“Đám mây” giúp giải bài toán liên thông hệ thống thông tin
(ICTPress) - Mục tiêu triển khai điện toán “đám mây” là giúp góp thêm một cách giải bài toán triển khai hệ thống thông tin (HTTT) ở trung ương và địa phương, tháo gỡ khó khăn đang có về chuẩn hóa, liên thông hệ thống..., ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Công ty VDC tại phiên họp Hội đồng Giám đốc CNTT các tỉnh miền Bắc cho biết.
Đặc trưng của dịch vụ Cloud VNN vừa được VDC ra mắt |
Ông Trần Việt Hưng giải thích “đám mây” có thể giải quyết các vướng mắc như:
Muốn triển khai tốt HTTT thì cần có công tác chuẩn hóa. Tuy nhiên, việc chuẩn hóa được đưa vào ngay từ đầu thì dễ nhưng nếu hệ thống TW đã đi vào sử dụng mới đưa chuẩn hóa vào thì phá vỡ chuẩn hóa ở cấp địa phương. Nếu chuẩn hóa có cấu trúc thì khó nhưng tương đối dễ dàng thống nhất về nguyên tắc nhưng chuẩn hóa phi cấu trúc thì lại khó bởi vì tiêu chí thống nhất xuất phát từ góc độ khác nhau thì chuẩn hóa khác nhau. Nếu phải chấp nhận sự chuẩn hóa khác nhau, thì giải pháp là đồng thời triển khai với quy mô nhỏ hay lớn, thời gian ngắn hay thời gian dài đều có thể triển khai thì sẽ không “cuốn” vào một hệ thống được triển khai trong một thời điểm.
Chuyển sang điện toán đám mây, HTTT có thể được duy trì ở các quy mô khác nhau, ví dụ thay vì hệ thống tổng thể 100 máy chủ để triển khai 1 hệ thống độc lập, sau đó các quy mô nhỏ hơn là 100 máy chủ khác và các hệ thống này không thể phối hợp với nhau. Khi chuyển lên ứng dụng điện toán đám mây thì chúng ta có thể thiết lập giới hạn từ 1 - 200 máy chủ cùng lúc hoạt động và chạy cùng một lúc hai hệ thống ứng dụng cho ra kết quả để đánh giá và so sánh. Hy vọng đây là giải pháp hỗ trợ thêm phương thức đánh giá thiết kế và chuẩn hóa dữ liệu.
Vướng mắc tiếp theo khá lớn về triển khai các ứng dụng CNTT là liên quan đến lĩnh vực công, mà hầu hết sẽ liên quan đến đầu tư. Nguồn vốn đầu tư hạn hẹp chỉ là một phần nhưng các thủ tục quy trình đầu tư là cực kỳ khó khăn, đặc biệt triển khai CNTT, việc đánh giá hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực này là rất khó. Đầu tư theo phương thức cũ khi phải đánh giá hiệu quả tài chính là không rõ. Có thể nói, triển khai hạ tầng liên quan đến thời gian, vốn, công nghệ. Công nghệ nhanh cũ khi đầu tư 1-2 năm khi mua được công nghệ thì công nghệ không còn tiên tiến nữa.
Vấn đề khó tiếp theo đặc biệt đối với các địa phương là khó duy trì một đội ngũ đủ năng lực để duy trì hệ thống CNTT, nhất là khi phát sinh các yêu cầu mới. Đội ngũ cán bộ kỹ sư có đủ năng lực phát triển hệ thống này thì không địa phương nào có đủ, ngay cả ở Hà Nội, TP. HCM. Cách giải quyết vấn đề này là thay vì các bộ ngành, địa phương xây dựng dự án đầu tư và bảo vệ trong một vài năm để có thể đầu tư được thì nên chuyển sang thuê dịch vụ. Đầu tư CNTT cũng chỉ là đầu tư máy chủ, nền tảng hệ điều hành, đầu tư các phần cơ sở dữ liệu và đầu tư xây dựng các ứng dụng và triển khai. Khi chuyển sang hình thức thuê dịch vụ thì quy mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào thực tế. Chúng ta có thể đặt vấn đề lớn nhưng khi sử dụng cần nhỏ thì làm nhỏ quy mô rất dễ dàng. Nếu cần mở rộng thì tính thời gian bằng giờ chứ không phải tính thời gian hàng năm. Nhìn góc độ tài chính chúng ta chuyển từ cách sử dụng nguồn vốn đầu tư sang sử dụng nguồn chi phí thường xuyên của ngân sách. Đây được xem là biện pháp hiệu quả lớn.
"Để khắc phục các thách thức trên, thay vì cơ quan nhà nước đầu tư xây dựng “đám mây” (Cloud) bằng việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud tốt sẽ là phương án tối ưu", ông Trần Việt Hưng cho biết.
HM