![RSS - Tri thức chuyên ngành Syndicate content](/misc/feed.png)
Tri thức chuyên ngành
Cách sạc iPhone nhanh hơn
Submitted by nlphuong on Mon, 09/09/2013 - 07:15(ICTPress) - Ca cẩm về pin smartphone nhanh hết hay phải mất một khoảng thời gian để sạc là những vấn đề của rất nhiều người sử dụng không đủ kiên nhẫn.
![]() |
Ảnh: Flickr, Ricky Lai |
Trong khi trước đây chúng ta tìm kiếm cách để tăng tuổi thọ của pin, hiện nay chúng ta tìm kiếm cách để sạc được nhanh hơn.
Thực ra không có bí quyết nào cả nhưng có vài thủ thuật mà bạn có thể sử dụng để sạc nguồn cho iPhone của bạn đầy nhanh mà không mất nhiều thời gian. Dưới đây là những gợi ý:
Tắt máy
Nếu bạn muốn iPhone của bạn được sạc nhanh hơn, có một việc rất đơn giản là tắt máy - do đó bạn không thể sử dụng máy chút nào trong khi sạc. Điều này làm thời gian sạc đầy nhanh hơn.
Nếu bạn không muốn nhấn nút tắt máy, thì hãy đưa chế độ máy về “Chế độ trên máy bay” (ở menu “Cài đặt”) sẽ ngăn điện thoại của bạn tìm các tín hiệu di động và Wi-Fi và có thể đẩy nhanh quá trình sạc.
Ở mức tối thiểu, cố gắng không sử dụng điện thoại của bạn trong khi sạc. Khóa màn hình bằng cách bấm nút chờ/hoạt động (sleep/wake) ở trên đỉnh bên phải máy điện thoại của bạn để máy chế độ nghỉ trong khi sạc.
![]() |
Ảnh: Flickr, Julien GONG Min |
Sử dụng ổ điện
iPhone của bạn sẽ nạp điện nhanh nhất từ ổ cắm điện trên tường, hơn là qua cổng USB. Lời khuyên chính thức từ Apple để “sạc nhanh nhất” là “kết nối thiết bị với ổ điện nhờ sử dụng cáp USB đi kèm với thiết bị và một bộ điều hợp nguồn USB của Apple”.
Giữ mát
Bạn có biết khả năng của pin sẽ hỏng nhanh do nhiệt độ lên cao?
Apple cho biết “nhiệt độ sẽ làm hại khả năng nguồn của điện thoại nhanh nhất” và khuyên bạn nên “giữ iPhone tránh ánh sáng mặt trời hay một chiếc ô tô nóng (gồm cả hộp đựng găng tay trên ô tô)”.
Những chiếc vỏ bọc iPhone cũng sẽ lưu nhiệt. iPhone có bọc vỏ của bạn sẽ tăng nhiệt khi bạn sạc, bạn sẽ thấy sự khác biệt nếu bạn bỏ chiếc vỏ này trước khi sạc.
Lời khuyên chính thức là nên giữ iPhone của bạn ở nhiệt độ trong phòng là 22oC.
![]() |
Ảnh: Flickr, ntr23 |
Sạc USB nhanh
Nếu sạc qua USB là lựa chọn duy nhất của bạn, có nhiều cách để đấy nhanh quá trình sạc.
Nếu bạn đang tìm cách sạc nhanh, không nên đồng bộ iPhone của bạn đồng thời. Có lời khuyên là bỏ tất cả các thiết bị USB khác đang sạc nguồn ra.
Không nên để máy tính của bạn rơi vào chế độ dự phòng hay chế độ ngủ trong khi bạn đang cố gắng sạc. Điều này thực tế có thể làm sụt nguồn máy điện thoại của bạn và có thể dừng sạc trong một số trường hợp.
Bảo dưỡng pin
Cuối cùng, Apple khuyến nghị một số cách để bảo dưỡng pin iPhone của bạn hợp lý.
Để bảo dưỡng pin lithium hợp lý hơn, điều quan trọng là giữ các electron trong pin thỉnh thoảng dịch chuyển. Chắc chắn là sạc 100% đầy và sau đó dùng đến cạn kiệt hoàn toàn 1 lần/tháng.
QM
Những hỏi - đáp về biển, đảo Việt Nam dành cho tuổi trẻ Việt Nam
Submitted by nlphuong on Fri, 06/09/2013 - 11:55(ICTPress) - Ban Tuyên giáo Trung ương vừa phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho một số cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu Hỏi - Đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”.
![]() |
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải dài từ vĩ tuyến 3o Bắc lên đến vĩ tuyến 260 Bắc và từ kinh tuyến 100o Đông đến 1210 Đông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước và vùng lãnh thổ khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ.
Đây là một vùng biển có vị trí rất quan trọng, không những chỉ vì nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có nhiều tuyến đường biển huyết mạch quốc tế đi qua mà còn là khu vực được coi là “điểm nóng”, tiềm tàng về an ninh, chính trị, quân sự, và có nguy cơ tác động tiêu cực đến sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới mà nguyên nhân chủ yếu, chính là sự tồn tại của những tranh chấp phức tạp đã và đang diễn ra.
Là một quốc gia nằm bên bờ Biển Đông, Nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam qua các thời đại, với bản chất cần cù nhẫn nại, ý chí quật cường và trên tinh thần tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia liên quan khác, đã xác lập và thực thi các quyền và lợi ích chính đáng của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, và các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, đảm bảo sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cả trên đất liền, trên biển, trên không trong tình hình hiện nay là nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng và cấp thiết của cả dân tộc và nhà nước Việt Nam. Để làm tốt nhiệm vụ trọng đại này, công việc trước tiên là mỗi một người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam phải hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với những vấn đề biển, đảo nói chung và Biển Đông nói riêng. Khi được trang bị những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, lớp trẻ Việt Nam hôm nay sẽ trở thành những sứ giả nhiệt huyết tạo nên sự kết nối trong toàn xã hội, thúc đẩy những hành động thiết thực trong cộng đồng, các dân tộc Việt Nam trên toàn thế giới.
Nhận thức được sứ mệnh và tính tiên phong của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong hội nhập và phát triển đất nước, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho một số cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu Hỏi - Đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Cấu trúc cuốn sách gồm 3 phần:
(1) Hỏi - Đáp về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam.
(2) Hỏi - Đáp về các vấn đề liên quan đến các quyền và bảo vệ các quyền của Việt Nam trong Biển Đông.
(3) Hỏi - Đáp về xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam.
Ngoài ra, cuốn sách còn có phần Phụ lục tìm hiểu một số hoạt động của thanh niên hướng về biển, đảo quê hương cùng một số ảnh minh họa sinh động về phong cảnh và cuộc sống của các chiến sĩ trên đảo.
Cuốn sách là thành quả lao động nghiêm túc, trách nhiệm, đầy tâm huyết của một tập thể những chuyên gia có thâm niên trong các lĩnh vực pháp luật, lịch sử, địa lý, chính trị, nhà báo, phóng viên, biên tập viên, các bộ ngành có liên quan,… dưới sự chỉ đạo biên soạn của Ban Tuyên giáo Trung ương, cụ thể là của PGS.TS. Phạm Văn Linh.
Cuốn sách sẽ là cẩm nang cần thiết, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh và sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Tuổi trẻ Việt Nam cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của công dân biển; hăng hái đi đầu trong học tập, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về lĩnh vực biển ngang tầm với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. Không phải ngẫu nhiên Thông điệp Ngày đại dương thế giới năm 2011 - 2012 được Liên Hợp quốc chọn là: “Tuổi trẻ - Nguồn sức mạnh để bảo vệ đại dương!”.
Minh Anh
Galaxy Note 3 có những tính năng mới khác biệt nào?
Submitted by nlphuong on Thu, 05/09/2013 - 07:30(ICTPress) - Samsung Galaxy Note 3, model mới nhất trong dòng điện thoại Galaxy Note, có nhiều nâng cấp cách mạng hơn là một sản phẩm cách mạng.
Những thay đổi thoáng thì không mấy thay đổi nhưng có một số khác biệt. Đồng thời cũng có những tính năng mới hấp dẫn người sử dụng - khán giả chính của Note.
Cầm trong tay, Note 3 có vẻ giống nhiều như Note 2. Đó là vì Samsung cố gắng giữ động rộng màn hình cùng kích thước 5,7 inch. Samsung rõ ràng không muốn bước vào vùng đã được ghi dấu bởi Samsung Galaxy Mega 6,3 inch - hoặc không nên. Note khá lớn nhưng không hề buồn cười (mặc dù nhỏ gọn hơn có thể có một trải nghiệm khác).
Note I nằm trong một chiếc vỏ da bị kẹp chặt. Chiếc vỏ này tương tác với màn hình do đó hiển thị những thay đổi đối với một thông báo thời gian đơn giản bạn có thể thấy thông qua cửa sổ khi vỏ được đóng lại - rất bóng bẩy. Chiếc vỏ được kẹp chặt, tuy nhiên vẫn luôn khá lỏng khi chiếc điện thoại ở phần lưng, hơi khó chịu. Tốt hơn là sử dụng nam chân ở đây.
Một Note được làm mới
Với Galaxy Note 3, Samsung nâng cấp điện thoại màn hình lớn cùng với stylus với một màn hình full HD và một số đặc điểm mới cho người sử dụng. Điện thoại này sẽ hiện diện toàn thế giới vào ngày 25/9.
![]() |
So với các Note trước và Galaxy Mega
Từ trái sang phải: Galaxy Mega 6,3-inch, Galaxy Note 3 5,7 inch, Galaxy Note II 5,55 inch, và Galaxy Note 5,3 inch. Note 3 là model full HD duy nhất (1,920 x 1,080).
![]() |
S Pen
The S Pen trở lại với Note 3, cùng nhiều tính năng mới.
![]() |
Air Command
Một trong những tính năng mới là Air Command, lệnh mở một menu S Pen cụ thể nếu bạn nhấn vào nút stylus trong khi bạn đang lướt màn hình.
![]() |
Tương tác Flipboard
Ứng dụng Flipboard đặc biệt cho các thiết bị Note, tương tác với lướt Air View của stylus, vận hành khá tốt với Note 3.
![]() |
Vỏ da
Vỏ của Note 3 có thể long lanh hơn dù vẫn hơi kín nhưng có một cảm giác da tuyệt vời.
![]() |
Các nút bấm
Giống như các điện thoại Samsung khác, các nút bấm “cứng” điện dung ở phần đáy sẽ sáng chỉ khi bạn nhấp và lướt qua chúng.
![]() |
Các ứng dụng của Galaxy Gear
Các ứng dụng cho phép bạn sử dụng với Galaxy Gear nằm ở một tệp riêng.
![]() |
QM
Nguồn: Mashable
Soi tất tật các tính năng của đồng hồ thông minh Samsung vừa được công bố
Submitted by nlphuong on Thu, 05/09/2013 - 05:50(ICTPress) - Samsung đã công bố đồng hồ Android của mình được gọi là Galaxy Gear tại IFA Berlin 2013 rạng sáng nay 5/9.
Galaxy Gear đồng bộ qua Bluetooth với một smartphone Samsung mới cũng được công bố hôm nay gọi là Galaxy Note III. Chiếc đồng hồ này có màn hình cảm biến 1,6 inch hiển thị những tin nhắn, email và cuộc gọi được gửi và gọi đến và một số chức năng điều khiển hạn chế cho Galaxy Note III.
Thiết bị mới là một bước đi đáng kể đối với Samsung. Đây là đồng hồ thông minh đầu tiên được công bố trong không gian công nghệ đeo/mặc vào người đang nổi lên. Sản phẩm này là một sản phẩm lớn bởi vì đối thủ chính của Samsung là Apple cũng cho biết cũng đang sản xuất đồng hồ thông minh.
Dưới đây là những tính năng được khám phá về đồng hồ mới của Samsung:
Đầu tiên của đầu tiên. Galaxy Gear cần phải “cặp đôi” với Galaxy Note III để hoạt động. Bạn sử dụng một ứng dụng đặc biệt gọi là Gear Manager để đồng bộ hai thiết bị.
![]() |
Ứng dụng Gear Manager cho phép bạn thay đổi loại đồng hồ sẽ hiển thị trên màn hình Galaxy Gear.
![]() |
Đây là một đồng hồ analog có diện mạo trông khá lạ.
![]() |
Bạn có thể sử dụng Gear Manager để định vị Galaxy Gear nếu bạn để quên chiếc đồng hồ ở đâu đó trong nhà bạn. Bấm vào nút khởi động màu xanh lá.
![]() |
Whoa! Galaxy Gear bắt đầu kêu ồn ào hơi điên cuồng. Điều này làm bạn dễ dàng tìm thấy chiếc đồng hồ. Trượt đến chỗ “X” màu đỏ để dừng tiếng kêu.
![]() |
Ngay lúc nào, toàn bộ các ứng dụng bên thứ 3 chạy trên Galaxy Gear. Không may là bạn chưa thể sử dụng các dịch vụ phổ biến như Facebook or Twitter. Samsung cho biết đang làm việc với các nhà phát triển để bổ sung nhiều ứng dụng nữa trong tương lai.
![]() |
Bây giờ kiểm tra Galaxy Gear. Nhấn nút phía bên ngoài để “tỉnh thức” chiếc đồng hồ.
![]() |
Bạn sẽ thấy thời gian khi bạn bật lên.
![]() |
Vuốt màn hình để xem các ứng dụng.
![]() |
Đây là ứng dụng âm nhạc cho phép bạn điều khiển âm nhạc bạn đang nghe qua Galaxy Note III.
![]() |
Một ứng dụng đo bước có thể giám sát bao nhiêu bước bạn đã thực hiện. Ứng dụng này đồng bộ với ứng dụng theo dõi sức khỏe được gọi là S Health trên Galaxy Note III.
![]() |
Đây là một diện mạo của menu các thiết lập. Trông khá là chuẩn.
![]() |
Đây là một menu ứng dụng cho phép bạn trượt từ trái sang phải để xem nhiều ứng dụng hơn.
![]() |
Có máy ảnh lắp trong quai đồng hồ.
![]() |
Đây là những gì bạn nhìn thấy khi mở ứng dụng máy ảnh. Trông khá bất tiện khi muốn chụp ảnh bởi vì các ống kính vuông góc với màn hình. Tất cả các bức ảnh được gửi qua Bluetooth đến Galaxy Note III.
![]() |
Có một micro trên đỉnh để điều khiển bằng giọng nói và thực hiện cuộc gọi.
![]() |
Micro nhấn vào S Voice, hỗ trợ thoại của Samsung giống như Siri của Apple trên iPhone. Bạn có thể ra lệnh bằng giọng nói trên Galaxy Gear để thiết lập cảnh báo của bạn, thực hiện cuộc gọi với ai đó trong danh bạ, hay xem thông tin thời tiết.
![]() |
Đây là mặt quay số điện thoại. Các cuộc gọi thực tế được được thực hiện trên Galaxy Note III, nhưng Galaxy Gear có vai trò như một điện thoại loa.
![]() |
Hình ảnh này giống như bạn đang gọi ai đó.
![]() |
Ảnh: Steve Kovach/Business Insider
5 cách Nokia đã định hình ĐTDĐ hiện đại
Submitted by nlphuong on Wed, 04/09/2013 - 08:20(ICTPress) - Với việc mua bộ phận điện thoại di động (ĐTDĐ) của Nokia, Microsoft đã mua một đối tác lâu dài trong lĩnh vực này để cạnh tranh trong một trận chiến đã khó nhằn cho cả hai công ty này.
![]() |
Microsoft, đã muộn trong cuộc chơi smartphone với hệ điều hành di động Windows của mình, không theo kịp Android và iOS của Apple. Và trong khi Nokia vẫn là một công ty bán điện thoại khá nổi tiếng trên thế giới, thì vẫn khó tạo một bước nhảy vọt trên thị trường smartphone.
Nhưng nếu công ty Phần Lan nay hiện tại đang vật lộn, thì vẫn tự hào với lịch sử của mình là ở tuyến đầu của phong trào di động.
Dưới đây là 5 cách mà công ty sản xuất ĐTDĐ một thời thống trị này đã giúp định hình thế giới điện tử di động như chúng ta biết ngày nay:
Điện thoại cách mạng đầu tiên
Đó không phải là điện thoại mà nhiều người sở hữu điện thoại hiện nay có thể nhớ tới vì nếu họ là những người trẻ. Nhưng Nokia 1011, được tung năm 1992, là ĐTDĐ đầu tiên được thương mại vận hành trên cái gọi là mạng GSM.
GSM là từ viết tắt của “Global System for Mobile” (Hệ thống di động toàn cầu). Và điều này có ý nghĩa khác so với chiếc điện thoại trước đó, là máy điện thoại Nokia đã có thể thực hiện cuộc gọi từ khắp nơi trên thế giới. GSM vẫn là hệ thống di động được sử dụng rộng rãi nhất của thế giới, mặc dù sẽ đến một ngày 4G thay thế GSM.
Điện thoại như một thông điệp thời trang
Điện thoại không chỉ là điện thoại? Điều này là một tất nhiên.
Hiện nay, có rất nhiều người chấp nhận điều này hoặc không, nhưng ít nhất là một phần khẳng định với chiếc điện thoại nào trong túi.
Đây là một khái niệm khá xa lạ cho tới đầu những năm 2000, thời điểm mà nếu bạn sở hữu một ĐTDĐ thì cơ hội tốt là phải sở hữu một chiếc Nokia. Bạn có nhớ những model to khủng, tròn góc với màn hình xám và anten cục?
Nokia 5110 là một trong những chiếc ĐTDĐ phổ biến nhất. Và điện thoại này cũng là một trong những điện thoại đầu tiên của thị trường có một tấm kính ở mặt điện thoại có thể thay thế được. Những tấm kính này có nhiều màu sắc, mang lại những cơ hội đầu tiên cho những ai muốn thể hiện cá tính qua diện mạo của chiếc điện thoại.
Phát minh điện thoại trượt
Sự phổ biến của những chiếc điện thoại Nokia đầu tiền có nghĩa là các thiết kế của công ty thường trở thành chuẩn cho các ĐTDĐ.
Nokia không phát minh ra điện thoại chạm đầu tiên (vinh dự này thuộc về Motorola) nhưng “trượt” hoàn toàn thuộc về Nokia. Chiếc điện thoại trượt đầu tiên là model 8110 của Nokia, được tung ra vào năm 1998. Một thiết kế đỉnh cao vào thời điểm đó? Đây là lựa chọn điện thoại trong bộ phim khoa học viễn tưởng tương lai 1999, bộ phim “Ma trận”
Game di động
Bạn có nhớ trò chơi "Rắn săn mồi"?
Điều này có vẻ đơn giản đến nực cười khi so sánh với một loạt trò chơi trên các smartphone hiện nay. Nhưng rất nhiều người đã từng nghiện trò chơi này.
Mặc dù nay đã lỗi thời, nhưng Nokia đã bắt đầu tải trò chơi này lên các điện thoại của mình vào năm 1998.
Và nhiều trò chơi bạn có thể biết nhưng "Angry Birds," "Candy Crush" và cửa hàng ứng dụng sau này được xem như là thừa hưởng một cách thức phát triển số mà tầm nhìn của Nokia đã tiên phong trong chiếc điện thoại có thể chơi game.
Chiến binh Windows
Những chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Windows đã không làm nóng thị trường cần thiết. Trong quý II năm nay, 7,4 chiếc điện thoại chạy Windows đã được bán, theo Gartner. Cách khá xa so với hệ điều hành di động thứ 2 là iOS của Apple với 31,9 triệu chiếc đã được bán trong cùng thời điểm.
Nhưng Nokia đã có vị trí chắc chắn là nhà cung cấp điện thoại Windows hàng đầu, chiếm 82% thiết bị đã được bán trong năm ngoái. Năm 2011, Windows và Nokia đã công bố hợp tác, theo đó Nokia đã chuyển sang Windows OS như là hệ điều hành mặc định chạy trên tất cả các thiết bị cầm tay.
Điều này chưa đủ đặt Nokia vào vị trí siêu chắc chắn, ít nhất cho tới nay. Nhưng sự hợp tác dài hạn dẫn tới việc Microsoft mua lại như được công bố, và nếu phần cứng của Microsoft sẽ thúc đẩy điện thoại Windows, Microsoft và Nokia sẽ gặt hái những thành quả.
QM
Nguồn: CNN
Ong máy điều khiển bằng smartphone cấp cứu bệnh nhân đau tim tức thời
Submitted by nlphuong on Tue, 03/09/2013 - 11:30(ICTPress) - Khi con người phản ứng quá chậm, những robot có thể xử lý nhanh tình huống. Đó là ý tưởng đằng sau Defikopter, một chú ong máy sẽ thả những chiếc dù của nó là những chiếc máy khử rung tim hỗ trợ các nạn nhân bị đau tim và những người cấp cứu.
![]() |
Ảnh: Definetz |
Được tổ chức phi lợi nhuận Definetz và công ty phát triển ong máy Height Tech của Đức sáng tạo, ong máy Defikopter được điều khiển bằng một ứng dụng smartphone có GSP, cho phép người sử dụng yêu cầu một máy khử rung tim. Ong máy sẽ di chuyển trong phạm vi 10km và bay với tốc độ 70km/giờ.
Bên cạnh việc tránh tắc đường làm chậm các xe cấp cứu và các phương tiện mặt đất khác, chú ong máy này còn rất tiện ích ở những khu vực thưa thớt dân cư hay hoặc địa hình khó đi lại, theo thông báo của nhóm tác giả.
AHội Chữ thập đỏ của Mỹ cho biết: Mỗi phút máy khử rung tim bị tạm ngưng, cơ hội sống sót giảm xuống xấp xỉ 10%”, do đó thời gian phản ứng nhanh của một ong máy sẽ làm nên khác biệt.
QM
New York Times đã tự cứu mình khỏi tin tặc như thế nào?
Submitted by nlphuong on Tue, 03/09/2013 - 08:00(ICTPress) - Vào buổi chiều Thứ Ba ngày 27/8, trang web của Thời báo New York (New York Times - Times) không thể truy cập được và lúc được lúc không vào ngày 28/8.
![]() |
Làm thế nào mà một trong những công ty truyền thông lớn nhất trên thế giới bị sập 1 ngày và hơn thế?
Trang web của New York Times đã bị tấn công bằng một hệ thống tên miền, mà những tin tặc đã nhắm vào hệ thống phù hợp với URL của trang web - như nytimes.com - đến các server nơi mà các nội dung của trang web được lưu trữ. Không có nội dung nào của New York Times bị ảnh hưởng; người đọc chỉ không tìm thấy nội dung.
Bí quyết: Quy định an ninh đơn giản có thể đã ngăn chặn được cuộc tấn công.
Các thông tin DNS của New York Times được một công ty có trụ sở tại Australia có tên là Melbourne IT quản lý. Đây là một công ty thương mại có nhiệm vụ chính là quản lí việc đăng kí, bảo lưu tên miền Internet quốc tế (registrar) tương tự như công ty GoDaddy của Mỹ.
Dường như các tin tặc tấn công New York Times có thể đã thâm nhập an ninh của Melbourne IT bằng cách lấy mật khẩu và tên người sử dụng của một người quản trị.
Marc Frons, Giám đốc CNTT của Times cho biết bài báo riêng của tờ báo này về vụ tấn công mà thủ phạm có thể là “Quân đội điện tử Syria (SEA) hoặc ai đó đang cố gắng làm khó họ”.
Điều này không nói gì nhiều. SEA là một nhóm tin tặc được cho là có liên hệ lỏng lẻo hay ủng hộ chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. SEA cũng rất tích cực gần đây, trong vài tháng qua, đã nhận trách nhiệm các cuộc tấn công vào The Onion, National Public Radio và trang blog của nhà báo Anh Jon Snow (không liên hệ tới Game of Thrones).
Thế nào là một cuộc tấn công DNS?
DNS là một phần quan trọng của kiến trúc thông tin của Internet.
“DNS về cơ bản vẫn như vậy kể từ khi Web bắt đầu… và ngay từ ban đầu DNS không được xây dựng để hỗ trợ Web như hiện nay”, Kevin O'Brien, một kiến trúc sư các giải pháp doanh nghiệp từ Cloudlock, một công ty an ninh dữ liệu dựa trên đám mây cho biết.
Theo O'Brien, DNS có một số lỗi cấu trúc, mà các tin tặc đã khai thác để đánh sập New York Times.
Đây là cách DNS vận hành: khi bạn muốn vào một trang web, bạn gõ tên miền của trang web đó. Trong trường hợp của New York Times, đó là nytimes.com, các quyền mà New York Times đã mua từ Melbourne IT.
Khi Melbourne IT đã đăng ký tên miền này, công ty này đã tạo một đăng nhập trong đăng ký DNS kết nối "nytimes.com" tới địa chỉ giao thức Internet của các server New York Times, 170.149.168.130.
Việc đăng ký này (registry) là cần thiết bởi vì các tên miền được thiết kế để nhiều người, chứ không phải máy tính, dễ dàng hiểu được. Các tên miền không chỉ đến nội dung Web theo cách mà một máy tính có thể hiểu. Tương tự, các địa chỉ IP không thân thiện người sử dụng cho nhiều người.
Do đó khi bạn gõ "nytimes.com”, trình duyệt web của bạn kết nối bạn tới một trong nhiều server DNS mà ở đó việc đăng ký được lưu và phù hợp các chữ với địa chỉ IP được đăng ký tương ứng 170.149.168.130.
Các tin tặc nhắm vào đăng ký này. Chúng đã lấy một tên người sử dụng và mật khẩu của Melbourne IT, thâm nhập vào hệ thống của công ty này và thay đổi các thông tin DNS mà sau đó đi đến các server DNS trên Internet.
O'Brien likened DNS servers to a phonebook: people can search the book by a person's name and find the entry that connects the person to a telephone number. What the hackers did is like changing the number next to the New York Times' name in the phonebook.
O'Brien đã ghi các server DNS vào một danh bạ điện thoại: mọi người có thể tìm kiếm danh bạ theo tên người và tìm thấy cách thâm nhập có kết nối người tới một số điện thoại. Những gì các tin tặc làm là giống như thay đổi số gần với tên của New York Times trong danh bạ điện thoại.
Việc thay đổi này có thể mất 15 phút để thực hiện, O'Brien cho biết. Một khi các tin tặc thực hiện thay đổi, sẽ mất một lúc để thay đổi này lan rộng đến các server DNS trên Internet.
Đối với một cửa sổ chính, gõ nytimes.com vào trình duyệt sẽ dẫn bạn không phải đến các server của Times, nhưng tới một trang web chủ đề SEA có thông điệp “bị tấn công bởi Quân đội điện tử Syria”.
Phần lớn thời gian, các trình duyệt đơn giản không thể định vị một địa chỉ IP liên quan tới tên miền www.nytimes.com, do một thông báo lỗi trình duyệt.
Về mặt kỹ thuật, các trang web không cần tên miền, và trang báo Times không bị sập hoàn toàn. Nhưng để truy cập, bạn sẽ phải biết địa chỉ IP 170.149.168.130 và nhập vào trình duyệt của bạn.
Làm thế nào để ngăn chặn một cuộc tấn công DNS
New York Times đã có thể ngăn chặn cuộc tấn công này? Vì luôn có nguy cơ an ninh trực tuyến, nên không có gì dễ dàng. Có thông tin cho rằng Times và Melbourne IT đã thực hiện một số việc để làm cuộc tấn công này khó khăn hơn và thậm chí việc đánh sập đã không khả thi.
Ví dụ, 2 đơn vị này đã thực hiện khóa đăng ký. Thường thì các cơ quan đăng ký DNS cho khách hàng lựa chọn, điều này khi được triển khai sẽ khó khăn cho bất cứ ai muốn thay đổi các thông tin DNS, có thể quản lý các link giữa một tên miền và một địa chỉ IP. Bất lợi của khóa đăng ký này là nó có thể kéo dài thời gian cần thiết để thực hiện bất cứ thay đổi cấu trúc nào cho cơ quan đăng ký.
Tuy nhiên, O'Brien đã chỉ ra rằng các tin tặc không thực hiện bất cứ đe dọa quan trọng nào đối với cả cấu trúc trang web của New York Times hay Melbourne IT. Đúng hơn, những tin tặc đã lấy được các ủy nhiệm đăng nhập do cướp hay lừa một nhân viên để lấy thông tin. Đây là một sự khác biệt giữa việc đánh đổ một cánh cửa và ăn cắp chìa khóa.
“Lý do tôi nhận biết được cuộc tấn công này khá non nớt là vì ai đó đã lấy tên người sử dụng và mật khẩu và thâm nhập vào hệ thống của Melbourne IT. Chúng không làm việc gì kiểu siêu công nghệ hay phức tạp. Điều này về cơ bản không phải là Melbourne IT thất bại, đó là những đề phòng đã không được đặt đúng chỗ”.
Những đề phòng đó có thể đã được triển khai gồm xác thực hai yếu tố, yêu cầu người muốn đăng nhập vào một hệ thống để biết một mật khẩu và sau đó đi vào một số thông tin - thường là một loạt số được gõ chữ lên điện thoại di động. Nếu không có điện thoại di động chính xác - thì khó lấy cắp hơn là mật khẩu - tin tặc không thể thâm nhập vào hệ thống.
Nhưng bản thân kiến trúc DNS là gì? Nếu đường trục Internet bị lỗi cơ bản hoặc lỗi thời, đã đến lúc thay DNS bằng một hệ thống tốt hơn.
“Điều này nảy ra vấn đề theo thời gian, và có những ý tưởng cho các loại quản lý ghi chép khác. Ví dụ, một số chuyên gia đã gợi ý một vài loại mở rộng trình duyệt mà có thể giúp “chia tải” kết nối các tên miền với các địa chỉ IP.
Tuy nhiên, triển khai kiểu thay đổi lướt qua này có nghĩa là thay đổi toàn diện cách Internet làm việc. “Bạn cần ai đó có quyền ở cấp chính phủ và có thể là cấp liên chỉnh phủ, để sáng tạo một Internet không phụ thuộc DNS”, O'Brien cho biết.
Cấu trúc Internet đã không thay đổi trong nhiều năm, có nghĩa là sẽ không thể sớm thay đổi.
“Bạn có thể quay lại giữa những năm 1990 và thấy vào thời điểm đó một số nơi dễ bị khai thác nhất [ở DNS] đã bị các tin tặc nổi tiếng phơi bày. Và lúc này năm 2013 chúng ta vẫn dễ dàng bị khai thác”, O'Brien cho biết.
QM
Thế nào là một thành phố thông minh?
Submitted by nlphuong on Tue, 03/09/2013 - 07:25(ICTPress) - Một thành phố thông minh có thể được định nghĩa là một thành phố “tri thức” (knowledge), “số” (digital), “mạng” (cyber) hay “kinh tế” phụ thuộc và các mục tiêu do các nhà hoạch định ở các thành phố hình thành.
![]() |
Các thành phố thông minh là những thành phố hướng tới xã hội và kinh tế. Các thành phố thông minh giám sát hạ tầng trọng yếu trong đó có cầu, đường, đường hầm, đường sắt, xe điện ngầm, sân bay, cảng biển, thông tin liên lạc, nước, điện, thậm chí là các tòa nhà lớn, để tối ưu các nguồn lực và an ninh. Và các thành phố này tối đa các dịch vụ cho các công dân, mang tới một môi trường bền vững thúc đẩy hạnh phúc và no ấm. Các dịch vụ này dựa trên hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) (ICT).
Về mặt cấu trúc mà nói, một thành phố thông minh là một hệ thống của các hệ thống cùng vận hành khớp với nhau. Việc tương hợp của nhiều hệ thống dựa trên tính mở và chuẩn hóa - những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng một thành phố thông minh. Không có tính mở và chuẩn hóa, một dự án thành phố thông minh trở nên hỗn độn và tốn kém. Các công nghệ cấu thành của một thành phố thông minh gồm các mạng quang tốc độ cao, cảm biến, cố định và di động cần thiết để khả thi các lợi ích như các hệ thống thông minh, mạng lưới thông minh và nối mạng gia đình.
Mối quan hệ của một thành phố thông minh với các công dân của thành phố là những gì để phân biệt với một thành phố truyền thống. Các dịch vụ ICT của các thành phố truyền thống là không thể phản ứng với các bối cảnh xã hội, kinh tế và văn hóa đang theo đổi nhanh chóng nhưng các dịch vụ của thành phố thông minh thì có thể. Do vậy, một thành phố thông minh trên hết là một thành phố hướng tới con người, phụ thuộc vào một hạ tầng ICT và sự phát triển đô thị liên tục, luôn luôn tính đến sự bền vững môi trường và kinh tế (hình dưới).
![]() |
Các thành phố thông minh trên khắp thế giới
Các thành phố thông minh có thể là những thành phố mới được xây dựng thông minh ngay từ đầu hoặc các thành phố được hình thành vì một mục đích đặc biệt (như một thành phố công nghiệp hay một công viên khoa học) - phổ biến nhất - là một thành phố hiện tại được thông minh theo từng bước. Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã bắt tay vào các dự án thành phố thông minh, gồm Seoul, New York, Tokyo, Thượng Hải, Singapore, Amsterdam, Cairo, Dubai, Kochi và Malaga. Xem xét tỷ lệ sáng tạo hiện nay, có thể thấy trong thập kỷ tới, các mô hình thành phố thông minh sẽ ngày càng nhiều và là các chiến lược phổ biến cho sự phát triển của thành phố.
Các dự án thành phố thông minh hiện tại cũng rất khác nhau. Mục tiêu của thành phố Amsterdam là đạt được sự bền vững môi trường hơn thông qua các hoạt động thông minh hơn, sử dụng các công nghệ hiện đại trong nỗ lực giảm khí thải và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Các thành phố khác hướng tới một phạm vi rộng các chức năng thành phố thông minh, với công nghệ mọi nơi thông minh đóng một vai trò trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống công dân. Hai ví dụ điển hình của chiến lược này là thành phố mọi nơi của Hàn Quốc (u-City), được công bố năm 2004, và thành phố T của Deutsche Telekom (Viễn thông Đức) được công bố năm 2006. Thành phố Seoul thông minh hướng tới một thành phố được quản trị thông minh hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn cho mọi công dân của thành phố này.
Các thành phố này đặt ra các ưu tiên riêng, nhưng tất cả các thành phố thông minh có 3 đặc điểm quan trọng.
Đầu tiên là hạ tầng CNTT-TT. Bảo an hạ tầng CNTT-TT thế hệ kế tiếp là quan trọng đối với sự thành công của các dịch vụ thành phố thông minh hiện thời và đối với các nhu cầu dịch vụ tương lai dự báo trước.
Thứ hai, thành phố phải có khung quản trị tích hợp và được định nghĩa chuẩn. Nhiều hệ thống thông minh phải vận hành đồng bộ chỉ nhờ việc bám sát chặt chẽ các chuẩn chung.
Thứ ba, một thành phố thông minh cần những người sử dụng thông minh. CNTT-TT là những công cụ để khả thi một thành phố thông minh, nhưng sẽ không hữu ích nếu không có những người sử dụng say mê công nghệ có thể tương tác với các dịch vụ thông minh. Một thành phố thông minh không chỉ tăng việc tiếp cận các thiết bị thông minh ở các cấp độ thu nhập và nhóm tuổi, mà còn cho phép tiếp cận giáo dục nhờ sử dụng các thiết bị này. Một thành phố thông minh cần một mạng lưới gồm những người sử dụng thiết bị thông minh, với những công dân của thành phố cần và sáng tạo các dịch vụ họ thấy giá trị nhất.
Chuẩn hóa cho các thành phố thông minh
Mặc dù việc chuẩn hóa trong việc hình thành các thành phố thông minh là quan trọng, một loạt các hoạt động đang được nhiều tổ chức tiến hành. Ví dụ, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đang xem xét các tiêu chuẩn của một thành phố thông minh nhờ một nhóm chuyên về “các thông số hạ tầng của cộng đồng thông minh. Ban Tiêu chuẩn hóa Viễn thông của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU-T) đã thành lập Nhóm chuyên để về các thành phố thông minh bền vững để đánh giá các yêu cầu chuẩn hóa của các thành phố hướng tới thúc đẩy sự bền vững xã hội, kinh tế và môi trường thông qua việc tích hợp ICT vào các hạ tầng và hoạt động của họ.
QM
Nguồn: ITU
Dùng Dropbox có thể bị tấn công
Submitted by nlphuong on Thu, 29/08/2013 - 09:45(ICTPress) - Hai nhà nghiên cứu an ninh vừa chứng minh những lỗ hổng an ninh của Dropbox, từ việc truy cập vào các tệp riêng tư của người sử dụng và điều này được giải thích trong một bài báo nghiên cứu cách thức họ thực hiện.
![]() |
Mục tiêu của họ là lấy Dropbox để tạo một phiên bản nguồn mở cho chính dịch vụ này, có nghĩa là bất cứ ai có thể xem được mã của Dropbox và kiểm định được dịch vụ này có an ninh.
"Dropbox sẽ không còn là một hộp đen”, các nhà nghiên cứu Dhiru Kholia của Openwall và Przemysław Wegrzyn của CodePainters, đã viết trong bài báo nghiên cứu của mình.
Có một vài điều thú vị về sự mổ xẻ Dropbox. Một là sau khi Dropbox bị tấn công 1 năm trước, Dropbox đã bổ sung các tính năng để bảo vệ người sử dụng và làm cho Dropbox hấp dẫn người sử dụng như doanh nghiệp.
Ví dụ, Dropbox bổ sung mã hóa và điều được gọi là “xác thực dùng hai nhân tố” buộc người sử dụng phải thực hiện thêm 2 bước để đăng nhập vào tài khoản Dropbox.
Các nhà nghiên cứu đã vượt qua cả hai bước bảo vệ này.
Quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu đảo ngược phần được kỹ thuật của Dropbox chạy trên máy tính người sử dụng. Có nghĩa là họ đã xem xét mã lập trình của Dropbox. Họ đã từng không làm được điều này. Dropbox được viết trên Python sử dụng các kỹ thuật ngăn chặn kỹ thuật nghịch đảo.
Có rất nhiều dịch vụ đám mây sử dụng Python và các kỹ thuật tương tự. Điều này có nghĩa là tất cả dịch vụ này có thể rủi ro.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu muốn làm Dropbox an toàn hơn. Họ hy vọng những người khác sẽ giúp họ xây dựng một phương pháp nguồn mở an toàn để sử dụng Dropbox. Nghiên cứu này dành cho Dropbox nếu Dropbox muốn.
Dropbox cho rằng nghiên cứu này không thực sự đặt bất cứ tài khoản của ai vào rủi ro. Một phát ngôn viên cho biết:
“Chúng tôi đánh giá cao các đóng góp của các nhà nghiên cứu này và bất cứ ai hỗ trợ Dropbox an toàn. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nghiên cứu này không cho thấy điểm yếu ở phía người sử dụng Dropbox. Trong trường hợp như đã đề cập, máy tính của người sử dụng sẽ là máy tính gặp rủi ro toàn bộ, chứ không chỉ Dropbox của người sử dụng”.
QM
Từ điển Oxford chính thức định nghĩa một loạt từ về mạng xã hội
Submitted by nlphuong on Wed, 28/08/2013 - 09:20(ICTPress) - Từ điển Oxford trực tuyến vừa bổ sung một loạt từ và thuật ngữ công nghệ, mạng xã hội đã trở nên phổ biến như: selfie, digital detox, Bitcoin, BYOD, emoji, FOMO, geek chic, hackerspace, phablet, srsly, TL;DR và nhiều nữa.
![]() |
Dưới đây là những định nghĩa, các từ viết tắt của những chữ cái đầu và các cụm từ được bổ sung vào Từ điển Oxford một cách chính thức:
Selfie: "Một hình ảnh tự chụp, thường là dùng smartphone hay webcam và tải lên một trang mạng xã hội".
Digital detox: "Một khoảng thời gian mà ở đó một người kiềm chiế không sử dụng các thiết bị điện tử như smartphone hay máy tính, được xem như là cơ hội giảm stress hay tập trung vào giao tiếp xã hội trong thế giới thật."
Bitcoin: "Đồng tiền số mà các giao dịch có thể được thực hiện mà không cần qua ngân hàng trung ương".
BYOD: "Viết tắt của từ ‘bring your own device’ (mang theo thiết bị cá nhân): thực tiễn cho phép các nhân viên của một tổ chức sử dụng các máy tính, smartphone hay các thiết bị cá nhân khác cho các mục đích công việc”.
Emoji: "Một hình ảnh hay một biểu tưởng kỹ thuật số nhỏ được sử dụng để diễn tả một ý tưởng hay một cảm xúc trong giao tiếp điện tử”.
FOMO: "Viết tắt của cụm từ “Fear of missing out”: Một nỗi lo lắng mà một sự kiện thú vị hay hấp dẫn có thể đang xảy ra đâu đó, đôi khi bị nhen nhóm bởi những đăng tải được nhìn thấy trên một trang mạng xã hội".
Click and collect: "Là một nơi mua sắm mà ở đó một cách hàng có thể mua hoặc đặt hàng từ trang web của một cửa hàng và lấy hàng từ một chi nhánh địa phương”.
Geek chic: "Quần áo , diện mạo, và văn hóa liên qua tới những người thích điện toán và công nghệ, liên quan tới một phong cách hay đúng mốt".
Hackerspace: "Một nơi mà mọi người quan tâm tới điện toán và công nghệ có thể cùng nhau làm việc về các dự án thông qua việc chia sẻ các ý tưởng, thiết bị và kinh nghiệm".
Internet of things (Internet của sự vật): "Một sự phát triển Internet được đề xuất mà theo đó các đồ vật hàng ngày có kết nối mạng, cho phép các đồ vật gửi và nhận dữ liệu".
MOOC: "viết tắt của massive open online course; một khóa học đại học được cấp miễn phí qua Internet cho một số lượng người học lớn".
Phablet: "Một smartphone có một màn hình có kích thước ở giữa một smartphone điển hình và một máy tính bảng".
Srsly: "Viết tắt của từ “seriously" (Nghiêm trọng, không đùa).
TL;DR: "‘Too long didn’t read’ (Quá dài không đọc): Được sử dụng như là một trả lời lập tức cho một đăng tải trực tuyến quá dài, hoặc để giới thiệu một ngắn gọn của một đăng tải dài”.
QM