Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Sôi động thị trường TMĐT tạo đà phát triển cho năm 2022

Tóm tắt: 

Theo nghiên cứu “SYNC Đông Nam Á” của Facebook và Bain & Company, đại dịch COVID-19 dẫn tới chuyển đổi mang tính mô hình trong hành trình mua sắm của người tiêu dùng.

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đều chịu những tác động tiêu cực đến nền kinh tế vì dịch COVID-19 trong suốt 6 tháng giữa năm 2021. Tuy nhiên, bước vào mùa cao điểm cuối năm - khi cả nước bước vào bình thường mới - sức mua trên thương mại điện tử (TMĐT) vẫn cho thấy nhiều tín hiệu tích cực trong phục hồi kinh tế, tạo đà phát triển cho năm 2022.

Sức mua sắm online tăng ở cả thành thị và nông thôn

Theo nghiên cứu “SYNC Đông Nam Á” của Facebook và Bain & Company, đại dịch COVID-19 dẫn tới chuyển đổi mang tính mô hình trong hành trình mua sắm của người tiêu dùng. Theo đó, cách người tiêu dùng Việt mua sắm đã có thay đổi lớn với việc các kênh trực tuyến đóng vai trò ngày càng lớn trong từng chặng của hành trình mua sắm, bao gồm khám phá, đánh giá và mua hàng, thể hiện qua tỷ lệ sử dụng kênh trực tuyến tương ứng trong từng chặng lên tới 81%, 84% và 56%, tức là cao hơn hẳn tỷ lệ sử dụng các kênh trực tiếp.

Bên cạnh đó, số danh mục hàng hóa mà người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến đã tăng 50%, số gian hàng trực tuyến (online) được mua cũng tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước so với năm 2020 [1].

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Chẳng hạn, ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2021 vừa diễn ra đầu tháng 12/2021 đã thu hút hàng triệu người dùng tham gia mua sắm với hàng triệu sản phẩm với mức giá hấp dẫn. Đây là sự kiện lớn nhất trong năm 2021 về TMĐT khởi đầu cho mùa mua sắm cuối năm tại Việt Nam do Bộ Công Thương phối hợp cùng các cơ quan của Chính phủ, UBND các tỉnh/thành phố, hiệp hội, các doanh nghiệp (DN) phát triển hạ tầng, cùng đồng hành, tổ chức. Trước đó, trong khuôn khổ ngày mua sắm trực tuyến còn diễn ra tuần lễ mua sắm trực tuyến từ ngày 27/11 đến 5/12 đã thu hút hàng triệu người dùng tham gia.

Theo số liệu thống kê từ thương hiệu chuyển phát nhanh quốc tế J&T Express, số lượng đơn hàng trong tháng 11 - một trong những tháng cao điểm mùa mua sắm cuối năm, có ngày sale 11/11 và Black Friday - đã tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Hầu hết các địa phương đều tăng trưởng về mặt số lượng đơn, không còn chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Điều đó cho thấy số lượng người mua, người bán ở các tỉnh thành ngoài các thành phố lớn đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, một khảo sát của Facebook và Công ty GroupM Việt Nam cho kết quả trong số những người sử dụng Internet ở các vùng nông thôn, 46% (khoảng 30 triệu dân) có tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến. Báo cáo của Facebook và GroupM cũng đưa ra dự tính chi phí hàng tháng dành cho ngành hàng tiêu dùng nhanh ở nông thôn sẽ tăng trung bình 7% hàng năm, nhanh hơn khu vực đô thị loại 1 (4%), tính từ 2020-2025. Từ đó, báo cáo cho rằng trên 70% các ngành hàng vẫn có cơ hội để đẩy mạnh số lượng người tiêu dùng ở nông thôn so với ở đô thị loại 1 [2].

Đón sóng mùa lễ hội mua sắm cuối năm

Nghiên cứu “SYNC Đông Nam Á” cũng chỉ ra những ngày hội mua sắm (Mega Sales Days - MSD) được xem là cơ hội giúp các DN nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung vực dậy sau đại dịch.  Đặc biệt, sau quãng thời gian dài giãn cách xã hội, dịp Tết Nguyên đán 2022 được dự đoán sẽ bùng nổ trên khắp cả nước khi mà người tiêu dùng có xu hướng gia tăng chi tiêu và mua sắm cho dịp Tết sớm hơn thường lệ. Đồng thời, TMĐT dần trở thành một kênh quen thuộc được nhiều người lựa chọn với 79% người được khảo sát cho biết họ đã mua hàng trực tuyến vào dịp Tết 2021 và 90% người khẳng định họ sẽ cân nhắc về việc mua sắm trực tuyến trong tương lai.

Đây được xem là cơ hội cho các DN vừa và nhỏ và siêu nhỏ đẩy mạnh việc bán hàng qua kênh TMĐT, tăng trưởng đột phá về doanh số thời điểm cuối năm. Song song với các chương trình khuyến mãi, DN nên tìm kiếm các sàn TMĐT giúp thúc đẩy nhanh việc “chốt đơn”, cũng như lựa chọn các đơn vị logistic uy tín về chất lượng cũng như tối đa hóa trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng.  

Chẳng hạn, J&T Express đã và đang áp dụng CNTT vào khâu vận chuyển hàng hóa, đảm bảo việc giao nhận được diễn ra thông suốt, nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn cho đội ngũ giao hàng (shipper) và khách hàng cũng được chú trọng trong thời gian này thông qua việc thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp 5K, shipper đeo huy hiệu đã tiêm vaccine và thực hiện khử khuẩn hàng hóa cẩn thận. Với quy mô 36 trung tâm khai thác và hơn 1.900 bưu cục trên khắp 63 tỉnh thành, J&T Express cho biết DN đã sẵn sàng mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ mượt mà trong mùa mua sắm cao điểm này.

Nguồn:

[1] https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/320261-SYNC-Thuong-mai-dien...

[2]. https://www.brandsvietnam.com/21570-Facebook-GroupM-Viet-Nam-Nguoi-nong-...

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành

Năm 2022 và xa hơn nữa - các công nghệ sẽ thay đổi cuộc hội thoại

Tóm tắt: 

Theo ước tính, 65% GDP toàn cầu sẽ từ kỹ thuật số vào năm sau (2022).

Chúng ta đang sống trong nền kinh tế làm việc từ bất kỳ đâu với sự hỗ trợ từ hệ sinh thái dữ liệu ngày càng mở rộng theo cấp số nhân.

Theo ước tính, 65% GDP toàn cầu sẽ từ kỹ thuật số vào năm sau (2022). Dòng chảy của dữ liệu mang đến cả cơ hội và thách thức. Xét cho cùng, thành công trong lĩnh vực kỹ thuật số ở thời điểm hiện tại và tương lai phụ thuộc vào khả năng của chúng ta trong việc bảo mật và duy trì các hệ thống CNTT ngày càng phức tạp.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ phân tích những dự đoán ngắn hạn và dài hạn nhằm cung cấp cách thức mà ngành CNTT sẽ cung cấp các nền tảng và khả năng khai thác dữ liệu, để từ đó thay đổi trải nghiệm của chúng ta tại công sở, nhà và lớp học.

Chúng ta có thể mong chờ những gì trong năm 2022:  

Chủ đề về vùng biên (Edge) sẽ được chia thành hai mảng chính – các nền tảng vùng biên cung cấp khả năng ổn định về bảo mật cho hệ sinh thái đa dạng của vùng biên và các hệ thống ứng dụng/phần mềm điều khiển bằng phần mềm giúp mở rộng các hệ thống ứng dụng và dữ liệu trong các môi trường thế giới thực.

Phương pháp tiếp cận đến vùng biên, nơi chúng ta tách biệt các nền tảng vùng biên khỏi các ứng dụng vùng biên, đóng vai trò rất quan trọng. Bởi nếu mỗi ứng dụng biên tự tạo một nền tảng riêng biệt, số lượng hạ tầng biên sẽ liên tục gia tăng và không thể kiểm soát.

Hãy mường tượng một môi trường biên, nơi bạn có thể triển khai nền tảng biên hỗ trợ điện toán, lưu trữ, I/O (đầu vào/đầu ra) và những khả năng nền tảng khác về CNTT theo một phương pháp ổn định, bảo mật và đơn giản trong việc vận hành.

Khi doanh nghiệp mở rộng nhiều loại dữ liệu đám mây công cộng cũng như riêng và các đường ống ứng dụng đến vùng biên cùng với IoT cục bộ và các vùng quản lý dữ liệu, chúng có thể được phân phối dưới dạng những gói điều khiển bằng phần mềm qua việc tận dụng sức mạnh CNTT của các nền tảng vùng biên chung. Điều này đồng nghĩa với việc các ứng dụng biên của doanh nghiệp có thể phát triển và thay đổi với tốc độ của phần mềm bởi nền tảng cơ bản là một khu vực chung có dung lượng ổn định.

Chúng ta đang chứng kiến sự dịch chuyển này ở hiện tại. Dell Technologies hiện đang cung cấp các nền tảng vùng biên dành cho mọi tủ đĩa đám mây trọng điểm, sử dụng các cơ chế phần mềm và phân phối phổ biến. Sang năm 2022, chúng ta kỳ vọng các nền tảng này trở nên đáng tin cậy hơn và lan tỏa rộng rãi hơn.

