Syndicate content

Chuyện dọc đường

Đảo quốc Singapore

Tóm tắt: 

Tôi đến Singapore nhiều lần, lúc thì đi với vai trò nhà báo, khi thì đi với đoàn doanh nhân và có khi vào vai lữ khách. Mỗi lần đến là thêm những khám phá, mới lạ, cuốn hút về sự phát triển ngoạn mục của Quốc đảo này.

Nói đến Singapore là nói đến nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu. Hai cái tên Lý Quang Diệu và Singapore không thể tách rời. Singapore đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển theo đường hướng chủ đạo do Lý Quang Diệu hoạch định.

Tôi đến Singapore nhiều lần, lúc thì đi với vai trò nhà báo, khi thì đi với đoàn doanh nhân và có khi vào vai lữ khách. Mỗi lần đến là thêm những khám phá, mới lạ, cuốn hút về sự phát triển ngoạn mục của Quốc đảo này.

Quốc gia nhỏ, tầm ảnh hưởng lớn

Thế giới nhận xét, Singapore là một “Chấm đỏ nhỏ” trên bản đồ, quốc gia “Bé hạt tiêu”, một quốc gia nhỏ có tầm ảnh hưởng lớn - có thế đứng vững chắc trên thế giới. Vốn là làng chài của người Mã Lai, tên Singapore xuất phát từ tiếng Malaysia, được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố) - thành phố sư tử.

Một góc thành phố Singapore - Ảnh: Eurosis.org

 Giáo sư, nhà báo quốc tế người Mỹ Tom Plate, trong một lần đến TP.HCM, thông qua phó giáo sư, tiến sĩ sử học Phan Xuân Biên tôi tiếp xúc với ông và cùng ông đến khu công nghiệp Bình Dương, do một tập đoàn Singapore đầu tư. Tom Plate trao đổi về sự “khôn ngoan” và sự “phát triển thần kỳ” của Quốc đảo Sư tử. Ông nhiều lần đến Singapore và trực tiếp phỏng vấn ông Lý Quang Diệu để phác họa rõ nét nhà lãnh đạo tài năng này.

 Một đảo quốc chưa đến 5 triệu dân, diện tích chỉ bằng thành phố Los Angeles của nước Mỹ, hoặc bằng huyện Cần Giờ - TP.HCM. Trong vòng mấy chục năm, Singapore đã phát triển ngoạn mục. Cuộc bứt phá huyền thoại từ nghèo nàn trở thành một quốc gia giàu có, phát triển, hiện đại gắn chặt với tên tuổi, sự nghiệp của nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu.

 Việc tách khỏi Liên bang Malaysia đồng nghĩa với việc tự cung, tự cấp, Singapore đối mặt với hàng loạt khó khăn, thất nghiệp, thiếu nhà ở, thiếu lương thực, tài nguyên thiên nhiên không có gì đáng giá, thiếu nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển. Diện tích đất đai hạn hẹp. Vấn đề “nóng” của sắc tộc - mối hiểm họa đe dọa khủng bố từ Jemaah Islamiah.

 Thủ tướng Lý Quang Diệu và các cộng sự Đảng Nhân dân Hành động (PAP) đã chèo lái, đưa Singapore vào quỹ đạo phát triển bài bản - tầm nhìn thế kỷ.

 Quy hoạch bài bản, mở rộng lãnh thổ

 Công việc đầu tiên mà Thủ tướng Lý Quang Diệu và các cộng sự thực thi là quy hoạch phát triển thành phố, trên cơ sở quỹ đất trên đảo rất hạn hẹp. Lúc đó, thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ rõ, quy hoạch của đảo phải có tầm nhìn xuyên suốt thế kỷ 21, phát triển công nghiệp, dịch vụ, cảng biển gắn với dân sinh.

 Sau khi chắt lọc tinh hoa thành tựu quy hoạch thế giới, trên cơ sở quỹ đất của đảo, căn cứ định hướng phát triển cơ bản, dài hạn của chính mình, quy hoạch xây dựng thành phố được Chính phủ phê duyệt. Công cuộc xây dựng “quốc đảo hiện đại” cứ vậy mà thực thi, chấm dứt mọi bàn cãi. Toàn đảo được chia thành 55 khu vực quy hoạch.

 Singapore quy hoạch thành 12 khu công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là khu công nghiệp Jurong. Khu công nghiệp cảng phát triển ngành đóng tàu, sửa chửa tàu, công nghiệp lọc dầu. Kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán - thương mại và dịch vụ. Singapore trở thành thành phố quốc tế sầm uất, với nhiều tòa nhà cao tầng, công viên xanh.

 Hạ tầng kỹ thuật giao thông, hệ thống đường sá trên quốc đảo phát triển chất lượng được coi tốt nhất thế giới. Hai phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất Singapore là xe bus (hơn 3 triệu lượt khách mỗi ngày) và tàu điện ngầm (hơn 2 triệu lượt khách mỗi ngày).

 Ông Lý Quang Diệu từng tuyên bố:

- Lẽ thường, người đẻ nhưng đất không đẻ. Với đảo quốc, biển cả bao bọc chung quanh, chúng ta bắt đất đẻ ra đất, vì sự sống còn!

 Đảo quốc Singapore rất coi trọng việc mở mang lãnh thổ, bằng cách lấy đất từ những ngọn đồi, đáy biển và mua đất từ những quốc gia lân cận. Nhờ vậy, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5km2 thập niên 60 thế kỷ trước lên 697,25km2 ngày nay. Dự kiến đến năm 2030, diện tích lãnh thổ Singapore sẽ tăng lên xấp xỉ 800km2.

 Singapore còn mở mang lãnh thổ bằng cách xây dựng thành phố ngầm để… tiết kiệm đất. Tiếp xúc với đoàn nhà báo Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc gia Khaw Boon Wan nêu rõ:

 - Các quốc gia trên thế giới đã có kinh nghiệm mở rộng không gian ngầm dưới lòng đất. Singapore càng phải làm như vậy. Chúng tôi hướng đến không gian ngầm với các kế hoạch xây dựng khu phức hợp giao thông và cơ sở hạ tầng đô thị hoàn chỉnh dưới lòng đất, hệt Singapore thứ hai vậy.

