Thù lao ban điều hành và sự phát triển của tập đoàn kinh tế (Bài 2)

                                                                                                Bùi Xuân Chung

Trong bài viết thứ nhất, tác giả đã chỉ ra các nguyên tắc trong việc xác định thù lao của Ban điều hành. Bên cạnh đó, việc phân tích kết quả và giá trị điều hành gắn với các nội dung của các phần hành quản trị sẽ tạo lập các cơ sở quan trọng trong việc đánh giá Ban điều hành của công ty. Bài viết sẽ tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và phân tích quan điểm nội dung thù lao của ban điều hành thông qua mô hình công ty Viễn thông điển hình.

Ảnh minh họa: Internet

I. Kinh nghiệm từ nước có nền kinh tế chuyển đổi

1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả lựa chọn những kinh nghiệm từ Trung Quốc trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế. Hai tác giả  Hongxia Li và Liming Cui đã có bài nghiên cứu có tên là “Empirical Study of Capital Structure on Agency cost in Chinese Listed Firms” (Tạm dịch là: Nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn và chi phí đại diện tại các DN Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán) đăng trên Tạp chí Nature and Science số 1 tháng 1/2003.

Thông qua việc điều tra 211 DN niêm yết từ trong giai đoạn 1999-2001, các tác giả đưa ra mô hình quan hệ giữa chi phí đại diện và cấu trúc vốn như sau:

 Agency cost01capitalstructure+β2Conc+β3Size +β4board+ΣβjDumjt (1)

ROE=β0+β1 Capital structure +β2Conc +β3 Size +β4 Board +ΣβjDum­jt(2)

 Trong đó:

- Agency cost: Chi phí đại diện – Thù lao của ban điều hành

- Capital structure: Cấu trúc vốn tính bằng nợ trên tổng tài sản

- Conc (ownership Concentration): Mức độ vốn nhà nước

- Board (Board size): Quy mô HĐQT

- Size (Firm Size): Quy mô công ty

- Dum (Industries): Ngành nghề kinh doanh

- ROE (return on equity): Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

 Từ đó các tác giả đã sử dụng công cụ thống kê tính ra được mô hình về mối quan hệ của chi phí đại diện và cấu trúc vốn tại hai loại DN như sau đối với hai loại hình DN có phần vốn nhà nước cao và năm DN có phần vốn Nhà nước cao nhất, kết quả cụ thể như sau:

 Chi phí đại diện đối với DN có phần vốn nhà nước cao:

Agency cost =8,9014+0,1416.capitalstructure+0,02619.Conc +0,1217.Size 0,5538.board

Chi phí đại diện đối với DN có phần vốn nhà nước cao nhất:

Agency cost =7,2598+0,1364.capitalstructure+0,0377.Conc+ 0,1817.Size -0,5447.board

Tác động của cấu trúc vốn, khả năng sinh lợi của vốn chủ (ROE) đối với DN có phần vốn nhà nước cao:

ROE=-25,6625+0,6978.Capital structure +0,1198.Conc +0,1859 Size -0,0179 Board

Tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi của vốn chủ (ROE) đối với DN có phần vốn nhà nước cao nhất:

ROE=-26,2627+0,6868.Capital structure +0,0895.Conc +0,3490 Size -0,0385.Board

2. Những gợi ý có thể áp dụng đối với Việt Nam

- Kết quả phân tích của các DN Trung Quốc niêm yết chỉ ra thù lao của ban điều hành phụ thuộc vào kết quả và hiệu quả điều hành DN.

- Sự xung đột giữa khả năng điều hành và giá trị điều hành tạo ra giá trị công ty và là cơ sở xác định thù lao của Ban điều hành (Thể hiện qua mối quan hệ ngược dấu giữa  Agency costBoard).

- Khi Việt Nam vẫn duy trì chế độ lương theo ngạch bậc và có tính chất “cào bằng” sẽ hạn chế và không khuyến khích Ban điều hành làm gia tăng giá trị công ty. Điều này dẫn đến các hệ lụy như: sức cạnh tranh DN giảm sút; công ăn việc làm suy giảm; nguy cơ tụt hậu.

 II. Minh họa về mối quan hệ thù lao của ban điều hành trong một công ty viễn thông

1. Dòng đầu tư và lợi ích luân chuyển trong tập đoàn viễn thông điển hình

- Mạng Viễn thông điển hình được xem xét gồm có mạng PSTN và BISDN được minh họa cụ thể trong hình 2, trong đó:

+ Mạng BISDN (Broadband Integrated Services Digital Network) là mạng thông tin liên kết số đa dịch vụ băng rộng

+ Mạng PSTN (Public Switched Telephone Network) là mạng điện thoại công cộng toàn cầu dựa trên kỹ thuật chuyển mạch (circuit-switched). Trước đây, PSTN dùng để chỉ mạng điện thoại cố định analog, nhưng ngày nay PSTN bao gồm cả mạng điện thoại cố định kỹ thuật số và mạng điện thoại di động (không dùng kỹ thuật chuyển mạch gói).

Hình 2. Dòng đầu tư và lợi ích luân chuyển trong tập đoàn Viễn thông điển hình

 Giả sử giá trị đầu tư cho mạng Viễn thông là 700 triệu USD, doanh thu bình quân mạng đem lại hàng năm mức tích cực là 1.600 triệu USD và bình thường là 800 triệu USD. Mức lợi nhuận trên doanh thu (ROS) trong hai trường hợp tích cực là 20% và bình thường là 11% ; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) trường hợp tích cực là 60% và bình thường là 10%; Tỷ suất Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) trường hợp tích cực là 28% và bình thường là 15%; Nguồn tài trợ bằng nợ vay trong trường tích cực 600 triệu USD và trường hợp bình thường là 1.000 triệu USD.

2. Nhìn nhận lại giá trị điều hành và chi phí đại diện đối với tập đoàn Viễn thông

Mối quan hệ giữa thù lao với hiệu quả và kết của ban điều hành được tính toán trên cơ sở giá trị gia tăng của công ty tạo ra, thể hiện qua Hình 3.

 

Hình 3. Quan hệ giữa thù lao với hiệu quả và kết của ban điều hành

Phân tích các trường hợp cận biên dẫn đến thay đổi thù lao của Ban điều hành như sau:

Trường hợp 1- Ban điều hành hoạt động tích cực, chính sách thù lao chưa hợp lý: Trong trường hợp này Ban điều hành có xu hướng điều chỉnh giảm các nỗ lực làm gia tăng giá công ty. Điều này dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động của công ty.

Trường hợp 2- Ban điều hành hoạt động bình thường, chính sách thù lao hợp lý: Chính sách thù lao là công cụ quan trọng trong việc gắn kết lợi ích của Ban điều hành với sự phát triển của công ty, đây cũng chính là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng văn hóa từ chức.

Trường hợp 3- Ban điều hành hoạt động bình thường, chính sách thù lao chưa hợp lý: Tình huống này là nguyên nhân của việc các tập đoàn kinh tế Việt Nam sẽ thua trên sân nhà.

Trường hợp 4- Ban điều hành hoạt động bình thường, chính sách thù lao hợp lý: Đây cũng có thể là cú hích buộc ban lãnh đạo phải hoạt động hiệu quả hơn, điều này tạo ra tín hiệu tốt trong việc tuyển dụng và đãi ngộ ban điều hành mới.

Thông qua việc phân tích bốn kịch bản cơ bản chúng ta có thể nhân thấy mức thù lao ban điều hành cao không có nghĩa làm giảm hiệu quả hoạt động của DN Nhà nước. Việc duy trì mức thù lao của ban điều hành hợp lý là cơ sở để phát triển các tập đoàn kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh.

I.  Lời kết

Việc xác định thù lao của Ban điều hành trong việc quản trị của một công ty đã được thực hiện ở nhiều nước trên cơ sở có những nguyên tắc và thông lệ chung. Bài viết này là một nghiên cứu và hy vọng gợi mở và đóng góp cho việc quản trị công ty cũng như sự phát triển bền vững của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

[1]. Burton S. Kaliski, Encyclopedia of Business and Finance;

[2]. Stephen A. Ross, Massachusetts Institute of Technology & Randolph W. Westerfield, University of Southern California & Bradford D. Jordan, University of Kentucky - Fundamentals of Corporate Finance;

[3] .Hongxia Li*, Liming Cui, Empirical Study of Capital Structure on Agency Chinese Listed Firms, Nature and Science, 1(1), 2003;

[4]. Michael C. Jensen và William H. Meckling, Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure, Journal of Financial Economics

[5]. Thuật ngữ Viễn thông tại trang web: www.mic.gov.vn.

Tin nổi bật