Đa số các ứng dụng vùng biên - và cả các kiến trúc điện toán đám mây công cộng – dịch chuyển sang các kiến trúc điều khiển bằng phần mềm sử dụng phương thức đóng gói và giả định công suất tiêu chuẩn như Kubernetes. Sự kết hợp giữa nền tảng biên hiện đại và hệ thống biên điều khiển bởi phần mềm sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong việc xây dựng và triển khai các hệ thống biên trông thế giới đa đám mây.

 Khởi đầu của hệ sinh thái phương tiện di chuyển cá nhân sẽ tăng tốc nhanh hơn khi nhiều đám mây và các ngành CNTT tiến hóa trên con đường tiến tới 5G. Công dụng của 5G đối với doanh nghiệp vẫn đang ở giai đoạn đầu. Sự thật là 5G không có quá nhiều khác biệt hay nhanh hơn WiFi trong các mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Điều này sẽ thay đổi vào năm 2022 khi các phiên bản 5G hiện đại và mạnh mẽ hơn dành cho doanh nghiệp xuất hiện.

Chúng ta sẽ chứng kiến 5G có hiệu năng cao hơn và quy mô lớn hơn cùng với các tính năng 5G mới như các truyền thông thời gian trễ thấp - độ tin cậy cao (Ultra Reliability Low Latency Communications, viết tắt UR-LLC) và truyền thông máy số lượng lớn (Massive Machine Type Communicators, viết tắt mMTC), với việc đối thoại sẽ dần đóng vai trò chủ đạo so với viễn thông truyền thống (hệ sinh thái mã nguồn mở, các công ty hạ tầng, viễn thông phi truyền thống).

Quan trọng hơn, với việc hệ sinh thái cung cấp phương tiện di chuyển cá nhân mới và đáng tin cậy hơn, chúng ta kỳ vọng nó sẽ mở rộng không chỉ những nhà cung cấp giải pháp CNTT như Dell Technologies mà còn những nhà cung cấp đám mây công cộng và cả những hệ sinh thái Open-Source (mã nguồn mở) tập trung vào việc tăng tốc của hệ sinh thái 5G Mở.

Vùng biên sẽ trở thành một mặt trận mới đối với quản lý dữ liệu khi quản lý dữ liệu trở thành một lớp mới của ứng dụng. Hệ sinh thái quản lý dữ liệu cần một vùng biên. Ngành quản lý dữ liệu hiện đại đã bắt đầu một cuộc hành trình xử lý và phân tích dữ liệu tập trung phi thời gian thực trên các đám mây công cộng. Khi chuyển đổi số trên toàn cầu tăng tốc, chúng ta sẽ thấy rõ được hầu hết dữ liệu trên toàn cầu sẽ được tạo ra và hành động bên ngoài các trung tâm dữ liệu tập trung.

Chúng ta kỳ vọng toàn bộ hệ sinh thái quản lý dữ liệu sẽ sôi động hơn trong việc phát triển và tận dụng khả năng CNTT của vùng biên như ống dẫn đầu vào và đầu ra của dữ liệu, nhưng đồng thời cũng sử dụng vùng biên để xử lý và phân tích dữ liệu từ xa.

Khi hệ sinh thái quản lý dữ liệu lan rộng đến vùng biên, số lượng ứng dụng biên và nhu cầu tổng thể về vùng biên sẽ tăng một cách đáng kể. Điều này tương đồng với dự đoán đầu tiên của chúng ta các nền tảng biên vì chúng ta kỳ vọng quản lý dữ liệu ở các vùng biên sẽ là những dịch vụ điều khiển bằng phần mềm hiện đại. Quản lý dữ liệu và vùng biên sẽ dần hội tụ và bổ trợ nhau. Các công ty về giải pháp hạ tầng CNTT, như Dell Technologies, sở hữu cơ hội độc nhất để cung cấp lớp điều phối cho vùng biên và đa đám mây bằng việc cung cấp một chiến lược quản lý dữ liệu biên.

Ngành bảo mật sẽ dịch chuyển từ các quan ngại về bảo mật đang nổi lên sang thiên hướng hành động. Các doanh nghiệp và chính phủ đang đối mặt với những mối nguy cơ phức tạp hơn và tác động lớn hơn đến doanh thu và dịch vụ. Đồng thời, những lỗ hổng mà các hacker có thể khai thác đang ngày một tăng dần do xu hướng làm việc từ xa và chuyển đổi số ngày càng phát triển.

Kết quả là ngành bảo mật đang phản hồi với khả năng tự động hóa và tích hợp tốt hơn. Ngành này cũng đang chuyển từ nhận diện tự động sang ngăn ngừa và ứng phó với trọng tâm là ứng dụng AI (trí thông minh nhân tạo) và máy học (machine learning) để tăng tốc độ khắc phục. Điều này được minh chứng bởi hàng loạt các phát minh như SOAR (Security Orchestration Automation & Response), CSPM (Cloud Security Posture Management) và XDR (Extended, Detection and Response). Quan trọng hơn hết, chúng ta đang chứng kiến nỗ lực mới từ Open Secure Software Foundation (Quỹ Phần mềm Bảo mật Mã nguồn mở) trong Quỹ Linux tăng cường phối hợp và tích cực tham gia vào các lĩnh vực CNTT, viễn thông và chất bán dẫn.

Qua cả bốn lĩnh vực này - vùng biên, di chuyển cá nhân, quản lý dữ liệu và bảo mật – chúng ta thấy được nhu cầu rõ ràng về một hệ sinh thái rộng lớn, nơi cả đám mây công cộng và hạ tầng truyền thống hợp nhất. Hiện nay, chúng ta rõ ràng đang ở trong một thế giới phân tán, đa đám mây, nơi các thử thách lớn không thể nào được giải quyết bằng một trung tâm dữ liệu, một đám mây, một hệ thống hay một công nghệ nữa.

Chúng ta mong chờ điều gì sau năm 2022:

Máy tính lượng tử

Máy tính lượng tử lai/cổ điển sẽ trở thành trọng tâm để mang đến khả năng truy xuất lượng tử tốt hơn. Có 2 sự kết hợp chính trong ngành được dự kiến sẽ trở nên nổi bật hơn trong năm 2022. Đầu tiên, chúng ta sẽ thấy cấu trúc liên kết của một hệ thống lượng tử là máy tính lượng tử lai, một hệ thống máy tính chuyên dụng chứa phần cứng lượng tử hoặc các bộ xử lý lượng tử (QPU). Hệ thống này tương tự như các máy gia tốc và tập trung những tính toán và tính năng đặc thù về lượng tử. Các QPU sẽ được bao quanh bởi các hệ thống máy tính thông thường để xử lý trước dữ liệu, chạy quy trình tổng thể và thậm chí tạo đầu ra cho các QPU. 

Những hệ thống lượng tử thực tế thuở ban đầu đều tuân theo mô hình lượng tử lai này và chúng ta sẽ thấy sự kết hợp giữa máy tính cổ điển và lượng tử là điều sẽ xảy ra. Sự kết hợp lớn thứ hai là mô phỏng lượng tử bằng việc sử dụng máy tính thông thường là phương pháp hiệu quả và dễ tiếp cận nhất để mang những hệ thống lượng tử đến các trường đại học, đội ngũ khoa học dữ liệu và nhà nghiên cứu. Trên thực tế, Dell và IBM đã công bố nghiên cứu quan trọng trong việc giúp giả lập lượng tử dễ tiếp cận hơn.

Ô tô

Hệ sinh thái ô tô sẽ nhanh chóng dịch chuyển trọng tâm từ hệ sinh thái cơ khí sang lĩnh vực dữ liệu và điện toán. Ngành công nghiệp ô tô đang dần chuyển mình. Hiện nay, đang có sự dịch chuyển từ Động Cơ Đốt Trong sang Xe Điện, từ đó dẫn đến chuỗi cung ứng  trở nên đơn giản hóa. Đồng thời, phần mềm và điện toán nội dung ngày càng mở rộng bên trong xe ô tô thông qua các sáng kiến ADAS (hệ thống hỗ trợ lái xe) và xe tự hành. Cuối cùng, ngành công nghiệp ô tô đang dần sử dụng dữ liệu nhiều hơn để làm mọi thứ, từ giải trí, đến sự an toàn hay những cải tiến lớn như Car-as-a-Service (Xe-như-một-dịch-vụ) và giao hàng tự động.

Tất cả cho chúng ta thấy được rằng ngành công nghiệp ô tô và vận chuyển đang bắt đầu dịch chuyển nhanh chóng sang việc sử dụng phần mềm, điện toán và dữ liệu. Chúng ta đã chứng kiến điều tương tự từ những lĩnh vực khác như viễn thông và bán lẻ, tất cả đều có điểm chung là sử dụng nguồn tài nguyên về CNTT nhiều hơn. Dell đang tích cực làm việc với các công ty sản xuất ô tô lớn trên trên thế giới để hỗ trợ họ thực hiện những đổi mới ban đầu, và kỳ vọng họ sẽ có cuộc cách mạng chuyển đổi số và tương tác sâu hơn với hệ sinh thái CNTT trong năm 2022.

Digital Twins

Digital Twins hay Bản Sinh Đôi Kỹ Thuật Số sẽ dần dễ dàng được tạo ra và sử dụng khi công nghệ được định hình ngày càng rõ ràng hơn bởi các công cụ chuyên biệt.Mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm, digital twins vẫn là một công nghệ sơ khởi với khá ít những ví dụ thực tế được thành hình. Trong vài năm tới, digital twins sẽ dễ dàng được tạo ra và sử dụng khi các khung phần mềm, giải pháp và nền tảng được tiêu chuẩn hóa. Khi những ý tưởng digital twins dễ tiếp cận hơn, các doanh nghiệp có thể có được những phân tích chuyên sâu và mô hình dự đoán để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Việc ứng dụng digital twins sẽ trở nên phổ biến hơn khi tiêu chuẩn hóa nhanh chóng và các giải pháp cũng như khung phần mềm có sẵn, từ đó giúp giảm chi phí khi triển khai và đầu tư. Digital Twins sẽ là tác nhân chính của Chuyển Đổi Số 3.0, kết hợp với đo lường và mô hình hóa/mô phỏng để mang đến giá trị trực tiếp cho lĩnh vực dọc.

Là người tin vào tương lai tươi sáng của công nghệ, tôi ngày càng thấy được một thế giới nơi con người và công nghệ phối hợp với nhau để có được kết quả to lớn hơn với tốc độ nhanh chưa từng có. Những viễn cảnh ngắn và dài hạn này dựa trên những gì chúng ta đang đạt được ở hiện tại. Cải tiến càng nhiều thì cơ hội để chuyển đổi cách chúng ta làm việc, sống và học tập theo hướng tích cực càng lớn. Và năm 2022 sẽ là một năm nữa trong việc tăng tốc ứng dụng và sáng tạo công nghệ.

John Roese

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Dell tích hợp bản quyền Windows 11, Microsoft Office vào các máy tính cá nhân tại Việt Nam

Tóm tắt: 

Việc này sẽ giúp cho người dùng giảm gánh nặng chi phí về phần mềm, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật do Microsoft luôn duy trì cập nhật thường xuyên.

Dell chính thức tích hợp bản quyền Windows 11 và Microsoft Office vào các sản phẩm máy tính cá nhân tại thị trường Việt Nam. Việc này sẽ giúp cho người dùng giảm gánh nặng chi phí về phần mềm, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật do Microsoft luôn duy trì cập nhật thường xuyên.

Đại dịch đã thay đổi hành vi, thói quen chúng ta trong mối quan hệ cuộc sống. Điều đó thể hiện rõ nét qua sự phát triển mạnh mẽ của lớp học trực tuyến và làm việc tại nhà. Và các mô hình này sẽ trở thành tiêu chuẩn trong những năm tới.

Máy tính cá nhân đã mang đến một cổng thông tin hiệu quả trong công tác giáo dục và công việc. Hơn thế nữa, máy tính cá nhân không chỉ giúp mở rộng hoạt động kinh doanh linh hoạt, mang lại trải nghiệm mới mẻ trong giải trí mà còn truyền cảm hứng cho sự đổi mới, mang lại những đột phá lớn trong lĩnh vực khoa học, chăm sóc sức khỏe vì một thế giới an toàn hơn, thông minh hơn.

Với dải sản phẩm rộng và đa dạng, Dell có thể đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng. Từ Inspiron cho đến Vostro, học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng sẽ có những trợ thủ đáng tin cậy từ Dell để giúp hoàn thành mục tiêu khác nhau. Ở phân khúc cao cấp, Dell cũng mang đến người dùng sản phẩm XPS 13, một cỗ máy mạnh mẽ, độc đáo.

Đặc biệt khi mua các sản phẩm Dell chính hãng, người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn trên chiếc PC/laptop mới được tặng kèm bản quyền trọn đời của Microsoft Windows 11 Home và Microsoft Office (bản Home và Student 2019).

Bản quyền của hệ điều hành và bộ ứng dụng văn phòng chính hãng sẽ đảm bảo yếu tố bảo mật, tự động cập nhật bản sửa lỗi và chế độ bảo hành Premium Support và ProSupport từ Dell. Khi sản phẩm gặp sự cố, bạn chỉ việc gọi điện thoại đến tổng đài miễn phí 1800 545455 (hoạt động 24/7).

Trường hợp lỗi cần sửa chữa, thay thế linh kiện thì Dell sẽ cử nhân viên kỹ thuật đến tận nơi sử dụng để khắc phục (Onsite break fix service). Đây cũng là điểm cộng đắt giá trong bối cảnh xã hội hiện nay bởi nó không chỉ mang lại sự an toàn cho người dùng mà còn giúp khắc phục sự cố nhanh chóng, không mất thời gian chờ đợi và ảnh hưởng đến việc học tập, làm việc tại nhà.

 ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Ba lời khuyên công nghệ để phát triển trong tương lai làm việc từ xa

Tóm tắt: 

Với những khoản đầu tư vào công nghệ phục vụ cho làm việc từ xa dài hạn, các doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định đúng đắn ngay từ ban đầu.

Bất kể tình tình tương lai ra sao, phương pháp làm việc từ xa sẽ tiếp tục được duy trì. Khi nhiều quốc gia đang đối mặt với việc tỉ lệ tiêm chủng không đồng đều và sự xuất hiện của các biến chủng mới, cuộc chiến chống COVID-19 đang vô cùng căng thẳng.

Ngay cả khi các doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ) xoay vòng giữa làm việc tại nhà và văn phòng, cách thức chúng ta làm việc đã thay đổi mãi mãi. Làm việc kết hợp (hybrid work) chính là thực tiễn mới!

Trên thực tế, những nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, không cho rằng việc từ xa là tương lai, cần phải thay đổi suy nghĩ. Khi đại dịch toàn cầu vừa mới xuất hiện, nhiều doanh nghiệp đã tập trung vào việc hỗ trợ nhân viên chuyển đổi dễ dàng sang làm việc tại nhà để hạn chế sự gián đoạn trong việc kinh doanh. Vào thời điểm đó, các chủ doanh nghiệp thường tìm kiếm các giải pháp tức thì như mua hội thoại truyền hình, phần mềm làm việc nhóm hay điều chỉnh các chính sách cơ bản để thích ứng với phương pháp làm việc linh động. Tuy vậy, vào thời điểm hiện tại tâm lý :sai ở đâu, sửa ở đó” cần được thay đổi, các chủ doanh nghiệp phải tiếp cận phương pháp làm việc từ xa với một tư duy chiến lược dài hạn.

Công nghệ chính là nền tảng mang đến sự thành công và bền vững cho chiến lược làm việc từ xa. Về mặt tích cực, hơn 50% nhân viên tại khu vực APJ cảm thấy các chủ doanh nghiệp đang làm mọi thứ trong khả năng để cung cấp những nguồn lực công nghệ cần thiết để làm việc từ xa, theo Bảng chỉ số  Sẵn sàng Làm việc Từ xa của Dell Technologies.

Tuy vậy, các nhân viên tiếp tục gặp phải những vấn đề về công nghệ khi làm việc từ xa. Ba vấn đề nổi bật nhất bao gồm: đường truyền mạng không ổn định, khả năng truy xuất hạn chế đến các tài nguyên nội bộ của công ty, và thiếu các công cụ hỗ trợ năng suất làm việc, điều này cũng có thể dẫn đến những nguy cơ về bảo mật.

Với những khoản đầu tư vào công nghệ phục vụ cho làm việc từ xa dài hạn, các doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định đúng đắn ngay từ ban đầu. Sau khi làm việc với nhiều khách hàng và đối tác để hỗ trợ giúp chuyển đổi sang làm việc kết hợp (cũng như thông qua kinh nghiệm của chính Dell Technologies), chúng tôi rút ra được ba khoản đầu tư nền tảng về công nghệ mà các doanh nghiệp cần phải lần lượt thực hiện để phát triển trong môi trường làm việc từ xa.

Lời khuyên #1: Hỗ trợ nhân viên thực hiện công việc tốt hơn bằng cách cung cấp các công cụ hỗ trợ phù hợp

Hỗ trợ nhân viên bằng công nghệ và các công cụ phù hợp là một trong những bước vô cùng quan trọng. Từ góc nhìn của nhân viên, các công cụ làm việc là một nhu cầu cơ bản phục vụ cho làm việc từ xa. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra trong số 7.192 người tham gia khảo sát từ bảy thị trường trong khu vực APJ, có đến 39% chỉ ra rằng các công cụ và vật dụng hỗ trợ làm việc từ phía công ty cấp là nguồn lực công nghệ hàng đầu mà nhân viên cần để làm việc từ xa.

Trường hợp nhân viên không được doanh nghiệp cấp những thiết bị hỗ trợ làm việc cần thiết có thể dẫn đến hai hệ quả chính. Đầu tiên, việc này có thể làm giảm hiệu suất làm việc, gia tăng căng thẳng của nhân viên, khi họ cảm thấy mình không được hỗ trợ để làm việc hiệu quả từ xa. Về dài hạn, vấn đề này có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần của đội ngũ nhân viên, tỉ lệ giữ chân khách hàng và hiệu quả kinh doanh.

Hệ quả thứ hai và nghiêm trọng hơn, khi không có những công cụ làm việc phù hợp có thể dẫn đến việc nhân viên quyết định tải các tài liệu của công ty về các thiết bị cá nhân để làm việc hiệu quả hơn. Điều này dẫn đến vấn đề lộ dữ liệu và “xử lý kép” hoặc trùng lặp dữ liệu trên các nền tảng. Đối với các tổ chức, họ gặp phải những khó khăn trong việc theo dõi, quản lý và bảo vệ dữ liệu nhạy cảm đã được lưu trữ tại các điểm cuối hoặc những thiết bị của nhân viên.

Lời khuyên của tôi đến các nhà quản lý doanh nghiệp là hãy ưu tiên trải nghiệm của nhân viên khi áp dụng mô hình làm việc kết hợp, bằng cách đầu tư vào những nguồn lực công nghệ chất lượng - từ laptop, màn hình cho đến các thiết bị ngoại vi – để hỗ trợ nhân viên làm việc hiệu quả và bảo mật.

Lời khuyên #2: Thiết lập doanh nghiệp với cơ sở hạ tầng CNTT tân tiến để phục vụ làm việc kết hợp

Một mô hình làm việc kết hợp dàn hạn cần được thiết kế như một văn phòng kỹ thuật số “sẵn-sàng-cho-mọi-thứ”. Điều này đồng nghĩa với việc dù nhân viên làm việc ở nhà hay văn phòng, các doanh nghiệp nên sẵn sàng để mang đến trải nghiệm làm việc xuyên suốt và khả năng quản lý nguồn lực CNTT từ bất kỳ đâu.

Một khoản đầu tư chủ chốt vào công nghệ điện toán đám mây có thể giúp đạt được điều này. Hạ tầng điện toán đám mây mang đến khả năng truy xuất các tài nguyên của công ty mượt mà hơn, cũng như khả năng mở rộng và tiết kiệm chi phí. Với sự bùng nổ của mô hình làm việc kết hợp, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây đang ngày càng tăng – Gartner dự đoán khoản chi của người dùng cuối dành cho các dịch vụ đám mây công cộng sẽ tăng trưởng 26,7% trong 2021, khi các Giám đốc Công nghệ Thông tin (CIO) và những nhà quản lý CNTT tiếp tục ưu tiên những ứng dụng chạy trên đám mây như phần mềm như một dịch vụ (Software as a service, SaaS).

Khi khởi đầu, các doanh nghiệp đang dịch chuyển sang đám mây có thể cân nhắc bắt đầu với một mô hình cơ sở hạ tầng điện toán đám mây lai – loại mô hình kết hợp đám mây công cộng, riêng và điểm biên để hỗ trợ các ứng dụng truyền thông và thế hệ mới.

Đúc kết từ những kinh nghiệm của chính chúng tôi trong việc mở khóa khả năng làm việc từ xa cho các nhân viên trên toàn cầu, Dell Technologies đã xây dựng một môi trường đa đám mây, đồng thời thiết lập những đổi mới về ảo hóa, cho phép hạ tầng điện toán đám mây của chúng tôi chạy những gì các nhân viên truy xuất từ xa với tốc độ nhanh hơn, đồng thời không phải tăng số lượng nhân viên CNTT. Các giải pháp như Unified Workspace của Dell Technologies cũng cho phép đội ngũ CNTT triển khai, bảo mật, quản lý và hỗ trợ những thiết bị thuộc sở hữu của doanh nghiệp thông qua đám mây.

Lời khuyên #3: Bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp bằng các giải pháp bảo mật đầu cuối

Một yếu tố nhất định phải có đối với các doanh nghiệp áp dụng mô hình làm việc kết hợp chính là một chiến lược bảo mật và bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ. Tôi không thể nói hết tầm quan trọng của việc này. Do làm việc từ xa khiến dữ liệu được phân phối đến nhiều địa điểm, như các trung tâm dữ liệu, nhiều trang làm việc khác nhau và các môi trường đám mây lai, cũng như đa đám mây, vì vậy, một chiến lược bảo vệ toàn diện – kết hợp những phương pháp bảo vệ dữ liệu đã được chứng thực và hiện đại – là vô cùng cần thiết.

Bảng chỉ số Sẵn sàng Làm việc Từ xa của Dell Technologies phát hiện ra rằng tại khu vực APJ, gần 1 trong 3 (28%) nhân viên phải sử dụng những công cụ hoặc thiết bị cá nhân để phục vụ cho công việc. Việc này làm gia tăng một lượng lớn dữ liệu mật được lưu trữ trên các bị thiết cá nhân hoặc các thiết bị đầu cuối. Để quản lý an toàn lượng dữ liệu vô cùng lớn đang được tạo ra tại vùng điểm, các doanh nghiệp cần phải ngăn chặn, phát hiện và đối phó với các mối đe dọa bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Một nghiên cứu toàn cầu mới do Dell Technologies ủy quyền cho Forrester Consulting thực hiện cho thấy 55% các doanh nghiệp tại APJ thực hiện các giải pháp khẩn cấp để giữ dữ liệu an toàn bên ngoài mạng lưới của công ty khi mọi người tiếp tục làm việc từ xa. Nhưng thay vì phản ứng bị động, tôi khuyến nghị các doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng an toàn an ninh mạng linh động, có thể mở rộng và có thể quản lý, đồng thời đảm bảo ngăn chặn chủ động các mối đe dọa bảo mật và mất dữ liệu thông qua AI, máy học (machine learning) và dễ dàng thực hiện phát hiện hành vi tại thiết bị đầu cuối.

Đón nhận văn phòng kết nối

Với những khoản đầu tư hợp lý vào công nghệ, các doanh nghiệp sẽ có được vị thế thuận lợi trong việc chuyển đổi mượt mà giữa làm việc tại nhà và làm việc tại văn phòng với mà không gây ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động kinh doanh.

Tại Dell Technologies, chúng tôi có Connected Workplace, chương trình được sáng tạo để cung cấp một môi trường làm việc linh động cho đội ngũ nhân viên trên toàn cầu, và chúng tôi đã phát triển mạnh mẽ trong môi trường này. Thông qua những kinh nghiệm làm việc linh động trong một thập kỷ, chúng tôi đã nhanh chóng giúp 90% nhân viên trên toàn cầu có thể làm việc từ xa chỉ trong một tuần – vào thời điểm ban đầu khi đại dịch bùng phát hồi tháng 3/2020.

Các tổ chức cần phải nhớ rằng thành công trong kinh doanh ngày nay không chỉ đến bằng việc cung cấp công nghệ phù hợp. Việc đầu tư nâng cao kỹ năng kỹ thuật số và phúc lợi của nhân viên cũng cần thiết không kém, bởi họ đối mặt với những khó khăn khác khi làm việc tại gia, như lằn ranh mờ nhạt giữa làm việc và cuộc sống riêng. Sự thành công của một văn phòng kết nối phụ thuộc rất lớn vào khả năng của một doanh nghiệp trong việc đón nhận văn hóa linh động và hỗ trợ bằng hạ tầng công nghệ phù hợp, để thực hiện đổi mới và một môi trường làm việc từ xa hiệu quả.

Jean-Guillaume Pons, Phó Chủ tịch Cấp cao & Giám đốc, châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản và Trung Quốc, Nhóm các Giải pháp Khách hàng, Dell Technologies
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Giải pháp kinh tế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi bước vào bình thường mới

Tóm tắt: 

Giải quyết bài toán khó về khâu logistics khi tham gia thương mại điện tử chính là giải pháp hữu hiệu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đặc biệt là những công ty kinh doanh hàng hoá xuyên biên giới.

Giải quyết bài toán khó về khâu logistics khi tham gia thương mại điện tử (TMĐT) chính là giải pháp hữu hiệu đối với các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ Việt Nam, đặc biệt là những công ty kinh doanh hàng hoá xuyên biên giới.

 Theo chia sẻ tại tọa đàm về Tương lai của nền kinh tế số Việt Nam, kết thúc năm 2020, với tăng trưởng 18% đạt 11,8 tỉ USD, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) 2 con số. Trước ảnh hưởng của Covid-19, TMĐT đã trở thành “sân chơi” giúp các DN có thể duy trì hoạt động kinh doanh mà vẫn đảm bảo các yêu cầu trong phòng chống dịch.

Năm 2021, TMĐT vẫn là lĩnh vực tăng trưởng nhờ sự phối hợp của các chính sách từ Chính phủ kết hợp cùng những giải pháp hỗ trợ kinh doanh trực tuyến từ các DN logistics trong bối cảnh đại dịch, cũng như sự thúc đẩy mạnh mẽ của cuộc Cách mạng 4.0. Bên cạnh sự tăng trưởng của TMĐT nội địa, theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), TMĐT xuyên biên giới trong năm nay đã tăng 25,7% so với năm ngoái.

Ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Công nghệ số - Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh vô cùng hiệu quả cho các DN mở rộng thị trường, đặc biệt đối với hàng Việt. Kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025 có mục tiêu đưa TMĐT trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số để tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu.

Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2021 có sự tham gia khảo sát của hơn 8.000 DN và 1.000 người tiêu dùng, trong đó DN vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm 90%. Điều này cho thấy các DNVVN đang là lực lượng đông đảo, chịu tác động chủ yếu trước những thay đổi và ngược lại cũng là những người có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của TMĐT Việt Nam.

Sự bùng nổ của TMĐT mang đến nhiều cơ hội nếu DNVVN kịp thời thích nghi, nhưng song hành là nhiều khó khăn như bài toán khó ở khâu giao nhận hàng hoá. Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam 2021 (được xây dựng từ nguồn điều tra thống kê chính thức năm 2020 của Bộ Công Thương), khi được hỏi về lý do khiến người dùng gặp trở ngại khi mua hàng trực tuyến, 25% người tham gia lựa chọn lý do vận chuyển và giao nhận kém.

Về phía DN, chi phí đầu tư cho logistics đạt 0,82 điểm trên thang điểm từ 0-2 về những khó khăn, trở ngại khi vận hành website/ứng dụng TMĐT. Đặc biệt với những DNVVN kinh doanh hàng hoá xuyên biên giới thì chi phí logistics lại chiếm một khoản ngân sách không hề nhỏ, từ đó dẫn đến đội giá thành và giảm lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác, các giải pháp ở khâu logistics sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả cho DNVVN phát triển TMĐT.

Trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, ngành logistics nói chung và thương hiệu vận chuyển quốc tế J&T Express nói riêng đã thể hiện vai trò trọng yếu của mình trong nền kinh tế: hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa cho thị trường nội địa. Sự chuyển hướng kịp thời của Chính phủ từ chủ trương “Zero Covid-19” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trước làn sóng Covid-19 thứ 4 đã tạo cơ hội cho các DN hoạt động trở lại, TMĐT tiếp tục phát triển và logistics là mảng không thể thiếu trong quá trình phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ này của DN.

Là công ty chuyển phát nhanh hoạt động dựa trên sự phát triển của Internet và kỹ thuật công nghệ, J&T Express đã và đang góp phần mở ra nhiều cơ hội cho các DN tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả. Hơn nữa, J&T Express tăng cường hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu cho các DNVVN thông qua TMĐT bằng tuyến giao nhận quốc tế như một giải pháp hậu đại dịch. Với bản đồ vận chuyển đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, dịch vụ chuyển phát quốc tế của J&T Express đáp ứng nhu cầu về Mức độ tiện lợi - nhân viên đến lấy hàng tại nhà, giao hàng tận nơi; Mức độ theo dõi - Tra cứu dễ dàng bằng ứng dụng hoặc website và Thời gian gửi hàng - Nhanh và tối ưu.

Ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam, chia sẻ: “Được phát triển và hoạt động trên nền tảng công nghệ và hệ thống quản lý quốc tế, J&T Express không ngừng nâng cao quy trình, công nghệ, nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực giao nhận và chuyển phát nhanh để có thể hỗ trợ các đối tác DN tối ưu hóa hoạt động kinh doanh".

Đối với thị trường Việt Nam, ông Bình cho biết: J&T Express đã phủ rộng khắp 63 tỉnh thành từ vùng nông thôn, miền núi tới các thành phố, việc mở rộng các tuyến quốc tế của J&T Express là một trong những giải pháp chiến lược, được đầu tư dài hạn để mở rộng mạng lưới hỗ trợ DNVVN tiếp cận được khách hàng trên khắp thế giới, mang đến nhiều cơ hội kinh doanh cho các DN này, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam”.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành

Trạm sạc dự phòng di động thông minh iSitePower-M: sạc mọi nơi, vui mọi lúc

Tóm tắt: 

Nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao, kéo theo sự phát triển của các thiết bị công nghệ điện tử đòi hỏi những sản phẩm có thể cung cấp nguồn điện nhanh chóng mọi lúc mọi nơi.

Huawei Digital Power Việt Nam ra mắt trạm sạc dự phòng di động thông minh iSitePower-M với công suất 500Wh và 1000Wh, giúp mọi người có thể sạc mọi nơi, vui mọi lúc.

Nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao, kéo theo sự phát triển của các thiết bị công nghệ điện tử đòi hỏi những sản phẩm có thể cung cấp nguồn điện nhanh chóng mọi lúc mọi nơi. Nắm bắt được nhu cầu đó, Huawei đã nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm trạm sạc di động đa năng iSitePower M Mini với công suất lớn phù hợp với nhiều thiết bị và dễ dàng sử dụng.

 iSitePower M Mini có 2 dòng sản phẩm công suất 500Wh và 1000Wh, phục vụ mọi đối tượng trong mọi hoàn cảnh. Thiết bị này có thể sạc đồng thời từ nhiều nguồn khác nhau (Từ ngõ sạc xe hơi, tấm pin mặt trời, điện lưới, type C) và đa dạng ngõ ra (cổng sạc xe hơi, DC, cổng type C, cổng USB, ngõ ra AC hỗ trợ tất cả các loại đầu ra). Người dùng không cần dùng thêm bất kì bộ chuyển đổi nào mà có thể trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Với công suất 500Wh và 1000Wh, sản phẩm có thể đáp ứng được hầu như tất cả các hoạt động trong gia đình cũng như ngoài trời: sạc điện thoại, laptop, đèn bàn, và có thể dùng để sạc cho các thiết bị điện tử trong trường hợp mất điện hoặc không có lưới điện; các hoạt động ngoài trời như du lịch, cắm trại, hát karaoke, cung cấp điện cho các sạp hàng di động, các quán cafe trà chanh, thậm chí phục vụ những công việc đặc thù bên ngoài như công trường, nhà đang thi công, những công việc di động ngoài trời cần sử dụng điện để chạy thiết bị, dự phòng điện cho các trường hợp khẩn cấp.

 Trạm sạc điện di động iSitePower M Mini đã vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe, với hơn 100 chứng chỉ kiểm định về chất lượng, chứng chỉ UN 38.3 CE, và 4 bài kiểm tra về độ an toàn: kiểm tra áp lực, rung động, va đập, rơi vỡ; 6 chức năng bảo vệ nghiêm ngặt: bảo vệ xả quá mức, bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá áp, bảo vệ quá tải, bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ quá nhiệt. Với quy trình nghiêm ngặt, Huawei mong muốn mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Thời gian cung cấp điện cho các thiết bị sạc được công bố như sau:

- iSitePower M Mini công suất 500wh: 4,5h sạc laptop; 1 giờ sử dụng máy khoan, 7h sử dụng TV, 35 lần sạc điện thoại, 11h-19h sử dụng tủ lạnh

-  iSitePower M Mini công suất 1000wh: 2h sử dụng nồi cơm điện, 1h ấm siêu tốc, 2h sử dụng lò vi sóng, 9h sạc pin laptop, 70 lần sạc pin điện thoại, 60h chiếu sáng.

Sản phẩm được bán chính thức tại kênh shopee: https://shopee.vn/huawei_digital_power_store với nhiều ưu đãi hấp dẫn với giá công bố 7.990.000 đồng và 13.990.000 đồng (chưa thuế phí)

 ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành
Sản phẩm - Dịch vụ

Năng lượng số là mảng xương sống trong tương lai của ngành năng lượng

Tóm tắt: 

Theo Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2030, công nghệ số có thể sẽ giúp giảm 15% lượng khí thải carbon toàn cầu.

Biến đổi khí hậu cùng với những hệ quả đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Khí thải carbon là nguyên nhân chính cho sự nóng dần lên của trái đất, gây ra các đợt hạn hán, bão lũ và các diễn biến thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sự sống của hàng tỷ người trên trái đất. Do đó, các biện pháp giảm phát thải nhà kính mạnh mẽ là yếu tốt then chốt để ngăn chặn biển đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của tất cả quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trước tình hình đó, các quốc gia trên thế giới đã đặt ra mục tiêu trung hòa carbon trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26, các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra ở Glasgow, Scotland (Anh). lai phát triển bền vững là yêu tố tiên quyết để nhân loại tồn tại và phát triển. Chuyển đổi sang nền kinh tế không phụ thuộc vào năng lượng phát thải carbon và hướng đến một tương lai phát triển bền vững là yêu tố tiên quyết để nhân loại tồn tại và phát triển.

Chìa khoá đạt được mục tiêu trung hoà carbon đó chính là xây dựng các hệ thống nguồn năng lượng dựa trên các nguồn năng lượng sạch và năng lượng mới.

Tại Hội thảo chuyên đề “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình Hiện đại hoá, công nghiệp hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ông Bruce Li, Phó Chủ tịch Kinh doanh năng lượng số Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei Digital Power đã chia sẻ các giải pháp năng lượng số, hướng đến chủ trương giảm mức phát thải khí cacbon của Việt Nam cùng với xu hướng chung trên toàn thế giới.

Chia sẻ tại Hội thảo chuyên đề “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” mới đây trong khuôn khổ của Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2021 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, ông BRUCE LI, Phó Chủ tịch Kinh doanh Năng lượng số Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei Digital Power cho biết: “Lĩnh vực năng lượng số (Digital Power) chính là mảng xương sống trong tương lai của ngành năng lượng. Đó chính là việc tích hợp công nghệ số và điện tử công suất hướng đến nguồn năng lượng xanh và sạch hơn. Ứng dụng những công nghệ trong lĩnh vực ICT, điện tử công suất tích hợp đưa vào tất cả các ngành công nghiệp, các lĩnh vực trong cuộc sống, đơn cử như ngành năng lượng mặt trời, giao thông thông minh, xe điện và hạ tầng cho xe điện”.

Theo Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2030, công nghệ số có thể sẽ giúp giảm 15% lượng khí thải carbon toàn cầu. Huawei đã sớm đầu tư vào chiến lược phát triển năng lượng số, bao gồm phát triển năng lượng sạch, thúc đẩy chuyển đổi số các nguồn năng lượng truyền thống, kết hợp công nghệ kỹ thuật cao trong quản lý năng lượng, tăng cường chia sẻ dữ liệu về năng lượng để tạo ra một tương lai tốt đẹp và xanh hơn. Huawei tập trung đưa ra các sản phẩm giải pháp công nghệ đóng vai trò then chốt nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và đạt mục tiêu giảm thiểu carbon trên toàn cầu. Ngành ICT sẽ giúp các lĩnh vực khác cắt giảm lượng khí thải carbon gấp 10 lần so với mức phát thải của chính ngành ICT.

Trung hoà carbon là mục tiêu chung của toàn cầu, Huawei luôn nỗ lực trong việc giảm thiểu lượng khí thải carbon trong sản xuất và vận hành. Năm 2016, Huawei đạt được mức giảm 33,2% lượng khí thải carbon so với doanh thu. Mục tiêu mới cho năm 2025 là sẽ giảm thêm 16% lượng khí thải carbon tính theo doanh thu và tăng hiệu quả năng lượng của các sản phẩm lên 2,7 lần.

 “Huawei luôn dành ưu tiên hàng đầu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, với ngân sách hàng năm lên tới 10-15% doanh thu của tập đoàn. Huawei Digital Power mong muốn thúc đẩy ngành năng lượng trong lĩnh vực phát điện như điện mặt trời, điện gió; hỗ trợ cho hạ tầng giao thông thông minh, giao thông xanh; viễn thông và CNTT, trạm phát sóng và trung tâm dữ liệu. Chúng tôi không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, đưa ra các giải pháp công nghệ tích hợp điện tử công suất và kỹ thuật số để thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng cho một tương lai xanh hơn, tốt đẹp hơn”, ông Lê Nho Thông, Phó Giám đốc kinh doanh công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam chia sẻ.

Ông Lê Nho Thông: các giải pháp công nghệ tích hợp điện tử công suất và kỹ thuật số thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng cho một tương lai xanh hơn, tốt đẹp hơn

Trên thế giới, các giải pháp trạm carbon thấp của Huawei đã được áp dụng tại hơn 100 quốc gia, bao gồm Arab Saudi, Hy Lạp, Pakistan và Thụy Sĩ, giúp các nhà mạng giảm lượng khí thải carbon dioxide xuống 40 triệu tấn.

Để thúc đẩy năng lượng tái tạo, Huawei đã triển khai các giải pháp năng lượng số tại hơn 170 quốc gia và khu vực, phục vụ 1/3 dân số thế giới. Tính đến tháng 6/2021, các giải pháp này đã tạo ra 403 tỷ kWh điện từ các nguồn tái tạo, và tiết kiệm tổng cộng 12,4 tỷ kWh điện. Những nỗ lực này đã giúp giảm 200 triệu tấn khí thải CO2.

Với tư cách là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu, phát triển và đưa ra những sản phẩm tiên tiến phục vụ cho các ngành công nghiệp, Huawei cam kết thúc đẩy các giải pháp năng lượng số tại Việt Nam nhằm tối ưu hóa mạng lưới điện, giảm thải và nâng cao hiệu suất, thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành

Adobe: “Tượng đài” thầm lặng của Thung lũng Silicon

Tóm tắt: 

Được thành lập vào năm 1982, tập đoàn phần mềm máy tính Adobe (Mỹ) sắp bước sang tuổi 40. So với những công ty khác tại Thung lũng Silicon, đây từng là một cái tên khá tẻ nhạt.

Được thành lập vào năm 1982, tập đoàn phần mềm máy tính Adobe (Mỹ) sắp bước sang tuổi 40. So với những công ty khác tại Thung lũng Silicon, đây từng là một cái tên khá tẻ nhạt.

Adobe: “Tượng đài” thầm lặng của Thung lũng Silicon. Ảnh: AFP

Không thường xuyên xuất hiện trên mặt báo với những phi vụ sáp nhập khổng lồ hay những giám đốc màu mè, Adobe lẳng lặng xâm nhập vào các mảng ngành đang phát triển mạnh mẽ nhất của thế giới, trong đó có công nghệ đại điện toán đám mây.

Kể từ năm 2007 khi ông Shantanu Narayen đảm nhiệm vị trí Giám đốc của Adobe, giá trị vốn hóa thị trường của Adobe đã tăng mạnh mẽ từ 24 tỷ USD lên 307 tỷ USD trong năm 2021. Trong 10 năm, Adobe đã vượt mặt Microsoft và Salesforce, một công ty sản xuất phần mềm đối thủ khác.

Đối với nhiều người, Adobe là “tượng đài” trong mảng phần mềm xuất bản trên máy tính. Công ty này đã đặt ra những tiêu chuẩn mang tính toàn cầu, trong đó có ngôn ngữ PostScript - là một ngôn ngữ lập trình cấp độ cao, có vai trò hướng dẫn vị trí của từng chấm mực cho máy in, và định dạng PDF - một “định dạng tài liệu di động”, cho phép tài liệu in ấn được chia sẻ trực tuyến.

Bên cạnh PostScript, Adobe cũng phát triển nhiều phần mềm chỉnh sửa nội dung số. Một trong đó là Photoshop - cái tên thậm chí đã trở thành một động từ. Phần mềm đắt đỏ này của Adobe được cài đặt trong nhiều máy tính và cập nhật thường niên.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển và một số công nghệ trở nên bão hòa, thay vì bấu víu vào phương pháp kinh doanh lâu năm nhiều lợi nhuận, ông Narayen đã chớp thời cơ để “tái tạo lại”, điển hình là việc tận dụng công nghệ điện toán đám mây để cải thiện sản phẩm.

Ngày nay, hai mảng kinh doanh phần mềm ban đầu của Adobe đã được chuyển hóa thành hai dịch vụ điện toán đám mây trả phí định kỳ. Đầu tiên là dịch vụ đám mây Document Cloud nhỏ hơn, cung cấp những dịch vụ từ thông thường nhất (như chuyển định dạng văn bản từ PDF sang một định dạng được sử dụng bởi các phần mềm xử lý văn bản) cho tới những dịch vụ tối quan trọng về quản lý văn bản số của các cơ quan chính phủ. Tất cả những dịch vụ này đều đã phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn giãn cách xã hội do hậu quả của đại dịch COVID-19.

Mảng kinh doanh còn lại và lớn hơn rất nhiều, là dịch vụ đám mây Creative Cloud, cho phép người dùng chỉnh sửa nhiều loại nội dung số, từ website tới video trên các thiết bị khác nhau.

Tuy nhiên, thành công của Adobe sẽ không vang dội như vậy nếu thiếu đi những bước tiến khác. Một trong số đó là mô hình mà họ đặt tên Mô hình hoạt động điều hướng dữ liệu (DDOM). Đây là mô hình sử dụng dữ liệu để cải thiện các dịch vụ số, đồng thời phát triển những dịch vụ mới, và vòng xoay này lặp lại liên tục.

Với những thành công bước đầu, Adobe tiếp tục phát triển dịch vụ đám mây thứ ba có tên Experience Cloud. Đây là dịch vụ cho phép những công ty khác tối ưu hóa chính các sản phẩm số của mình. Bên cạnh đó, dịch vụ “cũng cho phép người trả phí theo dõi hành vi của khách hàng trực tuyến và đưa ra phương pháp tốt nhất giúp họ bán được sản phẩm, bên cạnh một số chức năng khác.

Một bước tiến quan trọng khác là cơ cấu quản lý của Adobe. Trong khi một số tập đoàn công nghệ khác như Apple áp dụng phương pháp quản lý vi mô từ trên xuống, hoặc Alphabet áp dụng phương pháp quản lý từ dưới lên - vốn gần như quá lỗi thời, Adobe kết hợp hai phương pháp này một cách nhuần nhuyễn.
Ông Narayen sẽ là người đưa ra mục tiêu và những nhân viên quản lý sẽ đề ra lộ trình thực hiện cụ thể. Ví dụ, để mô hình DDOM và Experience Cloud hoạt động hiệu quả, ông đưa ra một mục tiêu cụ thể và chính xác, đó là nền tảng dữ liệu của Adobe phải có khả năng cung cấp nội dung trong vòng dưới 1/10 giây. Tuy nhiên, việc làm thế nào để đạt được mục tiêu này sẽ tùy thuộc vào các kỹ sư.

Những dịch vụ đám mây đầy tiện lợi, mô hình hoạt động sáng tạo và phương pháp điều hành phân cấp rõ ràng có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho những kết quả kinh doanh khả quan của Adobe. Quý III/2021, doanh thu tập đoàn tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020, lên mức 3,9 tỷ USD, và biên lợi nhuận hoạt động đạt 46%, theo Bernstein.

Cho đến nay, thị trường dịch vụ dữ liệu toàn cầu vẫn còn rất hứa hẹn. Vào ngày 7/10, Adobe đã hoàn tất thương vụ trị giá 1,3 tỷ USD nhằm mua lại Frame.io, một dịch vụ chỉnh sửa video. Trong khi đó, sự phát triển của công nghệ trí thông minh nhân tạo cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội mới, ví dụ như sự ra đời của một sản phẩm gần đây của Adobe có khả năng biến file PDF thành một trang web, có thể được sử dụng dễ dàng trên điện thoại thông minh. Ngoài ra, việc phát triển những công nghệ tương tự có thể giúp các nhà sáng tạo nội dung làm việc hiệu quả hơn và giúp Photoshop trở nên thân thiện hơn với người mới sử dụng.

“Nền kinh tế sáng tạo” vẫn còn rất non trẻ. Cùng với đó, khái niệm mới mang tên “metaverse” (vũ trụ số) nhằm kết nối nhiều thế giới ảo khác nhau hiện cũng đang trở nên rầm rộ và ngày càng quen thuộc đối với thế giới. Đây được kỳ vọng là một “miền đất hứa” để Adobe tập trung khai thác trong tương lai./.

Nguồn: Quang Minh-Phương Nga/bnews.vn

https://bnews.vn/adobe-tuong-dai-tham-lang-cua-thung-lung-silicon/219993.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành

50% hạ tầng CNTT mới sẽ được triển khai tại điểm biên

Tóm tắt: 

Công ty khảo sát IDC ước tính 50% hạ tầng CNTT mới sẽ được triển khai tại điểm biên vào năm 2023.

Công ty khảo sát IDC ước tính 50% hạ tầng CNTT mới sẽ được triển khai tại điểm biên vào năm 2023.

Ông Michael Dell, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, Dell Technologies, chia sẻ: “Vùng biên là mục tiêu lớn tiếp theo của lĩnh vực công nghệ và nó ở khắp mọi nơi, xung quanh chúng ta, từ bán lẻ cho đến sản xuất, thành phố và bệnh viện thông minh.

Những thiết bị cơ sở hạ tầng và PC với những cải tiến vượt trội nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) đơn giản hóa việc triển khai và khai thác được nhiều giá trị từ dữ liệu đã thu thập và xử lý bên ngoài các trung tâm dữ liệu truyền thống và dịch vụ đám mây công cộng - từ những khu vực khắc nghiệt và vùng sâu cho đến các cửa hàng bán lẻ hay công xưởng nhà máy.

Theo đó, vị Chủ tịch HĐQT Dell cho biết sáng tạo các giải pháp đơn giản, nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu ở gần nơi chúng được sinh ra hơn, từ đó đưa ra quyết định nhanh hơn, cải thiện hiệu quả và thúc đẩy tiến bộ.

Với 69% DN trong danh sách Fortune 100 đang sử dụng các giải pháp vùng biên của Dell Technologies, tập đoàn công nghệ này giúp đáp ứng nhu cầu quản lý vòng đời dữ liệu, thứ mà đang trở thành xu hướng công nghệ chính yếu tiếp theo.

Những giải pháp và cập nhật mới bao gồm:

Thiết bị Dell EMC Vxrail vệ tinh mang đến các vùng biên một mô hình hoạt động hiệu quả với hạ tầng có kích thước nhỏ hơn. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực như bán lẻ, sản xuất và các chi nhánh làm việc từ xa có thể triển khai VxRail với chi phí thấp hơn.

Là giải pháp HCI (hạ tầng siêu hội tụ) được đồng thiết kế với VMware, các điểm vệ tinh VxRail được triển khai đơn điểm (single-node), tự động hóa các hoạt động thường nhật, giám sát tình trạng hệ thống và quản lý vòng đời tại một địa điểm tập trung mà không cần đến nguồn lực kỹ thuật và chuyên môn tại chỗ.

Thiết kế được Kiểm Định của Dell Technologies dành cho “Manufacturing Edge” (vùng biên tại nơi sản xuất) với Litmus giúp các DN kết nối, quản lý và điều phối các thiết bị, dữ liệu và ứng dụng rời rạc tại các vùng biên - từ công xưởng nhà máy cho đến các trung tâm dữ liệu của dịch vụ đám mây mà DN đi thuê - mà không cần lập trình.

Các nhà sản xuất có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng để sửa chữa thiết bị trước khi nó bị lỗi, cải thiện chất lượng sản xuất và tiết kiệm chi phí qua các phân tích dữ liệu thời gian thực và quản lý thiết bị tập trung được cung cấp bởi Litmus, nền tảng vùng biên IoT công nghiệp dành cho cấp DN.

Được xây dựng dựa trên hệ thống siêu hội tụ Dell EMC VxRail hoặc máy chủ PowerEdge, với tùy chọn sử dụng giải pháp đi kèm “VMware Edge Compute Stack”, đây là giải pháp thứ hai từ Dell Technologies hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết sự phức tạp khi triển khai CNTT tại vùng biên nơi sản xuất.

Dell EMC Edge Gateway (Cổng kết nối vùng biên) giúp các công ty kết nối an toàn và bảo mật đến nhiều thiết bị tại vùng viên trên khắp OT và các môi trường tin học hóa để đưa ra những thông tin chi tiết đáng giá.

Với thiết kế nhỏ gọn, hỗ trợ 5G, không quạt, cùng các bộ vi xử lý Intel® Core™ thế hệ 9, “Edge Gateway” được thiết kế để làm việc trong các môi trường công nghiệp và chịu được nhiệt độ từ -4 - 140o F (tương đương -20o - 60o C). Cổng kết nối này, có thể mua trực tiếp hoặc thông qua các thỏa thuận OEM, cung cấp các khả năng lưu trữ và điện toán có thể xử lý và phân tích dữ liệu tại chỗ, giải quyết vấn đề khó khăn trước đây trong việc thu thập và tính toán dữ liệu.

Dell EMC Streaming Data Platform (SDP) (Nền tảng truyền dữ liệu trực tuyến) được gắn thêm GPU mạnh hơn để ghi nhận các video phát trực tuyến trong môi trường độ trễ và tốc độ khung hình thấp hơn, đồng thời hỗ trợ phân tích thời gian thực trên hệ thống Dell EMC VxRail và PowerEdge.

Các DN có thể chạy những ứng dụng nhẹ trên hệ thống đóng gói một nhân xử lý tại vùng biên. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đầu tư ban đầu phù hợp với nhu cầu thực tế và mở rộng sau này.

Các mẫu máy tính “Latitude 5430 Rugged” và “Latitude 7330 Rugged Extreme” được thiết kế để hoạt động với hiệu suất và kết nối cao nhất trong những môi trường khắc nghiệt.

Mẫu “Latitude 5430 Rugged” hỗ trợ 5G và có thể phục vụ nhu cầu làm việc ở mọi nơi nhờ vào thiết kế nhẹ nhất trong ngành, cấu hình mạnh mẽ nhất trong phân khúc máy tính xách tay 14” bán siêu bền (semi-rugged).

Mẫu “Latitude 7330 Rugged Extreme”, chiếc máy tính siêu bền 13” nhỏ nhất trong ngành, cũng hỗ trợ 5G và sẵn sàng đương đầu với những môi trường khắc nghiệt nhất.

Những đổi mới trên là ví dụ mới nhất về việc Dell mở rộng dải sản phẩm vùng biên với các khả năng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dell Technologies APEX Cloud Services (các dịch vụ đám mây APEX) với VMware Cloud, đã công bố tại VMworld, cung cấp nền tảng quản lý bảo mật và nhất quán từ Dell, cho phép DN di trú các ứng dụng khắp các môi trường điện toán đám mây và vùng biên, đồng thời mở rộng quy mô tài nguyên nhanh chóng với chi phí minh bạch và dự trù.

Hơn nữa, các máy chủ Dell EMC PowerEdge dạng phiến (rack) và đứng (tower) mới có thể hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mọi thứ từ những ứng dụng quan trọng trong kinh doanh cho đến ảo hóa tại vùng biên.

Ông Matthew Eastwood, Phó Chủ tịch Cấp cao, IDC, cho biết: “Các nhà lãnh đạo công nghệ đang đối mặt với thử thách tìm ra được cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp để quản lý dữ liệu tại vùng biên và các giải pháp phù hợp để nắm bắt được giá trị từ dữ liệu để đưa ra những quyết định dựa trên dữ liệu đó và theo thời gian thực. Danh mục vùng biên của Dell Technologies mang đến bao gồm hạ tầng CNTT, PC và các dịch vụ có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở mọi quy mô có thể xử lý được dữ liệu một cách hiệu quả.”

Những trải nghiệm thể thao ấn tượng dựa trên công nghệ của Topgolf

Hằng năm, Topgolf Entertainment Group đã quy tụ hơn 23 triệu khách tại 72 địa điểm ở 5 quốc gia tại giao điểm công nghệ và giải trí. Topgolf sử dụng Dell EMC VxRail tại các địa điểm để cung cấp năng lực điện toán nhằm mang đến những trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng.

Ông Andrew Macaulay, Giám đốc Công nghệ, Topgolf Entertainment Group, chia sẻ: “Topgolf kết nối mọi người theo những phương pháp đầy ý nghĩa, thông qua các trải nghiệm thể thao được cung cấp bởi công nghệ. Dell Technologies đã mang đến một thành phần vô giá cho chiến lược của chúng tôi, và cung cấp sức mạnh công nghệ cốt lõi, bao gồm công nghệ “Toptracer” của chúng tôi. Yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng đến trải nghiệm của khách mời.”

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Phát triển của mô hình hỗ trợ và bảo mật hiện đại cho làm việc từ xa

Tóm tắt: 

Trong thế giới “làm mọi việc từ xa” hiện nay, PC hay máy tính cá nhân không chỉ là một công cụ đơn thuần. PC đã trở thành cầu nối quan trọng của chúng ta trong công việc và trao đổi thông tin.

Trong thế giới “làm mọi việc từ xa” hiện nay, PC hay máy tính cá nhân không chỉ là một công cụ đơn thuần. PC đã trở thành cầu nối quan trọng của chúng ta trong công việc và trao đổi thông tin.

Các nhân viên đều sử dụng PC như một cánh cổng để làm việc, trao đổi với đồng nghiệp và đối tác. Do vậy, mọi giây phút máy ngưng hoạt động đều có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu.

Hỗ trợ CNTT được tùy chỉnh và trải nghiệm PC bảo mật đến những nhân viên làm việc từ xa

Các dịch vụ hỗ trợ và giải pháp bảo mật mới của Dell Technologies cải tiến cách thức các nhà quản lý CNTT cung cấp trải nghiệm một mẫu PC hiện đại, thông minh và bảo mật đến nhân viên. Các tính năng được thêm vào trong ProSupport Suite dành cho PC được xây dựng dựa trên trí thông minh nhân tạo và phương pháp tiếp cận always-on (luôn hoạt động) để việc hỗ trợ CNTT trở nên dễ dàng và tùy biến tốt hơn. Giải pháp bảo vệ đầu cuối mới tăng cường bảo vệ cho các máy tính cá nhân thông qua tính năng xác thực bảo mật mới và một số biện pháp bảo vệ bổ sung bên dưới hệ điều hành.

Ông Patrick Moorhead, Nhà sáng lập và Giám đốc Phân tích, Moor Insights & Strategy, chia sẻ: “Nếu những chiếc máy tính không hoạt động hiệu quả, hiệu suất làm việc của nhân viên cũng sẽ không khá hơn là bao. Các dịch vụ hỗ trợ và bảo mật phải tiến hóa theo những trải nghiệm đang thay đổi của nhân viên, đồng thời phải luôn đón đầu các mối đe dọa tồn tại ở mọi nơi”.

Tối ưu hiệu suất và thời gian hoạt động thông qua các tính năng mới có thể tùy biến và điều chỉnh khả năng hỗ trợ CNTT

Theo một khảo sát gần đây của từ Forrester Consulting, 70% các doanh nghiệp (DN) dự tính tăng đầu tư vào lực lượng lao động làm việc từ xa vào năm tới. Với ProSupport Suite dành cho PC, các nhà quản lý CNTT từ giờ có thể tùy biến và tự động hóa cách thức họ hỗ trợ nhân viên và tối ưu hóa các PC.

 Các tính năng mới bao gồm:

Tùy chỉnh các công cụ quản lý CNTT: ProSupport Suite dành cho PC cung cấp cho nhà quản lý CNTT khả năng tự động quản lý và triển khai cập nhật danh mục tùy chỉnh. Từ giờ, họ có thể cập nhật Dell BIOS, driver, firmware và các ứng dụng từ xa và tự động, đồng thời tùy chỉnh cách thức các bản cập nhật này này được chia nhóm và quản lý.

Thông tin chắt lọc, có thể đưa ra quyết định của toàn bộ các máy PC: Các nhà quản lý CNTT có thể xem được tình trạng, trải nghiệm khi dùng ứng dụng và điểm bảo mật của toàn bộ các máy PC của Dell trong tíc tắc. Họ có thể dùng các điểm số này để đánh giá xu hướng hiệu suất theo thời gian và đưa ra hành động từ xa ngay lập tức nếu cảm thấy cần thiết thông qua đề xuất phù hợp và chỉ số sử dụng được cung cấp bởi phần mềm dịch vụ hỗ trợ dựa trên AI của Dell Technologies.

Quy trình làm việc từ xa, đã được tùy chỉnh: Bằng việc sử dụng một công cụ với quy tắc được tùy chỉnh để xác định và sắp xếp các quy trình khắc phục từ xa trên quy mô lớn, các nhà quản lý CNTT cũng có thể thiết lập trước những ai sẽ nhận được bản cập nhật hoàn toàn tự động và cách thức quản lý.

Các tính năng trên ProSupport Suite cho PC sẵn có cho đối tác kênh và khách hàng của họ sử dụng: Các đối tác kênh có thể tận dụng toàn bộ tính năng hỗ trợ, công cụ và cổng điện toán đám mây dựa trên AI của ProSupport Suite dành cho PC.

Các đối tác có thể theo dõi và quản lý khả năng hỗ trợ cho nhiều DN thông qua SupportAssist trong TechDirect và có tùy chọn để sử dụng chuyên môn của Dell Technologies để khắc phục các khó khăn của khách hàng theo từng trường hợp hoặc tất cả các máy.

 

Ông Doug Schmitt, Chủ tịch mảng Dịch vụ, Dell Technologies, cho biết: “Vai trò của CNTT ngày càng trở nên quan trọng hơn. Sứ mệnh của CNTT vẫn là giúp mọi người làm việc hiệu quả, hệ thống luôn hoạt động, nhưng cách vận hành đằng sau đang trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là khi lượng dữ liệu và cơ hội tại vùng biên ngày càng cao hơn. Cách tiếp cận của chúng tôi đối với các dịch vụ CNTT được xây dựng trên nền tảng lấy AI làm chủ đạo, khả năng thích nghi và always-on thông qua những đánh giá cẩn thận về nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hang.

Kết quả thu được, theo ông Doug Schmitt, các khả năng mới có thể hỗ trợ các nhà quản lý CNTT luôn có thể phán đoán và đón đầu, trong khi vẫn giúp lực lượng lao động trên toàn cầu tiếp tục hợp tác làm việc và sáng tạo mà không gặp gián đoạn”.

Cải tiến nhiều hơn để tạo nên danh mục sản phẩm PC thương mại bảo mật và thông tin với AI được tích hợp sẵn

Khi chuyển dịch nhanh chóng sang làm việc từ xa, việc nhu cầu sử dụng các ứng dụng điện toán đám mây tăng lên và những cách thức mới để giải quyết nhu cầu về năng suất của nhân viên đã tạo ra những mối đe dọa mới ở điểm cuối.

Mọi DN đều là mục tiêu của các mối đe dọa dù cho họ ở đâu, thuộc lĩnh vực nào hay quy mô to nhỏ ra sao khi chúng đang ngày càng trở nên tinh vi và đôi khi khó bị phát hiện. Dữ liệu gần đây cho thấy 44% các DN đang gặp phải ít nhất một cuộc tấn công ở cấp độ phần cứng hoặc BIOS trong vòng 12 tháng qua. Để chiến lược bảo mật điểm cuối hiệu quả, DN cần phải suy xét cẩn thận toàn bộ những nơi có khả năng bị tấn công, bao gồm cả chuỗi cung cứng phần cứng và firmware.

Danh mục bảo mật Dell Trusted Devices giúp bảo vệ các máy PC thương mại của Dell từ chuỗi cung ứng cho đến hết vòng đời sản phẩm. Bộ giải pháp bảo mật toàn diện cả lớp trên và dưới hệ điều hành (OS) này tận dụng thông tin và hỗ trợ trao quyền cho các doanh nghiệp trong việc phòng chống, xác định và phản ứng trước các mối đe đọa với thời gian phát hiện (MTTD) và thời gian giải quyết (MTTR) các vấn đề đều được cải thiện.

Dell Technologies tiếp tục tiên phong với các khả năng bảo mật mới, bao gồm:

Intel Management Engine (ME) Verification xác minh chương trình hệ thống quan trọng và phát hiện giả mạo. Intel ME Verification được tạo ra để nhắm vào những quy trình khởi động quan trọng với hệ thống bảo mật, đồng thời cung cấp bổ sung các lớp bảo mật phía dưới hệ điều hành.

Dell Trusted Device Security Information và Event Management (SIEM) Integration giúp khách hàng kiểm soát được toàn bộ những sự kiện bảo mật quan trọng bên dưới hệ điều hành thông qua việc lựa chọn các bảng điều khiển SIEM. Nó cho phép phân tích toàn diện về tình trạng bảo mật của doanh nghiệp, đồng thời giúp họ khai thác nhiều giá trị hơn trên khoản đầu tư bảo mật hiện có.

Các tính năng mới trên ProSupport Suite dành cho PC sẽ được mở cho các khách hàng mới và hiện hữu trực tiếp và thông qua các đối tác kênh toàn cầu kể từ ngày 19/10.

 Intel ME Verification và Dell Trusted Device SIEM Integration sẽ có từ hôm nay trên các máy PC thương mại của Dell tại Bắc Mỹ, châu Âu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản.

 ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT