Syndicate content

Chuyện dọc đường

Bộ tem chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Tóm tắt: 

Mẫu tem này có mệnh giá 100 đồng, mặt tem chia thành hai phần lớn và nhỏ cùng thể hiện bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Nguyễn Văn Điệp (SN 1969, ngụ tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) là người đang giữ mẫu tem “quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa” do Bưu chính Việt Nam phát hành.

Mẫu tem này được giới sưu tập đánh giá cao

Mẫu tem này có mệnh giá 100 đồng, mặt tem chia thành hai phần lớn và nhỏ cùng thể hiện bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, phần bản đồ nhỏ có với dòng chữ “Đại Nam nhất thống toàn đồ”. Ngoài lề tem có ghi dòng chữ: Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ. 

Website của Bộ Thông tin- Truyền thông có nói về mẫu tem này. Theo đó, ngày 19/1/1988, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” gồm 2 mẫu, do họa sĩ Trần Lương thiết kế. Tem có khuôn khổ 43 x 32mm, bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” thể hiện hình ảnh “Đội Hoàng Sa” - hải đội dưới thời Nguyễn có nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cùng hình ảnh hai quần đảo này trên những bản đồ cổ Việt Nam.

Ông Điệp và mẫu tem về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Theo nghiên cứu của nhà sưu tập tem Hoàng Anh Thi (Câu lạc bộ sưu tập Viet Stamp trực thuộc Hội Tem TPHCM), bộ tem bưu chính “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” được Bưu chính Việt Nam phát hành trong hoàn cảnh Trung Quốc đang có hành động gây hấn tại Trường Sa. Việc bộ tem này được phát hành đã thể hiện rõ quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn của lãnh thổ đất nước bao gồm cả đất liền, các hải đảo, vùng trời và vùng biển.

Cũng theo nghiên cứu của nhà sưu tập này, mẫu tem “Hoàng Sa và Trường Sa trên các bản đồ cổ” (mẫu do ông Điệp đang lưu giữ) thể hiện hình ảnh của hai bản đồ cổ, trong đó: phần bản đồ lớn bên trái tem là bản đồ của nhà hàng hải Hà Lan Henricus Van Langren năm 1595 vẽ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam hình lá cờ đuôi nheo với tên I. de Pracel; phần bản đồ nhỏ bên phải tem là bản đồ Việt Nam thời Nguyễn mang tên “Đại Nam nhất thống toàn đồ” với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông được vẽ thành một dải 29 hòn đảo với tên chung “Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa”.

Các nhà sưu tập “kỳ cựu” trong làng tem Việt Nam đều thống nhất rằng “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” là một trong những bộ tem không những đắt giá mà còn có giá trị lịch sử rất lớn, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Điệp cho biết bộ tem này trước đây do bố ông là cụ Nguyễn Đức Ruệ mua về cất giữ để gửi thư. Năm 1999 cụ Ruệ qua đời, ông Điệp sắp xếp lại giấy tờ cũ và phát hiện những con tem này.

Mạnh Thắng

Nguồn: tienphong.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Life & English: “Hanoi’s spring and summer”

Tóm tắt: 

Lasting from February to April, Hanoi’s spring is humid and wet with drizzles

Lasting from February to April, Hanoi’s spring is humid and wet with drizzles. The average temperature normally ranges from 15 to 20 Celcius degree. As this kind of weather is suitable for the plants to grow and flowers to blossom, spring will be the best time for tourists to witness the vitality of tropical nature. Spring is also the time for Tet holiday - the most essential and longest Vietnamese festival of the year.

Hanoi’s summer is very hot with the average temperature of 32 degree and has risen up in recent years, lasting from May to August. July is the hottest month. Since global warming has become a more and more serious problem, some summers are dry while others may be extremely wet with high humidity. Heavy rain is one feature of Hanoi’s summer, so don’t forget to bring a raincoat or an umbrella with you whenever leaving home. Moreover, be ready to be sweat under the sun during the day and a thunderstorm in the afternoon or evening!

(Source: www.hanoionline.com)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Life & English
Các chuyên mục liên quan: 
Chuyện dọc đường
Life & English

Ra mắt cuốn sách “Hồ Chí Minh và 5 bảo vật quốc gia”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Trong khối di sản tinh thần mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam, có 5 di sản đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

(ICTPress) - Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam và khai sinh Nhà nước Việt Nam mới, Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, cho hạnh phúc của nhân dân.

Người đã được UNESCO tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn. Người đã hoàn thành đầy đủ sự nghiệp của đời mình, cũng chính là sự nghiệp của dân tộc Việt Nam và của cả loài người tiến bộ. Vượt lên tất cả, khi mất, Hồ Chí Minh không phải là một kỷ niệm của quá khứ, mà Người vẫn mãi sống trong lòng mỗi người con Việt Nam. Những cống hiến và phẩm cách cao quý của Người luôn gắn liền với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa của loài người mà đỉnh cao là học thuyết Mác - Lenin - ánh sáng tư tưởng của thời đại trở nên diệu kỳ trong ký ức tất cả mọi thời đại.

Trong khối di sản tinh thần mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam, có 5 di sản đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia, đó là: “Đường Kách mệnh”; “Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù)”; “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”; “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” “Bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. 

Nhân dịp kỷ niệm một năm các di sản của Người được tôn vinh là Bảo vật Quốc gia, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Khu Di tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch kịp thời ra mắt cuốn sách “Hồ Chí Minh và 5 bảo vật Quốc gia”.

Mỗi di sản mà Người để lại đều chứa đựng những giá trị, ý nghĩa lớn lao và luôn tỏa sáng, soi đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang và đang vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong lời giới thiệu cuốn sách Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã viết: “Bảo vật Quốc gia "Đường Kách mệnh" là sự vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đấu tranh giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản, là nền tảng cho việc tìm hướng đi mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam và được coi là văn kiện lý luận chính trị đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. Bảo vật Quốc gia“Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, giúp chúng ta hình dung được thế giới tâm hồn nhiều cung bậc của Người, thấy được tầm vóc trí tuệ của một chân dung vĩ đại, với khát vọng cao đẹp nhất là "Độc lập cho dân tộc và Tự do cho con người".

Bảo vật Quốc gia "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" ­ là bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có giá trị lịch sử như một Cương lĩnh kháng chiến, chứa đựng những quan điểm cơ bản về tư tưởng, đường lối chiến tranh nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, truyền thống anh hùng, bất khuất, quyết hi sinh để giành lại độc lập cho dân tộc; là mệnh lệnh tiến công cách mạng, tạo khí thế để nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu với mọi vũ khí sẵn có với một ý chí quyết đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi Việt Nam;

Bảo vật Quốc gia “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” là một văn kiện lịch sử có giá trị như một lời hịch kêu gọi toàn dân tộc, một cuộc vận động lớn để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, củng cố niềm tin, siết chặt đội ngũ để bước vào giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

“Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” - Bảo vật Quốc gia cuối cùng mà Người để lại là sự kết tinh tinh thần tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp suốt đời phấn đấu hi sinh vì nước vì dân;  vạch ra những định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi; là những lời căn dặn thiết tha; là sức mạnh thôi thúc toàn dân tộc hành động trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh 5 bảo vật Quốc gia được trình bày một cách trang trọng, bạn đọc còn được tiếp cận những dòng cảm xúc của các nhà phê bình văn học trong và ngoài nước khi nghiên cứu về các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việc tái hiện 5 bảo vật Quốc gia của Người không chỉ nhằm tôn vinh và ngợi ca các giá trị di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, mà còn giúp cho mỗi chúng ta có thể soi mình vào tấm gương đạo đức vĩ đại của Người để tin tưởng và đem hết tài năng, sức lực cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho sự phát triển của đất nước.

Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

10 món ăn nên thưởng thức ở Campuchia (Phần 2)

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Dưới đây là 5 món ăn khác của Campuchia bạn nên thưởng thức khi đến đất nước này.

(ICTPress) - Trong phần 1, 5 món ăn nên thưởng thức ở Campuchia đã được giới thiệu là: Cơm thịt lợn, Cá sốt, Cari đỏ Khmer, Salad bò ướp chanh Khmer, mì Khmer.

Dưới đây là 5 món ăn khác của Campuchia bạn nên thưởng thức khi đến đất nước này.

Kampot, nghệ của hạt tiêu.

Kdam chaa: cua chiên

Cua chiên là một đặc sản của thị trấn ven biển Campuchia là Kep. Chợ cua tươi ngon ở đây nổi tiếng về cua chiên được ăn kèm với hạt tiêu Kampot xanh.

Hạt tiêu xanh thơm Kampot nổi tiếng được nhiều người sành ăn trên toàn thế giới biết đến, và mặc dù quốc tế vẫn biết đến với loại khô, nhưng bạn có thể thưởng thức hạt tiêu xanh tươi rất riêng ở Campuchia.

Rất đáng để đến Kep và Kampot vì riêng điều này, như các nhà hạng Phnom Penh đưa cua sống về từ làng chài để làm nên những món ngon riêng, trong đó có cả hạt tiêu và gia vị tỏi hương vị Kampot.

Một món khai vị được khuyến nghị trước khi sang các món thịt xiên.

Kiến cây đỏ xào với thịt bò và húng quế tươi

Bạn sẽ tìm thấy tất cả các loại côn trùng trong thực đơn ở Campuchia. Kể cả loại nhện lớn.

Nhưng món hấp dẫn nhất đối với người nước ngoài là loại kiến cây màu đỏ được xào với thịt bò và húng quế tươi.

Kiến đủ kích thước, đôi khi rất khó thấy và đôi khi lại dài đến cả inch được xào với gừng, lá chanh, tỏi, hẹ tây và thịt bò thái mỏng.

Rất nhiều ớt được ăn kèm với món thơm ngon này, mà không làm lấn át kiến tách biệt với thịt bò.

Món ăn này ăn kèm với cơm, và nếu bạn may mắn bạn có thể có thêm một phần ấu trùng kiến trong bát ăn của bạn.

Hãy thưởng thức ở Romdeng, 74 St. 174, Phnom Penh.

Bạn không hề sai lầm với bất cứ thứ gì được ăn trên que nướng.

Ang dtray-meuk: Mực nướng

Ở các thị trấn ven biển ở Campuchia như Sihanoukville và Kep, bạn sẽ tìm thấy những người bán hải sản đang cầm những chiếc vỉ nướng than nhỏ trên vai, nướng mực khi họ đi dọc theo bờ biển.

Món này được xào cùng với cả chanh hay nước mắm và sau đó được nướng trên vỉa than và được dùng với nước sốt phổ biến của Campuchia, có nguồn gốc từ Kampot, được làm từ tỏi, ớt tươi, nước mắc, giấm và đường.

Hương vị biển cả mùa hè có thể có ở Phnom Penh, nơi nhiều nhà hàng đưa hải sản từ bờ biển về làm các món ăn tương tự.

Cha houy teuk - Thạch

Mùa hè nóng rất thích hợp cho những thức ăn mát ngọt như thế này.

Sau khi tan trường ở Phnom Penh, những em học sinh thường xuống phố để thưởng thức món quà này với giá 1000 riel, khoảng 0,25 USD.

Một số em ăn xôi hay bột cọ sagu được trộn với nước cốt dừa và phủ bên trên là khoai sọ, đậu đỏ, bí ngô và mít.

Một trong những món ngon nhất là cha houy teuk, là món tráng miệng thạch ngọt được làm từ thạch trắng, một chất lỏng trong suốt được làm từ tảo biển.

Món thạch này có các màu sáng như hồng và xanh, khá phổ biến cho trẻ em.

Kết hợp với bột cọ, đậu xanh trắng và kem dừa, cha houy teuk thường được làm trong những chiếc bát với những miếng đá bào mỏng.

Cá nướng ở hồ cháy. Nghe có vẻ nhưng là một buổi trình diễn vũ kịch. Ngon tuyệt vời.

Cá nướng ở hồ cháy

Nước cốt dừa tươi không được sử dụng hàng ngày trong nấu ăn Khmer. Thay vào đó nó được dùng cho những món ăn vào những dịp đặc biệt.

Cá nướng ở hồ cháy là một món như thế - truyền thống được làm cho các bữa tiệc hay các nhà hàng phục vụ trong một đĩa hình cá đặc biệt.

Một con cá nguyên được nướng chín và sau đó được đặt lên một bếp nóng trên bàn cùng với cari dừa được làm từ ớt và kroeung vàng.

Các loại rau như súp lơ, bắp cải được nấu với cari và ăn với cơm hoặc mì. Từ chính xác của món này là trei bung kanh chhet, cá từ hồ kanh chhet và một loại rau xanh nước của Campuchia được ăn kèm với món này.

Thùy Dương - Theo CNN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

5 phim chiếu rạp đáng xem trong tháng 3

Tóm tắt: 

Mr. Peabody & Sherman, Non - stop, The Monuments Men, Divergent và Noah là 5 bộ phim chiếu rạp không nên bỏ lỡ tháng 3 tới.

Mr. Peabody & Sherman, Non - stop, The Monuments Men, Divergent và Noah là 5 bộ phim chiếu rạp không nên bỏ lỡ tháng 3 tới.

1. Mr. Peabody & Sherman - Cuộc phiêu lưu ấm áp tình cha con

Hình ảnh trong Mr. Peabody & Sherman.

Mr. Peabody & Sherman (Cuộc phiêu lưu của Mr.Peabody và cậu bé Sherman) xoay quanh mối quan hệ của Peabody và cậu con trai Sherman. Vì muốn tạo ấn tượng với cô bạn Penny, cậu bé Sherman đã khiến cả thế giới đứng trước nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn vì cỗ máy thời gian.

Không còn cách nào khác, ông bố Peabody phải du hành ngược thời gian về quá khứ để “sắp xếp” lại lịch sử như đúng những gì đã từng diễn ra trước đó.

Cuộc hành trình này khiến cả ba Peabody, Sherman và Penny đi từ đất nước này đến đất nước khác, từ thời đại này đến thời đại khác và cùng khám phá những bí ẩn của lịch sử loài người.

Hành trình này giúp Peabody biết cách quan tâm, yêu thương và chăm sóc Sherman nhiều hơn. Điều này khiến bộ phim trở nên ấm áp tình cha con.

2. The Monuments Men - phim mới của Geogre Clooney mê hoặc khán giả...

Dựa trên một câu chuyện có thật về hành trình săn tìm kho báu vĩ đại nhất trong lịch sử, The Monuments Men (Kho báu bị đánh cắp) kể về một trung đội bất đắc dĩ được thành lập trong Thế chiến II.

Họ bao gồm 7 “đặc nhiệm” là giám đốc bảo tàng, điêu khắc gia, họa sỹ, kiến trúc sư và những nhà sử học với nhiệm vụ thâm nhập vào nước Đức để thu hồi lại các tuyệt tác nghệ thuật trả lại cho những chủ nhân đích thực.

Trong The Monuments Men, tài tử kỳ cựu Geogre Clooney đảm nhiệm vai trò đạo diễn và diễn viên chính.

3. Non-Stop - người hùng thành tội phạm

Phim xoay quanh nhân vật Bill Marks, một cảnh sát hàng không vô tình rơi vào âm mưu bí ẩn của một kẻ giấu mặt trên chuyến bay thẳng từ New York đến London và lần lượt chứng kiến những cái chết kỳ lạ của các hành khách trên chuyến bay.

Kẻ chủ mưu muốn nhận được 150 triệu USD và chuyển vào một tài khoản nhất định. Nhưng bất ngờ là tài khoản nhận tiền lại mang tên Bill Marks. Từ một người chống lại tội phạm, Bill bỗng trở thành không tặc.

Phim do Jaume Collet-Serra đạo điễn chứa nhiều tình huống ly kỳ, hồi hộp, bí ẩn.

Bên cạnh ngôi sao hành động nổi tiếng Liam Neeson, phim còn có sự tham gia của diễn viên Julianne Moore.

Phim được khởi chiếu từ ngày 7/3 tại các rạp trên toàn quốc.

4. Divergent (Dị biệt) – lần đầu Kate Winslet vào vai phản diện

Là bộ phim hành động, tâm lý, giả tưởng có bối cảnh là thành phố Chicago trong tương lai xa xôi, nơi một trật tự xã hội mới được thiết lập và được tuân thủ nghiêm ngặt.

Ở nơi đó, con người không còn được tự do lựa chon số phận cho mình mà dựa trên kết quả một kỳ kiểm tra, rồi dành cả đời để phục vụ cho phân khu đã được chỉ định.

Nhưng có những cá nhân bị cho là “Dị biệt”, khi kì kiểm tra không thể xác định họ thuộc về phân khu nào.

Lần đầu tiên xuất hiện trong một vai phản diện, ngôi sao Kate Winslet (Titanic, The Reader, Eternal Sunshine of the Spotless Mind) vào vai Jeanine Matthews, thành viên hội đồng tối cao duy nhất xuất thân từ phân khu Erudite, và là thủ lĩnh của phân khu gồm những người mưu trí này.

Jeanine cùng thủ lĩnh của phân khu Dauntless có tham vọng thông trị cả 5 phân khu, và những người “Dị biệt”...

Phim sẽ được ra mắt khán giả vào ngày 21/3.

5. Noah – một bộ phim thần thoại hoành tráng!

Noah (Đại hồng thủy) tái hiện lại truyền thuyết cùng tên, truyền thuyết về trận đại hồng thuỷ và con thuyền Noah trong Kinh thánh qua cách kể tươi mới của đạo diễn Darren Aronofsky. Vai Noah là Russel Crowe - diễn viên từng đoạt giải Oscar - đồng thời đã đảm nhiệm nhiều vai diễn trong các bộ phim đậm chất sử thi của Hollywood.

Noah quy tụ nhiều diễn viên tài năng và rất được khán giả yêu mến như: Anthony Hopkins (đoạt giải Oscar năm 1992), Emma Watson (trong loạt phim Harry Potter), Logan Lerman (trong loạt phim Percy Jackson), Dakota Goyo (trong Real Steel).

Noah hứa hẹn sẽ là một bộ phim vừa mang tính giải trí vừa có giá trị nghệ thuật cao của năm 2014.

Phim được khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 28/3.

Hoa Chanh

Nguồn: Thể thao & văn hóa

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Life & English: “Spring Poems”

Tóm tắt: 

I'm glad I am alive, to see and feel

Life & English: “Spring Poems”

On a Forenoon of Spring
by William Allingham

I'm glad I am alive, to see and feel
The full deliciousness of this bright day,
That's like a heart with nothing to conceal;
The young leaves scarcely trembling; the blue-grey
Rimming the cloudless ether far away;
Brairds, hedges, shadows; mountains that reveal
Soft sapphire; this great floor of polished steel
Spread out amidst the landmarks of the bay.

I stoop in sunshine to our circling net
From the black gunwale; tend these milky kine
Up their rough path; sit by yon cottage-door
Plying the diligent thread; take wings and soar--
O hark how with the season's laureate
Joy culminates in song! If such a song were mine.

 

(Source: http://www.poetry-and-poems.com)

 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Life & English
Các chuyên mục liên quan: 
Chuyện dọc đường
Life & English

Cầu Long Biên: Đường về nhà, đường về quá khứ…

Tóm tắt: 

Mỗi cư dân Hà Nội, dù là dân gốc hay những người nhập cư, đều mang trong mình một hình ảnh ấm áp, thân thuộc hay một kỷ niệm nào đó về cầu Long Biên.

Mỗi cư dân Hà Nội, dù là dân gốc hay những người nhập cư, đều mang trong mình một hình ảnh ấm áp, thân thuộc hay một kỷ niệm nào đó về cầu Long Biên.

Tôi gọi cầu Long Biên là đường về nhà. Giờ đây nó là đường về nhà của hầu hết là những người lao động nghèo, đi làm bằng xe đạp và xe máy. Nó cũng là đường về của nhiều đôi trai gái thành phố, những cụ già, những toán khách du lịch nước ngoài đủ mọi lứa tuổi…, họ đến đây để tìm về một không gian rất khác của Hà Nội, một không gian với những nét rất riêng, xưa cũ, đường như đang chết đi cùng cây cầu rất đẹp này...

Cầu Long Biên - đường về nhà của những người lao động nghèo (Ảnh: Hà Thành)

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, trước khi chia tay Hà Nội về Huế (để nghỉ hưu) cũng đã đạp xe qua cầu Long Biên, và ông đã làm một bài thơ rất xúc động về cây cầu có hơn 110 năm chứng kiến thăng trầm của Thăng Long-Hà Nội:

“Bên kia cầu, chùa Bồ Đề; Như chiếc nấm Linh Chi cổ đại; Cầu Long Biên gù lưng người phu già; Sớm chiều cõng chuông qua sông; Nhắc nhở lẽ huyền vi Hà Nội; Chiếc cầu đi suốt đời ta; Ròng ròng huyết mạch; Đầy vết đao binh lửa; Dạy ta vượt lên sóng gió; Làm người; Ba mươi năm; Ta lại đạp xe qua chiếc cầu cũ kỹ; Trong sớm thu dịu ngọt; Nghe sông Hồng vặn mình trong cát; Gió rít mỗi trụ cầu; Thấy màu mắt những anh hùng trong thép; Thấy những sóng người dào dạt; Trùng trùng lớp lớp đi xa…”

Cầu Long Biên, mỗi lần đi qua đó tôi đều có cảm xúc rất lạ, đặt chân lên cầu từ phía Long Biên là có cảm giác bắt đầu vào Hà Nội, sau lưng là quê nhà, và ngược lại, khi lên cầu từ đường Trần Nhật Duật, thì lại có cảm giác Hà Nội đã ở sau lưng mình rồi. Cây cầu này nối hai vùng đô thị rất khác, cái khác ấy rất khó diễn đạt thành lời, có lẽ chỉ những người sống ở hai đầu cầu mới thấm, cũng là Hà Nội đấy, mà là hai Hà Nội khác nhau…

Mỗi cư dân Hà Nội, dù là dân gốc hay những người nhập cư, đều mang trong mình một hình ảnh ấm áp, thân thuộc hay một kỷ niệm nào đó về cầu Long Biên. Và với rất nhiều người Việt, có khi chưa đặt chân tới Hà Nội bao giờ, thì cây cầu này vẫn là một biểu tượng của Hà Nội, gắn liền với Hà Nội. Cõ lẽ chẳng cần một sắc phong chính thức nào thì cầu Long Biên đã hiển nhiên là một di sản của thủ đô. Cũng có thể bởi vì điều đó quá hiển nhiên, cho nên người ta đã quên đưa  cây cầu này vào danh mục di sản cẩn bảo tồn, tôn tạo chăng?

Cầu Long Biên là một không gian rất khác của Hà Nội (Ảnh: Hà Thành)

Với hơn 110 năm tồn tại, cây cầu này là chứng nhân lịch sử của Hà Nội từ thời Pháp thuộc, qua hai cuộc kháng chiến lớn nhất của dân tộc trong thế kỷ 20 và ngày nay, thời bình và thời kỳ đổi mới. Nó là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại của Hà Nội.  Không những thế, ở tầm vóc quốc tế, đây còn là công trình kiến trúc kỳ vĩ, tiêu biểu cho một thời kỳ phát triển kỹ nghệ rực rỡ đầu thế kỷ 20. Những điều này, chẳng cần những chuyên gia uyên thâm, người bình thường có chút hiểu biết, đều có thể thấy được…

Tôi ước mơ, một ngày nào đó, sẽ được nhìn ngắm và đi trên cây cầu Long Biên nguyên vẹn như hơn trăm năm trước.

Cho đến bây giờ, ngoài cầu Long Biên và có lẽ là cầu Nhật Tân (sắp hoàn thành), chắng có cây cầu nào bắc qua sông Hồng trên địa phận Hà Nội, có giá trị thẩm mỹ và gợi cảm hơn. Những cây cầu khác đơn thuần chỉ để đi qua.

Thế nên, cái ý tưởng di rời Cầu Long Biên đi chỗ khác để làm di tích tham quan, nại lý do là để nguyên thì tốn kém tiền đền bù, chi phí cao, không thuận tiện cho giao thông của đô thị hiện đại, hoặc cầu đã quá cũ, hết tuổi sử dụng… là một ý tưởng rất thiếu trách nhiệm. Nếu ý tưởng này được thực hiện, nó có thể tạo xúc tác  giúp “đẻ”  ra các ý tưởng khác, ví dụ di dời Hoàng Thành Thăng Long ra chỗ khác để xây dựng một công trình mới nào đó phục vụ nhu cầu hiện tại…

Phá Cầu Long Biên hoặc dỡ ra mang đi nơi khác, với ai đó, là phá đi đường về nhà gần gũi và thân thuộc nhất, còn với nhiều người và đặc biệt là với Hà Nội, là phá đi một con đường nối quá khứ  với hiện tại và cả tương lai nữa.

Phạm Kinh Bắc

Nguồn: VOV Online

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Độc đáo lễ hội bắp Cẩm Nam

Tóm tắt: 

Lần đầu tiên được tổ chức, lễ hội bắp nếp Cẩm Nam đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách đến tham dự cùng với nhiều hoạt động đặc sắc, quảng bá thêm một sản vật đặc trưng của Hội An.

Lần đầu tiên được tổ chức, lễ hội bắp nếp Cẩm Nam đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách đến tham dự cùng với nhiều hoạt động đặc sắc, quảng bá thêm một sản vật đặc trưng của Hội An.

Tái hiện hình ảnh làng nghề bắp nếp Cẩm Nam.

Sau rau Trà Quế, bắp Cẩm Nam vốn là thương hiệu từ lâu, không chỉ trong tỉnh mà còn vượt ra các tỉnh lân cận. Nhằm khôi phục lại chỗ đứng vốn có của bắp Cẩm Nam, đa dạng hóa thành một sản phẩm du lịch, hướng đến việc duy trì “không gian xanh” ở vùng đất di sản, lễ hội bắp nếp Cẩm Nam đã được tổ chức với nhiều hoạt động sinh động, hấp dẫn.

Các lò nấu bắp lớn ở Hội An đều được mời về tham dự lễ hội.

Ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An cho biết: “Lễ hội bắp nếp Cẩm Nam được tổ chức không chỉ để tôn vinh, quảng bá một đặc sản khác của Hội An, mà còn khôi phục lại chỗ đứng của nó sau những tin đồn thất thiệt thời gian qua. Đây cũng là hoạt động để người dân nhìn nhận lại, trở lại với nghề truyền thống đã nuôi sống mảnh đất, nuôi sống con người Cẩm Nam ngày xưa. Duy trì nghề truyền thống, cũng là hướng đến xây dựng và bảo tồn một không gian xanh cho Hội An trong thời gian đến”.

Lễ tế tạ ơn tiên tổ nghề trồng và chế biến bắp.
Thực hiện nghi lễ truyền thống.

Du khách đến tham dự lễ hội đã có dịp trải nghiệm nghi lễ tế nghề truyền thống, tham gia vào các công đoạn chế biến, nấu bắp và thưởng thức các món ăn đặc sản từ bắp nếp Cẩm Nam như bắp luộc, bắp nướng, bắp xào, chè bắp… Dự kiến, đã có khoảng 10.000 trái bắp nếp được BTC sử dụng phục vụ miễn phí cho du khách tại lễ hội lần này.

Đại diện các phòng ban chính quyền địa phương thắp hương tại lễ tế.
Tôn vinh những người trồng bắp
Dân trồng bắp Cẩm Nam hào phóng đãi khách đặc sản bắp nếp.
Hơn 10.000 trái bắp nếp được phục vụ miễn phí tại lễ hội.
Dân trồng bắp và du khánh đều thích thú với sản vật bắp nếp.
Vớt bắp ra từ lò nấu.
Món bắp nướng tại lễ hội.
Các em nhỏ hồn nhiên tại lễ hội.
Chia nhau món đặc sản của vùng đất Hội An.
Các món ăn truyền thống từ bắp được phục vụ miễn phí tại lễ hội.
Du khách nước ngoài ghi lại hình ảnh từ bắp.
Hàng nghìn du khách đã đến tham dự lễ hội bắp lần đầu được tổ chức.

Minh Hải - Phương Giang - Lăng A Cúi

Nguồn: baoquangnam.com.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Life & English: “ A letter from Halong Bay”

Tóm tắt: 

Halong Bay is the world heritage but the beach is so polluted. The water isn’t clean.

Dear Peter,

How are you?

I am staying in Halong, Quangninh, Vietnam. I have 3-day-cruise in Halong Bay. Now, it is the 3rd day.

The weather is great!HalongBayis the world heritage but the beach is so polluted. The water isn’t clean.

I often play in the sand. I like octopus because the restaurant on the ship cook it really well. I like fishing squid but I couldn’t get any one. On the second day in the morning we went to the SungSot and Luon cave. I like this cruise but we need to go home. And I want to show you all my photos!

See you soon,

Your best friend

Dong Nhat Khoi Nguyen

 

Author: Dong Nhat Khoi Nguyen

Editor: Ms Trang - Teacher

Wider world Language Center, http://widerworld.edu.vn/

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Life & English
Các chuyên mục liên quan: 
Chuyện dọc đường
Life & English

Ra mắt tác phẩm văn thơ “Dòng sông và ánh lửa”

Tóm tắt: 

Những vần thơ ông viết đã chú ý tới tứ thơ, đã thể hiện được niềm vui, nỗi buồn của người khác, đặc biệt những bài thơ tình lại rất mạnh dạn và trẻ trung.

Hôm nay (21/2), tại Hội trường Bộ Thông tin và Truyền thông, Nhà xuất bản văn học và tác giả Phạm Đạo ra mắt tập văn thơ có tiêu đề  “Dòng sông và ánh lửa”.

Tới tham dự buổi ra mắt tập văn thơ có ông Đỗ Trung Tá, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT-TT); Nhạc sĩ - nhà thơ Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, nhà thơ Vũ Quần Phương, đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đại diện nhà xuất bản văn học, nhạc sỹ Hà Nội cùng nhiều văn nghệ sĩ trong câu lạc bộ văn thơ Bưu điện…

Tác giả Phạm Đạo sinh năm 1940, người làng Le, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Ông là một nhà khoa học công tác tại Tổng cục Bưu điện trước kia, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành Bưu chính Viễn thông như Vụ phó Vụ tổ chức cán bộ, Giám đốc công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC, Chánh văn phòng tổng cục Bưu điện, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Năm 2001 đến nay, mặc dù đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn tham gia công tác xã hội khá mạnh mẽ, trải rộng trong nhiều lĩnh vực như Chủ nhiệm câu lạc bộ thơ văn Bưu điện, ủy viên trung ương Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc…

Nhà thơ, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Đạo

Từ tập thơ đầu tay “Nếu anh là dòng sông”, nhà xuất bản Thanh niên năm 1997, cho đến tác phẩm Dòng sông và ánh lửa” hôm nay đã là tác phẩm thứ 10 của tác giả. Đây là thành quả lao động sáng tạo đáng trân trọng của một cây bút trong lĩnh vực sáng tác, bà La Kim Liên, Phó Tổng Biên tập nhà xuất bản văn học nhận định.

Tác phẩm “Dòng sông và ánh lửa” ra đời nhằm đánh dấu mốc quan trọng của cuộc đời tác giả Phạm Đạo – 75 tuổi và cũng tròn 58 năm gắn bó với thơ ca.

Cuốn sách gồm hai phần. Phần 1 là những vần thơ đọng lại gồm 81 bài thơ. Đây là những bài thơ tâm huyết nhất của nhà thơ Phạm Đạo được ông bộc bạch một cách khiêm tốn. Đó là những bài thơ qua năm tháng đã đọng lại trong tác giả cũng như bạn bè thân thiết của mình. Chính vì vậy, có những bài thơ chưa thật thơ nhưng lại là những dấu mốc của cuộc đời hay một kỷ niệm không thể nào quên.

Phần hai của tác phẩm là những ghi chép, phỏng vấn gồm 18 bài văn xuôi. Những bài viết này như lời tri ân của tác giả Phạm Đạo với những cá nhân, tập thể mà ông từng gặp, đã từng công tác, làm việc. Qua họ, ông cảm thấy cuộc sống này thật thú vị, nhiều ý nghĩa và đáng sống biết bao.

Nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ cảm xúc sau khi đọc tác phẩm "Dòng sông và ánh lửa".

Chia sẻ cảm xúc của mình sau khi đọc tác phẩm “Dòng sông và ánh lửa”, nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, đến với thơ ca khi đã ở tuổi xế chiều nhưng tác giả Phạm Đạo đã dần chuyển từ nghiệp dư sang chuyên nghiệp. Những vần thơ ông viết đã chú ý tới tứ thơ, đã thể hiện được niềm vui, nỗi buồn của người khác, đặc biệt những bài thơ tình lại rất mạnh dạn và trẻ trung.

Là một cán bộ được đào tạo và làm việc thuần túy trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nhưng không thể ngăn tâm hồn ông đến với thi ca, không làm giảm cảm xúc trong ông với cuộc sống. Ngược lại chúng khiến cho thơ ông mạch lạc, khúc triết, tỉnh táo hơn nhưng không kém phần trữ tình, sâu lắng. Thơ ông đa dạng về đề tài, tương đối phong phú về thể hiện, gồm đề tài về tình bạn, tình yêu gia đình, đất nước cho đến những hồi ức về cuộc sống, về thân phận con người, về những vẫn đề bức thiết của xã hội hôm nay. Nhiều bài thơ của tác giả đã được phổ nhạc và được nhiều bạn đọc yêu mến. 

Tuệ Minh  (Ảnh Thi Nga)

VNMedia

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường