Kinh tế chuyên ngành
Trung tâm xác nhận các công nghệ liên quan đến hydro đi vào hoạt động
Submitted by nlphuong on Wed, 27/09/2023 - 06:23Takasago Hydrogen Park, trung tâm đầu tiên trên thế giới chuyên xác nhận các công nghệ liên quan đến hydro, từ sản xuất hydro cho đến phát điện, bắt đầu sản xuất hydro bằng phương pháp điện phân.
Takasago Hydrogen Park, trung tâm đầu tiên trên thế giới chuyên xác nhận các công nghệ liên quan đến hydro, từ sản xuất hydro cho đến phát điện, bắt đầu sản xuất hydro bằng phương pháp điện phân.
Trung tâm Takasago Hydrogen Park |
Mitsubishi Power, thương hiệu giải pháp năng lượng của Mitsubishi Heavy Industries, Ltd. (MHI), đã công bố Takasago Hydrogen Park - trung tâm đầu tiên trên thế giới chuyên xác nhận các công nghệ liên quan đến hydro - bắt đầu vận hành toàn diện.
Trung tâm được đặt tại Nhà máy Cơ khí Takasago của MHI ở tỉnh Hyogo, phía tây trung tâm Nhật Bản. Gần đây, hoạt động sản xuất hydro bằng phương pháp điện phân đã được tiến hành tại trung tâm, và Mitsubishi Power đặt mục tiêu tăng cường độ tin cậy của sản phẩm thông qua việc kiểm nghiệm quá trình đồng đốt hydro và đốt 100% hydro bằng tua bin khí, đồng thời tiếp tục triển khai việc mở rộng thông qua ứng dụng các công nghệ sản xuất hydro thế hệ mới.
Trung tâm Takasago Hydrogen Park được chia thành nhiều khu vực với 3 chức năng liên quan đến hydro, bao gồm sản xuất, lưu trữ và sử dụng hydro. Tại khu vực sản xuất, thiết bị điện phân kiềm do HydrogenPro AS của Na Uy chế tạo với công suất sản xuất hydro cao nhất thế giới là 1.100Nm3/giờ đã đi vào hoạt động. Hydro sinh ra sẽ được lưu trữ trong thiết bị chứa với tổng dung tích là 39.000Nm3.
Ngoài ra, quy trình giám định thiết bị đốt hydro sẽ được thực hiện tại trung tâm xác nhận nhà máy điện chu trình hỗn hợp T-Point 2 nằm trong khu vực sử dụng, bằng cách dùng tua bin khí cỡ lớn Mitsubishi Power JAC (J-series Air-Cooled) (loại 450 MW) và tua bin khí H-25 cỡ vừa và nhỏ (loại 40 MW) đã được lắp đặt để truyền động cho máy nén tại cơ sở thử nghiệm quá trình đốt cháy.
Hydro sản xuất tại trung tâm Takasago Hydrogen Park sẽ được sử dụng để xác nhận quá trình đồng đốt hydro 30%*1 tại T-Point 2, nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp JAC đã hòa lưới và dự kiến sẽ hoàn thành trước cuối năm nay. Theo kế hoạch, công tác xác nhận quy trình đốt 100% hydro trong tua bin khí H-25 sẽ diễn ra vào năm 2024.
Mitsubishi Power đang phát triển các công nghệ sản xuất hydro, bao gồm pin điện phân oxit rắn (SOEC), máy điện phân nước sử dụng màng trao đổi anion (AEM) và công nghệ sản xuất hydro xanh ngọc thế hệ mới để sản xuất hydro mà không phát thải CO2 thông qua quá trình nhiệt phân metan thành hydro và carbon rắn.
Theo kế hoạch, công ty sẽ tiến hành quy trình xác nhận và giám định trong các lĩnh vực này theo trình tự. Sau khi phát triển các công nghệ cơ bản này cho sản phẩm dựa trên công nghệ độc quyền tại Nagasaki Carbon Neutral Park*2, Mitsubishi Power dự định tiến hành công tác kiểm nghiệm quy trình sản xuất hydro của các công nghệ này tại Takasago Hydrogen Park nhằm đạt được mục tiêu thương mại hóa.
MHI Group đang theo đuổi mục tiêu Chuyển dịch Năng lượng và coi đó là động cơ tăng trưởng của công ty dựa trên tuyên bố "MISSION NET ZERO" (Sứ mệnh đạt được mức phát thải ròng bằng 0) với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2040, tập trung vào 3 sáng kiến mang tính cốt lõi: khử carbon cho cơ sở hạ tầng hiện có, hiện thực hóa hệ sinh thái giải pháp hydro và hoàn thành hệ sinh thái giải pháp CO2.
Với nỗ lực thiết lập “hệ sinh thái giải pháp hydro”, Mitsubishi Power sẽ tận dụng Takasago Hydrogen Park để đẩy nhanh quá trình phát triển và xác nhận thiết bị thực tế đối với các công nghệ sản xuất điện bằng hydro và sản xuất hydro. Thông qua các sản phẩm có độ tin cậy cao, công ty sẽ tiếp tục góp phần cung cấp điện ổn định trên toàn thế giới và nhanh chóng hiện thực hóa "một xã hội trung hòa carbon".
*1: Tỷ lệ hàm lượng hydro theo thể tích.
*2: Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về Nagasaki Carbon Neutral Park tại https://www.mhi.com/news/230807.html
J&T Express hỗ trợ đối tác “tăng tốc” về đích 2 tháng cuối năm
Submitted by nlphuong on Thu, 24/11/2022 - 08:20Việt Nam là thị trường có tỷ lệ người mua sắm trực tuyến cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á.
Trong 2 tháng nước rút cuối năm 2022, không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các nhà kinh doanh online phải hiện thực hóa những dự tính và kế hoạch của riêng mình để tăng tốc về đích. Song song, các đơn vị chuyển phát nhanh như J&T Express cũng nỗ lực không ngừng, đẩy nhanh cuộc đua giúp đối tác chinh phục mục tiêu doanh số cuối năm.
Theo Fitch Ratings - hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế, Việt Nam có triển vọng tăng trưởng mạnh trong trung hạn nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Fitch Ratings dự đoán Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,4% trong năm 2022. Trong đó, những điểm sáng đóng góp tích cực vào bức tranh tăng trưởng chính là xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, sản xuất công nghiệp, sản xuất dịch vụ…
Đặc biệt, thương mại, dịch vụ có xu hướng tiếp tục phục hồi, nhất là sức cầu trong nước. Báo cáo cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước tính tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Những con số ấn tượng này quả thực là tín hiệu đáng mừng cho tình hình phát triển kinh tế nói chung.
Theo Sách trắng Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) bán lẻ dự báo sẽ đạt 16,4 tỷ USD năm 2022 với khoảng 60% dân số tham gia mua sắm online, ước tính khoảng 58,5 - 61,6% tổng dân số của Việt Nam. Với con số này, Việt Nam là thị trường có tỷ lệ người mua sắm trực tuyến cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh việc hưởng lợi từ tiềm năng tăng trưởng của thị trường, các doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua việc khai thác tối đa thời điểm cuối năm - khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Các nhà kinh doanh online có thể tìm đến những ưu đãi, hỗ trợ từ đơn vị chuyển phát nhanh để giảm bớt gánh nặng về chi phí vận chuyển và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Đơn cử, động thái mới nhất của chuyển phát nhanh J&T Express khi đã điều chỉnh bảng giá vận chuyển toàn quốc. Cụ thể, giá cước vận chuyển tại tất cả các tỉnh thành, khu vực trên toàn quốc sẽ được điều chỉnh giảm từ 10 - 20%. Ưu đãi giá cước từ J&T Express được áp dụng cho 3 dịch vụ: Chuyển phát tiêu chuẩn - J&T Express, Dịch vụ Nhanh - J&T Fast và Siêu dịch vụ - J&T Super.
Việc điều chỉnh giá cước này được các đối tác đánh giá là hành động thiết thực, đặc biệt khi J&T Express đang triển khai đồng thời những chương trình khuyến mãi phù hợp và hiệu quả với từng địa phương, tỉnh thành. Điều này vừa giúp tối ưu doanh số người bán vừa chia sẻ gánh nặng chi phí trong thời điểm “nóng” nhất cuối năm.
Không chỉ cần những san sẻ về mặt tài chính, người kinh doanh trực tuyến còn cần tối ưu trải nghiệm khách hàng để giữ vững lợi thế cạnh tranh. Nhu cầu này tạo ra cuộc đua giữa các đơn vị chuyển phát về chất lượng dịch vụ cung cấp tới nhóm khách hàng cuối. Với vị thế là đơn vị sở hữu các trung tâm khai thác hiện đại trong đó có trung tâm trung chuyển (TTTC) lớn bậc nhất Việt Nam, J&T Express tự tin vào khả năng hỗ trợ đối tác, nhà bán hàng, “giữ chân” và làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
TTTC tại Củ Chi được áp dụng công nghệ hiện đại như hệ thống thông minh DWS giúp phân loại hàng hóa chính xác đến 99,99%, hệ thống băng chuyền ma trận tự động. Chỉ tính riêng trung tâm này, dự kiến có thể xử lý lên đến 2 triệu kiện hàng lớn, nhỏ mỗi ngày. Với những nỗ lực đầu tư, nâng cấp dịch vụ, J&T Express có thể đồng hành cùng người bán, người mua tăng sức bật chạy nước rút khi mùa cao điểm đến.
Đáng chú ý nhằm nâng cao trải nghiệm thanh toán tiện lợi hơn cho khách hàng, J&T Express cũng vừa bổ sung tính năng thanh toán đơn hàng qua QR Code động. Hình thức này giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót khâu đối soát thông tin khi mọi khoản thanh toán qua mã QR động đều đã được tự động hóa chính xác tuyệt đối.
Hơn nữa, mùa cao điểm cuối năm cũng là lúc các tín đồ mua sắm hưởng ứng sôi nổi hàng loạt chương trình khuyến mãi trên sàn thương mại. Tuy nhiên, việc này dễ dẫn đến tình trạng người mua không nhớ hoặc không phân biệt được đơn hàng cũng như số tiền cần thanh toán. Nắm bắt thực tế trên, dịch vụ Zalo ZNS của J&T Express ra mắt tháng 09 vừa qua nhằm hỗ trợ người dùng qua tính năng thông báo đơn hàng gần đến, thời gian, địa điểm, thông tin shipper rõ ràng từ đó người mua có thể chủ động sắp xếp thời gian nhận hàng từ shipper J&T Express.
Đại diện thương hiệu J&T Express Việt Nam chia sẻ: “Là người đồng hành cùng các DN và nhà kinh doanh online, hơn ai hết, J&T Express thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với những khó khăn, thách thức mà họ phải đối mặt. Đó chính là lý do chúng tôi không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như liên tục triển khai các chương trình ưu đãi, hỗ trợ đối tác. Chúng tôi hy vọng nỗ lực “kép” nói trên của J&T Express sẽ tạo đòn bẩy giúp đối tác chinh phục mục tiêu kinh doanh vào giai đoạn nước rút cuối năm".
ND
Hơn 90% DN Việt Nam xem con người là tài sản giá trị nhất cho những dự án thúc đẩy CĐS
Submitted by nlphuong on Wed, 09/11/2022 - 21:51Đây là thời điểm các DN cần phải phân tích và xem xét trước khi bắt đầu dự án CĐS mới nhằm đảm bảo người lao động được hỗ trợ đầy đủ và hiểu rõ giai đoạn triển khai tiếp theo.
Nghiên cứu của Dell Technologies từ hơn 40 quốc gia cho thấy sau hai năm tăng tốc chuyển đổi số (CĐS), các lãnh đạo doanh nghiệp (DN) đang chú ý hơn đến tầm quan trọng của nhân viên trong việc chuyển đổi thành công của DN.
Theo khảo sát mới nhất của Dell Technologies, sau hai năm tăng tốc CĐS, khoảng một nửa các lãnh đạo công nghệ thông tin (CNTT) (IT) tại Việt Nam (APJ: 45%) cho rằng DN của họ hiểu rõ hệ quả của việc CĐS nguồn nhân lực, nhưng sau quá trình chuyển đổi quá nhanh, nhiều nhân viên đang đối mặt với thử thách thích nghi và bắt kịp với những thay đổi. 43% (APJ: 67%) số người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng DN của họ đã đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của con người khi lên kế hoạch các chương trình CĐS.
Các kết quả chỉ ra rằng các DN và người lao động đang cần thời gian để nghỉ ngơi, thích nghi và điều chỉnh trước khi bắt tay tiếp vào những dự án mới sau giai đoạn CĐS quá nhanh. Bất chấp những nỗ lực và tiến bộ to lớn trong vài năm qua, báo cáo nhấn mạnh khả năng CĐS vẫn còn tiềm năng vì 71% người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng sự phản kháng của nguồn nhân lực với sự thay đổi có thể dẫn đến thất bại.
Hơn 53% (người tham gia khảo sát tại Việt Nam lo ngại họ sẽ tụt hậu trong thế giới kỹ thuật số đang phát triển rất nhanh do thiếu người có đủ thẩm quyền/tầm nhìn để tận dụng cơ hội. Đây cũng chính là lý do mô hình as-a-Service (như một dịch vụ) trở thành lựa chọn có lợi cho nhiều doanh nghiệp.
Ông Amit Midha, Chủ tịch, khu vực châu Á - Thái Bình Dương & Nhật Bản, Nhóm giải pháp Thành phố số trên toàn cầu, Dell Technologies, chia sẻ: “Để xây dựng một tương lai tốt hơn và phù hợp cho tất cả mọi người, chúng ta cần nhìn nhận rằng thành công của DN và phúc lợi của nhân viên có mối quan hệ khắn khít. Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi cho thấy việc CĐS bền vững chỉ xảy ra khi con người và công nghệ giao thoa với nhau”.
Để đạt được một bước tiến hiệu quả, các DN nên cân nhắc cách tiếp cận ba hướng. Đầu tiên, cung cấp cho nhân viên trải nghiệm làm việc bảo mật và đồng nhất, ở bất kỳ nơi nào họ làm việc, chứ không phải chỉ ở văn phòng. Thứ hai, hỗ trợ thúc đẩy năng suất làm việc bằng cách tăng cường khả năng của nhân viên với những công cụ công nghệ để giúp họ làm việc hiệu quả nhất. Cuối cùng, truyền cảm hứng cho nhân viên qua văn hóa đồng cảm (empathetic culture) và phong cách lãnh đạo đích thực (authentic leadership).”
Ông Vũ Trần, Tổng Giám đốc, Dell Technologies Việt Nam, cho biết: “Tương lai của môi trường làm việc đã dịch chuyển và sẽ còn tiếp tục thay đổi khi các đội nhóm và cá nhân tìm ra được quy trình phù hợp. Nền tảng của những mô hình làm việc kết hợp thành công sẽ thay đổi những trải nghiệm cá nhân hóa, đồng nhất và liền mạch; cũng như dựa trên chiến lược CNTT lấy con người làm trung tâm. Nhân viên cần được cung cấp công cụ phù hợp để hoàn thành công việc, dù cho họ làm việc ở đâu, vào lúc nào. Các DN cần đảm bảo những công cụ và hạ tầng cần thiết luôn sẵn sàng để hỗ trợ nhân viên đạt được thành công.”
Đây là thời điểm các DN cần phải phân tích và xem xét trước khi bắt đầu dự án CĐS mới nhằm đảm bảo người lao động được hỗ trợ đầy đủ và hiểu rõ giai đoạn triển khai tiếp theo.
So sánh chỉ số sẵn sàng cho CĐS
Dell và các chuyên gia nghiên cứu hành vi độc lập đã nghiên cứu nhu cầu CĐS của những người tham gia khảo sát và phát hiện ra rằng chỉ có 7% người lao động tại Việt Nam – từ những lãnh đạo DN cấp cao, cho đến những người ra quyết định về CNTT và nhân viên – đang theo đuổi các dự án hiện đại hóa. Hơn nữa, 35% người tham gia khảo sát từ Việt Nam đang chậm trễ hoặc không muốn chấp nhận thay đổi.
Sau đây là tỉ lệ của lực lượng lao động Việt Nam hiện nay:
Điểm chuẩn đột phá |
Số liêu APJ |
Số liệu Việt Nam |
|
1 |
Sprint (Tăng tốc): Sẽ theo đuổi đổi mới và đi trước thay đổi về công nghệ. |
7% |
7% |
2 |
Steady (Ổn định): Sẵn sàng chấp nhận thay đổi về công nghệ được lựa chọn bởi người khác. |
41% |
58% |
3 |
Slow (chậm): Có xu hướng ngập ngừng và quan sát/cân nhắc |
46% |
32% |
4 |
Still (Trì trệ): Có xu hướng tránh né các vấn đề và phản kháng những đổi mới về công nghệ được đề xuất dựa trên những rủi ro mà bản thân đưa ra. |
6% |
3% |
Nghiên cứu đưa ra định hướng và chỉ ra các cơ hội để DN tập trung và bắt kịp với những thay đổi, đột phá xảy ra tại giao điểm giữa con người và công nghệ qua 3 yếu tố sau:
1. Kết nối
Các DN đã có những bước tiến lớn trong viêc kết nối, làm việc nhóm, và vận hành DN trực tuyến trong thời kỳ đại dịch. Nhưng như vậy là chưa đủ.
72% (APJ: 77%) người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết họ cần DN cung cấp các công cụ và hạ tầng cần thiết để làm việc ở bất kỳ đâu (bao gồm cả quyền tự do lựa chọn cách thức làm việc mong muốn). Trên thực tế, họ lo lắng nhân sự của mình có thể bị tụt hậu khi không có được những công nghệ phù hợp để chuyển đổi sang mô hình phân tán cao (mô hình mà công việc và máy tính không diễn ra tại một trung tâm làm việc, thay vào đó sẽ xảy ra ở khắp mọi nơi).
Chỉ riêng công nghệ là không đủ. Các DN cũng cần phải tạo ra môi trường làm việc bình đẳng cho tất cả mọi người với nhu cầu, sở thích và trách nhiệm khác nhau, bao gồm những điều bên dưới mà 75% nhân viên tham gia khảo sát tại Việt mong muốn DN thực hiện: Xác định cam kết rõ ràng với việc sắp xếp môi trường làm việc linh hoạt và dựa trên thực tiễn để đạt được hiệu quả; Trang bị cho các cấp quản lý công cụ để quản lý đội ngũ từ hiệu quả và công bằng; Trao quyền cho nhân viên lựa chọn cách thức làm việc mong muốn và cung cấp những công cụ/hạ tầng cần thiễt
2. Năng suất
Thời gian của chúng ta đều có giới hạn và hiện nay có quá ít ứng viên đạt tiêu chuẩn cho những vị trí đang ứng tuyển. Để giải quyết những vấn đề này, các doanh nghiệp có thể giao những công việc có tính lặp lại cho các quy trình tự động để nhân viên có nhiều thời gian thực hiện những công việc mang đến nhiều giá trị hơn.
Hiện nay, chỉ 34% những người tham gia khảo sát tại Việt Nam chia sẻ rằng công việc của họ rất thú vị và không lặp lại. Với cơ hội tự động hóa những công việc mang tính lặp lại, gần 79% người tham gia khảo sát kỳ vọng được trau dồi những kỹ năng và công nghệ mới, như các kỹ năng lãnh đạo, các khóa học về máy học (machine learning), hoặc tập trung hơn vào những cơ hội chiến lược để nâng cao vai trò của bản thân.
Tuy nhiên, các DN với kinh phí giới hạn đang lo ngại họ sẽ không thể phát triển lực lượng lao động và năng lực cạnh tranh.
3. Đồng cảm
Thực tiễn cho thấy, các DN cần phải xây dựng một văn hóa xem nhân viên như nguồn lực quý báu nhất của DN về sự sáng tạo, cũng như giá trị, dưới sự dẫn dắt của những lãnh đạo có sự đồng cảm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các DN còn rất nhiều việc cần làm và sự đồng cảm phải trở thành nền tảng để đưa ra quyết định phù hợp, từ đơn giản hóa công nghệ cho hơn 60% người tham gia khảo sát cảm thấy bị ngộp bởi những công nghệ phức tạp, cho đến điều chỉnh các chương trình chuyển đổi sao cho phù hợp với kỹ năng của các cá nhân./.
Theo Dell Technologies
Thương hiệu chiếu sáng tự nhiên vì sức khỏe, ứng dụng công nghệ do người Việt sáng chế
Submitted by nlphuong on Fri, 29/07/2022 - 20:17Trên thế giới, mô hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, trường đại học và các trung tâm nghiên cứu khoa học đã trở nên phổ biến và chứng minh được hiệu quả.
Trên thế giới, mô hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, trường đại học và các trung tâm nghiên cứu khoa học đã trở nên phổ biến và chứng minh được hiệu quả.
Xây dựng thành công Hệ sinh thái chủ động và bền vững với mô hình 3 “Nhà” được vận hành khép kín từ đào tạo - nghiên cứu - đóng gói thương mại và chuyển giao - sản xuất - bán hàng, thành lập Nhà máy điện tử thông minh Phenikaa và công bố sở hữu công nghệ lõi về chiếu sáng tự nhiên vì sức khỏe con người Phenikaa Natural True Circadian đã tạo tiền đề để Tập đoàn Phenikaa chính thức ra mắt Thương hiệu chiếu sáng Phenikaa Lighting - Thương hiệu sở hữu công nghệ lõi tạo ra đèn LED vì sức khỏe đầu tiên tại Việt Nam.
Hệ sinh thái với mô hình 3 “nhà" - nền tảng phát triển chủ động và bền vững của Phenikaa
Ở các quốc gia phát triển, rất nhiều những sáng chế, phát minh, thành tựu công nghệ mang đến sự khác biệt và giá trị lợi ích cho doanh nghiệp (DN) đều được xuất phát từ nghiên cứu của các trường ĐH và trung tâm nghiên cứu khoa học. Tại Việt Nam, mô hình này cũng đang dần được hình thành và đưa vào áp dụng, tuy nhiên, phần lớn vẫn là sự kết nối giữa các đơn vị độc lập, riêng lẻ; chỉ rất ít doanh nghiệp có thể tự hình thành và phát triển trong nội bộ một hệ sinh thái đầy đủ để chủ động vận hành mô hình liên kết này với sức mạnh nội lực.
Tại Phenikaa, đầu tư mạnh mẽ để xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ sinh thái với mô hình 3 “nhà” (Nhà giáo dục - Nhà Khoa học – Nhà sản xuất kinh doanh - SXKD) được xem là chiến lược phát triển chủ động và bền vững của Tập đoàn.
Hệ sinh thái với mô hình 3 nhà'' là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển chủ động và bền vững của Tập đoàn Phenikaa |
Mô hình 3 “nhà” tạo thành một chuỗi các mắt xích hoạt động gắn kết cơ hữu với nhau nhằm giải quyết các yêu cầu SXKD của Tập đoàn và nhu cầu của xã hội; trở thành nền tảng vững chắc để chắp cánh cho các sản phẩm chất lượng sử dụng các công nghệ lõi của Tập đoàn ra đời và phục vụ đời sống xã hội, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp và tiện ích hơn mỗi ngày:
“Nhà SXKD” là các cơ sở SXKD của Tập đoàn: Đây là nơi thử nghiệm, ứng dụng, chuyển giao đưa vào sản xuất thương mại cho các dự án nghiên cứu khoa học; cung cấp và hỗ trợ các giờ giảng DN; tạo điều kiện trải nghiệm tối đa và cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
“Nhà khoa học” là các cơ sở nghiên cứu khoa học, có chức năng, nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển bám sát yêu cầu thực tiễn để giải quyết các bài toán thực tế trong SXKD của Tập đoàn cũng như nhu cầu của xã hội.
“Nhà Giáo dục” là các cơ sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) với định hướng trải nghiệm - đổi mới sáng tạo theo tiêu chuẩn quốc tế đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ năng lực, tư duy, thái độ sống và khả năng thích ứng nhanh, chuyển đổi kịp thời trong thời đại mới.
Cùng thuộc trong hệ sinh thái Phenikaa, 3 “nhà” SXKD - Khoa học - Giáo dục luôn có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ thông qua hình thức vận hành theo chu trình khép kín: Đào tạo - Nghiên cứu - Đóng gói thương mại và chuyển giao - Sản xuất - Bán hàng để tối ưu hiệu quả và gia tăng sức mạnh.
Mô hình hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chủ động và bền vững của Tập đoàn, cũng như việc hiện thực khát vọng được góp phần vào sự phát triển tài năng và trí tuệ Việt; tạo nên những thành tựu nghiên cứu khoa học, công nghệ mang tính ứng dụng cao, có sức ảnh hưởng đột phá trong kinh tế và khoa học của đất nước.
Nhà máy Phenikaa Electronics: Mắt xích quan trọng trong mô hình 3 “nhà” của Phenikaa trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất công nghiệp điện tử
Với tầm nhìn trở thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp hàng đầu trên nền tảng sản xuất thông minh, công nghệ thông minh, vật liệu thông minh, Tập đoàn Phenikaa đầu tư xây dựng nhà máy điện tử thông minh Phenikaa (Phenikaa Electronics) như một điển hình của mô hình sản xuất thông minh toàn diện.
PGS.TS Hồ Xuân Năng - Chủ tịch Tập đoàn Phenikaa phát biểu khai mạc buổi Lễ ra mắt Nhà máy Điện tử Thông minh Phenikaa và Thương hiệu Phenikaa Lighting |
Đây là mắt xích quan trọng trong mô hình 3 “nhà” của Phenikaa, nơi thử nghiệm, ứng dụng, chuyển giao các công trình nghiên cứu công nghệ lõi của Tập đoàn như: công nghệ tự hành, công nghệ bản đồ, công nghệ chiếu sáng Phenikaa Natural TrueCircadian… để sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm vật liệu quang điện tử, vi mạch điện tử, robot tự hành, chip LED, thiết bị chiếu sáng LED vì sức khỏe con người và LED cho các lĩnh vực khác như: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông công cộng… theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2021, Phenikaa Electronics đã trở thành một trong những nhà máy thông minh có quy mô hiện đại và tiên tiến nhất trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử tại Việt Nam.
Điểm nổi bật của nhà máy chính là ứng dụng các công nghệ thông minh, tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế trong vận hành và quản lý, bao gồm 4 hệ thống thông minh: Hệ thống năng lượng thông minh, Hệ thống an ninh thông minh với nhiều vòng bảo mật, Hệ thống sản xuất thông minh, Hệ thống giám sát thông minh. Với cách quản trị và vận hành hiện đại, nhà máy có công suất đạt tới hơn 4,5 tỷ linh kiện điện tử mỗi năm.
Với sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong mô hình 3 "nhà”, nhà máy điện tử thông minh Phenikaa góp phần hiện thực hóa khát vọng vươn cao trên hành trình đổi mới sáng tạo của Tập đoàn, đem đến các sản phẩm vượt trội cho cuộc sống tiện ích, thông minh của người dùng.
Phenikaa Lighting - Sáng tự nhiên và cân bằng với công nghệ lõi của Phenikaa
Phenikaa Lighting là một trong những thành quả đáng ghi nhận từ mô hình 3 “nhà” tại Phenikaa. Sản phẩm dòng dân dụng của Phenikaa Lighting được ứng dụng công nghệ chiếu sáng tự nhiên vì sức khỏe con người Phenikaa Natural TrueCircadian do chính Tập đoàn Phenikaa nghiên cứu, phát triển và sở hữu độc quyền; được sản xuất tại Nhà máy điện tử thông minh Phenikaa với quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Lễ ký kết hợp tác giữa Tập đoàn Phenikaa với Thương hiệu Phenikaa Lighting và Tập đoàn AMS OSRAM, Tập đoàn hàng đầu thế giới về các giải pháp quang học |
Đây sẽ là các sản phẩm chiếu sáng LED vượt trội, cung cấp nguồn sáng chất lượng với phổ ánh sáng tự nhiên như ánh sáng mặt trời, vùng phổ ánh sáng sinh học được tăng cường và tối ưu cho sự hấp thụ của mắt người.
Hiện nay, Phenikaa Lighting lĩnh vực dân dụng có 5 dòng sản phẩm LED chính gồm: Essenaa, Balagraa, Sunaa, Healthaa và Tunaturaa. Với công nghệ chiếu sáng tự nhiên Phenikaa, đèn LED của Phenikaa Lighting không chỉ sở hữu những đặc điểm như những đèn LED thông thường, mà còn được đảm bảo an toàn quang sinh học theo nhiều tiêu chuẩn, tiết kiệm năng lượng và đặc biệt là mang đến nguồn ánh sáng chất lượng cao.
Từng dòng sản phẩm của Phenikaa Lighting có những lợi thế và đặc điểm riêng biệt, được ứng dụng trong từng môi trường, không gian và mục đích sử dụng khác nhau, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của người dùng.
Essenaa LED là dòng sản phẩm tiết kiệm và an toàn. Cụ thể, Essenaa sẽ tiết kiệm lên đến hơn 85% năng lượng so với bóng đèn sợi đốt, đạt tiêu chuẩn an toàn quang sinh học để mang đến cảm giác dễ chịu cho đôi mắt trong suốt ngày dài cho mọi hoạt động: làm việc, học tập và vui chơi giả trí. Đồng thời, nhiệt độ màu đa dạng từ sáng trắng, sáng trung tính và sáng ấm sẽ đáp ứng được đa dạng nhu cầu chiếu sáng trong các không gian kiến trúc khác nhau.
Hai dòng sản phẩm nổi bật của thương hiệu Phenikaa Lighting - Healthaa LED và Tunaturaa LED đều được áp dụng công nghệ chiếu sáng tự nhiên Phenikaa Natural TrueCircadian, được đăng ký sáng chế và bảo hộ độc quyền của Tập đoàn Phenikaa. Được thiết kế trên cơ sở tham chiếu các tiêu chuẩn mới nhất về chiếu sáng lấy con người làm trung tâm (Human Centric Lighting - HCL), Healthaa và Tunaturaa đều tạo ra các nguồn sáng đáp ứng đồng thời sự cân bằng nhu cầu thị giác, cảm xúc và sinh học đối với người sử dụng.
Với Healthaa, đây là sản phẩm đèn LED đầu tiên trên thị trường hiện nay đáp ứng các tiêu chí chất lượng ánh sáng tự nhiên (CRI = 95+), chỉ số tái tạo màu đỏ (R9 = 95) và năng lượng ánh sáng sinh học được tăng cường (M/P = 1,04 - 1,18). Điều này giúp Healthaa sở hữu chất lượng ánh sáng xuất sắc và mang đến sự tập trung, tỉnh táo đồng thời kích thích sự sáng tạo. Do đó, đây được xem là dòng sản phẩm tối ưu để sử dụng tại các môi trường làm việc và học tập như nhà máy, công sở, trường học…
Tunaturaa là sản phẩm đặc biệt với sự tăng cường vùng ánh sáng sinh học, cường độ vùng ánh sáng xanh lam (blue) được tối ưu, cho ánh sáng tự nhiên rất gần với phổ ánh sáng mặt trời, nâng cao hiệu suất khi làm việc, học tập và thư thái lúc nghỉ ngơi do giúp tác động hiệu quả tới sự điều tiết hormone melatonin - hormone nội sinh có chức năng điều tiết chu kỳ sinh học (chu kỳ thức - ngủ) của con người. Đây chính là sự khác biệt mà các nguồn sáng thông thường khác không có.
Với sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong mô hình 3 “nhà”, Phenikaa Electronics góp phần hiện thực hóa khát vọng vươn cao trên hành trình đổi mới sáng tạo của Tập đoàn, đem đến các sản phẩm |
Việc ra đời của thương hiệu Phenikaa Lighting với những sản phẩm đèn LED thông minh chất lượng cao, cung cấp ánh sáng tự nhiên, cân bằng, phù hợp với nhịp sinh học và sức khoẻ con người, với giá cạnh tranh khẳng định hiệu quả của Hệ sinh thái Phenikaa với mô hình 3 “Nhà” cùng chiến lược phát triển chủ động và bền vững của Phenikaa; tiếp tục đánh dấu và ghi nhận nỗ lực, thành tựu đổi mới sáng tạo của Phenikaa trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp hàng đầu về các thiết bị thông minh, giải pháp thông minh và sản xuất thông minh.
Trong thời gian tới, Tập đoàn Phenikaa sẽ tiếp tục không ngừng đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm "Made by Vietnamese" với hàm lượng công nghệ cao, chất lượng vượt trội mang lại cuộc sống thông minh, tiện ích vì sức khỏe con người.
ND
Best Buy: "Sống sót" nhờ chuyển đổi số
Submitted by nlphuong on Wed, 20/07/2022 - 08:51Best Buy đã trở thành một "showroom bất đắc dĩ" như bao chuỗi cửa hàng vật lý khác, nơi khách hàng đến để xem sản phẩm thực tế trước khi đặt qua mạng.
Best Buy đã trở thành một "showroom bất đắc dĩ" như bao chuỗi cửa hàng vật lý khác, nơi khách hàng đến để xem sản phẩm thực tế trước khi đặt qua mạng.
Best Buy Co., Inc. là một nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Richfield, Minnesota. Ban đầu công ty được Richard M. Schulze và James Wheeler thành lập vào năm 1966 hoạt động như một cửa hàng chuyên về âm thanh có tên Sound of Music. Năm 1983, doanh nghiệp này được đổi tên thành Best Buy với trọng tâm của hoạt động kinh doanh là điện tử tiêu dùng.
Thập niên 1980-1990 là thời hoàng kim của Best Buy khi chuỗi bán lẻ điện tử này liên tục mở rộng các chi nhánh ra toàn nước Mỹ. Tuy vậy, mọi chuyện nhanh chóng xấu đi khi sự phát triển của thương mại điện tử "áp đảo" ngành bán lẻ truyền thống.
*Hành trình chuyển đổi số
Nhắc đến Best Buy, người dân Mỹ sẽ liên tưởng ngay nơi đến bán lẻ thiết bị điện tử, một ngành kinh doanh hái ra tiền trước khi thương mại điện tử bùng nổ. Nhưng sự ra đời của công ty thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến (online) Amazon đã làm đảo lộn tất cả, thậm chí những nhân viên lâu năm nhất cũng nghĩ rằng Best Buy sẽ chẳng sống nổi vì Amazon.
Khách hàng xếp hàng dài chờ mua sắm bên ngoài cửa hiệu Norwarlk Connecticut, Mỹ (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Best Buy đã trở thành một "showroom bất đắc dĩ" như bao chuỗi cửa hàng vật lý khác, nơi khách hàng đến để xem sản phẩm thực tế trước khi đặt qua mạng. Chuỗi cửa hàng "vàng" của Best Buy lập tức trở thành gánh nặng tài chính. Năm 2012 đánh dấu tận cùng khủng hoảng khi cổ phiếu Best Buy giảm chỉ còn 11,29 USD, mức thấp kỷ lục kể từ khi lên sàn.
Trước tình hình đó, ban giám đốc của Best Buy đã thực hiện một loạt cải cách nhưng không mang lại hiệu quả. Mọi thứ chỉ chuyển biến vào năm 2015 khi Best Buy nhận ra rằng chuyển đổi online là xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ mới nhằm tránh phá sản, cũng như tồn tại được trước các đối thủ lớn như Amazon.
Best Buy đã tiến hành những chương trình chuyển đổi online như "Renew Blue" hay "Best Buy 2020" nhằm giảm chi phí cũng như tăng cường áp dụng công nghệ cho ngành bán lẻ. Mục tiêu chính của Best Buy là chuyển đổi từ một doanh nghiệp chỉ biết bán sản phẩm sang một công ty dịch vụ công nghệ phục vụ khách hàng.
Để làm được điều đó, Best Buy đã ứng dụng hàng loạt công nghệ trong chuỗi kinh doanh của mình nhằm giảm bớt thời gian giao hàng, giúp khách hàng tìm ra mức giá bán sản phẩm tốt nhất. Hầu như toàn bộ hệ thống marketing và chăm sóc khách hàng của Best Buy đã được chuyển đổi online. Khoảng 10 năm trước, 80% chi phí marketing của Best Buy là qua truyền thông đại chúng thì nay 90% là qua các kênh truyền thông online.
Dữ liệu điện toán đám mây được áp dụng để lưu thông tin của từng người mua, qua đó cung cấp dịch vụ tư vấn tốt nhất cho từng trường hợp. Việc có nhiều người không am hiểu về thiết bị điện tử hay công nghệ là cơ hội cho Best Buy cung cấp dịch vụ tư vấn của mình, qua đó chuyển đổi thành công từ một doanh nghiệp chỉ biết bán lẻ sản phẩm sang công ty dịch vụ công nghệ.
May mắn thay nhờ chuyển đổi online, Best Buy không những thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn tạo ra lợi nhuận. Năm 2019, doanh thu của Best Buy đạt 42 tỷ USD với lợi nhuận 1,9 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2011 khi công ty gần như phải đóng cửa.
*Tương lai hứa hẹn
Best Buy đã xây dựng một đế chế bán lẻ bán máy thu hình (TV) và máy tính xách tay, nhưng để tiếp tục phát triển và cạnh tranh với các đối thủ như Amazon và Walmart, công ty cần có những cách thức mới để thu hút khách hàng.
Best Buy mới đây đã đề ra kế hoạch mở rộng sự hiện diện sang các lĩnh vực y tế, thể dục, vận tải điện cá nhân, sản phẩm ngoài trời và các lĩnh vực bán vé lớn tiềm năng khác, ngoài lĩnh vực kinh doanh điện tử tiêu dùng cốt lõi của mình.
Công ty đã bổ sung nhiều hàng hóa vào các cửa hàng trong các khu vực chuyên dụng, như thiết bị tập thể dục tại nhà Hydrow và NordicTrack, xe đạp điện và xe tay ga Super 73 và Segway, cũng như lò nướng ngoài trời Weber.
Giao diện mua sắm của Best Buy (Ảnh: Best Buy) |
Best Buy đang đánh cược rằng họ có thể tiến vào những khu vực này một cách suôn sẻ khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng công nghệ cho các hoạt động như tập thể dục và đi lại trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Phát biểu tại buổi thuyết trình trước các nhà đầu tư ngày 7/7, Giám đốc điều hành Best Buy Corie Barry đã chỉ ra rằng 40% người Mỹ sử dụng công nghệ kỹ thuật số hoặc mạng Internet theo những cách mới hoặc khác so với trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Bên cạnh đó, Best Buy có kế hoạch đóng cửa từ 20-30 cửa hàng mỗi năm trong vòng ba năm tới nhằm thích ứng với sự chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn của khách hàng. Best Buy có khoảng 1.000 cửa hàng ở Bắc Mỹ.
Doanh số bán hàng của Best Buy đã tăng vọt trong thời gian đại dịch xảy ra khi người tiêu dùng sắm sửa nhiều đồ điện tử cho phòng làm việc tại gia, phòng tập thể dục tại nhà và phòng khách. Tuy nhiên, doanh số bán hàng đang chậm lại. Trong quý trước, doanh số bán hàng đã giảm 2,6%, trong đó bao gồm cả mức giảm đáng lo ngại 11,2% từ mảng trực tuyến. Doanh số bán điện thoại di động và máy tính bảng đều giảm.
Các nhà phân tích cho biết Best Buy dự kiến doanh số bán hàng sẽ giảm tới 4% trong năm 2022. Trong hai năm dịch bệnh, người tiêu dùng đã trang bị hầu hết các thiết bị điện tử họ cần, trong khi số khác đang dần cắt giảm chi tiêu vì giá cả cao hơn. Gần 40% hoạt động kinh doanh của Best Buy hiện nay là từ bán hàng trực tuyến, gần gấp đôi so với trước đại dịch. Best Buy đang tận dụng các cửa hàng của mình để vận chuyển các đơn hàng trực tuyến đến tận nhà cho khách hàng.
Trong một lưu ý gửi đến khách hàng, nhà phân tích bán lẻ Neil Saunders đã bày tỏ sự tin tưởng vào Best Buy, nói rằng đây là một doanh nghiệp vững chắc, hoạt động tốt với tầm nhìn rõ ràng. Dù vậy, không thể phủ nhận rằng Best Buy vẫn đang trong một tình thế đối mặt với nhiều thách thức hơn trong việc duy trì tăng trưởng và lấy lại vị thế trước đây./.
Nguồn: Minh Hằng (tổng hợp)/bnews.vn
https://bnews.vn/best-buy-song-sot-nho-chuyen-doi-so/251257.html
DN chuyển phát nhanh và sự thay đổi của cán cân vai trò trong nền kinh tế số
Submitted by nlphuong on Wed, 13/07/2022 - 18:58Các DN CPN ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với DN và người kinh doanh trực tuyến, là mắt xích cuối trong chuỗi cung ứng hàng hóa tới tay khách hàng, tạo tác động trực tiếp tới hình ảnh, uy tín của thương hiệu.
Vài năm trước đây, hầu hết doanh nghiệp (DN), người kinh doanh chỉ xem “chuyển phát nhanh” là một phương thức hỗ trợ vận chuyển trong kinh doanh. Song, sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế số - cụ thể là kinh doanh trực tuyến đã khiến góc nhìn này thay đổi, đưa cán cân về thế cân bằng hơn.
Theo sách Trắng Thương mại điện tử (TMĐT) 2021, Việt Nam có số lượng người mua sắm trên các nền tảng TMĐT cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với khoảng 49,3 triệu người.Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng mạnh dẫn đến việc lượng hàng vận chuyển qua các nền tảng TMĐT cũng tăng theo, kéo theo vai trò ngày một quan trọng của ngành logistics nói chung và chuyển phát nhanh (CPN) nói riêng. Theo đó, kế hoạch hành động của Chính phủ cũng đặt mục tiêu ngành logistics sẽ đóng góp 5-6% vào GDP với tốc độ tăng trưởng đạt 15-20% tính tới năm 2025.
Các DN CPN ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với DN và người kinh doanh trực tuyến, là mắt xích cuối trong chuỗi cung ứng hàng hóa tới tay khách hàng, tạo tác động trực tiếp tới hình ảnh, uy tín của thương hiệu. Nhận thức được điều đó, các DN CPN đang dần thoát khỏi thế “bị động” trước kia, mạnh dạn lên tiếng, thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế số. Giờ đây, các DNchuyển phát không đơn thuần là đơn vị vận chuyển hàng hóa từ người bán đến tay người mua như trước, mà còn chủ động nắm bắt xu hướng, nhu cầu của khách hàng, đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cho người bán.
Mới đây một trong những DN chuyển phát nhanh đầu ngành là J&T Express đã phối hợp cùng báo Dân Trí thực hiện chuỗi tọa đàm trực tuyến “Chỉ Dẫn Đỏ” với 04 chủ đề: “Chuyển phát nhanh - Thành bại của bán hàng online”, “Sáng tạo trong CPN và lợi ích cho khách hàng”, “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn” và “CPN tiếp sức hàng Việt xuất ngoại”.
Thông qua các tập phát sóng, J&T Express - với chuyên môn và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực chuyển phát hàng hóa đa dạng - đã mang đến cầu nối kết nối DN các ngành nghề, lĩnh vực: từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá nhân, các đơn vị thu mua hỗ trợ bán các sản phẩm đặc thù, cho đến đơn vị CPN, v.v. Các tổ chức, DN nổi bật đã tham gia kết nối, chia sẻ tại chuỗi tọa đàm có thể kể đến như: Hiệp hội TMĐT Việt Nam, CPN J&T Express, nền tảng Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) AccessTrade Việt Nam, nền tảng bán hàng TikTok Shop Việt Nam, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh UPOS, v.v.
Không chỉ hợp tác chia sẻ trong khuôn khổ tọa đàm, J&T Express cũng là một trong những DN CPN tiên phong ký kết hợp tác với các phần mềm quản lý bán hàng như Kiot Việt, Haravan, UPOS, Pancake. Qua đó, người bán không chỉ có thêm giải pháp theo dõi toàn bộ tiến trình của hàng hóa qua từng khâu: từ lúc nhập - xuất kho tới khi vận chuyển, mà còn được tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn từ hai phía đối tác.
Giải pháp cho vận chuyển hàng hoá khi bán hàng trực tuyến
Tại các buổi tọa đàm đại diện J&T Express đã chia sẻ những góc nhìn, đề xuất có giá trị giúp DN giải quyết thách thức liên quan đến vận chuyển hàng hóa khi bán hàng trực tuyến.
Trong tập tọa đàm đầu tiên, trước bài toán nâng cao trải nghiệm, giữ chân khách hàng, ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express chia sẻ: “Để giải quyết được thách thức trong nền kinh tế số, các DN/ người bán cần lưu ý tiêu chí đầu tiên khi chọn DN CPN chính là tốc độ giao hàng và chi phí. Để đảm bảo các yếu tố này, J&T Express sở hữu mạng lưới vận chuyển rộng khắp với đội ngũ shipper hơn 19.000 người, gần 2.000 bưu cục và điểm nhận hàng trải đều khắp 63 tỉnh thành.”
Đối với những bài toán vận chuyển đặc thù hơn của lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, J&T Express cũng đề xuất bộ giải pháp dịch vụ đa dạng, chuyên sâu như dịch vụ giao hàng tươi sống J&T Fresh, hay dịch vụ giao hàng quốc tế J&T International, v.v. Cụ thể, đối với thách thức tăng cường việc bán hàng hóa nông sản trong nước tới tay người dùng cuối không qua thương lái được bàn luận trong tập 03 Chuỗi tọa đàm Chỉ dẫn Đỏ: “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn”, ông Phan Bình phân tích: có 02 cách để giải quyết bài toán hiện tại, một là tận dụng livestream để quảng bá sản phẩm tới đông đảo người mua hơn, hai là thông qua bên vận chuyển chuyên nghiệp để đảm bảo hàng hóa đến với người tiêu dùng một cách an toàn nhất, đảm bảo tính vẹn toàn của toàn bộ chuỗi.
Theo đó, J&T Express mang đến dịch vụ J&T Fresh hỗ trợ vận chuyển các mặt hàng nông sản, thực phẩm đã qua chế biến đến tận tay người tiêu dùng. Cùng với đó, J&T Express còn kết hợp với các nền tảng livestream bán hàng như KAIO, TPos…, đội ngũ KOC và nhiều bên hỗ trợ khác, hỗ trợ người nông dân chủ động trong việc mang sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Nhờ đó, người nông dân có thể làm chủ giá cả thay vì phải phụ thuộc vào thương lái, tránh bị đội giá lên cao.
Trong tập 4 - “CPN tiếp sức hàng Việt xuất ngoại”, ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express chia sẻ: “Dịch vụ giao nhận xuyên biên giới thật sự không mới nhưng còn khá khó khăn với các DN Việt. Để hỗ trợ tốt nhất cho các DN, J&T Express – một đơn vị CPN đến từ quốc tế - đã phát triển và mang tới dịch vụ J&T International vận chuyển tới trên 200 quốc gia. Với kinh nghiệm và độ phủ này, chúng tôi tin chắc J&T Express sẽ giải quyết được bài toán vận chuyển xuyên biên giới, nhất là ở những khía cạnh chưa nhiều doanh nghiệp lường trước được như quy chuẩn đóng gói, bảo hiểm hàng hóa, chi phí phát sinh, theo dõi vận đơn, v.v.”
Khép lại chuỗi tọa đàm Chỉ dẫn đỏ, tin rằng các DN, người kinh doanh trực tuyến đã tổng hợp được những thông tin, kiến thức cần thiết từ các chuyên gia và chọn cho mình những giải pháp phù hợp để bứt phá trong thời gian tới.
Quý độc giả có thể truy cập LINK để xem lại đầy đủ 4 tập thuộc chuỗi tọa đàm Chỉ dẫn đỏ./.
Ra mắt cổng thanh toán Payoneer Checkout
Submitted by nlphuong on Thu, 12/05/2022 - 21:41Payoneer mở rộng phạm vi kinh doanh sang mô hình Direct-to-Consumer (DTC), ra mắt dịch vụ chấp nhận thanh toán cho các doanh nghiệp (DN) trực tuyến vừa và nhỏ trên toàn thế giới.
Payoneer mở rộng phạm vi kinh doanh sang mô hình Direct-to-Consumer (DTC), ra mắt dịch vụ chấp nhận thanh toán cho các doanh nghiệp (DN) trực tuyến vừa và nhỏ trên toàn thế giới.
Payoneer, công ty công nghệ thương mại hàng đầu thế giới về dịch vụ thanh toán và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế mới toàn cầu, vừa công bố ra mắt dịch vụ Payoneer Checkout, đánh dấu bước tiến mới của công ty trong lĩnh vực chấp nhận thanh toán dành cho mô hình DN trực tuyến bán hàng trực tiếp cho khách (DTC).
Thị trường DTC toàn cầu đã tăng trưởng vượt bậc từ giai đoạn đại dịch COVID đến nay. Doanh số thương mại điện tử DTC tại Hoa Kỳ dự kiến đạt 175 tỉ USD vào năm 2023, tăng 56% so với năm 2020. Tại Ấn Độ, thị trường DTC được dự báo sẽ tăng gấp ba lần trong giai đoạn năm 2020 - 2025, doanh số ước tính đạt khoảng 100 tỉ USD. Nhằm đáp ứng nhu cầu thế giới hiện nay về thương mại mở, Payoneer Checkout đem đến cho các nhà bán hàng thương mại điện tử phương thức đơn giản hơn, giúp mở rộng và tăng trưởng thông qua các kênh DTC trên toàn thế giới.
Tận dụng lợi thế dẫn đầu về thanh toán trên thị trường trực tuyến cũng như giữa các doanh nghiệp (B2B), Payoneer Checkout đem đến cho các nhà bán hàng thương mại điện tử trải nghiệm thanh toán hợp nhất trên nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau.
Bằng việc thống nhất mọi nguồn vốn trên thị trường trực tuyến và các kênh bán hàng trực tiếp trong các tài khoản Payoneer đa tiền tệ, người bán có thể quản lý nhu cầu các khoản phải trả, tiếp cận được vốn lưu động, và sử dụng nguồn vốn để thanh toán cho chi phí kinh doanh, chẳng hạn như quảng cáo kỹ thuật số. Hiện Payoneer Checkout đang có mặt tại các thị trường Châu Á - Thái Bình Dương và sẽ sớm được triển khai trên toàn thế giới.
Người bán có thể tích hợp trực tiếp Payoneer Checkout trên trang bán hàng hoặc qua các nền tảng thương mại điện tử, nhờ đó đơn giản hoá cách thức thiết lập cửa hàng và có thể chấp nhận thanh toán từ khách hàng trên khắp thế giới.
Chia sẻ về ra mắt cổng thanh toán, ông Scott Galit, Tổng giám đốc điều hành Payoneer cho biết: “Payoneer ra đời với ý tưởng là công nghệ và Internet đã và đang biến đổi kinh tế thương mại, giúp mọi người dù ở bất kỳ nơi nào cũng đều có thể thành lập và phát triển kinh doanh số. Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay muốn mở rộng nhiều kênh bán hàng, họ sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý các phương thức thanh toán khác nhau. Với nỗ lực hỗ trợ DN nhỏ và vừa, việc chúng tôi mở rộng sang lĩnh vực chấp nhận thanh toán là hướng đi tất yếu nhằm giúp họ tham gia nền kinh tế số”.
Cụ thể, ông Scott Galit cho biết họ có thể thực hiện các giao dịch toàn cầu cũng sẽ dễ dàng như giao dịch trong nước. “Tôi rất phấn khởi công bố rằng thông qua Payoneer, DN nhỏ và vừa nay có thể nhận thanh toán từ các DN khác trên nền tảng số và thị trường trực tuyến, cũng như từ người tiêu dùng.”
Bà Keren Levy, Chủ tịch kiêm Giám đốc Khối Dịch vụ hỗ trợ nhà bán hàng của Payoneer cho biết “Hệ sinh thái Payoneer xoay quanh việc kết nối các DN nhỏ và vừa với nền kinh tế số toàn cầu. Sự phức tạp của thao tác thanh toán và nhận thanh toán chính là một trong những rào cản rất lớn đối với những DN muốn bước ra thị trường thế giới. Các chủ DN nhỏ không có đủ thời gian hay nguồn lực để tự mình tối ưu hoá những hạng mục phức tạp, chẳng hạn như thanh toán liên biên giới. Thông qua dịch vụ Payoneer Checkout, chúng tôi tự hào đã tiến thêm một bước trong hành trình tư duy, kiến tạo và truyền cảm hứng vì một tương lai thương mại thống nhất trên toàn cầu, giúp người dân toàn thế giới hiện thực hoá tiềm năng của mình”.
ND
Chuyển đổi số để xanh và thông minh
Submitted by nlphuong on Wed, 27/04/2022 - 20:06Các giải pháp carbon thấp cấp hệ thống cho cơ sở hạ tầng CNTT, tập trung vào các trạm gốc không dây và trung tâm dữ liệu đang được phát triển.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Các nhà phân tích Toàn cầu Huawei (HAS 2022) lần thứ 19 tại Thâm Quyến, Ông Ken Hu - Chủ tịch luân phiên của Huawei đã 03 sáng kiến về cách tiếp cận của Huawei trong việc đổi mới và xây dựng một thế giới thông minh ngày càng xanh hơn.
Đổi mới không ngừng và thúc đẩy ngành công nghiệp
Về lĩnh vực kết nối, Huawei tiếp tục thúc đẩy ngành phát triển. Công ty đã công bố tầm nhìn mang kết nối 10 Gbps đến mọi nơi với 5.5G và F5.5G, cũng như công bố bước phát triển tiếp theo trong mạng không dây và cố định. Kết hợp lại, những nỗ lực này sẽ hỗ trợ hàng loạt yêu cầu mạng thích hợp hơn, bao gồm trải nghiệm kết nối đắm chìm hơn trong gia đình, cũng như độ trễ thấp và độ tin cậy cao cần thiết cho các kết nối điều khiển công nghiệp.
Về mặt điện toán, Huawei đang tái định nghĩa kiến trúc hệ thống cho các nút mạng riêng lẻ, phần mềm nền tảng và trung tâm dữ liệu nhằm nỗ lực tăng hiệu suất hệ thống và hiệu quả năng lượng lên đáng kể.
Về dịch vụ đám mây, Huawei đang xây dựng MetaStudio, một đường dẫn nội dung số đầu cuối dựa trên đám mây giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất nội dung số.
Về thiết bị, Huawei hướng đến việc cung cấp cho người tiêu dùng những trải nghiệm thông minh “lấy người dùng làm trung tâm” trong mọi khía cạnh cuộc sống. Huawei gọi đây là trải nghiệm “Cuộc sống AI liền mạch” thúc đẩy sự giao thoa giữa thế giới vật lý và thế giới số.
Đi sâu vào chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới cho khách hàng
Huawei đang điều chỉnh sản phẩm và danh mục sản phẩm theo các kịch bản công nghiệp khác nhau. Đồng thời, công ty sẽ bắt đầu tích hợp và kiểm nghiệm trước mọi sản phẩm, hoàn tất mọi công đoạn phức tạp trước khi chuyển giao, để khách hàng và đối tác chuyển đổi số (CĐS) dễ dàng hơn.
Với nền tảng Huawei Cloud, Huawei đặt mục tiêu cung cấp "Mọi thứ như một dịch vụ", biến cơ sở hạ tầng, công nghệ và chuyên môn thành các dịch vụ dựa trên đám mây và giúp việc di dời lên đám mây đơn giản hơn cho khách hàng thuộc mọi ngành nghề.
Huawei cũng đang xây dựng các nhóm chuyên gia tích hợp tập trung vào các ngành cụ thể, đưa nhóm chuyên gia này đến tiếp cận gần gũi với các thách thức kinh doanh của khách hàng, sau đó kết hợp chặt chẽ với nguồn lực của đối tác theo chiều ngang, ví dụ như sản phẩm và năng lực đối tác. Mục tiêu là cung cấp các giải pháp CĐS cụ thể cho từng ngành và đáp ứng nhanh hơn nhu cầu của khách hàng.
Tối ưu hóa nguồn cung và tiêu thụ điện bằng công nghệ số để giảm carbon
Huawei đang tái định nghĩa lĩnh vực điện quang (PV) với trí tuệ nhân tạo, đám mây và các năng lực khác để đẩy mạnh sản xuất năng lượng tái tạo.
Huawei cũng đang phát triển các giải pháp carbon thấp cấp hệ thống cho cơ sở hạ tầng CNTT, tập trung vào các trạm gốc không dây và trung tâm dữ liệu.
Trong tương lai, Huawei sẽ đẩy mạnh các chiến lược tích cực giúp tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh và đảm bảo đà tăng trưởng ổn định. “Chúng tôi phải giữ cho trái bóng lăn bằng nỗ lực đổi mới không ngừng nghỉ, tạo ra giá trị cho khách hàng và xã hội. Huawei mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các khách hàng và đối tác để xây dựng một thế giới thông minh ngày càng xanh hơn”, Chủ tịch Ken Hu nhấn mạnh.
Ngoài chiến lược đổi mới sáng tạo, Huawei cũng chia sẻ tầm nhìn sâu rộng cho tương lai và một số thăm dò mà công ty đang thực hiện để đạt được tầm nhìn đó. TS. Zhou Hong - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược của Huawei cho hay: "Mọi thứ chúng ta tưởng tượng ngày hôm nay rất có thể là quá bảo thủ - quá ít - cho ngày mai. Chúng ta phải đón đầu tương lai với những giả thuyết và tầm nhìn táo bạo hơn, song cần thận trọng khi tháo gỡ các nút thắt về lý thuyết và công nghệ. Đây là con đường duy nhất để tiến lên phía trước".
TS, Zhou cũng nêu ra 10 thách thức mà Huawei sẽ giải quyết trong tương lai.
02 câu hỏi khoa học:
Máy móc nhận thức thế giới như thế nào và chúng ta có thể xây dựng các mô hình dạy máy học về cách hiểu thế giới không?
Làm thế nào chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cơ chế sinh lý của cơ thể con người, bao gồm cách thức hoạt động của 08 hệ cơ quan, suy nghĩ và trí thông minh của con người?
08 thách thức công nghệ:
Khả năng cảm nhận và điều khiển mới, ví dụ: giao thức não-máy tính, giao thức cơ-máy tính, màn hình 3D, cảm ứng ảo, khứu giác ảo và vị giác ảo
Theo dõi huyết áp, đường huyết và nhịp tim theo thời gian thực và ứng dụng AI vào trong phát minh dược phẩm hóa học, dược phẩm sinh học và vaccine
Phần mềm thông minh đề cao ứng dụng, hiệu quả, tự động để có giá trị lớn hơn và trải nghiệm tốt hơn
Tiếp cận và vượt qua giới hạn của thuyết thông tin Shannon để mang đến kết nối hiệu quả, hiệu suất cao trong khu vực lẫn toàn cầu
Các mô hình điện toán thích ứng và hiệu quả, kiến trúc phi Von Neumann, các cấu phần dị biệt, AI có thể lý giải và gỡ lỗi
Phát minh ra các phân tử, chất xúc tác và thành phần mới bằng tính toán thông minh
Phát triển các quy trình mới vượt qua CMOS, chi phí thấp mà hiệu quả hơn
Chuyển đổi và lưu trữ năng lượng an toàn, hiệu quả cùng các dịch vụ theo yêu cầu./.
Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh doanh trực tuyến lớn
Submitted by nlphuong on Mon, 25/04/2022 - 09:25Bước vào năm 2022 với cơ hội rộng mở, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thậm chí là các cá nhân từ thành thị đến nông thôn đều tích cực gia nhập “sân chơi” kinh doanh trực tuyến.
Năm 2020 - 2021 có thể được xem là giai đoạn đặc biệt với những biến chuyển chưa từng có tiền lệ dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đặc biệt, ngành kinh doanh trực tuyến ghi dấu ấn đậm nét hơn cả. Bước vào năm 2022 với cơ hội rộng mở, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thậm chí là các cá nhân từ thành thị đến nông thôn đều tích cực gia nhập “sân chơi” kinh doanh trực tuyến.
Trong tập đầu tiên của chuỗi tọa đàm “Chỉ dẫn đỏ” với chủ đề “Chuyển phát nhanh - Thành bại của bán hàng online” mới đây, ông Đỗ Hữu Hưng, Tổng giám đốc AccessTrade dự đoán về sự phát triển của mảng kinh doanh trực tuyến, cho biết Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn và được dự đoán sẽ là quốc gia có nền kinh tế số lớn thứ nhì khu vực Đông Nam Á vào năm 2025. Sự phát triển này sẽ kéo theo sự tham gia của nhiều đối tượng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Có thể thấy, “sân chơi” kinh doanh trực tuyến ở thời điểm hiện tại không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp (DN) nhỏ bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) mà còn mở rộng sang các DN và tập đoàn lớn. Đây được đánh giá là bước đi thông minh và cần thiết để các doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng, tạo dựng lòng tin và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng trên hành trình mua sắm.
“Để phát triển nền kinh tế số, TMĐT cần đi trước, theo sau đó là những dịch vụ logistics, chuyển phát hàng hóa… Chất lượng hạ tầng của ngành logistics nói chung cũng như chuyển phát nhanh nói riêng đã được nâng lên rất nhiều. Điều này giúp người dùng có lòng tin hơn, cũng như nâng cao trải nghiệm của người nhận hàng. Khi mà các DN vận chuyển có thể làm tốt điều mà người dùng trông chờ thì tôi tin việc nền kinh tế số đóng góp 50 – 60 tỷ USD cho kinh tế Việt Nam sẽ thành hiện thực”, ông Đỗ Hữu Hưng chia sẻ.
Bên cạnh những cơ hội, xu thế kinh doanh trực tuyến vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, đặc biệt là đối với những người mới khởi sự kinh doanh. Ông Hưng đánh giá các DN hiện nay thực tế gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến việc thiếu hụt nhân sự, kiến thức và các đối tác hỗ trợ. Để có thể khắc phục những vấn đề này một cách triệt để, họ cần được tư vấn và cung cấp các giải pháp theo mô hình one-stop shop, nơi mà khách hàng có thể sử dụng được các sản phẩm và dịch vụ với giải pháp trọn gói, tích hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Đồng thời, đi kèm với các giải pháp trọn gói còn là các gói hỗ trợ, tư vấn giải quyết vấn đề khi doanh nghiệp hay những nhà bán hàng online gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh.
Tại chương trình, ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam cũng chia sẻ những giải pháp nhằm đồng hành cùng người kinh doanh trực tuyến trên cương vị là một DN giao hàng chuyển phát nhanh quốc tế và là đối tác của nhiều sàn TMĐT lớn.
Ông Bình cho biết: “J&T Express có khẩu hiệu là “Express your online business” với mong muốn hỗ trợ cho khách hàng kinh doanh trực tuyến dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngày nay, người bán không cần phải có cửa hàng quá hoành tráng mà chỉ cần có hàng hóa tốt, chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ phù hợp để mang những hàng hóa của người bán đến tận tay người dùng. J&T Express cũng chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng bằng việc cung cấp nhiều loại hình dịch vụ phù hợp với những nhu cầu cần thiết.”
Chuỗi toạ đàm Chỉ Dẫn Đỏ là chương trình do thương hiệu J&T Express - Giao hàng Chuyển phát nhanh phối hợp cùng báo điện tử Dân Trí thực hiện. Với 4 kỳ phát sóng liên tục, chương trình sẽ mang đến cái nhìn cặn kẽ và chính xác nhất về những thay đổi, cải tiến của ngành kinh doanh trực tuyến và chuyển phát nhanh. Từ đó, mang xung lực mới cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới. Với nội dung hấp dẫn và tầm ảnh hưởng rộng khắp, chương trình đã thu hút được sự đồng hành chia sẻ từ các chuyên gia trong ngành như ông Đỗ Hữu Hưng, Tổng Giám đốc AccessTrade và ông Trần Quang Khôi - Quản lý Ngành hàng TikTok Việt Nam. |
Tọa đàm “Chỉ Dẫn Đỏ”: Biển báo dẫn lối cho người kinh doanh trực tuyến
Submitted by nlphuong on Sat, 16/04/2022 - 17:20Trước sự phổ biến của những chiếc điện thoại thông minh cùng nền tảng Internet tốc độ cao… hình ảnh anh nông dân, sinh viên ngồi trên ghế nhà trường hay bà mẹ bỉm sữa trong vai trò mới đã mở rộng định nghĩa về “người kinh doanh trực tuyến”.
Nhằm chia sẻ những thông tin nền tảng và phần nào hỗ trợ cho những người khởi nghiệp trong lĩnh vực bán hàng online, thương hiệu J&T Express - Giao hàng Chuyển phát nhanh kết hợp cùng đối tác cũng như chuyên gia trong ngành tổ chức chuỗi tọa đàm “Chỉ Dẫn Đỏ”.
Kỳ phát sóng đầu tiên, diễn ra vào ngày 20/04, với chủ đề “Chuyển phát nhanh - Thành bại của bán hàng online” được kỳ vọng sẽ mang lại những kiến thức tổng quan về thị trường cũng như bí quyết kinh doanh hiệu quả trên nền tảng số.
Hai báo cáo do một sàn thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu tại Việt Nam công bố vào tháng 1/2022 cho thấy: trong quý II/2021, số lượng người bán tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Con số này tiếp tục tăng hơn 1,5 lần trong quý III/2021(1). Cũng theo một thống kê khác của Chi cục thuế Hà Nội, hiện có tới 13.400 cửa hàng trực tuyến tại Hà Nội và 13.500 cửa hàng trực tuyến tại TP.HCM(2).
Trước sự phổ biến của những chiếc điện thoại thông minh cùng nền tảng Internet tốc độ cao… hình ảnh anh nông dân, sinh viên ngồi trên ghế nhà trường hay bà mẹ bỉm sữa trong vai trò mới đã mở rộng định nghĩa về “người kinh doanh trực tuyến”.
Ngoài nhóm doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ, người tham gia vào nền kinh tế số còn có thể là các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu bán hàng trực tuyến cho khách hàng nội địa hoặc bán hàng xuyên biên giới. Tuy chân dung của “người kinh doanh trực tuyến” vô cùng đa dạng, nhưng họ đều có chung một số những khó khăn như: thiếu nguồn kiến thức được hệ thống một cách bài bản về kinh doanh trực tuyến, áp lực cạnh tranh về giá, lúng túng khi xử lý các khâu liên quan vận hành, vận chuyển hàng hoá, giải đáp khiếu nại, thắc mắc khi gặp các sự cố…
Đóng vai trò là “người đồng hành” trên hành trình này, J&T Express đã liên tục đưa ra những giải pháp, sáng kiến nhằm hỗ trợ hiệu quả cho người kinh doanh trực tuyến. Tiêu biểu, khi thấy bà con nông dân gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản trong giai đoạn cao điểm về Covid-19, J&T Express đã nhanh chóng cho ra đời J&T Fresh - mô hình vận chuyển dành riêng cho sản phẩm nông sản và hàng tươi sống.
Ngoài ra, J&T Express liên tục triển khai các chương trình ưu đãi, giảm giá hấp dẫn nhằm giảm áp lực chi phí đối với người mới kinh doanh trực tuyến. Đồng thời, với lợi thế về công nghệ, J&T Express còn mang đến những giải pháp toàn diện góp phần giải quyết các khó khăn của người bán trong khâu xử lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng một cách toàn diện và đảm bảo tốc độ giao hàng nhanh chóng với mức rủi ro thấp nhất.
Tuy nhiên, những hỗ trợ kể trên chỉ mang tính thời điểm. Thực tế, phần lớn những người mới bắt đầu kinh doanh online chỉ tự mày mò, học hỏi hay cóp nhặt kinh nghiệm từ các “tiền bối” trong ngành mà chưa có nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng khi khởi sự kinh doanh.
Để gặt hái được thành công lâu dài trên thị trường kinh doanh trực tuyến đầy cạnh tranh, người bán cần phải trang bị những kiến thức bài bản cũng như những bí quyết, lời khuyên từ các chuyên gia. Đây chính là động lực thúc đẩy J&T Express hợp tác cùng đối tác cũng như chuyên gia trong ngành để triển khai tọa đàm “Chỉ Dẫn Đỏ”.
Lấy cảm hứng từ hình ảnh biển báo ưu tiên trên đường giao thông, “Chỉ Dẫn Đỏ” kỳ vọng có thể cùng những người đã, đang và sẽ gia nhập “sân chơi” bán hàng trực tuyến tạo ra con đường “ưu tiên” cho công việc kinh doanh được thuận lợi, hanh thông. Là màu sắc tượng trưng cho thịnh vượng và vận may trong văn hóa Á Đông, “Chỉ Dẫn Đỏ” còn là một “thông điệp ngầm” cầu mong tài lộc, may mắn cho những người kinh doanh online, với sự trợ giúp của “đội quân áo đỏ” J&T Express.
Thông qua cái tên “Chỉ Dẫn Đỏ” đã thể hiện được nội dung và mục đích của chương trình: giúp người kinh doanh trực tuyến tổng hợp được hàng loạt kiến thức cần thiết, cũng như học hỏi từ các điển hình thành công thực tế và tham khảo định hướng từ các chuyên gia thông qua chương trình.
Kỳ phát sóng đầu tiên của chuỗi tọa đàm sẽ diễn ra vào ngày 20/04/2022 với chủ đề “Chuyển phát nhanh - Thành bại của bán hàng online”. Hai diễn giả là ông Đỗ Hữu Hưng (Tổng Giám đốc AccessTrade) và ông Phan Bình (Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam) sẽ chia sẻ bức tranh toàn cảnh của thị trường cũng như giải đáp những khúc mắc liên quan đến tầm quan trọng và cách lựa chọn đơn vị chuyển phát nhanh phù hợp.
Thông qua đó, chuyên gia sẽ đưa ra các các thông tin, hướng dẫn, đặc biệt là cách thức lựa chọn dịch vụ liên kết, dịch vụ chuyển phát nhanh phù hợp đối với hình thức kinh doanh này.
Người xem có thể theo dõi lịch phát sóng và đăng ký tham gia chương trình để không bỏ lỡ những kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia trong ngành tại đây: https://webinar.jtexpress.vn/
[1]https://vnexpress.net/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-tang-4-lan-trong-nam-2021-4418203.html
[2]https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/kinh-doanh-truc-tuyen-tai-viet-nam-hien-nay