Những quốc gia nguy hiểm nhất với nhà báo
Các cuộc xung đột vũ trang và nổi dậy tiếp diễn đã khiến Syria và Somalia trở thành những quốc gia nguy hiểm nhất cho phóng viên năm 2012.
68 nhà báo và các nhân viên truyền thông đã bị sát hại trên toàn thế giới vì các hoạt động liên quan tới nghề nghiệp trong năm 2012, với gần một nửa trong số đó bỏ mạng tại Syria và Somalia, WAN-IFRA cho hay.
Con số này đã tăng so với năm ngoái nhưng có chiều hướng giảm so với vài năm trở về trước. Cụ thể, tổng số nhà báo trên thế giới thiệt mạng trong các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 lần lượt là 110, 95, 70, 99, 66, 64 người.
Nhà báo James Foley, người Mỹ đã mất tích tại Syria từ lễ Tạ ơn sau khi được báo cáo là đã bị một vài tay súng bắt cóc. (Ảnh: AP) |
Khu vực Ả Rập, năm thứ hai liên tiếp, nằm trong danh sách những nơi nguy hiểm nhất đối với cácnhân viên truyền thông, với 23nhà báo bị giết. Ngoài cáctrường hợp tử vongở Syriacon số này cũng tăng lên bao gồm 3 nhà báo Iraq, 2 nhà báo Palestine và các nhà báo tới từ Ai Cập, Li-băng. Do hậu quả của cuộc nổi dậy lan rộng và đối mặt tới cuộc đàn áp, các nhà báo tiếp tục trở thành mục tiêu khi họ đưa tin từ chiến tuyến.
Mexico vẫn là một quốc gia nguy hiểm đối với nhà báo tại các nước phương Tây, với 6 nhà báo bị giết vào năm 2012, khi việc đưa tin về các tổ chúc tội phạm và nạn tham nhũng tiếp tục đẩy phóng viên vòng "chảo lửa". Mặc dù hứa hẹn sẽ giới thiệu các sáng kiến an toàn tốt hơn sau một làn sóng sát hại nhà báo, cho tới nay, quyết tâm chính trị để thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ các phương tiện truyền thông vẫn thiếu hụt.
Mặc dù nhiều nhà báo bị thiệt mạng khi đưa tin về chiến tranh và xung đột, họ cũng bị nằm vào tầm ngắm hoặc bị sát hại tại nhiều quốc gia khi điều tra về tội phạm có tổ chức, buôn lậu ma túy, tham nhũng và các tội phạm khác.
Số lượng các phóng viên và nhân viên truyền thông bị sát hại tại 20 quốc gia trong năm 2012: Bangladesh (2); Brazil (5); Campuchia (1); Colombia (1); Ai Cập (1); Ấn Độ (2); Indonesia (1); Iraq (3); Li-băng (1); Mexico (6); Nigeria (1); Pakistan (7); Palestine (2); Philippines (1); Nga (1); Somalia (14) Nam Sudan (1); Syria (16) Tanzania (1); and Thái Lan(1).
Theo VietnamNet