Syndicate content

Viễn thông

Tối đa hóa giá trị mạng 5G trong kỷ nguyên AI

Tóm tắt: 

AI giúp các nhà mạng mở rộng vùng phủ sóng và đảm bảo trải nghiệm mượt mà cho hàng chục tỷ kết nối mới giữa con người và con người và hàng trăm tỷ kết nối IoT vạn vật.

AI sẽ góp phần cùng các nhà mạng mở rộng vùng phủ sóng và đảm bảo trải nghiệm mượt mà cho hàng chục tỷ kết nối mới giữa con người và con người và hàng trăm tỷ kết nối IoT vạn vật.

Tại Triển lãm MWC 2025 đang diễn ra tại Tây Ban Nha, ông Li Peng, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch Bộ phận Dịch vụ và kinh doanh thiết bị ICT của Huawei, đã có một bài phát biểu về cách các nhà mạng có thể tận dụng tối đa AI (trí tuệ nhân tạo) để khai phá toàn bộ giá trị của mạng lưới viễn thông.

Ông Li Peng phát biểu tại MWC Barcelona 2025

Ông Li dự báo rằng sự cộng sinh giữa 5G-A (Advanced) và các công nghệ AI sẽ kích thích tăng trưởng hai con số trong cả số lượng dữ liệu sử dụng và doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) từ các thuê bao di động.

"Chúng ta đang nhanh chóng bước vào một thế giới hoàn toàn thông minh. Các ứng dụng thông minh đang lan tỏa khắp mọi nơi, tạo ra những yêu cầu mới cho các mạng lưới. Bằng cách triển khai và phát triển 5G, chúng ta có thể khai phá tiềm năng vô hạn của mạng di động", ông Li chia sẻ.

AI đang thay đổi tương tác giữa người và máy, tạo ra những các yêu cầu khác nhau về độ trễ

Với những tiến bộ của AI, HMI (tương tác giữa người và máy) đang phát triển từ giao tiếp dựa trên văn bản đơn giản sang giọng nói, cử chỉ và nhiều tương tác đa phương thức hơn. Nhờ đó, tương tác giữa người và máy đang trở thành tương tác thời gian thực (real-time) và thuận tiện hơn bao giờ hết, tạo ra một làn sóng mới của các ứng dụng sáng tạo.

Ví dụ, con người có thể tương tác tự nhiên hơn với các thiết bị của họ bằng cách sử dụng trợ lý giọng nói được hỗ trợ bởi AI. Trên điện thoại đám mây, các nhân vật ảo được hỗ trợ bởi AI cũng có thể cung cấp phản hồi trực quan, tạo ra trải nghiệm cá nhân hơn cho các dịch vụ như theo dõi sức khỏe, giúp trải nghiệm di động dễ tiếp cận và hiệu quả hơn với các nhóm người dùng khác nhau.

Tuy nhiên, để hỗ trợ các ứng dụng như thế này, các mạng cần có khả năng cung cấp hệ thống mạng có độ trễ được đảm bảo, điều này sẽ đòi hỏi sự phát triển liên tục từ mạng 5G NSA (Non-Stand Alone), đến 5G SA (Stand Alone) và đặc biệt là 5G-A (Advanced). Các nhà mạng cũng có thể áp dụng các công nghệ tiên tiến như CUPS (Control and User Plane Separation Separation) và GBR (Guaranteed Bit Rate) để giảm độ trễ cơ bản và đảm bảo độ trễ xác định, khác biệt cho các kịch bản cụ thể.

Sản xuất và phân phối nội dung hỗ trợ AI đang nâng cao tốc độ tải lên và tải xuống

Cũng theo ông Li, AI sẽ biến đổi cách thức sản xuất và phân phối nội dung. Ví dụ, công nghệ AIGC cho phép tạo video 2D và 3D kéo dài hàng giờ chỉ bằng một cú nhấp chuột. Trong khi đó, các đề xuất AI được hướng tới nhiều đối tượng người xem hơn bao giờ hết, cho phép phân phối nội dung được cá nhân hóa nhiều hơn tới đối tượng rộng hơn trên Internet.

Cả hai xu hướng này sẽ khiến lưu lượng truy cập mạng tăng vọt trong 5 năm tới, tạo ra nhu cầu chưa từng có trên mạng lưới. Để đáp ứng kịp nhu cầu, các nhà mạng sẽ cần nhiều phổ tần hơn, dung lượng mạng lớn hơn và băng thông đường lên (uplink) và đường xuống (downlink) lớn hơn nhiều.

Các dịch vụ AI đa dạng sẽ đòi hỏi các mạng phủ sóng tập trung vào trải nghiệm

Cả đám mây và thiết bị di động được hỗ trợ bởi AI đang làm cho các dịch vụ thông minh dễ tiếp cận hơn và ngành viễn thông sẽ ghi nhận nhu cầu ngày càng tăng về vùng phủ sóng mạng tập trung vào trải nghiệm.

Theo dữ liệu của bên thứ ba, đến năm 2030, điện thoại đám mây và ổ lưu trữ đám mây sẽ có hơn một tỷ người sử dụng, và người dùng sẽ cần truy cập nhanh vào sức mạnh điện toán đám mây. Ngoài ra, các ứng dụng thông minh trong các phương tiện giao thông cũng sẽ đòi hỏi độ phủ sóng rộng khắp trên các thành phố, đường cao tốc và vùng nông thôn để cung cấp trải nghiệm di chuyển liên tục và đáng tin cậy.

Để đáp ứng các nhu cầu này, các nhà mạng sẽ cần phải cải tiến liên tục trong việc triển khai mạng lưới, từ việc mở rộng nhanh chóng các mạng 5G NSA sang mạng 5G SA để có trải nghiệm trong nhà/ngoài trời liền mạch hơn và cuối cùng là mạng 5G-A tập trung vào trải nghiệm. Điều này sẽ giúp các nhà mạng mở rộng vùng phủ sóng và đảm bảo trải nghiệm mượt mà cho hàng chục tỷ kết nối mới giữa con người và con người và hàng trăm tỷ kết nối IoT vạn vật.

Sự phức tạp của mạng lưới sẽ thúc đẩy quy trình vận hành và bảo trì (O&M) theo hướng ứng dụng

AI sẽ mang lại các kịch bản ứng dụng phức tạp hơn và một loạt các yêu cầu về trải nghiệm đa dạng hơn. Từ góc độ mạng lưới, AI sẽ thúc đẩy sự thay đổi từ khâu vận hành và bảo trì (O&M) truyền thống vốn tiêu tốn nhiều tài nguyên sang cách tiếp cận định hướng ứng dụng hơn.

Một số nhà mạng đã phát triển các hệ thống O&M dựa trên các giải pháp AI. Để kích hoạt hoạt động, các hệ thống AI này có thể sử dụng bản sao kỹ thuật số để dự đoán nhu cầu cá nhân của người dùng cá nhân, giúp rút ngắn thời gian đưa dịch vụ ra thị trường từ vài ngày xuống còn vài phút. Để bảo trì mạng lưới, các giải pháp AI có khả năng tự học có thể dự đoán và xác định vị trí lỗi trong vài giây, tăng hiệu quả xử lý sự cố lên 30%. Và để tối ưu hóa mạng lưới, sandbox kỹ thuật số có thể mô phỏng lưu lượng truy cập của các ứng dụng trong thế giới thực, cho phép các giải pháp AI phân tích các mẫu lưu lượng truy cập và tối ưu hóa mạng 24/7 dựa trên nhu cầu ứng dụng.

Những công ty tiên phong đang đẩy mạnh triển khai 5G-A để tăng doanh thu trong thời đại AI

"Những năng lực mới của mạng lưới sẽ tạo ra các mô hình kinh doanh mới", ông Li nhấn mạnh. "Ngoài việc kiếm tiền từ lưu lượng truy cập, các nhà mạng có thể bắt đầu tăng doanh thu từ chính trải nghiệm."

Ngay bây giờ, các nhà mạng trên khắp thế giới đang tích cực khám phá những phương thức mới để tăng doanh thu từ trải nghiệm dựa trên nhiều yếu tố như tốc độ, độ trễ và các quyền lợi của khách hàng VIP. Họ đã đưa ra các dịch vụ tùy chỉnh cho khách doanh nhân, live streamer, và người dùng điện thoại đám mây AI. Và đối tượng người dùng cũng đang được mở rộng sang thị trường B2B2C bằng cách khai thác các năng lực của mạng lưới thông qua các API mở.

Điển hình như các nhà mạng Trung Quốc đang hợp tác với hơn 100 ngành công nghiệp, bao gồm các công ty bảo hiểm và nhà hàng, để cung cấp dịch vụ AI New Calling thông qua API mở. Điều này đã giúp họ tăng thu nhập từ khách hàng trong ngành lên gấp 10 lần.

"Tiềm năng khai thác thực sự rất lớn. Và bây giờ là thời điểm để chúng ta hành động. Các công ty tiên phong đã nhanh chóng mở rộng quy mô tại hơn 200 thành phố trên khắp thế giới. Họ đang có những bước tiến vững chắc, khai phá những giá trị mới đáng kinh ngạc", ông Li Peng kết luận.

Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Nền tảng di động mạnh mẽ nhất cho dòng Galaxy S25 trên toàn cầu

Qualcomm Technologies, Inc. chính thức công bố Nền tảng di động Snapdragon® 8 Elite for Galaxy, được tùy chỉnh đặc biệt dựa trên hợp tác với Samsung để trang bị cho các dòng Galaxy S25, S25 Plus và S25 Ultra trên toàn cầu.


Snapdragon 8 Elite for Galaxy tích hợp CPU Qualcomm Oryon™ thế hệ thứ hai được tùy chỉnh có tốc độ mạnh và nhanh nhất, GPU Qualcomm® Adreno™đột phá và NPU Qualcomm® Hexagon™ vượt trội, mang đến hiệu suất lẫn hiệu năng cao cấp, và nâng cấp đáng kể trải nghiệm tương tác của người dùng với thiết bị Galaxy AI của họ.

Snapdragon 8 Elite for Galaxy là nền tảng mạnh mẽ, cung cấp các tính năng AI tiên tiến nhất trên thiết bị cho toàn bộ dòng Galaxy S25, cùng với các tính năng 5G và Wi-Fi vượt trội nhờ hệ thống Snapdragon® X80 5G Modem-RF và hệ thống kết nối di động Qualcomm® FastConnect™ 7800, mang lại tốc độ kết nối di động và Wi-Fi 7 cực nhanh.

Thêm vào đó, dòng Galaxy S25 là những thiết bị thương mại đầu tiên tích hợp Snapdragon® Satellite, cho phép người dùng gửi và nhận tin nhắn qua kết nối vệ tinh (băng thông hẹp mạng truy nhập vô tuyến phi mặt đất (Non Terrestrial Networking) được hỗ trợ sẵn trên hệ điều hành Android.

Qualcomm Technologies và Samsung đã hợp tác chặt chẽ để tùy chỉnh Snapdragon 8 Elite for Galaxy nhằm mang lại chất lượng hình ảnh cao cấp và mức độ tiêu thụ năng lượng tối ưu trên màn hình smartphone Galaxy.

Với thiết kế mang chuẩn mực tiên phong, mô-đun máy ảnh Qualcomm Spectra™ ISP của dòng này được Samsung và Qualcomm Technologies tích hợp tính năng hỗ trợ công nghệ Spatio-Temporal Filter (STF), mang đến khả năng quay video trong điều kiện ánh sáng yếu sắc nét hơn bao giờ hết, ngay cả ở độ phân giải 8K 30fps, đồng thời duy trì hiệu quả tiêu thụ điện năng hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, Qualcomm Technologies và Samsung đã hợp tác để tối ưu Snapdragon 8 Elite for Galaxy cho các trải nghiệm Gemini tân tiến nhất. Dù là quản lý đa nhiệm, phát livestream trực tiếp qua ứng dụng Gemini, hay sử dụng Gemini làm trợ lý viết lách, các trải nghiệm này đều hoạt động mượt mà và hiệu quả trên Snapdragon.

“Chúng tôi rất vui mừng khi ra mắt Snapdragon 8 Elite for Galaxy, đánh dấu bước tiến lớn trong công nghệ di động, mang đến những trải nghiệm thông minh và cá nhân hóa vượt trội – từ trợ lý AI đến tạo ảnh với AI”, ông Chris Patrick, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Tổng Giám đốc mảng thiết bị di động của Qualcomm Technologies, Inc., chia sẻ. “Quan hệ đối tác chiến lược với Samsung chính là động lực thúc đẩy sự đổi mới này, định hình các tiêu chuẩn mới về hiệu suất và hiệu năng.”

“Hợp tác giữa Qualcomm Technologies và Samsung luôn bứt phá các giới hạn để̀ kiến tạo nên những điều phi thường. Với Snapdragon 8 Elite for Galaxy, chúng tôi không chỉ nâng cao hiệu suất mà còn tái định nghĩa tiêu chuẩn trải nghiệm cho người dùng bằng cách tích hợp các tính năng AI và kết nối tiên tiến, qua đó định hình tương lai của công nghệ di động”, ông O.H. Kwon, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch khu vực APAC của Qualcomm, phát biểu.

“Snapdragon 8 Elite for Galaxy được tùy chỉnh đặc biệt để đáp ứng những nhu cầu cao nhất của dòng Galaxy S, mang lại khả năng vượt trội cho Galaxy AI, chơi game di động, camera, kết nối và nhiều hơn thế nữa”, ông Inkang Song, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng nhóm Chiến lược Công nghệ của Samsung Mobile, chia sẻ. “Với nền tảng mới này, dòng Samsung Galaxy S25 sẽ cung cấp trải nghiệm cao cấp,thực sự khác biệt so với các trải nghiệm AI trên điện thoại khác, thay đổi cách người dùng tương tác với thiết bị và thế giới xung quanh".

Theo Qualcomm

Chuỗi giải pháp chuyển đổi số thông minh cho 10 ngành công nghiệp

Tóm tắt: 

Huawei chính thức giới thiệu chuỗi giải pháp thông minh dành cho 10 ngành công nghiệp tại triển lãm công nghệ GITEX Global 2024.

Huawei chính thức giới thiệu chuỗi giải pháp thông minh dành cho 10 ngành công nghiệp tại triển lãm công nghệ GITEX Global 2024.

Tăng tốc quá trình chuyển đổi số thông minh để nâng năng suất cho ngành công nghiệp

Với chủ đề “Tăng tốc Chuyển đổi số thông minh công nghiệp”, Huawei mang đến triển lãm công nghệ GITEX Global 2024 chuỗi giải pháp dành cho 10 ngành công nghiệp (dịch vụ công, vận tải, tài chính, điện lực, dầu khí, khai khoáng, bán lẻ, giáo dục, y tế), cùng loạt sản phẩm chủ lực mới, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số (CĐS) thông minh.

Nằm trong những sự kiện của GITEX Global 2024, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh CĐS thông minh công nghiệp, ông Li Peng - Phó Chủ tịch cấp cao, Chủ tịch Kinh doanh và Dịch vụ ICT của Huawei, cho biết: “Huawei đang kết hợp mọi thế mạnh của công ty về mạng, lưu trữ, điện toán đám mây và năng lượng, đồng hành cùng các đối tác để xây dựng cơ sở hạ tầng số thông minh mới”.

Ông Li Peng

Huawei bắt đầu đưa kiến trúc tham chiếu về chuyển đổi thông minh công nghiệp vào thực tiễn từ năm 2023, mang đến các giải pháp linh hoạt cho đa ngành.

Ông Li Peng chia sẻ: “Huawei đã tổng kết hơn 100 trường hợp điển hình đa ngành để ứng dụng thực tế. Thành tựu này khó có thể đạt được nếu không có các đối tác hỗ trợ. Với cam kết xây dựng hệ sinh thái đối tác lành mạnh, cởi mở và hài hòa lợi ích, Huawei đã thành lập 14 OpenLabs trên toàn cầu để ươm mầm đổi mới cùng các nhà cung cấp giải pháp địa phương. Riêng tại UAE, Huawei cùng hơn 30 đối tác đã phát triển trên 20 giải pháp đáp ứng nhu cầu các ngành”.

AI và 5,5G sẽ tạo bước đột phá cho CĐS các ngành công nghiệp

Ông Leo Chen - Phó Chủ tịch Cấp cao, Chủ tịch kinh doanh DN của Huawei nhấn mạnh AI và 5,5G sẽ thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mang lại bước tiến đột phá về năng suất. Song lộ trình chuyển đổi này đi kèm nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghiệp và hệ sinh thái nhân tài.

Ông Leo Chen

Để giúp đối tác và khách hàng thành công trong kỷ nguyên thông minh, Huawei sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh toàn diện về mạng, lưu trữ, điện toán và đám mây trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ICT hỗ trợ bởi AI. Để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ vào giải quyết các tình huống kinh doanh, Huawei cũng công bố “Sách trắng về Thực tiễn CĐS thông minh công nghiệp” với hơn 100 câu chuyện thành công từ hơn 20 ngành công nghiệp.

Bên cạnh đó, Huawei đã cùng với IDC phát triển Chỉ số kỹ thuật số toàn cầu (GDI) để giúp khách hàng đánh giá định lượng về quá trình CĐS, thực chứng thêm cho nỗ lực mang trí thông minh ứng dụng vào mọi ngành.

Xây dựng hạ tầng ICT thế hệ mới để tăng cường CĐS thông minh

Ông David Shi - Phó Chủ tịch Tiếp thị và Kinh doanh Giải pháp ICT của Huawei đưa ra 2 điểm mấu chốt sẽ thúc đẩy quá trình CĐS thông minh: tăng tốc phổ cập hạ tầng ICT và đẩy nhanh quá trình kinh doanh tạo ra doanh thu.

Việc tăng tốc quá trình phổ cập hạ tầng ICT cho phép nhiều đối tác và khách hàng tích hợp, truy cập và sử dụng hạ tầng một cách liền mạch, song hành cùng nhu cầu kinh doanh. Huawei đề xuất thêm 4 nguyên tắc giúp hạ tầng ICT trở nên dễ tích hợp - dễ truy cập - dễ sử dụng - dễ phát triển, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và sử dụng rộng rãi hạ tầng hơn nữa.

Mấu chốt của quá trình tạo ra doanh thu nằm ở việc thúc đẩy đổi mới dịch vụ, tạo ra giá trị thông qua các công nghệ số thông minh tích hợp vào các tình huống thực tiễn, hợp tác xây dựng hệ sinh thái đối tác thịnh vượng tạo tăng trưởng liên tục cho DN.

Kiến trúc kỹ thuật số của khu vực trung tâm hình ảnh y tế

Huawei ra mắt chuỗi giải pháp CĐS thông minh cho 10 ngành gồm: đám mây quốc gia, phát triển nhân tài ICT, số hóa công nghệ y tế 2.0, lõi số (Digital CORE), bán lẻ thông minh, một đám mây - một mạng - đa trung tâm (One-Cloud, One-Network, Multi-Hub), trung tâm điều phối vận tải nâng cao (TOCC-A), phân phối thông minh, khai thác mỏ ngoài trời không cần người (Unstaffed Open-Pit Mine), dầu khí thông minh.

Ngoài ra, Huawei còn giới thiệu loạt sản phẩm chủ lực tập trung vào các cơ sở giáo dục, mạng diện rộng và trung tâm dữ liệu, đồng thời phát triển các gói HUAWEI eKit dễ sử dụng, giúp đối tác và khách hàng tích hợp vào quá trình chuyển đổi số hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, khung chiến lược “SHAPE” của Hãng nhằm hỗ trợ đối tác đạt được 5 mục tiêu lớn trong kỷ nguyên thông minh: giữ vững vị thế dẫn đầu, tăng cường đổi mới cùng đối tác, phát triển năng lực đối tác, cải thiện trải nghiệm hợp tác và mở rộng cơ hội tăng trưởng./.

Theo Huawei

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Kỷ nguyên mới trong sản xuất chip với công nghệ high NA EUV

Tóm tắt: 

Công nghệ High NA EUV sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chip tiên tiến và sản xuất vi xử lý thế hệ mới.

Intel trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành ứng dụng công nghệ High NA EUV vào sản xuất chip, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu về tiến trình sản xuất, với những thế hệ mới tân tiến hơn Intel 18A. 

Intel Foundry đánh dấu cột mốc quan trọng trong kỷ nguyên sản xuất bán dẫn với việc hoàn thiện máy quang khắc siêu cực tím (Extreme Ultraviolet, viết tắt EUV) sử dụng công nghệ khẩu độ số học lớn (High Numerical Aperture, viết tắt High NA) thương mại đầu tiên trong ngành bán dẫn, được đặt tại nhà máy của Intel ở Hillsboro, Oregon.

Được phát triển bởi ASML, công ty hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị quang khắc, hệ thống TWINSCAN EXE:5000 High NA EUV của Intel hiện đang trong quá trình hiệu chuẩn để sẵn sàng cho lộ trình sản xuất sắp tới của hãng. Điểm nổi bật của hệ thống nằm ở khả năng cải tiến vượt bậc về độ phân giải và khả năng thu nhỏ các chi tiết trên những thế hệ vi xử lý tiếp theo nhờ thiết kế quang học tiên tiến cho việc in bản mạch lên các tấm bán dẫn silicon (wafer) trở nên chính xác hơn, làm tiền đề cho sự ra đời của những bộ vi xử lý thế hệ mới mạnh mẽ hơn. 

Vai trò then chốt của công nghệ High NA EUV

Công nghệ High NA EUV sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chip tiên tiến và sản xuất vi xử lý thế hệ mới. Là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ High NA EUV, Intel Foundry sẽ sở hữu khả năng sản xuất chip với độ chính xác và quy mô chưa từng có. Nhờ vậy, Intel có thể phát triển những sản phẩm đột phá cả về tính năng và khả năng cần thiết để thúc đẩy tiến bộ trong lĩnh vực AI và các công nghệ mới nổi khác. 

Mới đây, ASML đã công bố về việc dùng phương pháp quang khắc để tạo ra các đường mạch chỉ dày 10 nanomet (nm) đầu tiên tại phòng thí nghiệm High NA tại trụ sở chính ở Veldhoven, Hà Lan. Đây là những đường mạch tối ưu nhất được in ra từ trước đến nay, thiết lập kỉ lục thế giới về độ phân giải tạo ra từ hệ thống quét quang khắc siêu cực tím (EUV lithography scanner). Thử nghiệm thành công này minh chứng rõ nét cho sự đột phá về thiết kế ống kính quang học trong máy quét High NA EUV từ đối tác của ASML, Zeiss. 

Những hình ảnh ấn tượng đã được in ra sau khi bộ phận quang học, cảm biến, và bệ đỡ của hệ thống hoàn thành vòng hiệu chuẩn ban đầu. Đây là bước đệm quan trọng để hệ thống hoạt động với công suất tối đa. Khả năng in các đường mạch chỉ dày 10nm của ASML với hệ thống quang khắc toàn trường (full field) có thể được xem là bước ngoặt quan trọng trong việc đưa công nghệ High NA EUV vào các hoạt động thương mại.

Tối ưu chi phí và hiệu năng với công nghệ mới

Bằng việc kết hợp với các tiến trình tiên tiến khác của Intel Foundry, công nghệ High NA EUV có khả năng in ra các chi tiết với kích thước nhỏ hơn 1,7 lần so với các công cụ EUV hiện hành. Điều này giúp thu nhỏ các chi tiết 2D, nâng mật độ bóng bán dẫn cao hơn 2,9 lần. Nhờ đó, Intel tiếp tục đi đầu trong việc phát triển các vi mạch có kích thước nhỏ hơn, mật độ cao hơn, góp phần phát triển Định luật Moore trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. 

So với 0.33NA EUV, công nghệ High NA EUV (hoặc 0.55NA EUV) mang lại độ tương phản hình ảnh cao hơn trên cùng chi tiết. Qua đó, công nghê này sử dụng ít ánh sáng hơn trong mỗi lần phơi sáng nhằm giảm thời gian cần thiết để in từng lớp và tăng sản lượng tấm bán dẫn.

Intel dự kiến sử dụng đồng thời cả hai hệ thống 0.33NA EUV và 0.55NA EUV cùng với các hệ thống quang khắc khác trong phát triển và sản xuất ra những sản phẩm chip tân tiến hơn,  bắt đầu với việc thử nghiệm trên tiến trình Intel 18A vào năm 2025 và tiếp tục được áp dụng vào sản xuất tiến trình Intel 14A. Bằng phương pháp này, Intel hướng tới tối ưu hóa chi phí và hiệu năng cho công nghệ sản xuất tiên tiến của mình.

Sứ mệnh tiên phong của Intel

Trong nhiều thập kỷ qua, Intel đã hợp tác chặt chẽ với ASML để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ quang khắc, từ quang khắc nhúng 193nm đến EUV và nay là High NA EUV. Thành quả hợp tác này chính là hệ thống quang khắc siêu cực tím TWINSCAN EXE:5000 - một trong những công cụ sản xuất chip tiên tiến nhất hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ quang khắc High NA EUV đưa Intel trở thành đầu tàu trong việc triển khai Định luật Moore, đưa công ty bước vào Kỷ nguyên Angstrom.  

Hệ thống TWINSCAN EXE:5000 được vận chuyển đến Oregon bằng hơn 250 thùng chứa bên trong 43 container. Sau nhiều chuyến bay đến Seattle, các container được 20 xe tải vận chuyển đến Oregon. Tổng trọng lượng của mỗi hệ thống mới lên tới hơn 150 tấn.

Intel công bố kế hoạch ứng dụng công nghệ High NA EUV vào năm 2021. Đến năm 2022, Intel và ASML tiếp tục hợp tác để thúc đẩy phát triển công nghệ tiên tiến này. Theo kế hoạch, Intel sẽ trang bị hệ thống TWINSCAN EXE:5200B thế hệ mới với năng suất hơn 200 tấm bán dẫn mỗi giờ, qua đó khẳng định vị thế dẫn đầu của Intel trong ngành. 

Ông Mark Phillips, Chuyên gia của Intel kiêm Giám đốc mảng Quang khắc, Phần cứng và Giải pháp, Intel Foundry Logic Technology Development cho biết:“Với việc áp dụng công nghệ High NA EUV, Intel là đơn vị sở hữu hệ thống quang khắc toàn diện nhất trong ngành. Điều này giúp chúng tôi phát triển những tiến trình tương lai vượt trội hơn Intel 18A trong nửa sau của thập kỷ này".

Theo Intel

 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Chiến lược “Cloud vì AI - AI vì Cloud”

Tóm tắt: 

AI cùng với mạng lưới đối tác sâu rộng và nền tảng hệ sinh thái vững mạnh là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển vượt bậc, mở ra nhiều cơ hội mới trong việc chuyển đổi số cho các ngành kinh tế.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Kết nối Đối tác Huawei Cloud Châu Á - Thái Bình Dương 2024 (Huawei Cloud APAC Partner Connection Summit 2024), Huawei đã khẳng định trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với mạng lưới đối tác sâu rộng và nền tảng hệ sinh thái vững mạnh là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển vượt bậc, mở ra nhiều cơ hội mới trong việc chuyển đổi số (CĐS) cho các ngành kinh tế.

Huawei Cloud APAC 2024 được tổ chức với chủ đề ‘Tăng tốc trí thông minh, Mọi thứ như một dịch vụ - Accelerate Intelligence with Everything as a Service” diễn ra từ ngày 26-27/03 tại trụ sở Huawei ở khu vực hồ Tùng Sơn, Đông Quản, Trung Quốc, thu hút sự tham gia của gần 500 chuyên gia công nghệ, đối tác và các khách mời đến từ hơn 13 quốc gia trên toàn cầu.

Góp sức phát triển đám mây

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Jacqueline Shi - Chủ tịch Bộ phận Dịch vụ Kinh doanh và Tiếp thị Toàn cầu của Huawei Cloud cho biết khu vực APAC ghi nhận số lượng đối tác tăng trưởng 300% với doanh thu hàng năm hơn 10 triệu USD, 5 triệu USD và 1 triệu USD.

Bà Jacqueline Shi

Bà Jacqueline Shi cho biết: “KooVerse, cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu của Huawei Cloud đã hiện diện tại 30 khu vực và 84 vùng lãnh thổ. Chúng tôi vẫn đang không ngừng mở rộng phạm vi phủ sóng, nỗ lực xây dựng nền tảng Huawei Cloud KooVerse vững chắc dành cho các đối tác toàn cầu để họ nhanh chóng khám phá, triển khai và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh tại địa phương một cách an toàn, tuân thủ những quy định về bảo mật, cũng như mang đến cho khách hàng trải nghiệm và hiệu quả tốt nhất.

Trong suốt những năm qua, Huawei Cloud vẫn luôn được đẩy mạnh đầu tư trong công nghệ. Là nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu về dữ liệu lớn và AI, chúng tôi sẽ luôn đổi mới sáng tạo, cung cấp cho khách hàng và đối tác những công nghệ và giải pháp thông minh và tiên tiến nhất”.

Chiến lược hệ sinh thái đám mây năm 2024

Ông Ken Kang - Chủ tịch Bộ phận Hệ sinh thái Toàn cầu Huawei Cloud đã chia sẻ về các lĩnh vực chính sẽ thúc đẩy chiến lược hệ sinh thái Huawei Cloud trong năm 2024. 

Ông Ken Kang nhấn mạnh: “Các nhà phát triển là chìa khoá cho sự phát triển của hệ sinh thái. Tại hơn 160 trung tâm sáng tạo đổi mới và 2 trung tâm phát triển tài năng trên khắp thế giới, Huawei Cloud trang bị các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và chứng nhận cho các nhà phát triển. Mạng lưới các nhà phát triển trên thế giới cũng đã đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm trên 400%.”

Ông Ken Kang cũng giải thích thêm rằng hơn 100 giải pháp chung cho 6 ngành trọng tâm (tài chính, bán lẻ, vận chuyển, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và ô tô) sẽ được xây dựng dựa trên yêu cầu của khách hàng nhằm thúc đẩy quá trình CĐS trong ngành.

Chương trình đối tác Tích hợp hệ thống và CĐS tập trung vào tư vấn và tích hợp hệ thống (Systems Integrators - SIs) cũng sẽ được triển khai. Cùng với đó là chương trình Nhà quản lý thành công đối tác chuyên trách (Dedicated Partner Success Managers - DPSMs) gia tăng nguồn nhân lực cho đối tác tại các chi nhánh của Huawei trên thế giới.

Đám mây lai (cloud hybrid) dẫn đầu đột phá trên thị trường Big Data và AI

Ông Zeng Xingyun - Chủ tịch Huawei Cloud APAC đã chia sẻ về sự phát triển đột phá mà Huawei Cloud đã đạt được trong thị trường dữ liệu lớn và AI khi cho biết, năm 2023, ước tính hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây nói chung ở APAC tăng 77%; số lượng dự án dữ liệu lớn và AI tăng gấp 5 lần; doanh thu tăng gấp 10 lần. Trong 4 năm qua, doanh thu nói riêng của Huawei Cloud ở thị trường khu vực APAC đã tăng gấp 20 lần, nhờ đó Huawei trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây phát triển nhanh nhất trong khu vực.

Ông Zeng Xingyun chia sẻ tại sự kiện: “Nhằm tăng cường hợp tác với các đối tác chuyên nghiệp hàng đầu, chúng tôi sẽ tập trung phát triển vào 06 sản phẩm và giải pháp, bao gồm: Huawei Cloud Stack; Dữ liệu lớn và Trí thông minh - Big Data & AI; Hệ sinh thái dịch vụ - Media Services; Cơ sở dữ liệu - Database; Độ bảo mật - Security và Nền tảng như một dịch vụ - PaaS (Platform as a Service). Ngoài ra, chúng tôi sẽ tăng mức ưu đãi từ 15% đến 25% để giúp các đối tác nâng cao dịch vụ chuyên nghiệp và năng lực bán hàng, đồng thời phát triển các sản phẩm và giải pháp chủ chốt cho các phân khúc thị trường.”

Theo Báo cáo Thị trường Đám mây lai APAC của Frost & Sullivan, Huawei Cloud đang dẫn đầu so với các nhà cung cấp khác về hiệu suất, tốc độ đổi mới kỹ thuật và dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, Huawei Cloud còn dẫn đầu thị phần đám mây lai ở Hongkong (Trung Quốc), Thái Lan, Bangladesh, Maldives, Sri Lanka và đứng thứ hai ở Singapore, Malaysia.

Ông Zeng cũng đề ra 6 hạng mục hợp tác để chia sẻ thành công với các đối tác, bao gồm chia sẻ doanh số bán hàng, thị trường, hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng, công nghệ và nền tảng. 

Chiến lược “Cloud vì AI - AI vì Cloud”

Để giúp các doanh nghiệp và tổ chức tận dụng tối đa lợi thế từ AI, ông William Fang - Giám đốc Sản phẩm Huawei Cloud đã đưa ra chiến lược song phương: ‘Cloud cho AI’ và ‘AI cho Cloud’. Trong đó, chiến lược ‘Cloud cho AI’ đảm bảo cơ sở hạ tầng đám mây của mỗi tổ chức có khả năng sử dụng AI hiệu quả.

Trong khi đó, chiến lược 'AI cho Cloud’ mang đến mô hình Pangu giúp thu hẹp khoảng cách giữa AI và nhu cầu của các ngành bằng các kịch bản phù hợp với từng mô hình, chẳng hạn như: Mô hình tự động hoá Pangu cung cấp thiết kế phương tiện có sự hỗ trợ của AI, trong khi mô hình thời tiết Pangu cho phép theo dõi quá trình phát triển của cơn bão,…

Ngoài mô hình AI Pangu, ông William cũng nhấn mạnh các công nghệ đổi mới chủ chốt như GaussDB, Huawei Cloud Stack cùng nhiều cải tiến khác. 

Huawei Cloud ra mắt hệ sinh thái đối tác dịch vụ AI tại khu vực APAC.

Tại Hội nghị thượng đỉnh, Huawei Cloud giới thiệu danh mục sản phẩm và giải pháp mới dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm HECS X Instance, HECS L Instance, HCCE và HgaussDB. Trong đó, HECS X Instance dành cho điện toán linh hoạt, đánh dấu cột mốc Huawei Cloud hỗ trợ chuyển đổi từ máy chủ ảo sang máy chủ linh hoạt, thích ứng theo yêu cầu của khách hàng.

Người dùng có thể lựa chọn sản phẩm và giải pháp phù hợp theo nhu cầu nhờ 100 thông số kỹ thuật tuỳ chỉnh. Giải pháp tăng gấp đôi hiệu suất cùng trải nghiệm vượt bậc và giá cả phải chăng. Danh mục các sản phẩm này sẽ bắt đầu được sử dụng vào tháng 04/2024. /.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Viễn thông

Những yếu tố để đạt tăng trưởng của 5G

Tóm tắt: 

5G đang phát triển nhanh trên toàn cầu. Hiện tại, 20% thuê bao di động trên thế giới đang sử dụng 5G, tạo ra 30% tổng lưu lượng truy cập di động và đóng góp tới 40% doanh thu dịch vụ di động.

5G đang phát triển nhanh trên toàn cầu. Hiện tại, 20% thuê bao di động trên thế giới đang sử dụng 5G, tạo ra 30% tổng lưu lượng truy cập di động và đóng góp tới 40% doanh thu dịch vụ di động.

Thuê bao 5G tăng nhanh trên toàn cầu

Tính đến cuối năm 2023, hơn 300 mạng 5G thương mại đã được triển khai trên khắp thế giới. 5G đang phát triển với tốc độ tăng trưởng quy mô người dùng toàn cầu cao gấp 07 lần so với 4G cùng thời kỳ.

Tại Hội nghị thượng định “5G Beyond Growth - Bứt phá tăng trưởng cùng 5G” do Huawei tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị - Triển lãm di động thế giới MWC 2024 từ 26 - 29/2, ông Li Peng, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch nhóm Kinh doanh & Dịch vụ ICT của Huawei đã chia sẻ về cách thức các nhà mạng có thể đạt được thành công trong kinh doanh với 5G, cũng như cách 5,5G sẽ tiếp tục mở khóa tiềm năng, tạo ra những cơ hội tăng trưởng mới.

Ông Li Pengchia sẻ kinh nghiệm phát triển 5G tại Hội nghị thượng đỉnh trong khuôn khổ sự kiện MWC 2024

Ông Li Peng cho biết: “5G đang đi đúng hướng để đạt được thành công trong kinh doanh. Sau 5 năm kể từ khi bắt đầu thương mại hóa vào năm 2019, đã có hơn 1,5 tỷ người dùng sử dụng mạng 5G, trong khi 4G phải mất 9 năm để biến điều này thành hiện thực. Hiện tại, 20% thuê bao di động trên thế giới đang sử dụng 5G, tạo ra 30% tổng lưu lượng truy cập di động và đóng góp tới 40% doanh thu dịch vụ di động. Bên cạnh đó, 5,5G sẽ tiếp tục trên đà thương mại hóa vào năm 2024; và khi 5,5G, AI và cloud kết hợp với nhau, các nhà mạng có thể khai phá tiềm năng của những ứng dụng mới”.

Ông Li Peng khuyến nghị các nhà mạng trên toàn thế giới nên tập trung vào 4 yếu tố: Mạng chất lượng cao, kinh doanh đa chiều, các dịch vụ mới nổi và AI tạo sinh để nắm bắt những cơ hội này.

Mạng chất lượng cao là nền tảng của thành công trong kinh doanh

Hiện nay, người dùng di động đã sẵn sàng mua các phiên bản nâng cấp cho các gói di động để nâng cao trải nghiệm sử dụng nếu mạng đạt chất lượng cao. Lưu lượng truy cập dự kiến sẽ gia tăng đáng kể, cho phép các nhà mạng tối đa hóa giá trị. Điều này dẫn đến việc ngày càng nhiều nhà mạng đặt mục tiêu chiến lược trong việc xây dựng mạng 5G chất lượng cao.

Một số nhà mạng ở Trung Đông đã triển khai mạng Massive MIMO, mang lại trải nghiệm tối ưu và thúc đẩy quá trình triển khai 5G FWA thành công. Tính đến nay, 5G FWA đã kết nối gần 3 triệu hộ gia đình, trở thành động lực tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ cho các nhà mạng. Ông Li Peng đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả khai thác mạng 5G và tiến tới mạng 5,5G.

Kinh doanh đa chiều tối đa hóa giá trị của từng bit

Hơn 20% nhà mạng 5G toàn cầu đã áp dụng mô hình định giá theo tầng tốc độ. Một nhà mạng ở Thái Lan gần đây đã ra mắt một tiện ích bổ sung là chế độ tăng tốc 5G, cho phép thuê bao chọn các mức tốc độ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt nhất cho mọi cá nhân, đồng thời giúp nhà mạng tăng chỉ số ARPU (Doanh thu trung bình trên một khách hàng) lên khoảng 23%.

Một nhà mạng khác ở Trung Quốc cũng phổ biến gói cước đường truyền tải lên được đảm bảo, giúp trải nghiệm mượt mà và cam kết độ phân giải cao cho những người dùng phát trực tiếp (livestream), cũng như giúp nhà mạng tăng ARPU lên hơn 70%.

Các dịch vụ mới nổi tạo điều kiện tăng trưởng bền vững lâu dài

Các dịch vụ mới như New Calling - Cuộc gọi thế hệ mới, Cloud phones - Điện thoại đám mây và Glasses-free 3D - 3D không cần kính đang ngày càng được người dùng quan tâm. Cuộc gọi thế hệ mới với tiện ích tạo hình đại diện ảo đang trở nên khá phổ biến. Người dùng cũng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các dịch vụ cuộc gọi mang lại trải nghiệm thời gian thực.

5G cũng được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Tại Trung Quốc, mạng riêng 5G (5G Private) đã được thương mại tại hơn 50.000 doanh nghiệp thuộc hơn 50 ngành công nghiệp. Các thế mạnh mới của 5.5G bao gồm độ trễ xác định, định vị chính xác và IoT thụ động, được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho các nhà mạng trên thị trường B2B.

AI tạo sinh sẽ đưa ngành di động bước vào kỷ nguyên của mọi trí thông minh

Theo IDC, điện thoại di động AI sẽ đạt số lượng 170 triệu chiếc vào năm 2024, chiếm 15% tổng số điện thoại thông minh xuất xưởng trên toàn cầu.

Điện thoại AI thế hệ tiếp theo sẽ có khả năng lưu trữ, hiển thị và chụp ảnh mạnh mẽ hơn. Các ứng dụng AI tạo sinh trong những chiếc điện thoại này cũng sẽ tiêu thụ ra hàng trăm tỷ GB dữ liệu, tạo ra vô số cơ hội tăng trưởng mới cho các nhà mạng.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Tối đa hóa giá trị kinh doanh 5G

Tóm tắt: 

Bước tiến về công nghệ truyền dẫn không dây 5G đã được ứng dụng vào nhiều ngành công nghiệp mang lại hiệu quả rõ rệt, cần được khai thác triệt để.

Bước tiến về công nghệ truyền dẫn không dây 5G đã được ứng dụng vào nhiều ngành công nghiệp mang lại hiệu quả rõ rệt, cần được khai thác triệt để.

Gia tăng những giá trị sẵn có

Tại sự kiện Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu (MBBF 2023) lần thứ 14 tại Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Huawei kêu gọi các nhà mạng toàn cầu và đối tác công nghiệp nắm bắt cơ hội và khai phá những giới hạn mới với 5G và 5,5G (5G-Advanced, hay còn gọi là 5G-A), nhằm đáp ứng nhu cầu mạng ngày càng gia tăng, bắt kịp xu hướng và mở ra những thành công mới trong tương lai.

Ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei và ông Granryd - Tổng giám đốc GSMA, chia sẻ: “Công nghệ đang thay đổi rất nhanh và nhu cầu trải nghiệm mới của người dùng cũng không ngừng gia tăng. Vì vậy, việc kết nối mạng cũng cần được đổi mới và phát triển liên tục. Toàn ngành cần sẵn sàng hướng tới tương lai và tối đa hóa giá trị khi đầu tư vào 5G”.

Ông Ken Hu và ông Granryd trao đổi tại MBBF 2023

Nói về định hướng phát triển tiếp theo cho 5G, ông Ken Hu đã đề cập đến các sáng kiến quan trọng hướng đến người dùng, đồng thời giúp các nhà mạng đạt được thành công trong kinh doanh. Các sáng kiến bao gồm: Mở rộng phạm vi phủ sóng mạng, nâng cao trải nghiệm người dùng và khám phá các mô hình định giá linh hoạt.

Đối với thị trường B2B, ông Ken Hu đề xuất các ngành công nghiệp nên ứng dụng 5G vào quá trình sản xuất và vận hành trên quy mô lớn. Trong quá trình này, các nhà mạng có thể nâng cao khả năng tự định vị, từ đó nắm bắt các cơ hội mới bằng cách tăng cường khả năng của họ trên đám mây (cloud), phát triển các ứng dụng trong công nghiệp và tích hợp hệ thống đầu cuối.

Ông Ken Hu chia sẻ: "Trong thời gian tới, chúng ta cần nâng cao năng lực của mình, phát triển công nghệ và tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng, mở rộng quy mô ngành và tối đa hoá giá trị đầu tư vào 5G"

Cũng tại MBBF 2023, ông Li Peng, Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Mạng di động Huawei đã chia sẻ về các biện pháp tăng tốc thương mại hóa 5G và khai phá mạng 5,5G.

Theo ông Li Peng, mạng di động trong tương lai cần có 06 tính năng chủ chốt: tốc độ tải xuống 10 Gbps; tải lên 1 Gbps; mạng xác định; hỗ trợ hàng trăm tỷ kết nối IoT; cảm biến và giao tiếp tích hợp, cùng khả năng AI gốc.

Để đạt được những tính năng này, các nhà mạng và các đối tác trong ngành không chỉ liên tục nâng cao năng lực của 03 kịch bản ứng dụng cốt lõi: Băng thông rộng di động nâng cao (eMBB), Truyền thông máy số lượng lớn (mMTC), Truyền thông với độ trễ thấp và độ tin cậy cao (URLLC); mà còn phải phát triển 02 khả năng mới bao gồm: Truyền thông băng thông rộng trung tâm tải lên (UCBC) và Truyền thông băng thông rộng theo thời gian thực (RTBC).

Mở rộng năng lực mạng không dây thế hệ tiếp theo

Nói về 5,5G, bước phát triển tiếp theo của công nghệ 5G, ông Li Peng kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ của toàn ngành để cùng nhau thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái ứng dụng và thiết bị, xác định các kịch bản và tăng tốc quá trình thương mại hóa FWA, IoT Thụ động và RedCap trên quy mô lớn. Những nỗ lực này rất quan trọng trong việc nắm bắt tối đa 05 xu hướng mới sẽ định hình nền kỹ thuật số thông minh trong tương lai.

3D không cần kính: Hệ sinh thái ngành công nghiệp 3D không cần kính (Glasses-Free 3D) đang phát triển nhanh chóng. Những đột phá trong công nghệ bao gồm kết xuất đám mây (cloud rendering) và con người ảo 3D theo thời gian thực (real-time 3D virtual humans), sẽ nâng cao trải nghiệm cho người dùng.

Trong tương lai, các thiết bị như điện thoại di động và tivi hỗ trợ 3D Không cần kính, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, qua đó thúc đẩy lưu lượng dữ liệu tăng lên gấp 10 lần so với video 2D.

Xe tự hành: Đến năm 2025, thế giới sẽ có hơn 500 triệu phương tiện thông minh di chuyển trên đường phố. Với mạng băng thông rộng và độ trễ thấp, các phương tiện thông minh sẽ có thể chia sẻ thông tin với người, phương tiện, đường phố và cloud theo thời gian thực.

Trong các kịch bản hỗ trợ lái, xe thông minh sẽ tiêu thụ hơn 300 gigabyte dữ liệu/tháng để tạo ra mô hình dựa trên cloud và cập nhật thuật toán hàng tuần. Theo các kịch bản xe tự hành, mức tiêu thụ dữ liệu sẽ tăng 100 lần.

Công nghệ sản xuất thế hệ mới: Với những đột phá về năng lực của công nghệ phân chia mạng và điện toán biên, số lượng mạng 5G dành riêng cho doanh nghiệp đã tăng gấp 100 lần và quy mô thị trường cũng đã mở rộng lên hơn 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất ngày càng trở nên linh hoạt, sự phụ thuộc vào mạng không dây và số lượng hệ thống sản xuất cốt lõi được triển khai trên Cloud ngày càng gia tăng. Điều này đã đặt ra những yêu cầu cao hơn cho sự phát triển của mạng 5G.

IoT di động tổng quát: Hiện nay, hơn 03 tỷ kết nối IoT di động đang phủ sóng khắp thế giới và công nghệ 5G có khả năng kết nối nhiều thứ hơn cả con người. Trong tương lai gần, 5G sẽ hỗ trợ nhiều công nghệ IoT hơn như: RedCap với tốc độ trung bình và IoT thụ động, từ đó cung cấp nhiều phương án cho các kịch bản IoT khác nhau, làm gia tăng hiệu quả cho luồng dữ liệu, thông tin và sức mạnh điện toán.

Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất thiết bị gia dụng, IoT thụ động có thể cung cấp khả năng hiển thị trong toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối, đồng thời tăng năng suất cho toàn bộ chuỗi lên 30% trong các thử nghiệm thực tế.

Điện toán thông minh và tin cậy ở nọi nơi: Sự phát triển không ngừng của AI, chẳng hạn như mô hình nền tảng, sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng bùng nổ trong nhu cầu về sức mạnh điện toán AI, dự kiến sẽ tăng gấp 100 lần trong năm 2025. Năng lực phát triển mạng chính là chìa khoá để giải phóng toàn bộ tiềm năng của điện toán AI.

Các mạng này cần phải có băng thông rộng hơn và độ trễ thấp hơn, nhằm cung cấp khả năng kết nối thông minh. Khi các mô hình giao thông bắt đầu chuyển đổi, các mạng tương lai cần phải chủ động và thông minh hơn nữa để mang lại những trải nghiệm đáng tin cậy.

Nâng cao trải nghiệm người dùng trong kỷ nguyên số

5G hiện đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc với sự ứng dụng rộng rãi vào mọi khía cạnh cuộc sống, do đó, cơ sở hạ tầng mạng vững chắc là yếu tố tiên quyết để các ngành phát triển nhanh chóng và toàn diện hơn.

Với kinh nghiệm xây dựng cơ sở hạ tầng số như 5G, Huawei Việt Nam đưa ra giải pháp FTTR (Cáp quang tới từng phòng) và công nghệ truyền dẫn Huawei DWDM 400Gbps có hiệu suất cao nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mạng trong nước.

Theo đó, công nghệ ghép kênh theo bước sóng mật độ cao (DWDM) của Huawei có thể đạt tốc độ bước sóng 400Gbps, dễ dàng nâng cấp lên 800Gbps hay 1,2Tbps thông qua phần mềm, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng về lưu lượng lớn trong thế hệ 5G và kỷ nguyên số tại Việt Nam.

Hệ thống DWDM không chỉ có dung lượng cao, hoạt động ổn định mà ngày càng thân thiện môi trường, tối ưu chi phí cho mỗi đơn vị truyền dẫn và mức độ tiêu thụ năng giảm 30%, độ tin cậy của hệ thống cũng được nâng cao đảm bảo độ tin cậy đạt 99,999%.

Công nghệ FTTR (Cáp quang tới từng phòng) đã được triển khai ở nhiều nước phát triển, đã chứng minh được tính xu hướng tiếp theo của giải pháp cho dịch vụ băng rộng cố định của tương lai giúp gia tăng trải nghiệm WiFi-6 ổn định trong mọi môi trường vào mọi thời điểm.

Ngoài ra, giải pháp sử dụng sức mạnh tổng hợp của thiết bị đám mây để cải thiện chất lượng dịch vụ băng rộng của các nhà khai thác trên 3 khía cạnh: trải nghiệm toàn quang, dịch vụ video và thực tế ảo mượt mà, vận hành và bảo trì thông minh.

Với kiến trúc P2MP đơn giản và triển khai dễ dàng, Huawei FTTR giúp giảm 30% lượng cáp quang cho mạng, cho phép phát triển lâu dài trong 30 năm và phạm vi truy nhập lên đến 2km. Giải pháp có dung lượng cao, đảm bảo kết nối ổn định cho 300 người dùng, chuyển vùng liền mạch với độ trễ chuyển giao thấp chỉ 100ms./.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Định hình mạng 6G trong tương lai: Sự cần thiết, tác động và công nghệ

Tóm tắt: 

Nội dung cuốn sách là một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của công nghệ 5G hướng tới 6G.

Mạng 6G - mạng không dây thế hệ thứ sáu là sự kế thừa của công nghệ di động 5G.

Mạng 6G và các dịch vụ của nó sẽ giữ vai trò trung tâm, xương sống trong xã hội tương lai do nó sẽ gắn chặt khoảng cách giữa đời sống ảo và đời sống thực tế. Mạng 6G sẽ hội tụ tất cả các tính năng, công nghệ của các thế hệ mạng trước đây nhưng phát triển ở mức chuyên sâu hơn, cụ thể như: mật độ mạng cao hơn, độ tin cậy cao hơn, tiêu thụ công suất thấp hơn, sử dụng tần số cao hơn, cung cấp dung lượng cao hơn và độ trễ thấp hơn...

Đồng thời, 6G đưa ra các dịch vụ mới cùng với các công nghệ mới được bổ sung như: AI, các thiết bị đeo thông minh, các thiết bị cấy trên người, giao thông tự động, thiết bị thực tế ảo, cảm biến và lập bản đồ 3D…

Tuy nhiên mạng 6G chỉ có thể đạt được những giá trị quan trọng vượt xa mong đợi nếu được thiết kế để tối giản sự phức tạp vận hành, tối đa hóa tự động hóa trong vận hành và đảm bảo tính sẵn sàng cao. Việc quyết định xem thành phần nào cần bỏ qua trong 6G để phân phối cho các phần khác của hệ sinh thái kết nối mạng cũng quan trọng như việc xem xét 6G gồm các thành phần nào.

 6G hứa hẹn những cơ hội hiếm có cho cộng đồng những nhà nghiên cứu để xác định những cách tiếp cận kỹ thuật tốt nhất để tạo ra những mạng có đầy đủ các đặc tính phổ chúng, giá rẻ, bảo mật và tin cậy. 

Để kịp thời cung cấp thông tin về sự cần thiết, tầm ảnh hưởng của mạng 6G trong tương lai cho những nhà lãnh đạo, chuyên môn và hoạch định chiến lược…, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã nghiên cứu, lựa chọn và xuất bản cuốn sách Định hình mạng 6G trong tương lai: Sự cần thiết, tác động và công nghệ (Shaping Future 6G Networks: Needs, Impacts, and Technologies).

Cuốn sách được viết bởi đồng tác giả Emmanuel Bertin, Noël Crespi, Thomas Magedanz - là những giáo sư, tiến sĩ khoa học về viễn thông, khoa học máy tính, nền tảng dịch vụ mạng… của các trường Đại học hàng đầu ở Pháp, Đức.

Cuốn sách được TS. Lê Tiến Hưng (Đại học Công nghệ Nanyang – Singapore) hiện đang công tác tại Học viện Kỹ thuật Quân sự biên dịch. TS. Lê Tiến Hưng đã có nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy, dịch tài liệu về viễn thông…

Nội dung cuốn sách là một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của công nghệ 5G hướng tới 6G. Các nội dung chính gồm: Nhu cầu sắp tới đối với mạng 6G, bao gồm các yêu cầu mới đến từ các doanh nghiệp lớn và nhỏ, sản xuất, kho vận và công nghiệp ô tô; Ý nghĩa xã hội của 6G, bao gồm tính bền vững kỹ thuật số, chiến lược tăng cường hiệu quả năng lượng, cũng như hệ sinh thái mạng mở trong tương lai; Tác động của việc tích hợp mạng phi mặt đất để xây dựng kiến trúc 6G; Cơ hội cho các công nghệ truy cập vô tuyến băng tần THz mới nổi trong khả năng liên lạc, định vị và cảm biến tích hợp trong tương lai trong 6G; Thiết kế các mạng lõi 6G phân tán và mô-đun cao được thúc đẩy bởi sự tích hợp RAN-Core đang diễn ra và các lợi ích của việc quản lý và kiểm soát dựa trên AI/ML…

Với sự đóng góp của các nhân vật chủ chốt trên thế giới, có tầm ảnh hưởng trong ngành công nghiệp mạng và ở các học viện, trường đại học, cuốn sách đưa ra sự kỳ vọng về những khả năng của công nghệ 6G, đồng thời cung cấp những hiểu biết sâu sắc về công nghệ và kinh doanh tiên tiến trong bối cảnh viễn thông không dây trong tương lai, góp phần xây dựng thế hệ mạng viễn thông không dây tiếp theo.

Cuốn sách Định hình mạng 6G trong tương lai: Sự cần thiết, tác động và công nghệ sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà chuyên môn và nhà quản lý tập trung vào tương lai của mạng, cũng như các nhà nghiên cứu, nhà mạng tập trung vào thiết kế, triển khai và quản lý các ứng dụng, mạng di động. Đây cũng chính là nền tảng và cơ hội để Việt Nam có thể bắt kịp, đi cùng và vượt lên thành nước phát triển về viễn thông nói riêng và công nghệ nói chung.

 ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Chiến lược "trí tuệ toàn diện" nắm bắt tối đa mọi cơ hội

Tóm tắt: 

Trọng tâm của chiến lược này là cung cấp lượng sức mạnh tính toán khổng lồ cần thiết để xây dựng các mô hình nền tảng cho các ngành khác nhau.

Hội nghị thường niên hàng đầu toàn cầu của Huawei trong ngành công nghiệp ICT - Huawei Connect 2023, vừa chính thức khởi động. Với chủ đề “Tăng tốc trí thông minh”.

Bà Mạnh Vãn Chu - Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Luân phiên kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei đã tiết lộ về chiến lược trí tuệ toàn diện (All Intelligence) của công ty. Theo đó, bà nhấn mạnh: “Huawei không ngừng nỗ lực để khai thác sâu vào nền tảng các công nghệ AI và xây dựng hệ thống điện toán xương sống vững chắc cho Trung Quốc, cũng là sự lựa chọn khác cho thế giới, nhằm hỗ trợ hàng loạt các ứng dụng và mô hình AI cho toàn ngành”. 

Bà Mạnh Vãn Chu - Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Luân phiên kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei phát biểu tại Huawei Connect 2023.

Đồng thời, Huawei cũng công bố mô hình kiến trúc mẫu để thúc đẩy chuyển đổi thông minh, và ra mắt các sản phẩm và giải pháp phù hợp với khuôn khổ hội nghị. 

Chiến lược “Trí tuệ toàn diện”

Suốt 2 thập kỷ qua, Huawei đã không ngừng hợp tác sâu rộng với toàn ngành để đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), khởi đầu với chiến lược “IP Toàn diện” (All IP) hỗ trợ thông tin hóa, tiếp theo là chiến lược “Đám mây Toàn diện” (All Cloud) hỗ trợ cho quá trình số hóa. Giữa bối cảnh AI ngày càng phát triển và tạo tác động liên tục đến ngành, Huawei đưa ra chiến lược “Trí tuệ toàn diện” (All Intelligence) nhằm giúp tất cả các ngành nắm bắt tối đa mọi cơ hội chiến lược mới từ AI.

Trọng tâm của chiến lược này là cung cấp lượng sức mạnh tính toán khổng lồ cần thiết để xây dựng các mô hình nền tảng cho các ngành khác nhau. Bà Mạnh Vãn Chu nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh cộng hưởng giữa phần cứng, phần mềm, vi xử lý, biên, thiết bị và đám mây để tạo ra ‘mảnh đất màu mỡ’ nuôi dưỡng hệ sinh thái thịnh vượng. Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi chính là đáp ứng được các nhu cầu đa dạng về điện toán AI của từng ngành khác nhau”.

Nâng cao trải nghiệm người dùng trong kỷ nguyên số tại Việt Nam

5G hiện đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc với sự ứng dụng rộng rãi vào mọi khía cạnh cuộc sống, do đó, cơ sở hạ tầng mạng vững chắc là yếu tố tiên quyết để các ngành phát triển nhanh chóng và toàn diện hơn. Là một đối tác với mong muốn song hành với sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam, với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như 5G của chính phủ, và quá trình chuyển đổi số thông minh trong các ngành công nghiệp, Huawei Việt Nam giới thiệu giải pháp FTTR và công nghệ truyền dẫn Huawei DWDM 400Gbps có hiệu suất cao nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mạng trong nước.

Theo đó, công nghệ DWDM (Công nghệ ghép kênh theo bước sóng mật độ cao) của Huawei, nhà cung cấp có thị phần DWDM luôn dẫn đầu thế giới trong hơn 13 năm qua (theo báo cáo thống kê từ Omdia). Với công nghệ ghép kênh có tốc độ bước sóng 400Gbps, dễ dàng nâng cấp lên 800Gbps hay 1.2Tbps thông qua phần mềm, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng về lưu lượng lớn trong thế hệ 5G và kỷ nguyên số tại Việt Nam.

Với sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển giải pháp mới, hệ thống DWDM của Huawei không chỉ có dung lượng cao, hoạt động ổn định mà ngày càng thân thiện môi trường, tối ưu chi phí cho mỗi đơn vị truyền dẫn và mức độ tiêu thụ năng giảm 30%, độ tin cậy của hệ thống cũng được nâng cao đảm bảo độ tin cậy đạt 99,999%.

Huawei FTTR (Cáp quang tới từng phòng) đã được triển khai ở nhiều nước phát triển, đã chứng minh được tính xu hướng tiếp theo của giải pháp cho dịch vụ băng rộng cố định của tương lai giúp gia tăng trải nghiệm WiFi-6 ổn định trong mọi môi trường vào mọi thời điểm.

Ngoài ra, giải pháp sử dụng sức mạnh tổng hợp của thiết bị đám mây để cải thiện chất lượng dịch vụ băng rộng của các nhà khai thác trên 3 khía cạnh: trải nghiệm toàn quang, dịch vụ video và thực tế ảo mượt mà, vận hành và bảo trì thông minh. Với kiến trúc P2MP đơn giản và triển khai dễ dàng, Huawei FTTR giúp giảm 30% lượng cáp quang cho mạng, cho phép phát triển lâu dài trong 30 năm và phạm vi truy nhập lên đến 2km. Giải pháp có dung lượng cao, đảm bảo kết nối ổn định cho 300 người dùng, chuyển vùng liền mạch với độ trễ chuyển giao thấp chỉ 100ms.

 ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Nắm lấy cơ hội chuyển đổi số nhờ 5G

Tóm tắt: 

5G hiện đã được triển khai thương mại khắp nơi trên thế giới suốt 4 năm trở lại đây. Công nghệ di động thế hệ thứ 5 này đang thúc đẩy tạo ra nhiều giá trị mới trong xã hội, 5,5G sẽ là bước tiến tiếp theo.

Tại lễ khai mạc Triển lãm Di động Thượng Hải - MWC Thượng Hải 2023, bà Mạnh Vãn Chu - Chủ tịch Luân phiên kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei đã có bài phát biểu chính về chủ đề “Nắm lấy cơ hội chuyển đổi số nhờ 5G”. 

Chủ tịch Mạnh Vãn Chu chia sẻ: "5G hiện đã được triển khai thương mại khắp nơi trên thế giới suốt 4 năm trở lại đây. Công nghệ di động thế hệ thứ 5 này đang thúc đẩy tạo ra nhiều giá trị mới trong xã hội, 5,5G sẽ là bước tiến tiếp theo. Trong khi đó, khoa học công nghệ cũng đang hướng tới các hệ thống quy mô lớn và phức tạp, đòi hỏi công nghệ phải phù hợp với các tình huống cụ thể và ứng dụng kỹ thuật hệ thống, nhằm mở đường cho đà phát triển của 5G trong tương lai”.

Bà Mạnh Vãn Chu, Chủ tịch Luân phiên kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei phát biểu tại MWC Thượng Hải 2023 

Ba lĩnh vực nổi bật đang được 5G thúc đẩy giá trị 

Khoa học viễn tưởng chỉ phác họa tương lai, song khoa học công nghệ có thể biến trí tưởng tượng thành hiện thực. 

4G đã được triển khai thương mại trong 4 năm qua. 5G đã hiện diện trong tất cả ngành công nghiệp mà còn trong vô số công nghệ hộ gia đình khắp thế giới, thay đổi cách thức chúng ta làm việc và sinh sống, cũng như tạo ra giá trị to lớn cho nền kinh tế, công nghiệp và xã hội. 

Đối với người tiêu dùng, 5G, Cloud và AI đã tạo ra một hiệu ứng dây chuyền, một không gian nơi tất cả người mua cũng có thể trở thành người bán.

Đối với ngành công nghiệp, 5G trở thành động lực mới thúc đẩy năng suất. Các nhà cung cấp công nghệ, đối tác và khách hàng đang liên kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết để tối đa hóa giá trị của 5G. Chiến lược kiênđịnh, hiểu biết sâu sắc về mọi kịch bản công nghiệp và cải tiến liên tục tỷ suất hoàn vốn (ROI) đã giúp 5G đứng vững chãi trong các ứng dụng công nghiệp.

5G còn tạo ra các thiết bị và ứng dụng mới mang lại trải nghiệm sống động hơn cho tương lai, như 5G-New-Calling (cuộc gọi thế hệ mới dựa trên mạng 5G với độ trễ gần như bằng 0) và Naked-Eye-3D (công nghệ trình chiếu hình ảnh 3 chiều trong không gian 2 chiều mà không cần đến công cụ hỗ trợ quan sát). 5G cũng đang mở ra một kỷ nguyên siêu kết nối mới giữa vạn vật, mang lại sức mạnh vượt trội cho mạng IoT và thúc đẩy các mô hình năng suất mới ra đời.

Theo đó, 5,5G sẽ là bước tiến tiếp theo của 5G với tốc độ tải xuống 10 Gigabit, tốc độ tải lên 1 Gigabit, cùng khả năng hỗ trợ 100 tỷ kết nối và AI gốc. 5,5G không chỉ thực hiện việc kết nối tốt hơn, mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới đáng kinh ngạc, đáp ứng mục tiêu cho các nhu cầu công nghiệp trong lĩnh vực IoT, cảm biến và sản xuất hiện đại.

Đưa 5G lên tầm cao mới, mở đường cho hàng loạt sự thành công

Con đường dẫn đến thành công không được xây dựng dựa trên một công nghệ tiến bộ duy nhất, mà được kiến tạo dựa trên công nghệ phù hợp với các tình huống cụ thể và nhu cầu của thế giới thực. Do đó, kỹ thuật hệ thống là chìa khóa để mở đường cho những hành trình tiếp theo.

Việc triển khai thương mại 5G tạo động lực cho sự đột phá mạnh mẽ hơn và đi tắt đón đầu khi đổi mới sáng tạo. Điều gì sẽ đưa 5G lên tầm cao mới và mang lại giá trị lớn hơn ở từng thị trường khác nhau? 

Để có câu trả lời, các ngành cần tìm ra công nghệ phù hợp cho từng tình huống và ứng dụng kỹ thuật hệ thống toàn diện hơn. Đồng thời, cần phải tìm hiểu sâu hơn về các kịch bản công nghiệp, thực sự hiểu các vấn đề của khách hàng và áp dụng tư duy kỹ thuật hệ thống toàn diện.

Để làm được điều đó, toàn ngành cần hợp tác chặt chẽ hơn không chỉ bên trong mà còn là bên ngoài chuỗi giá trị - với các đối tác, khách hàng và nhà phát triển,… – để sáng tạo và tìm ra những công cụ, phương pháp luận, các giải pháp mô hình hóa và tối ưu hóa. Hơn thế nữa, các ngành cũng cần sẵn sàng mở đường cho việc sự phát triển liên tục của toàn bộ vòng đời sản phẩm từ giai đoạn nghiên cứu và phát triển, mua sắm vật tư, đến cung ứng và tiếp thị.

Hình thành năng lực tích hợp và khám phá tương lai của ngành truyền thông

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của thế giới thông minh trong tương lai sẽ được tích hợp chặt chẽ vào mọi khía cạnh cuộc sống, mọi ngành công nghiệp và xã hội. Cơ sở hạ tầng không dựa trên những tiến bộ công nghệ riêng lẻ, mà dựa trên các hệ thống cực kỳ đồ sộ và phức tạp, hội tụ nhiều yếu tố, yêu cầu về tư duy và thiết kế ở cấp độ hệ thống.

Giống như khi xem ván cờ, bạn có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh; nhưng khi chơi cờ, bạn cần tập trung vào các chi tiết. Tương tự như vậy, năng lực hệ thống để tích hợp công nghệ và quản lý chuyển đổi có vai trò rất quan trọng cho sự thành công trong tương lai của 5G.

Chủ tịch Mạnh Vãn Chu chia sẻ sâu hơn về 02 loại năng lực tích hợp: “Đầu tiên là tích hợp các công nghệ khác nhau. Chúng ta có thể đạt được sức mạnh tổng hợp lớn hơn trên đám mây, mạng, biên và các thiết bị thông qua thiết kế hệ thống và cải tiến trên nhiều tên miền. Khi kết hợp với phần mềm, phần cứng, bộ vi xử lý và thuật toán tối ưu hóa, chúng ta có thể giải quyết các thách thức liên quan đến việc phát triển các giải pháp phức tạp cho các kịch bản công nghiệp khác nhau”.

“Thứ hai là tích hợp các phương pháp tiếp cận khác nhau trong quản lý. Chuyển đổi số thông minh không chỉ giới hạn ở công nghệ, mà còn yêu cầu chuyển đổi cả cách quản lý. Chuyển đổi số đòi hỏi phải xác định lại mối quan hệ giữa con người, sự vật, sự việc và lý thuyết; đồng thời áp dụng phương pháp quản lý cởi mở hơn, hướng tới tương lai để giải quyết những thách thức có thể lường tới”.

Kết thúc bài phát biểu, bà Mạnh Vãn Chu khẳng định: “Các công nghệ thông tin như 5G, 5,5G, AI và cloud sẽ giúp chúng ta bắt kịp xu thế, thuận theo thủy triều dâng để cưỡi sóng tiến tới thế giới số thông minh. Viễn cảnh đẹp nhất luôn ở phía trước. Cùng nhau, chúng ta sẽ kiến tạo nên tương lai tươi sáng”.

Triển lãm Di động MWC Thượng Hải 2023 diễn ra từ ngày 28/06 - 30/06 tại Thương Hải, Trung Quốc. Huawei sẽ giới thiệu các sản phẩm và giải pháp đột phá tại Gian hàng E10 và E50, Sảnh N1 của Trung tâm Triển lãm Quốc tế Mới Thượng Hải (SNIEC).

Cùng với các nhà khai thác toàn cầu, nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng và chuyên gia ngành, Huawei sẽ đi sâu vào các chủ đề: Tăng tốc thịnh vượng cùng 5G, Tiến tới kỷ nguyên 5,5G và chuyển đổi số thông minh. 5.5G sẽ tạo ra giá trị kinh doanh mới trong các lĩnh vực Kết nối con người, Internet Vạn vật (IoT), Internet Phương tiện (IoV),… hỗ trợ các ngành công nghiệp tiến vào thế giới thông minh./.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông