Syndicate content

Nghề báo

Toàn cảnh báo chí đưa tin phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép

Tóm tắt: 

Trong suốt mấy ngày qua, hàng loạt các cơ quan báo chí trong và ngoài nước đã phản ánh và bày tỏ quan điểm phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền biển của VN...

Trong suốt mấy ngày qua, hàng loạt các cơ quan báo chí trong và ngoài nước đã phản ánh và bày tỏ quan điểm phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam...

Dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu Việt Nam là hành động thể hiện sự gây hấn rất đáng quan ngại từ phía Trung Quốc.

Tờ New York Times có bài bình luận, tranh chấp ở khu vực biển Đông không phải là vấn đề mới. Đồng thời khẳng định việc gia tăng quân sự của Trung Quốc trong thời gian qua đã làm xuất hiện sự lo ngại trong khu vực, nhất là việc đưa giàn khoan HD-981 ra biển Đông.

Còn hãng thông tấn AP nhận định việc Trung Quốc đặt giàn khoan ở khu vực trên thềm lục địa của Việt Nam vừa qua là một trong những bước khiêu khích của Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền ở biển Đông.

Hãng Reuters thì bày tỏa quan ngại trước sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc và cho rằng việc triển khai giàn khoan của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) tới vùng biển gần Việt Nam có vẻ mang tính chính trị nhiều hơn là thương mại.

BBC thì nhận xét vụ việc trên cho thấy đây là thời điểm căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng ở châu Á cao nhất từ trước tới nay.

Giàn khoan HD-981 do Trung Quốc đặt thuộc vùng lãnh hải của Việt Nam.

Trong khi đó, báo chí trong nước liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình người dân Việt Nam phản đối việc làm của Trung Quốc bằng nhiều hành động như biểu tình, mittinh hợp pháp...

Báo Tiền Phong có bài: "Ngư dân mít tinh phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép". Nội dung phản ánh: "Hàng trăm ngư dân huyện đảo Lý Sơn, hòn đảo được xem là tiền đồn Hoàng Sa, đã họp mặt sáng ngày 9/5, phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, hung hăng gây hấn với các lực lượng chức năng Việt Nam ở Hoàng Sa.

Hàng trăm người dân Huyện đảo Lý Sơn đã mít tinh phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép. (Ảnh: TPO)

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm ngư dân, thuyền trưởng và người dân khác đã tập trung về nhà văn hóa huyện để gặp mặt, nghe ông Lê Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải nói lời phát động.

Thuyền trưởng Nguyễn Văn Lộc (ĐNA 90307, An Vĩnh) nói: Ai cũng háo hức, phải có một cuộc mít tinh như thế này để thể hiện nhiệt huyết, sự quyết tâm của ngư dân. Vì sao ư? Trung Quốc đã quá ngang ngược cấm biển từ trước đến nay, xua đuổi ngư dân. Nay họ lại đặt giàn khoan ngay trên đường ra khơi của ngư dân. Quá vô lý".

Báo Người lao động có bài: "Phản đối Trung Quốc là thể hiện lòng yêu nước", phản ánh: "Trước hành động ngang ngược, sai trái của phía Trung Quốc, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim khẳng định: "Việc người dân tuần hành, phản đối Trung Quốc là điều hết sức chính đáng, tự nhiên, là thể hiện lòng yêu nước. Còn không phản đối Trung Quốc mới là lạ"... Theo ông Vũ Trọng Kim, đến giờ này, có rất nhiều người dân Việt Nam đã gửi đề nghị đến MTTQ Việt Nam để biểu thị tinh thần yêu nước.

"Đây là quyền con người, quyền công dân, quyền tự vệ chính đáng, cho nên tôi nghĩ rằng làm như thế là thể hiện thái độ yêu nước và một tinh thần bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền. Nếu như không phản ứng thì mới lạ, còn nếu phản ứng thì đó là một điều hết sức bình thường, hết sức tự nhiên của bất cứ dân tộc nào, chứ không chỉ dân tộc Việt Nam. Mà chúng ta là người Việt Nam, thì tinh thần ấy còn cao hơn nữa" - ông Kim khẳng định...

Tuy nhiên, ông Vũ Trọng Kim cũng cho biết người dân khi phản đối, biểu thị thái độ với Trung Quốc, không nên kích động, đập phá, hủy hoại tài sản của nhân dân, của nhà nước cũng như của Trung Quốc tại Việt Nam".

Còn báo Pháp luật TP. HCM phản ánh: "Mittinh tại TP. HCM: Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng!". Bài viết đã phản ánh khá sinh động buổi mittinh diễn ra vào chiều 10/5, tại Nhà Văn hóa Thanh Niên, do Hội Luật gia TP.HCM tổ chức nhằm phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép tại Việt Nam. Bài viết ghi nhận: "Theo đó, Hội Luật gia TP.HCM luôn sát cánh cùng các lực lượng bảo vệ biển đảo của Việt Nam và đồng bào ngư dân ngày đêm bám biển, sản xuất và bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

Rất đông người dân đến tham dự buổi "Mitting tại TP.HCM: Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng!" (Ảnh: PLO)

Hội Luật gia TP. HCM kêu gọi giới luật học Trung Quốc hãy có tiếng nói mạnh mẽ với nhà cầm quyền Trung Quốc tôn trọng pháp luật quốc tế, tôn trọng công lý trong nước, trên thế giới, có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ công ước của LHQ về luật biển năm 1982 cùng lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng, không ai có quyền xâm phạm đến độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc chúng ta.

Phát biểu tại hội trường, bác Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở tư pháp TP. HCM chia sẻ: Nhà tôi ở gần chợ, sáng sớm cô bán sữa đậu nành đã hỏi: Không biết có xảy ra chuyện gì hay không? Một người dân bán sữa đậu nành mà còn quan tâm đến tình hình đất nước như vậy huống gì là cả dân tộc này.

Xưa nay, Việt Nam với Trung Quốc như anh em, như tay với chân nhưng khi sự việc này xảy ra thực sự tôi thấy xấu hổ cho chính quyền Trung Quốc (cả hội trường vỗ tay hưởng ứng). Trung Quốc hành động như vậy không xứng đáng với vai trò là một cường quốc, đồng thời là thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

Là những người trẻ, chúng ta phải hưởng ứng các chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thuận hô vang khẩu hiệu quyết tâm (cả hội trường đồng thanh hô vang: quyết tâm, quyết tâm, quyết tâm).

Đất nước ta còn yếu, còn nhiều khó khăn nhưng cũng như Hội nghị Diên Hồng ngày xưa, vua nhà Trần đã nói “thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh”. Không hẹn mà cả hội trường cùng hô vang: "Hy sinh, hy sinh!".

Báo Dân trí cũng có bài phản ánh buổi mittinh trên, đồng thời còn cho biết: "Trước đó, vào 9h sáng nay, trước cửa Lãnh sự quán Trung Quốc (đường Hai Bà Trưng, Q.1, TP. HCM), nhiều tầng lớp nhân dân đã tụ họp để bày tỏ sự bức xúc của mình trước hành vi đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc, gây nên tình trạng căng thẳng trên biển Đông.

Người dân phản đối trong ôn hòa bằng cờ đỏ sao vàng và những băng rôn, biểu ngữ: “Đồng lòng cùng Chính phủ chống quân bành trướng, bảo vệ tổ quốc”, “Yêu cầu rút giàn khoan HD-981 khỏi biển Đông”, “Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế”, “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”… Những băng rôn này được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Đoàn người còn vỗ tay hát vang những bài hát cách mạng như Quốc Ca, Nối vòng tay lớn, Lên đàng...

Với chủ trương đấu tranh ngoại giao, yêu chuộng hòa bình, những người diễu hành tại TP. HCM sáng 10/5 luôn giữ thái độ ôn hòa, bình tĩnh, nhã nhặn. Cuộc diễu hành kết thúc vào khoảng 10h.

N.P (Tổng hợp)

Nguồn: congluan.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Họp báo nhanh Cục Kiểm ngư: "Bà con ngư dân hãy yên tâm bám biển"

Tóm tắt: 

Cục Kiểm ngư - Tổng cục Thủy sản đã tổ chức cuộc họp báo nhanh, thông báo tình hình khai thác và đánh bắt thủy hải sản của bà con ngư dân trên các ngư trường, vùng biển thuộc chủ quyền của VN.

Chiều tối 9/5, Cục Kiểm ngư - Tổng cục Thủy sản đã tổ chức cuộc họp báo nhanh, thông báo tình hình khai thác và đánh bắt thủy hải sản của bà con ngư dân trên các ngư trường, vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cảnh sát biển Vùng 2 động viên ngư dân thoát nạn trở về tiếp tục bám biển. Ảnh: Thanh niên

Cũng qua cuộc họp báo nhanh này, đại diện Cục Kiểm ngư đã động viên bà con ngư dân tiếp tục bám biển.

Ông Nguyễn Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư đã thông báo, hiện nay đang là mùa biển lặng, thuận lợi cho việc khai thác, đánh bắt thủy hải sản, bởi vậy, bà con ngư dân nên yên tâm và tích cực ra khơi.

Cũng theo Cục Kiểm ngư, từ đầu tháng 5 đến nay, số lượng tàu thuyền ra khơi của bà con ngư dân đang có xu hướng tăng lên, bởi đây đang là chính vụ khai thác. Đại diện Cục Kiểm ngư cũng khẳng định, đằng sau các ngư dân luôn có các lực lượng chức năng ứng trực cùng bà con trên biển.

Theo Cục kiểm ngư, hiện 6 kiểm ngư viên bị thương trong những vụ va chạm trên biển mới đây đang được điều trị tích cực và cả 6 kiểm ngư viên này đều đang xung phong tiếp tục ra biển để bảo vệ ngư dân trên các ngư trường của Việt Nam.


Chí Sơn

Nguồn: vtv.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Bên kia chiến tuyến, báo chí Pháp viết gì về sự kiện Điện Biên Phủ?

Tóm tắt: 

Đầu năm 1954, khi nhận thấy thất bại khó tránh khỏi của đội quân viễn chinh Pháp, báo chí Pháp đã ngưng nói về chiến thuật quân sự...

Đầu năm 1954, khi nhận thấy thất bại khó tránh khỏi của đội quân viễn chinh Pháp, báo chí Pháp đã ngưng nói về chiến thuật quân sự, mà chuyển sang ca ngợi sự dũng cảm của lính Pháp trong chiến hào.

Theo tìm hiểu của phóng viên Đài THVN tại Trung tâm lưu trữ, Bộ Quốc phòng Pháp, từ cuối năm 1953 cho tới tháng 3 năm 1954, báo chí Pháp đã có nhiều bài ca ngợi chiến thuật của tướng Henri Navarre, cho quân nhảy dù lập cứ điểm tại Điện Biên Phủ.

Tuy nhiên, “từ tháng 3 năm 1954 đến khi Điện Biên Phủ thất thủ, báo chí Pháp đã chuyển hướng tập trung viết về tinh thần quả cảm của lính Pháp tại chiến trường”, ông Alain Ruscio - Nhà sử học Pháp cho hay.

Đặc biệt, có những bài báo các phóng viên còn chuyển sang viết về các cô y tá Pháp xinh đẹp tận tụy chăm sóc binh lính trong các chiến hào chật hẹp đầy bùn đất, hay sự can trường của những lính Pháp bị thương.

Báo Pháp chỉ trở lại đề tài chính khi sự kiện bi thảm diễn ra: Quân Pháp đầu hàng Việt minh. Và nhìn chung, hầu hết tất cả các báo thời đó đều cùng một đầu đề: Điện Biên Phủ thất thủ. Cụ thể:

Ngày 23/4, báo France-Soir đã có bài “Etau siết dần quanh những người lính đang bảo vệ Điện Biên”.

Báo L’Aurore là tờ báo ngày của Pháp, số ra ngày 8/5/1954 có title lớn “Cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ” và viết thêm trong title phụ rằng “Quân Pháp đã hết sách đạn dược trước khi bị thua”.

Báo Người Paris cũng chạy title lớn “Điện Biên Phủ thất thủ. Quân Việt tấn công trong 20 tiếng liên tục”.

Báo Aurore cũng chạy title “Điện Biên Phủ thất thủ”, nhưng vẫn không quên nhấn mạnh “Nước Pháp tự hào về những người anh hùng” ngay phía trên manchette báo.

Tờ Le Figaro, ngay dưới bài báo chính về thất bại của Pháp cũng có bài mô tả tâm trạng các nghị sĩ Pháp khi nghe tin thất trận vào lúc 15h ngày 7/5 tại Paris.

Báo Nhân đạo, ngay cạnh bài “Điện Biên Phủ thất thủ”, đăng tuyên bố của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp, nêu quan điểm của cánh tả về việc phải đẩy nhanh đàm phán hoà bình tại Genève.

Trang nhất của tờ báo Công giáo La Croix cũng có bài “Điện Biên Phủ thất thủ làm cả thế giới phải rúng động”.

Trong mùa hè năm 1954, trên báo Pháp có nhiều bài về Hiệp định Geneve về đình chiến tại Đông dương và sự kiện trao trả tù binh. Sau thời điểm đó, báo chí Pháp ít viết về Điện Biên Phủ - một sự kiện bi thảm đã tác động mạnh tới lịch sử nước Pháp trong thế kỷ XX.

Nguồn:vtv.vn
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo chí Trung Quốc đang nói gì về tình hình trên Biển Đông?

Tóm tắt: 

Những ngày này, truyền thông Trung Quốc đang “la làng” lên một cách vô lý đòi Bắc Kinh phải có “hành động mạnh mẽ” hơn trên biển Đông.

Những ngày này, truyền thông Trung Quốc đang “la làng” lên một cách vô lý đòi Bắc Kinh phải có “hành động mạnh mẽ” hơn trên biển Đông trong khi cố tình lờ đi sự ngang ngược trong chính hành động của mình.

Những ngày qua tàu Trung Quốc liên tục gây hấn trên Biển Đông (ảnh minh họa từ AFP)

Ngày 7/5, Việt Nam tổ chức một cuộc họp báo quốc tế, công bố những hình ảnh tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, cố tình định neo đậu và cắm giàn khoan trong vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Chiều cùng ngày, các báo Trung Quốc cũng đăng tin Phillipines bắt giữ 11 ngư dân Trung Quốc vì những người này săn rùa biển trong vùng biển đang có tranh chấp căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh.

Ngoài ra, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng đang có tranh chấp với Trung Quốc trong khu vực Biển Đông. Trước tình hình này, tiêu điểm của hầu hết các báo chí Trung Quốc đều hướng về biển Đông, đặc biệt là những xung đột với Phillippines.

Truyền thông Trung Quốc dẫn các ý kiến chuyên gia của mình, cho rằng những hành động của Phillipines là một trong những “phép thử” của nước này sau chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Wang Xiaopeng, một nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã hội cho rằng Manila “muốn thử lòng đồng minh Mỹ của mình”.

“Một số nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra rằng Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp trên Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh và Washington sẽ không chiến đấu cho Phillipines. Có vẻ như Manila đang cố gắng thử xem những nhận định đó có đúng không”, tờ Thời báo Bắc Kinh dẫn lời nhận định của Wang.

Có cùng quang điểm với Wang, Wu Shicun, chủ tịch của Viện nghiên cứu Biển Đông Quốc gia đã phát biểu với tờ Thời báo Hoàn Cầu rằng “Manila có vẻ đã mạnh bạo hơn trong tranh chấp với Bắc Kinh” sau khi ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Washington.

Mỹ và Phillipines đã ký một thỏa thuận có thời hạn 10 năm, cho phép tăng quy mô của lực lượng Mỹ đồn trú ở Phillipines.

Trước tình thế này, Huang Shengyou, một chuyên gia hàng hải của Trung Quốc đã lớn tiếng kêu gọi chính phủ Trung Quốc phải có những hành động cứng rắn hơn để “ngăn chặn Phillipines”.

“Bất kể Manila có thế lực chống lưng mạnh mẽ đến bao nhiêu, Bắc Kinh vẫn có đủ khả năng để chiến đấu lại… Nếu Phillipines không chịu thả ngư dân sớm, Trung Quốc phải trả đũa và dạy cho Phillipines một bài học”, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời Huang tuyên bố đầy khiêu khích.

“Dạy cho nước đó một bài học” dường như là câu khẩu hiệu "yêu thích" thể hiện sự hung hăng và hiếu chiến của truyền thông Trung Quốc mỗi khi nước này có xung đột với bất kỳ quốc gia nào, trong khi đó, báo chí Singapore đã thẳng thừng “vỗ mặt” Bắc Kinh rằng “Trung Quốc cần phải xem lại chính mình”.

Cùng trên Biển Đông và có phần gay gắt hơn nhiều nhưng những diễn biến về những hành động ngang ngược của tàu Trung Quốc khi đâm tàu Việt Nam trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam lại xuất hiện rất dè dặt trên mặt báo Trung Quốc.

Lý do của tình trạng này, có thể vì phía Trung Quốc không tìm được bất kỳ "lý do chính đáng" nào để bao biện cho hành động bạo lực của mình trong vùng biển của Việt Nam.

Những ngày qua, các tàu Kiểm Ngư và Cảnh sát Biển của Việt Nam đang nỗ lực để ngăn không cho Trung Quốc đặt giàn khoan khổng lồ của họ trên vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đã có những hành động gây hấn nghiêm trọng như đâm va tàu của Việt Nam nhưng trên mặt báo Trung Quốc chỉ có một vài bình luận lẻ tẻ của các chuyên gia và vài tờ báo của Bắc Kinh.

“Cho đến nay, chúng tôi chỉ nghe được các thông tin từ phía Việt Nam mà không nghe gì nhiều từ phía Trung Quốc”, BBC dẫn lời một phát thanh viên của kênh truyền hình vệ tinh Vân Nam nói.

Song Zhongping, một nhà phân tích quân sự của Trung Quốc, đã “dọa nạt” trên truyền hình rằng “đây là một hành động khiêu khích nghiêm trọng của Việt Nam” và rằng “nếu Việt Nam tiếp tục, Trung Quốc có thể gửi tàu chiến” đến nơi mà họ ngang ngược nhận là “vùng lãnh thổ của Trung Quốc”. Trên thực tế, viên chức này cố tình lờ đi một điều rằng chính Trung Quốc mới đang là bên đi gây hấn trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Một bài báo hiếm hoi khác có đưa một chút tin về những hành động vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông của trang Zhonghua Net đã tìm cách đổ lỗi rằng “chính Việt Nam và Phillipines đã ép Bắc Kinh phải đáp trả”. 

Tờ báo này đang cố “đổi trắng thay đen” bản chất sự việc. Trên thực tế, các lực lượng của Trung Quốc đã đi gây hấn trước và Việt Nam chỉ đang nỗ lực hành động lại để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, chính Việt Nam mới đang ở thế "bị ép phải phản kháng".

Lê Hương

Infonet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

3 chủ điểm báo chí đặc biệt quan tâm tại Vesak 2014

Tóm tắt: 

Mùa Phật đản năm nay, chắc chắn sẽ là dịp để các phóng viên, nhà báo trong và ngoài nước cùng nhìn nhận những giá trị to lớn mà đạo Phật mang lại cho đời sống xã hội.

Mùa Phật đản năm nay, chắc chắn sẽ là dịp để các phóng viên, nhà báo trong và ngoài nước cùng nhìn nhận những giá trị to lớn mà đạo Phật mang lại cho đời sống xã hội.

Hội nghị chuẩn bị cho Vesak 2014 lần 2, tổ chức tại Ninh Bình ngày 20/3/2014

Chưa đầy 20 giờ nữa, Đại lễ Vesak 2014 chính thức khai mạc. Đây là sự kiện trọng đại tầm cỡ quốc tế, lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam.

Vesak 2014 không chỉ có ý nghĩa Phật giáo, mà còn có ý nghĩa văn hóa, lịch sử và giá trị nhân sinh to lớn. Cũng như Đại lễ Vesak 2008, kỳ Vesak 2014, nhiều hội nghị, hội thảo đang được chuẩn bị bài bản, chu đáo. 

Báo chí đã chủ động hơn trong việc khai thác thông tin trước thềm Vesak 2014. 

Qua nhiều chương trình họp trù bị, chúng tôi quan sát thấy phần lớn báo chí cũng như giới truyền thông đặc biệt quan tâm đến 3 chủ điểm lớn về Vesak 2014:

Phật đản (Vesak) là gì? Ý nghĩa Phật đản?

Trong những năm gần đây, một bộ phận không nhỏ những người hướng đạo, “bén duyên” đạo Phật là giới trẻ, trong đó không ít người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, báo chí. 

Bản thân chúng tôi do có duyên với các sự kiện Phật giáo, nên hầu như cuộc Họp báo nào do GHPGVN tổ chức, chúng tôi đều tham gia.

Phải nói thật, với nhiều tờ báo chưa có phóng viên chuyên theo dõi mảng tôn giáo, nên khi đi tác nghiệp các sự kiện Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung, cách xưng hô của phóng viên còn nhiều điều chưa "thuận". Song cùng với thời gian, nhưng lỗi đó ngày càng ít đi.

Những sự kiện gần đây, gần nhất có thể kể đến là buổi họp báo Vesak tổ chức chiều ngày 28/4 vừa rồi, các phóng viên, nhà báo dường như chủ động trong từng động tác, câu nói khi hỏi đáp cùng các đại diện Phật giáo, mà ở đây là các quý Thầy. Họ đã không còn xa lạ với “danh xưng” Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, hay A Di Đà Phật trước khi đặt câu hỏi, hay tham luận cùng quý Thầy.

Không chỉ vậy, Hội nghị chuẩn bị cho Vesak 2014 lần 2, tổ chức tại Ninh Bình hồi cuối tháng 3, nhiều phóng viên, nhà báo đã đặt những câu hỏi rất Phật giáo, như: Đức Phật là ai? Phật đản là gì? Ý nghĩa Phật đản? Vì sao lại có ngày Phật đản do LHQ kỷ niệm?...

Đây thực sự là điều đáng mừng, khi sự quan tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tới công tác truyền thông ngày càng hiệu quả, đã góp phần tác động không nhỏ tới nhận thức của các phóng viên, nhà báo. 

Truyền thông Phật giáo đang ngày thêm có những đóng góp tích cực, hiệu quả đối với Phật giáo Việt Nam nói chung, cũng như những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Từ công tác tổ chức Vesak 2014…

Hàng loạt vấn đề về công tác tổ chức cho Đại lễ Vesak 2014 được báo chí nêu lên tại buổi họp báo được tổ chức chiều ngày 28/04 tại Hà Nội. 

Từ vấn đề phân ban chuyên trách, trách nhiệm các bên liên quan? Vấn đề tài chính cho toàn sự kiện, cho khách tham dự? Công tác an ninh nói chung, đặc biệt là việc đảm bảo an ninh 3 ngày chính Đại lễ tại chùa Bái Đính sẽ được đảm bảo ra sao…? Phương cách tiếp cận các phái đoàn quốc tế? Những hỗ trợ dành cho báo chí khi tác nghiệp cùng các đối tác quốc tế?...

Một Đại lễ quy mô tầm cỡ quốc tế, nên từng khâu chuẩn bị cần hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ. Báo chí nêu lên nhiều thắc mắc, từ vấn đề nhỏ nhất không gì hơn cùng mong một Đại lễ Phật đản sẽ được tổ chức bài bản, đảm bảo tính khoa học, hệ thống cao. Nhiều vấn đề được các phóng viên, nhà báo thẳng thắn trao đổi, chia sẻ cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bởi họ cùng ý thức rằng, việc Giáo hội chủ trì thực hiện Đại lễ lần này có ý nghĩa quan trọng thế nào đối với Phật giáo Việt Nam nói riêng, cũng như với đất nước, con người Việt Nam nói chung.

Chúng ta hãy cùng đón chờ Vesak 2014, nơi bạn bè năm châu hội tụ, cùng nhau chia sẻ quan điểm, góc nhìn Phật giáo, chia sẻ những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đối với đời sống xã hội đương đại. Những thay đổi từ góc nhìn nhân sinh quan của từng tế bào xã hội qua tác động của đạo Phật, tôn giáo vì hòa bình.

…đến chính họ: Báo chí cùng Vesak 2014?

Cũng tại buổi họp báo ngày 28/04/2014 tại Hội trường chùa Quán Sứ - Hà Nội, nhiều đại diện báo chí đã thẳng thắn nêu vấn đề: Báo chí sẽ tác nghiệp ra sao tại Vesak 2014? Ban tổ chức sẽ hỗ trợ như thế nào cho các phóng viên, nhà báo “trực chiến” tại sự kiện?

Vấn đề truyền thông cho Vesak 2014 được báo chí quan tâm hơn là việc ăn ở, đi lại. Cho thấy, cánh phóng viên, nhà báo đã nhận thức rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ của truyền thông Phật giáo trong xã hội đương đại. 

Mỗi người, mỗi góc nhìn khai thác khác nhau. Nhưng, chắc chắn trung điểm vẫn là những giá trị văn hóa, xã hội, những giá trị nhân văn vô cùng to lớn mà Vesak 2014 mang lại, sẽ được báo chí chú trọng trong từng khâu tác nghiệp. 

Việc báo chí Việt Nam chủ động hơn đồng hành cùng Vesak 2014 thực sự là tín hiệu mừng cho truyền thông Phật giáo nói riêng, cùng giới truyền thông Việt nói chung. Đây sẽ là dịp để báo chí Việt Nam khẳng định vị thế, vai trò đối với bạn bè quốc tế trong sự nghiệp truyền thông Phật giáo. 

Mùa Phật đản năm nay, chắc chắn sẽ là dịp để các phóng viên, nhà báo trong và ngoài nước cùng nhìn nhận những giá trị to lớn mà đạo Phật đang mang lại cho đời sống xã hội. 

Phật giáo Việt Nam đang chuyển mình, hướng đến kỳ Đại lễ Vesak khởi sắc: một trong các hoạt động văn hóa mang tính quốc tế của Liên Hợp Quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại.

Thường Nguyên

Nguồn: phatgiao.org.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII: Số lượng tác phẩm tham dự cao nhất từ trước đến nay

Tóm tắt: 

Chiều 8/5, tại Trụ sở Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc vòng chấm Sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII.

Chiều 8/5, tại Trụ sở Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc vòng chấm Sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII. Đồng chí Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải BCQG; đồng chí Trần Gia Thái, Phó Chủ tịch HNBVN, chủ tịch HĐ Sơ khảo đã tham dự và chủ trì.

Khai mạc vòng chấm Sơ khảo Giải BCQG lần thứ VIII - năm 2013

Tính đến ngày 5/4/2014 (theo dấu bưu điện), Ban Thư ký Tổng hợp Giải đã nhận được 1676 tác phẩm từ 196 tổ chức Hội và cá nhân (gồm 93 LCH và Chi hội trực thuộc, 58 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố và 45 cá nhân tác giả ảnh báo chí tham dự  - theo quy định mới của Giải).

Trong số tác tác phẩm được gửi đến, có 1665 tác phẩm có đủ điều kiện dự Giải. Đây là con số tác phẩm dự Giải cao nhất kể từ mùa Giải đầu tiên năm 2006 đến nay. Mặc dù năm nay giảm 1 Hội Nhà báo tỉnh, nhưng số lượng các Liên chi hội, Chi hội và cá nhân gửi ảnh tăng.

Vòng Sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia năm 2013 sẽ hoàn thành trong từ 8 - 21/5/2014. Vòng Chung khảo dự kiến vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 /2014. Lễ tổng kết và trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 21/6, Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

 Thu Nga

Nguồn: vja.org.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Nhà báo Trần Ngọc Kha, báo Đại đoàn kết: Dịch sởi- bài học về sự thiếu "cởi mở" với báo chí

Tóm tắt: 

Cho đến nay, những người làm báo chúng tôi vẫn chưa nguôi cảm giác bị chối bỏ, thậm chí bị hắt hủi từ vị Bộ trưởng này giữa “chảo lửa” của dịch sởi...

Cho đến nay, những người làm báo chúng tôi vẫn chưa nguôi cảm giác bị chối bỏ, thậm chí bị hắt hủi từ vị Bộ trưởng này giữa “chảo lửa” của dịch sởi là BV Nhi Trung ương giữa trưa ngày 16/4 vừa qua. Bộ Y tế dẫn cả một “bầy đàn thê tử” các ban ngành, bệnh viện có dịch sởi về đây họp giao ban “dã chiến” nhưng lại không cho báo chí tham dự.

Người viết bài này sau khi khéo léo “qua mặt” được mấy nhân viên bảo vệ vào dự tận vòng trong hội nghị này nhưng rốt cuộc, vừa chụp xong được một bức ảnh đã bị chính Phó giám đốc BV Nhi Trung ương Trần Minh Điển cùng một cán bộ của Bộ Y tế đẩy ra ngoài. “Anh thông cảm! Đây là cuộc họp của Bộ, chúng tôi không được phép cho các anh vào” - Không còn thấy ánh mắt thiện chí thường ngày ở ông nữa… Tại cuộc họp báo sau đó, diễn ra ngày 18/4, Thứ trưởng Phạm Thanh Long phân trần: “Chúng tôi “sợ” các nhà báo không hiểu các vấn đề chuyên môn, chứ không phải ngăn cản gì các anh, các chị…”.

Ông Thứ trưởng hay bà Bộ trưởng hay bất kỳ ai khác trong ngành y tế chắc không phủ nhận các nhà báo chúng tôi dù không được học từ các khóaa đào tạo chuyên ngành y nhưng cũng đã và đang đóng góp không nhỏ trong công tác tuyên truyền bấy lâu nay để bạn đọc hiểu và tham gia chăm sóc sức khỏe được như ngày nay. Vì thế, chỉ có thể hiểu đó là một sự thiếu cởi mở nếu như không nói đó là sự trốn tránh, bưng bít thông tin của Bộ Y tế hôm đó mà thôi. Hàng chục nhà báo quá trưa hôm đó bóp bụng nhịn đói quyết phục bằng được đối tượng báo chí VIP này. Sau hội nghị, hôm đó, vị Bộ trưởng cực chẳng đã buộc phải tiếp chúng tôi mà vẫn không quên nhắc nhở “Các bạn không được chụp ảnh, ghi hình mình đâu nhé!”. Nhưng tôi biết, thông tin thực của dịch sởi không phải đã được công khai hoàn toàn…

Đến nay, những người làm báo cũng như các bác sĩ trực tiếp làm việc trong tâm sởi hẳn có đủ thời gian suy nghĩ và rút ra được những bài học trong xử lý thông tin phòng chống dịch. Nếu người dân biết sớm nguy cơ lây chéo từ sởi và các bệnh truyền nhiễm khác giữa các bé tại BV Nhi Trung ương, BV Bạch Mai, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương… thì đâu đến nỗi các bé chết nhiều đến vậy? Nếu các giải pháp sàng lọc bệnh nhi tuyến dưới làm tốt ngay từ đầu thì đâu đến nỗi xảy ra hiện tượng người bệnh đổ xô tiến lên tuyến trên đông như vậy? Ở đây, rõ ràng Bộ Y tế có phát hiện dịch sởi từ rất sớm (tháng 12/2013) nhưng còn lúng túng và không cởi mở thông tin. Các nhà báo cũng đã vào cuộc cũng rất sớm nhưng cũng không phải đã chủ động hoàn toàn. Chỉ đến khi các bé chết nhiều tại BV Nhi Trung ương chúng ta mới tá hỏa, nhớn nhác tìm nhau, hỏi nhau thông tin rồi cảnh báo cho dân này nọ. Đến khi bị báo chí “cột trách nhiệm”, Bộ Y tế lại chỉ đạo “báo nhà” phản ứng theo cách “chẳng giống ai” - quy chụp và bôi nhọ chúng tôi thành những tên tội phạm “đâm” các bác sĩ, những con này, con nọ cắn càn. Đó chỉ có thể hiểu là cách nói “chợ búa” mà thôi...

Sông Mây (ghi)

Nguồn: congluan.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Họp báo quốc tế: Tàu Trung Quốc đã chủ động đâm tàu Cảnh sát biển VN

Tóm tắt: 

Khi các tàu thực thi pháp luật Việt Nam ra ngăn chặn, các tàu Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay đã chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam...

Khi các tàu thực thi pháp luật Việt Nam ra ngăn chặn, các tàu Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay đã chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam, dùng vòi rồng có công suất lớn phun nước vào các tàu của Việt Nam...

Ông Lê Hải Bình bắt đầu buổi họp báo

16h chiều nay (7/5), Bộ Ngoại giao đã tổ chức Họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Trong ngày 2-3/5 Trung Quốc có khoảng 40 tàu các loại, đến thời điểm huy động cao nhất là 80 tàu 7 tàu quân sự, gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 (tàu Giang hồ 2 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh số hiệu 753 cùng 33 tàu hải cảnh hải giám, ngư chính). Ngoài ra hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. 

Hiện nay, có 1 nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự Trung Quốc đã vào cách đảo Lý Sơn 50 hải lý. Khi các tàu thực thi pháp luật Việt Nam ra ngăn chặn các tàu Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay đã chủ động đâm thẳng vào các tàu VN dùng vòi rồng có công suất lớn phun nước vào các tàu của VN làm hư hỏng tàu thuyền. 

Cụ thể lúc 8h10 ngày 3/5, tàu hải cảnh 044 chủ động đâm thẳng vào mạn phải tàu cảnh sát biển 4033 của Việt Nam làm tàu này bị rách mạn phải chiều dài 3m, rộng 1m, làm hư hỏng máy phải. 

Lúc 8h30 phút ngày 4/5 tàu hải cảnh 44103 chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu cảnh sát biển 2012 . Tàu 2012 đã tăng tốc vòng tránh nên vết đâm chỉ bị ở góc đuôi tàu mạn phải diện tích khoảng 1m2. Lúc 12h ngày 7/5 tàu hải cảnh 3411 tiếp tục có hành động đâm vào tàu cảnh sát biển 8003 của Việt Nam.

Tàu Hải cảnh 31101 của Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Kiểm ngư của Việt Nam.

Trung Quốc sử dụng đồng thời máy bay số hiệu 8321 bay trên không phận tàu cảnh sát biện 8003 nhằm uy hiếp các tàu Việt Nam. Đến nay, các tàu Trung Quốc được trang bị vũ khí đều đã mở bạt che, súng, pháo và các loại vũ khí các để sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào.

Lực lượng kiểm ngư Việt Nam tiếp tục ngăn chặn không cho giàn khoan HD 981 cố định tại vị trí chuẩn bị khoan thăm dò. 

Đã có 8 kiểm ngư viên của Việt Nam bị thương nặng do mảnh kính trên tàu văng vào người, chưa có thương vong.

Về phía lực lượng VN, VN có các tàu kiểm ngư số hiệu KN 761, 762, 763, 764, 765, 628, 629, 766, 767, 768, 769, 770 có mặt tại hiện trường để tuyên truyền ngăn cản hành vi vi phạm chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Đến nay, toàn bộ lực lượng hải quân Việt Nam đều chưa có mặt tại hiện trường.

Tàu KN 762 đã bị đâm 9 lần.

Lúc 10h30 phút ngày 2/5 tàu KN 764 Việt Nam bị tàu dịch vụ DK-03 của Trung Quốc đâm làm hỏng mạn boong mũi, lan can mạn trái. 

Lúc 9h ngày 3/5 Trung Quốc sử dụng lực lượng đông chặn mũi, chặn đuôi và đâm thẳng vào tàu ta với vận tốc lớn khiến tàu KN 765 bị đâm làm hỏng máy chính giữa, mạn phải bị móp, méo nặng. Lúc 13h30 ngày 3/5 tàu KN 762 bị phun nước áp lực cao làm vỡ kính đài chỉ huy, chập điện hỏng khí tài hàng hải….

16h30: Ông Ngô Ngọc Thu – Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển, thông tin tại họp báo: Tàu hải cảnh của Trung Quốc đã hung hăng đâm rách tàu cảnh sát biển Việt Nam, khi tàu Việt Nam làm nhiệm vụ ngăn cản phía Trung Quốc xâm phạm chủ quyền.

Trong việc bảo vệ chủ quyền tại vị trí Trung Quốc lắp đặt giàn khoan xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã có 6 kiểm ngư viên Việt Nam bị mảnh kính văng vào và bị thương.

Phát biểu khai mạc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình cho biết: "Từ ngày 1/5 TQ đã đưa giàn khoan và nhiều tàu xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm Công ước luật biển 1982. Hôm nay chúng tôi tổ chức họp báo để công bố sự kiện này".

ngày 3/5 Trung Quốc sử dụng lực lượng đông chặn mũi, chặn đuôi và đâm thẳng vào tàu ta với vận tốc lớn khiến tàu KN 765 bị hư hại nặng.

16h:

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao, nói: "Như các bạn đã biết từ 1/5, TQ đã đưa giàn khoan... và tàu hộ vệ, nằm hoàn toàn trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý. Việc này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt nam được quy định tại Công ước Luật Biển 1982. 

Chúng tôi đã có 8 cuộc làm việc với Trung Quốc, có 2 cuộc gặp cấp Chính phủ. Cuộc gặp này cũng đã phản đối những việc làm của Trung Quốc. Ngoài ra Bộ Ngoại giao đã triệu đại sứ quán trao công hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút ngay khỏi vùng biển Việt Nam. Hiện nay số lượng tàu đã lên 80 tàu. Tình hình rất căng thẳng".

Giàn khoan HD-981 đã được định vị tại vị trí, đang tiến hành các việc chuẩn bị để khai thác.

Hồng Chuyên - Lương Hương

Infonet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo nước ngoài: TQ quá hung hăng khi đưa giàn khoan ra Biển Đông

Tóm tắt: 

Những hãng tin lớn như AP, Reuters, Blommberg đều đồng loạt đưa tin về việc Trung Quốc hung hăng đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, gây căng thẳng cho tình hình trong khu vực.

Những hãng tin lớn như AP, Reuters, Blommberg đều đồng loạt đưa tin về việc Trung Quốc hung hăng đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, gây căng thẳng cho tình hình trong khu vực.

Hãng tin AP dẫn lời Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam tại Trường đại học Hong Kong cho biết: "Trung Quốc dường như cố ý đặt dấu chân của mình ở khu vực đang tranh chấp và buộc Hà Nội phải phản ứng…Chính sách của Trung Quốc, mà theo tất cả mọi người, trừ Trung Quốc, là không có cơ sở pháp lý, đã gây lên tình huống căng thẳng trên".

Tin về việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra Biển Đông trên AP.

AP cũng bình luận: “Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan hồi cuối tuần qua được xem là bước khiêu khích lớn nhất của nước này đối với những tranh chấp trên Biển Đông… Hành động bành trướng cùng với sự phát triển về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đang khiến cho các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực lo ngại, ngay cả khi họ biết rằng cần duy trì mối quan hệ cởi mở với một đối tác kinh tế quan trọng”.

Tờ Nam hoa Buổi sáng của Hong Kong đưa tin.

Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng của Hong Kong cũng cho rằng sự hung hăng của Trung Quốc là đáng báo động đối với nhiều nước trong khu vực.

Hãng tin Bloomberg cũng đưa tin, sự cố giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc xảy ra là do hành động hung hăng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng từ Việt Nam đến Nhật Bản. Hồi tháng Giêng vừa qua, Trung Quốc cũng đã gây căng thẳng khi đơn phương đưa ra quy định đánh bắt cá yêu cầu các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép trước khi đánh bắt ở khu vực rộng lớn ở Biển Đông.

Hãng tin Bloomberg đăng bài bình luận về sự cố trên.

Phó Giáo sư Terence Lee, thuộc Khoa Chính trị học, Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Việt Nam sẽ công khai chỉ trích Trung Quốc trên trường quốc tế và huy động các nước khác trong ASEAN, đặc biệt là những nước cũng có tranh chấp với Trung Quốc, gây áp lực đối với Trung Quốc”.

Trước đó, hãng tin Reuters dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki, cho hay: "Với những căng thẳng gần đây ở Biển Đông, việc Trung Quốc quyết định vận hành giàn khoan trong vùng biển này là một bước đi mang tính khiêu khích và không giúp ích gì cho việc duy trì hòa bình cũng như ổn định trong khu vực".

Phạm Khánh

Infonet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Họp báo quốc tế về việc TQ đưa giàn khoan xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Tóm tắt: 

Thông báo “Họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”

Thông báo “Họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Ngoại giao Việt Nam:

Bản đồ vị trí giàn khoan HD-981 của CNOOC trên vùng biển Việt Nam

BỘ NGOẠI GIAO
Vụ Thông tin Báo chí
---------------

Kính gửi: - Các cơ quan báo chí Việt Nam
- Văn phòng các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội
- Các cơ quan đại diện Ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam

Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao trân trọng kính mời đại diện các cơ quan báo chí tham dự “Họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”

Thời gian: 16h00 ngày 7/5/2014.

Địa điểm: Nhà khách Chính phủ, 12 Ngô Quyền, Hà Nội.

Vụ Thông tin Báo chí – Bộ Ngoại giao trân trọng kính mời các Các cơ quan báo chí có quan tâm đăng ký tham dự với Phòng Phóng viên trước 10h00 ngày 7/5/2014:

Điện thoại: 04.37993103; 04.37992259.

Fax: 04.38234137.

Email: tuyentruyenbc@gmail.com.

Xin chân thành cảm ơn./.

PV

Infonet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo