Syndicate content

Chuyện dọc đường

“Ngắm nhìn bầu trời bao la” - Nghệ thuật video mới từ Đức

(ICTPress) - 13 tác phẩm Video của các sinh viên từ các trường Đại học nghệ thuật của Đức đã được chọn lựa để trình chiếu trong khuôn khổ Triển lãm nghệ thuật sắp đặt Video "Ngắm nhìn bầu trời bao la" được tổ chức tại các viện Goethe trên toàn thế giới.

Vào ngày 11/10, Giám tuyển, TS. Renate Buschmann sẽ có buổi thuyết trình tại viện Goethe về quá trình sáng tạo các tác phẩm và chia sẻ những thông tin mới nhất về bối cảnh làm phim Video tại Đức. Các Video sẽ được chiếu liên tục trên màn ảnh và sẽ được chiếu triển lãm đến hết ngày 20/10 tại viện Goethe.

Cảnh tượng bầu trời bao la luôn được liên hệ mật thiết với những ý tưởng về sự tự do và phóng khoáng. Nếu đường chân trời xa thẳm tượng trưng cho những miên man vô định của dòng suy nghĩ, thì bầu trời xanh trong cao vời vợi của buổi ban mai hay khung trời đêm đầy sao lại là những mã hiệu của sự hùng vĩ uy nghi. Những hình ảnh đó cũng gợi nhớ đến những ký ức tuổi thơ của chúng ta, khi ta say sưa tưởng tượng ra vô vàn những bức tranh từ những đám mây tụ lại, hay khi ta trầm trồ kinh ngạc trước vũ trụ vô biên.

“Ngắm nhìn Bầu trời Bao la” - tiêu đề được lựa chọn cho chương trình nghệ thuật video đương đại với hi vọng rằng những ý tưởng và ảo ảnh trong các tác phẩm sẽ vươn xa mãi, và rằng mọi giới hạn, dù theo hướng nào chăng nữa, cũng chỉ tồn tại nơi trời xanh xa vời. Các tác phẩm đáp ứng yêu cầu về chủ đề với một sự đa dạng đáng kinh ngạc về mô-típ và cách thể hiện. Từ những câu chuyện kể và những phép dàn dựng mang tính hư cấu đến những lời khẳng định và trình diễn với những nét rất riêng, những bộ phim dựng từ những khuôn hình vay mượn đến những thước phim giả tài liệu. Các tác phẩm hướng tới chủ đề Bầu trời theo các cách khác nhau, đôi khi qua những quan sát và trải nghiệm nội quan mang đậm nét cá nhân, mặt khác lại tìm cách hình thành nên một viễn cảnh dựa trên những điều mênh mông, vô định.

TS. Renate Buschmann, Viện trưởng viện truyền thông nghệ thuật đa phương tiện Düssendorf (imai), là giám tuyển của triển lãm „Ngắm nhìn bầu trời bao la“. Vào ngày 11/10, bà sẽ có buổi thuyết trình tại viện Goethe Hà Nội nhằm giới thiệu khái quát về xu hướng phát triển trong lĩnh vực làm video tại Đức, đồng thời phân tích sự khác biệt giữa video nghệ thuật với các phim thử nghiệm hoặc phim truyện. Bên cạnh đó bà cũng giới thiệu về triển lãm „Ngắm nhìn bầu trời bao la“ và giải thích lí do, tại sao những tác phẩm trong triển lãm lại tiêu biểu cho nghệ thuật video trẻ tại Đức.

Nhân dịp sự kiện này bà sẽ có buổi trao đổi với các giám tuyển Việt Nam và các nghệ sỹ trẻ tại Hà Nội vào ngày 12.10.

Chương trình cụ thể:

Thuyết trình và chiếu phim “Ngắm nhìn bầu trời bao la” cùng TS. Renate Buschmann vào 18h Thứ 5, ngày 10.10.2013 tại sàn Art Laboratory, 40/18 Phạm Viết Chánh, P.19, Q. Bình Thạnh, TP HCM                       

Khai mạc với phần giới thiệu và chiếu phim “Ngắm nhìn bầu trời bao la” cùng TS. Renate Buschmann vào 18h30 thứ 6, ngày 11/10/2013 tại Viện Goethe Hà Nội, 56-58 Nguyễn Thái Học

Thảo luận với giám tuyển, TS. Buschmann tại Viện Goethe:

+ 09h-12h ngày 12/10/2013: Lịch sử triển lãm và vai trò của giám tuyển. TS. Buschmann chia sẻ về công việc của mình trong vai trò giám tuyển và giải thích ý nghĩa thực tế của giám tuyển thông qua ví dụ về các triển lãm. Ngoài ra bà cũng giới thiệu về viện nghệ thuật truyền thông Düssendorf (imai).

+ 14h30-17h30 ngày 12/10/2013: Nhiếp ảnh và nghệ thuật video trong thời đại kĩ thuật số và tương lai của nghệ thuật truyền thông. TS. Renate Buschmann sẽ có lời dẫn nhập vào chủ đề buổi thảo luận và sau đó trao đổi nhận xét về các tác phẩm của các nghệ sỹ nhiếp ảnh và các nghệ sỹ làm video trẻ.                                                                                

Triển lãm từ ngày 12/10/2013 - 20/10/2013, mở cửa hàng ngày từ 9h đến 19h tại Viện Goethe Hà Nội, 56 - 58 Nguyễn Thái Học.

 Bảo Ngọc

Life & English: “Unlimited Letters”

“Unlimited Letters” is name of Exhibition from 29 Sep to 06 Oct 2013 in Hanoi and Ho Chi Minh city.

“Unlimited Letters” project is organized in order to build up a space for young artists and designers to show their creativity. It gives them the opportunity to express their own style in writing letters so that people could gather and discuss about the alphabet with various art form by 35 members in different working fields.

There are 2 exhibition at the same time in 2 side ofVietnam: Hanoi and HCMC.

Beside showing 33 artworks, we are also printing 500 books about all the artists, designers who take part in Unlimited Letters to share their process or opinion. Hopefully the books would inspire you!

 (Source: http://www.thanhniennews.com & http://hanoigrapevine.com)

Chuyện bây giờ mới kể về chiếc iPhone đầu tiên

(ICTPress) - Trong một bài báo xuất bản trên New York Times ngày 4/10, tác giả Fred Vogelstein đã có cái nhìn thú vị hậu trường về sự chuẩn bị to lớn khi tiến tới việc thiết kế và sản xuất chiếc iPhone đầu tiên và sự kiện công bố sản phẩm này vào tháng 1/2007.

Ảnh: Ryan Anson/AFP/Getty Images

Câu chuyện bắt đầu về việc nhìn lại những khoảnh khắc "nước sôi lửa bỏng" trước khi bài phát biểu chính nổi tiếng cho tới nay được CEO Steve Jobs trình bày, Andy Grignon, một cựu kỹ sư cao cấp ở Apple, đã không thú vị về việc lái xe tới San Francisco trước sự kiện:

Nhưng khi Grignon lái xe hướng về phía Bắc, anh không thấy thú vị chút nào. Anh cảm thấy lo lắng. Phần lớn các trình diễn sản phẩm trên sân khấu tại thung lũng Silicon được ghi hình lại. Suy nghĩ cứ tiếp diễn, liệu Internet chậm chạp hay sóng điện thoại di động (ĐTDĐ) rớt có thể ảnh hưởng đến bài diễn thuyết? Nhưng Jobs khăng khăng muốn trình diễn trực tiếp. Đó là một trong những điều làm cho họ bị thuyết phục. Phần đã trở thành truyền thuyết của Jobs là những trình diễn sản phẩm lớn đã không có trục trặc xảy ra. Nhưng đối với những người ở hậu trường, như Grignon, một số phần việc đã thực sự căng thẳng.

Grignon là giám đốc cấp cao phụ trách tất cả các phần vô tuyến trong iPhone. Đây là một công việc lớn. ĐTDĐ làm nhiều việc hữu ích không thể đếm hết được cho chúng ta ngày nay, nhưng về cơ bản, ĐTDĐ là liên lạc vô tuyến hai chiều. Grignon phụ trách thiết bị cho phép điện thoại là điện thoại. Nếu thiết bị này không thể thực hiện được gọi thoại, hay không kết nối với các tai nghe Bluetooth hay cài đặt WiFi, Grignon phải có trách nhiệm trả lời. Là một trong những kỹ sư đầu tiên của iPhone, Grignon đã dành 2,5 năm trong cuộc đời - 7 ngày/tuần - cho dự án này.

Grignon là một phần của nhóm tổng duyệt tại Apple và sau đó có mặt tại nơi công bố ở Trung tâm Moscone của San Francisco. Grignon đã chứng kiến Jobs thực hiện diễn thuyết suốt 90 phút mà không hề xảy ra bất cứ trục trặc nào. Jobs đã luyện tập trong 5 ngày, thậm chí vào ngày cuối trước khi công bố iPhone, điện thoại này vẫn thỉnh thoảng bị rớt cuộc gọi, mất kết nối Internet, bị treo hoặc đơn giản là bị tắt ngúm.

Vogelstein cũng đã tiết lộ các thông tin về các nhân viên chủ chốt trước đây của Apple như Tony Fadell và Scott Forstall liên quan tới một số tiền lớn dành cho phát triển (và hơn 150 triệu tiền mặt) được đổ vào để hiện thực tầm nhìn của Jobs.

Như bạn tưởng tượng, các hạn chót rất là căng thẳng:

Áp lực để hoàn thành các thời hạn của Jobs đặt ra rất khắc nghiệt mà các trao đổi bình thường nhanh chóng được chuyển thành các cuộc trao đổi chỉ toàn là những tiếng gào thét. Các kỹ sư đã kiệt sức rút khỏi các công việc của mình - sau đó trở lại làm việc vài ngày sau đó khi họ đã được ngủ đôi chút. Giám đốc nhân sự của Forstall, Kim Vorrath, đã từng đóng sập cánh cửa văn phòng của cô cực mạnh đến nỗi cánh cửa bị kẹt luôn và nhốt cô trong phòng, và các đồng nghiệp mất hơn 1 giờ để mở được cửa cho cô. “Chúng tôi đều đứng cả dậy để chứng kiến việc này. Một phần của việc này khá thú vị nhưng đó là một trong những khoảnh khắc nơi mà bạn nhớ lại và nhận thấy đã có những lời nói tục đến như thế nào được thốt ra”,  Grignon cho biết.

Nhưng như chúng ta đều biết, bài phát biểu chính của Jobs đã không gặp phải một vấn đề nhỏ nào và chiếc iPhone đầu tiên đã khởi đầu một cuộc cách mạng cho Apple. Dưới đây là một tuyên ngôn đầy đủ:

Cảm ơn bài trình bày không có vấn đề nào xảy ra và một chai Scotch, Gringon hạnh phúc cho biết:

Đến phút cuối, Grignon đã không chỉ được giải phóng; Grignon đã say. Grignon đã uống cả một chai Scotch để làm dịu thần kinh. “Và lúc đó chúng tôi đang đứng ở hàng thứ 5 hay điều gì đó - các kỹ sư, các giám đốc, tất cả chúng tôi - đều uống một chút Scotch sau mỗi phần trình diễn. Có khoảng 5 hoặc 6 người trong chúng tôi, và sau mỗi phần trình diễn, người phụ trách phần đó đều uống một ngụm. Khi phần trình diễn cuối cùng kết thúc - và chúng tôi đã ngà ngà say. Đó là buổi trình diễn hoàn hảo nhất mà bất cứ ai trong chúng tôi đã từng chứng kiến. Và phần còn lại của ngày hôm đó chỉ hoàn toàn dành cho nhóm iPhone. Chúng tôi dành toàn bộ thời gian còn lại của ngày hôm đó để đi uống trong thành phố. Đó là một khoảng thời gian nhếch nhác nhưng thật là tuyệt vời.

Trên đây là một phần của bài báo do Fred Vogelstein viết đáng để đọc trong ngày cuối tuần. Thực sự thì có một nỗ lực phi thường đằng sau chiếc iPhone đầu tiên.

HY

Hòa nhạc “Trống và Tiếng hát”

(ICTPress) - Nhân kỷ niệm 40 Năm hợp tác và hữu nghị ASEAN - Nhật Bản và Năm hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam hân hạnh giới thiệu chương trình hòa nhạc “Trống và Tiếng hát” vào các ngày Thứ Năm ngày 17/10 và Thứ Sáu 18/10/2013 tại Hà Nội.

Trống và Tiếng hát” là một chương trình âm nhạc đặc biệt được dàn dựng nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ của ASEAN - Nhật Bản và Nhật Bản - Việt Nam, với sự tham gia của 12 nghệ sĩ nhạc cụ bộ gõ truyền thống chuyên nghiệp đến từ 7 nước, gồm Việt Nam, Campuchia, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Brunei và Nhật Bản.

Như chúng ta có thể thấy trống Đông Sơn ở Việt Nam và những làn điệu mê hoặc của châu Á, trống và tiếng hát là những nhạc cụ nguyên thủy nhất trong khu vực đã cuốn hút con người qua từng thiên niên kỷ với sức mạnh nội tại và năng lượng.

Trống và Tiếng hát” như chúng ta mong chờ, sẽ mang lại âm nhạc đầy năng lượng, sức mạnh và sự lôi cuốn với những nhịp điệu đầy cảm xúc và giai điệu hài hòa làm rung động trái tim.

Hợp tác âm nhạc đặc sắc này được thiết lập qua một quá trình dài. Các nghệ sĩ châu Á đã trải qua tổng cộng 4 tuần làm việc tại Thái Lan (tháng 6 và 7/2013) và Việt Nam (tháng 8 và 9/2013) để làm quen, tìm hiểu về tính cách, văn hóa và định hướng sáng tạo của các thành viên trong dàn nhạc.

Để hỗ trợ dàn nhạc và sự hợp tác của các nghệ sĩ, nhà soạn nhạc kiêm đạo diễn danh tiếng Nhật Bản, bà Michiru Oshima, cũng tham gia dự án “Trống và Tiếng hát” với vai trò là đạo diễn âm nhạc. Với bề dày kinh nghiệm và loạt giải thưởng sáng tác âm nhạc cho truyền hình, phim hoạt hình và phim truyện, bà đã khéo léo dẫn dắt dàn trống để đạt được “sự hài hòa đa dạng” trong âm nhạc nguyên bản của họ.

Đại diện Việt Nam có hai nghệ sĩ nhạc cụ bộ gõ truyền thống tham gia. Đó là NSƯT Mai Liên từ Bá Phổ Nhạc đường với cây đàn T’rung và các làn điệu dân ca và NSƯT Minh Chí từ Nhà hát Chèo Việt Nam với các nhạc cụ bộ gõ của Chèo và dân tộc.

Nghệ sĩ Mai Liên và Minh Chí đều được đánh giá cao với các kỹ năng điêu luyện, kiến thức về âm nhạc truyền thống Việt Nam và sự linh hoạt của họ cho chương trình hợp tác quốc tế này. Sự tham gia của họ giúp các nghệ sĩ của “Trống và Tiếng hát” sáng tạo nên những nét âm nhạc mới độc đáo dựa trên chất liệu âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Trong số các nghệ sĩ châu Á tham gia biểu diễn còn có các nghệ sĩ tên tuổi như nghệ sĩ Tsubasa Hori từ Nhật Bản, từng là thành viên trong dàn trống “Kodo” huyền thoại của Nhật Bản và bản thân cô là một nhạc sĩ/nhà soạn nhạc, nghệ sĩ Myanmar Pyi Kyauk Sein từ Miến Điện chơi Pattalar (một loại mộc cầm của Miến Điện) với nhiều giải âm nhạc lớn như Giải Âm nhạc hay nhất trong Phim hay nhất tại Motion Picture Academy Awards năm 2012 ở Miến Điện, vv…

Chương trình biểu diễn của “Trống và Tiếng hát” sẽ được giới thiệu tại 6 nước ASEAN (Việt Nam, Campuchia, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Brunei) trong tháng 10 và tháng 11/2013, trước khi kết thúc tour diễn tại Bunkamura Orchard Hall ở Shibuya, Tokyo vào Thứ Tư ngày 18/12/2013.

Chương trình sẽ được công diễn thế giới qua hai buổi hòa nhạc tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội) vào 20h00 các ngày Thứ Năm 17/10 và Thứ Sáu 18/10/2013.

Vé của chương trình được phát miễn phí từ 9h00 ngày thứ Sáu 4/10/2013 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội/TEL 04-3944-7419).

Một số nhạc cụ bộ gõ được dùng biểu diễn trong chương trình:

Trống cái (Việt Nam): Là tên của chiếc trống bass truyền thống này, có nghĩa là “trống lớn”. Thân trống được làm từ gỗ mít, mặt trống được làm từ da trâu.
Chaiyam (Campuchia): Trống này dùng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật dân tộc. Thân trống được làm từ gỗ mít.
Sampho (Campuchia): Trống hai mặt. Mặt trống được làm từ da trâu hoặc bò, với dây căng xung quanh. Âm thanh của trống được chỉnh bằng cách bôi hỗn hợp bột gạo và tro lên giữa mặt trống.
Thon (trái), Rammana (phải) (Campuchia): Thon là trống nhỏ hình cái cốc được đặt lên đùi khi chơi. Mặt trống được làm từ da rắn hoặc da vòi voi, với dây song căng xung quanh. Rammana là trống có khung nông, mặt trống được đóng chốt đinh. Hai loại trống này thường được biểu diễn bởi cùng một nghệ sĩ.
Hsaing Waing (Miến Điện): Còn được gọi là pat waing. Khung gỗ được chạm khắc văn hoa xếp thành vòng tròn, một bộ trống từ 19 đến 23 chiếc được treo xung quanh phía trong. Nghệ sĩ biểu diễn ngồi ở trung tâm của vòng tròn đó, gõ và vuốt bộ trống bằng hai bàn tay, tạo âm điệu. Các trống này được chỉnh âm bằng cách bôi hỗn hợp bột gạo và tro lên giữa mặt trống.
Kyi Waing (trái), Maung Hsaing (phải) (Miến Điện): Kyi waing là một bộ cồng được treo trên khung hình vòng tròn, Maung hsaing là bộ cồng được treo trên khung hình chữ nhật.
Ranad Ek (Thái Lan): Là một loại mộc cầm (xylophone) với 21 đến 22 thanh tre hoặc gỗ cứng. Ranad là một thuật ngữ chung cho các loại xylophone, trong đó có kích cỡ khác nhau, Ranad ek có âm thanh cao hơn. Bàn phím được treo bằng dây vào một khung hình thuyền, có chức năng như một bảng cộng hưởng.
Kong Hang (Lào): Là trống một mặt với thân dài, thon. Đường kính của mặt trống thường vào khoảng 20cm, trong khi độ dài của thân trống có thể hơn một mét. Kong hang thường được chơi trong các lễ hội; nghệ sĩ biểu diễn vừa dùng tay vỗ trống vừa nhảy múa hoặc diễu hành.
Tar (Brunei): Trống một mặt với hàng vít mũ đính xung quanh. Loại nhạc cụ này bắt nguồn từ Trung và Cận Đông; được dùng biểu diễn tại Đông Nam Á nhằm giới thiệu Hồi giáo tới các nước trong khu vực. Trống Tar luôn được chơi cùng các bài hát và điệu múa của vùng Trung và Cận Đông.
Wadaiko (Nhật Bản): Trống đã được giới thiệu tại Nhật Bản trong thời cổ đại, và sau đó phát triển thành các hình thức biểu diễn khác nhau ở các vùng khác nhau trên cả nước. Phong cách trình diễn hiện tại được thay đổi sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Nét khác nhau chủ yếu là, trong phong cách truyền thống, các nghệ sĩ thường không biểu diễn cùng nhau, giờ đây, những chiếc trống này được sắp xếp thành một bộ, và nhiều nghệ sĩ trong nhóm có thể cùng biểu diễn. Trống taiko hiện đại kết hợp nhạc cụ truyền thống với phong cách biểu diễn đương đại.

Bảo Ngọc

“Những tấm gương tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh”

(ICTPress) - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của nhân dân Việt Nam.

Cả cuộc đời chiến đấu, hy sinh không mệt mỏi vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân; bằng cuộc sống thanh cao, giản dị, trong sáng và đạo đức cách mạng mẫu mực của một người cộng sản, Người là tấm gương sáng cho toàn thể cán bộ, nhân dân và để lại cho chúng ta một di sản tinh thần quý báu. Với nhân cách sáng ngời, Người mãi là một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản chân chính và cũng là tấm gương đạo đức bình dị cho mọi người, ai cũng có thể học tập và làm theo...

Để góp phần giáo dục truyền thống cách mạng và hưởng ứng Cuộc vận động sáng tác "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu cuốn sách "Những tấm gương tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh" của Đại tá Đỗ Sâm.

Trong suốt 41 năm quân ngũ và cho tới 82 tuổi hôm nay, Đại tá Đỗ Sâm đã dành nhiều thời gian để sưu tầm, ghi lại và lưu giữ nhiều tư liệu quý về những tấm gương sáng của thế hệ Hồ Chí Minh. Bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị, chính xác tác giả đã đưa chúng ta quay trở về với những trang sử hào hùng của dân tộc, giúp chúng ta từng bước tiếp cận với những tấm gương sáng, những con người tài năng, đáng khâm phục của đất nước. Họ có thể là những tướng chỉ huy tài giỏi trong quân đội, một chiến sĩ tình báo, một người thợ may, y tá hoặc có thể chỉ là một người bình thường nhưng trên cương vị của mình họ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và cống hiến hết mình cho dân tộc, đất nước, như vậy, họ xứng đáng là những tấm gương tiêu biếu của thời đại Hồ Chí Minh.

Mỗi bài viết, mỗi nhân vật trong cuốn sách là những mẫu người khác nhau, dòng thời gian, hoàn cảnh, vị trí, ngành nghề của họ trong xã hội cũng khác nhau, song đều cho ta thấy được những tấm gương sáng, đáng ngợi ca, học tập.

Cuốn sách không chỉ hay về nội dung hấp dẫn về hình thức với nhiều hình ảnh minh họa mà tính trung thực của lịch sử cũng được tác giả tôn trọng tuyệt đối. Tác giả đã vất vả đi nhiều nơi tìm gặp những nhân chứng sống để thuyết minh cho mỗi bài viết của mình. Hy vọng cuốn sách là tài liệu bổ ích cho mọi thế hệ, biết thêm được những kiến thức lịch sử, những cống hiến thầm lặng của con người đất Việt.

Cuốn sách cũng nhắc nhở mỗi chúng ta ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước, từ đó, soi mình vào để trưởng thành, để phấn đấu trở thành những gương sáng tiêu biểu, là học trò xuất sắc của thời đại Hồ Chí Minh.

Minh Anh

Facebook sẽ có chung cư 120 triệu USD cho nhân viên

(ICTPress) - Facebook đang tìm cách làm đơn giản việc đi lại của các nhân viên tại Menlo Park, trụ sở của Facebook với dự án nhà ở trị giá 120 triệu USD mà nhân viên chỉ phải đi bộ đến nơi làm việc, Mashable cho biết.

Ảnh: Getty/Robyn Beck

Khu chung cư Anton Menlo này sẽ có 394 căn hộ và có cả khu thể thao và một trung tâm chăm sóc chó trong ngày. Trụ sở của Facebook ở thung lũng Silicon đã được so sánh với một thành phố nhỏ. Chung cư này sẽ có 1 văn phòng bác sỹ, một cửa hàng sửa chữa xe đạp và nhiều nhà hàng khác nhau.

Facebook đang làm việc với St. Anton Partners về dự án nhà ở rộng 1.920.420m2 này, trợ cấp cho 15 căn hộ cho phép các gia đình thu nhập thấp. Chung cư này có thể đáp ứng tối đa 10% nhân viên Menlo Park của Facebook.

Nhằm tìm cách việc giảm thiểu đi lại cho nhân viên, Facebook vạch ra một ranh giới thuận lợi giữa ưu đãi các lao động của mình và tạo ra một môi trường mà ở đó không có ranh giới giữa làm việc và gia đình. Chung cư này đã được đặt tên là "Zuckland" (mảnh đất của Zuckerberg) và "Facebookville" (làng Facebook) và được so sánh với các thị trấn thành phố của đầu thế kỷ 20 mà ở đó các nhân viên không khác những người đầy tớ được giao kèo với người chủ của họ.

Dưới đây là một số hình ảnh của Dự án của St. Anton Partners cung cấp:

Đây là nơi dự án chung cư được xây dựng, ngay phía Nam vịnh San Francisco và phía đông thành phố Redwood.
Chung cư này sẽ rất gần với các khu phía Đông và Tây của Facebook, được đánh dấu số 9 và 10 trên bản đồ. Dự án chung cư được đánh số 1.
Đây là toàn cảnh chung cư.
Một toàn cảnh khác. Đó là Đại lộ Thiên đường ở phía trước.
Ô tô sẽ đi vào từ Đại lộ Thiên đường. Một trong những điều đầu tiên họ sẽ bắt gặp là một dòng suối và đỗ xe, xung quanh là các cửa hàng.
Đây là cảnh sân trong. Bạn có thể bắt đầu khám phá ra bể bơi làm theo phong cách resort và khu nhà nhỏ.
Cận cảnh hơn về bể bơi ngoài trời và không gian trên mái.
Đây là diện mạo các căn hộ. Xung quanh được bao bọc bởi cây cối.
Cận cảnh hơn, bạn sẽ thấy có rất nhiều phòng ở có ban công.
Một khu vực khác của chung cư là có những đường dành cho đạp xe. Đây là cách công ty St. Anton và Facebook dự định làm “đường đi thiên đường” (Heaven Trail).
Hiện tại chỉ có đường đi Vịnh. Nhưng chắc chắc sẽ có đường đi thiên đường sẽ kết nối đến đường đi Vịnh hiện tại.
Đường đi sẽ có biển hiệu phù hợp.
Con đường này sẽ song song đại lộ thiên đàng và một số các đường đi bộ hiện tại sẽ được bỏ đi.
Đây là chi tiết hơn về con đường sẽ được cải tiến với biển hiệu, các đường dành cho xe đạp và nhiều nữa.
Đây là một hình ảnh dọc Đại lộ Thiên đường.

HY

Apple được cấp sáng chế cho thiết kế kiến trúc kính lạ thường

(ICTPress) - Apple đã tạo dựng được một vị thế mới trong thế giới kiến trúc.

Công ty này đã bảo vệ được sáng chế về lối đi vào cửa hàng hình trụ của mình ở Thượng Hải được làm bằng kính. Sáng chế này gồm thiết kế, phương thức xây dựng và vật liệu được sử dụng.

Kính luôn yếu tố chính trong việc xây dựng các cửa hàng của Apple, nhưng cửa hàng ở Thượng Hải được nâng lên một cấp độ hoàn toàn mới. Nằm ở đỉnh lối vào, hình trụ kính cuộn đổ thẳng vào trong cửa hàng. Một cầu thang xoắn ốc cuốn quanh hình trụ, dẫn tới các khu vực ở ở bên trong cửa hàng.

Bản thân hình trụ được xây dựng từ các phiến kính được uốn cong, được thiết kế để uốn thành một vòng tròn khi được đặt sát liền nhau. Theo đó, các rầm kính củng cố các sườn kính nội thất và độc đáo tạo nên mái cửa hàng hình tròn. Sáng chế của Apple chi tiết hình dáng và sự thay thế của từng tấm kính này, vì nó phá với các kỹ thuật của kiến trúc thông thường để hoàn thiện thiết kế.

Rõ ràng là có nhiều ý tưởng thiết kế hơn là chỉ đơn giản gắn các tấm kính lại với nhau. Một quá trình cán mỏng là yêu cầu để giữ chặt các đầu nối kim loại với phần còn lại của tấm kính - không hề đơn giản để hoàn thành công việc như vậy trên một quy mô lớn.

Đây không phải là yêu cầu đăng ký thương mại đầu tiên của đại gia công nghệ này. Năm 2011, công ty này đã công bố một hình trụ kính làm hình ảnh của công ty mình ở Đại lộ thứ 5 ở New York:

Bên cạnh địa điểm Broadway ở New York, có thể thấy rõ là các thành phần kính có tầm ảnh hưởng như thế nào trong thiết kế của các công trình của Apple.

Tuy nhiên, đăng ký bản quyền cửa hàng cầu thang kính cuốn hình trụ không chỉ là hình trụ kính duy nhất của Apple ở Thượng Hải hay Trung Quốc. Công ty này cho biết thiết kế sẽ được điều chỉnh cho những kiến trúc tương tự trong các tòa nhà tương lai.

HY

Nguồn: Mashable

‘Nhà Tây biến hình’

(ICTPress) - "Nhà Tây biến hình" là tên của một cuộc triển lãm ảnh của hai nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn và Trần Hậu Yên Thế. Đây cũng được xem là một nghiên cứu về Hà Nội thế kỷ 21 - chuyển mình và biến màu.

Nguyễn Thế Sơn - người nghệ sỹ tư duy tinh tế, tiếp tục những khám phá của mình về cảnh quan đô thị Hà Nội, cả về tinh thần cũng như vật chất, khi thành phố này dịch chuyển và biến đổi trong thế kỷ 21. Như một người quan sát sắc bén, không chỉ chấp nhận sự thay đổi chóng mặt đó, Sơn quan tâm đến sự xung đột giữa giá trị tinh thần và tính cộng đồng phát sinh trong cuộc chạy đua hiện đại hóa.

Trong loạt tác phẩm trước - Nhà Mặt Phố, Sơn đã chụp những ngôi nhà ống đặc trưng Việt Nam - biểu tượng của sự thành công trong những năm 90 của thế kỷ trước. Sử dụng phương pháp “nhiếp ảnh phù điêu” độc đáo, các lớp ảnh đã tạo ra một cấu trúc ba chiều, thể hiện trực tiếp những lớp cắt chuyển đổi mà các ngôi nhà đã phải chịu qua năm tháng.

Khi những ngôi nhà bị thay đổi và chuyển biến để phù hợp với nhu cầu của người dân sống trong đó, nó tạo thành một tấm gương phản chiếu xã hội và những thay đổi của cảnh quan đô thị về cả vật chất và tinh thần.

Từ năm 2000, nghệ sỹ Nguyễn Thế Sơn đã có nhiều triển lãm cá nhân tại Việt Nam, trong đó có ‘Gội đầu’ (2005 ) ‘Trên cao’ (2007), ‘Tầm cao mới’ (2009), ‘Đường về còn xa lắm’ (2011), ‘Nhà mặt phố’ (2012). Sơn cũng từng tham gia rất nhiều triển lãm nhóm tại Việt Nam và Trung Quốc.

Loạt tác phẩm trước của Sơn, Nhà Mặt Phố, đã chỉ ra những vấn đề: từ sự coi trọng vật chất quá mức của xã hội, sự phân tách của khoảng cách giàu nghèo, và sự áp đặt chủ nghĩa hàng hóa phương Tây lên con người. Và với loạt tác phẩm ‘Nhà Tây biến hình’ này cũng tiếp nối chủ đề đó.

Trong triển lãm lần này, Sơn tiếp tục nghiên cứu của mình về sự chuyển đổi của cảnh quan đô thị. Nói đến Nhà Tây (biệt thự - villa kiểu châu Âu) là nói đến những ngôi nhà xinh đẹp và thoáng mát, được người Pháp xây dựng, đại diện cho tất cả những nét ngoại lai đẹp đẽ, mới mẻ và lãng mạn đến từ phương Tây. Sự pha trộn giữa kiến trúc Đông và Tây này đã tạo ra một cuộc sống nhiều người mơ ước và đến ngày nay cũng vẫn vậy.

Tuy nhiên khi thành phố mở rộng và phát triển, những ngôi biệt thự này sẽ thay đổi và biến chuyển cũng giống như những ngôi Nhà Mặt Phố kia. Cơi nới thêm, lợp mái tôn, treo biển quảng cáo, lắp ghép liên tục lên trên nền kiến trúc nguyên thủy, tất cả tạo thành lối kiến trúc bấp bênh của một đời sống hỗn loạn.

Nghệ sỹ đồng triển lãm lần này, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế, lại đưa thêm một lát cắt lịch sử vào hành trình khám phá những ngôi Nhà Tây. Theo dấu những tấm bản đồ và các bức vẽ mà học giả người Pháp Henri Oger, vào năm 1908 - 1909, đã cho vẽ 4577 bức tranh mô tả mọi khía cạnh đời sống người dân An Nam, Yên Thế đã tạo ra lát cắt riêng của mình khi phân tích đời sống đô thị qua bộ mặt nguyên thủy của các biệt thự. Qua nghiên cứu này, Yên Thế đã tái tạo những chi tiết nguyên bản của các ngôi nhà qua các bức vẽ trên giấy Dó truyền thống của Việt Nam, song hành với các tác phẩm 3D của Sơn như một bản mô tả cho thấy chúng đã bị chuyển đổi ra sao qua năm tháng.

Sự khám phá và theo dấu ký ức của những người chủ nhà cho thấy một hành trình đầy xúc cảm của người nghệ sỹ, anh nói, “trong một phương diện nào đó, công việc này khó khăn hơn những gì mà Henri Oger đã tiến hành. Vì nó không phải là sự ghi chép, tái hiện đơn thuần một hiện thực đang diễn ra. Thao tác này giống như việc phẫu thuật chỉnh hình và kích thích những vùng tối của tâm thức cho nạn nhân sau một tai nạn giao thông.”

Một lần nữa, Nguyễn Thế Sơn và nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế sẽ để cho công chúng tự cảm nhận, cuộc sống của chúng ta đã thay đổi như thế nào và sự phản tác dụng của sự hiện đại hóa trong xã hội.

‘Nhà tây biến hình’ sẽ chính thức ra mắt công chúng Hà Nội vào lúc 18h00, thứ Năm, ngày 10/10/2013 tại manzi art space, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội và sẽ được trưng bày đến hết ngày 29/10/2013.

Bảo Ngọc

15 hình ảnh đáng nhớ của ngày chính phủ Mỹ ngừng hoạt động

(ICTPress) - Kể từ khi Quốc không thể thông qua chi tiêu trước thời điểm hạn chót nửa đêm, chính phủ lần đầu tiên đã đóng cửa bắt đầu từ 1/10 kể từ năm 1995.

Kết quả là tất cả các công viên và công trình kỷ niệm và hơn 800.000 nhân viên liên bang đã nghỉ làm mà không được trả lương.

Các cuộc đàm phán đi tới hồi kết khi Hạ viện do Đảng Dân chủ chi phối nhất định dừng Luật Chăm sóc sức khỏe chi phí hợp lý được biết đến như là "Obamacare", như là một phần của danh sách chi tiêu. Trong khi đó, Các thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa đã bác bỏ bất cứ nỗ lực nào để thay đổi luật chăm sóc sức khỏe mới.

Thậm chí chỉ trong 1 ngày, việc đóng cửa đã tạo ra một số hình ảnh từ California đến New York như dưới đây:

1. Đài kỷ niệm Lincoln  

Một cảnh sát Mỹ đứng gác ở Đài kỷ niệm Lincoln ở Washington, D.C.

Ảnh: Mark Wilson/Getty Images

2. Công viên quốc gia Yellowstone National Park

Lần đầu các công viên quốc gia của Mỹ không thoát khỏi cảnh chính phủ đóng cửa.

Ảnh: Flickr, NPCA Photos

3. "Quốc hội đáng ghét"

Ảnh: Emmanuel Dunand/AFP/Getty Images

Quốc hội không thể thông qua việc chi tiêu đã là tiêu đề của nhiều bài báo vào buổi sáng. Một số bài báo sáng tạo hơn bao giờ như tiêu đề trên (House of Turds).

4. Tượng nữ thần Tự do

Tượng nữ thần Tự do cũng phải đóng cửa.

Ảnh: Emmanuel Dunand/AFP/Getty Images

5. Tổng thống Barack Obama

Bị dân chúng được hưởng lợi từ luật chăm sóc sức khỏe mới ra tăng sức ép, Tổng thống Barack Obama kêu gọi Quốc hội chấm dứt đóng cửa trong cuộc họp báo tại Vườn hồng nhà Trắng giữa trưa.

Ảnh: Win McNamee/Getty Images

6. Lái xe kéo

Người lái xe kéo này thường kiếm tiền các khách du lịch đi taxi giữa các điểm tham quan ở Washington, D.C.

Ảnh: Jewel Samad/AFP/Getty Images

7. Đồi Capitol

Biên tập viên ảnh Politico M. Scott Mahaskey đã đăng bức ảnh phòng tròn vắng khách này bên trong Đồi Capitol.

Ảnh: Twitter, M. Scott Mahaskey

8. Di tích lịch sử quốc gia Fort Point

Dù ở dưới bóng Cầu Cổng vàng của San Francisco, Công trình lịch sử quốc gia Fort Point không thể tránh việc đóng cửa.

Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images

9. Công tình kỷ niệm quốc gia núi Rushmore

Núi Rushmore cũng đóng cửa.

Ảnh: Scott Olson/Getty Images

10. Giải thích việc đóng cửa

Đây là một hình ảnh sáng tạo giải thích việc đóng cửa của tờ báo USA Today - ra dấu đồng ý cho các dịch vụ không bị ảnh hưởng của việc đóng cửa - không đồng ý với những dịch vụ bị đóng cửa.

Ảnh: Twitter, USA Today

11. Các đại biểu quốc hội đảng Dân chủ

Lãnh đạo phe đa số ở thượng viện Eric Cantor khiêu khích các lãnh đạo thượng viện khi đăng bức ảnh của của chính mình và các đồng nghiệp Dân chủ đang đợi ở bàn thương thảo.

Ảnh: Twitter, Eric Cantor

12. Công trình tưởng niệm Chiến tranh thế giới thứ II

Một vật ngăn thông báo công trình tưởng niệm chiến tranh thế giới đóng cửa ở Washington, D.C.

Image: Jim Watson/AFP/Getty Images

13. Công trình tưởng niệm Chiến tranh thế giới thứ II

Một số hình ảnh được đăng trên Twitter, các cựu binh Mỹ muốn vào khu tưởng niệm Chiến tranh thế giới thứ II, mặc dù bị đóng cửa.

Ảnh: Twitter, Leo Shane III

14. Công trình kỷ niệm Jefferson

Thomas Jefferson là tác giả của Tuyên ngôn độc lập nhưng không thể ngăn việc đóng cửa.

Ảnh: Twitter, Leo Shane III

15. Một số trang web chính phủ đóng cửa

Ảnh: NASA.gov

Một số cơ quan liên bang, như NASA như nhìn thấy trong bức ảnh này, đã đóng trang web khi chính phủ đóng cửa. Thậm chí việc không đồng ý với Obamacare cũng tạo ra việc đóng cửa, các chợ trực tuyến của luật hôm nay vẫn mở và vẫn hoạt động mặc dù có những khó khăn về mặt kỹ thuật.

HY

Life & English: “Viet - Thai Art Exchange”

The art exhibition “Viet - Thai Art Exchange” is organized from 01 to 07 Oct 2013 at Vietnam Fine Arts Museum, 66 Nguyen Thai Hoc Str., Hanoi.

It is within the framework of exchange program between group artists from Vietnamand Thailand in 2013. This program will include workshops of art, seminars and exhibitions to introduce artists and their works in both countries.

Artwork “Young seed 2″ by artist Worawut Thakaeo

Attendants fromVietnam include: Trinh Tuan, Vo Ta Hung, Nguyen Quang Huy, Nguyen Minh Phuoc, Le Thong , Bang Sy Truc, Nguyen Tran Cuong, Nguyen Ngoc Phuong, Vu Duc Trung, Nguyen Trung Dung, Vu Pham Truong Minh, Phan Cam Thuong, Dinh Van Hien and Vu Duc Hieu.

Attendants fromThailandinclude: Somchai Wacharasombat, Wattanachot Tungateja, Nukoon Panyadee, Nitti Wattuya, Pakde Limpong, Jirawat Phirasant, Banlu Wiriyapornprapas, Pallop Wangborn, Saravut Vongnate, Thong Udompol, Somporn Teamprasit, Maitree Homthong and Worawut Thakaeo.

(Source: Vietnam Fine Arts Museum & Hanoi Grapevine)