Apple tiêu “tiền tấn” vào đâu
(ICTPress) - Thông báo của Apple ngày 19/3 cho biết công ty này sẽ dành 45 tỷ USD trong ba năm tới từ tiền lãi và mua lại cổ phiếu vào một số công việc. Điều này đã làm tăng cổ phiếu trước phiên bán ra nhưng đây có phải là tiến trình hành động khả thi.
Với việc thế giới đang thoát khỏi một trong những suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây và Apple đi đầu của cuộc cách mạng điện thoại thông minh/hậu PC, liệu công ty giá trị nhất thế giới sẽ thực hiện tiêu tiền theo kiểu nào.
Dòng người xếp hàng mua iPad mới tại cửa hàng bán lẻ của Apple ở Washington trong này đầu bán ra 16/3 (Ảnh: Xinhua) |
Năng lượng xanh
Apple đã đầu tư vào năng lượng xanh trước đây - trung tâm dữ liệu mới của Apple ở Maiden, Bắc Carolina là ví dụ, sẽ có mạng lưới năng lượng mặt trời tại chỗ cho người sử dụng ở Mỹ. Cũng tương tự, văn phòng kiểu “tàu vũ trụ” mới của Apple sẽ là một trong những tòa nhà thân thiện môi trường nhất theo kiểu này.
Tuy nhiên, hồi Apple đã là công ty duy nhất đầu tư vào năng lượng xanh cho các mục đích riêng, Google có thêm một bước tiến, là làm năng lượng xanh để kinh doanh.
Năm 2011, Google đã đầu tư khoản tiền gây sửng sốt là 880 triệu USD trong một loạt các dự án tái chế năng lượng - một số tiền có vẻ không đáng kể so với gần 2,5 tỷ USD mà Apple sẽ chi, chỉ riêng trong tiền lãi hàng quý đầu tiên vào tháng 7/2012.
Làm từ thiện
Steve Jobs được cho rằng là không mấy quan tâm đến từ thiện. Mặc dù ông là một tỷ phú, Jobs hiếm khi tặng tiền, và ông ngừng tất cả các nỗ lực từ thiện ở Apple ngay khi ông trở lại công ty vào năm 1997.
Tim Cook đã có (vẫn có) một cơ hội duy nhất để thay đổi lập trường này hoàn toàn. Tất nhiên, dành một phần tiền lớn cho một quỹ từ thiện sẽ có thể làm các cổ đông không hài lòng, nhưng có nhiều cách thức để hiến tặng với những lý do hợp lý như: tặng smartphone và tablet cho trẻ em ở các nước nghèo, hay giúp các em được truy cập Internet tốt hơn. Những nỗ lực như vậy sẽ mang lại lợi ích cho một công ty đa quốc gia như Apple trong những năm tới.
iPad cho các trường học và đại học
Apple gần đây đã thông báo một kế hoạch lớn về kinh doanh sách giáo khoa. Để việc kinh doanh này phát triển, học sinh và sinh viên cần có iPad và giải pháp khả thi đơn giản nhất là cung cấp iPad cho các em.
Trang bị cho mỗi học sinh ở Mỹ một iPad là một số tiền khổng lồ. Cuối năm 2011, đã có hơn 49,4 triệu sinh viên nhập học phổ thông và cấp 2, và 19,7 triệu sinh viên nhập học các trường cao đẳng và đại học Mỹ.
Nếu bạn tính toán giá một chiếc iPad là 499 USD (cứ cho là Apple sản xuất thì giá ít hơn nhưng ở đây dùng giá bán lẻ để tính toán) thì sẽ phải mất gần 35 tỷ USD để mỗi sinh viên trong mỗi lớp học ở Mỹ có 1 iPad. Đây là một sự chuyển dịch táo bạo, nhưng cũng có thể là một cuộc cách mạng trong hệ thống giáo dục Mỹ mà Apple tiên phong.
Và nếu bạn nghĩ nỗ lực này chỉ là phung phí tiền của Apple, thì hãy nghĩ đến việc Apple sẽ thu được bao nhiêu khi tất cả số học sinh này bắt đầu mua các ứng dụng của iPad.
Thực hiện mua lại lớn
Có 45 tỷ USD bạn có thể mua được rất nhiều thứ. Khi bạn nói về những công ty lớn kiểu như Apple, mặc dù không phải là người hâm mộ việc sáp nhập và mua lại, vì việc tích hợp các quan điểm của hai công ty công nghệ hoàn toàn khác nhau là rất khó khăn (như trường hợp Sony Ericsson và BenQ-Siemens) thành một.
Cho đến nay Apple đã mua các công ty nhỏ hơn - Tim Cook cho biết trong một thông báo hôm qua 19/3 - Apple vẫn đủ tiền để mua công ty lớn hơn mà Apple mong muốn.
Tuy nhiên, với tiền tấn trong tay, Apple có thể thậm chí mua hẳn một ngành nghề khác. Năng lượng xanh như đề cập trên đây là khả năng, nhưng cũng có các lựa chọn khác. Với các ô tô điện hiện nay đang ngày càng trở thành một xu hướng liên quan chặt chẽ với ngành công nghệ thông tin, một loại ô tô có tên “iCar” (trang bị các tính năng để hỗ trợ tất cả sản phẩm do Apple sản xuất) đang gần trở thành hiện thực. Do đó tại sao lại không mua lại ngành ô tô?
Quang Minh
Theo Mashable