Nghiên cứu định lượng đánh giá tính sẵn sàng trong cung cấp dịch vụ công
Bùi Xuân Chung
Trong bài báo PPP đã gõ cửa ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tác giả đã luận bàn các điểm quan trọng về mô hình PPP, để có thể vận dụng mô hình PPP trong cung cấp dịch vụ công và dịch vụ công trong ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông (Viễn thông công ích, Chính phủ điện tử, Bưu chính công ích, Báo chí công ích…) các nội dung đánh giá về sự sẵn sàng của mô hình PPP là cần thiết.
Mô hình đánh giá tính sẵn sàng thường được sử dụng trong hai giai đoạn: Giai đoạn khởi động sử dụng phục vụ việc ra quyết định; Giai đoạn kết thức sử dụng mô hình như một công cụ định lượng đánh giá tác động. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế, các ý kiến chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông chúng tôi đề xuất một nghiên cứu định lượng trong đánh giá tính sẵn sàng trong cung cấp dịch vụ công (Dịch vụ chính phủ điện tử). Tuy rằng, các kết quả này có phảm vi phỏng vấn hẹp nhưng kết quả phân tích sẽ là một gợi ý tốt cho các nhà tạo lập chính sách.
Ảnh: TTH |
I. Mô hình đo lường mức độ sẵn sàng trong cung cáp dịch vụ công ngành TT&TT bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
1.1 Mục đích
Mục đích của mẫu đánh giá tính sẵn sàng PPP là cung cấp một công cụ chẩn đoán để xác định các lĩnh vực chính mà chính phủ cần phải giải quyết để khu vực tư nhân tham gia tích cực hơn trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng.
Chức năng chính của đánh giá là nó sẽ được sử dụng để dự đoán các vấn đề trong việc thu hút đầu tư tư nhân cho phát triển cơ sở hạ tầng như khác biệt bằng cách sử dụng nó để phát triển các tiêu chuẩn chống lại mà thành phần khác nhau trong đầu tư cung cấp dịch vụ công.
1.2 Thiết kế khung phân tích
Mục đích xây dựng khung phân tích để xây dựng các câu hỏi, mà trong đó tất cả các câu hỏi có thể được trả lời bởi các bên thảo luận về môi trường đầu tư cho PPP. Trạng thái tốt nhất, các nhóm câu hỏi trên liên quan với lợi ích đầy đủ của các bên tham gia. Ví dụ, một nhóm khu vực công và khu vực một nhóm tư nhân. Trên cơ sở các thông tin từ các câu hỏi về rào cản đối với mỗi bên, chúng ta có thể thảo luận chung và sự khác biệt trong nhận thức của họ về môi trường PPPs. Dựa trên thông tin thu được từ câu hỏi, chúng ta có thể đề xuất kế hoạch hành động. Quá trình đánh giá toàn bộ được tóm tắt trong Hình 1.
Hình 1.Khung phân tích |
Bảng câu hỏi thu thập thông tin được chia tách thành hai phần.
Phần I với các câu hỏi tập trung vào các vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư chung trong cả nước. Các lĩnh vực trọng tâm bao gồm:
- Môi trường kinh tế vĩ mô
- Môi trường kinh doanh
- Môi trường tài chính
- Môi trường pháp lý và quản trị.
Phần II với câu hỏi tập trung vào câu hỏi cụ thể liên quan đến PPP và có chất lượng. Các lĩnh vực mà tập trung những câu hỏi bao gồm:
- Quy phạm pháp luật và chế định cung cấp PPP
- Khung chính sách liên quan đến PPP
- Năng lực thực hiện PPP
- Quá trình kế hoạch dự án và ký kết hợp đồng PPP
- Quá trình lựa chọn PPPs
- Nhân thức xã hội về PPP
Việc cho điểm đối với cả hai phần được dựa trên tiêu thức sau:
- Rất tốt = 4 điểm;
- Tốt = 3 điểm;
- Trung bình = 2 điểm;
- Tạm chấp nhận = 1 điểm;
- Không có ý kiến = 0 điểm.
Trong khuôn khỏ bài báo này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực TT&TT. Kết quả phỏng vấn và phân tích được đề cập trong phần II dưới đây. Kết quả phỏng vấn trong quy mô nhỏ không tránh khỏi các hạn chế, tuy nhiên đây sẽ là một gợi ý tốt trong việc xây dựng chính sách PPP trong ngành TT&TT.
a. Hệ thống câu hỏi và bản đồ nhận thức
Mục đích của đánh giá là thu thập thông tin thông tin về sự nhận thức và thách thức đối với việc cung cấp dịch vụ công theo hình thức PPPs. Tổng quan nhất nếu, các nhóm nên bao gồm của các bên liên quan với lợi ích chung, ví dụ: một nhóm khu vực công và khu vực một nhóm tư nhân. Việc trả lời bảng câu hỏi, các nhóm có thể thảo luận về tính phổ biến và sự khác biệt trong nhận thức của họ về môi trường PPP. Dựa trên các câu hỏi chúng tôi xây dựng bản đồ nhận thức về mức độ sẵn sàng trong cung cấp dịch vụ công trong Hình 2.
Hình 2. Bản đồ nhận thức |
II. Thực hiện phỏng vấn xây dựng số liệu mô phỏng và phân tích
Trên cơ sở nội dung phân tích tại mục 1 chúng tôi tiến hành thu thập số liệu để mô phỏng lại bản đồ nhận thức về tính sẵn sàng trong cung cấp dịch vụ công, các nội dung cụ thể về phân tích và xử lý số liệu được đề cập trong các nội dung dưới đây.
2.1. Thu thập và phân tích số liệu
Trong quá trình phỏng vấn chung tôi đã tiến hành phỏng vấn ba loại đối tượng cơ bản, các nhà tạo lập chính sách, các thành phần trong nước, các thành phần Quốc tế, kết quả tổng hợp được thể hiện trong bảng dữ liệu số 1 sau đây.
Bảng 1. Tổng hợp số liệu nhân thức về tính sẵn sàng hợp tác công tư trong cung cấp dịch vụ công ngành Thông tin và Truyền thông |
2.2 Những phát hiện
Những kết quả phân tích cho thấy sự sai khác trong nhận thức của các chủ thể trong xây dựng mô hình PPP. Sự sai khác này có thể nhìn nhận theo chủ thể và theo các khía cạnh đánh giá.
Theo sự sai khác của các chủ thể (Chiều ngang) chúng ta có thể nhận thấy mức độ sẵn sàng như sau:
- Chính phủ mong muốn xây dựng mô hình quan hệ công tư (70%), biến hình thức hợp tác công tư thành một giải pháp để phát triển hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cộng.
- Các thành phần phi nhà nước nội địa đã quan tâm đến hình thức hợp tác công tư (46%).
- Các thành phần phi nhà nước Quốc tế chưa nhiều quan tâm đến hình thức hợp tác công tư (43%).
Những kế quả đo lường theo chủ thể cho thấy Chính phủ cần khuyến khích hơn các thành phần tham gia hợp tác công tư để cung cấp dịch vụ công trong ngành Thông tin và truyền thông.
Đánh giá mức độ sẵn sàng theo các nhân tố (Chiều dọc) chúng tôi phản ánh qua chỉ số trung bình tỷ trọng, trong tương lai khi số mẫu phỏng vấn đủ lớn chung tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phả để vẽ lại hành vi chung về tính sẵn sàng trong thực hiện PPP để cung cấp dịch vụ công trong ngành TT&TT.
Kết quả phân tích theo tỷ trọng để vẽ lại bản đồ nhận thức trong Hình 3.
Hình 3. Kết quả Bản đồ nhận thức |
Các phân tích theo chiều dọc đã chỉ ra hai nội dung là môi trường tài chính và hệ thống quy định pháp lý là thấp nhất. Qua phân tích theo nhân tố đã chỉ ra nhiệm vụ của Chính phủ trong việc xây dựng mô hình PPP strong cung cấp dịch vụ công là hoàn thiện và phát triển các quy định pháp lý liên quan đến PPPs và phát triển thị trường tài chính và tiền tệ để khơi thông dòng vốn PPPs vào cung cấp dịch vụ công trong ngành Thông tin và truyền thông.
Để có hình ảnh tổng hợp hơn chúng tôi đã vẽ lại sự liên hệ các nhân tố theo bản đồ rada trong Hình 4.
Hình 4. Kết quả Bản đồ nhận thức |
III. Những gợi ý từ việc phân tích tính sẵn sàng PPP trong cung cấp dịch vụ công
3.1 Gợi ý về việc xây dựng chính sách PPP tại Việt Nam
Những ý kiến về phân tích mức độ sẵn sàng hợp tác công tư trong cung cấp dịch vụ công có thể đem lại vài gợi ý quan trọng cơ bản sau.
Thứ nhất, khi hệ thống luật pháp khung liên quan đến PPP chưa có, nếu Chính phủ muốn phát triển quan hệ công tư thì cần quan tâm đến các dự án cụ thể có kỳ hạn từ năm năm trở lên. Các nội dung luật pháp sẽ được cụ thể hóa trong các bản cam kết của dựa án, trong đó các cam kết của dự án được hiểu như các điều ước Quốc tế sẽ khuyến khích các Nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào cung cấp dịch vụ công với công nghệ và chất lượng quản lý quốc tế tại Việt Nam.
Thứ hai, các cam kết của Chính phủ trong dự án đặc biệt là các cam kết tài chính là cơ sở cho các Nhà đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư cung cấp dịch vụ công.
Thứ ba, hệ thống luật pháp liên quan đến vận hành quan hệ công tư cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Bảo vệ sở hữu và Quyền đầu tư
- Qui định về chuyển nhượng nghĩa vụ cung cấp
- Quy định về chính sách quản lý của Nhà nước với PPP
- Quy định về hợp đồng và nghĩa vụ hợp đồng PPP
- Quy định về đánh giá chất lượng dịch ụ cung cấp theo phương thức PPP
- Quy định về đấu thầu cung cấp dịch vụ trong PPP
- Quy định về nghĩa vụ đảm bảo trong thực hiện PPP
3.2 Gợi ý về việc tạo lập nguồn vốn xã hội trong đầu tư hạ tầng
Những nhu cầu trong lĩnh vực công rất đa dạng, đi cùng với nhu cầu đó là giới hạn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực công. Việc mở rộng mô hình công tư là một trong cách thức tốt để có vốn đầu tư chung cấp dịch vụ công.
Bên cạnh dòng vốn tài chính còn có dòng vốn nhân lực do các dơn vị cung cấp dịch vụ công mang theo vào các dự án PPPs. Gợi ý này là một điểm quan trọng trong bù đắp các thiếu hụt nhân lực cao của khu vực công di chuyển sang khu vực tư.
Những nhu cầu của Chính phủ về nguồn vốn nhân lực cao cấp sẽ là một tín hiệu tốt khẳng định nhu cầu nhân lực cao cấp trong lĩnh vực công.
3.3 Gợi ý phát triển thị trường dịch vụ công
Để hình thức PPPs hoạt động hiệu quả rất cần sự hiện dịch của thị trường công. Thị trường là một công cụ hiệu quả để giám sát, phát triển, bình trọn và nâng cao hiệu quả trong việc đầu tư công.
Các minh chứng về nhu cầu đầu tư công sở, các dịch vụ công cơ bản.. đã khẳng định sự tồn tại nhu cầu trong thị trường công. Vấn đề cần giải quyết là khơi thông kênh cung cứng các dịch vụ công.
Bên cạnh các nỗ lực của Chính phủ trong tạo lập hành lang pháp lý cần đến “bàn tay” của thị trường. Do đó sự tồn tại và phát triển thị trường dịch vụ công cũng cần một “cú hích” của Chính phủ như việc công bố thông tin đấu thầu trong các dự án cung cấp dịch vụ công dài hạn và ổn định.
3.4 Gợi ý về phát triển nhân lực trong cung cấp dịch vụ công
Trước khi ban hành luật cán bộ công chức năm 2009, các vấn đề liên quan đến cán bộ công chức như: đãi ngộ, sử dụng, và giữa chân công chức v.v… được bàn luận rộng rãi. Khó khăn trong việc phát triển cán bộ công chức được nhấn mạnh trong câu nói của đại diện Bộ nội vụ “vấn đề cán bộ công chức vẫn cần xem xét trong nguồn lực cụ thể”.
Việc mở ra hình thức hợp tác công tư cúng là hình thức tốt để giữ cân người giỏi thông qua việc cử cán bộ công chức vào giám sát các công ty cung cấp dịch vụ công. Thực tế làm việc tôi đã gặp các CEO của Chính phủ trong giám sát làm việc trong các dự án hợp tác Quốc tế của các tập đoàn Huyndai, LG, Samsung tại các dự án hợp tác tại Việt Nam.
Bên cạnh sự hợp tác công tư trong vốn nhân lực, sự tham gia của các CEO là một minh chứng cụ thể nhất trong quyết tâm đưa chính sách quản lý của Nhà nước vào thực tế đời sống kinh tế - xã hội.
Tài liệu tham khảo
[1]. Lê Chi Mai (2007), Tài liệu Giảng dạy chuyên viên cao cấp của Việt Nam, Chuyên đề: Xã hội hóa và tư nhân hóa, đổi mới cung cấp dịch vụ công, Hà Nội.
[2]. Nhóm phóng viên giáo dục (2008), “Ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về tăng tốc "con tàu" xã hội hóa”, Báo Thanh Niên, (11), Hà Nội.
[3]. Chu Văn Thành (2007), Dịch vụ công - Đổi mới quản lý và cung ứng ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4]. Chu Văn Thành (2004), Dịch vụ Công và xã hội hóa dịch vụ công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5]. Antonio Estache (2007), PPPs in transport, Washington DC.
[6]. Canada government (1999), Public Private Partnership A Guide for Local Government, Canada.
[7]. Mona Hammami (2006)- Diterminants of PPPs in infrastructure, IMF,Washington DC.
[8]. United kingdom (2006), Public private partnerships - The government’s approach, London.
[9]. World Bank (2005), Assesing and reforming Public Financial Management - A new approach,Washington DC.
[10]. World Bank (2005), Fiancing information and communication infrastructure needs in the developing World - Public and private role,Washington DC.
[11]. World Bank (2004), Telecommunications challengers in developing countries,Washington DC.
[12]. J.J. Hox (2003), An Introduction to Structural Equation Modeling, Family Science Review
Xem thêm: