Thời sự ICT
Các cuộc tấn công DDoS "tiến hóa" hơn trong năm 2019
Submitted by nlphuong on Thu, 14/02/2019 - 15:55Chi phí thuê tấn công DDoS quá rẻ đã biến đây thành vũ khí kỹ thuật số giá cả phải chăng nhất cho các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh hoặc những kẻ gây rối trên mạng.
Kaspersky Lab vừa công bố báo cáo Quý IV năm 2018. Theo đó, dựa trên số liệu thống kê của quý trước và trong cả năm 2018, tổng số các cuộc tấn công DDoS giảm 13% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, thời lượng của các cuộc tấn công hỗn hợp và HTTP đang gia tăng, điều này cho thấy kẻ tấn công đang chuyển sang những kỹ thuật tấn công DDoS tinh vi hơn.
Chi phí thuê tấn công DDoS quá rẻ đã biến đây thành vũ khí kỹ thuật số giá cả phải chăng nhất cho các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh hoặc những kẻ gây rối trên mạng. Các doanh nghiệp, bất kể quy mô và ngành nghề, có thể phải chịu tổn thất về doanh thu và danh tiếng trong trường hợp người dùng và khách hàng không thể truy cập tài nguyên web công ty.
Mặc dù số lượng các cuộc tấn công DDoS năm 2018 đã giảm, nhưng còn quá sớm để vui mừng, bởi việc giảm số lượng các cuộc tấn công không có nghĩa là mức độ nghiêm trọng của chúng giảm. Theo nghiên cứu của Kaspersky Lab, khi càng nhiều tổ chức áp dụng các giải pháp để tự bảo vệ khỏi tấn công DDoS đơn giản, thì năm 2019 này, những kẻ tấn công có thể sẽ nâng cao trình độ chuyên môn để vượt qua các biện pháp bảo vệ và đẩy mức độ phức tạp của DDoS lên cấp độ cao.
Mặc dù số lượng các cuộc tấn công đang giảm dần, nhưng các chuyên gia Kaspersky Lab cho biết thời lượng tấn công trung bình đang tăng lên. So với đầu năm, thời lượng đã tăng gấp đôi - từ 95 phút trong Quý I đến 218 phút trong Quý IV. Đáng chú ý là cuộc tấn công UDP Flood. Kẻ tấn công gửi một số lượng lớn các gói tin UDP để áp đảo máy chủ và khiến nó ngưng phản hồi đến máy khách hàng. Các cuộc tấn công UDP (rất ngắn và hiếm khi kéo dài hơn 5 phút này) chiếm gần một nửa (49%) các cuộc tấn công DDoS năm 2018.
Theo các chuyên gia Kaspersky Lab, sự suy giảm thời lượng của các cuộc tấn công này chứng tỏ thị trường tổ chức các cuộc tấn công đơn giản đang bị thu hẹp. Việc chống tấn công DDoS thuộc dạng này đang được triển khai rộng rãi, khiến các cuộc tấn công bị thất bại. Các nhà nghiên cứu giả định rằng những kẻ tấn công đã phát động nhiều cuộc tấn công UDP Flood để kiểm tra xem tài nguyên mục tiêu có được bảo vệ hay không. Nếu nhận ra việc tấn công không có kết quả, kẻ tấn công sẽ dừng ngay lập tức.
Đồng thời, các cuộc tấn công phức tạp hơn (như HTTP misuse) đòi hỏi thời gian và tiền bạc, sẽ kéo dài lâu hơn. Dựa theo báo cáo, phương pháp HTTP Flood và các cuộc tấn công hỗn hợp HTTP, chiếm tỉ lệ nhỏ (17% và 14%), và khoảng 80% thời lượng tấn công DDoS trong cả năm.
Ông Alexey Kiselev, Giám đốc phát triển kinh doanh của nhóm Bảo vệ DDoS Kaspersky cho hay: “Khi các cuộc tấn công DDoS đơn giản không đạt được mục đích, những kẻ tấn công thuê này sẽ phải đứng trước hai sự lựa chọn. Thứ nhất, họ có thể cấu hình lại dung lượng để tấn công thị trường có nguồn doanh thu khác, ví dụ tiền điện tử. Hoặc, kẻ tấn công DDoS phải nâng cao năng lực chuyên môn, để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm “sát thủ”có kinh nghiệm trên thị trường. Những điều trên cho chúng ta dự đoán rằng các cuộc tấn công DDoS sẽ “tiến hóa” hơn vào năm 2019. Do đó, các công ty sẽ gặp thêm nhiều khó khăn trong việc phát hiện và bảo vệ.”
Theo kết quả quý trước, cuộc tấn công DDoS dài nhất trong Q4 kéo dài 329 giờ (gần 14 ngày) – giống như cuộc tấn công đã được ghi nhận vào cuối năm 2015.
Ba nước dẫn đầu tình trạng bị tấn công DDoS vẫn giữ nguyên vị trí cũ. Trung Quốc một lần nữa đứng ở vị trí đầu tiên nhưng tỉ lệ đã giảm đáng kể từ 77,67% xuống còn 50,43%. Mỹ vẫn đứng thứ hai và thứ ba là Úc.
Theo bảng số liệu thống kê, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách, nhưng tỉ lệ đã giảm xuống 43,26% (70,58% trong Q3).
Trong Quý IV, đã có những thay đổi về các quốc gia lưu trữ máy chủ C&C (máy chủ bị nhiễm virus). Tương tự các quý trước, Mỹ vẫn đứng đầu. Anh đứng thứ hai, và Hà Lan xếp hạng ba, thay thế cho Nga và Hy Lạp. Điều này có thể là do số lượng máy chủ Mirai C&C đang hoạt động tăng đáng kể ở các quốc gia nói trên.
Để bảo vệ tổ chức khỏi các cuộc tấn công DDoS, Kaspersky Lab khuyến nghị cần huấn luyện nhân viên ứng phó trước các sự cố tấn công; Đảm bảo các trang web và ứng dụng của công ty có thể xử lý lưu lượng truy cập cao; Sử dụng các giải pháp chuyên nghiệp để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công như giải pháp Kapersky DdoS Protection, chống lại tất cả các loại tấn công DDoS bất kể độ phức tạp, sức mạnh hay thời lượng.
QA
Chưa đến 30% thuê bao Vietnamobile, MobiFone chuyển mạng giữ số thành công
Submitted by nlphuong on Wed, 13/02/2019 - 14:30Trước hiện tượng cố tình giữ chân thuê bao của các nhà mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nghiêm khắc phê bình và yêu cầu sớm cải thiện tình hình này.
Trước hiện tượng cố tình giữ chân thuê bao của các nhà mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nghiêm khắc phê bình và yêu cầu sớm cải thiện tình hình này.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì cuộc họp giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT tháng 1/2019. Ảnh: Trọng Đạt. |
Tại cuộc họp giao ban QLNN tháng 1/2019 của Bộ TT&TT, một trong những vấn đề được nêu ra bàn thảo là các kiến nghị của người dân xoay quanh việc triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số. Theo đó, nhiều kiến nghị được người dân gửi đến Bộ TT&TT cho biết họ gặp phải khó khăn, cản trở từ phía nhà mạng trong việc đăng ký dịch vụ chuyển mạng.
Theo số liệu tính từ ngày 16/11/2018 đến ngày 13/2/2019 của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), kể từ khi triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số, nhiều nhà mạng có tỷ lệ đăng ký chuyển đổi thành công thấp.
Cụ thể, MobiFone có 25.587 người dùng đăng ký chuyển mạng, trong đó chuyển đi thành công 6.906 trường hợp (đạt tỷ lệ 23,09%). VinaPhone có 28.451 người dùng đăng ký chuyển mạng, chuyển đi thành công 19.425 trường hợp (đạt tỷ lệ 68,28%). Viettel có 33.438 người dùng đăng ký chuyển mạng, chuyển đi thành công 27.941 trường hợp (đạt tỷ lệ 83.56%). Vietnamobile có 5.929 người dùng đăng ký chuyển mạng, chuyển đi thành công 386 trường hợp (đạt tỷ lệ 6.51%).
Về số liệu thuê bao đăng ký chuyển đến, MobiFone có 9.940 thuê bao, VinaPhone có 35.688 thuê bao và nhà mạng Viettel có tổng cộng 46.961 thuê bao đăng ký chuyển đến.
Số liệu về tỉ lệ khách hàng chuyển mạng giữ số thành công của các mạng di động. Nguồn: vnta.gov.vn |
Số liệu về tỉ lệ khách hàng chuyển mạng giữ số thành công của các mạng di động. Nguồn: vnta.gov.vn |
Từ số liệu thống kê, có thể thấy MobiFone và Vietnamobile đang là 2 nhà mạng có tỷ lệ đăng ký chuyển mạng thành công rất thấp (23% và 6%). Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nghiêm khắc phê phán hành vi cố tình giữ chân thuê bao của các nhà mạng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các nhà mạng nên loại bỏ rào cản đối với người dân khi tiến hành đăng ký dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số. Trước mắt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ thị cho các nhà mạng cần nâng tỷ lệ thuê bao chuyển đổi thành công trong tháng 3 phải đạt tối thiểu 90%.
Để nâng cao chất lượng giám sát của người dân, Bộ trưởng cũng đề nghị Cục Viễn thông cần có kế hoạch công khai minh bạch hơn nữa các số liệu liên quan đến dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số.
Trọng Đạt/vietnamnet.vn
Chưa đến 30% thuê bao Vietnamobile, MobiFone chuyển mạng giữ số thành công
Submitted by nlphuong on Wed, 13/02/2019 - 14:30Trước hiện tượng cố tình giữ chân thuê bao của các nhà mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nghiêm khắc phê bình và yêu cầu sớm cải thiện tình hình này.
Trước hiện tượng cố tình giữ chân thuê bao của các nhà mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nghiêm khắc phê bình và yêu cầu sớm cải thiện tình hình này.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì cuộc họp giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT tháng 1/2019. Ảnh: Trọng Đạt. |
Tại cuộc họp giao ban QLNN tháng 1/2019 của Bộ TT&TT, một trong những vấn đề được nêu ra bàn thảo là các kiến nghị của người dân xoay quanh việc triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số. Theo đó, nhiều kiến nghị được người dân gửi đến Bộ TT&TT cho biết họ gặp phải khó khăn, cản trở từ phía nhà mạng trong việc đăng ký dịch vụ chuyển mạng.
Theo số liệu tính từ ngày 16/11/2018 đến ngày 13/2/2019 của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), kể từ khi triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số, nhiều nhà mạng có tỷ lệ đăng ký chuyển đổi thành công thấp.
Cụ thể, MobiFone có 25.587 người dùng đăng ký chuyển mạng, trong đó chuyển đi thành công 6.906 trường hợp (đạt tỷ lệ 23,09%). VinaPhone có 28.451 người dùng đăng ký chuyển mạng, chuyển đi thành công 19.425 trường hợp (đạt tỷ lệ 68,28%). Viettel có 33.438 người dùng đăng ký chuyển mạng, chuyển đi thành công 27.941 trường hợp (đạt tỷ lệ 83.56%). Vietnamobile có 5.929 người dùng đăng ký chuyển mạng, chuyển đi thành công 386 trường hợp (đạt tỷ lệ 6.51%).
Về số liệu thuê bao đăng ký chuyển đến, MobiFone có 9.940 thuê bao, VinaPhone có 35.688 thuê bao và nhà mạng Viettel có tổng cộng 46.961 thuê bao đăng ký chuyển đến.
Số liệu về tỉ lệ khách hàng chuyển mạng giữ số thành công của các mạng di động. Nguồn: vnta.gov.vn |
Số liệu về tỉ lệ khách hàng chuyển mạng giữ số thành công của các mạng di động. Nguồn: vnta.gov.vn |
VNPT phấn đấu bứt phá trong chuyển đổi số
Submitted by nlphuong on Mon, 11/02/2019 - 20:00Phó Thủ tướng ví VNPT như một "hình mẫu bùng nổ trong viễn thông" khi vừa tái cấu trúc, vừa sản xuất kinh doanh mà vẫn tăng trưởng lợi nhuận cao và ổn định...
Trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi, ngày 11/2/2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã thăm và làm việc với Tập đoàn VNPT.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đến thăm và làm việc với VNPT |
Tại buổi tiếp đón Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo các Bộ, Ngành, ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT đã báo cáo kết quả kinh doanh của VNPT năm 2018 tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh chính sách quản lý có nhiều thay đổi, cạnh tranh quyết liệt.
Tổng doanh thu VNPT đạt 154.210 tỷ đồng, đạt 98,7% kế hoạch,tăng 6,5% so với năm 2017; Lợi nhuận đạt 6.445 tỷ đồng, đạt 109,4% kế hoạch, tăng 25% so với cùng kỳ, tính trung bình 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của Tập đoàn đạt 25,3%; Nộp ngân sách Nhà nước đạt 4.476 tỷ đồng, đạt 117,5% kế hoạch, tăng 18% so với năm 2017.
Có được kết quả này là nhờ VNPT liên tục cải tiến, hoàn thiện cơ chế quản trị, đồng thời tích cực thực hiện tái cơ cấu theo chủ chương của thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. Cụ thể:
Thực hiện tái cơ cấu theo hướng tinh gọn, hiệu quả
VNPT tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu tổ chức hoạt động theo Quyết định số 2129-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai công tác cổ phần hóa Công ty mẹ. Cơ cấu tổ chức của VNPT tiếp tục được cải tổ theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tập trung tối ưu nguồn lực.
Cụ thể, trong năm 2018, VNPT đã hoàn thành việc tái cấu trúc khối CNTT, thành lập Công ty VNPT-IT. Đây là trụ cột của VNPT về sản xuất phần mềm và các ứng dụng CNTT, tạo sức mạnh cho VNPT bứt phá mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi số trong những năm tiếp theo.
Trong năm 2018, thực hiện theo Quyết định 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, VNPT đã và đang tiếp tục triển khai thoái vốn tại 41 đơn vị cổ phần. VNPT đã bán, thoái vốn, thu hồi vốn được 4 danh mục, với tổng vốn thu được 767,36 tỷ đồng/520,85 tỷ đồng vốn đầu tư. Thành công nhất là việc thoái vốn Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện với số vốn 500 tỷ đồng, thoái vốn được 710 tỷ, tăng 42% so với giá trị công ty.
Số lượng lao động của Tập đoàn VNPT đến hết Quý 4/2018 là 37.656 người. Trong đó, số lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 62,40%.
“Trong quá trình tái cơ cấu, Tập đoàn đã tập trung xây dựng Cơ chế tạo động lực cho người lao động, ban hành và triển khai thống nhất, đồng bộ trong toàn Tập đoàn hệ thống lương 3Ps và các chỉ tiêu đánh giá BSC/KPI. Đây chính là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao hiệu quả công việc và năng suất lao động. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2018 khoảng 28 triệu đồng/tháng”, ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết.
VNPT được đánh giá là “hình mẫu bùng nổ trong viễn thông”
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực vượt bậc cũng như những thành tích nổi bật của VNPT sau 5 năm tái cấu trúc. Phó thủ tướng ví VNPT như một "hình mẫu bùng nổ trong viễn thông" khi vừa tái cấu trúc, vừa sản xuất kinh doanh mà vẫn tăng trưởng lợi nhuận cao và ổn định, đảm bảo đời sống cho hàng chục ngàn lao động, có nhiều đóng góp trong xây dựng Chính phủ điện tử, Giáo dục thông minh, y tế thông minh, thành phố thông minh (Smart City)...và nhiều chương trình xã hội quan trọng khác.
"Thực lực doanh nghiệp được đo bằng các chỉ số cơ bản như nộp ngân sách và thu nhập người lao động. Với mức thu nhập bình quân người lao động của VNPT đạt 28 triệu đồng/tháng một mức khá cao nếu nhân cho hơn 37.000 cán bộ, nhân viên mới thấy được sự đóng góp to lớn của VNPT với xã hội", Phó thủ tướng đánh giá.
Phó Thủ tướng chỉ đạo, trong năm 2019, VNPT cần tiếp tục nâng cao và khẳng định vai trò và vị trí dẫn dắt trong lĩnh vực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số tại Việt Nam nhằm mục tiêu trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ số tại Việt Nam năm 2025 và trở thành Trung tâm giao dịch số tại Châu Á vào năm 2030.
Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ này, Phó Thủ tướng cho rằng, Tập đoàn VNPT cần tiếp tục triển khai sắp xếp cơ cấu tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh theo Phương án cơ cấu lại Tập đoàn VNPT giai đoạn 2018-2020; Chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Tập đoàn theo hướng nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng lợi nhuận, đột phá về năng lực cạnh tranh; Xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp với định hướng chuyển đổi số; Tích cực triển khai công tác cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT theo chỉ đạo của Chính phủ; Thúc đẩy nhiều dự án chiến lược, dự án chuyển đổi số trong nội bộ, hướng đến mục tiêu xây dựng Tập đoàn chuyển đổi từ một nhà khai thác truyền thống thành một nhà cung cấp dịch vụ số với mô hình quản trị tiên tiến, hệ thống công cụ vận hành và quản trị DN hiện đại, đồng bộ.
VNPT tiếp tục tham gia mạnh mẽ vào chuyển đổi quốc gia số, đặc biệt là kinh tế số, tiếp tục cùng các Bộ, Ngành, Chính quyền địa phương: Hoàn thiện khung kiến trúc số; Tập trung xây dựng nền tảng CSDL mở trên cơ sở kế thừa, tích hợp, chuẩn hóa và chia sẽ các nguồn dữ liệu đa dạng, phong phú đã được hình thành tại các đơn vị. Phân tích và chủ động đề xuất với một số địa phương, bộ ngành có điều kiện phù hợp, từng bước hoàn thiện, xây dựng các mô hình chuẩn cho việc thực hiện chuyển đổi số; Hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ và hợp tác với các Ngành, các Tập đoàn kinh tế trọng điểm để cùng thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số tại các DN.
Theo Phó thủ tướng, một trụ cột quan trọng trong xây dựng nền kinh tế số là phải có hạ tầng số. VNPT đang là DN có hạ tầng hiện đại, rộng khắp cả nước. Vì vậy, Tập đoàn cần tận dụng hạ tầng hiện có, tiếp tục mở rộng hạ tầng mạng lưới tạo nền tảng truy nhập Internet tốc độ cao phục vụ chuyển đổi số.
Đồng thời, bám sát các nội dung Đề án Chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đang xây dựng, đóng góp cho Chính phủ, cho Bộ TT&TT trong quá trình xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số tại Việt Nam.
Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo Tập đoàn VNPT đề xuất đẩy nhanh tiến độ thành lập Công ty Đầu tư quốc tế VNPT (VNPTGlobal) để đầu tư kinh doanh ở thị trường quốc tế, không chờ đến khi hoàn thành cổ phần hoá Công ty mẹ - Tập đoàn. Đồng thời, VNPT đề xuất cho phép VNPT triển khai dịch vụ MobiMoney.
QA
Bộ TTTT 2019, năm của trọng tâm và bứt phá
Submitted by nlphuong on Mon, 11/02/2019 - 19:40Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, năm 2019, khẩu hiệu của Bộ TTTT là “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá”. Tất cả các đơn vị trong Bộ quán triệt tinh thần này.
Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, năm 2019, khẩu hiệu của Bộ TTTT là “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá”. Tất cả các đơn vị trong Bộ quán triệt tinh thần này.
Ngày 11/2/2019, tại Hà Nội, Bộ TTTT tổ chức Gặp mặt đầu năm Xuân Kỷ Hợi 2019. Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cùng các Thứ trưởng Bộ TTTT, lãnh đạo và cán bộ, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ đã tham dự buổi gặp mặt.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu và chúc tết Cán bộ, công chức, viên chức Bộ TTTT |
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh năm Kỷ Hợi 2019, hứa hẹn là một năm tốt cho Việt Nam. Vận nước đang lên, hào khí Việt Nam đang lên. Đất nước đang có những đổi thay quan trọng. Chúng ta tự hào khi được là một phần trong đó.
Năm 2018, chúng ta đã vạch ra những định hướng cơ bản, những công việc quan trọng cho 2019 và những năm tới. Một Việt Nam ổn định và phát triển bứt phá không thể thiếu vai trò của Bộ TTTT. Chúng ta tự hào nhận các trọng trách này. Chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi thực hiện sứ mạng này.
Chúng ta còn 2 năm để thực hiện các nhiệm vụ của nhiệm kỳ 5 năm, nhưng mỗi năm có 12 tháng, 2 năm là 24 tháng thì không phải là ít. Mỗi năm lại có 52 tuần, 2 năm là 104 tuần thì quả là nhiều. Mỗi năm có tới 365 ngày, 2 năm là trên 700 ngày thì chúng ta có rất nhiều thời gian để làm rất nhiều việc. Vậy là, thời gian nhiều hay ít cũng là do cách chúng ta nghĩ về nó. Chúng ta vẫn có đủ thời gian.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Năm 2019, khẩu hiệu của chúng ta là: Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá. Người đứng đầu các cấp thì phải Làm Gương, nhân viên thì phải Kỷ Cương, làm việc phải có Trọng Tâm, suy nghĩ và hành động thì Bứt Phá. Lãnh đạo Bộ đề nghị tất cả các đơn vị trong Bộ quán triệt tinh thần này. Đất nước đang mong chờ những quyết sách bứt phá của Bộ chúng ta. Người dân, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công, tất cả đều đang mong chờ”.
Thay mặt Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng chúc toàn thể CBCNVC có được những điều tốt đẹp nhất trong năm Kỷ Hợi để thực hiện thành công những dự định của Bộ, những nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ, hoàn thành sứ mạng mà đất nước đã đặt lên vai. “Hãy đưa công nghệ vào tất cả các lĩnh vực mà Bộ đang quản lý. Chúc cho ngôi nhà chung Bộ TTTT của chúng ta ấm cúng năm 2019”.
Thông tin liên lạc được đảm bảo thông suốt, an toàn
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Cục Viễn thông, Cục ATTT và Cục Báo chí thuộc Bộ TTTT đã thông tin công tác đảm bảo thông tin liên lạc và báo chí dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Đức Trung |
Ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, thông tin liên lạc được đảm bảo thông suốt, an toàn. Các doanh nghiệp (DN) thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 34 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Để chuẩn bị cho dịp Tết Kỷ Hợi 2019, các DN Viễn thông, Truyền hình, Internet sớm chủ động tổ chức triển khai thực hiện các phương án đảm bảo mạng lưới và ATTT, đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, đáp ứng tối đa thông tin liên lạc của người dân.
Các DN thông tin di động tập đã tập trung cấu hình mạng vô tuyến, tăng cường xe phát sóng di động, phục vụ các điểm lễ hội dịp Tết, tối ưu hóa mạng vô tuyến, nâng cấp dung lượng tổng đài MSC, bổ dung thêm dung lượng kênh kết nối quốc tế… Các DN cung cấp dịch vụ cố định tập trung rà soát, tối ưu hóa mạng lưới, rà soát vô tuyến truyền dẫn, đảm bảo dự phòng, thông tuyến, chia tải lưu lượng trên các lớp mạng khác nhau đối với các dịch vụ quan trọng, bố trí lực lượng trực kỹ thuật, điều hành các điểm nút quan trọng, khai thác 24/24 giờ, xây dựng phương án triển khai đảm bảo tốt phục vụ 25 tuyến truyền hình trực tiếp và 157 điểm bắn pháo hoa.
Trong dịp Tết, từ Giao thừa đến mồng 3 Tết, về mạng di động, lưu lượng thoại trung bình các ngày Tết giảm so với Tết 2018, thấp hơn so với ngày thường, lưu lượng data tăng cao so với tết 2018 và cao hơn so với ngày thường. Mạng vô tuyến vận hành tốt, không xảy ra nghẽn mạng. Mạng lõi hoạt động ổn định, không xảy ra sự cố, đảm báo cung cấp dung lượng cho khách hàng. Mạng cố định tại thời điểm Giao thừa, các tổng đài liên tỉnh đều lưu thoát dung lượng tốt, không xảy ra nghẽn, tắc hướng. Các đường trung kế, mạng lưới hoạt động ổn định, không xảy ra sự cố. Lưu lượng Internet, Internet quốc tế đạt cao tại thời điểm Giao thừa. Mạng truyền hình trả tiền, mạng truyền hình cáp, số, đất, vệ tinh của các DN truyền hình trả tiền hoạt động bình thường, không xảy ra sự cố. Mạng thông tin hàng hải, an toàn hàng hải, cứu nạn… đã được bảo đảm.
Chiều 30 Tết Kỷ Hợi, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đã trực tiếp đi kiểm tra công tác bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ Tết.
Phó Cục trưởng Cục ATTT Nguyễn Huy Dũng |
Về công tác bảo đảm an toàn không gian mạng, ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục ATTT cho biết từ ngày 02/02 - 10/02/2019, Trung tâm Giám sát An toàn thông gian mạng quốc gia, Cục ATTT ghi nhận 193 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 12% so với dịp Tết 2018. Trong đó có, 80 cuộc tấn công thay đổi giao diện (deface), 59 cuộc tấn công lừa đảo (phishing) và 54 cuộc tấn công cài cắm mã độc (malware). Có 12 cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức nhà nước (tên miền “.gov.vn”) bị tấn công thay đổi giao diện. Cục ATTT, VNCERT đã cảnh báo và hướng dẫn các cơ quan xử lý.
Đáng chú ý, vào giờ vàng VTV1 tối ngày mồng 2 Tết, VTV có phát sóng phóng sự đặc biệt Tết Kỷ Hợi có tên “Tôi là 00100”. Chương trình dài hơn 40 phút chạm đến những vấn đề nóng trong xã hội, truyền tải các nội dung kinh tế vốn khô khan thành một chương trình hấp dẫn và bất ngờ xoay quanh các câu chuyện về an toàn, an ninh mạng. Có thể thấy an toàn, an ninh mạng không đơn thuần là một ngành hẹp với các vấn đề về kỹ thuật nữa mà đang là vấn đề nóng ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới bất kỳ cá nhân, tổ chức hay một ngành, lĩnh vực khác. Đây cũng là bước ngoăt lớn trong tư duy, nhận thực về vai trò, tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng.
Từ đó, ông Nguyễn Huy Dũng cho biết: “Trong năm 2019 này, chúng ta có trách nhiệm thể hiện được vai trò, định hướng, đồng hành cùng các tổ chức, DN, cá nhân, hợp lực, thu hút sự tham gia chung tay của toàn xa hội trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Xây những “ngôi nhà gạch” bằng chất liệu là sản phẩm, giải pháp do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, với nhân sự, quy trình quản lý phù hợp. Đưa an toàn, an ninh mạng trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống số”.
Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc |
ề báo chí, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí cho biết báo Xuân, báo Tết Kỷ Hợi đã bám sát tôn chỉ, mục đích, định hướng tuyên truyền, phản ánh kịp thời, sinh không không khí tưng bừng, phấn khởi đón xuân, đón chờ những vận hội và sẵn sàng đương đầu với những thách thức của năm mới 2019 với một âm hưởng tự hào và tin tưởng.
Chủ đề cuộc CMCN 4.0 được đề cập nhiều trên báo chí. Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, AI, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực đời sống xã hội, TMĐTthương mại điện tử, thanh toán điện tử... là những chủ đề quan trọng trên bàn nghị sự được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh “Năm Kỷ Hợi 2019 được coi là năm “bứt phá” để tăng tốc phát triển, mở đầu cho thời kỳ CMCN 4.0 - 5.0 hướng tới năm 2045 – mốc lịch sử 100 năm nước nhà độc lập, GDP ước tính sẽ đạt 2.500 tỷ USD”.
Lan Phương/ictvietnam.vn
Phát hiện lỗi lớn về bảo mật FaceTime
Submitted by nlphuong on Fri, 08/02/2019 - 20:35Apple vừa phát hành iOS 12.1.4 để khắc phục một lỗ hổng bảo mật lớn trong FaceTime cho phép nghe lén người dùng iPhone.
Apple vừa phát hành iOS 12.1.4 để khắc phục một lỗ hổng bảo mật lớn trong FaceTime cho phép nghe lén người dùng iPhone, theo The Verge.
Lỗi ban đầu được Michele Thompson báo cáo cho Apple sau khi con trai 14 tuổi của cô, Grant, phát hiện ra rằng bạn có thể tự thêm vào cuộc gọi FaceTime của nhóm và buộc người nhận phải trả lời ngay lập tức. Apple ban đầu phản hồi chậm, nhưng công ty hiện đã ghi nhận phát hiện này của Grant Thompson, trường trung học Catalina Foothills.
Apple cũng nói với The Verge rằng họ chi một khoản cho gia đình Thompson vì đã phát hiện ra lỗ hổng bảo mật và tặng một món quà để tài trợ cho học phí của Grant Thompson. Apple đã tiết lộ chính xác số tiền mà họ trả cho gia đình Thompson.
Apple đã từng trao thưởng cho người được phát hiện ra lỗi. Công ty ban đầu trả tiền thưởng iOS ba năm trước, nhưng các nhà nghiên cứu đã miễn cưỡng giúp Apple bảo mật.
Apple chi tới 200.000 USD cho các nhà nghiên cứu bảo mật, những người phát hiện ra lỗ hổng và báo cáo chúng, nhưng các lỗi thường có giá trị hơn để bán ở nơi khác hơn là báo cáo cho Apple. Đầu tuần này, một nhà nghiên cứu bảo mật đã nêu chi tiết về lỗ hổng macOS, nhưng từ chối gửi nó cho Apple cho đến khi công ty trả tiền cho các nhà nghiên cứu về lỗi bảo mật của Mac. Apple hiện chỉ cung cấp bồi thường cho các lỗi iOS, không phải lỗi macOS.
Bên cạnh khoản chi cho người phát hiện lỗi, Apple cũng tiết lộ rằng công ty đã sửa một lỗi bảo mật khác liên quan đến FaceTime trong bản cập nhật iOS 12.1.4 mới nhất.
Theo phát ngôn viên của Apple trong tuyên bố với The Verge: “Ngoài việc xử lý lỗi đã được báo cáo, nhóm của chúng tôi đã tiến hành kiểm tra bảo mật kỹ lưỡng cho dịch vụ FaceTime và thực hiện cập nhật bổ sung cho cả ứng dụng và máy chủ FaceTime để cải thiện bảo mật.
Phần mềm này bao gồm một lỗ hổng chưa được xác định trước đó trong tính năng Live Photos của FaceTime. Để bảo vệ những khách hàng chưa nâng cấp lên phần mềm mới nhất, chúng tôi đã cập nhật các máy chủ của chúng tôi để chặn tính năng Live Photos của FaceTime cho các phiên bản iOS và macOS cũ hơn”.
QM
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Nguyên đán Kỷ Hợi
Submitted by nlphuong on Tue, 05/02/2019 - 00:35Nhân dịp năm mới Kỷ Hợi 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chúc Tết đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; và bạn bè, nhân dân các nước trên thế giới.
Nhân dịp năm mới Kỷ Hợi 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chúc Tết đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; và bạn bè, nhân dân các nước trên thế giới.
Hà Nội ngày 04 tháng 2 năm 2019
Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước
Một mùa xuân mới tràn đầy niềm vui, niềm tin và hy vọng lại đang về trên đất nước thân yêu của chúng ta!
Vào thời khắc thiêng liêng hết sức có ý nghĩa này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi tới toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước và cộng đồng người Việt Nam ta ở nước ngoài những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tôi cũng xin gửi tới bạn bè năm châu, nhân dân các nước trên thế giới lời chúc hòa bình, hữu nghị, phồn vinh và hạnh phúc.
Nhìn lại năm Mậu Tuất – 2018 vừa qua, chúng ta vui mừng nhận thấy, với sự đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đất nước ta đã vượt qua không ít khó khăn ,đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Không phải ngẫu nhiên mà một không khí phấn khởi, tin tưởng ngày càng lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, tác động tích cực mạnh mẽ trên khắp cả nước và được nhiều bạn bè quốc tế ghi nhận.
Bước vào năm Kỷ Hợi – 2019, một năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và hướng tới Đại hội XIII của Đảng, với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đoàn kết, thống nhất, phát huy những thành tích, kết quả đạt được, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, từng bước xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.
Chúc mỗi gia đình, mỗi người dân Việt Nam một năm mới nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc và thành công.
Mừng Xuân mới, thắng lợi mới, học theo thơ Bác Hồ tôi cũng xin nôm na có mấy vần:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng lợi tin vui khắp nước nhà
Cả nước hân hoan mừng Xuân mới
Khải hoàn ta viết tiếp bài ca
Chào thân ái!
Bộ TT&TT sẽ có đường dây nóng tiếp nhận thông tin về chuyển mạng giữ nguyên số
Submitted by nlphuong on Fri, 01/02/2019 - 10:58Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo, trong tháng này, Bộ TT&TT sẽ công bố đường dây nóng để trong quá trình chuyển đổi mạng giữ nguyên số, nếu có khó khăn, vướng mắc gì, người dân có thể thông tin trực tiếp.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo, trong tháng này, Bộ TT&TT sẽ công bố đường dây nóng để trong quá trình chuyển đổi mạng giữ nguyên số, nếu có khó khăn, vướng mắc gì, người dân có thể thông tin trực tiếp.
Tỷ lệ chuyển mạng giữ nguyên số đạt 53%. Ảnh minh họa Internet |
Tại họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2019 vào chiều ngày 31/1/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc gần đây có việc chuyển mạng giữ số nhưng nhà mạng gây khó khăn cho khách hàng, Bộ TT&TT có biện pháp nào để chấn chỉnh?
Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, quy định chuyển mạng giữ số đã được Bộ TT&TT triển khai 2 tháng nay và tỉ lệ thành công chuyển đổi theo đánh giá của Bộ đến nay là khoảng 53%. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cũng có những khó khăn ban đầu. Bộ đã xây dựng chỉ tiêu và đưa ra quy trình rất cụ thể. Tuy nhiên, sau 2 tháng triển khai, Bộ cũng đã lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và cũng đã 4 lần sửa quy trình để tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Bộ TT&TT tổ chức giao ban hằng tuần với các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Bộ cũng yêu cầu các nhà mạng công khai quy trình chuyển đổi và điều kiện chuyển đổi trên mạng để người dân giám sát. Và chúng tôi cũng mong các cơ quan báo chí giám sát, phản ánh để Bộ có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong tháng này, Bộ sẽ công bố đường dây nóng để trong quá trình chuyển đổi, nếu có khó khăn, vướng mắc gì, người dân có thể thông tin trực tiếp.
Theo ICTNews.vn
Cảnh báo mã độc nguy hiểm tấn công có chủ đích dịp Tết
Submitted by nlphuong on Fri, 01/02/2019 - 10:50Theo VNCERT, đây là những mã độc rất nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và phá huỷ hệ thống thông tin, Trung tâm VNCERT yêu cầu Lãnh đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện lệnh điều phối.
Cảnh báo tấn công có chủ đích dịp Tết vừa phát đi cảnh báo về tấn công có chủ đích của tin tặc vào các hệ thống thông tin của ngân hàng và hạ tầng quan trọng quốc gia.
Thực hiện công tác theo dõi và giám sát trên không gian mạng Việt Nam trong thời gian giáp Tết nguyên đán Kỷ Hợi, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TTTT đã ghi nhận chiến dịch tấn công có chủ đích (APT) của tin tặc nhằm vào các hệ thống thông tin của ngân hàng và tổ chức chủ quản hệ thống thống tin hạ tầng quan trọng quốc gia tại Việt Nam.
Với hình thức tấn công có chủ đích này, tin tặc đã tìm hiểu kỹ về đối tượng tấn công và thực hiện các thủ thuật lừa đảo, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cao để qua mặt hệ thống bảo vệ an toàn thông tin (ATTT) của các hệ thống thông tin của ngân hàng và tổ chức chủ quản hệ thống thống tin hạ tầng quan trọng quốc gia nhằm chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng thông qua đó tấn công các hệ thống máy tính nội bộ chứa thông tin quan trọng khác.
Mục đích chính của tin tặc là đánh cắp các thông tin quan trọng của hệ thống thông tin của ngân hàng và tổ chức chủ quản hệ thống thống tin hạ tầng quan trọng quốc gia.
Với việc sử dụng các kỹ thuật cao để tấn công thì các hệ thống bảo vệ ATTT của hệ thống thông tin của ngân hàng và tổ chức chủ quản hệ thống thống tin hạ tầng quan trọng quốc gia sẽ khó phát hiện kịp thời và đồng thời giúp tin tặc duy trì quyền kiểm soát hệ thống thông tin.
Căn cứ Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ TTTT quy định điều phối, ứng cứu sự cố ATTT mạng trên toàn quốc, VNCERT đề nghị các đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia thực hiện gấp các biện pháp theo dõi, giám sát, ngăn chặn các kết nối đến máy chủ điều khiển mã độc để kịp thời phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công có chủ đích.
Cụ thể, VNCERT yêu cầu các đơn vị theo dõi và ngăn chặn kết nối đến các máy chủ C&C có tên miền và địa chỉ IP sau:
STT |
C&C |
STT |
C&C |
1 |
192.227.248.189 |
27 |
192.227.248.188 |
2 |
usfinance.club |
28 |
107.175.75.115 |
3 |
ukfinance.online |
29 |
zzivet37.pro |
4 |
107.174.39.144 |
30 |
wvideo.site |
5 |
184.164.139.212 |
31 |
usfinance.store |
6 |
shengu.tech |
32 |
107.175.64.217 |
7 |
kalya.website |
33 |
pixeliph.com |
8 |
smtp3.info |
34 |
198.46.209.171 |
9 |
urlmon.online |
35 |
108.170.60.181 |
10 |
107.175.94.16 |
36 |
62.255.119.211 |
11 |
zivet37.services |
37 |
192.95.14.128 |
12 |
gpcantgua.com |
38 |
kair.xyz |
13 |
107.172.3.16 |
39 |
autoif.online |
14 |
107.175.75.116 |
40 |
crossfr.site |
15 |
167.114.56.226 |
41 |
dochelp.space |
16 |
66.85.157.69 |
42 |
185.136.165.202 |
17 |
107.172.249.103 |
43 |
107.172.249.122 |
18 |
198.46.168.33 |
44 |
198.23.140.75 |
19 |
172.245.205.107 |
45 |
107.172.150.141 |
20 |
167.114.56.224 |
46 |
185.136.163.167 |
21 |
116.197.235.202 |
47 |
151.106.60.15 |
22 |
72.83.72.137 |
48 |
198.46.168.29 |
23 |
vanxuangroup.edu.vn |
49 |
151.106.60.136 |
24 |
gpcantgua.com |
50 |
192.227.248.181 |
25 |
192.64.119.21 |
51 |
192.64.119.87 |
26 |
192.64.119.20 |
52 |
192.64.119.86 |
Tiếp theo, các đơn vị cần rà quét hệ thống, xoá các thư mục và bóc gỡ tập tin mã độc có dấu hiệu tương ứng sau:
- MD5: 25376ea6ea0903084c45bf9c57bd6e4f
- MD5: 1e2795f69e07e430d9e5641d3c07f41e
- MD5: 3be75036010f1f2102b6ce09a9299bca
- HSMBalance.exe MD5: 34404a3fb9804977c6ab86cb991fb130
- HSMBalance.exe SHA-1:b345e6fae155bfaf79c67b38cf488bb17d5be56d
- ICAS.ps1 MD5: b12325a1e6379b213d35def383da2986
- ICAS.ps1 SHA-1: c48ff39e5efc6ca60c31200344c47b5de3b3605d
- MD5: 7c651d115109fd8f35fđfc44fd24518
- MD5: 8a41520c89dce75a345ab20ee352fef0
- MD5: b88d4d72fdabfc040ac7fb768bf72dcd
- hs.exe MD5: df934e2d23507a7f413580eae11bb7dc
- hs.exe SHA-1:5ce51e3882c40961caf2317a3209831ed77c9c40
- MD5: fee0b31cc956f083221cb6e80735fcc5
- MD5: 4c400910031ee3f12d9958d749fa54d5
- MD5: 2e0d13266b45024153396f002e882f15
- MD5: 26f09267d0ec0d339e70561a610fb1fd
- MD5: 09e4f724e73fccc1f659b8a46bfa7184
- MD5: 18c2adfc214c5b20baf483d09c1e1824
- MD5: 2cd8e5d871f5d6c1a8d88b1fb7372eb0
- MD5: e9130a2551dd030e3c0d7bb48544aaea
- MD5: 9888d1109d6d52e971a3a3177773efaa
- MD5: be021d903653aa4b2d4b99f3dbc986f0
- MD5: 2036a9e008d16e8ac35614946034b1a5
- MD5: ef5741c4b96ef9498357dc4d33498163
- MD5: 5B7244C47104F169B0840440CDEDE788
- MD5: 53F7BE945D5755BB628EECB71CDCBF2
- MD5: E00499E21F9DC990400B8B3C2B5
- MD5: 9c35e9aa9255a2214d704668b039ef6
- MD5: cc29adb5b78300b0f17e566ad461b2c7
- MD5: C6774C1417BE2E8B7D14BAD1391|1DO4B
Theo VNCERT, đây là những mã độc rất nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và phá huỷ hệ thống thông tin, Trung tâm VNCERT yêu cầu Lãnh đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện lệnh điều phối.
Sau khi thực hiện, các đơn vị được yêu cầu báo cáo tình hình về Cơ quan Điều phối ứng cứu sự cố quốc gia (Trung tâm VNCERT) theo địa chỉ email: ir@vncert.gov.vn /điện thoại: 0869100319 trước 12h ngày 12/02/2019.
Minh Anh
Việt Nam có lợi thế lớn trong nền kinh tế số
Submitted by nlphuong on Fri, 18/01/2019 - 16:15Từ năm 2019, Chính phủ sẽ ưu tiên chính sách cho đầu tư vào vốn nhân lực và cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đặc biệt là hạ tầng thông minh, hạ tầng cách mạng công nghiệp 4.0.
Tại phiên đối thoại chính sách cấp cao của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 ngày 17/1/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0) cùng nền kinh tế số sẽ là một xu hướng lớn mở ra cơ hội cho các nước phát triển. Việt Nam đang có nhiều lợi thế bắt kịp với dòng chảy chính của kinh tế số.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu |
Thủ tướng dẫn các số liệu cho biết hiện tại có 70% các thuê bao di động sử dụng Internet từ 3G, 4G, 72% dân số sử dụng điện thoại thông minh, trên 68% người Việt Nam xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị di động. Tỷ lệ sử dụng điện thoại trung bình là 1,7 máy/người. Số người truy cập các trang thương mại điện tử (TMĐT) thông qua điện thoại thông minh chiếm 72%, tỷ lệ mua hàng online qua điện thoại chiếm 53%.
Theo một báo cáo gần đây của Google và Temasek về triển vọng nền kinh tế số của ASEAN, quy mô kinh tế Internet của Việt Nam năm 2018 vào khoảng 9 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 35%/năm giai đoạn 2015 – 2018, chiếm 4% GDP, cao nhất trong khối các nền kinh tế ASEAN, trong đó, lĩnh vực du lịch trực tuyến, TMĐT và truyền thông trực tuyến chiếm tỷ trọng lần lượt chiếm 39%, 31% và 41%, còn lại 56% là bộ phận giao thức ăn, vận chuyển trực tuyến. Các doanh nghiệp (DN) TMĐT tăng gần gấp đôi trong năm năm 2018 so với năm 2017. Riêng quảng cáo trực tuyến, trò chơi tăng trưởng hơn 50%/năm. Có thể nói, nền kinh tế Internet của Việt Nam đã bùng nổ, dự báo năm 2035, giá trị thương mại gộp của nền kinh tế Internet Việt Nam chạm ngưỡng trên 33 tỷ USD.
“Đây là cơ sở để Việt Nam tự tin về khả năng chuyển đổi thành công nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số”, Thủ tướng nhận định.
Thủ tướng cho biết, năm 2019 và những năm tiếp theo, Chính phủ sẽ tập trung vào giữ vững sự ổn định về chính trị xã hội và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô lẫn vi mô vững chắc, qua đó tăng cường khả năng chống chịu và hấp thụ các xung lực từ các biến động của nền kinh tế thế giới.
Chính phủ cam kết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các cải cách về cơ cấu, nâng cao chất lượng thể chế pháp luật và năng lực quản trị nhà nước để cải thiện tăng trưởng tiềm năng từ 7% trở lên, cải cách, nâng cao hiệu quả DN nhà nước và kinh tế hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tư nhân, làm cho khu vực FDI trở nên gắn kết hơn với khu vực kinh tế nội địa. Nỗ lực khơi thông các điểm nghẽn cho phát triển nhanh và bền vững hơn, tháo gỡ các nút thắt về cơ chế phân bổ nguồn lực.
Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã được ban hành ngay đầu năm sẽ tạo ra một hấp lực mới cho môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong năm 2019.
Từ năm 2019, Chính phủ sẽ ưu tiên chính sách cho đầu tư vào vốn nhân lực và cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đặc biệt là hạ tầng thông minh, hạ tầng cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ đặt chương trình nghị sự ưu tiên trong những năm tới dành cho cải cách giáo dục, trong đó đặc biệt là nền giáo dục đại học, tập trung vào các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, bảo đảm sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng tối thiểu và phù hợp trong thời đại CMCN 4.0.
Chính phủ nhận thấy rằng mức chi cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của Việt Nam hiện nay còn khá thấp so với trung bình của thế giới cũng như các nước trong khu vực. Chính vì vậy, tăng chi cho khoa học và công nghệ, khuyến khích tư nhân đầu tư nhiều hơn nữa cho nghiên cứu và phát triển sẽ là một trong những trọng tâm chính sách của Chính phủ từ năm 2019.
Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về định hướng phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam |
Trước đó tại Diễn đàn, phát biểu về định hướng phát triển kinh tế số tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Công nghệ số - Chuyển đổi số - Kinh tế số - Kỷ nguyên số là một tiến trình không thể đảo ngược, là một xu thế toàn cầu. Thế giới vật lý đang được ảo hóa. Thế giới thực đang được ánh xạ vào không gian mạng. Quá trình sáng tạo, sản xuất kinh doanh ngày càng diễn ra nhiều hơn trên không gian mạng. Với sự xuất hiện của CMCN 4.0 thế giới đang ở điểm gần của quá trình chuyển đổi số. Đây là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường”.
Kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính, sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động và sử dụng ICT để tăng năng suất lao động và để tối ưu nền kinh tế, nói đơn giản là nền kinh tế liên quan đến công nghệ số. Theo nghĩa hẹp, nền kinh tế số chỉ liên quan đến lĩnh vực ICT. Theo nghĩa rộng là những lĩnh vực gần gũi đến công nghệ số. Theo nghĩa rộng nhất là tất cả các lĩnh vực có sử dụng kinh tế số.
Kinh tế số là một quá trình tiến hóa lâu dài, quá trình chuyển đổi số trên bình diện quốc gia. Ở những mức độ khác nhau, mọi lĩnh vực, mọi DN, mọi cá nhân đều có thể sử dụng công nghệ số, làm tốt hơn công việc của mình, thậm chí đột phát để thay đổi về chất công việc của mình.
Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, giúp tăng trưởng kinh tế. Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm vì sử dụng tri thức nhiều hơn tài nguyên, chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn.
Công nghệ số là không biên giới nên sẽ làm giảm khoảng cách nông thôn và thành thị. Công nghệ số cũng cho chúng ta những cách tiếp cận mới, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những vấn đề tồn tại lâu dài như ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đo lường tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân vào hoạch định chính sách.
Ở Việt Nam, kinh tế số xuất hiện kể từ khi có máy tính, đặc biệt là khi có máy tính cá nhân vào cuối những năm 1980, bắt đầu mạnh mẽ khi có Internet vào cuối những năm 1990 và phổ cập khi mật độ smartphone đạt trên 50% vào cuối những năm 2000 và được thúc đẩy mạnh mẽ khi xuất hiện CMCN 4.0 vào cuối những năm 2010. Kinh tế số Việt Nam thời gian qua cơ bản là sự phát triển nhưng phát triển khá nhanh là do hoạt động viễn thông - CNTT tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao là do người dùng Việt Nam ham mê công nghệ, thích sử dụng công nghệ vào mức cao nhất trong khu vực, là do dân số Việt Nam trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ, do tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Thủ tướng đã chính thức giao Bộ TTTT xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019. Đề án này sẽ chỉ rõ ai phải làm gì, trong bao lâu và bằng cách nào để đẩy nhanh quá trình số hóa, chuyển đổi số trên cả nước trên phạm vi cả nước trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cách nhanh nhất để đẩy nhanh nền kinh tế số và sử dụng công nghệ số là đẩy nhanh cách chúng ta sản xuất, làm việc, dùng camera để giảm người bảo vệ , tự động tưới cây khi tưới cây, dùng văn bản điện tử thay giấy tờ.
Các DN số sẽ làm những việc này, bởi vậy phải khởi nghiệp công nghệ số, phát triển công nghiệp – công nghệ số Việt Nam. “Dùng công nghệ để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam và từ cái nôi Việt Nam các DN công nghệ này sẽ đi ra toàn cầu. Công nghệ sinh ra là để giải quyết vấn đề ở đâu có vấn đề là ở đó có công nghệ, có giải pháp. Vấn đề đang có ở mọi nơi, có thể là trong mỗi công việc hàng ngày của mỗi chúng ta và mỗi chúng ta có thể khởi nghiệp công nghệ giải quyết bài toán của mình. Cuộc cách mạng toàn dân, khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số sẽ giúp Việt Nam số hóa nền kinh tế rất nhanh”.
Công nghệ số sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức mới hoặc thay thế mô hình kinh doanh cũ. “Chúng ta dám chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về, người tài trên toàn cầu sẽ về và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện. Cái nôi của Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ số có thể xuất khẩu được nhưng phải là sự chấp nhận sớm hơn người khác, đi sau người khác, đi cùng người khác sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng Việt Nam. Khi chấp nhận cái mới chúng ta có thể mất một số thứ nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất và đó là cơ hội của Việt Nam”.
Lan Phương/ictvietnam.vn