Chuyện dọc đường
Một cách khám phá khác về Paris
Submitted by nlphuong on Fri, 13/09/2013 - 08:50(ICTPress) - Nhiếp ảnh gia Nichole Robertson chia sẻ cách riêng của mình khi quan sát thủ đô nước Pháp: đó là theo màu sắc.
Khi Nichole Robertson di chuyển đến Paris từ New York 4 năm trước, cô đã dạo khắp Paris như một người lãng du.
Và cô đã thực hiện việc ghi chép lại qua những lần lang thang.
Cô chụp ảnh về những màu sắc đặc biệt mà cô đã khám phá thấy, đó không chỉ là màu xám Paris như mọi người vẫn thấy, sau đó cô tiếp tục khám phá nhiều nơi trong thành phố có những màu sắc đó - một màu nâu đỏ nhạt, hay màu vỏ trứng - những màu sắc gợi nhớ.
Cô tải hàng loạt bức ảnh chụp được lên một blog nay là Obvioustate.com.
Cuốn sách bán chạy
Trang blog sau đó lan tỏa và dẫn tới một cuốn sách bán chạy “Paris in color” (Paris màu sắc).
Những hình ảnh rõ ràng là của người Paris, nhưng được tổ chức thành một cuốn tiểu thuyết và thời trang đam mê.
Giống như nhiều người đến Paris, Robertson đầu tiên thơ thẩn khắp các thắng cảnh nối tiếng nhất của Paris như Notre Dame, tháp Eiffel và Arc de Triomphe.
Cô nhận thấy các khách du lịch thường chụp những bức ảnh trước các thắng cảnh nổi tiếng và sau đó cất máy ảnh đi.
Robertson quyết định đi theo hướng ngược lại: tập trung vào chi tiết, chi tiết của sắc màu.
Chẳng hạn, cô chụp những bức ảnh nhấn mạnh chỗ bóng nâu khác nhau ở một hàng bánh mỳ nâu, một chiếc túi phía sau xe đạp và mặt đá lâu đời.
Cô tập trung vào màu vàng khi màu sắc này nổi bật ở mặt ngoài của một quán café, một chiếc bánh trong một cửa hàng bánh ngọt Pháp hay hoa trong một chậu hoa bên cửa sổ.
Nắm bắt chi tiết
“Các chi tiết là những thứ bạn thực tế sẽ nhớ đến - nắm bắt các chi tiết đó”, Robertson khuyên những người chụp ảnh.
Cô tìm kiếm văn hóa cao và thấp, một chút thiên nhiên đổ xuống thành phố và các khoảnh khắc giao thoa của con người.
Màu xám và màu nâu trung tính được nhấn mạnh trong tác phẩm của cô; hòa quện nhau, giống như màu đậm làm các màu sắc trở nên sống động.
Mục tiêu tìm kiếm màu sắc của Robertson là rất khác, dù màu đậm trung tính không đều phổ biến nhiều của Paris.
Các tòa nhà thường trắng nhờ nhờ hay xám - một miếng vải bạt lý tưởng cho những va chạm màu sắc, hay các bóng huyền ảo, mà cô đã khám phá ra.
Robertson thích một bầu trời tối, u ám.
Khi mặt trời đang chiếu sáng và bầu trời màu xanh, cô bỏ máy ảnh xuống và đến một quán café.
Dự án của Robertson đều nằm ở cảm xúc về bề mặt - màu sắc bề mặt - nhưng cô cũng cảm thấy điều này mang lại một cảm xúc về những giai điệu và đặc điểm cơ bản của thành phố này.
Hình dáng hay chủ đề
Bạn không cần chỉ tập trung một màu, Robertson gợi ý.
Bất cứ khuôn dạng hay chủ đề lặp lại sẽ thực hiện được điều đó.
Kiểu in Paris, các loại bánh hay các phương thức vận tải đều là những điểm khởi đầu tuyệt vời cho việc tập trung lại cách bạn nhìn mọi thứ.
“Dường như là phi lý khi chỉ luẩn quẩn Paris”, đặc biệt nếu bạn có ít thời gian ở đó.
Nhưng để thực sự để biết thành phố này Roberson gợi ý chọn một khu vực đặc biệt và khám phá trong khu vực đó, thậm chí dành cả một ngày, để nhận ra các đặc điểm và các chủ đề lặp lại - và chụp những thứ đó.
Điều này cũng phù hợp khi áp dụng ở nhiều thành cổ của châu Âu khác như Rome.
Như Robertson, cô trở lại và trở lại Montmartre, Bờ Trái và các bờ của sông Seine, tất cả cũng được ghi lại trong một ứng dụng iPhone, The Paris Journals (Tạp chí Paris).
“Paris sẽ ấn tượng ở 1 hoặc 2 biểu tượng mà bạn không phải chớp tất cả những thứ đều tuyệt vời như nhau mà bạn thấy. Thứ tuyệt vời là nằm ở các con phố”, Robertson chia sẻ.
Màu vàng 1
Tartes au citron - bánh lát chanh.
Màu vàng 2
Một bức ảnh về quán café trước giờ đóng cửa. Đây có thể là thành phố mà ở đó Henri Cartier-Bresson đã giúp tiên phong về ảnh đường phố, những các luật riêng tư nghiêm ngặt ở Pháp đã ngăn các những người chụp ảnh chớp những người lạ theo một cách thật riêng của họ. Robertson thường không muốn bị miễn cưỡng chụp người lạ, bất cứ người nào. “Thường, nhiều ảnh là từ phía sau. Đây là một cách cá nhân”, Robertson cho biết.
Màu vàng 3
Người Paris rất quan tâm đến hoa ở ban công cửa sổ. “Dường như là một cuộc cạnh tranh ngấm ngầm. Một người đặt ra các tiêu chuẩn cho nhà hàng xóm”, Nichole Robertson cho biết.
Màu vàng 4
Một chiếc đuôi xe Citroën nổi tiếng của Pháp.
Màu đen 1
Những bức ảnh này nằm trong loạt ảnh “Đen” từ cuốn “Paris on Color” như bức ảnh nụ hôn graffiti này, đã là những bức ảnh bán chạy tại cửa hàng Etsy.
Màu đen 2
Những chiếc ghế tại quán café này ở Rue Montorgueil thường có người ngồi kín nhưng mưa đã giữ những người thưởng thức bữa ăn ở trong nhà.
Màu đen 3
Mặt trời lặn phía sau bảo tàng Louvre. Robertson cho biết cô đã chụp khoảng 150 bức ảnh tương tự cho đến bức ảnh này vào một buổi chiều mùa Xuân, cuối cùng cô đã chớp được ánh sáng mà cô đã mong muốn.
Màu đen 4
Gloriotte là một pho-mát nhỏ trông hơi sần sùi. Màu đen của pho-mát này đến từ tro của rau.
Xanh khói 1
Robertson đã đặt cạnh nhau loạt ảnh “xanh khói” này dành riêng cho chuyên mục Du lịch (Travel) của CNN.
Xanh khói 2
Ngồi xuống và truyền tải đang là những chủ đề hiện tại trong công việc của Robertson.
Xanh khói 3
Tìm hiểu những khung hình và chủ đề lặp lại - đèn, ô cửa, chậu hoa - là một cách khác, vượt ra khỏi máu sắc, để làm nên một loạt ánh thể hiện cách thành phố tự sáng tạo nên cho mình.
Xanh khói 4
“Trên cơ sở khám phá, bạn thấy những thứ bạn sẽ không thấy nếu bạn không tìm kiếm màu sắc cụ thể”, Roberson cho biết.
Đen và trắng 1
Các bậc thang ở đồi Montmartre, lúc đêm muộn.
Đen và trắng 2
Quai d'Orléans, nhìn từ cầu Saint-Louis, vào mùa Đông.
Đen và trắng 3
Metro Cité nằm sâu dưới mặt đất hơn so với phần lớn các nhà ga Paris.
Màu nâu 1
"Paris in Color" lấy cảm hứng từ những thứ “cõi trần”, chẳng hạn như một hàng bánh mỳ que trong cửa hàng bánh.
Màu nâu 2
Là tên dự án của Robertson, Robertson cho biết các chỗ đậm màu trung tính là sở thích của cô.
Màu nâu 3
Các khách du lịch đến Paris thường chụp các nhà thờ và tương tự, nhưng Robertson cho biết tập trung vào các chi tiết thú vị hơn nhiều.
Màu nâu 4
Con khỉ này với cái kính mắt điều khiển game đã hiện rõ - trên nền trắng mờ - ngày hôm tới.
T. Dương
Nguồn: CNN
Quán cơm 2000 đã giúp không chỉ có “con cá” mà còn hướng đến “cần câu”
Submitted by nlphuong on Thu, 12/09/2013 - 07:45(ICTPress) - Ngày 5/9, trên mạng có đăng bài viết với tiêu đề “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng” của tác giả Nguyễn Quảng (Milton Keynes, Anh Quốc) đưa ra những góc nhìn khác về các bữa cơm từ thiện 2000 đồng tại Sài Gòn.
ICTPress nhận được bài viết của tác giả Nguyễn Đức Quang, Sài Gòn trao đổi thêm về quán cơm 2000 và trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.
Người lao động nghèo xếp hàng mua cơm 2000đ/suất. Ảnh: ubmttq.hochiminhcity.gov.vn |
Ở Quán cơm 2000, tôi thấy rất nhiều từ những cụ già cơ nhỡ hay các em bán vé số, anh xe ôm,…có những người mà có thể ở bên ngoài họ là những tay anh chị khiến làm chúng ta phải đề phòng nhưng khi tất cả vào quán cơm, tất cả đều xếp hàng có trật tự. Vì không gian quán hẹp nên không thể cho tất cả vào cùng lúc mà lần lượt từng tốp người vào, những người còn lại xếp hàng đợi đến lượt mình. Khi mọi người ăn xong lại biết tự sắp xếp khay ăn ngay ngắn và bỏ vào đúng nơi quy định, sau khi ăn xong thì cũng đi ra nhanh chóng để nhường chỗ cho một tốp người khác vào. Quán chỉ mở cửa từ 11 giờ đến 13 giờ, đợt giờ cao điểm khoảng 12 giờ, có khi phải xếp hàng đến hàng giờ đồng hồ để chờ đợi đến lượt của mình nhưng mọi người vẫn rất vui vẻ đứng đợi và nói chuyện với nhau rất rôm rả.
Có thể nói nơi những quán ăn như vậy đã giúp cho nhiều người biết trân trọng và quý giá đến miếng cơm của mình bằng sự tôn trọng một xã hội có trật tự và ngăn nắp, phải biết xếp hàng kiên nhẫn để chờ đợi, phải biết dọn dẹp khi ăn xong và xong rồi phải biết nhường chỗ cho những người khác. Chính nơi đây đã nhân bản được tình con người và đã cảm phục được nhiều đấng mạnh thường quân cũng như những ai đã đến đây.
Các thành viên phục vụ quán ăn là các em sinh viên thiện nguyện và thực sự các em là một trong những nhân tố quan trọng của quán cơm. Quán cơm đã đào tạo được các em với thái độ và tác phong chuyên nghiệp và đã giúp cho các em hiểu được giá trị của sự phục vụ và lòng yêu thương con người. Có lẽ đọng lại cho tôi với quán cơm 2000 đó là một tổ chức chuyên nghiệp đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Bài viết với tiêu đề “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng” của tác giả Nguyễn Quảng cho rằng quán cơm 2000 chỉ cho họ con cá chứ không cho họ cần câu và việc này chẳng giúp ích được gì. Với tôi đó là những điều quán cơm 2000 đã làm được hơn thế. Liệu chúng ta có một định nghĩa rõ ràng giữa con cá và cần câu hay ranh giới đó là rất mong manh. Với những người mong muốn được làm việc, được sống có ích cho xã hội mà bị cản trở bởi những khó khăn của việc thiếu “con cá” thì có được “con cá”, đó chính là cần câu của họ, cũng giống như những em sinh viên vượt khó để thành công trong cuộc sống vậy. Còn với những người đã không muốn làm việc thì có “cần câu” họ cũng bán đi để được con cá mà thôi. Ở quán cơm 2000 đã giúp cho con người không chỉ có “con cá” mà còn hướng đến “cần câu” trong cuộc sống. Vì để có một buổi ăn như vậy, họ cũng phải trả chi phí dù nhỏ, phải biết xếp hàng chờ đợi đôi khia hàng giờ đồng hồ và phải sinh hoạt một cách ngăn nắp, có trật tự. Ở đó họ đã được sống và được học cách sống như trong một xã hội tốt đẹp, chính những điều đó đã giúp cho họ biết trân trọng và quý giá cái ăn cái mặc và hướng đến việc sống có ích cho xã hội. Đó chính là “cần câu” to lớn mà quán cơm 2000 đã làm được.
Không những vậy, quán cơm 2000 đã tạo ra nhiều “cần câu” khác nữa, đó chính là cho các em sinh viên làm việc thiện nguyện. Ở đây các em đã học được cách phục vụ và điều hành thật chuyên nghiệp, chính vì quán nhỏ, nên các em phải điều khiển từng tốp người vào cho hợp lý, giám sát chỗ trống trong quán ăn, quản lý việc xếp hàng trật tự, phục vụ thật chuyên nghiệp và quét dọn vệ sinh thật sạch sẽ. Đó cũng chính là những kỹ năng cần có để một người có thể thành công trong xã hội. Một em sinh viên rất năng nổ và chuyên nghiệp nhưng hỏi ra thì mới chỉ học năm thứ 2 đại học! Quán cơm 2000 đã tạo được nhiều "cần câu" như thế đó.
Bài viết trên còn cho rằng quán cơm 2000 là bán “phá giá”, bán được một suất cơm 2000 thì sẽ mất đi một suất cơm cho các quán bình thường khác?! Giống như một công ty đang phát triển tuyển dụng nhiều nhân viên mới, có khi nào nhân viên cũ nghĩ rằng nhân viên mới sẽ lấy việc của mình và mình sẽ thât nghiệp! Đó là suy nghĩ chủ quan mà thôi. Ở một xã hội phát triển, con người sẽ càng chuyên môn hóa để tăng năng suất lao động, chính vì vậy mỗi người sẽ càng ngày đảm nhiệm những thứ rất nhỏ, và dẫn đến có nhiều công việc hơn cho nhiều người, và khi con người có nhiều thời gian hơn vì đã làm việc ít hơn nhưng hiệu quả nhiều hơn (tăng năng suất lao động) thì nhu cầu của con người cũng nhiều hơn lại dẫn đến có nhiều việc làm hơn trong xã hội, cũng giống như có nhiều phân khúc khách hàng có nhu cầu khác nhau, mà ở đây phân khúc nhu cầu của quán cơm 2000 và các quán khác là hoàn toàn khác nhau.
Ở quán cơm 2000, cái giá người ta phải trả đó là người ta phải biết chấp nhận mình là đối tượng cần được giúp đỡ trong xã hội, và khi chính họ đã chấp nhận họ như vậy và họ vẫn được sống trong một xã hội có trật tự và tốt đẹp như trong quán cơm 2000, điều đó sẽ giúp cho họ cố gắng phát triển và làm việc có ích cho xã hội cũng giống như họ đã biết tôn trọng nơi họ được phục vụ, biết nhường nhịn và nhường chỗ cho người khác. Chính họ sẽ trở thành khách hàng của các quán cơm bình thường khác theo một cách bền vững và nếu hiểu theo nghĩa này thì các quán cơm khác lại có nhiều khách hàng trong tương lai đó chứ!
Quán cơm 2000 đã giúp họ tự nhận ra chính mình, điều đó đã giúp chính bản thân họ, cũng là giúp chính xã hội của chúng ta. Ngẫm nghĩ lại chính chúng ta, liệu có khi nào chúng ta đã tự nhận ra chính bản thân chúng ta hay chưa? Chúng ta sống để làm gì? Sống như thế nào là sống có ích? Ước mơ chúng ta sẽ trở thành là gì và như thế nào? Hay những câu hỏi này cũng chỉ mơ hồ với rất nhiều người trong chúng ta. Chỉ biết sống mà không có suy nghĩ, không có ước mơ, một ngày trôi qua nhưng không đọng được điều gì. Hay phải đợi đến khi chúng ta gần tắt thở rồi chúng ta mới nghĩ được những điều như vậy. Nếu ngày mai chúng ta sẽ chết thì hôm nay chúng ta sẽ làm gì? Và tất cả phải được xuất phát từ việc hiểu rõ và chấp nhận chính bản thân mình trước đã, kể cả những mặt tốt và mặt xấu.
Nguyễn Đức Quang
Life & English: “Good hobbies and bad hobbies”
Submitted by nqmhien on Wed, 11/09/2013 - 00:14I have lots of hobbies. There are good and helpful hobbies or bad hobbies.
My helpful hobbies are reading, cooking and playing with my brother. I love cooking but I don’t know well how to cook. I just like to see everyone cook and wish I could cook too. Now, I can do omlette, fry the tofu, make fried bread with butter… It’s fun when you finally know how to cook.
I love reading too. I have lots of books at home. When I read books just like that I am living in the stories. If I read sad stories, I’ll be sad too even I can cry for it. But if I read funny stories, I always smile for the whole stories even I can laugh for it. I have learned lots of good things when I read books, like: “be nice with everyone”; “always think carefully before you say”; “we shouldn’t angry”… When I read books, I even know how to write a good essay; know history much more; how to do this; how to do that… Books are my clever and smart friends.
I often play hide and seek; catch and run with my brother. He is small, just two years old but he’s really fast and smart. He even knows how to trick me, playing with him is super duper fun. I play with my mother, it’s fun for me and him. It’s helpful for dad and mom, they can do another work, they don’t have to do baby sister work anymore.
My bad hobbies is watching teenage or adult film on TV… My dad say it’s bad hobby. It’s too old for me and if I see a lot I’ll be old so soon, my brain will be very bad and stupid. I know that but it’s too cool so I still watch but less than.
I can fix my bad hobbies but I’ll find some more helpful hobbies.
Author: Nguyen Ha Vi
Editor: Maria Aili
Wider World Language Center: widerworld.edu.vn
Các nước Bắc Âu hạnh phúc nhất thế giới năm 2013
Submitted by nlphuong on Tue, 10/09/2013 - 08:56(ICTPress) - Những ai đang tìm kiếm niềm hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc đời thì hãy tới với Bắc Âu, nhưng tránh xa Ai Cập và các nước đang gặp phải khủng hoảng tồi tệ của khu vực đồng euro, theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2013 vừa được Viện Trái đất Đại học Columbia, Mỹ công bố ngày 9/9.
Quang cảnh ở một con kênh ở khu Nyhaven ở Copenhagen, Đan Mạch. |
Đan Mạch, Na Uy, Thụy Sỹ, Hà Lan và Thụy Điển là những quốc gia hạnh phúc nhất, theo một thăm dò 156 quốc gia. Rwanda, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Benin và Togo - đều nằm ở châu Phi bán Sahara - là các quốc gia không hài lòng nhất với cuộc sống, báo cáo này cho biết.
Mỹ xếp ở vị trí thứ 17 trên thế giới về niềm hạnh phúc toàn diện nhưng vẫn đứng sau Canada (6), Australia (10), Israel (11), các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (14) và Mexico (16).
Báo cáo này cũng xếp hạng Vương quốc Anh đứng thứ 22 trên thế giới. Các quốc gia lớn khác có Đức (26), Nhật Bản (43), Nga (68) và Trung Quốc (93).
Những tăng giảm xếp hạng
Thăm dò toàn cầu này được tiến hành trong thời gian từ 2010 - 2012 và sau xếp hạng đầu tiên được Viện Trái đất công bố năm ngoái. Trong khi “thế giới đã trở thành nơi hạnh phúc và tươi thắm hơn trong 5 năm qua”, thì những thay đổi kinh tế và chính trị lại làm giảm cấp cuộc sống đáng kể ở một số quốc gia, báo cáo này cho biết.
Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là các quốc gia sụt hạng đáng kể do tác động của cuộc khủng hoàng đồng euro, trong khi Ai Cập, Myanmar và Ả rập Saudi sụt giảm xếp hạng do tình trạng xáo trộn về chính trị và dân sự gần đây.
Ai Cập sụt giảm lớn nhất về cấp độ hạnh phúc, hài lòng. Với thang điểm 1 đến 10 - với điểm 10 là điểm hạnh phúc nhất - Ai Cập đạt 4,3 điểm năm 2012, so với 5,4 năm 2007.
“Chúng tôi cho rằng và phát hiện các nước sụt hạng nhiều là do thu nhập thấp hơn nhưng có một yếu tố lớn làm sụt giảm các cấp độ hạnh phúc ở các nước này là sự sụt giảm sự tự do để thực hiện các lựa chọn cuộc sống cốt lõi được con người nhận thức”, báo cáo này cho biết.
Angola, Zimbabwe và Albania đã tăng hạng lớn so với tất cả quốc gia được thăm dò.
“Ở cấp độ khu vực, tăng hạng lớn nhất thuộc về các nước Mỹ La tinh và Caribe và ở khu vực bán châu Phi Bán Sahara”, báo cáo cho biết.
Chính phủ các nước đang tìm cách tăng sự hạnh phúc, hài lòng cho công chúng thì nên chi ngân sách nhiều hơn cho y tế, cụ thể là bệnh tinh thần vì đây là yếu tố đau khổ nhất ở các quốc gia được đánh giá, các tác giả của thăm dò này cho biết.
Con người có thể không hạnh phúc vì nhiều lý do - từ đói nghèo đến không có công ăn việc làm đến đổ vỡ gia đình và đau ốm. Nhưng ở bất cứ quốc gia nào, đau ốm về tinh thần là nguyên nhân của khổ cực có tác động lớn nhất.
“Nếu chúng ta muốn một thế giới hạnh phúc hơn, chúng ta cần một thống nhất mới hoàn toàn về sức khỏe tinh thần”.
Hạnh phúc quốc gia
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2013 ra đời để ủng hộ phong trào toàn cầu đang tăng lên kêu gọi các chính phủ và các nhà hoạnh định chính sách giảm tập trung vào đạt tăng trưởng kinh tế và tập trung vào các chính sách có thể làm tăng hạnh phúc, sức khỏe toàn diện cho con người.
Một ý tưởng ban đầu được cựu nhà vua Jigme Singye Wangchuck của Bhutan đưa ra vào năm 1972 cho rằng “kinh tế hạnh phúc” hiện nay đã thu hút nhiều sự quan tâm ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Vương quốc Anh, Đức, và Hàn Quốc. Liên hợp quốc lần đầu khuyến khích các quốc gia thành viên đo lường và ứng dụng hạnh phúc của họ để làm các chính sách công vào tháng 7/2011.
“Điều quan trọng là cân bằng các phương thức kinh tế để tiến bộ xã hội với các phương thức hạnh phúc, sức khỏe chủ quan để đảm bảo nỗ lực kinh tế dẫn đến cải tiến rộng hơn ở các lĩnh vực cuộc sống chứ không chỉ là thịnh vượng hơn về kinh tế”, báo cáo cho biết.
T. Dương
Nguồn: CNN
"Gìn giữ Trường Sa: Chuyện hy sinh không phải chỉ hôm qua"
Submitted by nlphuong on Tue, 10/09/2013 - 06:40Nam Yết - một hòn đảo trù phú, quyến rũ với nhiều cây xanh tươi tốt, với nhiều công trình khang trang hiện đại như nhà văn hóa, đèn hải đăng... nhưng ẩn dưới lùm cây ấy là bốn ngôi mộ của chiến sĩ hải quân, trong đó có liệt sĩ vừa hy sinh năm trước.
Liệt sĩ Đinh Thanh Bình - liệt sĩ trẻ nhất (sinh năm 1992) trong 4 liệt sĩ, nhập ngũ chưa được 7 tháng thì hy sinh (ngày 19/9/2011) |
Sự hy sinh không phải chuyện của hôm qua
Đến đảo Nam Yết vào ngày trời nổi giông gió thất thường. Dù trong mây mù, đảo Nam Yết vẫn đẹp như một thiên đường giữa biển khơi. Hàng phong ba xanh mơn man bao phủ xung quanh đảo. Giữa sóng gió trùng khơi, giữa vị mặn mòi của biển cả, không ai có thể không ngỡ ngàng trước vẻ trù phú của hòn đảo lớn thứ nhì quần đảo Trường Sa này (sau đảo Ba Bình, Đài Loan đang chiếm đóng bất hợp pháp).
Điều làm đoàn công tác và thân nhân chúng tôi xúc động, ấn tượng khó phai là 4 ngôi mộ liệt sĩ mới hy sinh trên đảo. Trên hàng bia viết vội, nét chữ xô nhau không thẳng hàng, chúng tôi đọc được tên tuổi, quê quán của các anh. Những người rất trẻ. Liệt sĩ Đinh Thanh Bình, trú quán: Đa Kai - Đức Linh - Bình Thuận sinh năm 1992, nhập ngũ chưa tròn 7 tháng đã hy sinh (hy sinh ngày 19/9/2011). Ngày hy sinh gần đây nhất, ngày 02/02/2012, đã có 2 liệt sĩ hy sinh cùng ngày này. Đó là, Liệt sĩ Lại Huy Công sinh năm 1980 (Thái Thụy, Thái Bình) và Liệt sĩ Nguyễn Văn Cường sinh năm 1990 (Kim Động- Hưng Yên).
Liệt sĩ Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1990) là một trong 2 liệt sĩ hy sinh gần đây, năm 2012 (Ảnh Hồng Chuyên) |
Cuối cùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Hà, sinh năm 1989 (Quỳnh Lưu - Nghệ An) hy sinh ngày 30/5/2010. Bốn liệt sĩ ấy nằm thẳng hàng trên một khu đất trên đảo Nam Yết. Mỗi ngội mộ đồng đội đều dựng một ban thờ nho nhỏ để đặt di ảnh và đồ thờ cúng các anh.
Trung tá Trần Minh Thuần, Chỉ huy trưởng đảo Nam Yết kể lại sự hi sinh của 2 liệt sĩ Lại Huy Công và Nguyễn Văn Cường: “Cách đây hơn 1 năm (vào ngày 2-2-2012), trong khi làm nhiệm vụ tuần tra trên biển, xuồng của các đồng chí bị sóng gió ập đến. Đồng chí Cường bị sóng đánh rơi khỏi xuồng. Thấy Cường bị rơi xuống biển, đồng chí Công đã không ngần ngại hiểm nguy lao xuống biển đến cứu đồng đội. Tuy là người bơi lặn giỏi nhất trong tổ tuần tra, nhưng với sức mạnh và sự hung dữ của sóng gió đại dương, cả hai đồng chí đã hy sinh. Cũng trong thời điểm ấy, vợ đồng chí Công ở quê nhà vừa sinh một cô con gái, nhưng anh đã mãi ra đi và không bao giờ được nhìn thấy mặt con của mình”.
Tại đảo Đá Lớn, câu chuyện này tiếp tục được một thành viên tổ công tác Lữ đoàn 146 cho chúng tôi biết thêm: “Ba trong 4 ngôi mộ đặt tại đảo Nam Yết là liệt sĩ hy sinh tại đảo Đá Lớn”
Vì tổ quốc còn khó khăn nên không thể đưa thi hài các anh về ngay với đất mẹ. Các anh nằm lại với đồng đội, nằm lại với cát và nước Trường Sa, mà thời gian nằm lại sẽ lâu gấp 2-3 lần thời gian cải cát trên đất liền.
Vậy là chuyện hy sinh không phải chỉ có chuyện của hôm qua. Ngày hôm nay, dù Nhà nước và Nhân dân luôn hướng về biển đảo nhưng khó khăn, thiếu thốn của người lính đảo xa không phải đã hết. Không chỉ có khó khăn mà còn có cả hy sinh và mất mát. Nhưng cao hơn cả, đó là tấm lòng người lính đảo. Người lính đảo hôm nay luôn chắc tay súng bảo vệ biển đảo tổ quốc cho dù máu của các anh có thể đổ.
Đảo Nam Yết cách bán đảo Cam Ranh 318 hải lý, nằm ở 100 10’ 46’’ vĩ độ Bắc, 1140 22’ 1” kinh độ Đông. Hướng Đông Bắc cách 14 hải lý có đảo Sơn Ca. Đông Bắc cách 19 hải lý có đảo Đá Thị, Đông Nam cách 20 hải lý có bãi đá Ba Đầu. Hướng Nam cách 21 hải lý có đảo Sinh Tồn. Hướng Tây cách 9 hải lý có bãi đá Ga Ven (Trung Quốc đang chiếm giữ bất hợp pháp), là một trong những đảo có vị trí chiến lược quan trọng trên quần đảo Trường Sa, Tây Bắc cách 11 hải lý có đảo Ba Bình (Đài Loan đang chiếm đóng trái phép).
Vị trí Nam Yết trong thế chân kiềng vững chãi Sơn Ca- Nam Yết- Đá Thị trên Biển Đông |
Đảo có hình bầu dục, bề ngang nằm theo hướng Đông Tây và thay đổi hình dáng theo mùa do tác động của sóng gió. Đây là đảo nổi có diện tích lớn thứ 2 trong quần đảo Trường Sa, độ cao của đảo so với mực nước biển chừng 0,8m, chất đất trên đảo tương đối tốt, trải qua quá trình cải tạo nên đảo có nhiều cây bóng mát như mù u, phong ba, bàng vuông.
Qua thời gian và bàn tay cần mẫn, chăm chỉ lao động của cán bộ, chiến sỹ đã khoác cho đảo một màu xanh của cỏ cây. Các loại như dừa, xoài, đu đủ… và một số giống cây thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, trong đó có cây nhàu, một loại cây thuốc quý, được người lính ở đây đặt tên cho nó là cây cà phê dại.
Đảo Nam Yết nhìn từ trên cao (Ảnh: Quân đội Nhân dân) |
Tuy nguồn nước ngọt và thổ nhưỡng, khí hậu ở đây không thuận lợi như ở đảo Trường Sa và đảo Song Tử Tây nhưng nhờ ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết khắc phục khó khăn Đảo Nam Yết đã tự túc được nhu cầu rau xanh và một phần thực phẩm. Năm 2012 cán bộ, chiến sỹ đảo Nam Yết đã thu được gần 17.092 kg rau xanh; 1.983 kg cá các loại; 2.387 kg thịt gia súc, gia cầm và 1.215 quả trứng gia cầm. Tổng giá trị ước đạt trên 250 triệu đồng. Số tiền trên sau khi được trích đưa vào đầu tư tái sản xuất, số còn lại được đưa vào chi ăn thêm cho bộ đội nhân dịp các ngày lễ, ngày tết truyền thống, ngày kỷ niệm.
Cây phong bà vẫn luôn tươi tốt, nở hoa trên đảo Nam Yết (Ảnh Hồng Chuyên) |
Đảo Nam Yết được đánh giá là đảo đẹp nhất về cảnh quan môi trường của quần đảo Trường Sa. Trên nền cát bỏng, trơ cằn sỏi đá, san hô ngày nào giờ đã xanh xanh những rặng dừa thi gan cùng gió bão, nắng mưa, bám trụ kiên cường với những người lính giữa đảo. Cán bộ luôn làm tốt công tác cứu hộ cứu nạn, giúp đỡ ngư dân Việt Nam và các đối tượng khác bị nạn trên vùng biển quản lý.
Và chuyện gần 40 năm về trước
Cách đây 38 năm trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 lịch sử, sau chiến thắng vang dội của ta ở mặt trận Buôn Mê Thuột, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa và một số tỉnh, thành khác. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải Quân, một bộ phận của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tiến ra giải phóng quần đảo Trường Sa. Sau khi giải phóng đảo Song Tử Tây và đảo Sơn Ca hệ thống phòng thủ của địch trên quần đảo Trường Sa bị đe dọa nghiêm trọng. Đảo Nam Yết mặc dù là trung tâm chỉ huy của địch ở quần đảo Trường Sa nhưng chúng vẫn không thể kháng cự được trước khí thế tiến công như vũ bão của quân giải phóng, buộc sở chỉ huy của bọn chúng phải rút chạy.
Chớp thời cơ, lực lượng của ta nhanh chóng tiến công giải phóng đảo. Lúc 10 giờ 30’ ngày 27/4/1975 ta hoàn toàn làm chủ Đảo Nam Yết. Lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc tượng trưng cho ý chí quyết chiến, quyết thắng đã phần phật tung bay trên mốc chủ quyền trong nắng, gió Trường Sa. Và từ đó đến nay lớp lớp cán bộ, chiến sỹ đảo Nam Yết luôn phát huy truyền thống của Lữ đoàn Trường Sa anh hùng, sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ, đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Xây dựng đảo ngày càng vững mạnh xứng đáng với niềm tin yêu, sự quan tâm ưu ái mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Lính đảo Nam Yết chuẩn bị đón khách lên đảo (Ảnh Hồng Chuyên) |
Trải qua gần 40 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sỹ của đảo Nam Yết đã lập được nhiều thành tích tiêu biểu góp phần tô thắm truyền thống “Chiến đấu anh dũng, đoàn kết chủ động, khắc phục khó khăn, giữ vững chủ quyền” của Đoàn Trường Sa anh hùng.
Đảo đã vinh dự được Bác Tôn tặng lẵng hoa năm 1975 và 1979. Năm 1985, đảo vinh dự đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất. Năm 2003 được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Chiến công hạng Ba. Đặc biệt, ngày 22-12-2004, cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết được Nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quý đơn vị “Anh hùng LLVTND”.
Hiện nay các công trình quốc phòng và dân sinh được xây dựng khá vững chắc, xung quanh đảo được bao bọc bởi hệ thống tường chắn sóng kiên cố, có bến cập xuồng, trên đảo đã có nhà 2 tầng và nhiều nhà kiên cố khác, bảo đảm nơi ăn, ở, làm việc cho cán bộ chiến sỹ, đảo có trạm thu phát tín hiệu truyền hình từ vệ tinh, hệ thống năng lượng sạch và nhiều phương tiện phục vụ đời sống tinh thần cho bộ đội.
Đến Nam Yết, chúng tôi thật sự mừng vui vì thấy được sức sống của đảo hôm nay, thấy được tinh thần kiên cường của các anh lính đảo. Vượt qua tất cả những khó khăn, hy sinh mất mát rình rập phía trước, người lính đảo luôn chắc tay súng bảo vệ vững chắc biển đảo quê hương. Nhưng, cũng không thể nguôi được những hy sinh mất mát của các anh. Qua bài viết nhỏ này, xin gửi đến các anh, những người đã ngã xuống để giữ gìn biển đảo quê hương một nén tâm hương thành kính.
Hồng Chuyên
Báo Bưu điện
Chinh phục bài thi tiếng Anh quốc tế được thiết kế riêng cho học sinh THCS
Submitted by nlphuong on Mon, 09/09/2013 - 21:15(ICTPress) - Cùng với không khí sôi động chào đón một năm học mới bắt đầu, cuộc thi Vô địch TOEFL Junior (TOEFL Junior Challenge) 2013 đã được phát động.
Cuộc thi TOEFL Junior Challenge 2013 tạo cơ hội cho học sinh trung học cơ sở (THCS) Việt Nam được tiếp cận và thử sức với các bài thi tiếng Anh theo chuẩn quốc tế “hot” nhất hiện nay trên thế giới.
Ban tổ chức cuộc thi, công ty IIG Việt Nam - Đại diện chính thức và duy nhất của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar đã phát động cuộc thi năm nay trên quy mô lớn, cụ thể: tại Hà Nội, IIG Việt Nam phối hợp với Language Link Việt Nam - trung tâm khảo thí TOEIC và TOEFL tại miền Bắc, ủy quyền bởi IIG Việt Nam; tại Đà Nẵng và Huế: IIG Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Huế; tại Hồ Chí Minh: IIG Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh và tại Đồng Nai: IIG Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT Đồng Nai tổ chức.
Cuộc thi sẽ được tổ chức 3 vòng thi. Vòng 1 của cuộc thi diễn ra ngày ngày 6/10/2013, học sinh sẽ làm bài thi trắc nghiệm tiếng Anh (trên giấy). Vòng 2 vào ngày 27/10/2013 thi bài thi TOEFL Junior quốc tế (trên giấy). Vòng 3 (ngày 9 - 10/11/2013) thi bài thi TPO quốc tế trên máy tính (TOEFL Practice Online).
Được thiết kế riêng cho học sinh lứa tuổi thanh thiếu niên, TOEFL Junior hiện là công cụ hữu hiệu nhất để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của học sinh bậc phổ thông một cách toàn diện ở cả hai lĩnh vực: học thuật và xã hội. Bên cạnh đó, khi kết hợp với bài thi TPO (TOEFL Practice Online - được thiết kế như bài thi TOEFL iBT chính thức, chấm điểm trên tiêu chí của bài thi TOEFL iBT), học sinh sẽ được đánh giá một cách khách quan và trực tiếp 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và phản ánh chính xác trình độ tiếng Anh của mình.
Sau thời gian phát động, cuộc thi đã nhận được sự ủng hộ lớn từ phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu các trường THCS trên cả nước.Trong cuộc thi năm nay, BTC khuyến khích các trường tổ chức vòng sơ loại cấp trường để có thể lựa chọn các thí sinh xuất sắc nhất của mình từ đó giúp các em có những bước chuẩn bị tốt nhất cho các vòng thi quốc gia với bạn bè cả nước.
Sôi động tại miền Bắc, cuộc thi đã được phát động tại hơn 150 trường THCS và không khí chuẩn bị ôn tập và các vòng thi cấp cơ sở đã và đang được các trường tiến hành nhằm lên “dây cót tinh thần cho học sinh tại Vòng 1 vào ngày 6/10/2013 tới.Khởi động tại miền Trung, tất cả các trường THCS tại hai thành phố lớn: Huế và Đà Nẵng cũng đã có kế hoạch triển khai cuộc thi trên toàn địa bàn thành phố. Chỉ còn 3 tuần nữa sẽ hết hạn đăng ký tham dự cuộc thi nên các thí sinh miền Trung cần phải nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục của mình.
Tin vui cho các thí sinh khu vực miền Nam: cuộc thi Vô địch TOEFL Junior dành cho học sinh THCS đã được Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh công nhận như một kỳ thi học sinh giỏi Tiếng Anh cấp thành phố để đẩy mạnh phong trào và nâng cao chất lượng học tiếng Anh của học sinh THCS trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy, các thí sinh xuất sắc nhất của cuộc thi khu vực miền Nam sẽ nhận được bằng khen của Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh.
Tại Đồng Nai, cuộc thi diễn ra sớm hơn và các thí sinh của Đồng Nai đã và đang gấp rút để bước vào vòng thi bài thi TOEFL Junior quốc tế trong tháng 9 này.
Ông Simmy Ziv El, Giám đốc cao cấp phụ trách đào tạo của ETS và ông Đoàn Hồng Nam, Chủ tịch IIG Việt Nam trao giải Nhất cho Phạm Hoàng Long, học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm, Hà Nội tại cuộc thi TOEFL Junior Challenge 2012 |
Với cơ cấu giải thưởng Quốc gia vô cùng hấp dẫn gồm 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 20 giải Ba, 74 giải Khuyến khích cùng rất nhiều giải thưởng cho mỗi Khu vực, các thí sinh tham dự sẽ có cơ hội nhận nhiều phần quà lớn từ Ban Tổ chức với tổng trị giá giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Quan trọng hơn, khi tham gia cuộc thi này, các em sẽ có cơ hội được sở hữu chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL Junior do Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) cấp, có giá trị toàn cầu (toàn bộ các thí sinh được lọt vào vòng 2 và tham dự bài thi TOEFL Junior quốc tế sẽ được nhận chứng chỉ này).
Cuộc thi sẽ là cơ hội có “một không hai” để các thí sinh được đích thân đại diện cấp cao của Viện Khảo Thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) vinh danh tại Lễ Tổng kết dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11/2013.
Các em quan tâm có thể đăng ký tham dự tại: http://toefl.com.vn/toefljunior.
X.T
Tuần lễ phim Nhật Bản: Cùng nghĩ cách phòng chống và khắc phục thiên tai
Submitted by nlphuong on Mon, 09/09/2013 - 07:25(ICTPress) - Nhân dịp kỷ niệm năm quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam 2013, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam giới thiệu Tuần lễ Phim Nhật Bản Mùa thu 2013 sẽ diễn ra từ thứ Sáu ngày 13 đến Chủ nhật, ngày 15/9/2013 tại Hà Nội.
Hai năm rưỡi đã trôi qua kể từ ngày xảy ra thảm hoạ động đất và sóng thần 11/3 vùng Tohoku. Mọi nỗ lực cho sự phục hồi sau thảm hoạ cũng đã được thực hiện, song những vết sẹo mà nó để lại vẫn còn đó. Nhưng điều đáng buồn hơn nữa đó là những ký ức về thảm họa đang dần bị phai nhạt theo năm tháng.
Để những ký ức về thảm hoả không bị rơi vào quên lãng, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam quyết định tổ chức một tuần lễ chiếu phim đặc biệt về các thảm hoạ tự nhiên xảy ra ở Nhật Bản, trong đó là hai thước phim tài liệu quý giá mà chúng tôi có được về thảm họa xảy ra ngày 11/3.
Tuần lễ phim sẽ mở đầu bằng bộ phim tài liệu “Đài phát thanh Hy vọng” (2012), đó là những hình ảnh phản ánh chân thật nhất về cuộc sống khó khăn của người dân ở một thị trấn ven biển, mặc dù bản thân họ đều là những nạn nhân của thảm hoạ ngày 11/3, nhưng họ đã thành lập một đài phát thanh với mong muốn được đem lại tiếng cười cho những nạn nhân khác. Bộ phim tài liệu này đã tạo được thành công lâu dài kể từ lần đầu ra mắt trình chiếu tháng 4 năm 2012 vì đã mang tới cho người xem niềm hy vọng.
Bộ phim “Thắp sáng Nhật Bản” (2012) cũng là một bộ phim tài liệu khác có liên quan đến thảm hoạ ngày 11/3. Bộ phim kể về hành trình gian nan của nhóm bạn trẻ khi đi đến những khu vực bị tàn phá nặng nề ở vùng Tohoku, với nỗ lực duy trì một nét văn hoá truyền thống lâu đời của Nhật Bản, đó là pháo hoa cầu hồn, nhằm tiếp thêm sức mạnh ý trí cho người dân những nơi đây. Sự nỗ lực đầy nhiệt huyết ấy đã khiến cho chúng ta cảm thấy hy vọng hơn vào tương lai, cũng như luôn nhớ về ngày 11/3 ấy.
Bên cạnh đó, các phim thuộc thể loại phim truyện cũng được trình chiếu. Bộ phim “Éclair- Hành trình ngọt ngào” (2011) là một câu chuyện lấy bối cảnh thời hậu Thế chiến II kể về sự sống sót thần kỳ và đầy mạnh mẽ của một cậu bé mồ côi mà chỉ cần suy nghĩ về bánh kẹo và hát một bài hát. Bộ phim được khởi quay vào năm 2010 ở một số địa điểm thuộc Tỉnh Miyagi, nơi mà thảm hoạ động đất và sóng thần vùng Đông Bắc Tohoku ngày 11/3 càn quét một năm sau đó. Hầu hết những địa điểm quay phim sau này đều bị sóng thần cuốn sạch và đã có rất nhiều tình nguyện viên và cộng tác viên của đoàn phim là nạn nhân của thảm hoạ. Đối mặt với sự thật vào thời điểm ấy, Akio, diễn viên chính của bộ phim đã vô cùng đau buồn và thương tiếc cho cảnh vật đã biến mất và cho những người đã khuất, đồng thời cũng không quên hy vọng cho một sự phục hồi.
Cuối cùng là “Chú chó WANKO”, một bộ phim nói về cuộc sống của một chú chó sống cùng một gia đình trên một hòn đảo nhỏ có tên là Miyakejima, nơi có núi lửa hoạt động. Dựa trên một câu chuyện có thật, bộ phim đã lấy đi biết bao nước mắt của khán giả vì bi kịch mà gia đình và chú chó đã phải trải qua.
Ban tổ chức hy vọng các khán giả sẽ lưu lại ký ức về thảm hoạ ngày 11/3 và cùng suy ngẫm về những điều quý giá của cuộc sống sau khi xem các bộ phim. Phim trình chiếu có phụ đề tiếng Việt và tiếng Anh. Vé vào cửa phát miễn phí tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Địa điểm chiếu phim: Phòng chiếu 5, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Lịch chiếu:
Thứ sáu, ngày 13 tháng 9: 19:00 Phim tài liệu Đài phát thanh Hy vọng (2012)
Thứ bảy, ngày 14 tháng 9:
10:00 Chú chó WANKO (2011)
14:00 Thắp sáng Nhật Bản (2012)
16:00 Đài phát thanh Hy vọng (2012)
19:30 Phim truyện “Eclair - Hành trình ngọt ngào” (2011)
Chủ nhật, ngày 15 tháng 9
10:00: Phim tài liệu “Thắp sáng Nhật Bản” (2012)
14:00: Phim truyện “Eclair - Hành trình ngọt ngào” (2011)
16:00 Phim truyện Chú chó WANKO (2011)
Vé phát miễn phí tại: Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, [Giờ mở cửa: 9h30 - 18h00, phát các ngày trong tuần].
Bảo Ngọc
Đánh bại Istanbul và Madrid, Tokyo đăng cai tổ chức Olympics 2020
Submitted by nlphuong on Sun, 08/09/2013 - 06:10(ICTPress) - Tokyo đã dành được quyền tổ chức Thế vận hội mùa hè 2020 sau khi vượt qua các đối thủ cùng đệ đơn đăng cai là Istanbul và Madrid.
Thủ đô của Nhật Bản vừa dành được chiến thắng này vào tối ngày 7/9 sau một cuộc bỏ phiếu kiến được diễn ra tại phiên họp lần thứ 125 của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) tại Buenos Aires, Argentina. Có tổng số 94 nước thành viên IOC đã bỏ phiếu. Tokyo đã vượt qua Istanbul với 60 phiếu so với 36 phiếu ở vòng cuối của quá trình chọn thủ đô đăng cai. Thổ đô Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua Madrid ở vòng quyết định thứ nhất.
“Chúc mừng thành phố Tokyo vượt qua vòng bỏ phiếu kín để đăng cai tổ chức Thế Vận hội mùa hè 2020”, Chủ tịch IOC Jacques Rogge chúc mừng trong một thông báo của tổ chức này.
Tokyo đã từng tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 1964 và cũng được chọn tổ chức Thế vận hội 1940 nhưng đã bị hoãn do Thế chiến thứ II.
Tài khoản Twitter chính thức của Olympics Tokyo 2020 (@Tokyo2020jp) đã ăn mừng thời khắc này bằng đăng tải một bức ảnh để kỷ niệm chiến thắng này.
Các nhà tổ chức Nhật Bản cũng chúc mừng hai đối thủ Istanbul và Madrid, hai thành phố chỉ thất bại vào thời điểm bỏ phiếu kín vòng 3.
Về phần mình, tài khoản Twitter chính thức của Thế vận hội đã đăng tải một bức ảnh của những người tổ chức Nhật Bản đã phản ứng trước tin mừng này:
Bảo Ngọc
Life & English: “A weekend”
Submitted by nqmhien on Sun, 08/09/2013 - 01:04Last Saturday, I stayed at home. First, I got up and had breakfast. My family ate rice and eggs. Then I did homework, it was very easy. I played badminton with my friend. After that, my family went to the zoo. There were so many animals. I ate cotton candy and drank soda pop. I went to swimming pool. I could swim. I went to market with my mother. I bought many things such as: fish, meat, vegetables…
In the afternoon, I played game with my younger brother. It was funny. I went to toy shop and bought a doll. My family had dinner and watched TV. Finally, we went to bed. It was a happy day with my family.
Sunday, I write about my happy Saturday.
How is your weekend? Tell me.
Author: Tran Kim Anh
Editor: Maria Aili
Wider World Language Center: widerworld.edu.vn
Hay và tuyệt vời như… ngành Kỹ thuật!
Submitted by nlphuong on Fri, 06/09/2013 - 08:00Câu chuyện của Lê Trung Hiếu, chàng sinh viên kỹ thuật vừa ra trường và có được cơ hội đào tạo thực tế 4 năm tại Anh, Úc và Singapore.
Hiếu đã được Hội đồng Anh Việt Nam lựa chọn là gương mặt Đại sứ Tuổi 20, nhân dịp Hội đồng Anh đưa những giáo sư hàng đầu ngành kỹ thuật của Vương quốc Anh sang Việt Nam để thực hiện Sterling Tour 2013 với Buổi nói chuyện Kỹ thuật Kiến tạo Tương lai.
Lọt vào Vòng Chung kết năm Olympia 2008, Thủ khoa Đại học Hàng hải với số điểm 29,75. Giành học bổng vào thẳng Đại học của Anh mà không phải qua khóa Foundation và A-level. Trở thành Đại sứ Sinh viên của Đại học Southampton, một trong 40 sinh viên kỹ thuật xuất sắc của Vương quốc Anh được nhận Giải thưởng Lãnh đạo trẻ của Hiệp hội Kỹ sư Hoàng gia Anh. Vượt qua 280 đội đến từ khắp nước Anh để đứng trong top 5 cuộc thi kinh doanh IBM University Business Challenge. Hiếu cũng là 1 trong 20 người đoạt giải trong cuộc thi Nước Anh trong mắt tôi 2013.
Hiếu đi đón các bạn sinh viên quốc tế tại sân bay Heathrow |
Đó là liệt kê chưa đầy đủ về Lê Trung Hiếu. Nhưng có lẽ, ở chàng trai chuyên Toán đất Cảng này, những ý tưởng luôn thường trực trong đầu, thái độ sống nồng nhiệt và đam mê kỹ thuật khiến những câu chuyện Hiếu kể thực sự trở nên hấp dẫn và truyền cảm hứng đến người nghe.
Vấp ngã ở BP
Học xong năm thứ hai chương trình Thạc sỹ ngành Kỹ sư Tàu thủy, Đại học Southampton, một đại học danh tiếng về chuyên ngành Kỹ thuật nằm trong Sterling Group, Hiếu hân hoan khi được nhận vào thực tập tại công ty năng lượng BP, xếp hạng 5 trong số những công ty lớn nhất thế giới. Thông thường, những sinh viên sau khi đã thực tập trong hè năm thứ hai sẽ tiếp tục được mời thực tập trong hè tiếp theo. Nhưng Hiếu thì không!! Nhớ lại thời điểm đó, Lê Trung Hiếu tâm sự: ‘Có lẽ tính cách của em quá ‘mạo hiểm’ đối với BP. BP là một công ty dầu khí lớn, do đó ít khi chấp nhận rủi ro. Mà em thì lúc nào cũng đầy ắp các ý tưởng mới và muốn thử nghiệm (cười).’ Ngay cả sếp phụ trách Hiếu ở BP cũng khuyên em nên tìm một công ty nào trẻ hơn và năng động hơn để bắt đầu vì nó sẽ phù hợp hơn với Hiếu.
Nghe theo lời khuyên chân thành của sếp, mùa hè năm sau, Hiếu đã đăng ký và được nhận vào thực tập tại công ty Tư vấn Kỹ thuật và Hàng hải London Offshore Consultants (LOC). Trong kỳ thực tập tại chi nhánh Singapore của London Offshore Consultants, Hiếu được ‘tận tay’ hỗ trợ làm 3 dự án thực tế, một dự án mô phỏng và tính toán độ ổn định của một tàu chở dầu trên biển, một dự án mô phỏng vụ va chạm giữa hai tàu biển mà công ty nơi Hiếu thực tập được giao giải quyết và một dự án về tính toán sự rung lắc trong bão của một tàu container. Với sư khiêm tốn học hỏi và hiệu quả làm việc tốt, Hiếu được đề nghị tiếp tục tham gia chương trình đào tạo thực tế 4 năm tại Anh, Úc và Singapore của London Offshore Consultants khi em vừa ra trường.
Hiếu cùng những người đồng nghiệp tại công ty LOC |
Hiếu nói: “Em rất vui khi được mời làm Đại sứ của Hội đồng Anh và có thể truyền cảm hứng cho các bạn trẻ lựa chọn học ngành kỹ thuật. Khi đi du học, em biết rằng ngay cả những quốc gia phát triển như Anh hay Mỹ cũng đang vô cùng “khát” nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, nên em tin rằng một đất nước đang phát triển như Việt Nam lại càng cần hơn. Ngày trước, khi em thi đại học, ngành của em có vẻ như bị lép vế trước ngành tài chính, ngân hàng, ngoại thương. Nhưng khi đi du học em mới thấy sinh viên ngành kỹ thuật được các công ty tìm kiếm và tin tưởng trao cho cơ hội làm việc ngay từ khi còn chưa ra trường.”
Sinh viên Kỹ thuật làm kinh doanh!
Nghe có vẻ hơi đặc biệt, nhưng đây chính là điều mà khoa kỹ thuật nơi Hiếu theo học đã khuyến khích sinh viên của mình. Khoa cấp kinh phí để sinh viên thành lập các đội tham dự cuộc thi IBM University Business Challenge. Trường Southampton rất chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cũng như kỹ năng kinh doanh cho sinh viên kỹ thuật, vì họ nhận ra rằng nếu sinh viên kỹ thuật học hỏi được những kỹ năng đó thì có khả năng rất lớn sẽ trở thành những người chủ của các công ty tương lai.
280 đội thi trên toàn Vương quốc Anh tham gia thử thách kinh doanh trong năm tuần. Nhiệm vụ là trở thành ban lãnh đạo của một công ty ảo; các đội sẽ phải lên kế hoạch sản xuất, định giá và lập kế hoạch bán sản phẩm. Nếu giá quá cao thì không bán được hàng, còn nếu để giá quá thấp thì hàng lại hết quá nhanh; khi khách cần lại không có, dẫn đến việc không làm vừa lòng khách hàng.
Nhận được thông tin về cuộc thi qua email, Lê Trung Hiếu đã lên mạng tìm hiểu kỹ và quyết định nắm lấy cơ hội vì Hiếu thấy rằng đây là cơ hội tuyệt vời để Hiếu có thể rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm. Chưa có kinh nghiệm kinh doanh, cả đội năm người lần mò trong những tuần đầu với kết quả khá bi quan, thậm chí đứng áp chót bảng sau tuần thứ hai. Và rồi mọi chuyện thay đổi khi nhóm lợi dụng thế mạnh về Toán và khả năng sử dụng Excel của sinh viên kỹ thuật để mô phỏng thị trường ảo. Chức năng này đã trợ giúp cho việc tính toán doanh thu lợi nhuận một cách nhanh chóng trong các trường hợp khác nhau, do đó trợ giúp cho nhóm đưa ra những quyết định chính xác Nhờ vậy, nhóm của Hiếu đi dần đến bán kết, chung kết và kết thúc với vị trí thứ Năm.
Hiếu nói cuộc thi IBM University Business Challenge đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời sinh viên của em. Hiếu đã học được những bài học quý giá về phương pháp làm việc nhóm, động viên tinh thần cho mọi người khi kết quả không được như ý cũng như những kiến thức về công việc kinh doanh. Hiếu bảo: “Em thi nhiều nhưng gần như không được giải nhất bao giờ, nhưng có khi thế lại tốt. Nhìn người ta được giải nhất để mình còn biết cần phải cố gắng nhiều hơn nữa”. Bấm vào đây để xem video của Hiếu tại cuộc thi.
Hãy chọn trường của tôi!
Năm thứ nhất, Hiếu đã tham gia tình nguyện cho các hoạt động của trường liên quan đến STEM (Science, Technology, Engineering and Math) (Khoa học, Kỹ Thuật, Cơ khí và Toán học). Năm thứ hai, em trở thành Đại sứ của Khoa nơi mình học và đến năm thứ ba em trở thành Đại sứ Sinh viên của Đại học Southampton với “sứ mệnh” thuyết phục sinh viên tương lai lựa chọn Southampton.
Một hoạt động mà Hiếu rất tâm đắc là khi em được phân công phụ trách một nhóm bảy đến tám sinh viên tiềm năng, đưa các em đi tham quan khuôn viên, cơ sở vật chất trường. Mỗi nhóm với sự hướng dẫn của Đại sứ sinh viên sẽ tham gia vào thử thách “Thiết kế, thử nghiệm và xây dựng mô hình tàu cao tốc bằng xốp, gỗ và động cơ” Đây là dịp kiểm nghiệm khả năng thiết kế, tư duy logic của các em học sinh cũng như truyền cảm hứng để các em yêu ngành kỹ thuật hơn. Nhóm nào thắng cuộc sẽ được thưởng 100 bảng Anh còn Đại sứ hướng dẫn cũng được trường trả ‘lương’ 7,2 bảng một giờ.
Lê Trung Hiếu nói: ‘Em thực sự yêu thích ngành kỹ thuật. Trước đây, với vai trò đại sứ của Đại học Southampton, em đã có dịp chia sẻ tình yêu đó với các em sinh viên ở Anh và bây giờ, em rất vui khi một lần nữa được chia sẻ tình yêu đó với các bạn Việt Nam. Là Đại sứ của Sterling Tour 2013, em hy vọng các bạn sẽ đến gặp gỡ các giáo sư hàng đầu chuyên ngành kỹ thuật của Anh để tìm cơ hội cho chính mình trong các chương trình giao lưu tại Hà Nội (Thứ Ba ngày 10/9), Đà Nẵng (Thứ Sáu ngày 13/9) và TP. Hồ Chí Minh (Thứ Hai ngày 16/9).
Nguồn: Hội đồng Anh