Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT năm 2012: Bộ TT&TT và Đà Nẵng đứng đầu nhiều nội dung
(ICTPress) - Theo "Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” năm 2012 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố thì Bộ TT&TT và Đà Nẵng được đánh giá đạt nhiều nội dung nổi trội trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về ứng dụng CNTT 2012.
Biểu đồ tỷ lệ các Bộ, cơ quan ngang Bộ được đánh giá Tốt, Khá và Trung bình theo tiêu chí thành phần về Website/Portal |
Xếp hạng mức độ Ứng dụng CNTT các Bộ và cơ quan ngang Bộ
Trong năm 2012, có 21 Bộ, cơ quan ngang Bộ đã gửi phiếu báo cáo số liệu để đánh giá; có 01 Bộ không gửi phiếu báo cáo số liệu là Bộ Công an. Trên cơ sở số liệu báo cáo của các cơ quan, công tác đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT được thực hiện đầy đủ đối với 18 cơ quan.
Với tiêu chí Xếp hạng mức độ Ứng dụng CNTT tổng thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ số điểm được đánh giá tối đa năm 2012 là 577: Bộ TT&TT vươn lên vị trí số 1 với số điểm 444,09 (năm 2011 ở vị trí thứ 7 với số điểm 320,38 điểm), tiếp theo ở vị trí số 2 là Bộ Công thương với 411,44 điểm (năm 2011 ở vị trí thứ 6 với 322,92 điểm). Đây quả là bước tiến vượt bậc với nhiều tiêu chí được đánh giá khá tốt.
Xếp hạng mức độ Ứng dụng CNTT tổng thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ:
+ Cũng theo báo cáo, xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được đánh giá ở mức tốt (10 đơn vị) lần lượt là các đơn vị: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ. Ở phần xếp hạng này so với năm 2011 có 3 gương mặt mới là Bộ Xây dựng, Bộ Nội Vụ và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đáng chú ý là Bộ TT&TT chỉ được đánh giá ở cuối bảng của mức khá đứng thứ 18 trong số các Bộ và cơ quan ngang Bộ. (với tiêu chí này không xếp hạng đối với Bộ Quốc phòng; Bộ Công an).
Biểu đồ tỉ lệ các Bộ, cơ quan ngang Bộ được đánh giá Tốt, Khá và Trung bình theo tiêu chí thành phần về Hạ tầng kỹ thuật CNTT |
+ Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ ở mức tốt đứng đầu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp đến là Thanh tra Chính phủ và thứ 3 là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2011 đứng thứ 17 vươn lên ngoạn mục trong năm 2012 với vị trí thứ nhất do Thanh tra Chính phủ hạ 1 bậc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ vị trí thứ 8 lên vị trí thứ 3.
+ Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ không có Bộ ngành nào đạt mức tốt, đứng đầu mức khá là Bộ Thông tin và Truyền thông với 165,43 điểm so với điểm tối đa là 240 điểm. Bộ Tư pháp từ vị trí thứ 8 năm 2011 đã vươn lên vị trí thứ 4 năm 2012, Bộ Xây dựng từ vị trí thứ 4 năm 2011 xuống vị trí thứ 8 năm 2012…
Biểu đồ tỉ lệ các Bộ, cơ quan ngang Bộ được đánh giá Tốt, Khá và Trung bình theo tiêu chí thành phần về Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp |
Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Website/Portal (cung cấp thông tin, chức năng hỗ trợ người sử dụng và công tác quản lý) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Ở Bảng xếp hạng này cho thấy Bộ TT&TT liên tục 2 năm liền 2011 và 2012 ở vị trí dẫn đầu với số điểm năm 2012 là 123 điểm (điểm tối đa là 140 điểm). Bộ Công thương từ vị trí thứ 2 năm 2011 đã xuống vị trí thứ 5 với 110 điểm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012 tăng một bậc so với năm 2011; Bộ Khoa học và Công nghệ từ vị trí thứ 6 năm 2011 đã xuống vị trí thứ 9. Ở bảng xếp hạng này đứng cuối bảng là 3 Bộ: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Bộ Nội Vụ từ ở vị trí cuối bảng năm 2011 đã vươn lên vị trí thứ 14.
Về tổng thể trong năm 2012 Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Website/Portal (cung cấp thông tin, chức năng hỗ trợ người sử dụng và công tác quản lý) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ mới chỉ có 9,1% Website/Portal được đánh giá tốt, 40.9% Website/Portal được đánh giá khá và còn lại tới 50% Website/Portal bị đánh giá là trung bình.
Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ:
Bộ Ngoại Giao 2 năm liền đứng đầu với 61,64 điểm (điểm tối đa là 100) tiếp đến là Bộ TT&TT từ vị trí thứ 6 năm ngoái vươn lên vị trí thứ 2 với 42,43 điểm. Bộ Công thương ở vị trí thứ 2 năm 2011 xuống vị trí thứ 4. Cùng ở vị trí thứ 8 là các đơn vị : Thanh tra Chính phủ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Bộ Nội vụ; Bộ Quốc phòng.
Cũng theo báo cáo xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có 13 đơn vị ở mức tốt là:
Như vậy mới chỉ có 61,9% cac đơn vị được đánh giá là Tốt, 28,6% được đánh giá là Khá còn lại 9,6% được đánh giá là Trung bình.
Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2012 được xếp thứ tự như sau: Bộ TT&TT, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ.
Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ:
Trên cơ sở số liệu báo cáo của các cơ quan, công tác đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ, năm nay công tác đánh giá xếp hạng sẽ chỉ đánh giá xếp hạng chung cho 04 cơ quan Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học và xã hội Việt Nam đã gửi báo cáo theo 3 tiêu chí chính là: (1) Hạ tầng kỹ thuật CNTT, (2) Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ và (3) Website/Portal phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Theo đó các bảng xếp hạng có 2 đơn vị dẫn đầu là Đài Truyền hình Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam.
Xếp hạng mức độ Ứng dụng CNTT tổng thể của các cơ quan thuộc Chính phủ: đứng đầu là Đài Truyền hình Việt Nam.
Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ đứng đầu là Đài Truyền hình Việt Nam.
Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các cơ quan thuộc Chính phủ : đứng đầu Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam.
Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Website/Portal (cung cấp thông tin, chức năng hỗ trợ người sử dụng và công tác quản lý) của các cơ quan thuộc Chính phủ: đứng đầu là Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam.
Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Xếp hạng mức độ Ứng dụng CNTT tổng thể của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đứng đầu là Đà Nẵng, cuối bảng là Ninh Thuận.
Biểu đồ tỉ lệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đánh giá Tốt, Khá và Trung bình theo Mức độ ứng dụng CNTT tổng thể |
+ Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đứng đầu là Trà Vinh, cuối bảng là Tuyên Quang.
Biểu đồ tỉ lệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đánh giá Tốt, Khá và Trung bình theo tiêu chí thành phần về Hạ tầng kỹ thuật CNTT |
+ Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đứng đầu là TP. Đà Nẵng, cuối bảng là Lai Châu.
Biểu đồ tỉ lệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đánh giá Tốt, Khá và Trung bình theo tiêu chí thành phần về Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ |
+ Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đứng đầu là An Giang, cuối bảng là Tiền Giang.
Biểu đồ tỉ lệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đánh giá Tốt, Khá và Trung bình theo tiêu chí thành phần về Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp |
+ Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Website/Portal (cung cấp thông tin, chức năng hỗ trợ người sử dụng và công tác quản lý) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu là Hải Phòng, cuối bảng là Sơn La.
Biểu đồ tỉ lệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đánh giá Tốt, Khá và Trung bình theo tiêu chí thành phần về Website/Portal |
+ Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu là An Giang, cuối bảng là Đắk Nông.
+ Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đứng đầu là TP. Đà Nẵng cuối bảng là Cà Mau.
Tỉ lệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân được đánh giá Tốt, Khá và Trung bình theo tiêu chí thành phần về Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin năm 2012 |
+ Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đứng đầu là TP. Đà Nẵng, cuối bảng là Ninh Thuận.
+ Xếp hạng theo tiêu chí thành phần về Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đứng đầu là Bắc Ninh cuối bảng là Ninh Thuận.
Theo nội dung báo cáo trong năm 2012, mức độ ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và phục vụ người dân và doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có nhiều tiến bộ so với năm 2011. Về tổng thể, tỷ lệ các cơ quan đạt mức Tốt, Khá có tăng nhưng vẫn còn thấp, tỷ lệ cơ quan đạt mức Khá chỉ đạt khoảng 20% và mức Tốt là dưới 2%. Bên cạnh đó, vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa các đơn vị đứng đầu và các đơn vị phía dưới.
Đánh giá theo các tiêu chí thành phần, tỉ lệ cơ quan đạt mức Khá tăng nhiều ở nhóm tiêu chí về Hạ tầng kỹ thuật CNTT, Ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý chỉ đạo điều hành.
Nội dung báo cáo thể hiện Bộ TT&TT và TP. Đà Nẵng năm 2012 đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nhiều nội dung. Nhìn bức tranh tổng thể từ báo cáo cho thấy để đưa ứng dụng CNTT vào cuộc sống cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực, không phải cứ đơn vị nào được đầu tư nhiều kinh phí là hoạt động có hiệu quả. Ứng dụng CNTT muốn đạt hiệu quả cao thì khâu quan trọng là đội ngũ chuyên trách CNTT và nhân viên phải tinh thông, được đào tạo có trình độ thì dù kinh phí đầu tư có ít ứng dụng CNTT vẫn có thể đạt hiệu quả cao.
Tiến Anh