Syndicate content

Chuyển động ngành

VNPT nhận 2 giải vàng quốc tế cho hệ thống tuyển dụng

Giải pháp Quản trị tài năng VNPT TAMS (Gồm hệ thống tuyển dụng và quản trị tuyển dụng) của VNPT cùng lúc nhận 2 giải Vàng quốc tế của Giải thưởng Stevie Awards for Great Employers và Business Excellence Awards trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào tuyển dụng.

Với mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghệ dẫn dắt chuyển đổi số tại Việt Nam, VNPT luôn chú trọng việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự chất lượng cao. Ứng dụng số hóa trong khâu tuyển dụng chính là một trong những giải pháp giúp Tập đoàn tiếp cận ứng viên, sàng lọc hồ sơ và tiến hành các bước thi tuyển, quản trị nhân lực thông qua giải pháp quản trị tài năng VNPT TAMS.

Kết quả của giải pháp này không chỉ mang lại hiệu quả thực tế cho Tập đoàn VNPT mà còn được nhiều tổ chức quốc tế công nhận với 2 giải vàng từ giải thưởng kinh doanh xuất sắc (Busines Excellence Awards) và giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc của Stevie Awards (Stevie Awards for Great Employers) – Đây là hai giải thưởng quốc tế danh giá và uy tín trong việc đánh giá môi trường làm việc và ứng dụng công nghệ vào quản trị nhân lực.

Hai giải vàng ở hạng mục ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng ở Giải thưởng Busines Excellence Awards và Stevie Awards for Great Employers đã khẳng định rõ ràng về quyết tâm chuyển đổi số của VNPT, lan tỏa từ các hoạt động nội bộ doanh nghiệp cho đến các doanh nghiệp khác, thể hiện vai trò dẫn dắt chuyển đổi số tại Việt Nam.

Hiệu quả thực tế khi VNPT ứng dụng giải pháp VNPT TAMS đã được minh chứng rõ ràng trong thời gian qua. Giải pháp quản trị tài năng VNPT TAMS được VNPT xây dựng và triển khai sử dụng trực tiếp khi ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo AI, nhận diện khuôn mặt, blockchain để lưu trữ, xác minh dữ liệu, tích hợp họp trực tuyến để tăng cường giao tiếp và thúc đẩy năng suất lao động, kể cả trong giai đoạn dịch bệnh, giãn cách xã hội.

VNPT TAMS cho phép hệ thống hoạt động như một cổng thông tin tuyển dụng, sử dụng công nghệ tiên tiến để tìm kiếm, thu hút và kết nối với các ứng viên chất lượng, phù hợp với các cơ hội việc làm trong toàn Tập đoàn VNPT. VNPT TAMS có thể quản lý, đồng bộ tuyển dụng, sàng lọc và đánh giá hồ sơ ứng viên, kiểm tra và phỏng vấn ứng viên, kiểm tra lý lịch và tài liệu tham khảo, quản lý thư mời làm việc, giới thiệu và thử việc. Việc triển khai giải pháp này đã giúp VNTP đạt được nhiều kết quả tích cực như nhận được hơn 20.000 hồ sơ chỉ trong vòng 9 tháng, xử lý và lựa chọn hàng nghìn hồ sơ mỗi tháng, nhờ đó mà tuyển dụng thêm nhiều nhân lực chất lượng cao ngành công nghệ thông tin.  

Trước đó, vào tháng 8/2021, VNPT TAMS cũng từng được vinh danh giải bạc ở hạng mục đổi mới sáng tạo trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản trị tài năng của giải thưởng Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương.

ND

DN Logistics và cuộc đua chinh phục khách hàng trong mùa sales cuối năm

Sau một năm đầy biến động trước diễn biến của dịch bệnh, Việt Nam đang dần trở về trạng thái “bình thường mới”.

Cùng với thói quen mua sắm trực tuyến được hình thành trong và sau đại dịch, thương mại điện tử (TMĐT) đã dần trở nên phổ biến và phát triển sâu rộng hơn ở khắp các tỉnh thành cả nước. Có thể thấy rõ điều này trong các dịp mua sắm vào ngày đôi, đặc biệt là mùa mua sắm cuối năm.

Khi đại dịch COVID-19 định hình lại hành vi của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các hình thức mua sắm, TMĐT trở thành một trong những kênh quan trọng giúp đảm bảo hàng hóa cho người dân một cách an toàn, hạn chế tiếp xúc. Bên cạnh đó, cuối năm là thời điểm để các doanh nghiệp (DN) “chạy đua” kích cầu mua sắm trên các sàn TMĐT với hàng loạt các chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào các ngày đôi (10/10, 11/11, 12/12) hoặc ngày lễ hội lớn như Black Friday, Cyber Monday…

Vào những dịp sale này, số lượng đơn đặt hàng luôn có sự chênh lệch so với ngày thường. Theo ghi nhận, số lượng đơn hàng được vận chuyển bởi J&T Express trong dịp sale ngày 11/11 trên các sàn TMĐT cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt không chỉ ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội mà lượng đơn hàng cũng có sự tăng trưởng ở các tỉnh thành và khu vực khác.

Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành TMĐT không chỉ còn giới hạn ở khu vực thành thị mà còn phát triển và phổ biến sâu rộng hơn ở các tỉnh thành trên phạm vi cả nước, khi mà người tiêu dùng đã dần hình thành các thói quen mua sắm trực tuyến trong và sau đại dịch. Dự đoán, khi ngày càng nhiều địa phương dần thực hiện các chính sách nới lỏng việc di chuyển, giao hàng trong giai đoạn “bình thường mới”, số lượng đơn hàng sẽ tiếp tục tăng vọt khi các sàn TMĐT tung ra các chương trình khuyến mãi cho mùa lễ hội cuối năm, như ngày Black Friday vào 26/11 sắp tới đây.

Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của TMĐT chính là hệ thống logistics. Nếu như các nền tảng TMĐT mang đến sự kích thích mua sắm cho người dùng qua sản phẩm phong phú, chương trình khuyến mại hấp dẫn thì dịch vụ giao nhận chuyên nghiệp sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng. Các doanh nghiệp logistics cũng không ngừng nâng cao năng lực để có thể đáp ứng được yêu cầu về sự phát triển của TMĐT Việt Nam.

Tiêu biểu có thể kể đến J&T Express với những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ đối tác và người dùng. Đơn cử như chương trình “Red Tuesday” hoàn tiền và giảm trừ cước phí gửi hàng cho các đối tác sử dụng dịch vụ, mở rộng dịch vụ đặc thù và tăng cường vận hành đảm bảo hiệu quả, an toàn giúp mang đến cho người dùng sự hài lòng trong quá trình mua hàng. Từ đó, họ dễ dàng yêu thích và dần hình thành thói quen mua sắm trực tuyến.

Dịch vụ giao nhận cũng được xem là nhân tố quan trọng quyết định lợi thế trong cuộc đua của các DN trên sàn TMĐT trong việc tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, để TMĐT Việt Nam có thể phục hồi sau đại dịch và tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai, việc đầu tư và phát triển cả về lượng và chất trong năng lực của các đơn vị logistics rất cần được chú trọng.

Ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam, chia sẻ: “Để đồng hành cùng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của TMĐT Việt Nam, đồng thời đáp ứng được nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng vào dịp cuối năm, chúng tôi đã phối hợp với các sàn TMĐT lớn, đồng thời bố trí vận hành cũng như gia tăng các giải pháp bảo vệ khách hàng và đội ngũ nhân sự để mang đến cơ hội trải nghiệm dịch vụ J&T Express một cách an toàn, hiệu quả nhất cho người dùng".

Song song đó, ông Bình cũng cho biết J&T Express cũng chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc không ngừng mở rộng phạm vi giao hàng trên toàn quốc, đội ngũ nhân viên giao hàng có nghiệp vụ chuyên môn, hay xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Trong tương lai, J&T Express sẽ tiếp tục đổi mới công nghệ và chú trọng nâng cao năng lực để mang tới cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

ND

Thống nhất triển khai ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Công an đã thống nhất ứng dụng PC-COVID do Ban Chi đạo quốc gia chỉ đạo xây dựng là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, ứng dụng VN-eID do Bộ Công an quản lý là ứng dụng phục vụ định danh người dân, xác thực người dân, là ứng dụng tồn tại lâu dài để phục vụ xã hội. 

VN-eID cũng được tích hợp một số chức năng phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. VN-eID và PC-COVID hoạt động liên thông, chia sẻ dữ liệu thông suốt.

QR Code được yêu cầu thống nhất sử dụng. Cụ thể, người dân sẽ sử dụng mã QR Code trên thẻ căn cước công dân, khi sử dụng trên ứng dụng di động thì thống nhất cách thức hiển thị mã QR Code theo Quyết định số 1405/QĐ-BTTTT ngày 11/9/2021.

Địa phương được đề nghị không phát triển thêm phần mềm ứng dụng phòng, chống dịch khác, thống nhất sử dụng chung ứng dụng phòng chống COVID-19 để thuận tiện nhất cho người dân./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Sẽ ban hành tiêu chuẩn an toàn cho các nền tảng dạy học trực tuyến

Bộ TT&TT và Bộ GD-ĐT sẽ ban hành tiêu chuẩn an toàn thông tin cho các nền tảng dạy học trực tuyến để đánh giá và công bố.

"Chia lửa" với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tại phiên chất vấn chiều nay (11/11),  Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã trao đổi về đảm bảo hạ tầng học trực tuyến. 

Theo Bộ trưởng, về hạ tầng mạng viễn thông, mạng di động; trong 2 tháng kể từ ngày khai giảng, đã phủ sóng được 1.000 điểm. 1.000 điểm còn lại sẽ cố gắng phủ sóng trong năm 2021, chậm nhất là đến tháng 1/2022.

Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Quốc hội

Về mạng cố định, hiện còn khoảng 8 triệu hộ gia đình chưa có cáp quang. Nếu đưa cáp quang về các hộ gia đình có wifi thì tốc độ sẽ tốt hơn nhiều.

Bộ đang chỉ đạo các DN chậm nhất là trước 2025 cơ bản các hộ gia đình Việt Nam sẽ có cáp quang.

Còn “Sóng và máy tính cho em” là chương trình xã hội giúp đỡ các em do Thủ tướng phát động. Chương trình này gồm 3 cấu thành với tổng giá trị 6.000 tỷ đồng.

Cấu phần thứ nhất 1 triệu máy tính bảng cho các em, với giá trị 2.500 tỷ. Hiện nay, đã giao được trên 100.000 máy. Do đứt gãy chuỗi cung ứng nên việc mua khó khăn, phải đặt hàng trước. Từ tháng sau, số máy về sẽ rất nhanh.

Thứ hai, việc phủ sóng 2.000 điểm phát sóng còn lại có giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng.

Thứ ba là miễn giảm cước học trực tuyến cho một số đối tượng đến hết năm 2021 với giá trị 500 tỷ đồng.

DN công nghệ số Việt Nam đang phát triển các nền tảng học trực tuyến. Hiện có 6 nền tảng học trực tuyến "Make in VietNam". Đây không chỉ là nền tảng của truyền hình mà còn là nền tảng học liệu, nội dung, bài giảng mẫu, bài giảng hay, công cụ soạn bài giảng cho giáo viên cũng như nền tảng tự học của học sinh và quản lý học sinh học và thi.

Các nền tảng này đang được DN Việt Nam miễn phí giai đoạn Covid-19, hiện có khoảng 10 triệu học sinh sử dụng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ GD&ĐT và Bộ TT&TT đang soạn thảo tiêu chí, tiêu chuẩn cho các nền tảng này, sẽ tổ chức đánh giá, công bố các nền tảng đạt chuẩn.

Về an toàn thông tin các thiết bị đầu cuối và nền tảng đào tạo trực tuyến, Bộ TT&TT đã chỉ đạo phát  triển phần mềm tên là Visafe. Hiện nay đã xong để cài vào các máy tính, điện thoại thông minh, bố mẹ có thể kiểm soát các con truy cập các trang web.

Người đứng đầu ngành TT&TT tái khẳng định, trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, ưu tiên cao nhất là cho chuyển đổi số ngành GD-DT.  Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng Bộ GD&ĐT trong công cuộc chuyển đổi có tính cách mạng này.

Hương Quỳnh - Thu Hằng - Trần Thường/vietnamnet.vn

VNPT trao hơn 8000 máy tính bảng tại Đồng Nai, Long An theo chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Trong 2 ngày (10-11/11), Tập đoàn VNPT đã trao tặng những chiếc máy tính bảng đầu tiên theo Chương trình "Sóng và máy tính cho em" cho các học sinh có hoàn thành khó khăn tại tỉnh Đồng Nai và tỉnh Long An.

Đại diện VNPT trao máy tính bảng cho học sinh ở Long An

Cụ thể, ngày 10/11, Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức trao 5.656 máy tính bảng cho các học sinh có hoàn thành khó khăn của tỉnh Đồng Nai. Tiếp đó, ngày 11/11, Tập đoàn VNPT cũng đã trao 2.687 máy tính bảng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Long An.

Như vậy, Đồng Nai và Long An trở thành hai tỉnh đầu tiên nhận được máy tính bảng của Chương trình "sóng và máy tính cho em" do Tập đoàn VNPT trao tặng và Tập đoàn VNPT cũng là đơn vị đầu tiên triển khai Chương trình này.

Bên cạnh đó, để giúp các em thuận lợi hơn trong việc học online, cùng với trao tặng máy tính bảng, Tập đoàn VNPT cũng đã tặng kèm theo mỗi máy tính bảng một SIM Vinaphone miễn phí Data 4GB/ngày trong 3 tháng sử dụng, hết thời gian 3 tháng gia hạn sử dụng mức cước 50.000 đồng/30 ngày.

Tổng giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm (trái) và Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng (phải) thực hiện nghi lễ trao nhận 5.656 máy tính bảng.

Tại sự kiện ý nghĩa này, đại diện lãnh đạo Tập đoàn VNPT nhấn mạnh, với số lượng 37.000 máy tính bảng được trao tặng, đây chính là tấm lòng, sự chung tay đóng góp của 37.000 cán bộ công nhân viên Tập đoàn VNPT.

Theo VNPT, đến cuối năm 2021, Tập đoàn VNPT sẽ thực hiện trao toàn bộ 37.000 máy tính bảng cho 36 tỉnh/thành. Toàn bộ số máy tính bảng sẽ giúp các học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và đảm bảo việc triển khai học trực tuyến, bảo đảm không để học sinh nào "bị bỏ lại phía sau".

"Việc làm ý nghĩa trên không những thể hiện văn hóa truyền thống của VNPT mà qua mỗi CBCVN còn giúp lan tỏa tới gia đình, cộng đồng xã hội về tinh thần sẻ chia trong gian khó", đại diện Tập đoàn VNPT nhấn mạnh.

Như vậy, với 37.000 máy tính bảng được trao, VNPT thể hiện trách nhiệm tiên phong thực hiện nhiệm vụ chính trị, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động, Bộ TT&TT chủ trì, thực hiện, triển khai Chương trình "Sóng và máy tính cho em" và tiếp tục đồng hành cùng ngành giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa./.

Theo ictvietnam.vn

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì hội nghị bàn tròn về hợp tác chuyển đổi số giữa hai nước Việt - Pháp

Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ phối hợp với các cơ quan, hiệp hội của Việt Nam và Pháp tổ chức các diễn đàn về chuyển đổi số, kinh tế số và các hội thảo chuyên đề, các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư.

Ngày 4/11/2021, tại Paris, trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì hội nghị bàn tròn về hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số giữa hai nước. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp Pháp (MEDEF), lãnh đạo nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu của Pháp và Việt Nam.

Với chính sách của cả hai nước về ưu tiên đẩy nhanh chuyển đổi số để phát triển kinh tế số, xã hội số và chính phủ số, các doanh nghiệp đã thảo luận về cơ hội, tiềm năng hợp tác phù hợp với lợi thế, năng lực công nghệ trong lĩnh vực này.

Hội nghị bàn tròn về hợp tác về kinh tế số, xã hội số và chính phủ số giữa Việt Nam và Pháp.

Chuyển đổi số các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, tài chính ngân hàng, hợp tác cung cấp giải pháp cho đô thị thông minh, định danh số, trí tuệ nhân tạo, bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn an ninh thông tin đã được các doanh nghiệp quan tâm trao đổi tại hội nghị.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ các chính sách lớn của Việt Nam về chuyển đổi số, ưu tiên triển khai nhanh chính phủ số và các lĩnh vực như giáo dục, y tế, tài chính ngân hàng, giao thông, đô thị thông minh.

Sẽ có thêm nhiều kênh thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp số Việt – Pháp.

Việt Nam là một thị trường lớn, với gần 100 triệu dân. Các doanh nghiệp số của Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh, cả về lượng và chất, có năng lực công nghệ và đội ngũ đông đảo, với khoảng 60.000 doanh nghiệp số, dự kiến sẽ có 100.000 doanh nghiệp vào 2025. Pháp cũng có nhiều doanh nghiệp lớn, có khả năng cung cấp các giải pháp cho chuyển đổi số ở nhiều lĩnh vực. Đây là các điều kiện thuận lợi để triển khai các chương trình dự án hợp tác cụ thể.

Để tạo thêm các kênh kết nối doanh nghiệp hai nước, trong thời gian tới Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ phối hợp với các cơ quan, hiệp hội của Việt Nam và Pháp tổ chức các diễn đàn về chuyển đổi số, kinh tế số và các hội thảo chuyên đề, các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực này.

Ngay sau buổi tiếp, Quốc vụ khanh Cedric O đã đăng tweet đưa tin và ảnh về buổi làm việc với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với ông Cedric O, Quốc vụ khanh phụ trách Chuyển đổi số và thông tin điện tử của Pháp.

Tại buổi làm việc, hai bên đã chia sẻ về chính sách và chiến lược chuyển đổi số, trao đổi các biện pháp hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai bên triển khai các dự án cụ thể. Tại buổi làm việc, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và công ty Rapid.Space của Pháp đã ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, thử nghiệm một số ứng dụng cho mạng 5G./.

Mạnh Hưng/vietnamnet.vn

VNPT và công ty Pháp hợp tác phát triển TPTM, chuyển đổi số tại Việt Nam

Ngày 3/11/2021, tại Paris, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Cộng hoà Pháp Jean Castex và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tập đoàn VNPT và Thales đã ký kết Biên bản ghi nhớ chiến lược (MoU) về hợp tác trong các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số (CĐS) của Việt Nam.

Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước, ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT và bà Pascale Sourisse, Phó Giám đốc điều hành cấp cao, phát triển quốc tế của Thales ký kết MoU

Theo đó, Tập đoàn VNPT và Thales sẽ hợp tác trong các lĩnh vực vệ tinh viễn thông, thành phố thông minh (TPTM) và an toàn, nhận dạng kỹ thuật số vàsSinh trắc học, 5G và IoT và an ninh mạng. Đây là những lĩnh vực trọng yếu góp phần hiện thực hóa mục tiêu CĐS của Việt Nam theo chủ trương của Chính phủ về việc áp dụng và đổi mới công nghệ như một phần của Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 2021 - 2025.

Thales là một công ty đa quốc gia của Pháp, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng hệ thống điện tử và cung cấp dịch vụ cho thị trường hàng không vũ trụ, quốc phòng, vận tải và an ninh. Việc ký biên bản ghi nhớ giữa VNPT và Thales là một dấu mốc mới trong mối quan hệ đối tác giữa hai doanh nghiệp.

Ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết, mối quan hệ giữa Thales và VNPT đã có từ hơn hai thập kỷ qua với sự hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông di động. Với chiến lược trở thành Tập đoàn công nghệ, những năm gần đây, VNPT đang tiên phong trong triển khai CĐS quốc gia, đang đầu tư mạnh vào hạ tầng, công nghệ và là nhà cung cấp những nền tảng và giải pháp số quan trọng của Chính phủ Việt Nam.

"Thông qua sự hợp tác này, VNPT kỳ vọng các công nghệ của Thales sẽ hỗ trợ VNPT nhanh chóng mở rộng danh mục sản phẩm số phục vụ cho định hướng phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam", ông Ngô Diên Hy nhấn mạnh.

Một nội dung chính được đề cập trong Biên bản ghi nhớ giữa Thales và VNPT là cũng sẽ được nghiên cứu là vệ tinh viễn thông, bao gồm công nghệ vệ tinh viễn thông, sứ mệnh và các ứng dụng mới từ 5G cho kết nối hàng không và hàng hải. Thales và VNPT sẽ hợp tác chặt chẽ về các chủ đề không gian trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị triển khai vệ tinh viễn thông mới để thay thế vệ tinh VINASAT 1 và VINASAT 2 hiện tại. 

Hợp tác trong lĩnh vực TPTM và An toàn, hai bên sẽ điều tra tiềm năng thực hiện xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Việt Nam dựa trên các nền tảng số mở.

VNPT hiện đang vận hành các Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tại hơn 20 tỉnh/thành và Thales đã phát triển một nền tảng số mở và bảo mật được hỗ trợ bởi công nghệ AI và phân tích dữ liệu lớn, có thể cung cấp khả năng xử lý dữ liệu thông minh, tự động và hỗ trợ các cơ quan quản lý điều hành của các tỉnh thành trong vận hành hệ thống và ra quyết định.

Trong lĩnh vực định danh số và sinh trắc học, VNPT đã xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu về dân cư. Hai bên sẽ nghiên cứu khả năng triển khai dự án nhận dạng di động công dân (mobile identification project), nơi Thales dùng công nghệ chuyên môn về ví nhận dạng điện tử an toàn (secure ID wallet) có thể tích hợp các biện pháp định danh số thành 1 phương thức duy nhất. An ninh mạng sẽ là một nội dung lặp đi lặp lại trong tất cả các dự án, với việc khám phá các lĩnh vực bao gồm nền tảng đào tạo không gian mạng, thông  tin về các mối đe doạ  mạng và bảo vệ dữ liệu có chủ quyền./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Đơn vị đầu tiên được trao giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa

Bộ TT&TT vừa chính thức trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CKS) công cộng, bao gồm mô hình ký số từ xa (VNPT-SmartCA) cho Tập đoàn VNPT.

Trước đó, ngày 28/10, Bộ TT&TT đã phê duyệt cấp phép cho VNPT để có thể triển khai dịch vụ ký số từ xa. Đây được đánh giá là mốc sự kiện quan trọng đối với VNPT để hoàn thành mảnh ghép cuối cùng trong hệ sinh thái số của Tập đoàn này.

Ký số từ xa (Remote signing) là giải pháp ký số mới đang được nhiều quốc gia phát triển sử dụng trong quá trình số hóa nền kinh tế, đem lại sự thuận lợi cho các giao dịch hành chính, thương mại của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)… Khác với giải pháp ký số thông thường, ký số từ xa không cần sử dụng USB Token, có tốc độ ký nhanh hơn, an toàn hơn, không phụ thuộc vào nhà mạng và có thể ký ngay trên smartphone, tablet thay vì chỉ trên máy tính như trước kia.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia trao giấy phép cho đại diện VNPT

Phát biểu tại buổi lễ cấp giấy chứng nhận, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT) cho biết, để được cấp phép, dịch vụ CKS từ xa của VNPT đã được thẩm định rất kỹ càng. Đây là hình thức ký số đảm bảo mức độ an toàn cao, đặc biệt tiện lợi cho người dùng khi có thể thực hiện giao dịch điện tử ở mọi nơi, mọi thời điểm.

Ông Nghĩa cũng nhấn mạnh, việc phát triển CKS từ xa có ý nghĩa rất lớn trong việc số hóa, định danh điện tử cho người dân, thực hiện các thủ tục hành chính công và góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển.

Như vậy, với việc được cấp giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ CKS công cộng, CKS từ xa SmartCA từ Bộ TT&TT sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để Tập đoàn VNPT có thể triển khai dịch vụ này tới các DN, tổ chức, cá nhân trong cả nước thời gian tới.

Là DN cung cấp dịch vụ chứng thực CKS  công cộng đầu tiên tại Việt Nam (năm 2009), VNPT đã có nghiên cứu, xây dựng và triển khai thí điểm ký số từ xa cho khách hàng từ năm 2017, trước cả thời điểm Bộ TT&TT ban hành quy định cấp phép cho loại hình này.

Theo đại diện VNPT, dịch vụ ký số từ xa khác với dịch vụ CA truyền thống là khóa bí mật của chứng thư sẽ được lưu tại hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ thay vì trên thiết bị của người dùng. Khâu trọng yếu nhất của loại hình dịch vụ này là đảm bảo an toàn của chứng thư số và chỉ được sử dụng khi thuê bao cho phép, điều này được quy định bởi Module SAM (Signature Activate Module).

“Tính đến thời điểm hiện nay, VNPT là đơn vị duy nhất tự phát triển Module SAM được tổ chức đánh giá Taylor Cox của Châu Âu cấp chứng chỉ đảm bảo tiêu chuẩn eIDAS và được nhà cung cấp HSM đánh giá đạt chuẩn cho phép nhúng vào thiết bị để cung cấp dịch vụ toàn trình tới khách hàng”, đại diện VNPT cho biết.

Được biết, hiện tại, VNPT cũng đã thực hiện các hoạt động tích hợp VNPT-CA với các phần mềm khác bao gồm hóa đơn điện tử VNPT Invoice, VNPT HIS, VNPT iOffice, vnEdu… cũng như các nền tảng ứng dụng rộng khác trên Cổng dịch vụ côngQuốc gia, các công ty chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng… để sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Đơn vị này cũng đang hoàn tất nốt các thủ tục cuối cùng, xin cấp RootCA để có thể triển khai ngay dịch vụ ký số từ xa ra thị trường trong thời gian sớm nhất, dự kiến khoảng trung tuần ngay trong tháng 11 này.

Tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng thời gian tới

Là DN đầu tiên triển khai dịch vụ CKS tại Việt Nam, VNPT đã không ngừng mở rộng hệ thống, phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới hỗ trợ, chăm sóc khách hàng miễn phí tại 63/63 tỉnh thành trong cả nước. Đây là một ưu thế lớn mà không phải nhà cung cấp dịch vụ nào cũng có được, tạo ra sự thuận tiện nhất, tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng trong quá trình sử dụng các sản phẩm số hóa. Đặc biệt, với sự linh hoạt của VNPT Smart CA, khách hàng chỉ cần mua 1 CKS từ xa là đã có thể sử dụng được đồng thời nhiều nền tảng ứng dụng của hệ sinh thái số được cung cấp bởi Tập đoàn này.

“Với phương châm đặt quyền lợi khách hàng lên trên hết, VNPT đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai, điều chỉnh các chính sách về giá cước một cách linh hoạt, đa dạng cho từng sản phẩm số, bao gồm ký số từ xa. Hàng loạt chính sách ưu đãi cho các khách hàng cũng sẽ được chúng tôi tiến hành trong thời gian tới với mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy quá trình số hóa doanh nghiệp nhanh nhất, sớm nhất, hiệu quả nhất”, đại diện VNPT cho biết thêm.

PV

Quỹ ASEAN chung tay cùng Huawei rút ngắn khoảng cách năng lực kỹ thuật số

Quỹ ASEAN và Huawei đã ký kết Biên bản ghi nhớ về nỗ lực chung cùng rút ngắn khoảng cách năng lực kỹ thuật số tại sự kiện Ngày hội Đổi mới sáng tạo Châu Á Thái Bình Dương - Hội nghị Tài năng Kỹ thuật số 2021.  

Quỹ ASEAN và Huawei đã ký kết Biên bản ghi nhớ về nỗ lực chung cùng rút ngắn khoảng cách năng lực kỹ thuật số

Hội nghị tài năng kỹ thuật số với mục đích thảo luận và giải quyết nhu cầu của các tài năng ICT trẻ ASEAN, rất phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch toàn cầu khiến chúng ta phụ thuộc nhiều hơn nền tảng số.

Sự kiện đặc biệt  này rất phù hợp với mục tiêu của Chiến lược tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025 trong việc nâng cao năng lực người dân khi tham gia kinh tế xã hội kỹ thuật số" chia sẻ từ Phó Tổng Thư ký ASEAN của Cộng đồng An ninh Chính trị - Ngài Robert Matheus Michael Tene.

Giám đốc Điều hành Huawei Việt Nam, ông Wei Zhenhua chia sẻ “Sáng kiến ngày hôm nay phù hợp với cam kết của ASEAN và chính phủ Việt Nam trong việc tích hợp tri thức kỹ thuật số của Kế hoạch hành động ASEAN về Giáo dục năm 2021-2025, nhằm dẫn dắt quốc gia trong việc thực hiện bước nhảy vọt kỹ thuật số. Hội nghị này là một ví dụ điển hình cho việc thực thi hiệu quả việc hợp tác xuyên quốc gia, xuyên chính phủ, cũng như  các ngành công nghiệp quy mô toàn cầu, điển hình như Huawei, đây là điều rất cần thiết để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và đáp ứng nhu cầu của nền công nghiệp 4.0.””

“Đổi mới và phát triển phụ thuộc nhiều vào hệ sinh thái nhân tài. Huawei đã sẵn sàng làm việc với các đối tác của mình để xây dựng một hệ sinh thái phát triển nhân tài mang lại lợi ích cho sự đổi mới,” Phó Chủ tịch cấp cao kiêm thành viên HĐQT Huawei Catherine Chen cho biết.

Tầm quan trọng của nhân tài số trong sự phát triển bền vững đã được nhấn mạnh trong cuộc thảo luận bàn tròn trực tuyến với sự tham gia của các diễn giả đáng chú ý từ UNESCO, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu và Công ty Maxis.

Một hoạt động quan trọng khác của hội nghị là bài thuyết trình về Những số liệu  về nhân tài kỹ thuật số Châu Á Thái Bình Dương năm 2022 của Huawei. Sách trắng này, do ông Alex Lee - Tư vấn cấp cao về Phát triển Tài năng Kỹ thuật số Quốc gia trình bày, đã ghi lại những nỗ lực và hành trình của công ty công nghệ trong việc bồi dưỡng nhân tài kỹ thuật số ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Cam kết thu hẹp khoảng cách giữa các nhân tài kỹ thuật số ở Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở ASEAN, đã được củng cố hơn nữa với lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Quỹ ASEAN và Học viện Huawei ASEAN Academy. Thỏa thuận nêu bật sự sẵn sàng của cả hai bên trong việc triển khai chương trình Hạt giống cho Tương lai ASEAN, đây là phiên bản mở rộng của chương trình ”Hạt giống cho tương lai”, sáng kiến ​​hàng đầu về CSR toàn cầu của Huawei đã cung cấp các chương trình đào tạo kỹ năng kỹ thuật số đẳng cấp thế giới cho thế hệ trẻ trên toàn cầu kể từ năm 2008 . Thông qua chương trình Hạt giống cho Tương lai ASEAN, Quỹ ASEAN và Học viện Huawei ASEAN Academy nỗ lực xây dựng năng lực kỹ thuật số của thế hệ trẻ ở mười Quốc gia Thành viên ASEAN để họ có thể phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên kinh tế kỹ thuật số

Chương trình Hạt giống cho Tương lai ASEAN cũng sẽ góp phần đạt được các mục tiêu của Kế hoạch tổng thể về kỹ thuật số ASEAN 2025, đó là nâng cao năng lực của thế hệ trẻ trong khu vực tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số và tạo ra một xã hội kỹ thuật số tại ASEAN. Chương trình Hạt giống cho Tương lai ASEAN dự kiến ​​ra mắt vào đầu năm 2022, mời gọi các bạn trẻ từ 15 - 30 tuổi ở ASEAN tham gia vào hành trình đào tạo ảo nâng cao năng lực về kỹ năng lãnh đạo và kỹ thuật số.

ND

Singapre năm thứ 3 liên tiếp được xếp hạng thành phố thông minh nhất thế

Theo Chỉ số thành phố thông minh (TPTM) (Smart City Index) 2021, Singapore tiếp tục được xếp hạng là TPTM nhất thế giới.

Bảng xếp hạng vừa được Viện Phát triển Quản lý (IMD) thuộc Trường kinh doanh Thụy Sĩ và Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore (STUD) công bố với 118 thành phố được xếp hạng theo mức độ "thông minh" của của các thành phố.

"TPTM" là một đô thị áp dụng công nghệ để nâng cao các lợi ích và giảm thiểu những thiếu sót của quá trình đô thị hóa cho người dân.

Chỉ số TPTM có tính đến phản hồi của người dân về công nghệ được ứng dụng như thế nào đã cải thiện cuộc sống của họ. Khoảng 120 cư dân từ mỗi thành phố đã được khảo sát vào tháng 7 năm nay.

TS. Bruno Lanvin, người đứng đầu bộ phận giám sát TMTM của IMD, chia sẻ với tờ The Straits Times rằng thành tựu của Singapore phần lớn là do các chính sách mà Singapore theo đuổi ở cả cấp thành phố và quốc gia - đặc biệt là về các dịch vụ chính phủ điện tử, giáo dục và các chiến lược đô thị lấy con người làm trung tâm.

TS. Lanvin lưu ý rằng Singapore đã trải qua cuộc khủng hoảng do dịch SARS và chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với đại dịch COVID-19 hiện nay so với các thành phố khác trên thế giới.

Ông chia sẻ thêm: “Mức độ gắn kết xã hội cao hơn của Singapore cũng là một yếu tố, cũng như sự sẵn sàng của các phương tiện số (thường là các ứng dụng) cho phép giám sát chặt chẽ virus bùng phát. Nhưng vẫn còn quá sớm để suy luận từ những phát hiện về việc đại dịch đã ảnh hưởng như thế nào đến những người tham gia khảo sát ở Singapore.

Đánh giá của IMD về xếp hạng của thành phố không tính đến việc Singapore giải quyết lao động nhập cư trong đại dịch năm nay và năm ngoái. Ngoài ra, cuộc khảo sát đã được thực hiện vào đầu tháng 7 năm nay, trong đó số ca nhiễm COVID ở mức thấp, GS. Chan Heng Chee thuộc Trung tâm Lý Quang Diệu về các thành phố đổi mới tại SUTD cho biết.

Những người tham gia khảo sát ở mỗi thành phố cũng được khảo sát về ý tưởng của họ về cơ sở hạ tầng hiện tại và việc đáp ứng công nghệ và dịch vụ cho họ. Các khảo sát được chia thành 5 lĩnh vực chính: sức khỏe và an toàn, khả năng đi lại, các hoạt động, cơ hội và quản trị.

Những người tham gia khảo sát cũng được yêu cầu chọn 5 trong số 15 lĩnh vực ưu tiên, chẳng hạn như nhà ở giá cả phải chăng hoặc dịch vụ y tế do thành phố của của những người được khảo sát cung cấp. Các câu hỏi khảo sát khác được gửi đến các cư dân bao gồm: "Bạn có cảm thấy sự sẵn có của thông tin trực tuyến đã làm tăng niềm tin của bạn vào các cơ quan chức năng?"

Đối với bảng xếp hạng năm nay, điểm cuối cùng của mỗi thành phố được tính đến là cách sử dụng các câu trả lời từ người dân được khảo sát trong năm nay và trong hai năm qua, với tỷ trọng cao nhất cho các câu trả lời gần đây và ít nhất cho những câu trả lời được khảo sát lại vào năm 2019. 

Top 10 TPTM (Nguồn: IMD, STUD)

 

Ông Christos Cabolis, nhà kinh tế trưởng và người đứng đầu hoạt động tại Trung tâm Cạnh tranh Thế giới (WCC) của IMD, cho biết phương pháp tính toán khảo sát này giúp giảm thiểu sự biến động quá mức trong suốt nhiều năm do xảy ra các sự kiện cụ thể.

Ông cho biết: “Có thể nói, việc lấy 'mức trung bình' cũng giúp ích cho khoảng thời gian giữa hai lần những người dân của một thành phố được lấy mẫu”.

Bảng xếp hạng cũng tính đến dữ liệu kinh tế và xã hội được lấy từ Chỉ số Phát triển của Liên Hợp Quốc (UN Development Index), xếp hạng các quốc gia trên cơ sở sức khỏe, giáo dục và mức sống.

Nhóm nghiên cứu về Chỉ số TPTM năm nay cho biết kết quả cho thấy mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới là khả năng tiếp cận nhà ở với giá cả phải chăng.

Nhưng việc tiếp cận với chất lượng không khí tốt hơn và các dịch vụ y tế đã trở thành một ưu tiên lớn hơn ở các thành phố trên toàn thế giới kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

"Rõ ràng, COVID-19 đã thay đổi cách mà các nhà lãnh đạo và công dân của các nhìn nhận những thách thức phía trước", GS. Arturo Bris, Giám đốc tại WCC cho biết.

"Các tiêu chí về môi trường vẫn là yêu cầu cao trong chương trình nghị sự của các TPTM và cùng với công nghệ là những nội dung được người dân các thành phố kỳ vọng”.

ND (Theo straitstimes)