 Năm 2011, tôi đến Singapore cùng một cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ TP.HCM. Chúng tôi dành cả buổi sáng để cùng khám phá “thành phố ngầm”. Bắt đầu từ ga tàu điện ngầm UAF, tôi lọt vào “ma trận” đường cao tốc xuyên đất, với không gian ngầm 12 đường cao tốc, 80km đường tàu điện ngầm nối liền các các trung tâm thương mại đô hội, tấp nập người mua sắm. Dòng người đổ về từ các hướng mỗi khi tàu điện ngầm cập bến, tận hưởng sự thoải mái và an ninh khi dạo chơi, mua sắm dưới lòng đất từ con đường Orchard nổi tiếng đến tòa thị chính, Tanjong Pagar và vịnh Marina. Gặp nhóm lữ khách quen thân thuộc Công ty Du lịch lữ hành Bến Thành từ TP.HCM, để cùng ngồi nhâm nhi cà phê với bánh ga tô tại “Orchard ngầm”. Mọi sinh hoạt - cuộc sống con người ở “thành phố ngầm” diễn ra chẳng khác gì trên mặt đất.

 Ông Lý Quang Diệu cho rằng, việc “xuất khẩu tư bản”, cách mà Karl Marx đã nói, bằng cách mở rộng, tăng cường đầu tư ra các nước, trên cơ sở các bên cùng có lợi cũng là cách mở rộng lãnh thổ hợp lý của thời thế giới phẳng. Và trên thực tế, với sự mở rộng đầu tư nghiêm túc ở các quốc gia bạn, Singapore đã thành công.

 Thế mạnh du lịch, phát triển ấn tượng

 Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu, nguyên Thủ tướng Goh Chok Tong, đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long đều coi trọng phát triển du lịch từ 2 hướng: Xây dựng, tạo lập môi trường sống tự nhiên tốt nhất; tận dụng lợi thế nền văn hóa đa dân tộc.

 Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, đã nói đến Singapore là nói đến một thành phố bản sắc đa văn hóa, xanh, sạch, đẹp; năng động, trật tự và ngăn nắp, truyền thống và hiện đại. Đó là thành phố của những cuộc dạo chơi an bình, thư thái của du khách. Singapore là thành phố sạch, an toàn. Không quá lời khi một du khách người Nga đã nhận xét, ở Singapore muốn gì cũng có, chỉ một thứ khó kiếm, đó là rác. Singapore là nơi dành cho các kỳ nghỉ dưỡng, bởi bầu không khí trong lành, bãi tắm sạch, với những điểm tham quan, vui chơi giải trí hấp dẫn, khám phá và tận hưởng một trải nghiệm du lịch lý thú. Giáo sư Tom Plate đã nhận xét về thế mạnh của “đảo làng chài” này:

 - Môi trường sống của quốc đảo sư tử xếp hàng đầu châu Á. Singapore có hệ thống bệnh viện hiện đại hoàn hảo kết hợp với y học truyền thống của người Trung Hoa. Đến xứ sở này vừa du lịch, vừa kết hợp chữa bệnh - dưỡng bệnh, thật tuyệt vời.

 Hai lần tôi đến vườn thực vật quốc gia rộng 52ha, nơi có vườn hoa lan nhiệt đới với 3 ngàn loài hoa. Khung cảnh thanh bình, yên tĩnh, đẹp mê hồn làm tan biến mọi cảm giác đô hội phố phường. Tôi gặp Trần Ngọc Huyền Trang và nhóm sinh viên người Việt ngồi đọc sách ở “thư quán” trong vườn thực vật quốc gia. Các em đang bảo vệ luận án cao học về môi trường và thường đến đây tìm hiểu về môi sinh vườn thực vật, các loại cây lá, hoa cảnh. Tài liệu rất phong phú, hàng ngàn loài cây, tất cả đều có lý lịch gốc, xuất xứ, đặc tính từng loài, lại có người hướng dẫn chu đáo.

 Công viên, rừng thực vật dành riêng cho những ai muốn khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu và tận hưởng bầu không khí trong lành nơi đây. Dạo bộ thư thái, bất chợt tôi nhớ đến tản văn lãng mạn của nữ  bác sĩ chuyên khoa thần kinh Lý Vĩ Linh (Lee Wei Ling) con gái của nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Hoa lan nằm dưới tản rừng trù phú, hai bên những con đường dạo bộ đồi dốc thoai thoải. Tiếng chim hót hòa quyện cùng lời ru của gió đại dương. Bầu trời hoa ấy, bầu không khí thiên nhiên trong lành ấy, thay chỗ cho sự  căng thẳng lo toan của cuộc sống thường ngày…”.

 Đất hẹp, mỗi tấc đất một tấc vàng, nhưng bên cạnh các tòa cao ốc vẫn dành đất làm công viên xanh, công viên hoa, thảm cỏ thực vật, những chú sóc rừng, những đàn chim trời bay lượn. Đại lộ cây xanh, rừng nguyên sinh được bảo tồn, chăm sóc, nuôi dưỡng. Hồ nước tự nhiên, hồ nước nhân tạo được tôn tạo, giữ gìn, hai bên hồ là những tuyến đường đi bộ dành cho du khách và người dân bản địa. Cả thành phố như một lá phổi khổng lồ, lọc hết bụi trần.

 Người Singapore thường kể lại sự “độc tài”, “chuyên quyền”, sự hà khắc của Lý Quang Diệu trong quá trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị, cuộc sống văn hóa - dù là văn hóa bản sắc đa dân tộc trên quốc đảo. Người nước ngoài nhập cảnh vào quốc đảo chỉ được mang 1 bao thuốc lá, nếu mang nhiều hơn là tịch thu. Hút thuốc lá không đúng quy định, ăn kẹo cao su, khạc nhổ bậy, vứt rác ra đường, không loại trừ bất cứ ai đều phạt tiền nặng, phạt lao động công ích. Đã có thời kỳ ở Singapore, ai vi phạm các quy định làm ô nhiễm môi trường chịu hình phạt bằng roi mây, roi da. Bắt được kẻ móc túi, trộm cắp là bỏ tù; phạm tội buôn bán ma túy, tù chung thân, tử hình.

Trong một lần nhà báo Mỹ Tom Plate đối thoại với Lý Quang Diệu, ông tâm sự: Singapore đã từng bị người Anh và người Nhật chiếm đóng. Lúc mới 18-19 tuổi, tâm hồn trong trắng, Lý Quang Diệu đã chứng kiến cảnh sát Anh phạt roi mây những kẻ phạm tội, cảnh sát Nhật Bản treo cổ bọn ăn cắp. Lý Quang Diệu nói hình phạt hà khắc, nhưng không làm vậy, xã hội không trong sạch, cuộc sống của đa số dân chúng không bình yên. Chỉ bằng cách đó, cuộc sống cộng đồng mới đi vào khuôn phép; nếp sống văn minh đô thị mới được tạo lập. Lý Quang Diệu đối thoại với giáo sư Tom Plate:

- Tôi “độc tài”, nhưng đa số người dân không phản đối nên tôi làm, kiên quyết làm. Nhân nghĩa với người lương thiện, chứ không nhân nghĩa cho kẻ ác, kẻ làm điều xấu. Nhiều năm nhìn lại, Singapore có môi trường sống như hôm nay, nếp sống con người có văn hóa, có ý thức bảo vệ môi trường, tôi càng thấy việc tôi làm là vì cộng đồng, vì quyền lợi số đông. Tôi không sai.

