Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Cách để có 2GB Google Drive miễn phí trong chưa đến 2 phút

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Google Drive đang cung cấp cho người sử dụng miễn phí 2GB lưu trữ bằng cách chỉ phải hoàn thành một việc kiểm tra an ninh đơn giản.

(ICTPress) - Google Drive đang cung cấp cho người sử dụng miễn phí 2GB lưu trữ bằng cách chỉ phải hoàn thành một việc kiểm tra an ninh đơn giản, chỉ mất có vài phút để hoàn thành nhưng việc này chỉ kéo dài đến 17/2.

Được thiết kế để đảm bảo mọi thứ về tài khoản của bạn là chắc chắn, bước kiểm tra an ninh chạy qua một danh sách các tính năng an ninh kiểm tra thông tin phục hồi tài khoản của bạn, hoạt động gần đây, các cho phép tài khoản và các thiết lập xác thực hai bước.

Để truy nhập kiểm tra an ninh, tiếp tục vào trang tài khoản Google của bạn.

Tiếp theo, nhấp vào nút "Get Started" để bắt đầu kiểm tra.

Sau đó bạn được lướt qua 4 phần trong danh sách kiểm tra. Một khi bạn lướt qua, bạn sẽ nhận được dấu hiệu đánh dấu màu xanh. Khi bạn hoàn thành cả 4, bạn sẽ được chào mừng với trang này.

Bạn đã hoàn thành! Hãy nghỉ ngơi với thông tin là tài khoản Google của bạn an toàn hơn và bạn có 2GB lưu trữ miễn phí.

Google cho biết sẽ bổ sung lưu trữ miễn phí vào tài khoản của tất cả những người sử dụng vào ngày 28/2 và bạn sẽ nhận được một email khẳng định khi sự thay đổi hoàn tất.

QM (Theo Business Insider)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Cách sử dụng Google Maps cả khi ngoại mạng

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Một tính năng của Google Maps mà ít người biết đến để sử dụng dịch vụ này cả khi không có Wi-Fi hay sóng di động.

(ICTPress) - Kể từ khi Google tung ra dịch vụ bản đồ (Maps) 10 năm trước, dịch vụ này đã ngày càng trở nên quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Một tính năng của dịch vụ này mà ít người biết đến đó là bạn có thể tải về một phần của bản đồ cho phép bạn kiểm tra thông tin ngay cả khi bạn không có Wi-Fi hay sóng di động. Điều này vô cùng hữu ích cho người hay đi lại, cả khi không được phủ sóng di động.

Dưới đây là cách kích hoạt tính năng này:

Đầu tiên và trên hết là tải ứng dụng Maps về. Sau đó, hoặc là tìm kiếm một vị trí như "New York City" hay phóng to, thu nhỏ vào một khu vực cụ thể mà bạn muốn lưu để dành cho khi bạn ngoại tuyến, và nhấp vào ô vị trí ở phía dưới màn hình:

Ở bên góc trên bên phải màn hình, bạn sẽ nhìn thấy ba chấm thẳng đứng, và sau đó sẽ nhìn thấy một lựa chọn "Save offline app" (lưu ứng dụng ngoại tuyến):

Google sẽ hỏi bạn những gì bạn muốn để đưa ra bản đồ ngoại tuyến mới:

Sau đó bạn có thể tìm tất cả các bản đồ đã lưu băng cách trượt sang phải bất cứ khi nào trên ứng dụng và nhấp vào "Your places" (các vị trí của bạn):

Tuyệt vời! Bạn sẽ nhìn thấy các bản đồ, và có thể tìm thấy đường bạn muốn tìm thậm chí cả khi không có sóng di động hay Wi-Fi (bạn sẽ vẫn nhìn thấy vị trí của bạn là một chấm xanh):

QM (Theo Business Insider)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Trung tâm dữ liệu: Chọn mặt gửi “vàng”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Giải pháp Khôi phục dữ liệu tại GDS được thiết kế cho từng đối tượng khách hàng, tùy theo lĩnh vực kinh doanh, yêu cầu kỹ thuật và khả năng tài chính.

(ICTPress) - Với các tổ chức, doanh nghiệp mà thông tin là một trong những yếu tố mang tính sống còn thì Trung tâm dữ liệu (Data Center - DC) được coi là “trái tim” của toàn bộ hệ thống.

Tuy nhiên, để sở hữu một DC riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản đầu tư ban đầu rất lớn cộng với chi phí vận hành và quản lý. Vậy tại sao lại không nghĩ tới thuê ngoài?

Trung tâm dữ liệu cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa được nhiều hoạt động như kết nối các quy trình công việc quan trọng, thực hiện tổng hợp, thống kê, phân tích, báo cáo và tự động hóa các quy trình, giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian và đưa ra các quyết định kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đối với doanh nghiệp trong các ngành lớn như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm,… thông tin mang tính chất sống còn, không thể bị ngắt đoạn trong từng giờ từng phút.

Vì thế, DC cần phải được thiết kế đảm bảo độ an toàn, tính sẵn sàng và liên tục, hạn chế tối thiểu lỗi xảy ra, vì mỗi một sự cố có thể dẫn tới tổn thất rất lớn. Bên cạnh đó, việc duy trì một hệ thống như vậy đòi hỏi chi phí lớn, không chỉ là đầu tư ban đầu, mà còn cả chi phí vận hành và đòi hỏi một quy trình vận hành chuẩn mực. Do đó, việc thuê ngoài DC sẽ là một giải pháp hữu hiệu.

Thuê ngoài các dịch vụ DC cũng đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí nhân lực và bảo dưỡng bảo trì. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ có đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp giám sát hoạt động của các thiết bị và các công việc liên quan 24/7 cũng như thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Rõ ràng với hiệu quả kinh tế xét về quy mô, chuyên môn và độ linh hoạt thì việc thuê ngoài trung tâm dữ liệu là một lựa chọn thông minh cho doanh nghiệp.

Hiện tại ở Việt Nam có nhiều đơn vị cho thuê DC như VDC, VNPT, CMC, FPT, GDS… nhưng chưa có nhiều nhà cung cấp dịch vụ DC với chất lượng theo đẳng cấp quốc tế.

Chọn mặt gửi “vàng”

Được thành lập từ năm 2008, GDS đang vận hành Data Center Thăng Long, DC hiện đại nhất Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế Tier-3, TIA - 942 và chứng nhận quản lý An toàn Thông tin ISO27001. DC của GDS với diện tích phòng server hơn 600m2 (dung lượng 300 tủ rack) được đánh giá cung cấp một môi trường công nghệ thông tin (IT) tốt nhất trên thị trường đang phát triển của Việt Nam.

DC của GDS đều được trang bị các thiết bị tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo 100% mức độ sẵn sàng kết nối mạng và vận hành của hầu hết các thành phần mạng và hạ tầng IT. Hơn nữa, GDS cung cấp cho khách hàng các giải pháp về an ninh chặt chẽ như hệ thống kiểm soát cửa ra vào và hệ thống camera theo dõi mọi di biến động trong và ngoài DC, mọi thông số kỹ thuật của thiết bị đều được giám sát qua Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS). Các thiết bị an ninh hiện đại được cài đặt để phòng tránh đột nhập, bao gồm hệ thống cửa dùng thẻ IC và các thiết bị nhận dạng sinh trắc học

Với dịch vụ trọn gói cho việc kết nối từ địa điểm của khách hàng tới các địa điểm khác trên toàn quốc và ra toàn cầu, GDS cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp cho toàn bộ hệ thống IT của khách hàng. Ngoài ra, GDS sẽ tư vấn và cung cấp các giải pháp lý tưởng cho hệ thống IT của các doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Tùy theo quy mô và nhu cầu, doanh nghiệp có thể thuê toàn bộ hoặc một phần tủ rack và có thể mở rộng linh hoạt. Bên cạnh việc cung cấp không gian đặt máy chủ trong DC, GDS còn cung cấp các trang thiết bị, kết nối, máy chủ, lưu trữ và vận hành trọn gói (one stop-shop services), tạo nên một hạ tầng tiên tiến để phát triển dịch vụ đám mây (IaaS và SaaS).

Đặc biệt, giải pháp Khôi phục dữ liệu tại GDS được thiết kế cho từng đối tượng khách hàng, tùy theo lĩnh vực kinh doanh, yêu cầu kỹ thuật và khả năng tài chính. Giải pháp bao gồm sao lưu toàn bộ, sao chép dữ liệu, phục hồi ứng dụng, phục hồi máy chủ. Các đánh giá và thử nghiệm kế hoạch khôi phục thảm họa được hỗ trợ liên tục 24/7/365 bởi đội ngũ chuyên gia Việt Nam – Nhật Bản giàu kinh nghiệm. Quy trình vận hành luôn tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của NTT Communications. Do đó, hoạt động kinh doanh của khách hàng luôn được đảm bảo khi sử dụng dịch vụ của GDS.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Snapdragon 810: những tính năng trải nghiệm di động vượt trội

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Snapdragon 810 được thiết kế để mang đến một đẳng cấp mới chưa từng thấy trong các dòng smartphone cao cấp về hiệu suất, khả năng kết nối...

(ICTPress) - Qualcomm vừa công bố rằng công ty con Qualcomm Technologies có số lượng các thiết kế cho người dùng tiếp tục gia tăng với hơn 60 thiết bị di động thuộc phân khúc cao cấp trược trang bị bộ vi xử lý Qualcomm® Snapdragon™ 810.

Các thiết bị sử dụng bộ vi xử lý này gồm smartphone LG G Flex 2 và Xiaomi Mi Note Pro và nhiều sản phẩm khác sẽ được công bố trong vài tuần và vài tháng tới.

Mẫu smartphone LG Flex 2 đại diện cho một đẳng cấp mới trong cải tiến phân khúc điện thoại cao cấp với thiết kế màn hình cong ấn tượng, hệ thống tính năng phong phú hơn và hiệu suất âm thanh tốt hơn thế thệ trước. Với hệ thống tính năng tiên tiến và hỗ trợ đa phương tiện, bộ vi xử lý Snapdragon 810 mang đến những trải nghiệm di động vượt bậc cho người dùng”,  Phó chủ tịch, giám đốc truyền thông tiếp thị công ty truyền thông di động LG Electronics Chris Yie cho biết.

Trong khi đó Sáng lập kiêm chủ tịch, CEO Xiaomi Lei Jun cho biết “Hợp tác của chúng tôi với Qualcomm về việc sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon 810 cho thiết bị Mi Note Pro mang đến hiệu suất tốt hơn, các tính năng và khả năng ứng dụng của người dùng trên một thiết bị di động được cải thiện tốt hơn bao giờ hết. Đây là những giá trị mà khách hàng của chúng tôi mong muốn và là những giá trị Xiaomi sẽ mang đến với sự hỗ trợ của Snapdragon 810.”

Trong khi đó, Chủ tịch Motorola Mobility Rick Osterloh cho hay: “Bộ vi xử lý Snapdragon 810 cho phép chúng tôi vượt xa những giới hạn để mang đến cho khách hàng sự hài lòng với nhiều lựa chọn mới từ các thiết bị”.

Từ việc kéo dài thời lượng sử dụng pin đến xem những bộ phim mới nhất hoặc nghe nhạc với chất lượng và độ phân giải cao, khách hàng của chúng tôi ngày càng mong muốn các thiết bị Xperia có thể cung cấp những trải nghiệm nội dung và giải trí mới nhất. Chúng tôi rất hào hứng với khả năng của bộ vi xử lý Snapdragon 810 và hướng đến việc hợp tác với Qualcomm Technologies trong các sản phẩm thương mại Xperia mới sẽ được ra mắt vào nửa cuối năm nay”, Phó chủ tịch cao cấp, giám đốc chiến lược của Sony Mobile Gen Tsuchikawa chia sẻ.

Sky Li, phó chủ tịch của OPPO, giám đốc điều hành International Mobile Business cho biết “Chúng tôi rất hào hứng về hợp tác với Qualcomm Technologies cho các thiết bị được trang bị nền tảng Snapdragon 810 để mang đến khách hàng những giá trị mới trong phân khúc cao cấp năm 2015.”

Giám đốc danh mục và quản lý sản phẩm tại Microsoft Juha Kokkonen thì cho hay “Những sản phẩm smartphone Lumia tốt nhất, được trang bị bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 810 và mang đến người dùng một sự kết hợp chưa từng có với sức mạnh xử lý, đa phương tiện phong phú, hiệu suất đồ họa cao và khả năng kết nối không dây.”

"Những trải nghiệm di động ở phân khúc cao cấp sẽ được định nghĩa bởi những sản phẩm luôn nâng cao hiệu suất, khả năng kết nối và hệ thống giải trí và Snapdragon 810 sẽ là cốt lõi mang đến những tính năng này. Với sự gia tăng trong hệ thống các thiết kế cho người dùng với hơn 60 sản phẩm, chúng tôi hào hứng về những cải tiến mà các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) sẽ mang đến cho người dùng để đáp ứng nhu cầu vượt trội về trải nghiệm di động năm 2015”, Murthy Renduchintala, phó chủ tịch điều hành Qualcomm Technologies, đồng chủ tịch QCT cho hay.

Để mang đến trải nghiệm di động cao cấp, bộ vi xử lý Snapdragon 810 được thiết kế để mang đến một đẳng cấp mới chưa từng thấy trong các dòng smartphone cao cấp về hiệu suất, khả năng kết nối và hệ thống giải trí với những tính năng dành cho người dùng, OEM và nhà mạng như sau:

Tính năng cho người dùng:

Kết nối LTE nhanh hơn: nhờ vào modem thế hệ mới tích hợp LTE Advanced hỗ trợ Cat 9 với tốc độ lên đến 450 Mbps.

Tăng cường chất lượng hình ảnh: bộ xử lý hình ảnh kép 14-bit ISP hỗ trợ độ phân giải lên đến 55MP

Kết nối LTE: được trang bị bộ chuyển đổi ăng-ten giải pháp đầu cuối Qualcomm RF360™ giúp tăng cường độ phủ sóng, thông suốt và giảm đứt quãng cuộc gọi.

Chơi game chất lượng như máy console với độ phân giải lên đến 4K: bộ vi xử lý đồ họa GPU Qualcomm® Adreno™ 430 mang đến hiệu năng đồ họa cao hơn 30% và mức độ tiêu thụ điện năng thấp hơn 20% so với các thế hệ trước.

Xử lý 64-bit hiệu năng cao: với CPU 4 nhân ARM A57 tốc độ 2.0 Ghz và CPU 4 nhân ARM A53s tốc độ 1.5Ghz.

Kết nối Wi-Fi nhanh hơn: hỗ trợ băng tần kép Qualcomm® VIVE™, 2x2 802.11ac Wi-Fi với công nghệ Qualcomm® MU | EFX (MU-MIMO) và công nghệ mới nhất 60 GHz 802.11ad Wi-Fi cho kết nối gần nhất lên đến 5Gbps.

Hỗ trợ 4K toàn diện: bao gồm quay video 4K, phát lại trên thiết bị và các thiết bị khác, ứng dụng tăng cường màu sắc hàng đầu và công nghệ tiết kiệm điện năng.

Âm thanh chất lượng chuyên nghiệp: với hỗ trợ âm thanh Dolby Atmos và trình phát lại nhạc lên đến 24-bit/192kHz.

Phủ sóng LTE toàn diện: hỗ trợ rộng rãi của các chế độ LTE/3G và các băng tần hỗ trợ tốc độ LTE khi roaming và quay về chế độ 3G khi không có kết nối LTE.

Lợi ích của Nhà sản xuất thiết bị gốc:

Một SKU duy nhất: chức năng chuyển đổi đa chế độ trên toàn cầu và giải pháp ngoại vi  Qualcomm RF360 giúp cho chi phí phát triển OEM thấp hơn, quản lý SKU và hàng tồn kho hóa cũng như chi phí cho sản phẩm OEM toàn cầu.

Độ tin cậy của công nghệ LTE: được thử nghiệm rộng rãi với các cơ sở hạ tầng và mạng lưới của các nhà mạng lớn trên toàn thế giới.

LTE tiết kiệm năng lượng: hỗ trợ thế hệ modem LTE Advanced mới nhất và công nghệ RF360 Envelope Tracker.

4K Đa phương tiện: nền tảng 4K thế hệ thứ ba đáng tin cậy với mã hóa HEVC tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu suất mạng và vi xử lý đồ họa mới GPU Adreno 430.

Hỗ trợ tất cả các hệ thống định vị chính trên toàn cầu: bao gồm GPS (Mỹ), Glonass (Nga), Beidou (Trung Quốc), và Galileo (Châu Âu)

LTE DSDA hỗ trợ nhiều sim: hỗ trợ chức năng LTE Dual-SIM/dual Active.

Lợi ích cho nhà mạng:

Hỗ trợ người dùng tốt hơn ở biên giới vùng phủ sóng: 3x Carrier Aggregation (3x CA) được thiết kế để mang đến những trải nghiệm người dùng tốt hơn trên toàn vùng phủ sóng của nhà mạng.

Khai thác dải phổ của nhà cung cấp hiệu quả hơn: hỗ trợ hầu hết các phương thức di động, bao gồm LTE-FDD và LTE-TDD và tất cả các tổ hợp sóng mạng 3GPP được cho phép để cải thiện độ phủ sóng và dung lượng.

Hỗ trợ chức năng khai thác mới được mong đợi trong năm 2015: bao gồm LTE-Broadcast, VoLTE và Video Telephony và không bị ngắt mạng khi chuyển vùng phủ sóng.

Wi-fi để giảm tải mạng di động: hỗ trợ chuyển vùng phủ sóng cho dịch vụ thoại và dữ liệu giữa LTE và 802.11ac với công nghệ MU-MIMO.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Chọn gói cước Internet 3G với mức giá hợp lý, phù hợp nhu cầu

Tóm tắt: 

Dưới đây là bảng so sánh giá cước 3G của Viettel, MobiFone và Vinaphone để bạn có thể lựa chọn cho mình nhà mạng cũng như gói cước phù hợp.

Dưới đây là bảng so sánh giá cước 3G của Viettel, MobiFone và Vinaphone để bạn có thể lựa chọn cho mình nhà mạng cũng như gói cước phù hợp.

Không phải lúc nào chiếc smartphone của chúng ta cũng nằm trong khu vực có Wifi và có thể truy cập Wifi để sử dụng, khi đó một thuê bao điện thoại có thể vào Internet qua mạng 3G là cứu cánh duy nhất giúp cho chúng ta giữ liên lạc, chat hay mạng xã hội.

Các nhà mạng lớn tại nước ta hiện nay cũng có những gói cước 3G với mức giá khá tốt để phần lớn người dùng có thể tiếp cận. Tuy nhiên điều này đôi khi lại khiến không ít người dùng mới gặp phải khó khăn khi lựa chọn trước hàng loạt gói cước với mức giá và dung lượng cho phép khác nhau.

Các nhà mạng Viettel, MobiFone và VinaPhone đều có những gói cước với mức giá và ưu đãi không quá khác biệt. Về cơ bản, người dùng đều có các lựa chọn như: Dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu (Gói mặc định), Trả tiền cho từng gói nhỏ (Gói giới hạn dung lượng) và Trả tiền một lần dùng cả tháng (Gói không giới hạn dung lượng).

Trong mỗi lựa chọn này lại đều có những gói cước khác nhau, với mức giá và dung lượng khác nhau để người dùng có thể lựa chọn tuỳ theo nhu cầu sử dụng. Thông thường, gói cước không giới hạn dung lượng với mức giá thấp nhất (khoảng 70.000đ) là gói được nhiều người lựa chọn nhất bởi giá không quá cao, không sợ mất thêm tiền mà cũng vừa đủ cho nhu cầu.

Ở loại gói này, người dùng sẽ được truy cập Internet tốc độ cao trong 600MB đầu tiên, hết 600MB đó, tốc độ truy cập sẽ giảm xuống chứ không bị tính thêm tiền. Chúng ta cũng có thể mua thêm dung lượng cao nếu muốn.

( Màu Đỏ là gói cước dành cho thuê bao Học sinh - Sinh viên )

Ngoài ra, tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn những gói cước khác nhau của từng nhà mạng.

Chẳng hạn như không có nhu cầu sử dụng đến 600MB, hoặc không muốn bỏ ra 70.000đ một lần, bạn bạn có thể đăng ký các gói nhỏ với giá từ 10 đến 50.000đ, thời gian và dung lượng truy cập tốc độ cao của những gói này cũng sẽ bị giới hạn hơn như trong bảng dưới đây.

Bảng so sánh giá cước có giới hạn dung lượng của các nhà mạng.

Với kiểu đăng ký này, người dùng cần chú ý thời gian và dung lượng cho phép bởi giá cước phát sinh của loại gói này khá đắt, không ít trường hợp gặp “quả đắng” khi quên không gia hạn, và lượng truy cập cứ tự động trừ vào tài khoản chính đến khi bằng 0.

Ngược lại, nếu có nhu cầu sử dụng lớn hơn 1GB, chúng ta có thể lựa chọn những gói cước lớn hơn tránh việc phải gia hạn, thoả mái sử dụng và mức giá cũng được ưu đãi hơn một chút. Mỗi nhà mạng cũng đều cung cấp các gói cước với dung lượng truy cập tốc độ cao từ 1,5 đến 3GB với giá từ 100 đến 200.000đ.

Bảng so sánh giá cước không giới hạn dung lượng của các nhà mạng.

Như vậy, có thể thấy các nhà mạng đều có các gói cước khá đa dạng, phù hợp cho từng nhu cầu khác nhau. Dù bạn là sinh viên, người đi làm với nhu cầu sử dụng Internet qua 3G cao, hay chỉ cần một gói 3G để duy trì kết nối cũng có thể lựa chọn gói cước cho mình. Điều lưu ý duy nhất là các gói cước giới hạn dung lượng thì thường có mức phí ngoài gói khá cao, người dùng cần chú ý để tránh việc bị trừ tiền một cách lãng phí. Nếu có điều kiện, hãy đăng ký những gói với dung lượng không giới hạn. 

Theo TechZ

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

15 thực tế sững sờ từ doanh thu “khủng” của Apple

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Apple vừa cho biết doanh thu “khủng”, làm tiêu tan những dự báo của phố Wall.

(ICTPress) - Apple vừa cho biết doanh thu “khủng” của quý vừa qua, làm tiêu tan những dự báo của phố Wall.

Có thể ngắn gọn là thành công của Apple mang tính lịch sử.

Dưới đây cho thấy điều đó:

Doanh thu hàng quý của Apple chỉ từ iPhone là 51,2 tỷ USD, lớn hơn nhiều với toàn bộ giá trị vốn hóa thị trường (market capitalization) của Yahoo là 45,5 tỷ USD.

Ảnh: REUTERS/Denis Balibouse

Doanh thu iPhone của Apple gấp 3 lần tổng doanh thu của Google trong quý 3 năm 2014 là 16,5 tỷ USD.

Ảnh: Reuters

Và doanh thu iPhone của Apple gần gấp đôi tổng doanh thu hàng quý của Microsoft là 26,5 tỷ USD trong quý trước.

Ảnh: Microsoft

Với việc bán ra đến 74,5 triệu chiếc iPhone, Apple đã bán được số điện thoại cao gấp 7 lần của Nokia của Microsoft.

Ảnh: Getty/Justin Sullivan

Thực tế, 74,5 triệu chiếc iPhone được bán ra trong quý vừa qua thì số này nhiều hơn số Apple đã bán ra trong toàn bộ năm tài chính 2011  (4 cột bên trái trong bảng này cho thấy năm tài chính của Apple bắt đầu vào tháng 10).

74,5 triệu chiếc iPhone là nhiều hơn số thuê bao trả trước mà Netflix có 54,5 triệu thuê bao.

Ảnh: House of Cards / Netflix

Apple có 178 tỷ USD tiền mặt, đủ để mua IBM với giá trị vốn hóa thị trường hiện nay là 152,3 tỷ USD.

Ảnh: AP images

Thực tế, Apple có thể mua Ford, GM và Tesla và vẫn còn lại 41,3 tỷ USD.

Ảnh: Bill Pugliano/Getty Images

Apple đã bán 21,4 triệu chiếc iPad trong quý vừa qua. Đây là con số được xem là thất vọng, nhưng số sản phẩm này bằng số người dân ở New York.

Ảnh: Flickr/Timmy Caldwell

Riêng doanh thu iPad của Apple là 9 tỷ USD, đủ nhiều để mua GoPro với giá trị vốn hóa thị trường hiện tại là 6,6 tỷ USD.

Ảnh: YouTube

Apple đã bán được 5,52 triệu Macs trong quý vừa qua, đủ để mỗi người dân Ireland có thể sở hữu 1 chiếc.

Ảnh: Flickr/lendog64

Doanh thu Mac của Apple là 6,9 tỷ USD trong quý vừa qua, nhiều hơn GPD của Monaco.

Ảnh: Shutterstock.com

Trước thông báo doanh thu quý vừa qua, giá trị vốn hóa thị trường của Apple là 640 tỷ USD, nhiều hơn GDP của 25 quốc gia. Quốc gia thứ 26 là Nam Phi có GDP là 596 tỷ USD trong năm 2013, theo tính toán của CIA.

Ảnh: AP Photo/Eugene Hoshiko)

Thu nhập ròng của Apple trong quý vừa qua là 18 tỷ USD, doanh thu hàng quý lớn nhất đối với bất cứ công ty nào, theo Wikipedia.

Ảnh: REUTERS/Robert Galbraith

Kỷ lục trước đây được Gazprom, công ty dầu và gas lớn nhất của Nga nắm giữ, đã đạt 16,2 tỷ USD lợi nhuận trong tháng 8/2011. Thực tế, mỗi công ty nào khác trong top 25 lợi nhuận quý lớn nhất mọi thời là một công ty năng lượng.

Ảnh: REUTERS/Robert Galbraith

QM (Theo Business Insider)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành

Cách bảo vệ Gmail an toàn có thể

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Gmail đã lập ra một danh sách kiểm tra thủ công mà người sử dụng nên dành thời gian để biết.

(ICTPress) - Không ai muốn gặp phải sự cố và những đe có có thể do tài khoản thư điện tử bị tấn công.

Để giảm thiếu nguy cơ bị tấn công, cũng như thời gian mà người sở hữu hộp thư phải có hành động, Gmail đã lập ra một danh sách kiểm tra thủ công mà người sử dụng nên dành thời gian để biết qua.

Để tìm thấy danh sách này, đầu tiên là vào trang "Account" của thư, bằng cách tìm menu liệt kê thả bên góc phải phía trên của thư:

"Security check up" sẽ là công việc đầu tiên bạn nhìn thấy trong danh sách. Nhấp vào đó và bắt đầu lần lượt các bước, đầu tiên là bổ sung số điện thoại. Nếu bạn làm điều này, Google sẽ nhắn tin cho bạn ngay khi phát hiện bất cứ hoạt động không bình thường nào trong tài khoản của bạn, như một sự đăng nhập từ một thiết bị hay vị trí chưa được chấp nhận:

Sau đó bạn nên kiểm tra lịch sử gần đây của tài khoản, để chắc chắn mọi thứ không bất thường. Nếu bạn nhìn thấy một trình duyệt hay thiết bị mà bạn không nhớ đăng nhập từ đâu, bạn nên thay đổi mật khẩu ASAP:

Sau đó bạn nên duyệt qua ứng dụng, trang web hay thiết bị nào đã được chấp nhận đăng nhập vào tài khoản của bạn. Xóa (Remove) các thiết bị, trang web và ứng dụng cũ mà bạn không thấy tin cậy:

Nếu bạn chưa có hãy thiết lập xác thực 2 bước. Điều này cho phép Google cách khẳng định bạn là ai khi bạn đăng nhập - bạn sẽ phải nhập một mã được gửi đến điện thoại của bạn cũng như mật khẩu khi bạn đăng nhập vào từ một thiết bị mới.

Sau bước này, kiểm tra của bạn hoàn tất!

QM (Theo Business Insider)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Windows đã thay đổi như thế nào trên PC và điện thoại trong 30 năm qua

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Hãy cùng nhìn lại chặng đường 30 năm của sản phẩm này.

(ICTPress) - Microsoft vừa trình diễn toàn diện lần đầu về Windows 10, phiên bản kế tiếp của sản phẩm nổi tiếng nhất của Microsoft.

Đây được xem như là một bước tiến kể từ những thay đổi quan trọng trong Windows 8, và đưa ra những khác biệt giữa Windows trên PC, máy tính bảng và điện thoại.

Lịch sử Windows đã bắt đầu năm 1985 và đến nay đã 30 năm. Hãy cùng nhìn lại chặng đường 30 năm của sản phẩm này:

Windows 1.0: 1985

Phiên bản đầu tiên của Windows 10 cơ bản là một lớp đơn giản trên đỉnh của MS-DOS, chữ cái dựa trên hệ điều hành chạy trên phần lớn PC sau đó. Phiên bản này đã không được sử dụng rộng rãi.

Windows 2.0: 1987

Đây là hệ điều hành đầu tiên chạy Microsoft Word và Excel. Phiên bản này đã làm cho Apple nộp đơn kiện Microsoft về “diện mạo và cảm xúc” về việc sao chép một số thành phần của Macintosh và Lisa. Apple đã không thắng vụ kiện đó.

Windows 3.0: 1990

Windows 3.0 đã làm được nhiều thứ để giấu đi “nội thất” MS-DOS cơ bản với các biểu tượng hình ảnh như Program Manager. Không ngạc nhiên, khi đây là phiên bản thực sự phổ biến nhất của Windows.

Windows 3.1: 1991

Đây là phiên bản Windows thực sự trở thành chuẩn cho các PC tương thích IBM nhiều nhất vào những năm đầu 1990. Đây là phiên bản cuối của của kiểu MS-DOS.

Windows 95: 1995

Windows 95 là một đột phá lớn, tập trung vào máy để bàn và giới thiệu các biểu tượng cho hầu hết mọi thứ. Internet Explorer, Recycle Bin, và nút Start đều được giới thiệu ở phiên bản này. Thiết kế cơ bản cho Windows đã rất khó thay đổi từ phiên bản này cho tới Windows 8, xuất hiện vào năm 2012.

Windows 95 là một thách thức lớn

Khó để tuyên bố là Windows 95 là một sự kiện lớn như thế nào. Jay Leno cùng với Bill Gates trên sâu khấu vào ngày công bố sự kiện. Bài hát “Start Me U” của Rolling Stones đã được sử dụng để quảng cáo. Mọi người xếp hàng để mua sản phẩm này - giống như họ làm với iPhone hiện nay.

Windows 98: 1998

Nếu nó không bị hỏng, thì đừng sửa chữa. Phiên bản cập nhật này nhìn và vận hành giống như Windows 95, nhưng ổn định hơn nhiều và có một vài tính năng phụ bổ sung.

Windows ME ("Millennium Edition"): 2000

Phiên bản này về cơ bản là Windows 98 với một vài tính năng khách hàng mới và bán không được chạy. Phần lớn mọi người đợi XP, được cho là sẽ sớm xuất hiện.

Windows cho PC Pocket: 2000

Vào khoản thời gian này, Microsoft bắt đầu tung ra các phiên bản đầu tiên của Windows cho các thiết bị di động. Nó được dựa hoàn toàn trên một công nghệ cơ sở khác được gọi là Windows CE. Microsoft cố gắng giữ dấu hiệu Windows ở phía trước và trung tâm, giống như logo Windows và nút Start.

Windows XP: 2001

Năm 2001, chúng ta có Windows XP. Đây là một cập nhật lớn đầu tiên kể từ Windows 95, và phiên bản khách hàng đầu tiên của Windows khác hoàn toàn với MS-DOS và sử dụng công nghệ cơ bản tương tự là Windows NT - một phiên bản ổn định và mạnh mẽ của Windows đã được sử dụng trên các server và PC máy trạm.

Windows Mobile 5: 2005

Trong khi đó, Microsoft vẫn tiếp tục tung ra các phiên bản Windows Mobile mới, cố gắng cạnh tranh với điện thoại BlackBerry và Nokia, đang thống trị vào thời gian đó. Lúc đó chưa có ý tưởng là iPhone sẽ xuất hiện và làm thay đổi mọi thứ.

Windows Vista: 2006

Windows Vista làm Microsoft mất 5 năm để xây dựng, và đã có nhiều sơ suất và phải sắp đặt lại trong quá trình thực hiện. Nó đã không để lại ấn tượng và cựu CEO Steve Ballmer đã cho biết thời gian và nỗ lực Microsoft đã đổ vào Vista - thay cho việc theo đuổi các cơ hội mới về di động - là một trong những hối tiếc lớn nhất của ông.

Windows Mobile 6: 2007

Đây là nơi mọi thứ bắt đầu thay đổi. Windows Mobile 6 là một sự tiếp nối của nền tảng di động 5 tuổi của Microsoft, và ra mắt tháng 2/2007 - ngay sau iPhone đầu tiên được công bố. Phiên bản này vẫn được xây dựng với một bút kim và bàn phím, không “chạm”, và nó hoàn toàn lố bịch trước iPhone kế tiếp. Nhưng Microsoft đã cho thấy nguy cơ, với việc Steve Ballmer hồ nghi là ai đó có thể trả tới 500 USD cho một chiếc smartphone.

Windows 7: 2009

May mắn cho Microsoft, là công ty đã có thể phục hồi từ thất bại Vista trên máy để bàn. Windows 7 ra mắt năm 2009, về cơ bản là làm mới Vista, nhưng ổn định hơn nhiều. Đây là phiên bản vẫn rất phổ biến trong các doanh nghiệp. Thực tế là một trong những thách thức lớn với Windows 10 khi các doanh nghiệp nâng cấp từ Windows 7.

Windows Phone: 2010

Đồng thời, Microsoft biết công ty cần có câu trả lời cho iPhone. Năm 2010, Microsoft tung ra phiên bản Windows Phone đầu tiên. Đây là một đột phá mạnh mẽ với Windows Mobile, với một thiết kế chạm hoàn toàn mới và một loạt tính năng mới. Nhưng iPhone và Android đã đột phá rất nhanh, và nền tảng mới của Microsoft đã không cất cánh.

Windows 8: 2012

iPad xuất hiện vào năm 2010, và thành công sớm của sản phẩm này đã đẩy Microsoft vào một sự sẩy chân khác của việc tiếp tục điều chỉnh 30 năm của câu chuyện thành công máy tính để bàn. Microsoft đã nhận thấy nhiều khái niệm từ hệ điều hành Windows Phone không thành công và rút ra bài học về phiên bản chính của Windows.

Mục tiêu là làm một hệ điều hành có chức năng ngang ngửa như là một máy tính bảng có thể chạm và chắn chắn để cạnh tranh với iPad và PC thông thường. Giao diện chính không có nút Start và các hộp màu sắc lớn thay cho các biểu tượng, và đã làm thay đổi các tác vụ cơ bản.

Windows 8 vẫn có trên máy để bàn...

...nhưng đã bị lãng quên dưới giao diện mới.

Kết quả là nhiều người sử dụng Windows truyền thống đã bối rối và hoãn lại và Windows 8 đã chưa cất cánh. Thay cho việc tung ra một hệ điều hành mới cho cả PC và máy tính để bàn, Microsoft đã xây dựng một phiên bản không mấy khả quan. Số lượng PC bán ra đã giảm hơn 12% trong 2 năm sau khi Windows 8 được tung ra, mặc dù điều này không hoàn toàn do Windows 8 - mọi người hiện đã có nhiều lựa chọn hơn, và do toàn bộ nền kinh tế suy thoái.

Windows Phone 8: 2012

Microsoft cũng đã cập nhật nền tảng di động đồng thời tung ra Windows 8. Bề nổi thì khá tương tự với phiên bản trước nhưng đã có nhiều việc được thực hiện. Windows Phone hiện được dựa trên công nghệ cơ sở tương tự (Windows NT) như PC và các hệ điều hành server của Microsoft.

Nhưng sự thay đổi không hỗ trợ nhiều. Windows Phone vẫn ở vị trí thứ ba sau Android và iOS.

Windows và Windows Phone 8.1: 2014

Năm ngoái, Microsoft đã cập nhật các hệ điều hành máy tính bảng/PC và di động của mình và bắt đầu kết hợp tất cả lại. Microsoft cũng đã sử dụng Windows 8.1 để đảo ngược một số thay đổi mà công ty này đã thực hiện với Windows 8, giống như trở lại menu Start.

Windows 10 được trông đợi sẽ tiếp tục theo mạch xu hướng này, đưa các nền tảng PC, máy tính bảng, gần lại với nhau hơn và làm cho máy để bàn Windows truyền thống dễ dàng hơn nếu bạn đang sử dụng một bàn phím và chuột.

QM (Theo Business Insider)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Có mỗi sợi cáp quang thôi mà sao suốt ngày đứt?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đường truyền cáp quang biển từ Hong Kong tới Mỹ thì rất ổn định, ít khi đứt gãy như trong vùng Biển Đông. Liệu có phải do cáp chất lượng kém nên mới hay bị đứt như vậy?

(ICTPress) - Đường truyền cáp quang biển từ Hong Kong tới Mỹ thì rất ổn định, ít khi đứt gãy như trong vùng Biển Đông. Liệu có phải do cáp chất lượng kém nên mới hay bị đứt như vậy?

Vào 12h20 trưa ngày 22/1, công tác hàn nối tuyến cáp quang biển AAG đã được hoàn tất, khôi phục hoàn toàn dung lượng Internet Việt Nam đi quốc tế, sớm hơn so với dự định.

Trước đó, vào 8 giờ 4 phút ngày 5/1, tuyến cáp quang biển quốc tế lớn nhất nối Việt Nam với quốc tế bị lỗi trên đoạn cáp cách trạm Vũng Tàu 117km. Sự cố này khiến lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến này đều bị ảnh hưởng.

Khi sự cố đứt cáp quang AAG xảy ra liên tục, đã có nhiều người đặt câu hỏi: Có mỗi sợi cáp quang thôi mà sao suốt ngày đứt? Đường truyền cáp quang biển từ HongKong tới Mỹ thì rất ổn định, ít khi đứt gãy như trong vùng Biển Đông. Liệu có phải do cáp chất lượng kém nên mới hay bị đứt như vậy?...

Thực tế, việc đứt cáp AAG là chuyện không hiếm gặp. Về cơ bản, cáp ngầm biển thường chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần ngay trên nền cát dưới biển. Với chiều dài tới hàng chục ngàn km, để tiết kiệm chi phí, các tuyến cáp quang biển đều có chung 1 nguyên tắc thiết kế: được gia cường ở gần bờ và rất mỏng manh ở ngoài khơi xa. Khi vào gần bờ các tuyến cáp quang ngầm phải được gia cường bởi thép bện và các lớp tăng cường khác là do càng vào gần bờ, mực nước càng nông và các hoạt động hàng hải càng dày đặc. Mặc dù trông dày đặc thép gia cường nhưng nếu bị mỏ neo của 1 con tàu chở hàng cỡ vài chục nghìn tấn móc phải và rê đi thì sợi cáp đó cũng không khác sợi chỉ là bao. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tới 70% các vụ đứt cáp quang trên biển.

Vùng biển Đông của Việt Nam (đặc biệt là khu vực Vũng Tàu, nơi tuyến cáp AAG đổ bộ lên đất liền) và biển bờ đông của Trung Quốc là những vùng có lưu thông hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới cùng với mực nước tương đối nông khiến đây là những vùng biển dễ xảy ra tình trạng đứt cáp ngầm biển do mỏ neo của tàu thuyền.

Ngoài nguyên nhân trên, 30% nguyên nhân còn lại dẫn đến đứt cáp quang biển là do con người và do thiên tai. Theo phân tích của các chuyên gia, ngay cả khi nằm dưới đáy biển, các tuyến cáp quang vẫn hoàn toàn có thể chịu sự phá hoại của thiên tai như động đất, núi lửa ngầm hoặc trượt bùn, giông bão (ở các khu vực nước nông). Mặc dù vùng thềm lục địa và ngoài khởi Việt Nam là vùng tương đối ổn định về hoạt động địa chất, ít xảy ra động đất dưới đáy biển nhưng các vùng biển khác lại không được may mắn như vậy. Ví dụ, Năm 2006, 1 trận động đất 7 độ richter ngoài khơi Đài Loan đã cắt đứt 8 tuyến cáp ngầm gây gián đoạn dịch vụ cho cả Hong Kong và Đông Nam Á. Trận sóng thần khủng khiếp tháng 3/ 2011 ở Nhật gây ra do 1 trận động đất ngầm dưới biển cũng khiến Nhật Bản khốn đốn khi gây hư hại cho phân nửa số tuyến cáp quang vượt đại dương của nước này...

Cũng có câu hỏi đặt ra sao không xây dựng thêm đường cáp quang biển khác? Việc đầu tư cáp quang biển là cực kỳ tốn kém và rất phức tạp, không có chuyện giá rẻ. Thêm vào đó, mỗi tuyến cáp là kết quả liên minh nhiều nhà mạng của nhiều quốc gia. Khi xây dựng một tuyến cáp quang biển, toàn bộ tuyến cáp chính phải nằm trong hải phận quốc tế. Khi đến hải phận của nước nào thì nước đó sẽ có quyền tạo một nhánh rẽ để kết nối vào địa phận của mình. Vì thế, việc xây dựng một tuyến cáp mới không hề dễ dàng. Thứ nhất, thời gian trung bình sẽ mất từ 3-5 năm. Thứ hai, tuyến cáp quang biển sẽ phải đi qua hải phận của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tạo nên sự phức tạp trong việc triển khai xây dựng.

Việc thi công vô cùng phức tạp nên tuyệt nhiên không có chuyện các nhà mạng đưa một sợi cáp chất lượng kém xuống đáy biển để rồi phải tốn thêm rất nhiều tiền cho việc khắc phục sự cố.

Quy trở lại với tuyến cáp quang AAG, tuyến cáp này là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, ký thỏa thuận triển khai vào ngày 27/4/2007, trong đó Việt Nam có 4 doanh nghiệp tham gia, ngoài VNPT còn có Viettel, FPT và SPT. AAG chịu trách nhiệm 1 phần lớn băng thông của Việt Nam tới Mỹ, nơi nhiều máy chủ của các dịch vụ phổ biến nhiều người dùng như Google, Facebook. Nên khi có sự cố, không chỉ khách hàng của VNPT mà là người sử dùng Internet của Việt Nam nói chung sẽ có thể bị ảnh hưởng khi kết nối với các máy chủ này.

Theo VNPT cho biết, các sự cố xảy ra đối với tuyến cáp quang biển AAG đều là bất khả kháng. Với trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ, cũng như các nhà cung cấp khác, VNPT luôn có các phương án dự phòng để ứng cứu trong các tình huống sự cố xảy ra đảm bảo kiểm soát được mức độ ảnh hưởng đối với khách hàng. Hiện tại, về hệ thống hạ tầng truyền dẫn, ngoài tuyến cáp quang biển AAG, VNPT còn có tuyến cáp trên đất liền, các tuyến cáp quan biển khác. Khi xảy ra sự cố, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ khác, VNPT đã triển khai ngay các biện pháp ứng phó, mở tối đa băng thông để giảm tối đa bất lợi cho khách hàng, đảm bảo các hướng liên lạc.

Na Du

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Thời sự ICT

Holograms: Microsoft muốn thiết lập tương lai của điện toán?

Tóm tắt: 

(ICTPRess) - Microsoft muốn bạn chơi game, xem video, và tạo các thành phần ảo sẽ xuất hiện trong tầm nhìn của bạn.

(ICTPress) - Microsoft đã đưa ra một tầm nhìn chắc chắn cho tương lai của điện toán - holograms. 

Tại sự kiện công bố phiên bản mới nhất của Windows vừa qua, Microsoft đã công bố "Windows Holographic".

Đây không phải là công nghệ thực tế ảo (virtual reality) có nghĩa là bạn bước vào một thế giới mà nó giống với công nghệ tương tác thời gian thực (augmented reality) nhiều hơn, theo đó bạn có thể đeo một thiết bị đặc biệt vào đầu để chèn các thành phần ảo vào thế giới thực.

Hãy xem những hình ảnh dưới đây:

Microsoft muốn bạn chơi game, xem video, và tạo các thành phần ảo sẽ xuất hiện trong tầm nhìn của bạn.

“Khi bạn thay đổi thế giới ảo, bạn sẽ thay đổi thế giới bạn nhìn thấy”, Trưởng bộ phận Windows Holographic Alex Kipman đã cho biết.

Với Windows Holographic, Microsoft hy vọng sẽ giúp mọi người thực hành phẫu thuật, học trong khi di chuyển, chơi game nhúng và trộn thế giới ảo và thực theo những cách sáng tạo và mới.

Microsoft cho biết Windows Holographic cũng sẽ cung cấp một nền tảng cho mọi người xây dựng những thứ như đồ chơi, thiết bị và thậm chí các thiết bị. Bạn có thể tạo ra các vật thể trong một không gian 3D, sẽ giống như các vật thể 3D khi bạn tương tác với chúng qua thiết bị đeo trên đầu của Microsoft. Sau đó có thể in 3D những vật thể holographic bạn đã làm.

Thiết bị của Microsoft, được gọi là HoloLens, là máy tính hologratphic, sẽ có trong khoảng thời gian tung ra Windows 10.

Microsoft hy vọng sẽ đưa ra Windows Holographic vào mùa xuân này.

QM (Theo Business Insider)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT