Sex, đời tư và video: khi nào nên và không nên đăng tải

(ICTPress) - Nữ công tước hở ngực, nhà ngoại giao hấp hối, những biếm họa về nhà tiên tri và các bức ảnh của một nhà làm phim bí mật. Những tin tức đăng tải về 4 nội dung trên đã và đang là đề tài tranh cãi về sự riêng tư, nghiêm túc, sự khoan dung, quyền xuất bản và sự tự kiềm chế.

Catherine, nữ Công tước Cambridge, và bìa báo Charlie Hebdo để trắng với dòng chữ "Tờ báo trách nhiệm" trên vạch đỏ.

Nhiều tổ chức truyền thông đã bị phạt về đăng tải một bức ảnh minh họa của Đại sứ Mỹ tại Libi Chris Stevens, khi vị đại sứ này được kéo ra khỏi đống đổ cháy của tòa lãnh sự ở thành phố Benghazi, gần như bất tỉnh và bị cháy đen kịt. Tờ Thời báo New York đã từ chối yêu cầu gỡ bỏ bức ảnh này khỏi trang báo của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Margaret Sullivan, đại diện cho bạn đọc của tờ Times đã thừa nhận những trao đổi khá nhiều về liệu tờ báo nên xuất bản bức ảnh nhưng bổ sung: “Chúng tôi tin tưởng bức ảnh này giúp truyền tải tình hình đến bạn đọc của Times theo cách mạnh mẽ. Trên cơ sở đó, chúng tôi nghĩ bức ảnh có giá trị tin tức và quan trọng đối với việc bao phủ tin tức của một tờ báo như Times”.

Nhưng Margaret cho biết thêm Times đã cố gắng “tránh trình bày bức ảnh theo cách nhạy cảm hay không”.

Thời báo Los Angeles đã xuất bản bức ảnh ở trang nhất, để thu hút những nhiều bình luận của bạn đọc.

Với sự tự do của báo chí đối với trách nhiệm trân trọng những khoảnh khắc nhạy cảm nhất. Bức ảnh này là một trong số đó và Times đã thất bại”, Tim Sutherland cho biết.

Điều gì bức ảnh đã đạt được? Bức ảnh có đáng giá tin tức? Chúng tôi biết ngài đại sứ bị một đám đông tấn công. Chúng tôi biết ông ấy đã chết”, David Latt bình luận

Trưởng Ban Biên tập Marc Duvoisin cho rằng bức ảnh đáng giá tin tức bởi vì nó chộp được một sự kiện quan trọng và hiếm.

Hình ảnh hở ngực

Những xem xét về những ảnh hưởng đến các đơn vị xuất bản bức ảnh hở ngực của nữ Công tước xứ Cambridge nước Anh Catherine, trong khi cô và chồng là hoàng tử William đang có kỳ nghỉ ở Pháp chưa rõ ràng. Tạp chí Pháp Closer là tạp chí đầu tiên xuất bản các bức ảnh, công khai thừa nhận đã chụp bức những ống kính rất dài từ một con phố gần đó. Không có lời giải thích biên tập được đưa ra ngoài những lời của biên tập viên, Laurence Pieau, đã cho Agence France Presse biết: “Những bức ảnh này không phải là những bức ảnh gây sốc, chỉ là hình ảnh về một người phụ nữ trẻ tắm nắng hở ngực, như hàng triệu phụ nữ chúng ta nhìn thấy trên các bãi biển”.

Biên tập viên của tờ Chi, ấn phẩm của Closer ở Italia đề cập chi tiết hơn. “Đây là một chủ đề đáng được ca ngợi bởi vì bức ảnh thể hiện một cách tự nhiên nhất về cuộc sống thường ngày của một cặp đôi nổi tiếng, trẻ trung và hiện đại trong tình yêu”, Alfonso Signorini cho biết.

Trong thế giới tin tức vắn tắt đến chết người, các tờ tạp chí chạy theo những người nổi tiếng những bức ảnh của nữ công tước là một sự táo bạo - một đường tắt đến tai tiếng và doanh thu. Như Oscar Wilde từng nhận xét: “Chỉ có một thứ duy nhất tồi tệ hơn là bị mang ra xì xào và đó là thứ không phải là để bàn tán”.

Vua tự mô tả paparazzi, E.L. Woody, cho CNN biết về các bức ảnh là chính thống.

“Nữ công tước đã đứng ở nơi mà nhiều người nhìn thấy ngực để hở… Nữ công tước đã khá giản dị”. Một hình ảnh giản dị, chỉ có vậy, nếu bạn có một ống kính dài và kiên nhẫn không giới hạn.

Đó không phải là hình ảnh của gia đình hoàng gia. Hai vợ chồng công tước xứ Cambridge bắt đầu kiện ở Pháp cho rằng “một sự xâm phạm đời tư kệnh cỡm và hoàn toàn không thể bào chữa và khẳng định người chụp ảnh đã hủy hoại hình ảnh riêng của nước Pháp”.

Các luật sư của Hoàng gia Anh có thể tin tưởng chắc chắn rằng các luật định về riêng tư cứng rắn của Pháp sẽ ủng hộ vụ kiện này và sẽ làm nản lòng những người có ý định. Điều khoản 226 trong Bộ luật tội phạm của Pháp quy định một mức phạt nặng (tới khoảng 60.000 USD) và trách nhiệm ngồi tù “vì chụp, ghi lại hoặc truyền tải bức ảnh của một người đang ở một nơi riêng tư, mà không có sự đồng ý của người liên quan” nhưng điều này có thể làm tăng số phát hành tạp chí Closer vì nhiều người mua.

Trớ trêu của việc xuất bản bức ảnh trên Closer (tít bài “Ồ, chúa ơi, sex và mặt trời cùng với Provence” - "Oh my God - sex and sun en Provence") và Chi (tít bài: “Nữ hoàng đang nude” - "Queen in the Nude") là hai ấn phẩm do Tập đoàn Arnoldo Mondadori, thuộc một phần sở hữu của gia đình cựu thủ tướng Italia Silvio Berlusconi. Con gái cựu thủ tướng Italia làm chủ tịch Hội đồng Tập đoàn.

Khi còn ở nhiệm sở, Berlusconi thường xuyên phàn nàn báo chí theo đuổi ông cả về những lỗi nhỏ rõ ràng, phần lớn là các bữa tiệc tùng truy hoan tổ chức tại tư dinh của thủ tướng được gọi là bunga bunga mà ông và nhiều cô người mẫu trẻ đã tham dự. Ông đã kiện một tờ báo Tây Ban Nha El Pais vào năm 2009 sau khi xuất bản những bức ảnh về những người phụ nữ hở ngực (khuôn mặt đã được tẩy đi) tại villa Sardinia của ông.

Chúng tôi đang nói về những bức ảnh không gây hại, nhưng đã có một sự xâm phạm riêng tư. Những cô người mẫu này đang tắm trong một Jacuzzi bên trong một ngôi nhà riêng và họ đã bị tấn công theo cách "khiếm nhã”, cựu thủ tướng đã từng nói.

Giờ đây mọi việc tương tự.

Biếm họa và tính hèn nhát

Trong khi CloserChi tấn công các quầy bán báo bằng các bức ảnh hở ngực của công nương Anh, ấn phẩm khác của Pháp, Charlie Hebdo, đã quyết định đăng tải những bức biếm họa thô tục mô tả tiên tri Mohammed.

Một loạt các biếm họa đã được xuất bản trên một tờ báo Đan Mạch năm 2005 đã dẫn tới những cuộc biểu tình rầm rộ và bạo lực trong thế giới Hồi giáo. Bất cứ mô tả nào về tiên tri đạo Hồi được xem như là lời báng bổ người đạo Hồi. Nhưng giám đốc Tạp chí Stephane Charbonnier cho biết Charlie Hebdo đang sử dụng sự tự do mô tả “để bình luận về các tin tức theo một cách trào phúng”.

Charbonnier cho biết dự án này là một phản pháo cho sự giận dữ do bộ phim “Sự ngây thơ của tín đồ Hồi giáo” (Innocence of Muslims"), Nakoula Bassely Nakoula thực hiện, đã gây ra. Đó là sau khi bộ phim - được đăng tải dưới cái tên "Sam Bacile," trên YouTube - đã xuất hiện trên truyền hình Ai Cập làm nổ ra những chống đối.

Sự việc là tin tức tuần này về Mohammed và bộ phim tồi tệ, do đó chúng ta vẽ các biếm họa về chủ đề này”, Charbonnier cho BFM-TV, chi nhánh của CNN biết.

Trong một cuộc phỏng vấn khác Charbonnier đã đưa ra một quan điểm nghiêm túc nhiều hơn vì sao Charlie đã xuất bản các bức biếm họa về sự chống đối quyết liệt.

Nó cho thấy tình hình - mọi người bị thúc ép do nỗ sợ hãi và đó chính xác là những gì mà một bộ phận cực đoan, không đại diện cho ai, muốn làm mọi người sợ hãi, để nhốt tất cả chúng ta lại trong một cái hang”, Charbonnier cho Reuters biết.

Charbonnier có thể đã chỉ ra quyết định 3 năm trước đây của Tờ báo đại học Yale (YUP) đã xuất bản cuốn sách của Jytte Klausen có tên là “Những bức biếm họa đã làm thế giới sửng sốt” (The Cartoons That Shocked The World) - mà không xuất bản các biếm họa. Giám đốc của tờ báo này John Donatich sau đó thừa nhận “Việc xét xử các chuyên gia tràn ngập đã tạo cơ hội bạo lực lớn nếu cả các biếm họa hay các mô tả khác của nhà tiên tri Muhammad được in ra”.

Quyết định này đã nhận được sự chỉ trích rộng rãi. Cary Nelson, sau đó là chủ tịch của Hiệp hội các giáo sư đại học Mỹ, đã gọi YUP cơ bản là hèn nhát. Và trong ghi chép của cao học, một bạn đọc đã viết “Nếu các biên tập viên có phẩm chất chính trị nhận thức được những thông tin đăng tải của YUP, họ đã quyết tâm tránh phạm lỗi.

Nhiều tờ báo và các hãng truyền thông khác, trong đó có cả CNN, cũng đã chọn cách không đăng tải các biếm họa. Ban Biên tập Thời báo New York năm 2006 cho biết đó là một lựa chọn hợp lý cho các hãng tin mà thường lấy lý do từ các công kích vu vơ về các biểu tượng tôn giáo, đặc biệt vì các biếm họa dễ dàng để mô tả”.

Do đó có nên tự do thể hiện (hay từ do sẽ là châm biếm) phải được kiềm chế khi có thể bị hiểu sai và trong quá trình kiện sẽ đưa nhiều người gặp rủi ro? Hậu quả tức thời của việc xuất bản biếm họa còn có nhiều phản ứng và việc đóng cửa tạm thời của các đại sứ quán Pháp ở khoảng 20 nước. Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault đã bảo vệ quyền của tờ Charlie Hebdo được xuất bản nhưng nói thêm “Cũng có câu hỏi về trách nhiệm”.

Ed Husain, một viên chức cấp trung ở Ủy ban Ngoại giao, cho rằng những người theo đạo Hồi cần kiềm chế để tránh sự khiêu khích. “Hàng triệu người phản đối năm ngoái ở các thủ đo Ả rập đã cầu  'hurriyah, karamah, adala ijtima'iyya' hay là “tự do, giá trị hay công bằng xã hội” không thể cho phép các cảm xúc của những người tin tưởng mù quáng để làm trật cuộc cách mạng”, ông viết trong một ý kiến cho CNN.com.

“Tự do không chỉ là quy định chính nhưng đảm bảo phụ nữ, những dân tộc thiểu số và những người trí thức không theo nhà thờ có thể phát triển mà không sợ hãi”, ông cho biết

Một tranh luận tương tự do Flemming Rose, biên tập viên văn hóa của tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten, đã xuất bản các bức biếm họa nhà tiên tri đầu tiên vào năm 2005, phát động. Trong một xã hội mở, Rose viết “Mọi người đều mong muốn chịu đựng tha thứ biếm họa, nhạo báng và bông đùa”.

Sốc: Báo chí tỏ ra kiềm chế

Ở Vương quốc Anh, quyền lực của Ủy ban phàn nàn báo chí là khuyến khích sự tự kiềm chế của các đơn vị xuất bản có thể xem xét thể hiện hình ảnh công nương hở ngực. Thực tế, báo chí đăng tin tức vắn tắt đã đưa các mầu sắc của họ lên một chuẩn mới, với tờ Daily Mirror tuyên bố “những người của công chúng cư xử đúng đắn có quyền có một cuộc sống riêng tư”.

Tờ Sun - những tuần trước đó đã xuất bản các bức ảnh của hoàng tử Harry khỏa thân nhảy cẫng lên vui mừng trong một phòng khách sạn ở Las Vegas - đã sử dụng rắc rối này cho một cuộc tấn công lỗi thời chống lại nước Pháp lừa dối.

“Sự châm biếm cuối cùng là Pháp - một nước Pháp thiển cận, ám ảnh sự riêng tư - đã đăng tải nhiều bức ảnh bừa bãi thô thiển mà không báo Anh nghiêm túc nào muốn dính dáng”, Sun tuyên bố.

Tờ báo rõ ràng đã cập nhật bộ luật quản lý kể từ năm 1999, khi in ảnh hở ngực của Sophie, nữ bá tước Wessex, những ngày trước khi đám cưới với hoàng tử Anh Edward. Và tình hình ở Vương quốc Anh không hề thay đổi kể từ khi các bức ảnh đã được xuất bản một Sarah Ferguson hở ngực - và những ngón chân của cô - đang quen với một doanh nhân người Mỹ chính xác cách đây 20 năm ngay sau khi ly hôn với hoàng tử Andrew. Công chúng đồn đại về tư cách đạo đức của paparazzi sau cái chết của công nương Diana đã là một sự kiện làm thay đổi bầu không khí.

Ở Mỹ, có một sự phân biệt giữa việc chụp ảnh và xuất bản.

Daniel J. Solove, một giáo sư luật tại Đại học George Washington cho biết nguyên tắc của “sự xâm phạm dự trên sự riêng tư” liên quan đến người nào đó có ý định xâm phạm, vật lý hay cách nào khác, vào các công việc riêng tư của một người nào đó – dù các bang có các định nghĩa khác nhau. Cũng như xâm phạm, có thể bao gồm việc sử dụng các ống kính phóng hay các thiết bị nghe công suất cao.

Ấn phẩm được bảo vệ bởi sửa đổi lần thứ nhất nhưng có thể không đáp ứng nếu gặp phải sự chỉ trích lớn hoặc qua việc kiểm chứng giá trị tin tức. Trên thực tế, Solove cho biết các tòa án Mỹ có xu hướng rất rộng rãi khi nói về kiểm chứng “giá trị tin tức” và miễn cưỡng áp đặt ngưỡng, trong khi đó các tòa án châu Âu chắc chắn hơn. Ông trích dẫn vụ kiện của tác giả J.K. Rowling, đã kiện thành công một tờ báo sau khi đăng những bức ảnh về cậu con trai của tác giả.

Nhiều nước châu Âu cũng có các luật định cấm phát biểu hay các hành động có thể châm ngòi cho lòng căm thù tôn giáo và chủng tộc. Một số thậm chí cấm châm biếm - mặc dù hiếm khi theo đuổi những người được cho là phạm lỗi. Nhưng tuy nhiên nội dung phim "Innocence of Muslims,", giọng nói thù gét không là tội phạm ở Mỹ, và các tòa án Mỹ nghiêm túc bảo vệ các quyền theo Đạo luật bổ túc thứ nhất (First Amendment).

Hôm thứ 3 vừa qua, Tổng thống Obama phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc: “Cơ quan lập pháp Mỹ bảo vệ quyền được được phát biểu tự do. Tại Mỹ, nhiều ấn phẩm tỏ ra khiêu khích. Giống như tôi, phần lớn người Mỹ là người theo đạo Cơ đốc, và tất nhiên họ không báng bổ chống lại các niềm tin thiêng liêng nhất”.

Klausen, tác giả cuốn “Biếm họa làm shock thế giới” (The Cartoons That Shocked The World") cho CNN biết bà thấy sự khác biệt giữa những phản đối gần đây và cơn thịnh nộ diễn ra vào năm 2006. Bà tin rằng những phản đối gần đây là thuộc về số nhỏ những kẻ cực đoan. Và đó là một phẩn của sự nhìn nhận ngày tăng ở các nước Ả rập về mạng xã hội. Nó không chỉ được những kẻ cực đoan khai thác mà “những người trẻ hơn tin là sẽ giúp họ vứt bỏ những cái lỗi thời hơn và có thể tiếp cận với tự do”.

Klausen, giáo sư hợp tác quốc tế tại đại học Brandeis cũng chỉ ra rằng đó là sự tự do truyền thông mới ở Ai Cập đã cho phép clip "Innocence of Muslims" được phát. Điều này chưa bao giờ xảy ra dưới 30 năm lãnh đạo của tổng thống Hosni Mubarak. Đây là cái giá của việc được tự do thể hiện.

Xác định đạo diễn phim đặt ra một số vấn đề khác. Một số người cho rằng Nakoula không có quyền giấu tên bởi vì ông đã là nhân vật công chúng khi phát một phần phim "Innocence of Muslims" trực tuyến và sau đó quảng cáo bộ phim trong một loạt các phỏng vấn (trong khi che dấu đằng sau bút danh).

Phim của đạo diễn này cũng có ý định khơi dậy sự lòng căm thù trên toàn thế giới - đưa cuộc sống của nhiều người vô tội vào nguy hiểm trong khi rõ ràng diễn viên và nhóm diễn viên theo ý định của đạo diễn.

Trong một khía cạnh khác, một số người cho là Nakoula đe dọa mình và có thể đưa các thành viên gia đình và cộng đồng vào nguy hiểm. Chắc chắn, các thành viên của cộng đồng Christian Coptic ở Los Angeles, nơi Nakoula sống, đã bày tỏ quan ngại về nguy hiểm đối với sự an toàn của họ như là kết quả của sự công khai xung quanh đạo diễn này.

Kỷ nguyên truyền thông xã hội đã tạo ra một mức phức tạp khác cho các vấn đề này.

“Vào thời đại khi mà bất cứ ai có một chiếc điện thoại di động là có thể lan truyền những quan điểm gây gổ trên toàn thế giới với chỉ một nút bấm, ý niệm có thể kiểm soát luồng thông tin đã lỗi thời”, Tổng thống Obama cho biết trong bài phải biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Một trong những nữ diễn viên trên phim - Cindy Lee Garcia - đã tới một tòa án hạt ở Los Angeles trong nỗ lực yêu cầu gỡ clip khỏi YouTube, cho biết cô đã bị Nakoula lừa dối về bản chất của bộ phim. Cô đã không làm được - ít nhất bởi vì luật Liên bang Mỹ bảo vệ các bên thứ ba tránh trách nhiệm pháp lý về nội dung họ xuất bản.

Google sở hữu YouTube, chặn clip không được mở ở Ai Cập, Libi, Ả rập Saudi và một số nơi khác (cho rằng phải tuân thủ các luật pháp quốc gia) nhưng lại để cho những người sử dụng ở các nước khác xem.

Tác giả Klausen cho biết một sự khác biệt cần được rút ra giữa hai nền tảng - người thích YouTube phải tuân thủ luật Mỹ - và những cá nhân tải clip phải có trách nhiệm pháp lý trước luật pháp của đất nước, nếu họ bị phát hiện.

Nhưng Solove, giáo sư đại học George Washington cho biết những công ty như vậy có những quyết định chắc chắn để đảm bảo tuân thủ các quy định của một chính phủ nước ngoài và vì họ không thể hành động như các nhân viên kiểm duyệt. Trường hợp này, hệ quả không mong đợi của Google với các cơ quan Trung Quốc đã dẫn tới công ty này đóng cửa google.cn.

Nhìn lại vụ việc do tranh biếm họa gây ra, Klausen nhắc nhở chủ đề trong phim từ 1950 của Akira Kurosawa "Rashomon": mỗi người đã hiểu các thực tế một cách khác nhau và chưa được trang bị nhiều để hiểu các động cơ thúc đẩy các hành động của người khác… Đạo đức là chỗ những cách hiểu mang tính kết quả nhiều hơn là các thực tế khách quan”.

 Mai Anh

Theo CNN

Tin nổi bật