(ICTPress) - Tiếp tục trao đổi kinh nghiệm chụp ảnh của buổi chia sẻ trên lớp ngày hôm trước, ngày 7/3 các nhà báo ảnh Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có buổi đi chụp hình thực tế với nhiếp ảnh gia người Mỹ Ted Engelmann, hay đơn giản các phóng viên gọi ông bằng Thầy.
Hà Nội một ngày nắng đẹp và vào ngày rằm, chúng tôi quyết định “phi” xe máy lên Hồ Tây. Thầy tiếp tục bị chất vấn về kinh nghiệm chụp ảnh chân dung, ánh sáng, trọng tâm, và cả bị lôi ra làm “người mẫu”. Thầy chia sẻ cả việc phải giao tiếp với con người, những đối tượng muốn chụp ảnh. Ví dụ, vào thời điểm 4h chiều 7/3 ánh sáng rất đủ để chụp cây bồ đề lớn trong khuôn viên chùa Trấn Quốc do Tổng thống Ấn Độ tặng, có đến 50 năm tuổi. Thầy cho rằng chụp thời điểm này, hôm sau, vào lúc sáng sớm, vào lúc khác nữa quay lại chụp, mỗi lần chụp sẽ có những điều khác biệt nhau. Một điểm quan trọng nữa mà thầy chia sẻ là phải “giao lưu” với cây để có kết nối giữa người chụp và cây để có “tình cảm” thì sẽ được chụp được cái “thần” của cây với tình cảm của người chụp gửi gắm.
Thầy, trò say sưa chụp, trao đổi nghiệp vụ và cả nói chuyện về văn hóa Việt, phong tục ngày rằm.
|
Thầy trao đổi về lấy ánh sáng, góc chụp ảnh chân dung |
|
Trò trao đổi với Thầy về phong tục, văn hóa Việt |
|
Hoa và quả cho ngày rằm |
|
Cả hàng cây bị đốn ở cửa chùa Trấn Quốc, gốc trên bờ, thân làm đòn bắc. Trước cổng chùa mọi thứ lật tung |
|
Bức ảnh phong cảnh này theo Thầy là hơi xấp bóng (Ảnh: Ngọc Ninh, Tạp chí Xã hội Thông tin) |
|
Góc chụp này thầy cho là đủ ánh sáng hơn |
|
Một chớp ảnh như của Thầy và Thầy cứ nói là "may mắn" |
|
Bức ảnh chân dung của nhà báo Đoàn Ngọc Ninh, Tạp chí Xã hội thông tin được thầy đánh giá cao |
|
Thêm một bức ảnh của thầy. Thầy nói không mấy khi chụp ảnh số |
|
Người đi vào, người đi ra ở phủ Tây Hồ |
|
Thầy bị lôi ra làm "người mẫu" ảnh chân dung (Ảnh: Ngọc Lân, Báo điện tử VnMedia) |
|
"Một chút nghỉ ngơi", ảnh chụp bằng iPad của nhà báo Nguyễn Phong Doanh, VietnamNet |
Mai Anh