Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Snapdragon tích hợp trong máy tính bảng 4G LTE của Allwinner

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Allwinner cung cấp giải pháp hệ thống máy tính bảng tích hợp 4G LTE cơ bản dựa trên vi xử lý Snapdragon 410 và 210.

(ICTPress) - Qualcomm Technologies (QTI) và Allwinner Technology hôm nay (2/6) đã thông báo hai bên tiếp tục mở rộng việc tích hợp vi xử lý Snapdragon của Qualcomm vào phân khúc máy tính bảng đang phát triển mạnh mẽ.

Qualcomm sẽ nỗ lực hỗ trợ ecosystem sản xuất và thiết kế máy tính bảng Trung Quốc bằng việc hợp tác với Allwinner, công ty sẽ cung cấp các dịch vụ hệ thống cho các OEMs và ODM tạo ra các máy tính bảng tích hợp 4G LTE và chạy vi xử lý Qualcomm® Snapdragon™ 410 và 210 của QTI.

Allwinner, công ty bán dẫn thiết kế chip (fabless) có trụ sở tại Trung Quốc và là nhà cung cấp giải pháp hệ thống toàn diện hàng đầu cho các máy tính bảng dùng Android, sẽ hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng và tiết kiệm của  máy tính bảng tích hợp 4G LTE dựa trên vi xử lý Snapdragon để bán trong nước và xuất khẩu ra toàn cầu. Bằng việc ứng dụng kênh hỗ trợ và dịch vụ cho hệ sinh thái Trung Quốc của các nhà thiết kế độc lập, Allwinner sẽ giúp thúc đẩy triển khai thương mại các máy tính bảng 4G LTE chất lượng cao, chi phí thấp, tích hợp vi xử lý Snapdragon 410 và 210 của QTI.

Các đặc điểm nổi bật chung của vi xử lý Snapdragon 410 và 210: Chế độ 4G LTE Global, hỗ trợ 7 chế độ (LTE FDD, LTE TDD, WCDMA, TD-SCDMA, EV-DO, CDMA 1x, GSM/EDGE); Công nghệ hai SIM và LTE-Broadcast; Hiệu năng camera cao và chức năng camera được tăng cường mạnh mẽ nhất, bao gồm Zero Shutter Lag, HDR, tự động lấy nét, tự động cân bằng trắng và tự động phơi sáng; Hỗ trợ hệ điều hành di động Android™ Lollipop; Hỗ trợ công nghệ sạc pin nhanh Qualcomm® Quick Charge™ 2.0 của QTI, được thiết kế để hỗ trợ sạc nhanh hơn 75% so với các thiết bị khác không có công nghệ sạc nhanh.

Vi xử lý Snapdragon 410 còn được thiết kế với các chức năng hỗ trợ khác như: Lõi quad ARM® Cortex™ A53 tốc độ của mỗi lõi đạt 1.4 và một GPU ARM® Cortex™ A53 của Qualcomm; Cat 4 đạt tốc độ 150 Mbps; Camera 13 megapixel; Quay video 1080p Full HD, độ phân giải 1280x800

Vi xử lý Snapdragon 210 còn được thiết kế với các chức năng hỗ trợ khác như: Modem X5 tích hợp bộ tổng hợp sóng mang 4G LTE-Advanced, LTE Broadcast và LTE hai SIM/Hai chế độ chờ - Tất cả đều là tính năng được phát triển đầu tiên; Hiệu năng được nâng cao và tiết kiệm năng lượng hơn trong phân khúc cơ bản với quad CPU và Qualcomm Adreno 304 graphics; Camera 8 Megapixel; Chơi video 720p HD và H.265 (phần cứng HEVC).

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT
Sản phẩm - Dịch vụ

“My VinaPhone”: ứng dụng mới đa tiện ích để “quản” cước điện thoại

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Thông qua kết nối Wifi hoặc 3G khách hàng có thể tra cứu các nhóm chức năng khác nhau.

(ICTPress) - VinaPhone hôm nay (1/6) chính thức ra mắt phần mềm ứng dụng Chăm sóc khách hàng trên điện thoại di động “My VinaPhone”.

Ứng dụng này hiện đang được áp dụng để cài đặt trên các máy điện thoại smartphone có hệ điều hành Android.

My VinaPhone ra đời với mục đích cung cấp các tiện ích giúp khách hàng chủ động quản lý cước điện thoại một cách hiệu quả, nhanh chóng. Thông qua kết nối Wifi hoặc 3G khách hàng có thể tra cứu các nhóm chức năng khác nhau. Các nhóm này sẽ cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thuê bao, tình trạng cước sử dụng, nạp tiền, thanh toán cước, cung cấp danh sách các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) hay các tin tức khuyến mại khác của nhà mạng …

Đặc biệt khách hàng có thể truy cập ứng dụng My VinaPhone để xem chi tiết toàn bộ các dịch vụ GTGT mình đang sử dụng, khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn đăng ký/ hủy dịch vụ ngay trên ứng dụng với thao tác đơn giản, tiện lợi.

Giao diện các tiện ích của "My VinaPhone"
Giao diện lưu lượng data

Trong thực tế, nhiều trường hợp khách hàng không để ý tới dung lượng data hoặc không quan tâm tới gói cước mình đang sử dụng dẫn tới luôn bị vượt gói, lãng phí cước data. Ứng dụng My VinaPhone ra đời để giải quyết vấn đề đó, khi vào mục Lưu lượng data khách hàng sẽ tra cứu được tên gói cước, lưu lượng tốc độc cao đã sử dụng, lưu lượng tốc độc cao còn lại…

Bên cạnh đó My VinaPhone còn giúp khách hàng cập nhật các tin khuyến mại, tin về gói cước, dịch vụ mới dưới dạng chạy flash nhằm đáp ứng kịp thời nhất nhu cầu của khách hàng. Khách hàng thay vì phải mất công nhớ số, bấm số tổng đài hỗ trợ thì khách hàng chỉ cần thao tác ấn vào biểu tượng quay số nhanh Tổng đài 18001091 và 9191, tư vấn dịch vụ, hỗ trợ khẩn cấp và gửi Ý kiến đóng góp, phản ánh ngay trên ứng dụng.

Khách hàng có thể tải và cài đặt ứng dụng My VinaPhone từ Kho ứng dụng trên điện thoại di động của mình. Khi đăng nhập ứng dụng hệ thống sẽ gửi về số thuê bao của khách hàng 01 mã mật khẩu OTP (One time password), sau đó khách hàng dùng mã OTP đó để truy cập. Nếu số thuê bao của khách hàng được dùng để đăng nhập trên một máy di động khác thì sau 30 giây ứng dụng sẽ tự động đăng xuất. Như vậy, My VinaPhone hoàn toàn đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cá nhân cho khách hàng.

Nếu không đăng nhập, khách hàng cũng có thể sử dụng ứng dụng My VinaPhone cập nhật tin tức, thông tin các sản phẩm, dịch vụ của nhà mạng VinaPhone.

Đại diện VinaPhone cho biết “Qua một thời gian nghiên cứu hành vi khách hàng chúng tôi đưa ra phần mềm ứng dụng di động My VinaPhone với mục tiêu n trong 1, nghĩa là thay vì nhiều thao tác sẽ chỉ có 1 thao tác, thay vì mất nhiều cước sẽ chỉ có một hóa đơn lý tưởng nhất, thay vì không kiểm soát được các dịch vụ không sử dụng sẽ chủ động sử dụng các dịch vụ ưa thích nhất”.

Được biết, VinaPhone sẽ tiếp tục nghiên cứu, ngày càng hoàn thiện để đưa ra các tiện ích mới làm khách hàng hài lòng.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Tri thức chuyên ngành
Viễn thông

5 sản phẩm công nghệ đình đám made in Vietnam

Tóm tắt: 

Trước "cơn bão" Bphone, Việt Nam cũng từng có những sản phẩm công nghệ gây tiếng vang trong những năm qua. Một nửa trong số này hiện vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh.

Trước "cơn bão" Bphone, Việt Nam cũng từng có những sản phẩm công nghệ gây tiếng vang trong những năm qua. Một nửa trong số này hiện vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh.

Robot Tosy

Năm 2010, những chú robot Tosy của Việt Nam đã gây bất ngờ tại triển lãm Automatica diễn ra tại Đức. Thông minh và linh hoạt nhưng Tosy có giá 5.500 USD, rẻ hơn gấp 5 lần so với robot cùng loại của các nước phát triển. Vì lý do này, Tosy đã khiến 7 đối tác đến từ Nhật, Mỹ, Đức, Ba Lan... đề nghị hợp tác làm nhà phân phối.

Tosy sở hữu nhiều mẫu robot có thể nhảy theo điệu nhạc hoặc "biến hình" thành loa phát nhạc di động. Ảnh: Tosy.

Tosy là tên gọi của dòng robot đồ chơi công nghệ cao, do Công ty Robot Tosy của doanh nhân trẻ Hồ Vĩnh Hoàng (sinh năm 1981) phát triển. Tosy có khá nhiều mẫu mã, với nhiều tính năng giải trí khác nhau. Ngay trong năm 2010, Tosy đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu sản phẩm đến các nước lớn. Năm 2012, công ty Tosy tiếp tục giới thiệu đến triển lãm CES tại Mỹ mẫu robot biết nhún nhảy theo điệu nhạc mang tên mRobo. Đáng ngạc nhiên hơn, mRobo đã xuất hiện cùng nam ca sĩ Justin Bieber, và hình ảnh này ngay lập tức được đăng tải hàng loạt trên các đầu báo lớn của Mỹ như CNN, CNET, The Washington Post, The USA Today... Hiện tại, công ty Tosy vẫn là nguồn cung cấp robot và các đồ chơi công nghệ cao cho các thị trường ngoài nước.

Game hành động lịch sử 7554

Cùng thời điểm với Tosy, 7554 là một cái tên được nhắc đến nhiều trong làng game Việt Nam vì là sản phẩm được làm hoàn toàn bởi Emobi Games, một nhóm sản xuất người Việt, từ đồ họa, cốt truyện cho đến xây dựng lối chơi.

Đầu tư nhiều công sức và tiền bạc, nhưng 7554 vẫn thất bại về doanh số. Ảnh: Emobi.

7554 thuộc thể loại hành động nhập vai mô phỏng chiến thắng Điện Biên Phủ. Tựa game này có lối chơi giống với Call Of Duty, nhưng độ khó được nhiều game thủ đánh giá cao hơn so với sản phẩm đến từ Mỹ. Được phát hành vào năm 2012, 7554 chỉ bán được hơn 4.000 đĩa, thu về vỏn vẹn 1 tỷ đồng, trong khi chi phí làm game lên đến 17 tỷ. Nhiều ý kiến cho rằng, 7554 thất bại do chưa được phân phối rộng rãi, thể loại kén người chơi và do ý thức về bản quyền của game thủ trong nước còn kém. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra mắt, chính những game thủ Việt đã mang 7554 phiên bản dùng thử lên các diễn đàn crack game của Trung Quốc "nhờ" bẻ khóa, sau đó phát tán tràn lan trên Internet. 7554 chính thức thất bại, dù bản thân sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng.

Ứng dụng tin nhắn thoại miễn phí Zalo

Tính đến hiện tại, với 30 triệu người dùng thường xuyên, Zalo là ứng dụng nhắn tin miễn phí đứng đầu hai bảng xếp hạng App Store và Google Play Store tại Việt Nam, bỏ xa các đối thủ "ngoại" như Viber, Line, Kakao Talk.

Sự phát triển thần tốc của Zalo sau 3 năm ra đời. Ảnh: Zalo.

Ra đời từ tháng 8/2012 với xuất phát điểm là một ứng dụng có giao diện rập khuôn theo thiết kế của web, đã có lúc Zalo bản thử nghiệm đứng trước bờ vực thất bại vì không được người dùng đón nhận. Tuy nhiên, những người làm nên Zalo đã thực hiện một sự thay đổi tạo ra bước ngoặt. Ba tháng sau khi phiên bản "đời đầu" được thử nghiệm, Zalo phiên bản mới với giao diện tối ưu cho người dùng di động đã xuất hiện và nhanh chóng "nhảy vọt" lên top bảng xếp hạng ứng dụng di động tại Việt Nam. Đến hiện tại, Zalo vẫn tiếp tục duy trì lợi thế về tốc độ và sự ổn định. Người dùng có thể gửi tin nhắn tức thời dù dùng mạng 2G, 2,5G, 3G hay Wi-Fi..., đồng thời sử dụng thêm các tính năng giải trí khác. Câu chuyện thành công của Zalo được giới công nghệ trong nước xem như một "câu chuyện cổ tích", được viết lên bởi những người trẻ, lãng mạn, muốn xây dựng nên các sản phẩm công nghệ cao được đông đảo người dùng đón nhận.

Trò chơi Flappy Bird

Flappy Bird là game di động gây sốt toàn cầu trong năm 2014, do Nguyễn Hà Đông, một lập trình viên ở Hà Nội phát triển. Flappy Bird từng được xem là một hiện tượng trên toàn thế giới. Mức độ nổi tiếng của nó thậm chí được đem so sánh với Gangnam Style của chàng ca sĩ Hàn Quốc PSY.

Flappy Bird là sản phẩm Việt duy nhất trở thành hiện tượng toàn cầu. Ảnh: Flickr.

5/5/2013 là ngày Flappy Bird bắt đầu được phát hành trên App Store. Tuy nhiên, phải mất 7 tháng, "chú chim mặt ngu" mới được nhiều người dùng di động biết đến. Tính đến tháng 12/2013, Flappy Bird còn chưa nằm trong top 1.000 game phổ biến nhất tại Mỹ, nhưng chỉ một tháng sau đó, nó lập tức dẫn đầu hàng loạt các bảng xếp hạng tại Mỹ, Canada, Australia và Nhật. Tuy nhiên, ngay khi cơn sốt Flappy Bird lên đến đỉnh điểm, Nguyễn Hà Đông đã gỡ bỏ trò chơi này khỏi hai gian ứng dụng của iOS và Android. Hiện tại, sau khi sở hữu số tiền khổng lồ từ Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông vẫn tiếp tục phát triển những dự án game của riêng mình.

Bphone

Bphone là hiện tượng mới của làng công nghệ Việt. Ngay từ lúc phôi thai ý tưởng, rò rỉ hình ảnh sản phẩm cho đến ngày ra mắt, chiếc smartphone Bkav vẫn gây ra nhiều tranh cãi, được ủng hộ nhiều và cũng hứng chịu không ít "gạch đá" từ dư luận.

Bphone là sản phẩm công nghệ "made in Vietnam" ồn ào nhất sau Flappy Bird. Ảnh: Lê Hiếu.

Trong buổi ra mắt, Bphone đã thể hiện khá ấn tượng với thiết kế phẳng, khung kim loại, màn hình tốt, cấu hình cao và một hệ điều hành được tùy biến khá kỳ công. Tuy nhiên, giá bán và hình thức bán hàng qua mạng của sản phẩm này vẫn chưa nhận được nhiều sự đồng thuận từ người dùng. 

Đến ngày 2/6, người dùng trong nước mới có thể đặt hàng mua Bphone. Thành công về mặt doanh số của sản phẩm này vẫn còn là ẩn số. 

Theo Zing
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT
Viễn thông

VNPT Technology giới thiệu truyền hình OTT ưu việt cho kiều bào

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Với tính năng ưu việt, truyền hình OTT không phụ thuộc vào mạng lưới, có thể tương tác với người dùng và mang tính cá nhân hóa cao.

(ICTPress) - Theo thống kê của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho đến năm 2015, Việt Nam có hơn 4 triệu kiều bào đang sinh sống và làm việc tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Kiều bào tập trung chủ yếu tai khu vực Bắc Mỹ, Canada, Đông Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản. Theo đó, nhu cầu thông tin của kiều bào rất nhiều bao gồm các thông tin về chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương đầu tư, lịch sử, văn hóa giáo dục từ Việt Nam là rất lớn. Do vậy, việc kết nối nội dung cho cộng đồng người Việt xa tổ quốc đang là một thách thức lớn cho ngành Thông và và Truyền thông.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin của kiều bào ta ở nước ngoài, VNPT Technology vừa giới thiệu giải pháp truyền hình OTT (Video over the Internet) cho người Việt Nam tại nước ngoài tại Hà Nội.

Với tính năng ưu việt, truyền hình OTT - truyền hình qua Internet không phụ thuộc vào mạng lưới, có thể tương tác với người dùng và mang tính cá nhân hóa cao. Truyền hình OTT có thể sử dụng nhiều thiết bị, phục vụ các yêu cầu khác nhau và không bị giới hạn về thời gian, không gian.

Đối với người sử dụng những đặc điểm nổi bật của dịch vụ là có thể xem theo yêu cầu, tính cá nhân hóa cao, xem trên nhiều thiết bị, xem mọi lúc mọi nơi, tương tác, chia sẻ, tặng bình luận.

Đối với nhà cung cấp dịch vụ này có đặc điểm là độ phủ dịch vụ rộng, triển khai nhanh, chi phí thấp hơn nhiều so với dịch vụ truyền thông, cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo.

Truyền hình OTT và các phương thức truyền hình khác

Cho biết về mô hình triển khai được đề xuất, ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc ban quản lý Phát triển sản phẩm công nghệ (VNPT Technology) cho biết: Hệ thống được đầu tư bài bản với các core center đặt tại Hà Nội có nhiệm vụ thu nhận và xử lý các tín hiệu truyền hình, các cache server đặt tại các tỉnh, thành phố trợ giúp cho việc truyền dẫn và đảm bảo chất lượng dịch vụ, công nghệ được VNPT Technology làm chủ hoàn toàn, chất lượng dịch vụ được đảm bảo với tính bảo mật cao, tích hợp dễ dàng, nhanh chóng, khả năng phát triển và tùy biến cao theo yêu cầu thị trường.

Để minh họa về giải pháp ông Nguyễn Trung Kiên lấy ví dụ để phục vụ bà con châu Âu thì cần thiết phải đặt một node caching tại Paris, kết nối từ Hà Nội. Theo thời gian, có thể số người sử dụng tăng lên thì sẽ bổ sung node caching vệ tinh phụ trợ như tại Đức và một số nước khác ở châu Âu. Tương tự, mô hình này có thể triển khai tại Bắc Mỹ, Bắc Á và các địa điểm khác. Việc truyền tải nội dung qua các hạ tầng của VNPT Technology.

VNPT cũng có các giải pháp khác nhau để đáp ứng các đường truyền chất lượng khác nhau. Ví dụ, nếu mạng tốt có thể xem phiên bản HD, mạng thấp hơn có thể dùng phiên bản SD. Các thao tác đều có thể dùng chuột. Trong phim, âm nhạc và clip có studio sản xuất theo yêu cầu, biên tập theo nội dung đưa ra nước ngoài. Karaoke có danh sách bài hát, có thể chia sẻ, ông Kiên cho hay.

Giải pháp truyền hình OTT do VNPT Technology phát triển bằng các sản phẩm thực tế như VNPT Smart box kết nối màn hình Smart phone, Tablet, TV cũng đã được demo.

Với kinh nghiệm của mình, VNPT Technology chủ động đề xuất triển khai các dịch vụ kênh truyền hình, truyền thanh, các ứng dụng phục vụ giáo dục: Học tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa, lịch sử Việt Nam, các chương trình, video giải trí và trang tin tổng hợp và dịch vụ truyền hình, phát thanh xem lại (ROD) tại nước ngoài trên nền tảng công nghệ OTT.

Được biết, VNPT Technology đã có 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển VNPT Technology đưa ra giải pháp tổng thể và toàn diện phát triển truyền hình OTT dựa trên CMS  - hệ thống quản lý nội dung thuê ba, hệ thống Head-end - Xử lý, mã hóa, nén nội dung, CDN - hệ thống phân phối nội dung thông minh,… VNPT đã ứng dụng giải pháp để triển khai thử nghiệm thành công tại Việt Nam.

Trao đổi các ý kiến tại buổi giới thiệu giải pháp, đại diện Cục Thông tin đối ngoại, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đều mong muốn VNPT Technology phối hợp với các hạ tầng sẵn có của các dự án truyền hình phục vụ kiều bào tại nước ngoài như VTC 10, VTV4 để tối đa hóa đường truyền và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nội dung, với đơn vị chức năng trong việc đảm bảo các yêu cầu bảo mật nội dung, kiểm soát bản quyền và đảm bảo chất lượng dịch vụ.

VNPT Technology hoàn toàn chủ động và tự tin triển khai giải pháp truyền hình OTT cho kiều bào xa tổ quốc dựa trên sự chủ động về công nghệ và nội dung. Tuy nhiên, để VNPT Technology phục vụ tốt hơn 4 triệu kiều bào còn cần hỗ trợ chính sách và sự cộng tác của nhiều cơ quan, ban, ngành", ông Trần Hữu Quyền, Phó chủ tịch Hội đồng công nghệ VNPT Technology cũng đã trao đổi.

Theo Phê duyệt quy hoạch phát thanh - truyền hình đối ngoại đến năm 2020 (1209/QĐ - TTg) của Thủ tướng chính phủ năm 2012, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 20 kênh truyền hình và 4 kênh phát thanh phục vụ kiều bào.

Theo số liệu thống kê từ Generator Research nửa đầu năm 2015, thế giới có khoảng 1 tỷ người dùng sử dụng dịch vụ truyền hình OTT. Nhiều kênh truyền hình nổi tiếng tại Mỹ và các quốc gia như Comcast, HBO, Cinemax đã phát triển truyền hình OTT thành một kênh riêng biệt để tối ưu hóa các sản phẩm nội dung và tăng tính tương tác với cộng đồng. Theo một dự báo của Cisco dịch vụ truyền hình  OTT ở thị trường  Mỹ sẽ chiếm 75% tổng lưu lượng Internet vào năm 2015. Năm 2014, thị trường Mỹ đã đạt 70%.

HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Phát thanh Truyền hình

Ô tô Mercedes-Benz sẽ “thông minh”, không khí thải nhờ công nghệ của Qualcomm

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Khách hàng của Mercedes-Benz đã và đang trông đợi những chiếc ô tô có trang bị hệ thống và cảm biến thông minh...

(ICTPress) - Qualcomm Technologies, công ty con trực thuộc Qualcomm và Daimler AG đã công bố hợp tác chiến lược với trọng tâm là tiên phong cải tiến kết nối trên xe.

Daimler là công ty sản xuất ô tô lớn của Đức và thế giới, sản xuất ô tô và xe tải dưới các nhãn hiệu Mercedes-Benz, smart, Freightliner và nhiều cái tên khác.

Trong giai đoạn đầu của quá trình hợp tác, các công ty sẽ tập trung vào việc dùng công nghệ di động để cải thiện trải nghiệm tiện ích trên xe cho người dùng và cải tiến công năng của phương tiện như kết nối 3G/4G, công nghệ sạc không dây tích hợp trên xe và triển khai công nghệ sạc không dây cho ô tô Qualcomm HaloTM. Bên cạnh đó, hai công ty đang hợp tác đánh giá ứng dụng mới được Qualcomm Technology phát triển có tên Automotive Solutions.

Qualcomm Technologies đang hợp tác cùng Daimler trong chương trình Wireless Power Transfer 2.0 hiệu năng cao cho ô tô điện. Công nghệ Qualcomm HaloTM WEVC cung cấp hiệu năng và năng lượng cao cho một chiếc ô tô nhỏ, cho phép khách hàng của Daimler sạc xe điện (EV) và xe điện plug-in lai mà không cần cắm sạc. Bên cạnh đó, công nghệ Qualcomm® WiPower™ mang đến khả năng sạc không dây ngay trong xe cho các thiết bị điện tử.

GS. TS. Thomas Weber, Thành viên Ban Quản trị của Daimler AG chịu trách nhiệm Nghiên cứu Nhóm và Phát triển ô tô Mercedes-Benz cho biết: “Đón đầu công nghệ và đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng là rất quan trọng đối với chúng tôi. Với quan điểm này, chúng tôi rất mong được hợp tác với một công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Qualcomm để khám phá các lĩnh vực chung trong tương lai.”

Qualcomm đang hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô tạo nên một môi trường mới cho truyền thông, sự thuận tiện, sử dụng năng lượng hiệu quả, thông tin giải trí và an toàn thông qua Qualcomm® Snapdragon™ Automotive Solutions, và Daimler có bề dày lịch sử chế tạo ô tô theo các tiêu chí này. Khách hàng của Mercedes-Benz đã và đang trông đợi những chiếc ô tô có trang bị hệ thống và cảm biến thông minh để gia tăng độ an toàn, thuận tiện và thoải mái. Hai công ty dự định kết hợp chuyên môn về ô tô để cải thiện ngành công nghiệp ô tô kết nối bằng cách đem đến loạt ô tô của tương lai được kết nối thông minh và không có khí thải.

Ông Derek Aberle, chủ tịch Qualcomm Incorporated, cho biết: “Việc hợp tác với Daimler AG là sự mở rộng tất yếu xuất phát từ việc tài trợ cho đội MERCEDES AMG PETRONAS Formula One, bởi phần việc của chúng tôi đối với xe mô tô thể thao khơi dậy sự sáng tạo và những bước tiến được dự đoán trong lĩnh vực chế tạo ô tô. Ô tô đã trở thành nền tảng di động và phần mở rộng kết nối thường trực (always-on), và như vậy, chúng tôi đang tận dụng thế mạnh là công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp di động để mang đến những trải nghiệm sử dụng ô tô dễ dàng và thuận tiện tựa như sử dụng điện thoại thông minh.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Các nhà khoa học nói gì về trạng thái Facebook của bạn

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đã có một nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng về những đăng tải trạng thái trên Facebook.

(ICTPress) - Đã có một nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng về những đăng tải trạng thái trên Facebook, những trạng thái nói về mọi người xung quanh và tại sao một số người chỉ nói về bữa tiệc tối hôm qua, số khác đánh giá về cuốn sách họ vừa đọc.

Business Insider Australia cho biết nghiên cứu này tiến hành với 555 người sử dụng Facebook. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người hướng ngoại thường cập nhật các hoạt động xã hội và cuộc sống thường ngày của họ. Những người này tích cực trong giao tiếp và kết nối với những người khác.

Không ngạc nhiên, khi những người yêu quý bản thân sử dụng Facebook để tìm kiếm sự chú ý và sự công nhận. Họ thích cập nhật về những thành quả, chế độ ăn uống và lịch tập thể dục của mình.

Người “yêu quý bản thân” có xu hướng cập nhật thành quả của mình đã cho thấy một lượng like và bình luận nhiều hơn mà họ đã báo cáo họ nhận được các cập nhật của họ”, các nhà nghiên cứu Vương quốc Anh đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học trên Tạp chí sự khác biệt cá nhân và nhân cách (the journal of Personality and Individual Differences).

Đặc biệt “những người yêu quý bản thân” có thể không thông tin chính xác số lượt “like” và bình luận họ nhận được, các nhà nghiên cứu cho biết.

Người cởi mở có xu hướng nói về các chủ đề tri thức, phù hợp với việc họ sử dụng Facebook để chia sẻ thông tin.

Những người ít tự trọng thường đăng tải về các đối tác lãng mạn và những người tận tâm thường nói về những đứa con của họ.

“Người ít tự trọng có thể nhận thấy các ưu điểm của việc khép kín trên Facebook chứ không chỉ bản thân. Nhưng bởi vì các cập nhật trạng thái của họ có xu hướng bày tỏ sự tiêu cực nhiều hơn là tích cực, nên nghiên cứu cho rằng họ có xu hướng không mấy cởi mở”, các tác giả nghiên cứu cho biết.

Những ai có xu hướng dễ bị kích động sử dụng Facebook tìm kiếm sự chú ý và ủng hộ xã hội có thể bỏ lỡ cuộc sống bên ngoài đời thực.

Cũng có một vấn đề về các like không phải là các xác nhận hoàn toàn đúng. “Mọi người có thể “thích” và bình luận về các cập nhật liên quan tới thành tựu của một người để cho thấy sự ủng hộ, nhưng có thể bí mật không thích những hiển thị ngạo mạn”, các nhà nghiên cứu cho biết.

“Bạn thân có thể “thích” cập nhật của một người bạn, thậm chí thực tế họ không thích, trong khi người quen biết có thể không chỉ tảng lờ những cập nhật đó, mà còn “từ bỏ” những người có các cập nhật trạng thái không thể thích”.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Brunel ở Vương quốc Anh, cho biết hạn chế chính của nghiên cứu này là thông tin tự cấp (self reported).

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Rò rỉ tiếp 5 tính năng đáng chú ý trên iOS 9

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Apple dự định công bố cập nhật lớn kế tiếp cho iPhone, có thể được gọi là iOS 9, tại Hội nghị các nhà phát triển thường niên năm nay.

(ICTPress) - Apple dự định công bố cập nhật lớn kế tiếp cho iPhone, có thể được gọi là iOS 9, tại Hội nghị các nhà phát triển thường niên năm nay (8 - 12/6/2015).

Ảnh: Justin Sullivan/Getty Image

Mặc dù Apple chưa tiết lộ bất cứ thông tin nào về các kế hoạch sắp tới, nhưng Gurman của trang 9to5Mac vừa công bố một số thông tin cho thấy một bức tranh khá rõ về những điều được trông đợi từ iOS 9.

Các nguồn thông tin của Gurman có vẻ kết nối với nhau, vì nhiều thông tin được tiết lộ từ Guarman khá là chính xác.

Dưới đây là những thay đổi lớn được dự báo sẽ xuất hiện trên iOS 9 và OS X:

Khó có thể chiếm quyền điều khiển (jail break) iPhone 

Một tính năng gần đây được gọi là "Rootless" sẽ ngăn bất cứ ai thâm nhập vào các tệp được bảo vệ trên các thiết bị Apple. Điều này cho thấy gần như không thể chiếm quyền điều khiển iPhone. Chiếm quyền điều khiển là một thuật ngữ liên quan tới một quá trình từ bỏ các giới hạn phần cứng trên iOS theo đó bạn có thể điều khiển iPhone nhiều hơn, như bổ sung các tính năng tùy biến mới. Điều này giống như một bước tiến để tăng tính an ninh trên thiết bị.

iOS 9 có thể chạy trên iPhone và iPad cũ

Điều này thực sự tuyệt vời. Các thiết bị cũ của Apple thường không thể hỗ trợ các cập nhật phần mềm mới nhất của Apple, mà đôi khi buộc người sử dụng phải mua iPad hay iPhone mới nhất. Lần này thì khác, theo Gurman, các thiết bị cũ hơn như iPhone 4s và iPad mini đời đầu có thể chạy iOS 9 khá tốt.

Đồng bộ các file cả giữa Mac và iOS sẽ an toàn hơn

Nền tảng iCloud Drive của Apple sẽ sớm cung cấp phụ trợ để đồng bộ trên tất cả các thiết bị, theo Gurman. Điều này có nghĩa là bất cứ thứ gì như thư điện tử, ghi chú và các liên hệ của bạn đồng bộ trên tất cả các thiết bị, thì sẽ được hỗ trợ bởi iCloud của Apple thay cho server dựa trên IMAP như trước, là công nghệ gần đây được sử dụng. Điều đặc biệt ở đây là tính năng này sẽ làm cho việc đồng bộ an toàn hơn vì nó mang lại sự mã hóa mạnh hơn phần lớn các server dựa trên IMAP. Điều này giống như việc nó chỉ áp dụng cho các ứng dụng cốt lõi của Apple.

iPhone và Mac của bạn có thể nhận ra kết nối Wi-Fi an toàn hay không

Có một tính năng mới được gọi là "Trusted Wi-Fi" (Wi-Fi được tin cậy) có thể xuất hiện trên các phiên bản kết tiếp của iOS và OS X, mặc dù Gurman cho biết thông tin này có thể vào năm tới. Nhưng có vẻ "Trusted Wi-Fi" sẽ cho phép bạn tự động kết nối vào các router an toàn và tin cậy mà không cần bất cứ biện pháp an ninh bổ sung nào. Nhưng đối với các mạng ít an toàn hơn, giống như các mạng Wi-Fi công cộng, sẽ sử dụng một kết nối được mã hóa khá nhiều.

Các ứng dụng và cập nhật khác sẽ có trên iOS

Như Gurman đã từng cho biết, Apple có thể giới thiệu ứng dụng nhà thông minh của mình trên iOS 9. Điều này dựa trên khung HomeKit mà Apple công bố năm ngoái. Đồng thời, Apple được trông đợi là sẽ xuất bản một cập nhật lớn đối với Apple Maps sẽ thể hiện các hướng đường chuyển tiếp. iPad sẽ có thể có tính năng chia màn hình cho phép bạn chạy hơn 1 ứng dụng trên màn hình cùng thời gian.

 QM (Theo Business Insider)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

9 thực tế thú vị về Facebook mà bạn chưa từng biết

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Dưới đây là tổng hợp 9 phát hiện thú vị nhất về Facebook.

(ICTPress) - Với gần 1,5 tỷ người sử dụng thường xuyên mỗi tháng trên toàn thế giới, Facebook rõ ràng là trang mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Nhưng bạn đã biết gì về những người sử dụng?

Hãng tiếp thị Wishpond đã tập hợp 40 thực tế và tình trạng về Facebook. Và dưới đây là tổng hợp 9 phát hiện thú vị nhất về Facebook.

Facebook không già đi. 87% học sinh trung học năm 2014 cho biết họ “vẫn” sử dụng Facebook. Gần 70% các em học sinh là bạn bè với bố mẹ trên Facebook.

Ảnh: Flickr

Nhưng Facebook không hoàn toàn an toàn. 66% học sinh nữ cho biết các em đã bị bắt nạt trên Facebook.

Ảnh: Tumblr

Các tương tác đăng tải trên Facebook thay đổi trạng thái quan hệ tới 225% trong ngày. Nhưng chỉ 28% các cặp đôi đám cưới thay đổi trạng thái Facebook trong vài giờ kết hôn.

Ảnh: Getty

Kiểu bạn bè phổ biến nhất sẽ "unfriended" là học sinh trung học. Lý do là các đăng tải không phù hợp hoặc đối lập.

Ảnh: Facebook.com/TJHSST

Các ông chủ lao động đã nhận thấy 19,4% người dân Mỹ không thể truy cập Facebook ở nơi làm việc. Nhưng đồng thời, gần 30% người dân Mỹ sử dụng Facebook trong giờ làm việc.

Ảnh: Flickr/PSTON

Simpsons có nhiều fan Facebook nhất (69,6 triệu người) trong tất cả các chương trình truyền hình, tiếp theo là chương trình của Mr. Bean và Spongebob.

Ảnh: Fax

Với hơn 100 triệu fan, Shakira là nhạc sĩ nổi tiếng nhất trên Facebook, Eminem và Rihanna đứng ở vị trí thứ 2 và 3 với 91 triệu và 81 triệu fan.

Ảnh: flickr / jkuttarkabat

Quốc gia có nhiều người sử dụng Facebook thường xuyên nhất là Canada. Cùng với Mỹ, hai quốc gia này có tổng số gần 157 triệu người sử dụng Facebook hàng ngày.

Ảnh: Julian Finney/Getty Images

Facebook có 253 triệu người sử dụng hàng ngày ở châu Âu. Một con số thú vị khi Facebook bị cấm ở Trung Quốc.

Ảnh chụp màn hình/Facebook

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Tại sao Internet Hàn Quốc nhanh nhất trên thế giới?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Làm thế nào mà một quốc gia chỉ bằng diện tích của bang Indiana, nằm giữa Nhật Bản và TQ, hai cường quốc công nghệ hiện đại, lại duy trì được một kỷ lục tốc độ không thể bị đánh bại?

(ICTPress) - Hàn Quốc là quốc gia có Internet nhanh nhất trên thế giới và sẽ nhanh hơn rất nhiều, với 5G sẽ được thương mại (lên tới 1 Gigabit/giây, hay một bộ phim HD chỉ trong khoảng 2 phút) trong 6 năm tới.

Theo hãng nghiên cứu Internet Akamai, Hàn Quốc giữ 40% tốc độ kết nối trung bình, trên cả Nhật Bản (vị trí thứ hai) và 55% lợi thế so với các tốc độ của Mỹ. Đề án 5G chỉ là một trong một loạt các sáng kiến dài hạn được thiết kế để đảm bảo Internet Hàn Quốc luôn trong tiến trình phát triển liên tục.

Nhưng làm thế nào mà một quốc gia chỉ bằng diện tích của bang Indiana, nằm giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hai cường quốc công nghệ hiện đại, lại đạt được một kỷ lục tốc độ Internet không thể bị đánh bại? Và tại sao không một quốc gia nào còn lại trên thế giới có thể đạt tốc độ như thế? Đã có nhiều câu trả lời được tìm kiếm và 5 yếu tố được đưa ra:

  1. Quy hoạch của chính phủ

  2. Cạnh tranh lành mạnh
  3. Mật độ dân cư đô thị

  4. Tăng trưởng của khu vực tư nhân

  5. Văn hóa Hàn Quốc

Những yếu tố này phần nào ít được xem xét đến nhưng đã là những yếu tố để Internet Hàn Quốc phát triển thực sự thần kỳ. Xem xét tất cả 5 yếu tố trên sẽ thấy những ý nghĩa lớn. Không yếu tố nào trong số 5 yếu tố này có ý nghĩa riêng rẽ trong việc Hàn Quốc đạt tốc độ dữ liệu nhanh. Kết hợp tất cả 5 yếu tố cho thấy Hàn Quốc ở vào thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Điều làm nên Hàn Quốc khác biệt và ngoài ra còn là sự nỗ lực và theo đuổi lâu dài để xây dựng một hệ thống tuyệt vời - đó có thể là lý do cho việc luôn chuyển động để đạt được các tốc độ Internet cấp Hàn Quốc trong tương lai gần.

Quy hoạch của chính phủ

Linda Butcher, Giám đốc Quan hệ truyền thông và công chúng thuộc Viện Kinh tế Hàn Quốc đã được phỏng vấn và Linda luôn mô tả tiến trình phát triển ấy là nhờ “từ trên xuống” (top-down). Nói một cách văn hóa, người Hàn Quốc tin tưởng vào chính phủ và tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn phần lớn các công dân phương Tây, mặc dù họ sẽ thay đổi để phản đối nếu họ cảm thấy bị lừa dối - do đó các sáng kiến do chính phủ khởi xướng như chúng ta đã thấy, là một phần quan trọng trong việc đạt được mọi việc ở Hàn Quốc.

Năm 1995, Hàn Quốc chỉ có 1/100 người sử dụng Internet. Cũng trong năm 1995, mặc dù chính phủ đã khởi xướng Đề án Hạ tầng Thông tin Hàn Quốc - một chương trình 10 năm được khởi động với việc thiết lập hạ tầng Internet giữa các tòa nhà chính phủ và triển khai băng rộng trên toàn quốc vào năm 1998. Vào năm 2000, Hàn Quốc đã nối mạng gần 20 triệu trong số 45 triệu công dân của mình - nhiều hơn Nhật Bản (dân số năm 2000: 127 triệu dân) hay Pháp (62 triệu) và gần nhiều bằng Trung Quốc (1,25 tỷ dân).

Hiện nay, nhờ có các sáng kiến giáo dục và hạ tầng của chính phủ, khoảng 84% (94% trong số họ sử dụng băng rộng) dân số Hàn Quốc có truy nhập Internet. Điều này thúc đẩy sự sáng tạo nhiều hơn nữa. Các chính sách Internet kịp thời và được triển khai mạnh mẽ đã tạo nên một khởi đầu hoàn hảo và các chính sách này đang tiếp tục cất cánh. Như Kyounglim Yun, Heejin Lee, và So-Hye Lim đã từng cho biết: “Chính phủ Hàn Quốc không chỉ đầu tư vào ngành CNTT mà còn thúc đầu đầu tư nhiều hơn vào ngành này”.

Cạnh tranh lành mạnh

Thậm chí khi các chính sách đã đầu tư vào việc thiết lập mạng lưới khu vực công, chính phủ Hàn Quốc đã có hành động mang tính quyết định là đầu tư vào khu vực tư nhân, thông qua một chính sách điều tiết nhất quán mà vẫn được duy trì cho tới hôm nay. Các chính sách này đảm bảo rất ít các trở ngại đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) mới, thúc đẩy một môi trường cạnh tranh. Với các chuẩn mực tự do đúng chỗ, các nhà khai thác khu vực tư nhân đã có thể mở rộng Internet từ một khung cốt lõi vào hệ thống toàn quốc và tăng tốc độ Internet thông qua cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Ví dụ như Sobee Shinohara cho biết vào năm 2005, các công ty viễn thông lớn đã phải chịu áp lực khi các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn bắt đầu chiếm lĩnh các thị phần DSL lớn (sau này là phương thức kết nối chính ở Hàn Quốc). Đáp lại, Viễn thông Hàn Quốc (Korea Telecom) bắt đầu đột phá vào các mạng cáp quang trên toàn bộ Hàn Quốc, bảo đảm công việc kinh doanh của mình và nâng cấp các khả năng Internet. Đây chính xác là hình thức kinh doanh tạo ra một môi trường công nghệ sáng tạo.

Mật độ dân cư đô thị

Người ta không thể tưởng tượng nổi nếu Hàn Quốc không có các tòa nhà chọc trời và các cây đèn đường thành phố, và điều này là thực tế: 83% trong số 53 triệu dân hiện sống ở các khu đô thị. Ở Mỹ cũng có tỷ lệ tương tự, vậy có thể thấy Hàn Quốc chiếm 1/7 dân số Mỹ sống ở một khu vực tương đương không gian giữa Los Angeles và San Francisco.

Mật độ dân số không có gì đáng chú ý nếu khép kín, nhưng lại có thể triển khai Internet tốc độ cao dễ dàng. Với mật độ dân số Hàn Quốc tập trung đông ở các chung cư đô thị, việc phủ các kết nối giữa các chung cư giống với việc ráp nối hơn là xây dựng một con đường. Sự gần gũi của chung cư sẽ làm giảm đáng kể chi phí hạ tầng và “đơn giản hóa việc phát triển mạng” - như Liên minh Viễn thông đã từng cho biết. Các kết nối cáp quang khá tốn kém khi xây dựng (đó là lý do tại sao Google Fiber vẫn chưa gõ cửa nhà bạn, và DSL có tổn hao hiệu suất rất cao khi truyền xa - nhưng ở Hàn Quốc các khoảng cách vật lý hiếm khi là một vấn đề.

Khu vực tư nhân

Trong khi Linda Butcher cho biết chính phủ Hàn Quốc có vai trò quan trọng trong việc chấp nhận Internet ở Hàn Quốc. Theo Linda Butcher các công ty tư nhân đã thực hiện rất nhiều công việc về hạ tầng. Đây là một ví dụ của một kiểu mối quan hệ điển hình mà các doanh nghiệp và chính phủ đạt được ở Hàn Quốc. “Ở một quốc gia như Hàn Quốc. Khi bạn được chính phủ bật đèn xanh bạn phải hoạt động hết công suất và nỗ lực để thành công trong lĩnh vực đó”, Butcher cho biết.

Ngày nay khu vực tư nhân của Hàn Quốc đang tiến hành một số nghiên cứu công nghệ hiện đại nhất. Các công ty như Samsung, là một trong những công ty chủ lực đằng sau sự phát triển của 5G sắp tới, là công ty nổi tiếng quốc tế về những sản phẩm của họ. Lập trường tiên phong được chính phủ hướng tới ngành CNTT của quốc gia này đã thúc đẩy sáng tạo và cạnh tranh, và văn hóa hợp tác thống nhất ở Hàn Quốc giữa khu vực công và tư, hình thành nên nền kinh tế phát triển nhờ công nghệ đã mang lại rất nhiều lợi ích cho công dân.

Văn hóa Hàn Quốc

Mặc dù trước thế kỷ 20 Hàn Quốc nổi tiếng là “Vương quốc cô lập”, nhưng quốc gia này đã tạo ra một sự thay đổi hoàn toàn, hình thành nên những đặc điểm mang tính chính trị, kinh tế và văn hóa của toàn cầu hóa. Và Butcher đã giải thích “khi người Hàn Quốc quyết định điều gì đó, họ tập trung 100%”. Văn hóa Hàn Quốc tập trung vào tầm quan trọng của đạo đức và tính kiên trì; một khi đã đặt mục tiêu phát triển công nghệ họ không lùi bước.

Là một xã hội Khổng tử truyền thống, người Hàn Quốc vẫn chú trọng vào thành tựu và giáo dục - về mặt lịch sử là cách thức tiến bộ theo tôn ti. Chính phủ Hàn Quốc công nhận đạo đức này ở các công dân của mình và nỗ lực thúc đẩy Internet như là một công cụ giáo dục và tiến bộ - một hình ảnh thu hút sự tưởng tượng của người Hàn Quốc và thúc đẩy sự chấp nhận rộng rãi. Các bậc cha mẹ Hàn Quốc, theo Butcher, hiện tại “kết nối giáo dục với Internet”, có thể là một cách hữu ích để tư duy trong thế kỷ 21.

Cách thức để đạt được mục tiêu

Không có cản trở nào khiến Mỹ hay các nước khác làm các nước này đứng sau Hàn Quốc, nhưng một số yếu tố có thể kể đến là có những khoảng cách giữa người sử dụng Internet ở Mỹ và việc thiếu sự cạnh tranh ISP nhìn chung - là khá lớn. Thực sự, 6/10 quốc gia đứng đầu về tốc độ Internet nằm trong top 20 nền kinh tế tự do và 9/10 xếp hạng trong top 31 (không kể Latvia).

Như David Belson, giám đốc trí tuệ thông minh của Akamai đã chỉ ra cho thấy thiếu sự cạnh tranh hiệu quả giữa các ISP ở Mỹ, dẫn đến giá cao hơn (một trở ngại cho việc chấp nhận của người sử dụng) và cũng làm thoái chí các nhà cung cấp băng rộng để tăng tốc độ lên được gồm ở các lớp dịch vụ”. Nói ngắn gọn: các nhà cung cấp không mạo hiểm nhiều để nâng cấp lên hạ tầng đắt đỏ, vì vậy gần như không thể ai ngoài là Scrooge McDuck hay Google sẽ tham gia thị trường.

Cuối cùng có một bài học là nước Mỹ và phần còn lại của thế giới có thể học hỏi Hàn Quốc và các quốc gia Internet hạng top là nỗ lực “trở nên nhỏ hơn và dày đặc hơn?”. Tôi cho rằng dù thế nào đi nữa, các chính sách cạnh tranh và không hạn chế của chính phủ là hai yếu tố quan trọng nhất về chất lượng Internet. Mặc dù vào thời điểm này đa số các quốc gia đã phát triển một hệ thống các nhà cung cấp và các chính sách vững chắc mà được ủng hộ chứ không phải tạo ra những thay đổi, thực tế cải tiến là nó được hoàn thiện bởi một quá trình, chứ không phải bởi một lần bấm nút thay đổi.

Bài viết được đăng trên idgconnet.com của tác giả Andrew Braun. Andrew tự nhận là người thích viết. Andrew là một nhà thiết kế web, một người làm nghề nông, chân tay và là một giáo viên có dự định du lịch khắp thế giới, giảng dạy, viết lách và đang theo học bằng thạc sĩ khoa học chính trị./.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

10 quốc gia có Internet nhanh nhất thế giới

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Các quốc gia trong danh sách được xếp hạng về tốc độ kết nối Internet băng rộng trung bình - Megabit/giây (Mbps).

(ICTPress) - Với một vài click trên bàn phím hay một lần nhấp chuột, chúng ta đã tiếp cận được khối lượng thông tin khổng lồ mà con người chưa bao giờ từng thấy trước đây.

Nhưng nếu Internet tốc độ chậm, thì bạn phải đợi trang web, video và file hiển thị để tải về mà cảm giác của bạn như vô tận.

Akamai Technologies, một công ty cung cấp dịch vụ đám mây, đã thực hiện một danh sách các nước có tốc độ Internet nhanh nhất thế giới.

Bản đồ kết nối Internet thế giới. Ảnh: Shodan/John Matherly

Các quốc gia trong danh sách được xếp hạng về tốc độ kết nối Internet băng rộng trung bình - Megabit/giây (Mbps).

10. Phần Lan

Mbps trung bình: 12,1. Tốc độ Internet đã tăng 33% so với năm trước.

9. Cộng hòa Séc

Mbps trung bình: 12.3. Tốc độ Internet đã tăng 8.4% so với năm trước.

8 Ireland

Mbps trung bình: 12.3. Tốc độ Internet đã tăng 8,4% so với năm trước.

7. Latvia

Mbps trung bình: 13. Tốc độ Internet đã tăng 25% so với năm trước.

6. Hà Lan

Mbps trung bình: 14.2. Tốc độ Internet đã tăng 15% so với năm trước.

5. Thụy Sĩ

Mbps trung bình: 14.5. Tốc độ Internet đã tăng 21% so với năm trước.

4. Thụy Điển

Mbps trung bình: 14.6. Tốc độ Internet đã tăng 34% so với năm trước.

3. Nhật Bản

Mbps trung bình: 15.2. Tốc độ Internet đã tăng 16% so với năm trước.

2. Hồng Kông

Mbps trung bình: 16.8. Tốc độ Internet đã tăng 37% so với năm trước.

1. Hàn Quốc

Mbps trung bình: 22.2. Tốc độ Internet đã tăng 1,6% so với năm trước.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT