/2010.
Ảnh: Harry How/Getty Images |
Pháo hoa trên bầu trời đêm vào ngày 8/2/2002, trong Lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông XIX ở thành phố Salt Lake, Utah.
Ảnh: Olivier Morin/AFP/Getty Images |
Life & English: “The color of Vietnamese New Year”
Submitted by nqmhien on Wed, 05/02/2014 - 00:24Coming to Vietnam during the Tet holidays - Lunar New Year, you can see the whole streets covered with the color of red.
Spring is the season of the brightest and most effulgent colors. Especially in Asia’s beliefs, red is considered good luck, prosperity, joyfulness and contentment. We can see the red color everywhere, from the ornaments, lucky envelopes, to the clothes of the elderly on the first days of New Year.
Coming toVietnam during the Tet holidays - Lunar New Year, you can see the whole streets covered with the color of red. Whichever gifts you plan to give, place a priority on red and yellow and avoid dark colours. For example, if you want to buy children new clothes, try to pick the most bright coloured ones.
Anna N.
Không khí Tết Việt trên báo nước ngoài
Submitted by nlphuong on Tue, 04/02/2014 - 09:50(ICTPress) - Không khí đón Tết Việt đã được nhiều trang báo mạng các nước đăng tải với những nét truyền thống riêng.
(ICTPress) - Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam.
Không giống các nước đón Tết âm lịch khác, Tết tại Việt Nam lại có những ý nghĩa riêng.
Không khí đón Tết Việt đã được nhiều trang báo mạng các nước đăng tải với những nét truyền thống riêng:
Thành phố Nha Trang được trang trí với hoa và cờ đón Tết. Hoa được bán trên đường phố Nha Trang. Ảnh Joachim Pham đăng trên National Catholic Reporter - ncronline.org |
Hoa được bán trên đường phố Nha Trang. Ảnh Joachim Pham đăng trên national Catholic Reporter - ncronline.org |
"Chúc mừng năm mới". Ảnh: Lynn Lieu đăng trên The Desert Sun (mydesert.com) |
Một người nông dân tỉa cành đào nở, biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, tình yêu và niềm vui, và được sử dụng để trang trí trong nhà trong dịp Tết. Ảnh đăng trên asiasocieyty.org (Ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) |
Một thầy đồ cho chữ trong năm mới ở Hà Nội. Viết câu đối và chữ trong dịp Năm mới là một truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam (Ảnh: Xinhua) (English.cri.cn) |
Một thanh niên vẽ con ngựa, con giáp của năm để chào mừng năm 2014, ở Hà Nội. (Ảnh: Xinhua) (English.cri.cn) |
Những cây hoa đào được người dân mua để đón năm mới. Ảnh của AFP đăng trên the star.com.my |
Người dân Hà Nội nô nức mua đào (Ảnh: Xinhua/VNA) (China.org.vn) |
Những con phố được trang trí bằng những chiếc đèn màu và đèn lồng chào đón năm mới. Ảnh Yan Jianhua/Xinhua đăng trên www.news.cn, Xinhuanet.com |
HY
30 bức ảnh đáng nhớ về các Olympics mùa Đông (Phần 1)
Submitted by nlphuong on Mon, 03/02/2014 - 07:15(ICTPress) - Thế vận hội mùa Đông lần thứ XXII sẽ diễn ra tại Sochi, Nga từ ngày 7/2 tới đây. Kể từ khi bắt đầu vào năm 1924, Olympics mùa Đông đã khơi nguồn cảm hứng cho các vận động viên.
(ICTPress) - Thế vận hội mùa Đông lần thứ XXII sẽ diễn ra tại Sochi, Nga từ ngày 7/2 tới đây.
Kể từ khi bắt đầu vào năm 1924, Thế vận hội (Olympics) mùa Đông đã khơi nguồn cảm hứng cho các vận động viên. Họ cũng là những người đã tạo nên nhiều xúc động trong suốt chiều dài lịch sử của Thế vận hội.
Từ những trình diễn đầy thách thức đến thú vị tới những tai tiếng mà các nhiếp ảnh gia đã ghi lại được bằng hình ảnh về những khoảnh khắc Olympics lịch sử trên khắp thế giới.
Một trong những sự kiện có tiếng xấu nhất trong các Olympics mùa Đông là scandal giữa những vận động viên trượt băng tên tuổi của Mỹ là Tonya Harding và Nancy Kerrigan. Tháng 1/1994, một người đàn ông đã tấn công Kerrigan vào đầu gối ngay đêm trước khi đội Mỹ vô địch trượt băng. Sau đó người ta đã phát hiện chồng cũ của Harding là Jeff Gillooly, và vệ sỹ Shawn Eckhardt đã lên kế hoạch vụ tấn công với hy vọng gia tăng cơ hội của Harding tại các trận đấu tập của Mỹ và cuối cùng là Olympics. Kerrigan đã không thể cạnh tranh chức vô địch quốc gia, nhưng cô đã được lựa chọn vào đội tuyển năm 1994 cùng với Harding. Tuy nhiên, nghiệp chướng đã quay trở lại với Harding khi cô bị chấn thương - cô đã kết thúc với vị trí thứ 8 trong Olympics mùa Đông Lillehammer năm 1994, trong khi Kerrigan, sau đó đã hồi phục chấn thương, dành Huy chương Bạc.
Một câu chuyện thú vị tại Olympics mùa Đông 1988 ở Calgary là câu chuyện của đội trượt tuyết Jamaica. Họ được xem là những người “chiếu dưới” vì đại diện cho một quốc gia nhiệt đới trong một sự kiện thể thao mùa Đông, và cuối cùng đã lọt vào tới Tứ kết. Tuy nhiên, họ đã trình diễn khá đột phá trong thời gian Thế vận hội Calgary, và làm các đội tuyển khác và những người xem ấn tượng với những khởi động nhanh. Họ thậm chí còn là nguồn cảm hứng cho một bộ phim có tên gọi Cool Runnings bởi những thành tích của họ.
Hãy cùng nhìn lại một số bức ảnh tiêu biểu nhất từ các Olympics mùa Đông dưới đây, trong đó có cả những tai nạn nguy hiểm, những cuộc lật đổ ngoạn mục và những chớp hình thú vị.
Hình ảnh của một cú nhảy trượt tuyết trong ngày cuối cùng của Olympics mùa Đông Innsbruck năm 1964 được tổ chức tại Áo.
Ảnh: Allsport Hulton/Archive/Getty Images |
Đội tuyển hockey Mỹ ăn mừng chiếc Huy chương Vàng sau khi đánh bại đội tuyển Phần Lan với tỷ số 4-2 trong trận chung kết tranh Huy chương vàng tại Olympics mùa Đông 1980 diễn ra ngày 24/2/1980 tại hồ Placid, New York.
Ảnh: Steve Powell/Getty Images |
Mario Dezolt, Italia thực hiện chặng đầu tiếp sức nam việt dã tại Olympics mùa Đông Lillehammer ở Na Uy năm 1994.
Ảnh: Pascal Rondeau/ALLSPORT |
Joakim Karlberg (trái), Thụy Điển ngã khi Andrey Bobrov (phải), Liên bang Xô viết trượt qua trong môn thi đấu trượt băng tốc độ 1500 mét tại Olympics mùa Đông năm 1988 ở Calgary, Canada.
Ảnh: Mike Powell/Allsport |
Antti Tormanen, Phần Lan bị đập mạnh vào kính bởi một vận động viên người Cộng hòa Séc tại Aqua Wing tại Olympics mùa Đông 1988 tại Nagano, Nhật Bản.
