Nghề báo
Nhớ nhà báo lão thành Nguyễn Minh Vỹ
Submitted by nlphuong on Fri, 20/06/2014 - 06:15(ICTPress) - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông và 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc câu chuyện nhỏ về cuộc gặp gỡ muộn màng.
(ICTPress) - Tôi được gặp ông, có lẽ là lần gặp cuối cùng vì không lâu sau lần gặp ấy ông đã lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 90. Câu chuyện ông kể với tôi chỉ xoay quanh tình cảm của bà con người Việt Nam tại Pháp.
Nhà báo lão thành Nguyễn Minh Vỹ (baokhanhhoa.com.vn) |
Ngày ấy ông tham gia hội nghị Paris về Việt Nam với tư cách phó đoàn, một hội nghị mà theo ông phải gọi là “có một không hai” trong lịch sử Việt Nam và thế giới. Nó kéo dài suốt gần 5 năm từ 1968 đến đầu năm 1973.
Trong 5 năm đấu tranh và đấu trí cam go ấy, đoàn Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ của các nước bè bạn trên toàn thế giới, sự ủng hộ của nhân dân Pháp và đặc biệt là sự ủng hộ của bà con Việt kiều ta tại Pháp. Ông nói: Có bao nhiêu giấy mực cũng không thể ghi lại hết được tình cảm của kiều bào ta, họ đã chia sẻ, lo lắng và không quản khó khăn gian khổ để luôn sát cánh với phái đoàn ta tại Thủ đô Paris. Bất kể thời gian nào, bất kể thời tiết nào hễ có thông báo tập trung là bà con lại kéo về đông đủ…
Vào thời điểm ấy, đất nước ta đang ở giai đoạn của cuộc chiến tranh gay go và ác liệt nhất, cả miền Bắc và miền Nam đều gồng mình lên để đánh Mỹ. Trên bàn đàm phán của Hội nghị Paris về Việt Nam, Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn luôn gây áp lực với phái đoàn của ta, chúng luôn đưa ra những luận điệu cũ rích hoặc tìm cách lẩn tránh những vấn đề mà phái đoàn ta đưa ra để tìm cách trì hoãn hoặc dùng lời lẽ đe dọa bằng Quân sự, cụ thể là cho máy bay đánh phá miền Bắc Việt Nam lần thứ hai…
Dừng lại hồi lâu như để nhớ lại những năm tháng “chiến đấu” không thể nào quên của dân tộc Việt Nam, ông chậm rãi kể tiếp: Sau 170 phiên họp công khai bốn bên và 20 lần gặp riêng hai bên, đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Xuân Thủy làm trưởng đoàn đã công bố “dự thảo hiệp định Paris về hòa bình ở Việt Nam”, phía Mỹ đã chấp nhận vì dự định ký kết chính thức ngày 31/10/1972. Như thể hòa bình đã ở trong tầm tay? Nhưng sau đó ngày 24/10/1972, cố vấn Hen-ry Ket-Sing-Giơ lại thay đổi ý kiến, đề nghị phía Việt Nam sửa đổi một số điều khoản, trong đó có vấn đề về khu phi quân sự “DMZ” và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Trước sự lật lọng đó, cả hai đoàn đại biểu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng phản đối và bỏ các phiên họp chính thức. Tổng thống Mỹ Ních-Xơn liền đe dọa ném bom trở lại miền Bắc với cường độ lớn hơn nếu Việt Nam không trở lại đàm phán và không chấp nhận điều kiện mà phía Mỹ đã đề ra… Cả thế giới sững sờ trong niềm hy vọng mong manh: Hòa bình liệu có đến với Việt Nam? Những ngày đó, không khí làm việc của hai phái đoàn ta tại Paris thật ngột ngạt và căng thẳng.
Chiều 18/12/1972 đồng chí cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ về Hà Nội để nhận sự chỉ đạo chuẩn bị đối phó với tình hình mới đang chuyển hướng căng thẳng. Và đúng như dự kiến, ngay sau khi đồng chí Lê Đức Thọ vừa đặt chân xuống sân bay Gia Lâm - Hà Nội, hồi 18h15’ đồng loạt các màn hình ra đa phòng không của miền Bắc Việt Nam phát hiện 9 tốp máy bay từ sân bay Guam đang bay thẳng vào bầu trời Việt Nam, mở đầu “cuộc hành quân Lai-nơ Bênh-Ker” và đến 19h40’ lệnh báo động khẩn cấp phát ra: Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không bắt đầu. Suốt đêm hôm đó, Hà Nội của chúng ta liên tiếp gánh chịu 3 đợt tập kích của 90 lần chiếc B52 và hơn 100 lần các máy chiến thuật ném bom tàn phá Thủ đô và một số tỉnh thành ở miền Bắc. Nhân dân cả nước căm phẫn, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới nín thở theo dõi Ních-Xơn đang “biến Hà Nội thành thời kỳ đồ đá: như thế nào? Nhưng chúng nó đã nhầm, Hà Nội không những vẫn đứng vững mà còn giáng trả cho lũ giặc trời một đòn thích đáng.
Ở Paris, 5h sáng ngày 19/12/1972 dù chưa nhận được tin nhà nhưng qua theo dõi từ hãng thông tấn AP chúng tôi biết Hà Nội đã hạ pháo đài bay B52. Ngay lúc đó tôi đã thảo thông cáo số 1 và bổ sung thêm một số thông tin trong nước. Tin vui nối tiếp tin vui vì mấy ngày tiếp sau, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác đã hạ thêm nhiều B52 và các loại máy bay chiến thuật khác. Đây cũng là bàn đạp để phái đoàn ta tại Paris tấn công liên tục trên phương tiện truyền thông. Ngày 21/12/1972 phiên họp thứ 171 được diễn ra bằng lời tố cáo của Bộ trưởng Xuân Thủy về sự lật lọng của phía Mỹ và tuyên bố bỏ phiên họp này để biểu thị sự phản đối trước những trận ném bom cực kỳ dã man và thái độ lật lọng trền bàn đàm phán của phía Mỹ.
Ở ngoài kia, trên các ngả đường của thành phố Paris, nhân dân Pháp đã xuống đường để phản đối Mỹ và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Bà con Việt kiều tại Pháp mang theo cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ đã tập trung rất đông trước cửa Đại sứ quan Mỹ và trước trụ sở của Hội nghị Paris về Việt Nam để lên án và phản đối phía Mỹ, đòi Mỹ phải dừng ngay lập tức việc ném bom Hà Nội, Mỹ phải rút khỏi đất nước Việt Nam vô điều kiện… Rồi ông cười rất tươi, còn đôi mắt thì cứ nhìn tôi như muốn nói rằng: Cuối cùng ý chí Việt Nam, nhân cách Việt Nam, tinh thần Quốc tế và lòng yêu nước của kiều bào ta ở nước ngoài đã thắng.
Đã ở tuổi 90, mặc dù tinh thần còn minh mẫn nhưng sức khỏe của ông không còn được tốt. Tôi đã xin phép ông được dừng câu chuyện. Chẳng ai ngờ, chỉ ít tháng sau, nhà hoạt động Cách mạng, nhà báo, nhà ngoại giao lão thành đã vĩnh viễn ra đi… Cậu thanh niên họ Nguyễn, dòng giống quyền quý nhưng dám vất bỏ tất cả để đi theo cách mạng để rồi phải chịu sự đánh đập và tù đày của bọn thực dân, chịu biết bao gian khổ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng để làm nên một cái tên bình dị nhưng rất đỗi tự hào: Nhà báo, nhà ngoại giao Nguyễn Minh Vỹ.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông 17/7/1914 - 17/7/2014 và 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc câu chuyện nhỏ về cuộc gặp gỡ muộn màng như một nén tâm nhang thành kính dâng lên nhà báo lão thành Nguyễn Minh Vỹ.
Nhà báo Trần Bình Tám
Mỹ Linh - nhân vật chính trong tác phẩm ảnh giải Nhất
Submitted by ntdung on Thu, 19/06/2014 - 09:51(ICTPress) - Triển lãm sẽ diễn ra hết ngày 22/6.
Ngày 18.6 tại Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, CLB Ảnh báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng và khai mạc triển lãm ảnh "Khoảnh khắc đẹp" nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2014).
Triển lãm “Khoảnh khắc đẹp” là dịp để những người đam mê nhiếp ảnh và công chúng quan tâm đến ảnh báo chí được thưởng thức các bức ảnh đẹp về thiên nhiên, con người với những góc nhìn mới, đa chiều. Đây còn còn là cơ hội để các học viên giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao kỹ năng về nhiếp ảnh.
Cuộc thi ảnh "Khoảnh khắc đẹp" đã thu hút được hơn 1000 tác phẩm dự thi qua hơn 2 tháng phát động với nhiều nội dung phong phú, đa sắc màu. Hội đồng giám khảo đã chọn ra 173 tác phẩm xuất sắc của 68 tác giả trưng bày tại triển lãm ảnh báo chí "Khoảnh khắc đẹp".
Tác phẩm đạt giải nhất "Ca sĩ Mỹ Linh tình nguyện làm từ thiện ở miền Trung" |
Trong số 173 tác phẩm, Hội đồng giám khảo chọn được 1 giải Nhất - tác phẩm "Ca sĩ Mỹ Linh tình nguyện làm từ thiện ở Miền Trung"; 2 giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Hữu Nền với tác phẩm "Ngôi trường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp" và "Chiến sỹ đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn tăng gia, phát triển đàn gia cầm, đảm bảo đời sống cho cán bộ chiến sỹ" của tác giả Nguyễn Quốc Hùng; 3 giải Ba thuộc về 3 tác giả Ngô Anh Tuấn, Nguyễn An và Nguyễn Huy Thịnh; và 5 giải khuyến khích.
Tác giả giải Nhất và nhân vật chính trong tác phẩm - ca sĩ Mỹ Linh |
Đặc biệt, trong buổi trao giải còn có sự góp mặt của ca sĩ Mỹ Linh. "Đây là khoảnh khắc khó quên trong cuộc đời cô trong một chuyến đi làm từ thiện ở miền Trung và đã vô tình trở thành nhân vật chính của tác phẩm của tác phẩm đạt giải nhất của tác giả Nguyễn Văn Luận. Và tôi hi vọng rằng trong lần tới tôi sẽ được góp mặt tại đây với tư cách là một tác giả của một tác phẩm ảnh hoặc có thể biểu diễn", Mỹ Linh chia sẻ.
Lễ cắt băng khai mạc Triển lãm ảnh |
Triển lãm sẽ diễn ra hết ngày 22/6.
Nguyễn Dung
Nhà báo cải trang thành “cặp vợ chồng nghèo buôn dừa”…(*)
Submitted by nlphuong on Thu, 19/06/2014 - 06:05Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên gặp không ít khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng vì xung quanh khu vực nhà thờ Trại Gáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên, Nghi Phương...
Liên tục từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2013, trên các ấn phẩm của báo Nghệ An thường xuyên đăng tải các thông tin, bài viết, video clip phản ánh vụ việc gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản, bắt giữ, đánh đập người trái phép diễn ra tại Nghi Phương (Nghi Lộc, Nghệ An). Để có được những dòng tin, bức ảnh chân thật, đoạn phim quý giá, đầy thuyết phục đó đòi hỏi sự nỗ lực của cả một tập thể; sự nhạy bén, trải nghiệm và trên hết là tinh thần dám lăn xả, dấn thân và tâm huyết của những người làm báo.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử Hồ Đức Hòa và đồng bọn về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” diễn ra ngày 9 và 10.01.2013 và phiên phúc thẩm diễn ra ngày 23.05.2013 tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An) đã tiếp tục những diễn biến phức tạp tại một số cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An bởi sự kích động của các phần tử phản động Việt Tân. Trước tình hình đó, ban biên tập báo Nghệ An đã cử phóng viên theo dõi sát diễn biến của phiên tòa, đồng thời chủ động cử phóng viên thâm nhập các địa bàn có cơ sở tôn giáo trong tỉnh để nắm tình hình... Đỉnh điểm của vụ việc là các hành vi gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản, bắt giữ đánh đập người trái phép vào tháng 5, cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2913. Trong thời gian xảy ra vụ việc, hàng ngày trên mặt báo Nghệ An đều có các bài viết phản ánh, phân tích định hướng dư luận. Tổng cộng trong đợt tuyên truyền này, báo đã có 96 tin, bài viết, phóng sự điều tra, video clip về các vụ vi phạm pháp luật xảy ra tại Nghi Phương, Nghi Lộc trên báo in, báo điện tử.
Trước hết phải kể đến sự nhạy bén, sắc sảo của ban biên tập báo trong phán đoán xu hướng, diễn biến của sự việc, xác định “điểm nóng”, chủ động cử nhóm phóng viên tỏa ra nhiều hướng, theo dõi tình hình, thu thập tài liệu, chứng cứ, nắm bắt thông tin từ nhiều kênh trong suốt quá trình trước, trong và sau khi xảy ra sự kiện giáo dân vi phạm pháp luật ở Nghi Phương. Sự quan tâm, động viên, chỉ đạo sát sao và bản lĩnh vững vàng, cứng cỏi của lãnh đạo báo là điểm tựa và động lực để nhóm phóng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên gặp không ít khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng vì xung quanh khu vực nhà thờ Trại Gáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên, Nghi Phương gần như “nội bất xuất, ngoại bất nhập” với những hàng rào cảnh giới trong, ngoài phong tỏa khắp nơi. Bất cứ ai lạ mặt bén mảng vào lập tức bị bao vây, đánh đập, cảnh cáo. Ở các giáo xứ lân cận, tinh thần cảnh giác, nghi kị, hình thành khoảng cách giữa bà con lương - giáo cũng bắt đầu lây lan nhất là sau khi xảy ra sự kiện một số giáo dân quá khích dùng gạch đá, gậy gộc chủ động tấn công lực lượng chức năng ngay trước cổng UBND xã Nghi Phương.
Để nắm bắt thực tế, thu thập thông tin, nhóm phóng viên chúng tôi đã hóa thân thành nhiều vai, sử dụng nhiều phương tiện, kiên trì bám trụ, chờ đợi thời cơ để tiếp cận địa bàn bất kể thời tiết, bất kể ngày đêm với phương châm làm việc hiệu quả nhưng phải đảm bảo an toàn. Còn nhớ, vào thời điểm xảy ra vụ việc giáo dân quá khích xông vào trụ sở UBND, bắt và giam giữ trái pháp luật lãnh đạo huyện Nghi Lộc và lãnh đạo xã Nghi Phương xảy ra vào ngày 03.09.2013; đoạn đường tỉnh lộ trước trụ sở và trong sân UBND xã Nghi Phương luôn có hàng trăm giáo dân quá khích, sẵn sàng gây gổ, bắt giữ những ai đi qua mà họ nghi là dừng lại để nghe ngóng, báo tin cho chính quyền. Sau khi tính toán kỹ các phương án, chúng tôi mượn một chiếc xe máy cà tàng, hóa trang, đóng giả cặp vợ chồng nhà quê nghèo khổ đi buôn dừa, bị hỏng xe để tiếp cận hiện trường vụ việc một cách trót lọt…
Trước đó, để ghi hình những dấu tích đập phá do các giáo dân quá khích gây ra tại nhà cũ của anh Đậu Văn Sơn - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã Nghi Phương tại xóm 10 (Nghi Phương, cách nhà thờ trại Gáo khoảng 300m) vào tối ngày 22.05.2013, nhóm phóng viên phải cho xe ô tô nổ máy chờ sẵn tại một địa điểm tin cậy ở xã lân cận sau đó cử phóng viên đóng giả làm người nhà đi cùng một người dân địa phương, mạo hiểm tiếp cận ngôi nhà của anh Sơn - lúc này đã có gia đình khác đến sinh sống. Đó là những giây phút hồi hộp nghẹt thở vì trước đó đã từng có cộng tác viên, phóng viên báo khác vào tìm hiểu thông tin và bị một số đối tượng lùng bắt, đuổi đánh.
Quá trình tác nghiệp, nhóm phóng viên phải chủ động ứng biến linh hoạt với mọi tình huống, đảm bảo bí mật nhưng vẫn báo cáo tình hình thường xuyên và xin ý kiến chỉ đạo của ban biên tập. Nhờ vậy, phóng viên báo Nghệ An đã có mặt kịp thời tại các thời điểm diễn ra các sự kiện liên quan đến tôn giáo như lễ tấn phong giám mục phụ tá Nguyễn Văn Viên hay trực tiếp chứng kiến những việc làm vi phạm pháp luật của một số giáo dân quá khích ở Nghi Phương (đứng đằng sau là một số chức sắc, linh mục cực đoan và các thế lực phản động) từ ngày 30.08 đến 04.09.2013, nhất là trận mưa đá, gậy gộc được sắp đặt, chuẩn bị có chủ đích nhắm vào lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ trước cổng UBND xã Nghi Phương, uy hiếp tính mạng của những người đang có mặt trong trụ sở vào chiều ngày 04.09.2013.
Trong cơn mưa đá rào rào ném ra từ đám đông và đối tượng quá khích núp trong những ngôi nhà gần đó, nhiều người bị thương, nhóm phóng viên báo Nghệ An không quản ngại nguy hiểm tiếp cận ghi hình, chụp ảnh sự việc để có thể cung cấp cho độc giả những hình ảnh chân thực, khách quan.
Những điều “mắt thấy, tai nghe” cùng những bằng chứng (hình ảnh, video clip, ghi âm…) và các tư liệu mà nhóm phóng viên chúng tôi thu thập được đã vạch trần thủ đoạn lợi dụng đức tin, kích động giáo dân nhẹ dạ cả tin gây rối để “lừa dối bề trên, vu khống chính quyền” của những kẻ xấu mà mục đích cuối cùng là tạo điểm nóng, gây bất ổn chính trị, chia rẽ đoàn kết lương-giáo, gây mất niềm tin của người dân vào cấp ủy, chính quyền. Đó cũng là vũ khí sắc bén để báo Nghệ An tự tin, quyết liệt đấu tranh với những luận điệu vu khống, kích động, bóp méo, xuyên tạc sự thật qua các văn thư, thông cáo, thư chung, các bài trả lời phỏng vấn… của Giám mục Nguyễn Thái Hợp và Tòa giám mục Giáo phận Vinh cùng một số trang web phản động “ăn theo, nói leo” trong, ngoài nước.
Đã không ít lần, trả lời công văn của Tòa giám mục, báo Nghệ An thẳng thắn khẳng định những thông tin mà báo phản ánh là trung thực, khách quan, đúng sự thật và sẵn sàng đối thoại với Tòa giám mục xã Đoài để làm rõ hơn về những sự việc trên.
Nhiều tháng ròng rã “chiến đấu” trên mặt trận thông tin, hầu như ngày nào, báo cũng có tin, bài phản ánh về sự việc và diễn biến tình hình. ban biên tập, nhóm phóng viên và các bộ phận liên quan (thư ký, morat, vi tính, kỹ thuật…) làm việc đến 3-4 giờ sáng, quên cả mệt mỏi với mong muốn, cung cấp cho bạn đọc (cả giáo dân và lương dân) những thông tin mới nhất, xác thực nhất để có cái nhìn khách quan, toàn diện, hiểu đúng bản chất vụ việc, không mắc mưu chia rẽ, trúng kế ly gián của kẻ xấu. Thực tế, đại đa số đồng bào giáo dân ở Nghi Phương (Nghi Lộc) nói riêng, giáo phận Vinh nói chung là những người “kính Chúa yêu nước”, những người dân quê hiền lành chân chất một nắng hai sương trên đồng ruộng.
Là phóng viên của tờ báo Đảng - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh, hơn bao giờ hết, chúng tôi thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc làm rõ sai phạm, phân định trắng - đen, thức tỉnh những giáo dân - công dân nhẹ dạ cả tin đang bị kẻ xấu lợi dụng nhằm phục vụ cho những mưu đồ chính trị; vạch trần âm mưu chia rẽ đoàn kết giáo - lương của các thế lực thù địch, định hướng dư luận hiểu đúng về bản chất sự việc. Đồng thời cung cấp những thông tin quý giá để các cơ quan chức năng có hướng xử lý kịp thời.
Nhà báo Đức Chuyên trong một chuyến đi tác nghiệp ở Trường Sa |
Loạt tin, bài sau khi phát hành đã được các trang mạng, các báo điện tử, blog, facebook đăng tải lại được bạn đọc, dư luận và các cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao trong việc vạch trần những thủ đoạn của các phần tử quá khích, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để kích động những người nhẹ dạ cả tin dẫn đến vi phạm pháp luật; cũng như giúp mọi người hiểu rõ bản chất sự việc, góp phần ổn định tình hình xã hội trên địa bàn.
Nhà báo Khánh Ly tác nghiệp ở cơ sở |
Ghi nhận những hiệu ứng, thành công của loạt bài này, UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho tập thể báo Nghệ An và hai tác giả. Không những thế, giải 1 của hội đồng chấm giải Báo chí Quốc gia năm 2013 dành cho loạt bài tiếp tục nhân lên niềm vinh dự cũng như trách nhiệm to lớn của những người làm báo chúng tôi.
--------------------------------
(*) Chùm bài “Xung quanh vụ việc vi phạm pháp luật ở Nghi Phương” (Giải A xã luận, bình luận, chuyên luận – Báo Nghệ An).
Đức Chuyên - Khánh Ly
Nguồn: nguoilambao.vn
Danh sách tác giả, tác phẩm đoạt giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII - năm 2013
Submitted by nlphuong on Wed, 18/06/2014 - 20:20Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã họp và quyết định trao tặng 8 giải A, 27 giải B, 41 giải C, 39 giải Khuyến khích.
Ngày 31/5/2014 và 1/6/2014, tại Hà Nội, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII - 2013 và Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã họp và quyết định trao tặng 8 giải A, 27 giải B, 41 giải C, 39 giải Khuyến khích.
Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao giải cho nhóm tác giả đoạt giải A Giải báo chí quốc gia năm 2012 (Ảnh: Thanh Hải) |
Danh sách các tác giả, tác phẩm đoạt giải chi tiết như dưới đây:
I. Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn (báo in):
1 Giải A: Loạt bài: Nơi bắt đầu Tổ quốc - Nhóm tác giả:Phan Thanh Phong, Hồng Minh, Hà Hiền Giang, Nguyễn Ninh, Hồ Cúc Phương, Mai Nguyên - LCH Nhà báo Báo Nhân Dân.
5 Giải B:
Loạt 5 bài: Nhân bản kết quả xét nghiệm ở BV ĐK Hoài Đức - Nhóm tác giả: Vương Thanh Hà (Bút danh: Vương Hà), Nguyễn Thị Hằng (Bút danh: Nguyễn Hằng, Quang Duy), Nguyễn Phương Yên (Bút danh: Linh Trần) - CH Nhà báo Báo Lao Động
Thuế báo chí - Cần một cái nhìn chuẩn mực - Trần Lan Anh (Khánh An, Nguyên Huy) - LCH Cơ quan TƯ HNB Việt Nam
Không ai quên lợi ích quốc gia dân tộc - Nhóm tác giả: Dương Đức Đà Trang (Đà Trang) - Võ Văn Thành - HNB TP.HCM
Loạt bài về Lợi ích nhóm trong xã hội hóa y tế - Nhóm tác giả: Nguyễn Thái Sơn (Thái Sơn), Trương Thị Liên Châu (Liên Châu), Đinh Thị Nguyệt Minh (Bảo Cầm) - LCH Báo Thanh Niên
Hãy trở về để thấy và tin vào sự thật - Nhóm tác giả: Mỹ Hạnh, Xuân Phong - LCH Báo Quân Đội Nhân Dân.
6 Giải C:
Loạt bài: Quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn Hà Nội: Bức tranh dang dở - Ngọc Trâm - HNB TP Hà Nội
Loạt bài: Chương trình "Thư Xuân gửi biển đảo" - Nhóm tác giả: Kiều Công Tiễn (Kiều Phan) - Phạm Trần Đình Nam (Thư Nam) - HNB TP.HCM
Loạt bài: Việt Nam bảo đảm cao nhất việc thực thi quyền con người (5 bài) - Nhóm tác giả: Đỗ Quyên, Nguyễn Hồng Điệp - LCH Thông tấn xã Việt Nam
Loạt bài: Những nạn nhân của khuynh hướng báo lá cải - Trần Thị Kim (Trần Hoàng Thiên Kim) - LCH Bộ Công an.
Loạt 05 bài: Nặng gánh nông thôn mới - Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Công (Bút danh: Nguyễn Công), Nguyễn Văn Tùng (Bút danh: Việt Tùng), Nguyễn Hữu Thông (Bút danh: Nguyễn Hữu), Nguyễn Thế Lượng (Bút danh: Hồng Đức), Lê Ngọc Hân (Bút danh: Lê Hân) - CH Nhà báo Báo Nông Thôn Ngày Nay.
6 Giải Khuyến khích: Loạt bài: Khó như vay vốn lãi xuất 6%/năm: Cửa nào cho mua nhà ở xã hội tiếp cận vốn? - Nhóm tác giả: Đinh Nguyễn, Nguyên Hà - HNB TP Hà Nội
Loạt bài: Đi dọc đường biên - Nhóm tác giả: Thành Chung, Thục Anh, Trần Hải - HNB tỉnh Nghệ An
Loạt bài: Chi bộ Đảng ở nông thôn: Những nỗi lo và giải pháp - Nhóm tác giả: Vũ Hiến, Lê Kỳ - HNB tỉnh Hà Nam
Loạt bài: Thực hiện nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Phượng (Nguyễn Phượng), Nguyễn Phương Hằng (Phương Hằng) - HNB Đồng Nai
Loạt bài: Thực trạng thiếu kỹ năng sống: "Căn bệnh nguy hiểm đối với giới trẻ" - Tuấn Anh - HNB Bạc Liêu.
Giải ngân ODA giao thông: Dự án "đầu tàu" va chắn - Phạm Anh Minh (Bút danh: Anh Minh) - CH Nhà báo Báo Đầu Tư.
II. Giải xã luận, bình luận, chuyên luận (Báo in):
1 Giải A: Loạt bài: Xung quanh vụ việc vi phạm pháp luật ở Nghi Phương - Nhóm tác giả: Đức Chuyên, Khánh Ly - HNB tỉnh Nghệ An.
3 Giải B: Loạt bài: Đấu tranh nhân quyền - Nhóm tác giả: Nguyễn Hòa, Nguyễn Minh Phong, Ngô Vương Anh, Anh Khôi - LCH: Nhà báo Báo Nhân Dân
Loạt bài: Vạch trần thủ đoạn của các thế lực thù địch phá hoại Hiến pháp - Nhóm tác giả: Thái An, Sông Lam, Hồ Tuyên - LCH Bộ Công an.
Loạt bài: 25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng 3 - Nhóm tác giả:Trần Công Trục, Mai Thăng, Khánh Ly, Hoàng Thu Phố - CH Báo Đại Đoàn Kết.
4 Giải C:
Loạt bài: Phải cắt giảm đám "vác ô" càng sớm càng tốt - Lê Thanh Phong - CH Nhà báo Báo Lao Động
Loạt bài: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi - Cẩm Thúy - CH Báo Đại Đoàn Kết
Loạt bài: Sức mạnh của tài liệu lưu trữ, cơ sở lịch sử vững chắc minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Nhóm tác giả: Phí Thị Nhung (Bút danh: Hạnh Dung), Nguyễn Văn Kết (Bút danh: Nguyễn Phương Nam, Nguyễn Lê Thảo Hà) - CH. Nhà báo Tạp chí Lưu Trữ Việt Nam.
Loạt bài: Khai phóng đồng bằng sông Cửu Long - Nhóm tác giả: Quý Lâm (Đoàn Quý Lâm), Ca Linh (Lê Thị Diễm Chinh), Thốt Nốt (Đinh Thanh Vân), Duy Nhân (Phùng Duy Nhân), Công Tuấn (Trần Công Tuấn) - HNB TP.HCM .
3 Giải Khuyến khích:
Một "góc nhìn" phản văn hóa và phi chính trị cùng một số ý kiến hồi âm - Tuyên Hóa (Mai Nam Thắng) - LCH Báo Quân Đội Nhân Dân
Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông - TS Nguyễn Thành Lợi - LCH Cơ quan TƯ HNB Việt Nam
Loạt bài: Sông Sài Gòn - Đồng Nai đang "chết"! - Nhóm tác giả: Tô Nguyễn, Minh Xuân, Minh Hải, Ái Vân - HNB TP.HCM .
III. Giải phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (Báo in):
1 Giải A: Loạt bài: Than lậu tại Quảng Ninh - Nhóm tác giả: Bùi Trung Chính, Nguyễn Đại Hoàng, Nguyễn Hữu Hùng, Mai Tâm Hiếu - Liên chi HNB Báo Nhân Dân.
3 Giải B:
Loạt bài: Chuyện "bới cát" tìm dầu ở "sa mạc lửa" - Nguyễn Như Phong - Chi HNB Báo Năng Lượng Mới
Loạt bài: Võ Nguyên Giáp - Trăm tuổi giữa nhân gian - Trịnh Xuân Ba (Xuân Ba) - Chi HNB Báo Tiền Phong
Loạt bài: Kẻ phá đường không ai ngờ tới - Nhóm tác giả: Trần Mai Linh (Mai Linh), Bùi Quang Tuấn (Quang Tuấn), Đỗ Quốc Hưng (Quốc Hưng), Khương Văn Lực (Khương Lực), Đinh Quang Trung (Quang Trung) - Liên chi HNB Đài Tiếng nói Việt Nam.
6 Giải C:
Loạt bài: Đường dây "tẩy trắng" cá tầm lậu - Nhóm tác giả: Nguyễn Thanh Sơn (Hoàng Sơn, Lam Giang), Nguyễn Đình Thắng (Đình Thắng) - Chi HNB Báo Nông Thôn Ngày Nay
Loạt bài: "Phát canh - thu tô" ở U Minh Hạ - Nhóm tác giả: Hoàng Văn Minh, Phạm Vũ Nhật Hồ (Nhật Hồ) - Chi HNB Báo Lao Động
Ngăn dòng lũ trắng - Lê Thu Hà - Liên chi HNB Biên phòng
Loạt bài: Thuỷ điện, những điều trông thấy - Nhóm tác giả: Nguyễn Hồng Thanh - Lê Văn Hùng - HNB TP Đà Nẵng
Loạt bài: Mối lo làng quê - Nhóm tác giả: Dương Đình Trường, Hoàng Anh - Chi HNB Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Loạt bài: Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa qua các nguồn thư tịch - PGS.TS Ngô Văn Minh - HNB TP Đà Nẵng.
9 Giải Khuyến khích:
Loạt bài: Chăm lo người có công hơn nữa - Nhóm tác giả: Ngô Hương Sen (Khánh Lam), Thu Uyên, Trịnh Chu, Ninh Nguyễn - Liên chi HNB Báo Nhân Dân
Loạt bài: Về vụ kích động, gây rối tại Nghi Phương, Nghệ An - Nhóm tác giả: Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Quang Vũ, Nguyễn Văn Nhật - Liên chi HNB Thông tấn xã Việt Nam.
Gợi ý nộp "Hoa hồng" hơn một nửa kinh phí viết chuyên đề khoa học - Hà Hồng - Liên chi HNB Báo Nhân Dân.
Loạt bài: Quản lý sử dụng nhà, đất công trên địa bàn Hà Nội - Nhóm tác giả: Ngọc Hà, Ngọc Trâm - HNB TP Hà Nội.
Loạt bài: Địa ngục trần gian bên bờ hồ Thơ Mộng? - Võ Hòa Nhân (Hòa Nhân) - HNB Bình Dương.
Loạt bài: Thâm nhập đường dây chăn dắt, hành hạ trẻ em - Bùi Thị Thanh Huyên (Thanh Huyền) - HNB TP.HCM.
Loạt bài: Những bất cập trong việc quy định thời hạn giao đất nông nghiệp - Bùi Hữu Tuấn - HNB tỉnh Hà Nam.
Loạt bài: Những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển đảng viên hiện nay - Nhóm tác giả: Xuân Chường, Việt Hà - HNB tỉnh Phú Thọ.
Người ngoài Đảng xin thành lập Chi bộ - Nhóm tác giả: Khúc Hà Linh, Đinh Ngọc Hùng - HNB Hải Dương.
IV. Giải ảnh báo chí:
1 Giải B: Chiến đấu với 'giặc lửa" - Nguyễn Thành Khánh (BD: Nguyễn Khánh) - Cá nhân.
2 Giải C:
Nghị lực sống - Thanh Miền - HNB Yên Bái
Phóng sự ảnh: Tây Nguyên "Khát" - Nguyễn Luân - LCH Thông tấn xã Việt Nam.
V. Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp (Phát thanh):
1 Giải A: 40 năm ký kết Hiệp định Paris: Đỉnh cao thắng lợi ngoại giao Việt Nam - Nhóm tác giả: Vũ Tài Dũng (Vũ Dũng), Vũ Hồ Điệp (Hồ Điệp), Nguyễn Hằng Nga - LCH Đài Tiếng nói Việt Nam.
2 Giải B:
Chương trình phát thanh thực tế: Sát cánh cùng gia đình Việt - Trương Thị Hồng Thuý (Như Trần) - HNB TP.HCM
Loạt bài: Cà phê Tây Nguyên - những điều bất ổn - Nhóm tác giả: Trần Đức Thành, Nguyễn Thế Thắng, Phùng Quốc Học, Nguyễn Minh Châu - HNB Đắk Lắk.
2 Giải C:
Thi đua ái quốc-Tiếp lửa và truyền lửa - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến, Lê Thị Thu, Chu Thúy Ngà, Lê Thị Tuyết, Đặng Thị Ngọc Chi, Hoàng Trung Dũng, Đàm Thị Hoa, Uông Thanh Huyền - LCH Đài Tiếng nói Việt Nam.
Quê hương tình sâu nghĩa nặng - Tạ Ngoãn - HNB Quảng Bình.
1 Giải Khuyến khích:
Nhận diện lâm trường quốc doanh và mâu thuẫn đất đai giữa lâm trường với người dân địa phương - Lê Bình - LCH Đài Tiếng nói Việt Nam.
VI. Giải phóng sự, Phóng sự điều tra, bút ký (Phát thanh):
1 Giải A: Lỗ hổng trong quản lý tài nguyên nước - Nhìn từ cuộc tranh giành nước ở miền Trung - Nhóm tác giả: Phan Thanh Hà, Lê Hải Sơn, Lê Văn Phúc - LCH Đài Tiếng nói Việt Nam.
2 Giải B: Lòng tự trọng - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hải (Thanh Hải), Trần Thị Ngân Triều (Ngân Triều), Phạm Thị Kim Huê (Kim Huê) - HNB Đồng Nai.
Loạt bài: Chuyện kể ở một xã nghèo và tiêu chí thứ 20 - Văn Quang - HNB Lâm Đồng.
4 Giải C:
Xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở miền Bắc-Kỳ vọng và hoài nghi - Nhóm tác giả: Nguyễn Huy Nam (Huy Nam), Nghiêm Xuân Long (Xuân Long) - LCH Đài Tiếng nói Việt Nam.
Nông thôn mới hay công thức hóa cuộc sống - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hương Lan, Hồ Minh Khánh, Lê Đình Trung - LCH Đài Tiếng nói Việt Nam.
Người ăn chẳng hết-kẻ lần chẳng ra - Minh Hòa - HNB Yên Bái.
Xây dựng nông thôn mới-đừng để "chủ thể thành con nợ" - Nhóm tác giả: Lã Việt Hùng, Phạm Thanh Khánh - HNB Lào Cai.
5 Giải Khuyến khích:
"Bà đỡ" thôn bản - Mai Hương - HNB tỉnh Quảng Ninh
Nỗi đau từ đá - Nhóm tác giả: Lê Biết, Quốc Hoàn - HNB Phú Yên.
Thuỷ điện bản Chát: Đẩy dân xuống gầm sàn - Nguyễn Thanh Thủy - HNB Sơn La.
Gần đường xa rẫy - Việt Hùng - HNB Cao Bằng.
Chuyện của những người gác đèn - Nguyễn Lưu Sơn (Lưu Sơn) - HNB Bà Rịa - Vũng Tàu.
VII - GIẢI TIN, PHÓNG SỰ, KÝ SỰ (BÁO HÌNH):
1 Giải A: Chuyện buồn của ngành cơ khí - Nhóm tác giả: Chu Huy Thông, Nguyễn Hoàng Long, Trần Hiếu, Nguyễn Anh Tuấn - LCH Đài Truyền hình Việt Nam.
4 Giải B:
Hợp đồng tín nhiệm - Nhóm tác giả: Nguyễn Hữu Tưởng (Hữu Tưởng), Lâm Hòa Khoa (Lâm Khoa), Đỗ Châu Thọ (Châu Thọ), Trần Đức Tuân (Đức Tuân), Lê Quang Vinh (Quang Vinh), Nguyễn Anh Quốc (Anh Quốc) - HNB Bình Thuận
8X làm nông nghiệp - Nhóm tác giả: Kim Phụng, Hiếu Thuần, Phạm Hưng, Phong Hùng - HNB Bình Dương.
Lộ Phú Bảo - Chiếc cầu nối Trường Sa - Bùi Hữu Tầm (Hữu Tầm) - HNB Ninh Thuận.
Vợt Thủng - Nhóm tác giả: Hoàng Quyền, Trường Ca, Trần Minh - HNB Nghệ An.
6 Giải C:
2 tập: Những sai phạm tại các bệnh viện - KB&ĐD: Hồng Thanh, Trí Nghiêm, Đoàn Kiên, Đoàn Tùng, Vĩnh Lộc, Quốc Tuấn; Biên tập Quang Vinh (bổ sung Hà Đoàn) - LCH Bộ Công an
Nghị quyết Trung ương 4 tạo động lực chống tiêu cực - Nhóm tác giả: Phan Thu Vân, Nguyễn Thanh Phong - HNB Quảng Ngãi.
Thuỷ điện-Nhìn từ hạ du - Nhóm tác giả: Lâm Khánh, Phước Ngãi, Đăng Khôi - HNB Đà Nẵng.
Để tự cứu mình - Bùi Hữu Lộc (Hữu Lộc) và nhóm tác giả - HNB Đồng Tháp.
Chạy việc-đục nước béo cò - BTV: Nguyễn Toàn; Quay phim: Nguyễn Toàn; Kỹ thuật: Nguyễn Toàn - LCH Đài Truyền hình KTS VTC.
Hai ngày một đêm cùng sống chung với người dân bản siêu đẻ - Mùa A Ký (A Ký) - HNB Điện Biên.
4 Giải Khuyến khích:
Khi người nông dân"bán đất" - Nhóm tác giả: Kim Trà, Vũ Phương - HNB Trà Vinh.
Tình người máu hiếm - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Mộng Thu, Lư Nguyễn Thạch Thảo - HNB Cần Thơ.
Vượt biên làm thuê - ẩn họa khó lường - Nhóm tác giả: Đại Dương, Hữu Tuấn - HNB Bắc Giang.
Nước tới chân… nhưng chưa nhảy - Nhóm tác giả: Tố Chi, Hoàng Thép - HNB Hậu Giang.
VIII – Giải bình luận, Giao lưu, Tọa đàm (Báo hình):
1 Giải A:
Cầu truyền hình trực tiếp "Biển đảo của chúng ta" - Nhóm tác giả: Đặng Diễm Quỳnh, Đỗ Bạch Dương, Phạm Tuyết Nhung, Lê Hương Giang, Phạm Thu Hiền, Đặng Hải Bằng, Nguyễn Anh Ngọc, Huỳnh Ngọc Linh, Phạm Lan Anh, Nguyễn Văn Phong, Đỗ Ngọc Sơn, Trần Lê Minh, Phạm Tuấn Bình, Lương Ngọc Minh, Phạm Ngọc Khánh, Lê Quốc Anh (Quay phim), Trần Việt Hưng, Phạm Bạch Dương, Lê Đình Hưng, Tạ Minh Phương, Trần Thu Hương, Ngô Thành Vũ - LCH Đài Truyền hình Việt Nam.
2 Giải B:
Gala Ngày trở về: Nếu đi hết biển? - Nhóm tác giả: Bạch Ngọc Chiến, Dương Ngô Thành, Cao Quang Toàn (Quay phim) - LCH Đài Truyền hình Việt Nam
Bùi Như Nỉ - chàng sinh viên mê năng lượng mặt trời - Nhóm tác giả: Nguyễn Thế Anh, Bùi Lê Thế Kiệt, Cao Quốc Sử, Nguyễn Thanh Toàn, Nguyễn Tuấn Long, Phạm Thị Mai Thy, Nguyễn Hoài Phương - HNB TP. HCM .
3 Giải C: Hướng về Trường Sa - Nhóm tác giả: Lê Quang Nuôi (Quang Nuôi) - Phan Xuân Ánh (Xuân Ánh) - HNB Đà Nẵng.
Góc nhìn thẳng: Chuyển đổi đất trồng lúa-yêu cầu từ thực tiễn - Nhóm tác giả: Đàm Phương Thảo, Nguyễn Hữu Khải, Nguyễn Việt Anh - LCH Đài Truyền hình KTS VTC.
Thi tuyển lãnh đạo quản lý-cách làm mới của Quảng Ninh - Nhóm tác giả: Thùy Liên, Xuân Lâm - HNB Quảng Ninh.
1 Giải Khuyến khích: Chương trình: "Theo gương Bác" - Nhóm tác giả: Trịnh Tùng Lâm, Phùng Việt Anh, Nguyễn Trung Kiên - CH. Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội.
IX – Giải phim tài liệu truyền hình (Báo hình):
3 Giải B:
Quê hương, ngày về mãi mãi - Nhóm tác giả: Hồng Hiếu, Sĩ Hùng, Thái Phương, Thanh Cao, Anh Chính - HNB Quảng Bình.
Ông Hai Chung - Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Thường, Quốc Trạng, Việt Khoa - HNB Cần Thơ.
Alăng Bluôt-Chân dung một anh hùng - Nhóm tác giả: Lê Viết Trí, Hà Xuân Phước, Ngọc Khánh, Văn May - HNB Đà Nẵng.
5 Giải C:
Những tâm hồn Việt trên đất Nhật - Nhóm tác giả: Nguyễn Quốc Khánh, Lại Tùng Lâm - LCH Đài Truyền hình Việt Nam.
Âm vang một chiến công - KB& ĐD: Đinh Vũ Hồng Phương; Quay phim: Thanh Phong; Dựng phim: Đức Trí; Biên tập: Quang Vinh, Mai Thao - LCH Bộ Công an.
Giai điệu của ám ảnh - Nhóm tác giả: Nguyễn Anh Tuấn, Trần Vũ Linh - HNB Quảng Ngãi.
Chuyện của tôi - Nhóm tác giả: Trung Thành, Sỹ Tâm, Đại Thắng - HNB Hà Tĩnh.
Một ánh Sao khuê đôi vầng nhật nguyệt - Trần Gia Thái, Lê Minh, Hồng Long - HNB Hà Nội.
5 Giải Khuyến khích:
Triết gia Trần Đức Thảo-Suy tư cùng thế kỷ - Đạo diễn: Đào Thanh Tùng; Biên kịch: Đào Thanh Tùng - LCH Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch
Lời thề giữ đảo - Nhóm tác giả: Trần Nam, Việt Thắng, Hồng Quân - HNB Thái Bình.
Khát vọng xanh - Mai Thị Thúy Hằng (Thúy Hằng) - HNB Ninh Thuận.
Lời của bàn tay - Nhóm tác giả: Minh Lân, Nhật Hạ, Anh Đạm - HNB Lâm Đồng.
Họ đã sống như thế - Biên kịch: Nguyễn Huy Hùng; Đạo diễn: Lưu Quỳ; Quay phim: Phạm Thanh Hùng - CH Điện ảnh Quân đội nhân dân.
X - Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận (Báo điện tử):
1 Giải A: Loạt bài: 25 năm hải chiến Trường Sa - Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Tú (Nguyễn Tú), Trương Quang Nam, Trần Ngọc Quyền (Ngọc Quyền), Trần Thị Duyên (Tâm Ngọc) - LCH Báo Thanh Niên.
1 Giải B: Loạt bài: Bất cập trong quản lý sử dụng đất lâm trường quốc doanh - Nhóm tác giả: Võ Mạnh Hùng (BD: Hùng Võ); Đỗ Mạnh Hùng (BD: Việt Hùng) - LCH Thông tấn xã Việt Nam.
2 Giải C:
Đạo đức học đường - không thể xem nhẹ - Phạm Thị Hòa (Minh Hòa) - LCH Đài Tiếng nói Việt Nam
Loạt bài về Nông nghiệp - nông dân - Đỗ Thị Mai Hương (Đỗ Hương) - CH Nhà báo Báo Điện tử Chính phủ.
2 Giải Khuyến khích:
Tuyến bài về Thương mại Việt Trung - Duy Chiến - LCH Bộ Thông tin và Truyền thông
Loạt bài về đối thoại xử lý điểm nóng, bức xúc ở cơ sở - Nhóm tác giả: Đào Khoa, Thu Uyên - HNB Bắc Ninh.
XI - Giải phóng sự, Phóng sự điều tra, Ký báo chí, Ghi chép (Báo điện tử):
1 Giải B: Giải bài toán nông dân bỏ ruộng - Nhóm tác giả: Vũ Thị Hạnh, Trần Xuân Thân - LCH Đài Tiếng nói Việt Nam.
2 Giải C:
Tuyến bài hành lang ma túy đường 8A - Nhóm tác giả: Võ Trường Giang (Trường Minh), Nguyễn Duy Tuấn - LCH Bộ Thông tin và Truyền thông
Loạt bài: Vỡ trận bến xe Mỹ Đình - Vũ Văn Tiến - LCH Báo Dân Trí.
3 Giải Khuyến khích:
Loạt bài: Khi cán bộ 3 cùng - Trần Đức Mạnh (Trần Mạnh) - CH Nhà báo Báo Điện tử Chính phủ
Loạt bài: Năm năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 7, Khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn: Thức dậy những miền quê - Nhóm tác giả: Đào Ngọc Dũng, Đỗ Thu Hiên, LCH Ban Tuyên giáo Trung ương.
Cứu người trong lũ dữ - Phan Minh Toàn (Minh Toàn) - HNB Quảng Ngãi.
Hội đồng chung khảo
Giải báo chí quốc gia lần thứ VIII - Năm 2013
Tòa án Nhân dân tối cao Ban hành Thông tư về nội quy phiên tòa: Không đúng tinh thần Luật Báo chí
Submitted by nlphuong on Tue, 17/06/2014 - 13:25Thông tư 01.2014 của Tòa án nhân dân Tối cao về nội quy phiên tòa, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014. Thông tư này đã gây phản ứng đối với các cơ quan báo chí và các nhà báo.
Thông tư 01.2014 của Tòa án nhân dân Tối cao về nội quy phiên tòa, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014. Thông tư này đã gây phản ứng đối với các cơ quan báo chí và các nhà báo.
Các nhà báo đợi trước cửa phòng xử án TAND TP.HCM để đưa tường thuật một phiên tòa. Ảnh: HTD |
Điều 2 Nội quy phòng xử án quy định: “Các nhà báo, phóng viên (PV) được tham dự phiên tòa để đưa tin, đưa hình khi được sự đồng ý của chánh án tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhưng phải xuất trình thẻ nhà báo, thẻ phóng viên cho thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa…”.
Nhiều người đặt câu hỏi: Một trong những nhiệm vụ của báo chí là giám sát, chống các biểu hiện tiêu cực, vậy tại sao Tòa án phải đưa ra những quy định gây khó PV tác nghiệp đúng luật?
Bạn đọc Trần Nguyên Trung cho rằng: “Trên thực tế, báo chí đã góp phần không nhỏ trong công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, tạo tính răn đe khi đưa tin về vụ án tại các phiên tòa. Bên cạnh đó, không ít bài báo cũng đã mổ xẻ, phân tích, phản ánh một số thẩm phán điều hành phiên tòa chưa tuân thủ Bộ luật Tố tụng hình sự (nhiều vụ án bị kháng nghị hoặc bị hủy án - PV).
Điều 7 Luật Báo chí quy định: “Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”.
Vụ án khi đã được đưa ra xét xử (trừ những vụ án có nội dung cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục, bí mật của đương sự…) không nằm trong quy định này. Hơn nữa, trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định nào ngăn cản báo chí tác nghiệp tại các phiên tòa xét xử công khai nên quy định trong Thông tư của TAND Tối cao là khó chấp nhận.
Cũng theo quy định của Luật Báo chí, thì chỉ các PV có thời gian công tác nhất định tại tờ báo mới được cấp thẻ nhà báo. Các PV của các cơ quan báo chí thì sao? Với các phóng viên chưa được cấp thẻ thì giấy giới thiệu được xem như một thẻ hành nghề do cơ quan cấp để có thể tác nghiệp. Còn đã xuất trình thẻ nhà báo mà còn đòi thêm giấy giới thiệu nữa thì giống như một loại đòi hỏi “giấy phép con”.
Luật sư Vũ Lợi, Giám đốc Công ty luật Hòa Lợi nhận định: “Thông tư này trái Luật Báo chí và nghị định. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 51 ngày 26.4.2002 (quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí), nhà báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật”.
Luật sư Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh), phát biểu: “Theo tôi, quy định báo chí tác nghiệp tại tòa phải có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác là không thể hiện đúng tinh thần của Luật Báo chí, làm hạn chế quyền hành nghề, từ đó dẫn đến hạn chế sự giám sát của truyền thông và xã hội.”
Bảo Trung
Nguồn: Nguoilambao.vn
Họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông: Việt Nam phản bác luận điệu sai trái của TQ
Submitted by nlphuong on Mon, 16/06/2014 - 21:55Tàu TQ còn sử dụng các phương thức tạo cớ để tàu Việt Nam đâm vào hoặc cố tình lùi lại vào tàu VN, từ đó tạo ra các tư liệu giả để vu cáo cho VN...
Chiều nay (16/6), Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức "Họp báo Quốc tế về tình hình Biển Đông" để phản bác các luận điểm thiếu căn cứ của Trung Quốc cũng như một số nội dung sai trái mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra thời gian gần đây.
Phát biểu tại buổi họp báo quốc tế vừa diễn ra vào cuối giờ chiều nay về tình hình Biển Đông, Đại diện Bộ ngoại giao và Ủy ban biên giới Chính phủ đã một lần nữa khẳng định Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế. Việt Nam bác bỏ lập luận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa vì các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử.
Theo ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục kiểm ngư Việt Nam, những ngày qua, Trung Quốc đã duy trì khoảng 120 tàu/ngày, trong đó có nhiều tàu quân sự, máy bay tuần thám, trực thăng nhằm uy hiếp lực lượng tàu Việt Nam. Bên cạnh đó, tàu Trung Quốc còn sử dụng các phương thức tạo cớ để tàu Việt Nam đâm vào hoặc cố tình lùi lại vào tàu Việt Nam, từ đó tạo ra các tư liệu giả để vu cáo cho Việt Nam đâm tàu Trung Quốc. Đến thời điểm này đã có 23 tàu Kiểm ngư Việt Nam bị các tàu Trung Quốc đâm va làm 15 kiểm ngư viên bị thương.
Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư Việt Nam cho biết: “Điều Trung Quốc nói là hoàn toàn vô lý, khẳng định tàu cá Việt Nam chưa bao giờ có hành động ngăn cản như quấy rối tàu Trung Quốc mặc dù tàu Trung Quốc đang hoạt động trái phép tại vùng biển Việt Nam”.
Về việc Trung Quốc cho rằng, các tàu Việt Nam cử nhiều người nhái, thả nhiều lưới đánh cá và chướng ngại vật tại hiện trường gây ảnh hưởng tới người và tàu Trung Quốc, đồng thời các tàu Việt Nam đã tiến hành đâm húc 1547 lần vào các tàu của Trung Quốc. Ông Ngô Ngọc Thu - Phó tư lệnh - tham mưu trưởng Cảnh sát biển khẳng định, đây là hành động vu khống của phía Trung Quốc
Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát Biển Việt Nam nói: “Trung Quốc đưa ra một số liệu tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc 1.500 lần, thông tin đó là hoàn toàn sai sự thật".
Về một số vật trôi nổi mà Trung Quốc vớt được ông Ngô Ngọc Thu khẳng định, Việt Nam không hề sử dụng người nhái thả các vật thể này. Đây là lưới của ngư dân Việt Nam do bị tầu trung quốc uy hiếp nên bỏ lưới để chạy. Còn một số vật trôi nổi đó là thùng phi đựng dầu nhớt thùng sơn để làm dụng cụ huấn luyện trên tàu bị vòi rồng phun vào làm văng xuống nước.
Bày tỏ quan điểm của Việt Nam về yêu sách của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Chính phủ khẳng định các tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền đối với Hoàng Sa, các tư liệu lịch sử của Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng và được diễn giải một cách tùy tiện.
Liên quan tới việc Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ tới Việt Nam để tham dự Hội nghị Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề được hai bên đề cập tới.
Ngọc Thành
Nguồn: vtv.vn
Giải báo chí quốc gia lần thứ VIII năm 2013: Những điểm nổi bật
Submitted by nlphuong on Mon, 16/06/2014 - 12:23(ICTPress) - Lễ trao giải được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội vào 20 giờ ngày 21/6/2014, nhân kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng VN.
(ICTPress) - Sáng nay 16/6, Hội đồng giải báo chí quốc gia (GBCQG) lần thứ VIII năm 2013 đã họp báo về Giải.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn; Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo VN Hà Minh Huệ và Phó Chủ tịch Hội nhà báo VN Trần Gia Thái chủ trì cuộc họp |
Nhiều điểm nổi bật
Số lượng tác phẩm dự thi cao nhất kể từ mùa Giải đầu tiên (năm 2006) đến nay: GBCQG lần thứ VIII thu hút 1.665 tác phẩm của các tác giả ở các cơ quan báo chí trong nước dự thi. Đây là năm có. Số lượng đơn vị báo chí tham dự Giải và số lượng tác phẩm của cộng tác viên đều tăng. Cụ thể, có 196 đơn vị và cá nhân tham dự 11 loại báo, cơ quan báo chí Trung ương; 271 cộng tác viên và 45 cá nhân khác gửi ảnh báo chí tham dự. Năm nay là năm thứ 3, Hội đồng Giải cho phép tác giả ảnh báo chí gửi thẳng tác phẩm về Hội giải, không qua tuyển chọn ở cơ sở.
Số lượng giải A đạt được năm nay cũng cao nhất từ trước tới nay. Lần đầu tiên, Hội đồng GBCQG xác định được 8 tác phẩm xuất sắc trong 11 loại giải để trao giải A. Trước đây, số lượng cao nhất chỉ dừng lại ở con số 3 – 4. Đây là những tác phẩm xuất sắc nhất về vấn đề, chủ đề, nội dung phản ánh, kỹ thuật trình bày. Đó là những tác phẩm viết về chính trị, kinh tế, chủ quyền biển đảo, những vấn đề lớn và nóng, có cách trình bày súc tích, hấp dẫn và có sức thuyết phục.
Hiện diện của nhiều tác phẩm viết về gương người tốt, việc tốt, điển hình, tiên tiến, những anh hùng theo đúng nghĩa trong lao động, sản xuất và cuộc sống. Nổi bật là những tác phẩm như Chương trình “Thư xuân gửi biển đảo” (Báo Sài Gòn Giải phóng), “Lô sinh viên mê năng lượng mặt trời” (Báo Tuổi trẻ); “Alăng Bhuốt - Chân dung một anh hùng” (Trung tâm Truyền hình Quân khu 5); “Ông hai Chung” (Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ); “Chuyện của tôi” (Đài PTTH Hà Tĩnh). Tác phẩm “Người ngoài Đảng xin thành lập Chi bộ” (Báo Hải Dương) cũng là phát hiện độc đáo… Cụ thể có 11 tác phẩm người tốt việc tốt được trao giải.
Tham dự giải có nhiều tác phẩm phóng sự, điều tra sâu, thí dụ như về nạn tham lậu ở Quang Ninh (Báo Nhân dân), về vụ kích động, gây rối tại Nghi Phương Nghệ An (Báo Nghệ An, TTXVN); Lỗ hổng trong quản lý tài ngyên nước (Đài Tiếng nói Việt Nam)…
Giải năm nay ghi nhận một hiện tượng tích cực, thể hiện tính đa dạng, đa phương tiện và hiệu quả của một cơ quan báo chí. Đó là Đài Tiếng nói Việt Nam. Liên chi hội của Đài gửi tác phẩm dự thi cả 4 loại hình báo chí và đạt kỷ lục về số lượng tác phẩm lọt vào chung khảo: 15 tác phẩm, chưa kể 2 tác phẩm khác của Cơ quan đại diện khu vực, đứng tên Hội nhà báo tỉnh. Đơn vị này đã giảnh được 2 giải A (báo nói), 2 giải B (báo in, báo điện tử), 2 giải C (báo nói, báo điện tử), 2 giải C (báo nói, báo điện tử) và 1 giải Khuyến khích (báo nói). Một tác phẩm khác của Đài ở khu vực đoạt giải B. Đây là thành tích cao rất đáng trân trọng.
Chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 7 (Liên chi hội Ban Tuyên giáo TW, Báo Đồng Nai), chủ quyền biển đảo (Đài Truyền hình Việt Nam, TTXVN, Báo Thanh niên, Tạp chí Lưu trữ); về Đại tướng Võ Nguyên Giáo (Hội nhà báo Quảng Bình, Báo Tiền Phong, Đài Tiếng nói Việt Nam); về các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Chính phủ); về đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch (Báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, TTXVN…)… nổi trội với nhiều tác phẩm ở các loại hình báo chí.
Các tác phẩm đạt chất lượng cao và phản ánh đa dạng cuộc sống
Thay mặt Hội đồng, ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng GBCQG cho biết năm nay nhiều tác phẩm đạt giải cao, hầu hết ở các thể loại giải thể hiện các tác phẩm dự thi có chất lượng cao và đồng đều hơn. Kết quả tổng thể của giải phản ánh tương đối xác thực tình hình báo chí năm 2013. Theo đó, các cơ quan báo chí, các nhà báo nỗ lực hết mình, đi, tìm tòi, phát hiện, phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tập trung vào tuyên truyền, cổ vũ thực hiện chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phanh phui và phê phán các hiện tượng tiêu cực, chống tham nhũng, chống các luận điệu sai trái thù địch, thực hiện chức năng phản biện xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Nhiều tác phẩm dự Giải có tính phát hiện vấn đề, có tầm ảnh hưởng xã hội và được thể hiện một cách chuyên nghiệp, hấp dẫn thu hút bạn đọc. Về cơ bản, đội ngũ báo chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào thành công chung trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các đơn vị thông tin chủ lực, các cơ quan báo chí liên tục khẳng định “vị thế trung ương” do lĩnh vực hoạt động được phân công và năng lực chuyên môn truyền thống. Đó là Truyền hình Việt Nam, VOV, TTXVN, Báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, các cơ quan báo chí của các Bộ, ngành như Công An, Đoàn Thanh niên, Mặt trận… Trong giải năm nay, Báo Nhân dân và Đài Truyền hình Việt Nam, mỗi đơn vị đoạt 2 giải A và một số Giải B, C. TTXVN năm nay là đơn vị cũng có nhiều tác phẩm vào chung khảo, có chất lượng đồng đều. Các cơ quan báo chí địa phương cũng tiếp tục vương lên mạnh mẽ, đã có những đơn vị liên tục giành được giải cao như Bình Thuận, Nghệ An, Đồng Nai, Báo Thanh niên, Tuổi trẻ… xóa đi tâm lý tự ti, cho rằng các cơ quan báo chí lớn có nhiều ưu thế, thường chiếm giải thưởng.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Chung khảo GBCQG phát biểu cho biết GBCQG năm nay đã nhận được các tác phẩm phong phú về chủ đề và đề tài. Tất cả các mảng đời sống đều được phản ảnh qua giải báo chí năm nay.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã tổng kết và nhấn mạnh 3 chủ đề lớn được quan tâm:
Thứ nhất, nội dung về biên giới lãnh thổ, trong đó có biên giới trên bộ, biển đảo Việt Nam là chủ đề được quan tâm, có 11 tác phẩm đoạt giải báo chí liên quan tới biên giới lãnh thổ đoạt giải: 2 báo chí về biên giới trên bộ, 9 tác phẩm báo chí về biển đảo.
Thứ hai, xung quanh vấn đề đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong các mặt đời sống xã hội cũng được: ví dụ như vụ nhân bản xét nghiệm ở bệnh viên Hoài Đức được giải rất cao và các biểu hiện tiêu cực khác như than lậu ở Quảng Ninh, vợt thủng ở Nghệ An. Nhiều tác phẩm báo chí có giá trị cao thể hiện tinh thần đấu tranh tiêu cực, mặt xấu của xã hội để xã hội tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn.
Thứ ba, nhiều tác phẩm viết về điển hình tiên tiến, nhân quyền: đây là mảng chính trị xã hội được quan tâm nhiều.
Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội vào 20 giờ ngày 21/6/2014, nhân kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên kênh VTV1, VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam và VOV.
Ngô Yến
Japan Times: Việt Nam - hình mẫu đối phó với Trung Quốc của Nhật Bản
Submitted by nlphuong on Mon, 16/06/2014 - 06:35Tờ báo hàng đầu Nhật Bản nhận định, Việt Nam không phải là một quốc gia dễ dàng để các nước lớn chi phối mình.
Tờ báo hàng đầu Nhật Bản nhận định, Việt Nam không phải là một quốc gia dễ dàng để các nước lớn chi phối mình.
Mặc dù quan hệ về du lịch và thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm qua đã tăng lên nhanh chóng nhưng khi so sánh với các nước Đông Nam Á khác như Malaysia, Singapore và Thái Lan, những thông tin về Việt Nam thường ít xuất hiện hơn trên các phương tiện truyền thông của Nhật Bản.
Tuy nhiên, gần đây, đột nhiên một số tờ báo của Nhật Bản mô tả Việt Nam một cách đáng ngưỡng mộ vì sự tương đồng về tinh thần cũng như là một hình mẫu về vai trò quân sự rất đáng khích lệ.
Tàu Trung Quốc chủ động quây ép tàu cá Việt Nam (ở giữa) |
Lý do của việc này rất đơn giản, cả Việt Nam và Nhật Bản đều có liên quan đến những căng thẳng đang leo thang mạnh mẽ trên biển với Trung Quốc.
Trong trường hợp của Nhật Bản là quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn trong trường hợp của Việt Nam là 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nhiều chính trị gia và các nhà phân tích quân sự tại Nhật Bản đang theo dõi diễn biến căng thẳng hiện nay để xác định dã tâm của Trung Quốc trong việc sử dụng lực lượng quân đội để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền phi lý của mình.
Trong một bài báo hàng tuần đăng trên tạp chí Asahi Geino ngày 6/5, Cựu Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật Bản Toshio Tamogami đã mô tả những diễn biến hiện nay trên Biển Đông là “việc không chỉ của riêng ai” bởi “những hành động tương tự có thể xảy ra tại quần đảo Senkaku”.
Ông Tamogami nhấn mạnh Việt Nam không phải là một quốc gia dễ dàng để các nước lớn chi phối mình.
“Dù không có sức mạnh Hải quân và Không quân đáng kể, Việt Nam là một nước có quyết tâm sắt đá và chỉ tiến hành chiến tranh dựa trên chiến lược “không để kẻ thù chiến thắng tức là đã tránh được thất bại”.
Chiến lược đã khiến nhiều nước lớn như Pháp, Mỹ và Trung Quốc phải nếm trải nhiều cay đắng.
Ông Tamogami gợi ý rằng Nhật Bản có thể học hỏi được rất nhiều từ chiến lược của Việt Nam.
“Nhân dân và quân đội Việt Nam rất có tinh thần đồng đội và bạn có thể gọi đó là “sức mạnh ý chí” của họ”, Tổng biên tập tờ Ships of the World Toru Kitsu nhấn mạnh.
Ông Kitsu cũng nói thêm rằng lợi thế về quân sự của Việt Nam là nhờ có những người lính và những nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm trận mạc sau cuộc chiến tranh với Mỹ.
Người Việt Nam có thể tự hào vì tinh thần chiến đấu ngoan cường của mình ngay cả khi phải chịu những bất lợi khi đối đầu với những đối thủ mạnh hơn mình nhiều lần.
Dù Hải quân Việt Nam với 16.000 binh sỹ và 139 tàu được cho là "chưa là gì" so với Hải quân Trung Quốc với 217.000 binh sỹ và 891 tàu, ông Sera vẫn nói rằng khu vực quần đảo Hoàng Sa là một “bãi săn” rất tốt cho những chiếc tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam mua từ Nga. Trong số này, có 2 chiếc đã đi vào hoạt động và 4 chiếc khác đang trên đường đến Việt Nam.
Cả 2 ông Sera và Kitsu đều thống nhất rằng sức mạnh quân sự của Việt Nam chủ yếu là ở trên bộ, tuy nhiên, Việt Nam vẫn có một lợi thế mà Trung Quốc không thể có được. Đó là việc hàng năm có hàng chục sinh viên Việt Nam đã được gửi đi học tại Học viện Quốc phòng Nhật Bản tại thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa.
“Nhật Bản là nước duy nhất tại châu Á hiểu rõ các chiến lược về Hải quân”, ông Sera cho biết và nói thêm rằng: “Chúng tôi không thể phủ nhận rằng có một số lượng lớn binh sỹ Việt Nam đang học tập tại đây”.
Trong suốt 2 thập kỷ chiến tranh với Mỹ (từ năm 1954 - 1975), binh sỹ Mỹ đã vấp phải rất nhiều khó khăn khi phải chiến đấu với những người lính du kích Việt Nam thoắt ẩn thoắt hiện trong rừng sâu.
Để đối phó, người Mỹ đã phải sử dụng bom Napal và các hóa chất để làm rụng lá trong nhiều khu rừng của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không thể nào “tát cạn biển” để đối phó với tàu của Việt Nam.
Tạp chí Takarajima cũng dẫn một nguồn tin từ Liên minh Nghị sỹ Nhật - Việt cho biết: “Ngay cả trong trường hợp Nhật Bản không thể viện trợ quân sự cho Việt Nam, Nhật Bản cũng có thể hỗ trợ Việt Nam bằng nhiều cách khác ví dụ như viện trợ kinh tế.
“Nhật Bản không nên bỏ rơi Việt Nam”, nguồn tin này nhấn mạnh./.
Trần Khánh
Nguồn: VOV.VN
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Quy hoạch báo chí để nâng chất lượng
Submitted by nlphuong on Sun, 15/06/2014 - 22:05(ICTPress) - "Quy hoạch báo chí gồm rất nhiều nhiệm vụ..."
(ICTPress) - Trong chuyên mục "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời" tuần này trong Chương trình Thời sự 19h ngày 15/6 trên VTV1, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son trả lời các câu hỏi của người dân liên quan đến việc quản lý mạng WiFi, Internet, công tác quy hoạch và quản lý báo chí trong thời gian tới đây.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son (Ảnh: vtv.vn) |
PV: Câu hỏi đầu tiên xin gửi đến Bộ trưởng: Là một người dân ở thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, tôi và mọi người ở thành phố đều được thông tin rằng sẽ được dùng Internet thông qua hệ thống WiFi miễn phí. Tuy nhiên, thực tế hệ thống này chỉ truy cập được một vài trang thông tin của địa phương, nếu muốn truy cập các trang mạng khác thì phải mất phí như bình thường. Xin hỏi Bộ trưởng, thành phố Hạ Long quản lý mạng WiFi như thế có đúng hay không? Nếu đúng là như thế thì không nên thông tin là mạng wifi miễn phí để tránh hiểu lầm.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Tôi được biết rằng, mạng WiFi này được xây dựng trên cơ sở của Bản ghi nhớ và hợp tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn VNPT để phục vụ cho lễ hội Canaval Hạ Long năm 2012 đến nay. Theo đó, người dân đã được miễn phí một số dịch vụ truy cập như những trang thông tin, website các địa phương của Quảng Ninh và tỉnh Quảng Ninh hoặc những trang thông tin về báo chí, phát thanh truyền hình của tỉnh Quảng Ninh để giúp người dân có điều kiện tìm hiểu thông tin về sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh mình.
Đặc biệt là giúp cho du khách trong và ngoài nước đến với tỉnh Quảng Ninh có điều kiện tìm hiểu về tiềm năng, thế mạnh, chính sách đầu tư của Quảng Ninh để góp phần cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Ninh. Còn những dịch vụ giá trị gia tăng khác như xem truyền hình trên Internet hoặc là chơi trò chơi trực tuyến, tham gia các trang mạng xã hội khác thì người truy cập phải nộp lệ phí.
Như vậy, qua phản ánh, với cương vị của người quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, Bộ TT&TT nhận thấy rằng sẽ phải chỉ đạo trực tiếp cho VNPT cũng như Cục Viễn thông của Bộ TT&TT phối hợp ngay với tỉnh Quảng Ninh cũng như một số tỉnh hiện nay đang có dịch vụ cung cấp WiFi miễn phí để kịp thời thông báo cho người dân một cách minh bạch, rõ ràng. Những dịch vụ gì trong mạng wifi này miễn phí, những dịch vụ gì không được miễn phí, để giúp người dân hiểu, nắm chắc vấn đề này.
PV: Cũng liên quan đến một khía cạnh khác trong việc quản lý mạng Internet, một người dân đã viết: “Tôi thấy càng ngày, các trang báo mạng càng thích đưa tin giật gân, câu khách, đăng hình ảnh hở hang, quảng cáo các games bạo lực không phù hợp với thuần phong mỹ tục... Tôi thực sự rất lo khi thấy các con, cháu tôi và hàng triệu người dân khác ngày càng tiếp cận với các thông tin loại này. Vai trò quản lý của Bộ TT&TT là ở đâu trong trường hợp này? Đến thời điểm này đã xử phạt nghiêm khắc được trường hợp nào chưa, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Có thể nói, trong thời gian vừa qua, các hoạt động của báo chí, các trang mạng xã hội đã đem lại rất nhiều thông tin tốt cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số cơ quan báo chí, một số trang mạng đã vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam, vi phạm quy định của báo chí Việt Nam, dẫn đến những hiện tượng sai trái như người dân nêu ở trên. Về việc này, với cương vị trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ TT&TT, trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để duy trì, đưa hoạt động này vào nền nếp.
Cụ thể, từ năm 2011 đến nay, chúng tôi đã xử phạt tới 62 lượt cơ quan báo mạng có những vi phạm như đã nêu trên, đặc biệt, đã đình chỉ có thời hạn đối với 2 tờ báo mạng, xử phạt mức độ khiển trách 4 Tổng Biên tập, thu 2 thẻ nhà báo, đình chỉ công tác một số biên tập viên cũng như thư ký tòa soạn để góp phần chấn chỉnh hoạt động có vi phạm này.
Năm 2013, Bộ TT&TT đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 72 về quản lý dịch vụ Internet và game online. Vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 159 và 174 về xử phạt những hành vi vi phạm trong lĩnh vực TT&TT, cụ thể trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, bưu chính viễn thông và CNTT. Song bên cạnh đó, chúng ta phải thường xuyên nâng cao vai trò, trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức của người sử dụng Internet, đặc biệt là lớp trẻ, để cho họ có điều kiện phân biệt rõ được cái đúng sai, phân biệt rõ thông tin xấu độc trên mạng và để phòng tránh tự bảo vệ mình, lựa chọn những thông tin tốt phục vụ sự phát triển của cá nhân và phát triển xã hội.
PV: Một câu hỏi khác đến từ một doanh nghiệp. Một số tờ báo nhất là báo mạng thông tin những chuyện tiêu cực, sai phạm của doanh nghiệp không khách quan thậm chí là sai sự thật làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp, xúc phạm danh dự cá nhân, nhưng khi có phản hồi từ cá nhân, hay tổ chức thì báo chí lại không đăng phát lại ý kiến của họ, cũng không đính chính lại. Như vậy, theo tôi như vậy là thông tin 1 chiều không coi trọng ý kiến của người dân. Bộ trưởng có bình luận gì tình trạng này và có giải pháp gì để chấn chỉnh hay không?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Trước hết tôi chia sẻ với bức xúc của doanh nghiệp và tôi có thể nói rằng đây là hành vi không thể chấp nhận được bởi vì nó vi phạm những điều rất cơ bản của hoạt động báo chí. Như chúng ta đã biết trong Luật báo chí bổ sung và sửa đổi năm 1999, trong Điều 6, Điều 9, Điều 10 và Điều 28 đã ghi rất rõ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của báo chí, nhà báo đó là phải đưa thông tin trung thực. Khi đã đưa thông tin sai trái thì phải được đính chính kịp thời và những thông tin đó nếu mà ảnh hưởng đến quyền lợi, hợp pháp của tổ chức cá nhân phải được đền bù, bồi thường thiệt hại theo luật định. Bộ TT&TT sẵn sàng phối hợp để cùng người dân phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề sai phạm trên.
Nhân dịp này khi bạn hỏi đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với báo chí. Trong thời buổi kinh tế thị trường, thương trường luôn là chiến trường và trong chiến trường này, doanh nghiệp hay trực tiếp là doanh nhân là người lính xung kích trên mặt trận kinh tế và nhà báo là những người lính trên mặt trận tư tưởng và hai người lính này đều nhằm đến mục tiêu là để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mạnh giàu của chúng ta. Chính vì vậy, nhân dịp này hơn lúc nào hết tôi mong rằng các doanh nghiệp, doanh nhân và nhà báo cùng phối hợp, chia sẻ, cộng sinh trong sự phát triển của đất nước để giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn trong tình hình hiện nay để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi nghĩ rằng đó là mong muốn lớn nhất của nhà nước đối với doanh nghiệp, doanh nhân và báo chí của chúng ta.
PV: Bộ trưởng mới đây có phát biểu là mỗi địa phương có một tờ báo, còn lại là các ấn phẩm, xin Bộ trưởng cho biết định hướng này ảnh hưởng như thế nào đến quyền tự do ngôn luận cũng như quyền được hưởng thụ thông tin theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Hiện nay chúng ta có 838 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh truyền hình và gần 200 kênh phát thanh truyền hình đang, hàng chục kênh truyền hình nước ngoài đang hoạt động tác nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống báo mạng của chúng ta cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, trong thời gian vừa qua, các cơ quan từ trung ương đến địa phương, và một số tổ chức, các nhà nghiên cứu, kể cả người dân cũng đã nhận thấy và cảnh báo trong hoạt động báo chí có sự lãng phí về nguồn lực trong hoạt động báo chí. Từ sự lãng phí này thì dẫn đến sự xuất hiện hiện tượng một số tờ báo na ná giống nhau, cả về nội dung, tôn chỉ mục đích, giảm đi tính bản sắc của các tờ báo. Và đồng thời trong sự phát triển mạnh mẽ của số lượng các cơ quan báo chí như vậy, thì cũng không thể không tránh khỏi đến sự cạnh tranh về thông tin. Từ sự cạnh tranh về thông tin này và cũng thì cũng muốn đưa nhanh thông tin lên báo của mình dẫn đến nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, kiểm tra, xem xét dẫn đến những thông tin sai sự thật, dẫn đến gây bức xúc trong xã hội. Chính vì vậy, việc quy hoạch trong báo chí trong thời gian này là cần thiết. Quy hoạch báo chí gồm rất nhiều nhiệm vụ không chỉ là để xem xét giảm số lượng báo chí, mà quan trọng hơn đưa ra hành lang pháp lý, đưa ra những chính sách để chúng ta xây dựng một đội ngũ có đủ, hợp lý về số lượng và đặc biệt nâng cao chất lượng.
Chưa đầy 1 tuần nữa chúng ta sẽ kỷ niệm ngày 21/6, Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, nhân dịp này tôi xin thay mặt Bộ TT&TT xin gửi đến đội ngũ những người làm báo nước nhà, đặc biệt là những nhà báo nước nhà, đặc biệt là gửi đến các nhà báo lão thành lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc đội ngũ báo chí chúng ta luôn phát huy truyền thống vẻ vang của 89 năm xây dựng và trưởng thành tiếp tục phấn đấu, rèn luyện nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt tính chuyên nghiệp của Báo chí cách mạng.
PV: Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!./.
Đại thắng ở World Cup, “lốc cam kéo lê bò tót” trên khắp các trang mạng thế giới
Submitted by nlphuong on Sat, 14/06/2014 - 09:05Tất cả các trang mạng chuyên hay không chuyên về thể thao của thế giới đồng loạt đăng tải các bài viết về màn vùi dập nhà ĐKVĐ Tây Ban Nha trên trang nhất rạng sáng nay.
Tất cả các trang mạng chuyên hay không chuyên về thể thao của thế giới đồng loạt đăng tải các bài viết về màn vùi dập nhà ĐKVĐ Tây Ban Nha trên trang nhất rạng sáng nay.
Ở Tây Ban Nha lúc này tràn ngập nỗi thất vọng bởi nhà ĐKVĐ thế giới và châu Âu vừa trải qua một đêm kinh hoàng. Dẫn trước với pha sút phạt đền thành công của Xabi Alonso nhưng khoảng hơn 60 phút sau đó là màn tra tấn cả về thể xác và tinh thần mà “lốc cam” đã dành cho người Tây Ban Nha. 5 bàn thắng được ghi theo những cách không giống nhau phô diễn đầy đủ sức mạnh cá nhân và tập thể của ĐT Hà Lan.
Và các tờ báo thể thao nổi tiếng đã nhanh chóng đăng tải những bài viết tôn vinh “lốc cam” đồng thời bày tỏ sự thất vọng tột cùng dành cho các nhà ĐKVĐ. Vậy các tờ báo này đã viết những gì?
Tờ Marca đăng tải bài viết "Người Hà Lan hủy diệt Tây Ban Nha ở trận ra quân" |
Hai tờ báo nổi tiếng của xứ bò tót cùng đưa lên trang nhất những bài viết miêu tả về đêm kinh hoàng ở Salvator. Nếu như tờ Marca chỉ đơn giản giật tít đơn thuần: “Hà Lan hủy diệt Tây Ban Nha trận ra quân” thì tờ AS cho rằng đội nhà đã trải qua đêm kinh hoàng với bài viết: “Đêm tệ hại nhất của nhà đương kim vô địch”. Cùng lấy bức ảnh thủ quân Casillas cúi mặt sau những bàn thua, hai bài viết phân tích cụ thể đội nhà đã thua ở những điểm nào và Hà Lan thắng là nhờ sự xuất sắc của Robben và Persie.
Cùng với hai thái cực vui buồn của hai vị chiến lược gia, tờ AS còn có bài viết phân tích "đêm kinh hoàng" của người Tây Ban Nha. |
Giới truyền thông Anh cũng có dịp tung hê đội bóng á quân sau khi trận đấu không tưởng trên sân Arena Fonte Nova kết thúc. Tờ Daily Mail miêu tả chỉ tiết chiến thắng 5-1 của Hà Lan với công đầu thuộc về Robben – một người cũ của Premier League và cũng từng có thời gian chơi bóng ở La Liga. Tờ báo nổi tiếng của Anh quốc này còn khẳng định, Hà Lan đã thanh toán sòng phẳng món nợ cách đây 4 năm mà “lốc cam” đã vay ở Nam Phi.
Tờ Daily Mail cho rằng người Hà Lan đã thanh toán sòng phẳng món nợ với thắng lợi 5-1 trước nhà ĐKVĐ. |
Với dòng tít ngắn gọn: “Hà Lan hủy diệt Tây Ban Nha” trong bài viết đăng tải trên trang chủ, tờ Skysports khẳng định các bàn thắng của Persie và Robben đã giúp “lốc cam” cuốn phăng những chú bò tót ở Brazil.
Chi tiết hơn, trong bài viết “Tây Ban Nha vỡ tan thành nhiều mảnh trước sức mạnh kinh hoàng của Hà Lan”, tờ Eurosports cho rằng khoảnh khắc lịch sử đã xuất hiện khi nhà ĐKVĐ thảm bại cay đắng ngay trận ra quân ở World Cup. “Tây Ban Nha không chỉ thua đơn thuần mà họ còn bị vỡ vụn. Đây là trận ra quân tệ hại nhất trong lịch sử của nhà ĐKVĐ”, trích trong bài viết của phóng viên Callum Hamilton trên trang.
Ảnh chế Persie - Superman đăng kèm bài viết của PV Callum Hamilton trên Eurosports. |
Cùng lúc, tờ La Gazzetta dello của Italy còn đăng tải một series bài viết về màn thư hùng rạng sáng nay giữa Hà Lan và Tây Ban Nha. Ngoài các bài viết miêu tả hai trạng thái tâm lí trái ngược giữa hai HLV Del Bosque và Van Gaal, trang chủ còn đưa tin ca ngợi Persie và Robben với màn trình diễn không thể tuyệt vời hơn.
Tờ CNN dành góc lớn trên trang chủ đưa tin về chiến thắng tưng bừng của Hà Lan. |
Ngoài các trang báo chuyên về thể thao, những trang thông tin lớn như CNN, BBC hay Reuters đều dành những góc trên trang chủ để đưa tin về trận đại thắng của Hà Lan trước nhà ĐKVĐ tại World Cup 2014.
Trung Khánh
Nguồn: vtv.vn