Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Đám mây và di động gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đám mây và di động được dự đoán sẽ có tổng trị giá khoảng 36,2 tỉ doanh thu cho các công ty CNTT tại châu Á - TBD vào năm 2018.

(ICTPress) - Theo IDC, thị trường dịch vụ đám mây công cộng tại Châu Á - Thái Bình Dương (TBD) sẽ gia tăng 2 lần tính đến năm 2018, tăng trưởng từ 3,2 tỉ USD năm 2014 tới 7,1 tỉ vào năm 2018.

Mới đây, một nghiên cứu của IDC tại khu vực châu Á - TBD do Microsoft ủy thác, đã chỉ ra rằng, các đối tác tập trung vào giải pháp đám mây và di động đã và đang tiếp tục có doanh thu, lợi nhuận và lượng khách hàng mới nhiều hơn.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái CNTT tại châu Á từ cung cấp các giải pháp truyền thống chuyển đổi sang mô hình phù hợp với “Ưu tiên di động, Ưu tiên đám mây”.

IDC đã triển khai nghiên cứu về cơ hội tăng trưởng của các công ty CNTT chuyên về giải pháp cũng như dịch vụ đám mây và di động tại khu vực Châu Á - TBD. Theo nghiên cứu này, thị trường dịch vụ đám mây công cộng tại Châu Á - TBD sẽ gia tăng 2 lần tính đến năm 2018, tăng trưởng từ 3.2 tỉ USD năm 2014 tới 7.1 tỉ vào năm 2018. Di động sẽ có tăng trưởng doanh thu lớn hơn đám mây tại Châu Á - TBD theo nghiên cứu của IDC, và được kỳ vọng tăng trưởng từ 46% với giá trị 20,3 tỉ USD trong năm 2014 tới 29,1 tỉ USD vào năm 2018. Cả đám mây và di động được dự đoán sẽ có tổng trị giá khoảng 36,2 tỉ doanh thu cho các công ty CNTT tại châu Á - TBD vào năm 2018.

Đề tiến hành báo cáo mang tên “Tăng trưởng về Đám mây và Di động tại Châu Á - TBD thiết lập một bước tiến mới cho hệ sinh thái đối tác” này, IDC đã phỏng vấn hơn 200 đối tác CNTT của Microsoft từ 9 thị trường Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam để hiểu về mô hình doanh nghiệp của họ và các chiến lược tăng trưởng tương ứng với những cơ hội thị trường mới.

“Hệ sinh thái CNTT đã là hạt nhân thành công của chúng tôi trong vòng 40 năm và luôn tiếp tục là điểm nhấn của chúng tôi để phục vụ hàng tỉ người dùng tại Châu Á. Theo đà Công nghệ phát triển, sẽ có các đơn vị thành công, suy thoái và những nhà tiên phong mới. Đối tác của tương lai sẽ có 4 đặc thù phát triển: Tạo ra các phạm vi, đầu tư vào sự khác biệt, tập trung vào giá trị, chinh phục được các trái tim và tâm hồn khách hàng. Năng lực của hệ sinh thái đối tác Microsoft nhằm hỗ trợ đối tác chuyển dịch để có thể có được nhiều lợi nhuận hơn nữa là ưu tiên của Microsoft. Đây là lý do Microsoft đầu tư 225 triệu USD nhằm chuyển đổi hệ sinh thái tại Châu Á - TBD thông qua các hình thức đào tạo, hoa hồng và hỗ trợ phát triển đối tác. Chúng tôi hào hứng khi thấy rất nhiều các đối tác trong khu vực đang chuyển đổi theo định hướng nhầm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng tại đây”, Ông Ananth Lazarus, Giám đốc khối Đối tác, Microsoft Châu Á - TBD cho biết.

Ngoài ra, báo cáo còn có những điểm chính:

Đám mây là chuẩn kinh doanh mới tại Châu Á - TBD: Đối tác chuyên về đám mây, với hơn 50% Doanh thu từ Đám mây, tạo ra hơn 1.8 lần Doanh thu, hơn 1.4 lần lợi nhuận, nếu so với các đối tác không kinh Doanh đám mây.

Các giải pháp dám mây và di động mang lại lợi nhuận nhiều hơn: Các đối tác giải pháp có thể gia tăng lợi nhuận tầm 20% và các nhà bán lẻ VAS có thể gia tăng lợi nhuận khoảng 100% khi giới thiệu các dịch vụ VAS đám mây.

Đối tác phân phối các đám mây toàn diện sẽ có thêm 20% lợi nhuận: Đây là những đối tác có kinh nghiệm hơn 2 năm về đám mây và làm việc tốt với khách hàng trong quá trình chuyển đổi các dự án lên đám mây.

Là những đối tác triển khai sớm nhất: những đối tác giải pháp đám mây và di động sớm nhất sẽ có được hơn 2.5 lần doanh thu và hơn 50% lợi nhuận nếu so sánh với tổng thể các đối tác khác trong nghiên cứu này.

Các đối tác đang xem xét xây dựng đám mây công cộng, đám mây riêng và mô hình lai: Hơn 50% các đối tác Microsoft đang xây dựng giải pháp đám mây lai cho khách hàng của họ và đã đầu tư vào các giải pháp đám mây riêng và đám mây công cộng dựa trên nền tảng Microsoft.

Có mô hình giải pháp di động với thanh khoản rõ ràng: Trong lĩnh vực di động, các đơn vị phát triển phần mềm (ISVs) đã gia tăng được lợi nhuận tầm 55% vì có thể tận dụng mô hình SaaS (Phần mềm như một dịch vụ) và kiếm được tiền từ các khoản đầu tư trước đó trong quá trình triển khai nghiên cứu R&D trên di động.

Thành công nhờ tổng hợp giải pháp đám mây và di động

Ông Mayur Sahni, Giám đốc nghiên cứu cao cấp về Dịch vụ và Đám mây, IDC Châu Á - TBD cho biết: “Với việc đám mây và di động trong mọi ngành công nghiệp đang chiếm hầu hết doanh thu của các đối tác, chúng ta có thể nhìn nhận thực tế là các đơn vị sớm đưa ra các giải pháp tiên tiến và các đơn vị triển khai dịch vụ VAS đã thực sự có được những phần thưởng lợi nhuận xứng đáng. Theo đà gia tăng về nhu cầu của dịch vụ đám mây và di động, đây chính là thời điểm mà các đối tác cần tận dụng, phát triển để tham dự hoặc sẽ bị tụt hậu trong môi trường thực tế”.

Một ví dụ tiêu biểu về thành công nhờ tổng hợp giải pháp đám mây và di động là đối tác VMob của New Zealand. Công ty đã phát triển nền tảng di động cho việc kết nối giữa các gạch và vữa cho hệ thống các cửa hàng bán lẻ toàn cầu của khách hàng, bao gồm cả McDonals nhằm giúp khách hàng của họ có thể gia tăng được trải nghiệm trong gian hàng nhờ các Tiếp thị nội dung (content Markerting) được cá nhân hóa.

Nền tảng VMob sử dụng một tập các dữ liệu ngữ cảnh mở rộng bao gồm GPS và các vị trí của cửa hàng, thời tiết địa phương, các sự kiện gần đó và dữ liệu vận chuyển công cộng để cải thiện các kết nối phù hợp với người dùng. Nền tảng được xây dựng dựa trên các dịch vụ hiện đại đặc thù của Microsoft Azure và được phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. VMob đã dành giải thưởng Đối tác của năm từ Microsoft cho nền tảng Đám mây: Ứng dụng tiên tiến.

Dành giải thưởng Đối tác Indonesia của năm  là đối tác Pasifik Cipta Mandiri (PCMan). Được thành lập năm 2000, PCMan đã tập trung vào việc cấp phép và cài đặt hệ thống Microsoft. 3 năm trước, công ty đã quyết định chuyển đổi sang nền tảng và dịch vụ đám mây, khởi đầu bằng Office 365. Trong năm ngoái, tăng trưởng của Doanh thu đám mây Microsoft tại công ty đã vượt 15 lần. Hiện nay, Doanh thu đám mây chiếm khoảng 50% Doanh thu của PCMan.

Tại Việt Nam, HPT cũng vinh dự nhận Giải thưởng Đối tác của năm từ Microsoft. Là công ty CNTT với hơn 20 năm kinh nghiệm trong các dự án tư vấn và cung cấp các giải pháp hạ tầng CNTT, HPT nhanh chóng bắt kịp xu hướng mới và phát triển giải pháp Điện toán Đám mây triển khai cho khách hàng. HPT sẽ giúp khách hàng đáp ứng được bài toán cân bằng giữa Công nghệ và Tài chính.

“Với vai trò là đối tác cấp cao (Licensing Solution Partner – LSP) và đối tác phát triển giải pháp chiến lược (National System Integrator – NSI) của Microsoft, HPT cam kết sẽ hỗ trợ tối đa việc vận hành và cung cấp tư vấn những công nghệ tiên tiến nhất, đặc biệt là công nghệ Đám mây cho khách hàng Việt”, Ông Đinh Hà Duy Linh, Tổng giám đốc công ty HPT nhấn mạnh.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành

iPhone, iPad có chế độ "hao" nguồn thấp nhất từ trước tới nay

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Một trong những tính năng mới trên iOS 9 là chế độ tiêu thụ nguồn thấp, sẽ kéo dài tuổi thọ pin cho thiết bị của bạn.

(ICTPress) - Một trong những tính năng mới trên iOS 9, hệ điều hành sắp ra mắt cho iPhone và iPad, là chế độ tiêu thụ nguồn thấp, sẽ kéo dài tuổi thọ pin cho thiết bị của bạn, Business Insider cho biết.

Trong nhiều năm, người sử dụng iPhone sẽ phải cài đặt thủ công để tiết kiệm nguồn. Nhưng với chế độ tiêu thụ nguồn thấp sẽ thực hiện mọi việc cho bạn. Thực tế, Apple cho biết tính năng điều chỉnh các thiết lập mà bạn đã không hề biết bạn có.

Ví dụ, chế độ này ngặn các ứng dụng tải dữ liệu trên nền, dừng ứng dụng Thư từ việc nhận các thư mới, làm chậm bộ vi xử lý và tắt bớt một số hình ảnh hoạt họa, theo đó bạn đã tiết kiệm nguồn đáng kể. Do vậy, bạn sẽ vẫn có thể sử dụng điện thoại của bạn cho phần lớn các tác vụ.

Nếu chế độ tiêu thụ nguồn thấp không phải là điều bạn quan tâm, iOS 9 cũng đã được tối ưu để tổng thể việc tiêu thụ nguồn cũng ít hơn. Apple cho biết tuổi thọ pin sẽ thêm một giờ nếu cài đặt iOS 9.

Một phiên bản beta chưa hoàn thiện có thể tải tại đây. Nếu bạn đã có, dưới đây là cách bật chế độ tiêu thụ nguồn thấp. Đầy tiên là mở ứng dụng cài đặt.

Vào phần nguồn (battery).

Tiếp theo trượt đến chế độ "Low Power Mode" và bật lên rồi nhấp vào "continue" khi bạn nhận được thông báo.

Biểu tượng nguồn sẽ chuyển màu vàng để bạn biết bạn đang ở chế độ tiêu thụ nguồn thấp. Bây giờ nhanh chóng và tìm cáp sạc.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

“Gốc gác” của các thuật ngữ “sâu máy tính”, “robot”, “đám mây"

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Dưới đây là "gốc gác" của 11 thuật ngữ máy tính phổ biến.

(ICTPress) - Nhờ có smartphone, máy tính bảng, máy tính xách tay, mà các thuật ngữ máy tính đang thâm nhập vào ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta với tốc độ cảnh báo. Nhưng những thuật ngữ này bắc nguồn từ đâu.

Các thuật ngữ “sâu máy tính” (bug) đến “đám mây” (cloud) tới “chuột” (mice) đến “thư rác” (spam) đến từ đâu, dưới đây nguồn gốc là 11 thuật ngữ máy tính phổ biến.

Thuật ngữ “sâu máy tính”, có nghĩa là một lỗi trong một phần của phần mềm, đã trở nên phổ biến sau khi một con bướm đêm bay vào bên trong siêu máy tính Harvard Mark II năm 1946.

Nhật ký hoạt động của Grace Hopper cho máy tính Harvard Mark II

“Khởi động” (booting) có nghĩa là khởi động một thiết bị (hay “khởi động lại”) bắc nguồn tự thuật ngữ nỗ lực vươn lên của bản thân. Trước khi máy tính có thể thực hiện công việc gì đó, máy tính tải một chương trình đơn giản được gọi là BIOS (Basic Input/Output System - Hệ thống vào ra cơ bản). Những nhà khoa học máy tính thời kỳ đầu đã xem việc này như là một khởi động riêng.

Ngày nay, một “thư viện” (library) là một tập hợp các đoạn mã có thể tái sử dụng mà các nhà phát triển sử dụng để thực hiện các tác vụ chung mà không cần phải phát minh lại chiếc bánh xe. Vào những năm 1940, một library là một tập hợp băng từ chương trình được cắt thành đoạn cho tới khi các nhà lập trình muốn dán và làm phẳng thành các ứng dụng của họ.

Thư viện phần mềm đầu tiên tại Đại học Harvard

Hiện nay, một “miếng vá” là một sự cải tiến cho một đoạn phần mềm hay ứng dụng. Thuật ngữ này xuất hiện từ những năm 1940 khi các chương trình máy tính được “viết” trên các phiếu đục lỗ: để thay đổi một chương trình, bạn đã phải vá một lỗ bằng băng từ.

Một chương trình Harvard Mark I, được hoàn thiện bằng các miếng vá (Ảnh: Wikimedia Commons)

Một "cookie" là một tệp nhỏ được gửi giữa trình duyệt của bạn và một trang web để xác thực bạn, do đó bạn không phải đăng nhập lần nữa. Cokie sẽ theo dõi các gốc rễ đến "magic cookie", một thuật ngữ của một lập trình viên xuất phát từ "fortune cookie" là một cookie có một thông điệp bên trong.

“Spam” hay một thư điện tử làm phiền và không mong muốn, xuất hiện từ một bức phác họa Monty Python nổi tiếng nơi một nhóm cướp biển Viking hát đi hát lại "SPAM, SPAM, SPAM, SPAM, SPAM, LOVELY SPAM, WONDERFUL SPAM" để át đi các trao đổi.

Bạn có thể xem phác họa trên YouTube.

Một virus máy tính hoạt động như một sinh vật học, chèn mã của mình vào các chương trình và tệp khác và phát tán. Thuật ngữ “virus” lần đầu được sử dụng có thể trong một tiểu thuyết vào những năm 1970 có tên là 'When H.A.R.L.I.E.”, tác giả là David Gerrold. Virus LSD là một tai họa của năm 1994, virus này đã xóa toàn bộ các file và sau đó hiển thị video được chụp hình như trên.

“Điện toán đám mây” (Cloud computing) bắt đầu từ những năm 1990 trong các hồ sơ đăng ký bản quyền sáng chế để cách trình bày các đoạn mạng mà là một vấn đề của của ai đó. Biểu đồ đăng ký bản quyền này là từ hồ sơ US Patent 5,485,455 được nộp vào tháng 1/1994, được biết đến là lần đầu tiên từ “đám mây” xuất hiện.

US Patent Office

Thuật ngữ "robot" lần đầu được sử dụng trong một vở kịch năm 1921 có tên R.U.R. của nhà viết kịch Čapek. Thuật ngữ này xuất phát từ một từ tiếng Séc là "robota" có nghĩa là "lao động bắt buộc”. Hãy ghi nhớ điều này lần sau bạn bất ngờ khởi động một Roomba.  

Một cặp Robot Xiaolan (trái) và Xiaotao cầm các khay thức ăn tại một nhà hàng ở Jinhua, tỉnh Zhejiang, Trung Quốc, 18/5/2015.

“Mạng”(cyber) trong “không gian mạng” (Cyberspace) và “tội phạm mạng” (cybercrime) và “Chiến tranh mạng” (cyberwarfare) xuất phát từ thuật ngữ "cybernetics”, thuật ngữ về nghiên cứu học thuật các hệ thống và các tổ chức. Thuật ngữ này bắc nguồn từ các từ trong tiếng Hy Lạp là "kybernetes" hay "steersman".

Một con chuột máy tính bình thường có cái tên này bởi vì các nhà nghiên cứu của Xerox PARC lab đã làm ra sản phẩm này giống như một con chuột có “đuôi”. Hiện nay phần lớn chuột máy tính là chuột di động - không có “đuôi”.

QM (Theo Business Insider)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

iPhone sẽ không còn cổng sạc?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Apple được cho là đang tìm một cách thức mới cho việc sạc điện thoại iPhone có thể làm cho điện thoại này đẹp và bền hơn.

(ICTPress) - Apple được cho là đang tìm một cách thức mới cho việc sạc điện thoại iPhone có thể làm cho điện thoại này đẹp và bền hơn.

Một hồ sơ đăng ký bản quyền sáng chế gần đây được đăng tải là cơ sở cho Apple có thể làm những chiếc iPhone không cần cổng sạc.

Hồ sơ đăng ký bản quyền được công bố ngày 7/7 và ban đầu được nộp đăng ký vào năm 2013, mô tả cho thấy Apple gọi sáng chế này là “các bộ kết nối điện ẩn”.

Dựa trên ngôn ngữ trong văn bản, thì những bộ kết nối này bao gồm cả cổng sạc điện thoại iPhone, được đưa vào bên trong điện thoại mà không cần những khe hở lộ ra.

Ít khe hở hơn có nghĩa là điện thoại của bạn có nguy cơ hỏng ít hơn, vì nó sẽ ít bị dính bụi, bẩn, nước và bất cứ thứ gì có thể làm hủy hoại điện thoại khi đi vào bên trọng. Điều này cũng có nghĩa Apple có thể sáng tạo ra iPhone mỏng hơn.

Vậy iPhone sẽ được sạc như thế nào nếu không có bộ kết nối mở? Sẽ thực hiện thông qua logo Apple phía sau iPhone:

Có vẻ Apple muốn bạn kết nối sạc tới phía sau chiếc điện thoại nơi có logo Apple. Chưa rõ liệu đây có phải là hệ thống sạc không giây, sạc từ như Apple Watch sử dụng, hay một sáng tạo mới hoàn toàn.

Apple có thể sử dụng từ “iPhone” được khắc vào phần dưới phía sau của điện thoại như là một nơi để sạc không dây.

Kiểu ý tưởng này không chỉ để sạc, Apple cũng đề cập ý tưởng đưa bộ cảm biến như là một thiết bị đo nhịp tim ở logo Apple.

Nhiều điện thoại Android, như Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge, cho phép bạn sạc điện thoại không dây bằng cách đặt điện thoại vào một thiết bị sạc. Dựa trên ngôn ngữ của hồ sơ đăng ký bản quyền, thì cũng chưa rõ liệu đây có phải là một giải pháp sạc không dây, hay đơn giản là một “dock sạc hay một cục sạc”.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Tri thức chuyên ngành
Viễn thông

Cách cập nhật iPhone khi không có đủ bộ nhớ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Bạn đang cố gắng tải về và cài đặt iOS 8.4 nhưng không có đủ bộ nhớ, bạn không cần phải xóa bỏ các ứng dụng và ảnh.

(ICTPress) - Nếu bạn đang cố gắng tải về và cài đặt iOS 8.4 để đăng ký dịch vụ âm nhạc trực tuyến mới của Apple nhưng iPhone thông báo bạn không có đủ bộ nhớ, bạn có thể không cần phải xóa bỏ các ứng dụng và ảnh.

Bí mật là iTunes. Nếu bạn vào iTunes, bạn không cần phải quá nhiều bộ nhớ, chỉ cần khoảng 610 megabyte. Đây là cách mọi người từng cập nhật iPhone trước khi bạn muốn cấp nhật iOS trực tuyến.

Cắm iPhone vào máy tính của bạn và để iTunes khởi động và thực hiện các bước theo như cách Business Insider hướng dẫn:

1. Nếu một thông báo xuất hiện thông báo cho bạn biết một phiên bản iOS mới đã sẵn sàng, bạn hãy nhấp vào và bấm vào tải (Download) và cập nhật (update) và tiến tới bước 5.

2. Cách khác là bạn có thể nhấp vào biểu tượng iPhone nhỏ ở phía trên đỉnh trái trong iTunes.

3. Và nhấp vào Check for Update (Kiểm tra cập nhật). Nếu chỉ có thông báo cập nhật, nhấp vào đó và thực hiện bước tiếp theo.

4. Nhấp vào Download và Update.

5. Nhấp vào Tiếp tục (Continue) khi có thông báo về các mục được phép mua xuất hiện. Bạn sẽ không cần phải cập nhật nếu bạn nhấp vào Hủy (Cencel).

6. Một thông báo mới sẽ xuất hiện thông báo cho bạn biết iTunes sẽ xác thực cập nhật với Apple.

7. Sau đó một thông báo khác cho bạn biết về cập nhật. Chỉ cần nhấp vào Tiếp theo (Next).

8. Và một thông báo khác về các điều khoản và điều kiện xuất hiện. Nhấp vào Đồng ý (Agree).

9. Nếu bạn có một mã mật khẩu cho iPhone của bạn, bạn sẽ cần phải đăng nhập như khi bạn khóa máy. Sau đó nhấp vào Continue.

10. Bây giờ, iPhone của bạn sẽ cập nhật, hãy để nó tự động thực hiện.

11. iPhone của bạn cuối cùng sẽ khởi động lại và cài đặt cập nhật. Nếu iPhone của bạn ngắt kết nối với iTunes và một thông báo xuất hiện cho bạn biết “phiên ID đã bị lỡ” ("session ID is missing”), hãy nhấp vào OK và để cho iPhone của bạn hoàn tất khởi động lại.

12. Bạn đã cập nhật iOS 8.4. Bạn có thể kiểm tra bằng cắt kết nối lại iPhone của bạn với iTunes (nếu đã bị ngắt kết nối). hoặc vào Settings > General > About, và kiểm tra phiên bản iOS trong danh sách. Bây giờ vào và hãy khám phá Apple Music.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

WiFi trên máy bay Airbus A320: Liệu có an toàn?

Tóm tắt: 

Hãng hàng không Vietnam Airlines đã tổ chức lễ tiếp nhận máy bay thế hệ mới A350 XWB. Điều đặc biệt là máy bay A350 được thiết kế sẵn thiết bị để kết nối WiFi đến cả hạng ghế phổ thông.

Một báo cáo của chính phủ Mỹ cho hay tin tặc có thể lợi dụng hệ thống mạng WiFi trên máy bay để tấn công, chiếm quyền điều khiển phi cơ.

Mới đây, hãng hàng không Vietnam Airlines đã tổ chức lễ tiếp nhận máy bay thế hệ mới A350 XWB tại sân bay quốc tế Nội Bài. Điều đặc biệt là máy bay A350 được thiết kế sẵn thiết bị để kết nối WiFi đến cả hạng ghế phổ thông. Dự kiến đến tháng 9.2015, hành khách đi tất cả các chuyến bay của hãng bằng A350 đều có thể sử dụng dịch vụ WiFi.

Dịch vụ WiFi trên máy bay từng được coi là điều “không tưởng”, tuy nhiên công ty Honeywell Aerospace đã biến nó thành hiện thực bằng công nghệ mang tính đột phá của mình để phủ sóng WiFi trên tất cả các dòng máy bay mới của Boeing, A350 của Airbus và Global của Bombardier.

Chiếc máy bay Airbus A350 mà Vietnam Airlines vừa tiếp nhận

Theo đó, thiết bị JetWave do Honeywell sản xuất giúp các máy bay này có thể kết nối với hệ thống vệ tinh Global Xpress của Inmarsat để cung cấp dịch vụ WiFi toàn cầu cho mọi hành khách trong máy bay.

Điều này đồng nghĩa với việc hành khách trong những máy bay trên có thể xem video trên YouTube, tải dữ liệu và thực hiện các cuộc gọi video trong khi vẫn đang vi vu trên bầu trời. Các thử nghiệm của Honeywell cho thấy thiết bị JetWave kết nối rất thuận lợi với vệ tinh của Inmarsat, cung cấp dịch vụ WiFi chất lượng cao cho các máy bay.

Vietnam Airlines là một trong những hãng hàng không tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ WiFi trên máy bay cho hành khách. Một số hãng hàng không lớn khác trên thế giới như Finnair của Phần Lan và Cathay Pacific (Hong Kong – Trung Quốc) cũng đang lên kế hoạch cung cấp dịch vụ WiFi trên các máy bay Airbus A350 của họ vào cuối năm nay.

Hãng Finnair cho biết họ đang thực hiện một chương trình trị giá tới 30 triệu euro để cung cấp dịch vụ WiFi cho toàn bộ các chuyến bay trong nước và quốc tế vào năm 2018, trong đó ưu tiên đầu tư cho 4 chiếc A350 mà họ mới mua để hành khách có thể tận hưởng dịch vụ WiFi trên máy bay vào nửa cuối năm 2015.

Bên trong buồng điều khiển của máy bay Airbus A350

Trong khi đó, Cathay Pacific tuyên bố sẽ thử nghiệm đại trà dịch vụ Internet trên đội bay A350 của mình vào đầu năm sau, mặc dù vẫn còn một số lời phàn nàn của hành khách về việc gián đoạn dịch vụ Internet trên chuyến bay.

Tuy nhiên, một vấn đề rất lớn mà hãng hàng không này đang phải đối mặt khi cung cấp dịch vụ WiFi trên máy bay là việc chính phủ Trung Quốc không cho phép hành khách đi máy bay sử dụng Internet trên không phận của mình.

Ngoài ra, một nỗi lo ngại khác về an toàn bay mà các hãng hàng không phải lưu tâm khi cung cấp dịch vụ WiFi trên máy bay cho hành khách, đó là nguy cơ máy bay có thể bị tin tặc tấn công thông qua hệ thống WiFi này.

Theo một báo cáo gần đây của chính phủ Mỹ, các dòng máy bay trang bị WiFi cho hành khách như Boeing 787 Dreamliner, Airbus A350 và A380, đều sử dụng hệ thống mạng tương tự như hệ thống điều khiển hàng không của máy bay, làm gia tăng nguy cơ tin tặc có thể thông qua mạng WiFi để tấn công vào hệ thống điều khiển và khống chế máy bay.

Theo báo cáo của Văn phòng Kiểm toán hoạt động của Chính phủ Mỹ, để có thể thực hiện được cuộc tấn công như vậy, đầu tiên tin tặc phải vượt qua được tường lửa ngăn cách giữa mạng WiFi với hệ thống điều khiển hàng không của máy bay. Tuy nhiên tường lửa không phải là thứ bất khả xâm phạm, đặc biệt là nếu có sai sót trong khi thiết lập.

Khoang hành khách của máy bay Airbus A350

Theo báo cáo này, vì mạng WiFi giúp kết nối máy bay với thế giới bên ngoài, nên nó đồng thời cũng mở ra cánh cửa để các phần mềm độc hại, mã độc có thể xâm nhập vào hệ thống điều khiển trên máy bay.

Báo cáo nhấn mạnh: “Một virus hoặc malware trong website mà hành khách truy cập có thể tạo cơ hội cho tin tặc tiếp cận hệ thống thông tin trên máy bay thông qua cơ chế lây nhiễm của chúng”.

Trước báo cáo trên, hãng Boeing đã ra tuyên bố cho biết hệ thống kiểm soát thủ công của phi công trong buồng lái có thể ngăn chặn bất cứ nỗ lực nào của tin tặc nhằm chiếm quyền kiểm soát máy bay.

Hãng Airbus cũng tuyên bố họ “liên tục đánh giá, xem xét cấu trúc hệ thống của sản phẩm nhằm thiết lập và duy trì tiêu chuẩn an toàn và an ninh cao nhất”. Tuy nhiên hãng này từ chối cung cấp thông tin chi tiết về cơ chế bảo mật của mình vì cho rằng làm như vậy sẽ "phản tác dụng".

Theo Trí Dũng (Wired, Ausbt / Danviet.vn)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Những tiện ích của máy tính siêu nhỏ Intel vừa ra mắt tại VN

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Máy tính tí hon với những tính năng phần cứng nổi trội sẽ đem đến cho người dùng những trải nghiệm mới...

(ICTPress) - Intel Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm Máy tính tí hon hay còn được gọi là Intel® Compute Stick tại thị trường Việt Nam.

Đây là chiếc máy tính có kích thước bỏ túi cho phép người dùng chuyển đổi các thiết bị phát hình có hỗ trợ cổng HDMI thành máy tính cá nhân. Máy tính tí hon với những tính năng phần cứng nổi trội trong kích thước nhỏ bé sẽ đem đến cho người dùng những trải nghiệm mới và đáp ứng nhu cầu về học tập, giải trí, công việc và còn hơn thế nữa.

Tại Lễ ra mắt Intel® Compute Stick ngày 1/7, ông Trần Đức Trung, Tổng giám đốc Intel Việt Nam cho biết: “Sự kiện ra mắt Máy tính tí hon nằm trong chiến lược của Intel trong việc đổi mới công nghệ để mang đến những trải nghiệm thú vị và sáng tạo hơn cho người tiêu dùng, qua đó góp phần xây dựng một thế giới thông minh và kết nối hơn".

Máy tính tí hon sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam với 2 phiên bản đều được trang bị bộ vi xử lý lõi tứ Intel® Atom với tên mã là “Bay Trail Z3735F”. Phiên bản thứ nhất chạy hệ điều hành Window* 8.1 32-bit, bộ nhớ trong 32GB với RAM 2GB. Phiên bản thứ hai chạy trên hệ điều hành Ubuntu* 14.04 LTS 64-bit, bộ nhớ trong 8GB với RAM 1GB. Cả hai phiên bản đều hỗ trợ kết nối Wi-Fi, Bluetooth 4.0, cổng kết nối USB 2.0 và thẻ MicroSD giúp mở rộng khả năng lưu trữ.

Giá bán đề xuất thông qua các kênh đại lý của Intel tại Việt Nam cho Máy tính tí hon phiên bản Window* 8.1 32-bit được cài sẵn là 3.990.000 đồng (đã bao gồm thuế VAT). Phiên bản chạy Ubuntu có giá 2.99 triệu đồng.

Các thông số của máy tính

Những tiện ích của Máy tính tí hon:

Giải pháp cho không gian làm việc hạn chế

Với kích thước tí hon (chiều dài 103 mm và ngang 37 mm) sẽ giúp người dùng giải quyết bài toán về không gian làm việc nhỏ hẹp. Người dùng giờ đây chỉ cần một màn hình nhỏ gọn hỗ trợ cổng HDMI, một bàn phím rời và chuột không dây, Máy tính tí hon sẽ kết nối tất cả để đem đến một chiếc máy tính cá nhân hoàn chỉnh hỗ trợ cho công việc của bạn.

Phục vụ giải trí tại nhà

Với hiệu năng hoạt động mạnh mẽ thông qua bộ vi xử lý lõi tứ Intel® Atom, Máy tính tí hon sẽ chuyển hóa chiếc TV hoặc bất kỳ màn hình nào có kết nối cổng HDMI thành một thiết bị giải trí ngay tại nhà từ xem phim, nghe nhạc hay chơi game. Tất cả các hoạt động giải trí đa phương tiện của gia đình bạn giờ đây chỉ nằm trong một chiếc PC nằm gọn trong lòng bàn tay. 

Cải tiến công nghệ Biển báo kỹ thuật số (Digital Signage):

Cho phép chuyển đổi hiển thị thông thường sang chức năng hiển thị kỹ thuật số toàn diện thông qua cổng kết nối HDMI. Được trang bị bộ vi xử lý lõi tứ Intel® Atom, Máy tính tí hon cung cấp hiệu năng hoạt động mãnh mẽ và người dùng cũng có thể tùy chọn hệ điều hành của máy là Window* 8.1 hoặc Ubuntu*. Người dùng đơn giản chỉ cần cắm thiết bị vào bất kỳ màn hình nào có hỗ trợ HDMI, và kết nối vào điện toán đám mây (Cloud computing) để truy cập vào dữ liệu nội bộ là có thể tạo ra một Biển báo kỹ thuật số hoặc màn hình hiển thị quảng cáo.

Hiệu suất làm việc liên tục

Cho phép người dùng có thể giải quyết công việc ở bất kỳ nơi đâu. Người dùng khi đi công tác xa và ngại mang theo chiếc laptop cồng kềnh bên mình, chỉ cần kết nối Máy tính tí hon vào bất kỳ màn hình nào hỗ trợ cổng HDMI, kết nối với bàn phím và chuột không dây là có thể tạo ra một chiếc máy tính với đầy đủ các tính năng để giải quyết công việc.

 Trung Thành

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Sản phẩm - Dịch vụ
Các chuyên mục liên quan: 
Tri thức chuyên ngành
CNTT

Giây nhuận ngày 30/6 có làm ảnh hưởng hệ thống máy tính?

Tóm tắt: 

Giới chuyên môn lo ngại việc bổ sung thêm một giây vào hệ thống đo thời gian có thể khiến mạng Internet toàn thế giới rối loạn hoặc tê liệt.

Giới chuyên môn lo ngại việc bổ sung thêm một giây vào hệ thống đo thời gian có thể khiến mạng Internet toàn thế giới rối loạn hoặc tê liệt.

Loài người cần bổ sung thêm một giây vào hệ thống đo thời gian do tốc độ quay của Trái đất giảm dần với mức khoảng 2 phần nghìn giây mỗi ngày. Vì thế chúng ta phải bổ sung thêm thời gian để bù trừ cho sự giảm dần tốc độ quay của hành tinh. Tuỳ theo tốc độ quay của Trái đất, mỗi năm có thể có hai dịp để điều chỉnh giây nhuận vào ngày 30/6 và 31/12.

Cụ thể, hệ thống giờ GMT (UTC) sẽ đếm giây như sau:

30/06/2015 23:59:59

30/06/2015 23:59:60

01/07/2015 00:00:00

Việc bổ sung giây phụ diễn ra lần đầu tiên vào năm 1972, khi Internet chưa ra đời. Những lần điều chỉnh gần đây nhất là 31/12/1998, 31/12/2005, 31/12/2008, 30/6/2012, 30/6/2015. Đây sẽ là lần thứ 26 loài người tăng thêm một giây cho các đồng hồ.

Tuy nhiên, giới chuyên môn lo ngại việc bổ sung thêm một giây vào hệ thống đo thời gian có thể khiến mạng Internet toàn thế giới rối loạn hoặc tê liệt.

Khi giây bổ sung xuất hiện vào năm 2012, Mozilla, Reddit, LinkedIn và hàng loạt trang web khác đã sập. Để tránh nguy cơ đó, tập đoàn Google đã tạo ra một công nghệ đã bổ sung những phần triệu giây vào hệ thống đồng hồ của họ trước khi IERS thêm một giây vào các đồng hồ nguyên tử.

Mỹ muốn bỏ "giây bổ sung" vì cho rằng nó có thể khiến hoạt động của các hệ thống viễn thông và định vị rối loạn, đồng thời phá hoại các hoạt động giao dịch tiền tệ vốn chính xác tới từng giây. Thế nhưng Anh phản đối ý tưởng của Mỹ vì nó đồng nghĩa với sự kết thúc của hệ thống giờ GMT/UTC.

Theo vov.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Cách giải phóng bộ nhớ cho iPhone, iPad 16GB hiệu quả nhất

Tóm tắt: 

(ICTPress) - iPhone hay iPad 16GB không thực sự không gian nhớ như con số này mà thực sự chỉ có khoảng 13GB.

(ICTPress) - iPhone hay iPad 16GB không thực sự không gian nhớ như con số này mà thực sự chỉ có khoảng 13GB.

Đó là bởi một khoảng lưu trữ của các thiết bị này đã được sử dụng cho những công việc quan trọng làm máy hoạt động như hệ điều hành iOS.

Các bước sau sẽ giúp bạn tối đa hóa khoảng bộ nhớ ít ỏi còn lại trên thiết bị iOS của bạn và bạn nên thực hiện tất cả các bước đều đặn.

Hãy lựa chọn bước nào phù hợp nhất cho bạn và tuổi thọ thiết bị iOS của bạn.

Tắt thư viện Ảnh iCloud và tải ảnh Google

Thật khó tránh khỏi việc tải về một ứng dụng khi bạn đang cố gắng tiết kiệm bộ nhớ, nhưng Google Photos là điểm mấu chốt nếu bạn chụp bất cứ bức ảnh hay quay bất kỳ video nào bằng iPhone của bạn.

Với bộ nhớ không giới hạn miễn phí, bạn có thể lưu mọi bức ảnh riêng của bạn đã chụp lên các server của Google bằng Google Photos. Sau đó, bạn có thể xóa chúng từ bộ nhớ điện thoại của bạn để giải phóng không gian.

Chắc chắn iCloud của Apple cũng có thể làm tương tự như Google Photos, nhưng bạn chỉ nhận được 5GB miễn phí, và bị đầy bộ nhớ khá nhanh và các cảnh báo thông báo bộ nhớ iCloud thường xuyên xuất hiện gây phiền phức.

Hãy tắt Thư viện Ảnh iCloud bằng cách vào Settings (Cài dặt) > Photos & Camera (Ảnh và máy ảnh) > disable iCloud Photo Library (Hủy thư viện ảnh iCloud).

Bạn sẽ không thoải mái lắm khi các bức ảnh không xóa tự động từ điện thoại của bạn một khi chúng đã được tải lên Google Photos, do đó vẫn cần sự bảo dưỡng thủ công mỗi lần.

Xóa những video không còn xem và không còn cần thiết

Những video không còn được xem đến trên iPhone của bạn khá nhiều, tương tự với các chương trình tivi hay bộ phim bạn đã tải về iPhone hay iPad. Và bạn cần xem xét liệu những video đó còn cần thiết bởi thiết bị của bạn chỉ có 16GB, bạn sẽ thấy cần xem xét ưu tiên lưu trữ những cái gì khi bộ nhớ đã hết.

Hãy mở ứng dụng video, nhấp vào Edit (biên tập) ở bên trái phía trên và nhấp vào nút Delete (xóa) màu đỏ gần video mà bạn đang muốn xóa.

Đứng lo lắng, chúng đã được lưu trên iCloud tách biệt với giới hạn 5GB miễn phí của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng Google Photos để tải các video của bạn.

Hủy My Photo Stream và không đăng ký album được chia sẻ của người khác

My Photo Stream sẽ tự động gửi các ảnh mà bạn đã chụp bằng một thiết bị Apple đến bất cứ thiết bị nào khác có kết nối tới tài khoản iCloud của bạn. Ví dụ, một bức ảnh bạn chụp bằng iPad sẽ xuất hiện trên iPhone của bạn và ngược lại.

Tính năng iCloud Photo Sharing cho phép bạn tự động gửi ảnh trên iCloud tới bạn bè và gia đình những người liên kết với bạn. Và tính năng này cũng có thể thực hiện các liên kết khác. Liên tục nhận ảnh từ người khác có thể khá thú vị nhưng cũng là đầy bộ nhớ thiết bị iOS của bạn.

Để hủy những tính năng này, vào Settings > Photos & Camera > và hủy My Photo Stream iCloud Photo Sharing.

Kiểm tra các ứng dụng nào tiêu tốn bộ nhớ nhất và xóa các ứng dụng mà bạn thực sự không sử dụng

Không chỉ các ứng dụng chiếm không gian trên các màn hình chính, mà chúng còn làm đầy bộ nhớ iPhone. Một số chỉ chiếm vài megabyte, số khác chiếm hàng trăm. Nếu bạn có nhiều ứng dụng không sử dụng đến, các megabyte đó có thể bổ sung gigabyte nhanh chóng.

Hãy vào Settings (Cài đặt) > General (Cài đặt chung) > Usage (Sử dụng) > Manage Storage under Storage. Sau đó một danh sách các ứng dụng chiếm chỗ lớn nhất sẽ hiện ra trên điện thoại của bạn.

Trên iPhone này, phía bên phải, iMovie, Keynote, Pages, và Numbers là những ứng dụng chiếm chỗ nhất nhưng ít khi sử dụng tới, do đó bạn có thể xóa bỏ để giải phóng bộ nhớ. Xuống cuối danh sách và bạn hãy tự hỏi bạn có thực sự cần đến những ứng dụng đó. Nếu bạn sử dụng hàng ngày, hàng tuần thì hãy cần thiết giữ lại.

Nhưng nếu bạn đang giữ những ứng dụng mà bạn cho là có thể có khả năng dùng đến bạn nên xem xét xóa bỏ.

Trên màn hình chính của bạn, nhấp và giữ ứng dụng bạn muốn xóa cho đến khi tất cả các ứng dụng lắc lư, và nhấp vào biểu tượng “X” ở góc trái phía trên cùng của biểu tượng ứng dụng để xóa đi. Không cần thiết phải lưu giữ các ứng dụng không sử dụng.

Xóa sạch iMessages

Theo thời gian, iMessage có thể chiếm dụng không gian, đặc biệt nếu bạn đã nhận được vô khối các bức ảnh, GIF, tin nhắn âm thanh hay video.

Vào ứng dụng iMessage và nhấp vào “Edit” góc phía trên bên trái. Sau đó nhấp vào từng trao đổi và “Xóa” ở góc phía dưới bên phải.

Để quản lý thủ công các tin nhắn của bạn trong tương lai, hãy vào Settings > Messages > cuộn xuống và nhấp vào Keep Messages phía dưới Message History. Các tin nhắn được cài đặt trên thiết bị của bạn và được dự phòng vĩnh viễn do mặc định, nhưng bạn có thể thiết lập tự xóa sau 30 ngày hay 1 năm.

Rõ ràng 30 ngày là phù hợp nhưng không thể hiểu nếu bạn giữ chúng tới tận 1 năm.

Đăng ký iTunes Match hay dịch vụ nhạc trực tuyến

Lưu cả một khối lượng âm nhạc trên iPhone của bạn chắc chắn là tiêu tốn bộ nhớ của bạn. Bạn có thể đã tải nhạc bạn mua trên iTunes từ iCloud miễn phí và sau đó không tính đến giới hạn iCloud 5GB miễn phí của bạn. Nhưng bạn không thể tải nhạc trong thư viện iTunes của bạn mà bạn đã không mua trực tiếp từ iTunes, giống như các album CD vật lý.

Khi iTunes Match xuất hiện, tiêu tối 24,99 USD/năm và cho phép bạn tải liên tất cả âm nhạc trong iTunes của bạn lên iCloud (cũng tách biệt khỏi giới hạn 5GB) để tải từ bất cứ iOS nào bất cứ đâu bạn có kết nối Internet hay dữ liệu.

Tuy nhiên, iTunes Match không cho phép bạn tải nhạc khi bạn không có thư viện iTunes, do đó bạn có thể thích dịch vụ nghe nhạc trực tuyến như Spotify hay Âm nhạc Apple sắp ra mắt, cả hai mất 9,99 USD/tháng. Theo cách này, bạn có thể bật nhạc và bất cứ bản nhạc, album nào trong thư viện của dịch vụ nghe nhạc trực tuyến.

QM (Theo Business Insider)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Năm 2019, lưu lượng IP video chiếm 80% và chiến lược dịch vụ viễn thông khác biệt

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Năm 2019, hơn 14% lưu lượng IP toàn cầu và 53% lưu lượng IP hàng tháng sẽ phát sinh từ các kết nối di động và các kết nối Wi-Fi.

(ICTPress) - Năm 2019, lưu lượng IP video được dự báo sẽ chiếm 80% toàn bộ lưu lượng IP toàn cầu; 2/3 lưu lượng IP toàn cầu sẽ phát sinh từ các kết nối không dây, bao gồm cả kết nối Wi-F.

Theo Dự báo Chỉ số tăng trưởng mạng (VNI) hàng năm của Cisco lần thứ 10 (the 10th annual Cisco® Visual Networking Index™ [VNI] Forecast), lưu lượng IP (Internet Protocol - Giao thức Internet) hàng năm sẽ tăng gấp ba lần trong giai đoạn từ 2014 - 2019, và sẽ đạt mức kỷ lục là 2 zettabytes.

Theo dự báo, các nhân tố góp phần tạo ra sự tăng trưởng lưu lượng đó bao gồm sự gia tăng trên phạm vi toàn cầu về số người dùng Internet, các thiết bị cá nhân và kết nối giữa máy móc với nhau (machine-to-machine - M2M), tốc độ băng rộng lớn hơn và hoạt động ứng dụng các dịch vụ video tiên tiến.

Nhìn chung, theo dự báo này, những nhân tố đó sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (compound annual growth rate - CAGR) của lưu lượng IP toàn cầu ở mức 23% - mức tăng trưởng CAGR trên phạm vi toàn cầu cao nhất trong loạt dự báo VNI liên tiếp trong suốt gần một thập kỷ (ví dụ như, CAGR theo dự báo vào năm ngoái cho giai đoạn 2013 - 2018 chỉ ở mức 21%).

Những dự báo quan trọng về Lưu lượng IP và dịch vụ toàn cầu

Theo dự báo của Cisco, tới năm 2019, lưu lượng IP toàn cầu sẽ đạt mức 168 exabytes, từ mức 59,9 exabytes mỗi tháng vào năm 2014. Tới năm 2019, lượng lưu lượng đi qua các mạng IP toàn cầu sẽ ngang bằng "toàn bộ lưu lượng Internet trước đây” (từ 1984 đến cuối 2013).

Một số nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với lưu lượng IP trong những năm tới bao gồm: Số lượng người dùng Internet lớn hơn; Sự phổ biến của các thiết bị và kết nối; Tốc độ băng rộng cố định nhanh hơn; Các dịch vụ video mới và tiên tiến, Đà phát triển của công nghệ Di động, Sự phát triển Mạng Internet của Vạn vật (The Internet of Everything - IoE) và M2M, Ảnh hưởng của Dịch vụ Game; Ứng dụng các dịch vụ tiên tiến.

Các dự báo về lưu lượng IP tại các quốc gia và khu vực

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC): 54,4 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR 21%, tốc độ tăng trưởng 2,6 lần

Khu vực Bắc Mỹ: 49,7 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR 20%, tốc độ tăng trưởng 2,5 lần

Khu vực Tây Âu: 24,7 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR 21%, tốc độ tăng trưởng 2,6 lần

Khu vực Trung Âu: 16,9 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR 33%, tốc độ tăng trưởng 4,1 lần

Khu vực Mỹ La Tinh: 12,9 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR 25%, tốc độ tăng trưởng 3 lần

Khu vực Trung Đông và Châu Phi: 9,4 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR 44%, tốc độ tăng trưởng 6,3 lần

Tới năm 2019, các quốc gia đứng đầu về phát sinh lưu lượng sẽ là Mỹ (45,7 exabytes/tháng) và Trung Quốc (21,9 exabytes/tháng).

Nam Phi và Saudi Arabia sẽ có tốc độ tăng trưởng lưu lượng IP cao nhất với CAGR ở mức 44% trong giai đoạn từ 2014 - 2019. Tiếp theo sẽ là Indonesia (CAGR ở mức 36%) và Ấn Độ (CAGR ở mức 33%) trong giai đoạn dự báo.

Phân chia lưu lượng VNI toàn cầu theo loại ứng dụng

Lưu lượng IP Video toàn cầu dự báo đạt 134,8 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR ở mức 27% trong giai đoạn từ 2014 - 2019. Lưu lượng IP video sẽ tăng trưởng 3 lần trong giai đoạn từ 2014 đến 2019. Tới năm 2019, lưu lượng IP video của người tiêu dùng sẽ chiếm 84% tổng lưu lượng IP của người tiêu dùng, tăng từ mức 75% vào năm 2014. Tới năm 2019, lưu lượng IP video doanh nghiệp (DN) sẽ chiếm 63% tổng lưu lượng IP DN, tăng từ mức 36% vào năm 2014.

Lưu lượng Internet video toàn cầu sẽ đạt 105 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR ở mức 33% trong giai đoạn từ 2014 đến 2019.Lưu lượng Internet Video sẽ tăng trưởng 4 lần trong giai đoạn từ 2014 đến 2019. Tới năm 2019, lưu lượng Internet Video sẽ đạt 105 exabytes, từ mức 25 exabytes/tháng vào năm 2014; Lưu lượng Internet Video (cả Internet Video DN và tiêu dùng) sẽ chiếm 77% toàn bộ lưu lượng Internet, tăng từ mức 59% vào năm 2014; Lưu lượng Internet Video của người tiêu dùng sẽ chiếm 80% tổng lưu lượng Internet tiêu dùng, tăng từ mức 64% vào năm 2014, lưu lượng Internet Video DN sẽ chiếm 65% tổng lưu lượng Internet DN, tăng từ mức 38% vào năm 2014.

Lưu lượng Internet video ở độ phân giải HD và Ultra HD (4K) đạt 66 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR ở mức 53% trong giai đoạn từ 2014 đến 2019. Tới năm 2019, Internet Video ở độ phân giải HD và Ultra HD sẽ chiếm 63% toàn bộ lưu lượng Internet Video. Internet Video tiên tiến (ở độ phân giải HD và Ultra HD) sẽ tăng trưởng 8 lần trong giai đoạn từ 2014 đến 2019. Các thiết bị TV 4K đã lắp đặt/đang hoạt động sẽ tăng từ 9,9 triệu chiếc vào năm 2014 lên 371,5 triệu chiếc vào năm 2019 (chiếm 2,7% số TV màn hình phẳng vào năm 2014; 31% TV màn hình phẳng vào năm 2019 - CAGR ở mức 106%)

Lưu lượng Video theo nhu cầu (VoD) tiêu dùng toàn cầu đạt 26,8 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR ở mức 14% trong giai đoạn từ 2014 - 2019. Lưu lượng VoD sẽ tăng trưởng gần 2 lần trong giai đoạn từ 2014 - 2019.

Lưu lượng IP DN toàn cầu đạt 29,9 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR ở mức 20% trong giai đoạn từ 2014 - 2019. Lưu lượng IP DN tổng thể, trong đó bao gồm cả lưu lượng web, sao lưu dữ liệu (backup), VoIP, vv... sẽ tăng trưởng gấp đôi trong giai đoạn từ 2014 - 2019. Năm 2014, lưu lượng IP DN chiếm 20% tổng lưu lượng IP hàng tháng toàn cầu (lưu lượng IP tiêu dùng chiếm 80%). Tới năm 2019, lưu lượng IP DN chiếm 18% tổng lưu lượng IP hàng tháng toàn cầu (lưu lượng IP tiêu dùng chiếm 82%).

Phân chia lưu lượng VNI toàn cầu theo kiểu truy cập

Lưu lượng mạng cố định/có dây toàn cầu đạt 55,7 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR ở mức 11% trong giai đoạn từ 2014 - 2019. Tới năm 2019, lưu lượng IP cố định toàn cầu sẽ đạt 670,5 exabytes/năm và tăng trưởng 2 lần trong giai đoạn từ 2014 - 2019. Năm 2014, lưu lượng IP cố định chiếm 54% tổng lưu lượng IP hàng tháng toàn cầu. Tới năm 2019, lưu lượng IP cố định chiếm gần 33% tổng lưu lượng IP hàng tháng toàn cầu.

Lưu lượng mạng cố định/Wi-Fi toàn cầu đạt 88,1 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR ở mức 29% trong giai đoạn từ 2014 - 2019. Tới năm 2019, lưu lượng cố định/Wi-Fi toàn cầu sẽ đạt 1,1 zettabytes/năm và sẽ tăng trưởng 4 lần trong giai đoạn từ 2014 đến 2019. Năm 2014, lưu lượng cố định/Wi-Fi chiếm 42% tổng lưu lượng IP hàng tháng toàn cầu. Tới năm 2019, lưu lượng cố định/Wi-Fi chiếm gần 53% tổng lưu lượng IP hàng tháng toàn cầu.

Lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu đạt 24,3 exabytes/tháng vào năm 2019, CAGR ở mức 57% trong giai đoạn từ 2014 - 2019. Tới năm 2019, lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu sẽ đạt 291,8 exabytes/năm và tăng trưởng 10 lần trong giai đoạn từ 2014 - 2019. Năm 2014, lưu lượng dữ liệu di động chiếm 4% tổng lưu lượng IP hàng tháng toàn cầu.Tới năm 2019, lưu lượng dữ liệu di động sẽ chiếm gần 14% tổng lưu lượng IP hàng tháng toàn cầu.

Và chiến lược nào cho dịch vụ viễn thông

Qua dự báo VNI của Cisco® có thể nhận thấy do ngày càng có nhiều thiết bị (như là máy tính bảng, điện thoại thông minh và kết nối M2M) cần được xác thực mới có thể truy cập vào các mạng cố định/di động (đòi hỏi phải có thông tin/mức độ bảo mật cao hơn), dung lượng băng thông lớn hơn không phải là yêu cầu duy nhất trong nửa thập kỷ tiếp theo.

Sự phát triển của các dịch vụ video tiên tiến (như là UHD và video toàn cảnh/360 độ) cùng với các ứng dụng M2M được dự báo là sẽ tạo ra những yêu cầu mới về băng thông và khả năng mở rộng đối với nền tảng mạng của các Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Các khách hàng nhà riêng, DN và di động vẫn tiếp tục có nhu cầu rất cao đối với các dịch vụ video tiên tiến trên tất cả các thể loại mạng và thiết bị (các yếu tố như chất lượng, sự thuận tiện, nội dung/trải nghiệm trở thành những nhân tố chính quyết định sự thành công).

Hoạt động tiếp tục ứng dụng video DN (như là hội nghị truyền hình HD và hội nghị truyền hình dựa trên nền tảng Web cùng với dịch vụ VoD DN) có thể báo hiệu về một mức độ tăng trưởng lớn hơn trong lĩnh vực ảo hóa mạng và sử dụng mạng Internet cho việc truyền tải lưu lượng video (sự phân chia mạng cho các Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông/các Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không sở hữu cơ sở hạ tầng mạng).

Tới năm 2019, hơn 14% lưu lượng IP toàn cầu hàng tháng sẽ phát sinh từ các kết nối di động và 53%  lưu lượng IP hàng tháng sẽ phát sinh từ các kết nối Wi-Fi (nghĩa là hơn 2/3 của 67% tổng lưu lượng IP hàng tháng). Các chiến lược tạo ra sự khác biệt và tạo doanh thu từ lưu lượng di động sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.

Các mạng IP phải có đủ độ thông minh và độ linh hoạt để hỗ trợ việc liên tục giới thiệu những ứng dụng mới/ứng dụng được cải tiến trên cả mạng cố định và mạng di động. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đang chủ động hợp tác với các nhà phát triển ứng dụng và nhà phát triển nội dung để tạo ra sự khác biệt cho các dịch vụ của họ.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT
Các chuyên mục liên quan: 
Tri thức chuyên ngành
Viễn thông