Ảnh: Al Bello/Allsport |
Vận động viên trượt băng nổi tiếng của Mỹ, Dick Button thực hiện bước nhảy của mình vào tháng 2/1948 tại St. Moritz trong Olympics mùa Đông. Button đã dành Huy chương Vàng và lặp lại thành tích tại Oslo, Na Uy năm 1952. Button trở thành vận động viên trượt băng của Mỹ đầu tiên dành Huy chương Vàng và anh giới thiệu không ngại ngùng là người dành 2 huy chương tại Olympics chỉ sau khi ngày hoàn thành thi đấu thành công.
Ảnh: STAFF/AFP/Getty Images |
Vận động viên trượt tuyết Stein Gruben chuẩn bị lao dốc với ngọn lửa Olympics trong Lễ khai mạc Olympics mùa Đông Lillehammer năm 1994, tại Na Uy.
Ảnh: Bob Martin/ALLSPORT |
Các vận động viên thi đấu trong môn trượt tuyết đường trường cổ điển 50km của nam vào ngày thứ 17 của Olympics mùa Đông, ngày 28/2/2010 ở Whistler, Canada.
Ảnh: Shaun Botterill/Getty Images |
Vận động viên trượt tuyết người Đức, Chistl Cranz thi đấu trước đám đông, có Nazis trong đồng phục, trong môn thi đấu trượt tuyết phối hợp ở núi cao của nữ tại Olympics mùa Đông lần thứ IV ngày 8/2/1936, Garmisch-Partenkirchen, Đức.
Ảnh: FPG/Getty Images |
Ảnh toàn cảnh về môn thi đổ đèo của nam được kiểm tra tại Olympics mùa Đông ở Nagano, Nhật Bản, ngày 12/2/1998.
Ảnh: Mike Powell/Allsport |
Các vận động viên trượt băng của Mỹ Tonya Harding (trái) và Nancy Kerrigan tránh nhau trong một phiên thi đấu ngày 17/2/1994 ở Hamar, Na Uy, trong Olympics mùa Đông. Kerrigan bị đánh vào đầu gối tháng 1/1994 trong trận đấu kiểm tra Olympics của Mỹ, và sau đó được biết vụ việc nay do chồng cũ của Harding và vệ sỹ đã lên kế hoạch với hy vọng gia tăng cơ hội của Harding tại các cuộc kiểm tra và thi đấu Olympics.
Ảnh: VINCENT AMALVY/AFP/Getty Images |
Gerda Weissensteiner của Italia đang biểu diễn tại môn trượt băng một người bằng xe tại Olympics mùa Đông Lillehammer ở Na Uy năm 1994.
Ảnh: Shaun Botterill/ALLSPORT |
Những vận động viên hockey của Mỹ đã ăn mừng chiến thắng bất ngờ trước đội tuyển Canada tại Olympics mùa Đông vài phút sau khi trận đấu kết thúc vào ngày 25/2/1960 tại thung lũng Squaw, California. Được gọi là “phép màu không thể coi nhẹ”, chiến thắng phút chót của Mỹ trước các đội tuyển Canada và Liên bang Xô viết với những căng thẳng của Chiến tranh Lạnh đang dần tăng.
Ảnh: AP |
Đội tuyển Jamaica thi đấu ở môn trượt tuyết bằng xe 4 người của nam tại Olympics mùa Đông 1988 tại Calgary. Các thành viên đội tuyển Nelson Chris Stokes, Dudley Stokes, Devon Harris và Michael White là những vận động viên đầu tiên thi đấu trượt tuyết của quốc gia này.
Ảnh: Bob Thomas/Getty Images |
Shizuka Arakawa (giữa), vận đông viên Nhật Bản đã phản ứng với kết quả của cô sau lần biểu diễn tại chương trình trượt băng tự do của Nữ trong ngày thứ 13 của Olympics mùa Đông Turin trong ngày 23/2/2006. Cô sau đó đã dành Huy chương Vàng trượt băng của nữ.
Ảnh: Brian Bahr/Getty Images |
(Còn tiếp)