Báo chí cho người nghèo nhờ điện thoại di động

(ICTPress) - Là một nhà báo đến từ bang Chhattisgarh, Ấn Độ, tâm chấn của cuộc bạo loạn năm 2006, Shubhranshu Choudhary đã luôn phải đối mặt với những khó khăn trong nghề.

Một nhà báo công dân thực hiện một phỏng vấn bằng cách sử dụng điện thoại di động của mình ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ

Cuộc nổi dậy mà theo Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh miêu tả vào năm 2006 là “thách thức an ninh trong nước lớn hơn bất kỳ bao giờ” của Ấn Độ đã kéo theo sức mạnh từ các cộng đồng trong nước bị tước quyền công dân mà họ chiếm khá đông ở Chhattisgarh.

Theo Liên hợp quốc, có đến 100 triệu người trên toàn Ấn Độ sống trong “các bộ tộc”, sống trong các điều kiện nông thôn bần cùng so với hoặc thấp hơn những người như ở khu vực châu Phi cận Sahara.

Mặc dù họ là trung tâm của cuộc xung đột nói trên nhưng tiếng nói của họ hoàn toàn vắng bóng trên các diễn đàn truyền thông.

Không có lấy một nhà báo thuộc một bộ tộc nào. Có một khoảng cách thật sự: người đọc, người viết, các cơ quan truyền thông đều đứng 1 bên, số dân 100 triệu người này đứng ở phía kia. Báo chí hoàn toàn là một phía”, Choudhary cho biết.

Không chỉ tiếng nói người dân là bộ lạc vắng bóng trên phương tiện truyền thông - họ không thể tiếp cận như những người dân khác, Choudhary cho hay. Có quá nhiều rào cản. Họ nói bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau với những thực hiện công tác truyền thông. Nhiều người không biết đọc hoặc viết. Họ sống ở những ngôi làng xa xôi, không thể tiếp cận và không có điện.

“Để đến tới một ngôi làng, bạn cần phải vượt qua 5 con sông và 5 ngọn đồi - và không hề có đường đi. Cách thức giao tiếp duy nhất đối với họ là với chồng, hay vợ hoặc các xã bên cạnh nếu họ đi chợ, bởi vì không có đài, tivi, tạp chí hoặc bất cứ thứ gì bằng ngôn ngữ của họ”, Choudhary cho biết thêm.

Choudhary, từng là một nhà báo của BBC, đã chứng kiến mối liên hệ giữa việc bị loại trừ của người nghèo nông thôn và bạo lực nổ ra ở đây. “Điều này là tự nhiên khi các mối quan tâm của bạn không được lắng nghe bạn phải tìm con đường khác - con đường này đã dẫn đến ý thức hệ quá khích”.

Và do đó với sự hỗ trợ của Trung tâm quốc tế cho các nhà báo, mà Choudhary là một hiệp sỹ báo chí quốc tế, bắt đầu một thử nghiệm báo chí công dân.

“Chúng tôi hiểu rằng sẽ cần phải rẻ và giọng nói là yếu tố then chốt - bởi vì quá nhiều người không biết đọc và viết. Giai đoạn đầu của thử nghiệm này bao gồm các trạm phát thanh cộng đồng và Internet “đã thất bại hoàn toàn”. Nhưng sau đó Choudhary có một chiến lược khác, đó là tập trung vào điện thoại di động (ĐTDĐ), có tỷ lệ thâm nhập 74% ở Ấn Độ.

ĐTDĐ là một công cụ phổ biến nhất ở Ấn Độ hiện nay. Mặc dù tỷ lệ thâm nhập di động ở các vùng nông thôn chỉ khoảng một nửa quốc gia (36%), điện thoại vẫn là một tầm nhìn cho cộng đồng thậm chí ở những làng xa xôi nhất. Khi chúng tôi bắt đầu làm việc vào năm 2004 - 2005 ở các làng xã, chúng ta không hề thấy một chiếc điện thoại nào. Nhưng đã có một sự thay đổi to lớn. Sử dụng ĐTDĐ đã bùng nổ, Choudhary nói.

Kết quả, CGNet Swara (thường gọi là “Tiếng nói của Chhattisgarh”) là một cổng thoại cho phép bất cứ ai có ĐTDĐ có thể ghi và nghe tin tức và các chủ đề yêu thích. Cách thức hoạt động của chương trình này khá đơn giản: quay số dịch vụ, người sử dụng bấm phím “1” để ghi một bản tin, hoặc bấm phím “2” để nghe. Một khi tin tức được ghi, sẽ được một nhóm đánh giá thẩm định và biên tập trước khi người dân tiếp cận dịch vụ.

Dịch vụ này “tốt hơn chúng tôi trông đợi”. Trong hai năm kể từ khi khởi động, Swara đã có 9.000 người sử dụng, thực hiện hơn 30.000 cuộc gọi và xuất bản 750 câu chuyện tin tức, trong đó có một số đã có những câu chuyện có ảnh hưởng lớn.

Ví dụ, vào tháng 1 năm ngoái, Sware đã đăng tải một cuộc phỏng vấn nhà báo công dân với Pitbasu Bhoi, một người đàn ông tàn tật đã cho biết đã không được trả lương cho 100 ngày làm việc cho một chương trình bảo đảm việc làm nông thông của chính phủ. Đứa con trai bé bỏng của Bhoi đã chết vì anh không có tiền mang con mình đến bệnh viện để chữa trị. Nhật báo quốc gia đã đăng tải câu chuyện này và một tia sáng đã đến với cái mà các nhà hoạt động cho biết là có đơn kiện tập thể về số lương không được chi trả. Bhoi hiện nay đã chủ động đóng góp các tin tức cho dịch vụ báo chí này.

Các câu chuyện khác đã chia sẻ như các làng xã đang được phá trụi trong các cuộc đột kích của lực lượng an ninh, hành động tàn nhẫn của cảnh sát, các chương trình lương thực cho trẻ em nghèo nhiều tháng mà không nhận được sự cung cấp, và phải chịu việc đất bị phá dần cho khai thác mỏ.

Hình thức báo chí này cho phép con người ở những cộng đồng này có thể được lắng nghe, Elisa Tinsley thuộc Trung tâm quốc tế về các nhà báo cho biết.

Đây là nền tảng truyền thông đầu tiên của hình thức này dành cho những người dân nghèo ở đây. Khi họ quan tâm nhiều hơn về ngôn ngữ riêng của mình, một số nhà báo hay luật sư sẽ truyền thông hoặc các quan chức biết được các tin tức và sẽ giải quyết vấn đề sau đó vòng luẩn quẩn sẽ được giải quyết. Dịch vụ này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ các ngôn ngữ thiểu số, Choudhary cho biết.

Elisa Tinsley, giám đốc học bổng báo chí quốc tế Knight của ICJ, và cựu biên tập viên thế giới của tờ USA Today cho biết sáng kiến này là một ví dụ điển hình của hình thức báo chí mà chương trình tìm kiếm khuyến khích.

“Swara sử dụng hệ thống ĐTDĐ sáng tạo để giúp các cộng đồng vùng sâu xa lần đầu tiên được tiếp cận tin tức địa phương. Và điều này cho phép những con người ở những cộng đồng này được lắng nghe, buộc chính phủ quan tâm và tạo ra sự minh bạch”.

Swara hoạt động được nhờ chi phí thấp và sự phổ biến của ĐTDĐ và sự thành công của dự án đã được các khu vực khác trên thế giới áp dụng. Ở Indonesia, RuaiSwara đang cung cấp một dịch vụ tương tự ở Bahasa, trong khi một dịch vụ liên quan, RuaiSMS, sử dụng tin nhắn văn bản để hỗ trợ công dân đưa tin ở Tây Kalimantan và Tây Borneo. Các dự án khác lấy mô hình từ Swara cũng đang được triển khai ở Ai Cập và Aghanistan.

Choudhary đang tiếp tục gắn kết với mô hình này, với hy vọng vượt qua những khó khăn về pháp lý và kết hợp một bộ phận vô tuyến sóng ngắn vào các hoạt động của Swara. Với lý do này, Swara cần chú ý đặc biệt về sự chính xác của các bản tin.

Mai Anh

Theo CNN, Time

Tin nổi bật