Đặng Tiểu Bình “ba lần vào ra Trung Nam Hải”, người hùng của Trung Quốc phất ngọn cờ cải cách, mở cửa “đại lục” đích thân… mang sách đến “thầy” Lý Quang Diệu học hỏi kinh nghiệm quản lý. Lý Quang Diệu tự hào là người đã truyền kinh nghiệm “đô thị hóa” cho Đặng Tiểu Bình và nhiều quan chức… đồng hương. Lý Quang Diệu nói với chính khách Mỹ Tom Plate: Vẫn biết 5 triệu người truyền kinh nghiệm cho hơn 1 tỷ người, sẽ có ngày Singapore và các lân bang láng giềng “gặp phiền toái”, nhưng “là kẻ sĩ, tôi không thể không làm”. Quả là kẻ sĩ Lý Quang Diệu rất hiểu… đồng hương, thật chí lý! Tất nhiên, Lý Quang Diệu “không cho không”, ông đã tận dụng thời cơ, biết khai thác lợi thế, Đặng Tiểu Bình đã mở rộng cánh cửa để các tập đoàn kinh tế nước này đầu tư vào Trung Quốc…

Ở Việt Nam, từ bài học quản lý đô thị của Singapore, thành phố Đà Nẵng hướng tới xây dựng Một thành phố đáng sống, xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện. Thủ tướng Lý Hiển Long, trong lần đến thăm Việt Nam, đến dự lễ khởi công giai đoạn một  khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi, tháng 9.2013 đã chân thành bộc bạch tâm sự với báo chí: “Việt Nam đổi mới, phát triển nhanh, vị thế lớn. Singapore làm được nhiều việc, nhưng cũng còn không ít việc trong quản lý đô thị chưa làm được, thậm chí có việc chưa thành công. Singapore sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam và bè bạn”.

Các nhà lãnh đạo Singapore đặc biệt quan tâm đến báo chí - truyền thông. Họ chú trọng xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi hiện đại hóa phương tiện truyền thông. Báo in, báo mạng điện tử - dù là báo chí tư nhân được quy hoạch phát triển, được hỗ trợ về kỹ thuật và đào tạo nhân lực. Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu và đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long không khuyến khích khuynh hướng “lá cải” báo chí. Ông Lý Quang Diệu nói: làm báo “lá cải” gây tổn hại cho sự phát triển đạo đức tinh thần lành mạnh …

***

Phải thay đổi Singapore một lần nữa. Đó là lời khẳng định chắc nịch của đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long, hậu duệ của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu khi ông nói chuyện với giới trẻ Singapore tại Học viện Nghệ thuật Lasalle.

Thật may mắn cho Quốc đảo Sư tử. Một xã hội dựa trên nền tảng vững bền của nền văn hóa đa dân tộc được thử thách qua thời gian, coi trọng “đọc và học” và đạo đức tinh thần, một xã hội như vậy không gì là không thể… 

“Người nước ngoài nhập cảnh vào quốc đảo chỉ được mang 1 bao thuốc lá, nếu mang nhiều hơn là tịch thu. Hút thuốc lá không đúng quy định, ăn kẹo cao su, khạc nhổ bậy, vứt rác ra đường, không loại trừ bất cứ ai đều phạt tiền nặng, phạt lao động công ích”

“Tôi “độc tài”, nhưng đa số người dân không phản đối nên tôi làm, kiên quyết làm. Nhân nghĩa với người lương thiện, chứ không nhân nghĩa cho kẻ ác, kẻ làm điều xấu” – Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu

Tuấn Bằng

Nguồn: Tạp chí Người làm báo

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Ngắm biệt thự 30 triệu USD được cho là CEO Yahoo vừa mua

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Nếu những đồn đại là đúng, những hàng xóm mới của cô có Larry Ellison của Oracle, Jonathan Ive của Apple và Mark Pincus của Zynga.

 (ICTPress) - CEO Yahoo Marissa Mayer và chồng, Zack Bogue, vừa mua một biệt thự trị giá 30 triệu USD theo phong cách Tudor ở San Francisco, theo những thông tin đồn đại về bất động sản của thành phố này.

Nếu những đồn đại là đúng, những hàng xóm mới của cô có Larry Ellison của Oracle, Jonathan Ive của Apple và Mark Pincus của Zynga.

Nhưng vị trí mới của “hàng tỷ phú” này có nghĩa là Mayer sẽ rời căn nhà hiện tại ở Palo Alto, có đặc điểm của một model bữa tối trong nhà tại sân sau. Và ở biệt thự mới việc đi lại bằng phương tiện công cộng của cô xa hơn đáng kể, vì San Francisco cách khá xa Sunnyvale so với Palo Alto.

Hãy ngắm căn nhà trong những bức ảnh tiếp thị được nhà bất động sản Steven Gothelf của Pacific Union International.

Biệt thự này gần đây được bán với giá khoảng 29,5 triệu USD.

Được kiến trúc sư ở San Francisco là Frederick H. Meyer thiết kế cho Stetson G. Hindes vào năm 1922.

Biệt thự có 6 phòng ngủ, 5 phòng tắm và hai nửa phòng tắm.

Phòng khách kích thước như một phòng khiêu vũ và có lò sưởi.

Có một hầm rượu chứa hơn 3000 chai rượu…

Gara ô tô có thể chứa 4 ô tô.

Tổng diện tích 11.000 feet vuông.

Biệt thự có một phòng để thức ăn và một phòng thực phẩm, công với một căn bếp thứ hai ở tầng thấp hơn.

Có một văn phòng và một phòng xoa bóp.

Hai phòng ngủ trên gác cũng có lò sưởi.

Đây là bếp của đầu bếp.

Một phòng trên cao là một thư viện với lò sưởi và bar rượu.

Biệt thự có quang cảnh thú vị.

Đây là một trong những lò sưởi khác.

Một bể bơi và spa nóng ngoài trời khá riêng biệt nhờ một khu vườn tốt tươi.

Bạn đã ngắm quang cảnh này chưa?

Ai không muốn sống ở đây?

T. Dương

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Bức ảnh chụp về con người đầu tiên có lịch sử từ năm 1838

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Chúng ta có thể không nhớ lịch sử ảnh chụp đã bao nhiêu năm.

(ICTPress) - Chúng ta có thể không nhớ lịch sử ảnh chụp đã bao nhiêu năm.

Thời gian trôi đi, các động cơ đốt cháy bên trong, điện, điện thoại và các phương thức của cuộc sống hiện đại đã không xuất hiện cho tới cuối năm 1800 và đầu 1900, nó luôn gợi nhớ ảnh chụp đã cùng ở bên chúng ta đã khá dài lâu. Nhưng lịch sử bắt đầu vào năm 1800.

Bức ảnh này, cách chụp ảnh theo phương pháp daguerro, được Paris Savant đăng tải, được tính là bức ảnh đầu tiên của Paris. Theo Wikipedia, cũng là bức ảnh đầu tiên có con người trong ảnh:

Đại lộ Temple (Boulevard du Temple), kiểu chụp daguerre một hình ảnh được Louis Daraguere thực hiện năm 1838 thường được cho là bức ảnh có người đầu tiên. Đó là hình ảnh một con phố bận rộn được chụp trong khoảng thời gian 10 phút do hạn chế về kỹ thuật ở thời kỳ đó. Tất cả các xe cộ chuyển động đều không hiện trong tấm hình. Riêng ở góc trái, một người đàn ông đứng yên để đánh giày và đây là tấm hình đầu tiên có ghi lại hình ảnh con người.

Bảo Ngọc

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Life & English: “Hanoi - Spirit of Place”

Tóm tắt: 

“Hanoi - Spirit of Place” is presenting a rare glimpse of Hanoi and its surroundings in the early 1980s.

Exhibition “Hanoi - Spirit of Place” is organized from 19 to 26 Oct 2013 at Gallery 29 Hang Bai, Hanoi

“Hanoi– Spirit of Place” is presenting a rare glimpse ofHanoiand its surroundings in the early 1980s.

It features photographs from a unique archive of some 1700 black and white images taken by John Ramsden while he was working at the British Embassy from 1980-83.

The exhibition has been organised by Vietpro, a group of young Vietnamese professionals working in theUK. The design and content is the work of KREU, a similar group of young Vietnamese working in the creative industries. Leading Vietnamese historians and others have kindly helped and advised, making this a truly collaborative project

(Source: vov.vn, tuoitre.vn, hanoigrapevine.vn)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Life & English
Các chuyên mục liên quan: 
Chuyện dọc đường
Life & English

Học sinh Mỹ phát minh ra khóa cửa lớp học để ngăn xả súng

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Sản phẩm khóa của các em chưa tới 5 USD và đủ đơn giản để một giáo viên có thể khóa trong vòng chưa tới 30 giây.

(ICTPress) - Chấn động bởi sự xả xúng hàng loạt tại Trường Tiểu học Sandy Hook và đã quyết định ngăn chặn các thảm kịch, một nhóm các học sinh trung học cơ sở tại Washington, Hoa Kỳ đã phát minh ra một thiết bị khóa mới cho các cửa phòng học.

Ảnh: Image: Dean Terry

Các học sinh này hy vọng thiết bị có thể giúp các học sinh và giáo viên an toàn trong trường hợp có một kẻ tấn công xuất hiện.

Trường học Benjamin Banneker, một trường công trên cả nước của trường Đại học Howard ở Washington, D.C cho biết.

Ở các trường học ở khắp nước Mỹ, cửa không thể khóa từ bên trong do các quy định an toàn phòng chống chữa cháy.

Tại trường Sandy Hook tháng 12 năm ngoái, các giáo viên đã phải giấu các học sinh trong phòng tắm và nơi kín nhất để bảo vệ các em học sinh khỏi kẻ xả súng Adam Lanza.

10 học sinh trung học của trường Benjamin Banneker trong đó có Anny Harvey, Deonte Antrum và Mark Miranda, do giáo viên toán John Mahoney hướng dẫn đã bắt đầu nghiên cứu về một loại thiết bị tin cậy, dễ sử dụng mà các giáo viên có thể cài đặt nhanh chóng để ngăn cho cửa phòng học không bị mở ra. Thiết bị này được gọi là Dead Stop, gồm một ống nhựa PVC được lắp ở một bên và có thể được khóa ở phía bên kia bằng một chốt thép. Được móc qua một cánh cửa nước để chặt hơn, thiết bị được thiết kế để làm cho cửa không được mở rộng hơn.

Khi các học sinh nghiên cứu về bản quyền sáng chế và thương mại sản phẩm này, đã cho biết phần lớn các thiết bị họ thấy đều cần cài đặt vật lý trên cánh cửa hay rầm cửa. Các thiết bị khác khá đặt và phức tạp để cài đặt. Sản phẩm khóa của các em chưa tới 5 USD và đủ đơn giản để một giáo viên có thể khóa trong vòng chưa tới 30 giây. Một khi nguy hiểm không còn thì rất dễ tháo ra.

Gần đây thì nhóm học sinh này đã nhận được sự hỗ trợ của tổ chức sáng tạo MIT Lemelson (Viện Công nghệ Massachusettes) cho dự án. Đây là lần thứ 2 họ được chọn được hỗ trợ - mà rất ít trường học nhận được theo đại diễn của Lemelson-MIT. Nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu mẫu trong từ nay tới sang năm và sau đó sẽ trình diễn vào tháng 6 tại EurekaFest tại MIT.

Nhóm sáng chế dự định xây dựng nhiều mẫu thử nghiệm thiết kế vào tháng 4. Đến lúc đó, nhóm sẽ thử nghiệm xem thiết bị có thể chịu được bao nhiêu lực. Nhóm InvenTeam muốn làm các hướng dẫn để giáo viên và các hiệu trưởng có thể thực hiện ngay. Do đó nhóm muốn cộng tác với một công ty để sản xuất.

QM

Theo Discovery News

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

“Bản ngã” và “nhân quả”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Mỗi chúng ta sinh ra đều có riêng một “bản ngã” nhưng “nhân quả” sẽ chi phối cuộc đời của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Câu chuyện 1:

Một tràng trai đến tìm nhà sư , Anh hỏi:

-Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.

Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.

Chàng trai nóng quá nhưng Anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:

- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!

Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.

Câu chuyện 2:

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:

- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.

Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm,đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc,nước chảy tràn ra cả tay,làm cô bị phỏng,cô buông tay làm vỡ cốc. Lúc này nhà sư từ tốn nói:

- Đau rồi tự khắc sẽ buông!

Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?

Mỗi ngày qua đi, chúng ta không biết đối diện với bao nhiêu là cảm xúc, có vui buồn, giận hờn, có đôi lúc ta phẫn nộ chỉ vì một vài chuyện không đáng, hay tìm kiếm chút gì hạnh phúc qua những thứ rất bình dị và cũng lắm lúc ta như đi vào ngõ cụt, muốn đặt một dấu chấm để kết thúc tất cả. Ấy đó, cuộc sống là vậy như là một bản hòa tấu của cảm xúc, lúc trầm lúc bổng, lúc ta phải sống thật gấp như một bệnh nhân ung thư chỉ còn 3 tháng để sống, lúc ta lặng mình để chiêm nghiệm những gì đã qua. Mỗi con người không ai giống ai, hàng triệu người may ra có hai người có cùng dấu vân tay, hay để tìm một người tương hợp mô để ghép tủy cho một bệnh nhân ung thư máu cũng không phải là điều đơn giản, rồi là những suy nghĩ, lối tư duy hay biểu lộ cảm xúc mỗi người đều có một cách riêng. Ôi, sự phức tạp của con người.

Hai câu chuyện, có thể nói là chúng cùng trong một hoàn cảnh, có chăng khác ở đây là sự hiện hữu của con người, một nam một nữ. Chàng trai chọn cách chuyền cốc trà nóng sang tay khác để rồi được uống một tách trà thật ngon, cô gái lại chọn cách thả tách trà đi để khỏi bị phỏng, ấy vậy mà nhà sư vẫn không một lời phán xét ai đúng ai sai. Nếu đây giống như một bài toán thì dễ thiệt đó, cứ theo đáp án, ai làm giống thì cho là đúng, ai làm không giống thì người đó chịu sai, đằng này ta chẳng biết chàng trai đúng hay cô gái đúng.

Tôi có chia sẻ hai câu chuyện này cho mấy người bạn đọc thử, và thật bất ngờ mỗi người lại có những cách hiểu rất khác nhau, đứa thì nghĩ chàng trai đã làm đúng, đứa thì cho là cô gái, đứa lại cho rằng ông nhà sư này có vẻ như gàn dở, kiểu gì ổng nói cũng được, đứa thì chấm hết cho câu chuyện bằng “Không hiểu gì hết!”. Quả thật, tôi cũng không hiểu mấy về hai câu chuyện này lắm, vắt óc nặn đầu cũng không biết liệu câu chuyện này muốn truyền tải điều gì, liệu nhà sư, chàng trai, cô gái đại diện cho ai hay cái gì trong cuộc sống. Câu chuyện như đưa ta vào một đống rối rắm, một đầm lầy và muốn thoát khỏi đó chỉ có chính chúng ta mới giúp được chúng ta mà thôi. Chính tôi, tôi cũng muốn thoát khỏi mớ hỗn độn của những dòng suy nghĩ đó, thả mình vào đám mây trôi trên trời, vẽ vời ra những hình thù kỳ dị nhưng rồi chính mình cũng như vào ngõ cụt khi mà ý nghĩ này xọ xiên ý nghĩ kia, tôi ráng tìm ra cho mình một ý nghĩa từ hai câu chuyện này, ít ra tôi phải biết được liệu có khi mình trong hoàn cảnh đó thì mình sẽ là cô gái hay chàng trai, nhưng rồi cứ cố suy nghĩ thì tôi lại cảm nhận như đây là những câu chuyện vô bổ, cảm nhận như nhà sư giống như miệng đời thế gian, kiểu gì ông cũng nói được.

Rồi những ngày nghỉ cuối tuần, lâu lâu trường tôi mới có được những ngày nghỉ cuối tuần tuyệt vời như vậy, chứ trước giờ toàn học nguyên cả tuần, cuối tuần thì đầu óc cứ căng thẳng lên bởi những bài thi. Tôi trở về nhà, lâu lắm rồi mới có những bữa cơm ngon như vậy, thật ra cũng chẳng sơn hào hải vị gì, tôi cứ nói đùa rằng con đi học trên Sài Gòn ăn còn sang hơn ở nhà mình, mắm muối rau củ thôi nhưng thích cái hương vị của sum họp, và thích nhất là được ăn cơm cháy vì chỉ có ở nhà mới có cơm cháy mà ăn thôi. Dẹp mọi lo toan ở chốn thị thành xô bồ, không chút lo nghĩ gì, tâm tôi như một màu trong vắt, cũng ngắm mây, nhưng lần này tôi lại lắng nghe Kinh Chú Đại Bi, không biết mình đã nghe bao nhiêu lần nữa, chắc cỡ hơn một trăm lần thì phải, thực tình mà nói nghe tiếng Phạn nên cũng đâu có hiểu gì nhưng không hiểu sao tự thấy lòng mình nó nhẹ lắm, thấy biết bao những cảm xúc dồn nén được giải tỏa một cách kỳ diệu, cảm giác thấy trước mặt mình một niềm vui khó tả, bao ký ức đau buồn như được xóa tan, thấy tâm mình thật “tịnh”, thấy trí tuệ thật “minh”, thấy con người mình trào dâng một lòng khoan dung, độ lượng như muốn ôm vào lòng tất cả nghiệp báo của thế gian, cứu rỗi chúng sanh bằng sự kỳ diệu của Phật pháp. Và khi tâm “tịnh”, trí “minh”, tôi chợt hiểu chút gì về câu chuyện của nhà sư với chàng trai, cô gái.

Không một chút phán xét đúng sai, không là lời chỉ trích hay răn dạy, mà đó là bài học để chính bản thân chàng trai, cô gái tự đúc kết. Con người phức tạp là thế, mỗi người trước mỗi hoàn cảnh sẽ có những thái độ, ứng xử khác nhau, đấy chính là “bản ngã”. Vậy “bản ngã” là gì và từ đâu mà có?

Tôi chẳng phải là một nhà nghiên cứu triết học, tôi chỉ là một cậu sinh viên Y khoa 22 tuổi, kiến thức vẫn còn nông cạn nên đâu thể phán xét đúng sai, nhất nhất đưa ra một khái niệm và tự quy kết nguồn gốc xa xôi của nó. Nhưng “bản ngã” của tôi thì có thể lên tiếng. “Bản ngã” họa chăng từ hàng triệu triệu tế bào cấu thành nên một cơ thể hoàn chỉnh hay từ sự miệt mài học tập mà có được? Cứ nghĩ đơn giản tại sao có khi hai anh em, chị em sinh đôi cùng trứng, về mặt di truyền gần như là giống 100% nhưng cái suy nghĩ, thái độ lại không giống nhau 100%. Khi gặp lần đầu tiên, ta thấy họ như hai giọt nước, khó tài nào mà phân biệt được nhưng rồi có tiếp xúc, có là những người bạn thì cho dù họ có ăn mặc giống nhau đến cỡ nào ta vẫn phân biệt được rất dễ dàng. Tại sao cũng hai người sinh ra và lớn lên cùng một nơi, cùng một cha mẹ chăm sóc, giáo dục, nhưng có người lại một mực hiếu thảo, thờ cha kính mẹ nhưng lại có người đối xử với cha mẹ thật tàn nhẫn? Tất cả đều khó hiểu và khó đi đến được một cái kết thỏa mãn, chúng ta hãy cứ thử đi tìm “bản ngã” của chính mình. Liệu chăng đó là sự đúc kết của nghiệp duyên của bao đời? Cứ để cái “bản ngã” của mình “làm việc” vì đó chính là con người thật của mình, “bản ngã” của tôi là không nề hà khó khăn trước mắt thì tôi “chuyền cốc trà sang tay kia để rồi có tách trà thật thơm ngon để uống”, còn “bản ngã” tôi là dễ gục ngã trước khó khăn thì “tôi sẽ làm rơi chiếc cốc”. Ôi, sự phức tạp của “bản ngã”.

Tôi vẫn đề cao cái “bản ngã”, nhưng nhà sư vẫn cho chàng trai và cô gái lời khuyên, rõ ràng ta không biết “bản ngã” từ đâu mà có, liệu là nghiệp duyên thì thật ra ta cũng không biết được, tôi thì hiểu “bản ngã” có thể thay đổi được. Thay đổi bằng cách nào ư? Bằng tu tâm dưỡng tính, bằng sự kỳ diệu của Phật pháp. Tất cả đều có “nhân quả”.

Phật giáo ra đời tại Ấn Độ cách đây hơn 2500 năm nhưng “nhân quả” thì ra đời từ lúc khai thiên lập địa. Vũ trụ là do từ vụ nổ Big Bang mà hình thành ra, đó là “nhân quả”, có người sẽ chột miệng hỏi rằng vậy vụ nổ Big Bang từ đâu mà có, chắc chắn sẽ có nguyên nhân mà có lẽ với khả năng hiểu biết của con người thì nó vẫn là một ẩn số. Không có gì tự đến, cũng không có gì mà tự đi, nó chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, tất cả đều có “nhân” và có “quả”. Con người cũng vậy, có “nhân” ắt sẽ có “quả”.

Một ông cụ 75 tuổi được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối, theo bác sĩ tiên lượng thì khả năng sống còn chỉ khoảng 6 tháng. Vì tuổi đã cao khó lòng mà chống chọi nỗi những lần hóa trị nên gia đình đành đắng lòng mà xin cho ông về nhà vui vẻ những tháng ngày còn lại của cuộc đời bên con cháu. Suốt bao năm vất vả “gà trống nuôi con” kể từ khi bà nhà mất, ông cụ cứ mỗi day dứt khi để người vợ thân yêu cô đơn một mình ở thế giới bên kia nên khi đón nhận cái chết gần kề đối với ông không có gì là sợ hãi cả, cái chết chỉ như là một sự đoàn viên với người vợ mà ông vẫn dành trọn tình yêu suốt bao nhiêu năm cách biệt.

Con cái thì giờ đã trưởng thành hết, sống chung với hai vợ chồng người con trai út nhưng cuối tuần nào hàng xóm cũng thấy gia đình ông rộn ràng như có tiệc, tiếng trẻ con nô đùa râm ran cả một góc xóm, đó là những đứa con lớn, những đứa cháu dễ thương tuần nào cũng đòi về thăm ông nội, ông ngoại. Anh em, dâu con ai cũng sống hòa thuận nên ông cũng hưởng được cái vui của tuổi già. Đứa con dâu út ngày ngày tìm tài liệu để chữa bệnh cho ông, thấy bài thuốc nào hay chị cũng nấu cho cha uống, chị tìm thấy cách uống nước canh củ cải cộng thêm vài vị thuốc của người Nhật có lợi cho sức khỏe của ông nên ngày ngày chăm sóc, nấu cho cha từng bát canh củ cải, bát canh chứa đựng trọn niềm yêu thương của đứa con dâu hiếu thảo. Ông cụ đã sống thêm được 5 năm, một con số khó thể nào tin nổi đối với một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.

Tôi đã từng nghe thầy cô ở Khoa chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viên Ung Bướu nói có lẽ không có cái chết nào đau đớn bằng cái chết ung thư, dù đã chích morphin với liều cao nhất vẫn không thể nào giảm đau cho bệnh nhân ung thư được, họ ra đi trước sự bất lực của bác sĩ, họ ra đi trong cái đau đớn đến tột cùng. Ấy vậy mà ông cụ ung thư phổi giai đoạn cuối ấy ra đi trong một ngày nắng không gay gắt lắm, ông biết rõ giờ phút mình chuẩn bị sắp ra đi, ông gọi đúng tên từng đứa con, đứa cháu của mình, dặn dò những lời sau cuối và ra đi thật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cái “quả” mà ông đã nhận được khi suốt một cuộc đời với biết bao gian khổ, đôi lúc ông muốn gục ngã khi ngày ngày lo từng miếng cơm cho đàn con nheo nhóc, nhưng chưa bao giờ ông để cho đàn con ông một ngày đói, chưa để bất cứ đứa nào một lần dở dang việc học. Đó là “nhân quả”.

Tôi không nhớ rõ cô ấy tên gì nữa, bao nhiêu tuổi cũng quên mất, chỉ nhớ rằng đã từng đọc những tâm sự cô ấy chia sẻ trên báo về quyết tâm dành lấy sự sống cho đứa con trai mình mà đẫm nước mắt. Cô mang thai được 5 tuần thì không hiểu sao bị xuất huyết âm đạo trầm trọng, cứ tưởng lần ấy đã sảy thai nhưng may thay chỉ là dọa sẩy, về nhà cô ấy gần như phải bất động tại chỗ ròng rã suốt 40 ngày để mong cái thai sẽ phát triển cứng cáp hơn. Cô ấy đã sụt 6 kg và người xanh xao vì mất máu nhiều. Áp lực từ bạn bè, người thân, thậm chí là từ người chồng của cô mong muốn cô bỏ thai vì thấy cô ngày càng tiều tụy sau những lần mất máu. Tâm trí cô đôi lúc đấu tranh tư tưởng giữa bỏ và giữ lại thai, nhưng chính cô cảm nhận được một sinh linh vô tội đang vẫy đạp trong bụng mình như muốn nói rằng mẹ hãy cố gắng lên, hai mẹ con mình sẽ vượt qua thôi. Ngày thai được 13 tuần 1 ngày, cô đã òa khóc khi bác sĩ thông báo rằng đứa bé sinh ra có nguy cơ rất cao bị Down và có một thai trứng đang cùng tồn tại với đứa bé. Bác sĩ khuyên cô nên bỏ thai vì khó lòng mà giữ được thai, hơn nữa cần phải điều trị sớm thai trứng nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất máu nặng, ung thư nguyên tế bào nuôi, một trong những loại ung thư ác nhất, có thể di căn rất nhanh và tỷ lệ tử vong rất cao. Một lần nữa cô lại chịu áp lực giữa việc giữ và bỏ thai, nhưng bằng tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ, cô đã dám chấp nhận được cược tính mạng của mình ký cam kết với bệnh viện sẽ giữ lấy thai và điều trị thai trứng sau khi sinh. Và thật bất ngờ, những chỉ số theo dõi ung thư hạ xuống đến mức khó tin, kết quả siêu âm cho thấy đứa bé phát triển rất tốt. Đền đáp tình yêu thương đó, đứa bé sinh ra hoàn toàn bình thường. Sau đó cô tiếp tục điều trị ung thư, dù bao lần sống dở chết dở với những liều hóa trị nhưng chỉ nhìn thấy con là cô có được sức mạnh để vượt qua. Giờ đứa bé đã 3 tuổi, cũng là 3 năm cô vẫn điều trị và theo dõi ung thư. Chính cô giờ là tấm gương cho những bà mẹ cũng trong hoàn cảnh như cô năm nào đang điều trị tại khoa Ung thư Bệnh viện Từ Dũ. Đó là “nhân quả”.

Mỗi chúng ta sinh ra đều có riêng một “bản ngã” nhưng “nhân quả” sẽ chi phối cuộc đời của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hãy ráng sống thật tốt. Đó là “nhân quả”.

Trần Hoàng Hiệp

ĐH Y Dược TP.HCM

Thành viên Quỹ Học bổng học sinh Quảng Ngãi

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Life & English: “Temple of Literature”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - That was the first University in Viet Nam. It is the symbol of education in Viet Nam.

In a holiday, I went toTemple of Literature. That was the first University in Viet Nam. First, you will see Khue Van Cac gate. It is very beautiful. It is the symbol of education in Viet Nam.

Behind the Khue Van Cac you will see many Turtle rocks that have gravestone in their back. In the gravestones, there are many names of   doctorals inViet Namand they have many names of Trang Nguyen too. It is more interesting when you come inside. You will see altar of Khong Tu, Chu Van An and many other clever scholars. You also can ask Ong Do for the Han ideogram. On the left, it has a big drum which made signal to begin the test. And on the right you will see a big bell to make signal to end the test.

I was very happy that I can see many things of our culture. I think you should come and see this place. It is a great location inViet Nam.

 

Author: Hoang Quoc Minh

Editor: Maria Aili

Wider World Language Center: widerworld.edu.com

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Life & English
Các chuyên mục liên quan: 
Chuyện dọc đường
Life & English

Tứ tấu Kuricorder - Điệu nhạc thư thái, vui vẻ đến từ Nhật Bản

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Một buổi diễn khác là buổi diễn đặc biệt dành cho các gia đình, phù hợp với trẻ em ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.

(ICTPress) - Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoai giao Việt Nam - Nhật Bản, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ tổ chức một chương trình hòa nhạc của ban nhạc nổi tiếng Nhật Bản “Tứ tấu Kuricorder” vào Thứ Sáu ngày 1 và Thứ Bảy ngày 2/11/2013 tại Hà Nội.

Tứ tấu Kuricorder

Tứ tấu Kuricorder là một ban nhạc gồm 4 nghệ sỹ bậc thầy, được thành lập vào năm 1994. Họ có thể sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau để sáng tác và hòa âm nhiều bản nhạc giao hưởng vui tươi và cuốn hút.

Tứ tấu Kuricorder được biết đến rộng rãi tại Nhật Bản thông qua sự đóng góp về mặt âm nhạc cho các tác phẩm hình ảnh như chương trình truyền hình của kênh NHK “Pythagora - Switch”, phim hoạt hình “La Maison en Petits Cubes” (Ngôi nhà khối lập phương) (đã nhận giải thưởng dành cho Phim hoạt hình ngắn của Academy Award năm 2009), và thông qua sự kết hợp với nhiều ca sỹ nổi tiếng của Nhật Bản.

Tên của nhóm tứ tấu bao gồm nhạc cụ chính họ sử dụng là sáo (“Kuri” trong tiếng Nhật nghĩa là “hạt dẻ” và “coder” lấy từ “recorder” - sáo), từ small soprano đến giant great bass, qua alto và tenor, lẫn ukulele. Điều tạo nên sự độc đáo của họ chính là sự cố gắng chân thành của họ trong việc sáng tạo ra thứ âm nhạc mới mẻ từ sự kết hợp một cách đơn giản những nhạc cụ thông thường.

Theo như Paul Fisher, người sáng lập Far Side Music tại London thì âm nhạc của Tứ tấu Kuricorder “là sự hoà trộn không thể phân loại được một cách đầy hấp dẫn của jazz, folk, blues, cổ điển, nhạc xưa, funk và một số thể loại âm nhạc khác”, và “đa dạng, ấm áp, là bản hoà ca phức điệu của âm thanh”. 

Dù không chơi một loại nhạc chuyên biệt nào, nhưng chúng tôi hy vọng buổi diễn lần đầu tiên tại Hà Nội của họ sẽ mang đến cho quý khán giả nụ cười từ những khúc nhạc được chơi một cách đầy vui tươi, thoải mái của họ.

Tứ tấu sẽ biểu diễn 3 lần, tất cả đều mở cửa miễn phí:

Buổi diễn cho đại chúng:

1. Buổi diễn trong nhà, Thứ sáu ngày 1/11/2013, Mở cửa: 19h30, Bắt đầu: 20h00, Nhà hát VOV 58 Quán Sứ, Hà Nội.

2. Buổi diễn ngoài trời: Thứ bảy ngày 2/11/2013, [Mở cửa] 19:30, Bắt đầu: 20:00, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản, 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.      

Buổi diễn cho gia đình

*Tất cả mọi người (kể cả trẻ sơ sinh) đều có thể tham gia, buổi diễn ngoài trời thứ Bảy ngày 2/11/2013, Mở cửa: 13h30, Bắt đầu: 14h00, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản, 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Địa điểm phát vé: Bắt đầu từ 14h00 ngày 18/10 tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản, 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thời gian làm việc: 09h30 - 18h00, không ngày nghỉ.

Bảo Ngọc

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

"Nấm Z" - vở múa đương đại về cuộc sống của con người trong thành phố

Tóm tắt: 

(ICTPress) - "Cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ, những cung bậc, sự cuồng nhiệt, chu trình, sự nhàm chán".

(ICTPress) - Nấm Z (Mushroom Z) là vở múa đương đại được biểu diễn thành công và được công chúng  đón nhận tại Liên hoan múa đương đại quốc tế lần thứ 3 tại Hà Nội cuối tháng 9.

Năm nghệ sỹ tài năng đến từ Israel sau đó tiếp tục mang "Nấm Z"  đến khán giả yêu nghệ thuật tại TP. HCM đầu tháng 10.

Tại TP. HCM, nhóm nghệ sỹ đã biểu diễn và hướng dẫn cho các học viên trường múa TP. HCM cách thể hiện một số trích đoạn hấp dẫn nhất từ tác phẩm Nấm Z. Tại TP. HCM, nhóm cũng hướng dẫn viên cho lớp học múa đương đại của Dancentre - một  trung tâm  chuyên quảng bá và tổ chức các lớp tập huấn, giao lưu chuyên sâu về múa và khiêu vũ. Đây là một cơ hội hiếm có để những khán giả yêu nghệ thuật và say mê nghệ thuật múa tại Hà Nội và HCM được trải nghiệm vẻ đẹp và sự khác biệt của múa đương đại Israel.

Nadav Zelner, biên đạo của tiết mục, cho biết đây là Nấm Z là một tiết mục “dành cho năm vũ công, thể hiện đề tài về một nhóm người, mỗi người một vẻ, và câu chuyện xoay quanh cuộc sống của những con người này trong thành phố. Cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ, những cung bậc, sự cuồng nhiệt, chu trình, sự nhàm chán. Và chu trình không chỉ còn là chu trình nữa, nó là sự thỏa mãn, sự hy sinh, những hình hài, nỗi thất vọng, sự viển vông, số lượng và những giấc mơ".

Nadav giải thích mỗi vũ công có một vai trò kể chuyện khác nhau về chủ đề nấm. Moran có vai trò kể chuyện về tất cả ảo giác, bạn có thể nhìn thấy điều này trên khuôn mặt và chuyển động. Avi là vũ công nam duy nhất trong nhóm, anh là một loại nấm cho bạn sự bùng nổ về năng lượng. Roni là đại diện cho nấm độc, loại độc đã thẩm thấu đến cô, cô không chết nhưng có nhiều bước ngoặt và có có một thời gian khó khăn với việc này. Hadar là một nấm ngứa. Dafna là một nấm bình thường, lại nấm bạn có thể ăn. Cô bình thường nhất và phản ứng với những người quanh cô là cô là người lành mạnh nhất.

Mặc dù chủ đề nấm chạy xuyên suốt tác phẩm, Nadav cho biết “sự chuyển động là quan trọng nhất, câu chuyện được truyền tải qua các chuyển động đúng lúc… chuyển động là quan trọng nhất. Điệu múa phải rất nhanh và sắc nét, rất bùng nổ, nhưng cũng có những khoảnh khắc mềm mại hơn, tan chảy hơn… rất độc đáo”.

Nadav đã mô tả “Nấm Z” có cảm tưởng như là ảo giác nhưng nó cũng nâng đỡ”. Nadav cho biết và làm nhớ lại cái tên vở múa được xuất hiện ngẫu nhiên, “Tôi làm việc cách xa côn trùng và từ “nấm” bất ngờ xuất hiện trong suy nghĩ của tôi. Sau đó tôi bắt đầu nghĩ về tất cả mọi loại nghĩa và sự biến đổi của từ: nấm ảo giác, chân bị bệnh nấm…”.

“Âm nhạc của Yemen Blues, một ban nhạc tôi rất thích, nhưng bài hát dân tộc, âm nhạc sống đống và làm bạn chuyển động”, Nadav cho biết.

Là một vũ công của công ty múa đương đại Kibbutz, Nadav đã tốt nghiệp xuất sức trường nghệ thuật Thelma Yellin và sáng tác, dàn dựng nhiều vở âm nhạc, như tác phẩm âm nhạc quốc tế Zorro ở Trung Quốc, Chicago ở Beit Zvi, Cinderella, Peter Pan... Nadav cũng đã biểu diễn quốc tế với tư cách là vũ công trong nhiều dự án trong đó có dự án Adi Salant ở Italia và với Helena Chridolido ở Síp, và là thành viên chính của đoàn múa quốc tế Eyal Golan và Dana.

Trong khi “Nấm Z" là tác phẩm chính đầu tiên của Nadav, hàng năm Nadav sáng tác một tác phẩm cho trường múa của mình, Thelma Yellin. Bên cạnh việc tập trung vào múa đương đại, Nadav còn làm việc tại nhà hát âm nhạc và luôn có những dự án mới với các sinh viên.

Làm thế nào mà hai thế giới khác nhau như múa đương đại và nhà hát âm nhạc cùng phát triển trong ý thức?

Cả hai cùng song hành rất tuyệt vời. Tôi luôn yêu thích âm nhạc và thích hát như một đứa trẻ”, Nadav cho biết.

Mặc dù Nadav không biểu diễn trong Nấm Z, nhưng anh ở trong tác phẩm khi cho biết “Tôi có thể định nghĩa tác phẩm như thế này: Nadav là tôi. Sự vui sướng trong cuộc đời, điên rồ, chuyển động”.

Dưới đây là một số hình ảnh về các nghệ sỹ Israel với vở nấm Z tại Hà Nội và TP. HCM:

Biểu diễn tại Hà Nội trong Liên hoan “Châu Âu gặp Châu Á trên sân khấu Múa đương đại":

Tại trường múa TP. HCM:

Hướng dẫn viên cho lớp học múa đương đại của Dancentre ở TP. HCM:

Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Công nghệ cao của tờ 100 đô la Mỹ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Các đặc điểm mới của đồng tiền có nghĩa là để làm cho việc sao chép trở nên khó khăn hơn.

(ICTPress) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ đang triển khai công nghệ cao mới cho những tờ tiền 100 USD để ngăn chặn sự giả mạo của đồng tiền được nhân bản bất hợp pháp nhất trên thế giới.

Ảnh: Flickr, 401(K) 2013

Hình ảnh Benjamin Franklins được làm mới lại, nay nằm trong một vòng tròn, sẽ có một ruy băng dọc xanh được đan tết vào trong đồng tiền trông giống như 3D khi bạn nghiêng đi. Hướng về phía đáy, sẽ có một lọ mực đồng với một quả chuông bên trong làm thay đổi màu sắc phụ thuộc vào góc nào bạn xem đồng tiền.

Các đặc điểm mới của đồng tiền có nghĩa là để làm cho việc sao chép trở nên khó khăn hơn - và chúng không chỉ là các bổ sung duy nhất. Cụm từ "The United States of America" (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) sẽ được in rất nhỏ mảnh, một số nét in được tăng lên và có một dấu Franklin in mờ, vẫn được trang trí ở trung tâm của tờ tiền.

 HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường