Mô hình đầu tư viễn thông, viễn thông công ích

TS. Bùi Xuân Chung

Việt Nam đã hội nhập kinh tế được 5 năm, thị trường viễn thông Việt Nam đã có bước phát triển và cạnh tranh sâu sắc. Đối với lĩnh vực viễn thông công ích (VTCI) đã chuyển đổi từ nghĩa vụ phổ cập sang hình thức phổ cập thông qua Quỹ Dịch vụ VTCI để minh bạch và công bằng với các nhà khai thác viễn thông.

Bài viết sẽ tập trung vào nội dung đổi mới quản lý đầu tư trong viễn thông, và VTCI để góp phần phát triển bền vững thị trường viễn thông, tránh các hiện tượng cạnh tranh phá giá ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường viễn thông.

 1. Những nội dung cần sự đồng thuận

Tách nghĩa vụ cung cấp dịch vụ VTCI ra khỏi quyền kinh doanh

Thực tế phát triển thị trường viễn thông đã chỉ ra việc tách nghĩa vụ công ích và kinh doanh viễn thông là thông lệ tốt trong phát triển thị trường viễn thông, những bùng nổ của thị trường viễn thông từ năm 2007 đến này đã minh chứng cho chủ trương đúng đắn này. Do vậy, giải pháp can thiệp của nhà nước thông qua hình thành Quỹ dịch vụ VTCI để cung cấp dịch vụ VTCI là đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển thị trường.

Hoạt động cung cấp dịch vụ VTCI không có tính bắt buộc với doanh nghiệp

Doanh nghiệp (DN) tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông như một hoạt động kinh doanh sản xuất hàng hoá công cho chính phủ. Có thể thấy rõ thông qua các hoạt động sản xuất thuộc y tế, và các sản phẩm y tế khác khi đưa vào phục vụ dự phòng y tế hoặc cung cấp cho đồng bào vùng sâu sẽ trở thành hàng hoá công do mục đích sử dụng. Do vậy, trong hoạt động cung cấp dịch vụ VTCI cần tính toán đủ các yếu tố để DN có thể sản xuất cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu chuẩn.

Hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ bị điều chỉnh theo luật kinh doanh hơn là các quan hệ hành chính

Những thoả thuận cơ bản trong hợp đồng đặt hàng dịch vụ VTCI là thoả thuận giữa các bên trong cung cấp dịch vụ sẽ bị điều chỉnh theo các luật dân sự, luật thương mại và các quy định liên quan. Do vậy các quyết định hành chính sẽ không có hiệu lực với hoạt động cung cấp dịch vụ VTCI của DN.

Thị trường và việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ VTCI

Những hình thức lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ công trong bối cảnh thị trường viễn thông phát triển và cạnh tranh sẽ tối ưu với xã hội khi sử dụng hình thức đấu thầu. Việc phân bổ theo kế hoạch nên hạn chế và thực hiện với quy mô nhỏ.

2. Nội dung phương pháp ROI

Mô hình tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư

Một phương pháp đo lường hiệu suất sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc đầu tư hoặc để so sánh hiệu quả của các khoản đầu tư khác nhau là phương pháp ROI (Return on Investment). ROI được tính bằng tỷ suất của lợi ích (yêu cầu) của một khoản đầu tư chia cho chi phí đầu tư, kết quả được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Mức lợi tức yêu cầu của khoản đầu tư được tính toán theo công thức sau:

Trong công thức trên "Giá trị thu được từ khoản đầu tư", đề cập đến số tiền thu được từ việc một khoản đầu tư hoặc mức lợi tức yêu cầu đối với khoản đầu tư đó. Hiệu suất đầu tư là một thước đo rất phổ biến vì tính linh hoạt và đơn giản trong quá trình hoạch định đầu tư. Tỷ suất này được sử dụng trong lựa chọn danh mục các khoản đầu tư hoặc đặt ra mục tiêu cho các khoản đầu tư.

Phương pháp ROI như một thang đo về kết quả cơ bản đối với các khoản đầu tư của xã hội. Kết quả tính toán theo phương pháp ROI là một cơ sở để hoạch định đầu tư, đối với vấn đề đầu tư của một ngành phương pháp ROI thường được tính toán trong quản lý nguồn lực xã hội đã và sẽ đầu tư cho ngành đó. 

3. Tại sao phương pháp ROI đáp ứng yêu cầu

Phương pháp ROI thể hiện rõ những yêu cầu về lợi ích của các bên tham gia đầu tư, do vậy phương pháp ROI sẽ tính toán và đảm bảo cho DN phát triển bền vững trong cung cấp dịch vụ nói chung và dịch vụ công nói riêng. Những nội dung đem lại cho phương pháp ROI tính phù hợp trong thẩm định dự án phát triển dịch vụ viễn thông công ích, cụ thể:

- ROI là thang đo chuẩn mực trong việc xác định các hiện tượng phá giá, hoặc gian lận trong việc đấu thầu cung cấp dịch vụ công.

- ROI là thang đo trong việc thẩm định, lựa chọn công nghệ trong cung cấp dịch vụ VTCI.

- ROI là cơ sở để xác định mức hỗ trợ phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia cung cấp dịch vụ VTCI.

Đối với lĩnh vực quản lý công, việc tính toán lợi ích đầu tư thông qua phương pháp ROI sẽ là cơ sở để Chính phủ phát hiện các hành động phá giá hoặc đầu tư quá mức vào một ngành làm méo mó nguồn lực xã hội. Ngoài ra, các kết quả tính toán từ phương pháp ROI là cơ sở để Chính phủ hỗ trợ cho việc cung cấp dịch vụ công hoặc điều tiết nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực xã hội.

 4. Sử dụng ROI phân tích dịch vụ VTCI và dịch vụ viễn thông kinh doanh

Bài viết sẽ sử dụng phương pháp ROI để phân tích vấn đề đầu tư trong cung cấp dịch vụ VTCI. Sử dụng chỉ tiêu ROI để tính toán các lợi ích của nhà đầu tư khi đầu tư hoặc lựa chọn công nghệ trong cung cấp dịch vụ điện thoại. Kết quả tính toán trong Bảng 1.

Bảng 1: ROI khi đầu tư vào dịch vụ điện thoại ((Nguồn phân tích dữ liệu các dự án viễn thông và các báo cáo của tổ chức BMI)

Đối với công nghệ di động, thông tin gần đây cho thấy các nhà khai thác sẽ chưa thực hiện thu cước đối với các thuê bao có mức cước nhỏ hơn 1 USD (20.000 VNĐ)(1), chứng tỏ một nội dung: khi thị phần đã lớn các chi phí quản lý được phân bổ thấp hơn họ có thể chuyển dịch công nghệ di động sang cung cấp dịch vụ điện thoại cố định vô tuyến là một hoạt động hiệu quả phần đầu tư của nhà khai thác. Bên cạnh đó DN cũng sẵn sàng cung cấp dịch vụ với giá cạnh tranh thấp hơn mức tính toán trong bài báo.

Phía ngược lại, thông tin đối với dịch vụ cố định gần đây cho thấy mức suy giảm thuê bao điện thoại cố định, mức cước thu được trên thuê bao chỉ còn 2 USD (40.000 đồng) là những thông tin cảnh bảo về sự thay thế và lấn át của dịch vụ điện thoại cố định di động.    

4. Phân tích phương án của nhà đầu tư và chính phủ

Hành vi của các chủ thể trong đầu tư và tài trợ của Chính phủ trong cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và cố định di động, trong phân tích giả định mức gia tăng lợi ích của một thuê bao cố định di động giống với sự gia tăng một thuê bao di động.

Theo quan điểm tách bạch giữa kinh doanh và công ích thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư đối với hoạt động VTCI phải gần bằng với tỷ suất lợi nhuận của ngành. Tỷ suất này hiện tại khoảng 15% (Nguồn điều tra DN Việt Nam).                                    

Sau đây là các nội dung bình luận về kết quả phân tích các kịch bản gắn với xu thế phát triển của dịch vụ điện thoại trong vùng công ích.

Kịch bản 1 (điện thoại cố định) và Kịch bản 2 (Điện thoại cố định vô tuyến): Kết quả tính toán cho thấy chưa thực sự khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào cung cấp dịch vụ điện thoại tại vùng công ích vì đều có ROI nhỏ hơn 15%. Nếu đầu tư theo trách nhiệm xã hội của DN thì nhà đầu tư sẽ lựa chọn phương thức đầu tư vào dịch vụ điện thoại cố định vô tuyến.

Kịch bản 3: Các nhà đầu tư sẽ thực hiện đầu tư nếu được hỗ trợ bằng phần chênh lệch với trung bình ngành là 14, 55% (15%-0,45%=14,5%).

Kịch bản 4: Các nhà đầu tư sẽ thực hiện đầu tư nếu được hỗ trợ bằng phần chênh lệch với trung bình ngành là 2, 95% (15%-12,05%=2,95%).

5. Các phát hiện nâng cao hiệu quả đầu tư VTCI

Từ việc xây dựng, lựa chọn mô hình phân tích và các số liệu thực tế bài viết đã xây dựng hệ thống phương án thể hiện mối quan hệ lợi ích giữa các bên trong đầu tư cho VTCI. Trên cở các kết quả phân tích tác giả đưa ra các phát hiện cơ bản để nâng cao hiệu quả và khuyến khích DN đầu tư vàoVTCI.   

Phát hiện thứ nhất: Những phân tích nội dung công nghệ theo bốn kịch bản đã chỉ ra sự cần thiết lựa chọn công nghệ trong phổ cập dịch vụ điện thoại cố định. Với những DN đã đầu tư vào mạng cố định có sẵn nếu không hỗ trợ thì số lượng thuê bao điện thoại cố định sẽ giảm xuống gây tổn thất cho khoản đầu tư xã hội.

Phát hiện thứ hai: Phân tích về tỷ suất ROI chỉ ra nguyên nhân xu thế giảm dần của các thuê bao điện thoại cố định giống như kinh nghiệm của các nước phát triển như Nhật Bản và Hàn Quốc. Do vậy công tác quy hoạch của Chính phủ cũng cần hạn chế các dòng đầu tư vào dịch vụ điện thoại cố định để tránh tổn thất và lãng phí cho xã hội.

Phát hiện thứ ba: Khi thị trường viễn thông phát triển có tính cạnh tranh, các hợp đồng đầu thầu cung cấp dịch vụ điện thoại, mức hỗ trợ là một cơ sở quan trọng trong tính toán giá trị hợp đồng, do vậy việc tính toán mức hỗ trợ cần dựa trên mức giá đầu thầu gắn với công nghệ và dịch vụ cung cấp.

Phát hiện thứ tư: Các hiện tượng có tính phá giá như không nhận hỗ trợ trong phát triển dịch vụ sẽ làm thông tin thị trường bị méo sẽ là căn nguyên gây nên tổn thất xã hội và tạo ra lãng phí xã hội và sự giảm số lượng thuê bao điện thoại khi hết hỗ trợ.

Phát hiện thứ năm: Để ổn định trong cung cấp dịch vụ điện thoại tại các vùng khó khăn, cần có các giải pháp quy hoạch dài hạn để ổn định và nâng cao tính sẵn sàng trong cung cấp dịch vụ điện thoại. Khi đó các giải pháp có tính thị trường như Đầu thầu cung cấp dịch vụ, đấu thầu thực hiện theo hình thức BOT, BT, BTO trong cung cấp hạ tầng và dịch vụ sẽ góp phần tối ưu và hiệu quả trong cung cấp dịch vụ điện thoại tại các vùng khó khăn.

Bài viết sử dụng một phương pháp phân tích giản đơn với hy vọng đưa ra các gợi ý để phát triển bền vững dịch vụ điện thoại tại các vùng khó khăn.    

Ghi chú:

([1]) Trong kinh tế khi doanh thu cận biên (MR) lớn hơn chi phí cận biên (MC) thì DN vẫn tiếp tục sản xuất, mức 1 đô la là giới hạn mà DN không muốn cung cấp dịch vụ.

Tài liệu tham khảo

[1]. Điều tra doanh nghiệp Việt Nam  (http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=440&idmid=5)

[2]. Investment science (1998), Oxford University press 

[3]. Vietnam telecom report (2009), BMI

Tin nổi bật