Tri thức chuyên ngành
50% hạ tầng CNTT mới sẽ được triển khai tại điểm biên
Submitted by nlphuong on Sun, 31/10/2021 - 08:32Công ty khảo sát IDC ước tính 50% hạ tầng CNTT mới sẽ được triển khai tại điểm biên vào năm 2023.
Ông Michael Dell, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, Dell Technologies, chia sẻ: “Vùng biên là mục tiêu lớn tiếp theo của lĩnh vực công nghệ và nó ở khắp mọi nơi, xung quanh chúng ta, từ bán lẻ cho đến sản xuất, thành phố và bệnh viện thông minh”.
Những thiết bị cơ sở hạ tầng và PC với những cải tiến vượt trội nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) đơn giản hóa việc triển khai và khai thác được nhiều giá trị từ dữ liệu đã thu thập và xử lý bên ngoài các trung tâm dữ liệu truyền thống và dịch vụ đám mây công cộng - từ những khu vực khắc nghiệt và vùng sâu cho đến các cửa hàng bán lẻ hay công xưởng nhà máy.
Theo đó, vị Chủ tịch HĐQT Dell cho biết sáng tạo các giải pháp đơn giản, nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu ở gần nơi chúng được sinh ra hơn, từ đó đưa ra quyết định nhanh hơn, cải thiện hiệu quả và thúc đẩy tiến bộ.
Với 69% DN trong danh sách Fortune 100 đang sử dụng các giải pháp vùng biên của Dell Technologies, tập đoàn công nghệ này giúp đáp ứng nhu cầu quản lý vòng đời dữ liệu, thứ mà đang trở thành xu hướng công nghệ chính yếu tiếp theo.
Những giải pháp và cập nhật mới bao gồm:
Thiết bị Dell EMC Vxrail vệ tinh mang đến các vùng biên một mô hình hoạt động hiệu quả với hạ tầng có kích thước nhỏ hơn. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực như bán lẻ, sản xuất và các chi nhánh làm việc từ xa có thể triển khai VxRail với chi phí thấp hơn.
Là giải pháp HCI (hạ tầng siêu hội tụ) được đồng thiết kế với VMware, các điểm vệ tinh VxRail được triển khai đơn điểm (single-node), tự động hóa các hoạt động thường nhật, giám sát tình trạng hệ thống và quản lý vòng đời tại một địa điểm tập trung mà không cần đến nguồn lực kỹ thuật và chuyên môn tại chỗ.
Thiết kế được Kiểm Định của Dell Technologies dành cho “Manufacturing Edge” (vùng biên tại nơi sản xuất) với Litmus giúp các DN kết nối, quản lý và điều phối các thiết bị, dữ liệu và ứng dụng rời rạc tại các vùng biên - từ công xưởng nhà máy cho đến các trung tâm dữ liệu của dịch vụ đám mây mà DN đi thuê - mà không cần lập trình.
Các nhà sản xuất có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng để sửa chữa thiết bị trước khi nó bị lỗi, cải thiện chất lượng sản xuất và tiết kiệm chi phí qua các phân tích dữ liệu thời gian thực và quản lý thiết bị tập trung được cung cấp bởi Litmus, nền tảng vùng biên IoT công nghiệp dành cho cấp DN.
Được xây dựng dựa trên hệ thống siêu hội tụ Dell EMC VxRail hoặc máy chủ PowerEdge, với tùy chọn sử dụng giải pháp đi kèm “VMware Edge Compute Stack”, đây là giải pháp thứ hai từ Dell Technologies hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết sự phức tạp khi triển khai CNTT tại vùng biên nơi sản xuất.
Dell EMC Edge Gateway (Cổng kết nối vùng biên) giúp các công ty kết nối an toàn và bảo mật đến nhiều thiết bị tại vùng viên trên khắp OT và các môi trường tin học hóa để đưa ra những thông tin chi tiết đáng giá.
Với thiết kế nhỏ gọn, hỗ trợ 5G, không quạt, cùng các bộ vi xử lý Intel® Core™ thế hệ 9, “Edge Gateway” được thiết kế để làm việc trong các môi trường công nghiệp và chịu được nhiệt độ từ -4 - 140o F (tương đương -20o - 60o C). Cổng kết nối này, có thể mua trực tiếp hoặc thông qua các thỏa thuận OEM, cung cấp các khả năng lưu trữ và điện toán có thể xử lý và phân tích dữ liệu tại chỗ, giải quyết vấn đề khó khăn trước đây trong việc thu thập và tính toán dữ liệu.
Dell EMC Streaming Data Platform (SDP) (Nền tảng truyền dữ liệu trực tuyến) được gắn thêm GPU mạnh hơn để ghi nhận các video phát trực tuyến trong môi trường độ trễ và tốc độ khung hình thấp hơn, đồng thời hỗ trợ phân tích thời gian thực trên hệ thống Dell EMC VxRail và PowerEdge.
Các DN có thể chạy những ứng dụng nhẹ trên hệ thống đóng gói một nhân xử lý tại vùng biên. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đầu tư ban đầu phù hợp với nhu cầu thực tế và mở rộng sau này.
Các mẫu máy tính “Latitude 5430 Rugged” và “Latitude 7330 Rugged Extreme” được thiết kế để hoạt động với hiệu suất và kết nối cao nhất trong những môi trường khắc nghiệt.
Mẫu “Latitude 5430 Rugged” hỗ trợ 5G và có thể phục vụ nhu cầu làm việc ở mọi nơi nhờ vào thiết kế nhẹ nhất trong ngành, cấu hình mạnh mẽ nhất trong phân khúc máy tính xách tay 14” bán siêu bền (semi-rugged).
Mẫu “Latitude 7330 Rugged Extreme”, chiếc máy tính siêu bền 13” nhỏ nhất trong ngành, cũng hỗ trợ 5G và sẵn sàng đương đầu với những môi trường khắc nghiệt nhất.
Những đổi mới trên là ví dụ mới nhất về việc Dell mở rộng dải sản phẩm vùng biên với các khả năng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dell Technologies APEX Cloud Services (các dịch vụ đám mây APEX) với VMware Cloud, đã công bố tại VMworld, cung cấp nền tảng quản lý bảo mật và nhất quán từ Dell, cho phép DN di trú các ứng dụng khắp các môi trường điện toán đám mây và vùng biên, đồng thời mở rộng quy mô tài nguyên nhanh chóng với chi phí minh bạch và dự trù.
Hơn nữa, các máy chủ Dell EMC PowerEdge dạng phiến (rack) và đứng (tower) mới có thể hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mọi thứ từ những ứng dụng quan trọng trong kinh doanh cho đến ảo hóa tại vùng biên.
Ông Matthew Eastwood, Phó Chủ tịch Cấp cao, IDC, cho biết: “Các nhà lãnh đạo công nghệ đang đối mặt với thử thách tìm ra được cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp để quản lý dữ liệu tại vùng biên và các giải pháp phù hợp để nắm bắt được giá trị từ dữ liệu để đưa ra những quyết định dựa trên dữ liệu đó và theo thời gian thực. Danh mục vùng biên của Dell Technologies mang đến bao gồm hạ tầng CNTT, PC và các dịch vụ có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở mọi quy mô có thể xử lý được dữ liệu một cách hiệu quả.”
Những trải nghiệm thể thao ấn tượng dựa trên công nghệ của Topgolf
Hằng năm, Topgolf Entertainment Group đã quy tụ hơn 23 triệu khách tại 72 địa điểm ở 5 quốc gia tại giao điểm công nghệ và giải trí. Topgolf sử dụng Dell EMC VxRail tại các địa điểm để cung cấp năng lực điện toán nhằm mang đến những trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng.
Ông Andrew Macaulay, Giám đốc Công nghệ, Topgolf Entertainment Group, chia sẻ: “Topgolf kết nối mọi người theo những phương pháp đầy ý nghĩa, thông qua các trải nghiệm thể thao được cung cấp bởi công nghệ. Dell Technologies đã mang đến một thành phần vô giá cho chiến lược của chúng tôi, và cung cấp sức mạnh công nghệ cốt lõi, bao gồm công nghệ “Toptracer” của chúng tôi. Yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng đến trải nghiệm của khách mời.”
ND
Phát triển của mô hình hỗ trợ và bảo mật hiện đại cho làm việc từ xa
Submitted by nlphuong on Sat, 23/10/2021 - 20:00Trong thế giới “làm mọi việc từ xa” hiện nay, PC hay máy tính cá nhân không chỉ là một công cụ đơn thuần. PC đã trở thành cầu nối quan trọng của chúng ta trong công việc và trao đổi thông tin.
Các nhân viên đều sử dụng PC như một cánh cổng để làm việc, trao đổi với đồng nghiệp và đối tác. Do vậy, mọi giây phút máy ngưng hoạt động đều có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu.
Hỗ trợ CNTT được tùy chỉnh và trải nghiệm PC bảo mật đến những nhân viên làm việc từ xa
Các dịch vụ hỗ trợ và giải pháp bảo mật mới của Dell Technologies cải tiến cách thức các nhà quản lý CNTT cung cấp trải nghiệm một mẫu PC hiện đại, thông minh và bảo mật đến nhân viên. Các tính năng được thêm vào trong ProSupport Suite dành cho PC được xây dựng dựa trên trí thông minh nhân tạo và phương pháp tiếp cận always-on (luôn hoạt động) để việc hỗ trợ CNTT trở nên dễ dàng và tùy biến tốt hơn. Giải pháp bảo vệ đầu cuối mới tăng cường bảo vệ cho các máy tính cá nhân thông qua tính năng xác thực bảo mật mới và một số biện pháp bảo vệ bổ sung bên dưới hệ điều hành.
Ông Patrick Moorhead, Nhà sáng lập và Giám đốc Phân tích, Moor Insights & Strategy, chia sẻ: “Nếu những chiếc máy tính không hoạt động hiệu quả, hiệu suất làm việc của nhân viên cũng sẽ không khá hơn là bao. Các dịch vụ hỗ trợ và bảo mật phải tiến hóa theo những trải nghiệm đang thay đổi của nhân viên, đồng thời phải luôn đón đầu các mối đe dọa tồn tại ở mọi nơi”.
Tối ưu hiệu suất và thời gian hoạt động thông qua các tính năng mới có thể tùy biến và điều chỉnh khả năng hỗ trợ CNTT
Theo một khảo sát gần đây của từ Forrester Consulting, 70% các doanh nghiệp (DN) dự tính tăng đầu tư vào lực lượng lao động làm việc từ xa vào năm tới. Với ProSupport Suite dành cho PC, các nhà quản lý CNTT từ giờ có thể tùy biến và tự động hóa cách thức họ hỗ trợ nhân viên và tối ưu hóa các PC.
Các tính năng mới bao gồm:
Tùy chỉnh các công cụ quản lý CNTT: ProSupport Suite dành cho PC cung cấp cho nhà quản lý CNTT khả năng tự động quản lý và triển khai cập nhật danh mục tùy chỉnh. Từ giờ, họ có thể cập nhật Dell BIOS, driver, firmware và các ứng dụng từ xa và tự động, đồng thời tùy chỉnh cách thức các bản cập nhật này này được chia nhóm và quản lý.
Thông tin chắt lọc, có thể đưa ra quyết định của toàn bộ các máy PC: Các nhà quản lý CNTT có thể xem được tình trạng, trải nghiệm khi dùng ứng dụng và điểm bảo mật của toàn bộ các máy PC của Dell trong tíc tắc. Họ có thể dùng các điểm số này để đánh giá xu hướng hiệu suất theo thời gian và đưa ra hành động từ xa ngay lập tức nếu cảm thấy cần thiết thông qua đề xuất phù hợp và chỉ số sử dụng được cung cấp bởi phần mềm dịch vụ hỗ trợ dựa trên AI của Dell Technologies.
Quy trình làm việc từ xa, đã được tùy chỉnh: Bằng việc sử dụng một công cụ với quy tắc được tùy chỉnh để xác định và sắp xếp các quy trình khắc phục từ xa trên quy mô lớn, các nhà quản lý CNTT cũng có thể thiết lập trước những ai sẽ nhận được bản cập nhật hoàn toàn tự động và cách thức quản lý.
Các tính năng trên ProSupport Suite cho PC sẵn có cho đối tác kênh và khách hàng của họ sử dụng: Các đối tác kênh có thể tận dụng toàn bộ tính năng hỗ trợ, công cụ và cổng điện toán đám mây dựa trên AI của ProSupport Suite dành cho PC.
Các đối tác có thể theo dõi và quản lý khả năng hỗ trợ cho nhiều DN thông qua SupportAssist trong TechDirect và có tùy chọn để sử dụng chuyên môn của Dell Technologies để khắc phục các khó khăn của khách hàng theo từng trường hợp hoặc tất cả các máy.
Ông Doug Schmitt, Chủ tịch mảng Dịch vụ, Dell Technologies, cho biết: “Vai trò của CNTT ngày càng trở nên quan trọng hơn. Sứ mệnh của CNTT vẫn là giúp mọi người làm việc hiệu quả, hệ thống luôn hoạt động, nhưng cách vận hành đằng sau đang trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là khi lượng dữ liệu và cơ hội tại vùng biên ngày càng cao hơn. Cách tiếp cận của chúng tôi đối với các dịch vụ CNTT được xây dựng trên nền tảng lấy AI làm chủ đạo, khả năng thích nghi và always-on thông qua những đánh giá cẩn thận về nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hang”.
Kết quả thu được, theo ông Doug Schmitt, các khả năng mới có thể hỗ trợ các nhà quản lý CNTT luôn có thể phán đoán và đón đầu, trong khi vẫn giúp lực lượng lao động trên toàn cầu tiếp tục hợp tác làm việc và sáng tạo mà không gặp gián đoạn”.
Cải tiến nhiều hơn để tạo nên danh mục sản phẩm PC thương mại bảo mật và thông tin với AI được tích hợp sẵn
Khi chuyển dịch nhanh chóng sang làm việc từ xa, việc nhu cầu sử dụng các ứng dụng điện toán đám mây tăng lên và những cách thức mới để giải quyết nhu cầu về năng suất của nhân viên đã tạo ra những mối đe dọa mới ở điểm cuối.
Mọi DN đều là mục tiêu của các mối đe dọa dù cho họ ở đâu, thuộc lĩnh vực nào hay quy mô to nhỏ ra sao khi chúng đang ngày càng trở nên tinh vi và đôi khi khó bị phát hiện. Dữ liệu gần đây cho thấy 44% các DN đang gặp phải ít nhất một cuộc tấn công ở cấp độ phần cứng hoặc BIOS trong vòng 12 tháng qua. Để chiến lược bảo mật điểm cuối hiệu quả, DN cần phải suy xét cẩn thận toàn bộ những nơi có khả năng bị tấn công, bao gồm cả chuỗi cung cứng phần cứng và firmware.
Danh mục bảo mật Dell Trusted Devices giúp bảo vệ các máy PC thương mại của Dell từ chuỗi cung ứng cho đến hết vòng đời sản phẩm. Bộ giải pháp bảo mật toàn diện cả lớp trên và dưới hệ điều hành (OS) này tận dụng thông tin và hỗ trợ trao quyền cho các doanh nghiệp trong việc phòng chống, xác định và phản ứng trước các mối đe đọa với thời gian phát hiện (MTTD) và thời gian giải quyết (MTTR) các vấn đề đều được cải thiện.
Dell Technologies tiếp tục tiên phong với các khả năng bảo mật mới, bao gồm:
Intel Management Engine (ME) Verification xác minh chương trình hệ thống quan trọng và phát hiện giả mạo. Intel ME Verification được tạo ra để nhắm vào những quy trình khởi động quan trọng với hệ thống bảo mật, đồng thời cung cấp bổ sung các lớp bảo mật phía dưới hệ điều hành.
Dell Trusted Device Security Information và Event Management (SIEM) Integration giúp khách hàng kiểm soát được toàn bộ những sự kiện bảo mật quan trọng bên dưới hệ điều hành thông qua việc lựa chọn các bảng điều khiển SIEM. Nó cho phép phân tích toàn diện về tình trạng bảo mật của doanh nghiệp, đồng thời giúp họ khai thác nhiều giá trị hơn trên khoản đầu tư bảo mật hiện có.
Các tính năng mới trên ProSupport Suite dành cho PC sẽ được mở cho các khách hàng mới và hiện hữu trực tiếp và thông qua các đối tác kênh toàn cầu kể từ ngày 19/10.
Intel ME Verification và Dell Trusted Device SIEM Integration sẽ có từ hôm nay trên các máy PC thương mại của Dell tại Bắc Mỹ, châu Âu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản.
ND
5G sẽ đóng góp 5.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025
Submitted by nlphuong on Sat, 23/10/2021 - 16:51Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (CĐS) và nhiều doanh nghiệp (DN) hiện đang thúc đẩy quá trình sử dụng các công nghệ mới, đặc biệt tập trung vào 5G.
Giá trị của 5G
Hiệp hội Thông tin di động thế giới (GSMA) dự báo 5G sẽ đóng góp 5.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025, khi các quốc gia ngày càng hưởng lợi từ những cải thiện về năng suất và hiệu quả do việc tăng cường sử dụng các dịch vụ di động. 5G sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các lĩnh vực kinh tế trong giai đoạn này, trong đó dịch vụ và sản xuất có tác động mạnh nhất.
Trưởng bộ phận Châu Á - Thái Bình Dương của GSMA, Julian Gorman cho biết: “Trong đại dịch COVID-19, hệ sinh thái di động đóng vai trò đặc biệt quan trọng với con người, DN và xã hội. Ngành công nghiệp đã chứng tỏ khả năng phục hồi, và bây giờ chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy ranh giới của năng lực. Mục đích của Cộng đồng Ngành công nghiệp 5G APAC là khai thác sức mạnh của kết nối 5G để mọi người, các ngành công nghiệp và xã hội phát triển mạnh mẽ. GSMA cam kết đóng vai trò hàng đầu trong việc hỗ trợ và thúc đẩy tầm quan trọng mà ngành của chúng ta đang thực hiện tại thời điểm này”.
“Chúng tôi rất vui mừng thông báo về việc hình thành Cộng đồng Ngành công nghiệp 5G APAC như một nền tảng hợp tác để hỗ trợ các cơ hội kinh doanh, ứng dụng và đổi mới trong ngành công nghiệp 5G.”
Giám đốc điều hành của Tổng công ty Kinh tế số Malaysia - MDEC Mahadhir Aziz cho biết: “5G sẽ cho phép CĐS thực chất của nền kinh tế của chúng ta và các mục tiêu của sáng kiến Cộng đồng ngành công nghiệp 5G APAC sẽ cộng hưởng với MDEC. Chúng tôi mong đợi sự hợp tác hiệu quả với các bên liên quan, cả nhà nước và tư nhân, với tầm nhìn của chúng ta là dẫn đầu một nền kinh tế số tiến bộ và hỗ trợ MyDigital, Kế hoạch tổng thể kinh tế số của Malaysia”.
Ông Dennis Xiao, Chủ tịch Nhóm Kinh doanh thiết bị viễn thông, Huawei Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ“Huawei đã và đang nỗ lực chuyển đổi số để hỗ trợ các ngành tạo ra những định hướng khả thi cho các dịch vụ kết nối 5G trong những năm gần đây. Hiện nay, chúng tôi đang có chìa khóa vàng để mở cánh cổng thị trường nghìn tỷ USD này cho tất cả các ngành tiềm năng để khám phá các công nghệ và giải pháp đối tác kinh doanh hội tụ hơn với nền tảng liên minh hệ sinh thái nhanh nhẹn và cởi mở từ nền tảng Cộng đồng Ngành công nghiệp 5G APAC”, .
Thành lập cộng đồng ngành công nghiệp 5G châu Á – Thái Bình Dương
Được ra mắt tại sự kiện Mobile 360 Châu Á - Thái Bình Dương, Cộng đồng ngành công nghiệp 5G Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) là một diễn đàn để mọi người có thể tìm hiểu và ủng hộ các lợi ích của 5G đối với các ngành công nghiệp và các bên. Đây là một hệ sinh thái mới được thiết lập cho những người đang tìm kiếm cơ hội để triển khai cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số từ mạng 5G, dịch vụ điện toán đám mây biên, IoT và AI của doanh nghiệp.
Cộng đồng này đã được thiết kế cho các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi giá trị bao gồm chính phủ và các cơ quan, hiệp hội ngành, nhà cung cấp mạng di động, DN và các công ty trong ngành, nhà cung cấp giải pháp, nhà phân tích và nhà tư vấn.
Cộng đồng Ngành công nghiệp 5G APAC bao gồm 12 thành viên đóng góp, cũng như cộng đồng thị trường IoT mới nổi và thị trường 5G hiện tại, với hơn 500 thành viên tại hơn 30 quốc gia. Các thành viên đóng góp của Cộng đồng Ngành công nghiệp 5G APAC bao gồm AIS, Axiata, DEPA, DHL, Globe, Huawei, Kominfo, Maxis, MDEC, Schneider Electric, Telkomsel và Viettel.
Chuyện từ hai phía
Trong toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong khi Bắc Á và Châu Đại Dương là những quốc gia tiên phong trên toàn cầu trong việc triển khai 5G, vẫn còn những tiến bộ đáng kể cần đạt được ở các nước còn lại trong khu vực. Cần phải hỗ trợ nhiều hơn trong việc đào tạo cho các ngành, phát triển hệ sinh thái, đổi mới sáng tạo và vận động chính sách phù hợp.
Do đó, Cộng đồng Ngành công nghiệp 5G APAC sẽ tìm cách xây dựng một nền tảng cho những bên quan tâm đến 5G và lợi ích của nó đối với các ngành và doanh nghiệp, kết nối với các đồng nghiệp và chia sẻ kiến thức của họ để xây dựng thế hệ tiếp theo của hệ sinh thái di động.
Mục đích của hệ sinh thái
Là một phần của Cộng đồng Ngành công nghiệp 5G, có ba nhóm lợi ích trong ngành: sản xuất, hậu cần, cảng và vận tải, và chăm sóc sức khỏe. Các nhóm này sẽ giúp các thành viên: Chia sẻ kinh nghiệm 5G để thúc đẩy văn hóa học tập giúp các đối tác trong ngành và các nhà đổi mới sáng tạo; Hiểu các yêu cầu của ngành, khám phá các kịch bản và ứng dụng của 5G; Thúc đẩy việc ứng dụng thương mại, tham khảo và các phương pháp hay nhất; Mạng lưới, xây dựng hệ sinh thái và quan hệ đối tác mới.
Các lợi ích bổ sung cho các thành viên cộng đồng sẽ bao gồm: Phát hành bản tin thường xuyên với những phát triển và thông tin chi tiết mới nhất về ngành 5G; Tiếp cận các hoạt động của Nhóm lợi ích trong ngành; Đưa vào các báo cáo ngành công nghiệp 5G và nghiên cứu điển hình; Cơ hội để phát biểu và giới thiệu trong các hoạt động GSMA 5G, như là hội thảo trực tuyến, hội nghị và chuyến tham quan 5G; Dịch vụ networking được thiết kế riêng, nơi các doanh nghiệp được gặp gỡ với các nhà đổi mới, các doanh nghiệp có ảnh hưởng xã hội và các nhà mạng.
ND
“Dự án Biển Đỏ”: Dự án lưu trữ năng lượng lớn trên thế giới
Submitted by nlphuong on Wed, 20/10/2021 - 12:15Tại Hội nghị Global Digital Power 2021 tại Dubai, UAE, với hơn 500 đại biểu từ 67 quốc gia tham dự mới đây, Huawei Digital Power đã ký một hợp đồng quan trọng với SEPCOIII để thực hiện “Dự án Biển Đỏ” với PV 400 MW cùng với giải pháp lưu trữ năng lượng pin 1300 MWh (BESS), hiện là dự án lưu trữ năng lượng lớn nhất thế giới.
Hai bên sẽ hợp tác để giúp Ả Rập Saudi xây dựng một trung tâm năng lượng sạch và kinh tế xanh toàn cầu. |
Dự án lưu trữ năng lượng độc lập (off-grid) có công suất 1300 MWh này là dự án lớn nhất trên thế giới và đánh dấu một cột mốc quan trọng trong ngành lưu trữ năng lượng toàn cầu.
Dự án Biển Đỏ đã được liệt kê trong Tầm nhìn 2030 của Ả Rập Xê Út như một dự án trọng điểm. Nhà phát triển của dự án là ACWA Power, và tổng thầu EPC là SEPCOIII. Nằm trên bờ Biển Đỏ, NEOM còn được mệnh danh là thành phố của tương lai, được cung cấp hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo. Nhờ đó sẽ tạo ra một lối sống mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới, khi các nguồn tài nguyên như dầu mỏ đang ngày càng cạn kiệt.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng cũng như hơn 8 ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng GWh, Huawei Digital Power cam kết tích hợp công nghệ thông tin kỹ thuật số với PV và công nghệ lưu trữ năng lượng để xây dựng một hệ thống lưu trữ năng lượng chuỗi thông minh an toàn bằng cách sử dụng thiết kế chuỗi, thông minh và mô-đun, nhằm giúp PV trở thành nguồn năng lượng chính và xây dựng một tương lai xanh và tươi sáng.
"CNTT&TT xanh vì một Phát triển Xanh"
Cũng mới đây, tại Hội nghị thượng đỉnh "the Better World Summit" (BWS) do Huawei cùng Informa Tech đồng tổ chức mới đây, ông Bob Cai - Giám đốc tiếp thị của Nhóm kinh doanh cung cấp dịch vụ Huawei cho biết: "Là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng CNTT&TT và thiết bị thông minh, với các sản phẩm và giải pháp sáng tạo của mình, chúng tôi sẽ hỗ trợ các nhà điều hành giảm lượng khí thải carbon và kiến tạo mạng lưới của họ trở nên tiết kiệm năng lượng hơn nữa”.
Vào tháng 6/2021, Huawei và Informa Tech cùng đề xuất sáng kiến Mạng lưới Cường độ Carbon (NCI), trong đó lượng khí thải carbon trên mỗi bit dữ liệu được định nghĩa là một hệ đo mới cho mạng lưới xanh. Huawei nhấn mạnh rằng mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn của mọi người phải được cân bằng với nhu cầu giảm lượng khí thải carbon, vì vậy công ty đã đề xuất sáng kiến này để quản lý và đo lường tốt hơn lộ trình giảm khí thải carbon.
Trong hội nghị thượng đỉnh, Huawei cũng thể hiện rõ mục tiêu chú trọng vào công cuộc tạo ra một nền tảng hợp tác trong ngành về phát triển xanh và nhắc đến BWS như một ví dụ thuyết phục. Nền tảng này sẽ thường xuyên kết nối các đối tác và nhà điều hành trong ngành lại với nhau để chia sẻ các công nghệ sáng tạo và các phương pháp mới nhất trong việc cắt giảm lượng khí thải carbon và đóng góp vào một ngành CNTT-TT xanh hơn.
Theo ông Cai, tại sự kiện MWC Barcelona 2022, Huawei sẽ tiếp tục tổ chức một diễn đàn phát triển xanh cùng với các đối tác nhằm chia sẻ các thực tiễn trong ngành và các giải pháp mới nhất. Ngoài ra, tất cả các đối tác và nhà điều hành trong ngành đều được chào đón tham dự diễn đàn.
ND
Hợp đồng điện tử VNPT eContract: Tối ưu vận hành, tiết kiệm chi phí, an toàn tiện lợi
Submitted by nlphuong on Mon, 18/10/2021 - 14:00Hợp đồng điện tử (HĐĐT) (VNPT eContract) do Tập đoàn VNPT nghiên cứu và phát triển là một trong những giải pháp hiệu quả, được kỳ vọng tạo nên cuộc cách mạng phương thức giao kết trong hoạt động kinh doanh và thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới.
Với sự kết hợp của công nghệ và giải pháp tân tiến nhất do VNPT nghiên cứu và làm chủ, VNPT eContract là nền tảng cung cấp giải pháp HĐĐT, cho phép các bên giao kết các loại hợp đồng bằng phương tiện điện tử. VNPT eContract giúp doanh nghiệp (DN) và người dân giảm đáng kể chi phí và thời gian giao dịch, khởi tạo, đàm phán, ký kết và quản lý lưu trữ, tìm kiếm hợp đồng, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với khách hàng, cũng như mở rộng kinh doanh đến thị trường trong nước và quốc tế.
Giải pháp đa tiện ích
Với VNPT eContract, người dùng được loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng giấy. Bởi các bên tham gia hợp đồng đã có được một công cụ thuận tiện để tạo lập, đàm phán, giao kết, lưu trữ, tìm kiếm, tra cứu hợp đồng bằng ứng dụng CNTT tiện ích. Chi phí đi lại để gặp trực tiếp ký hợp đồng cũng giảm đáng kể, giúp hạn chế lây nhiễm dịch bệnh trong thời kỳ dịch Covid-19 đang bùng phát khắp thế giới.
VNPT eContract bao gồm các thành phần quản lý tài khoản người dùng các bên giao kết, quản lý quá trình đàm phán điều khoản hợp đồng, thống nhất hợp đồng và tiến hành ký kết bằng chứng thư số (CA) hoặc xác minh định danh eKYC và ký điện tử.
Các quy trình ký HĐĐT giữa các bên trong VNPT eContract hoàn toàn tuân thủ Luật Thương mại điện tử và các văn bản pháp luật liên quan của Nhà nước. Sau khi HĐĐT có hiệu lực thi hành thì toàn bộ dữ liệu được đưa lên blockchain lưu trữ và truy xuất giữa các bên khi cần thiết.
VNPT eContract cũng cho phép quản lý các biến động của quá trình thực thi HĐĐT như phụ lục hợp đồng, tạm dừng, chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, cách thức hợp đồng vô hiệu, thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh hợp đồng, quy định thời hiệu khởi kiện:
- Giúp giải quyết những yêu cầu từ phía nhà quản lý trong việc kiểm soát các hoạt động giao kết bên trong một thành phố thông minh, mà còn tạo ra phong cách phục vụ hoàn toàn mới, hiện đại, nhằm mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Cho phép người dùng có thể dễ dàng truy cập, tra cứu các hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký, hợp đồng trả lại nhờ vào chức năng lọc của hệ thống. Thuận lợi cho công tác quản lý thực hiện hợp đồng từ khâu thương thảo hợp đồng đến thực thi hợp đồng.
Các lĩnh vực được áp dụng như: Hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê khoán, hợp đồng thương mại, dịch vụ, hợp đồng đại lý, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng mua bán, thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ…
Những tính năng nổi bật
Một trong những ưu điểm nổi bật phải kể tới của VNPT eContract đó là định danh trực tuyến. VNPT eContract tích hợp giải pháp VNPT eKYC và Video KYC cho phép định danh khách hàng, khách hàng định danh các đối tác tham gia ký hợp đồng.
Tính năng đàm phán trực tuyến cho phép các bên thảo luận, ghi nhận thay đổi nội dung hợp đồng, đàm phán các điều khoản và có thể điều chỉnh nội dung của hợp đồng hoàn toàn trực tuyến.
Cùng với đó, giải pháp ký số sẽ hỗ trợ tất cả các loại hình ký số của tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chứng thư số tại Việt Nam, giúp người dùng không có chứng thư số vẫn có thể ký HĐĐT mà vẫn đảm bảo an toàn, đáp ứng điều kiện và nguyên tắc của luật Giao dịch điện tử Việt Nam.
Công nghệ mã hóa file hợp đồng bằng cặp khóa công khai, đảm bảo chỉ các bên tham gia hợp đồng mới có thể truy xuất nội dung theo hợp đồng. Mức độ bảo mật càng được bảo đảm hơn nhờ công nghệ Blockchain, giúp tăng niềm tin giữa các bên tham gia hợp đồng và tăng tính minh bạch trong quản lý hợp đồng điện tử.
VNPT eContract là một sản phẩm trong bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện của VNPT hỗ trợ tối đa DN ứng dụng các giải pháp công nghệ số giải quyết tốt vấn đề số hoá quy trình ký hợp đồng. Từ đó, tạo tiền đề và động lực cho các DN Việt phục hồi và bứt phá trong nền kinh tế thị trường với nhiều thay đổi, biến động hiện nay.
Để giảm bớt gánh nặng và đồng hành cùng các DN trong giai đoạn khó khăn này, kể từ ngày 10/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021, VNPT ưu đãi cho các khách hàng đăng ký dịch vụ VNPT eContract lên đến 40%.
ND
Giải pháp số giúp DN ứng phó với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng
Submitted by nlphuong on Mon, 11/10/2021 - 09:49Đại dịch COVID-19 đã có những tác động lớn đến ngành công nghiệp Việt Nam và nhiều doanh nghiệp (DN) trên toàn quốc đang phải chịu ít nhiều ảnh hưởng từ đại dịch để lại trong dài hạn.
Đó có thể là sự đứt gãy chuỗi cung ứng, hàng tồn kho ứ đọng, công nhân làm việc tại nhà máy phải thực hiện 3 tại chỗ trong khi các nhân viên khác phải làm việc từ xa, kết quả là làm gia tăng chi phí và giảm năng suất lao động. DN buộc phải làm quen với sự thay đổi đáng kể có khi là vĩnh viễn đối với thị trường của mình (các nhà cung ứng và khách hàng) cùng với đó là quy trình vận hành liên tục đổi mới trên khắp cả nước.
Bà Eileen Yap, Tổng giám đốc RS Singapore và xuất khẩu khu vực Đông Nam Á, RS Components nhận định: "Các DN đang đối mặt với những thách thức, đặc biệt là giữ cho những ngành công nghiệp thiết yếu liên tục hoạt động trong mùa dịch. Đứt gãy chuỗi cung ứng và giữ an toàn cho người lao động là những vấn đề chính mà các DN phải đối mặt ngay từ thời điểm bắt đầu đại dịch".
Mặc dù đội ngũ nhân viên phải làm việc từ xa nhưng bộ phận thu mua với quy trình chuyên nghiệp và các nhà cung ứng chủ chốt đã phản ứng một cách nhanh chóng và nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể tìm được những nguồn hàng như mong muốn. Nguồn cung trực tuyến và dịch vụ eProcurement trở nên vô cùng cần thiết, những nhà cung ứng đa kênh với độ phủ rộng đáng tin cậy có thể đáp ứng nhanh các yêu cầu cao của DN. Trong khi đó, các nhà máy buộc phải sắp xếp lại để hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa trong một số trường hợp, điều chỉnh nhân sự cùng với đó là đầu từ vào tự động hóa và chuyển đổi các mô hình làm việc.
Ngành công nghiệp đang có những cái nhìn nghiêm ngặt về việc họ phải thay đổi nhằm giảm thiểu những rủi ro và thiệt hại tiềm ẩn từ các cuộc khủng hoảng trong tương lai như đại dịch, tội phạm mạng, địa chính trị hoặc biến đổi khí hậu. Các nhà cung ứng và nhà sản xuất đã có những chuyển đổi số (CĐS) với tâm thế tốt hơn để ứng phó nhanh chóng với khủng hoảng và vươn lên mạnh mẽ. Số khác DN đã ứng dụng các công cụ số một cách nhanh chóng, cụ thể là đối với lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, đang có được những lợi ích nhất định.
Theo bà Eileen Yap, chìa khóa để đảm bảo chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn là phải xác định được các khía cạnh cần thay đổi, tìm ra các công cụ có thể được tích hợp nhanh và hiệu quả vào môi trường vận hành của DN và làm việc với các đối tác đáng tin cậy.
Bộ ba yếu tố cần quan tâm
Đại dịch buộc các DN Việt cần phải tập trung vào các vấn đề quản lý chuỗi cung ứng chính một cách sâu sắc khi mà họ vẫn chưa có những CĐS một cách mạnh mẽ: quy trình kém hiệu quả, các vấn đề tồn kho và thời gian nghỉ trong quy trình sản xuất.
Các quy trình thu mua và thanh toán thường là công việc phức tạp nhất đối với hầu hết DN, khi họ có 10 - 20 nhà cung cấp trực tiếp, khoảng hàng nghìn đơn vị cung cấp nguyên vật liệu gián tiếp, và MRO (duy trì, sửa chữa và vận hành). Những chi phí “mềm” đi kèm với hoạt động MRO (thời gian tìm kiếm nguồn cung ứng, nhận báo giá, phê duyệt, tạo yêu cầu thanh toán, xuất hóa đơn,…) đôi khi cao hơn gấp đôi so với giá thành sản phẩm.
Cơ hội để các DN tiết kiệm tổng chi phí mua sắm là trong hoạt động MRO. Có khoảng 45% chi phí cho MRO thường không nằm trong ngân sách chi tiêu ban đầu, đa phần đến từ những đơn hàng đặt gấp hoặc đơn cho những sản phẩm đã lâu hoặc chưa bao giờ được đặt mua. Mặc dù các nhà cung cấp MRO luôn có lượng hàng lớn và được giao thường xuyên, nhưng những đơn đặt bất thường sẽ ngốn chi phí hơn nhiều. Kể cả đối với những đơn hàng đã nằm trong ngân sách, chi phí cũng sẽ bị “đội” lên khi có nhiều bên cùng đặt một lượng sản phẩm tương tự nhau từ các nhà cung cấp khác nhau.
Quá trình thanh toán có thể kéo dài và dễ xảy ra sai sót. Vấn đề khó khăn nhất chính là cần có cái nhìn tổng quát về tổng chi phí của toàn bộ quy trình. Hơn nữa, phương pháp hợp nhất các nhà cung cấp sẽ giúp tiết kiệm chi phí là điều đương nhiên. Trường hợp nhiều mặt hàng có giá thành thấp sẽ khiến nhân viên thu mua mất nhiều thời gian để phân tích.
Tương tự, phí lưu kho đã tăng lên nhiều lần và rất khó để xác định lý do của sự tăng giá này. Các kho có thể trở nên khó kiểm soát vì lượng hàng dư và tồn kho quá hạn sử dụng. Ước tính rằng chi phí liên quan đến hàng tồn kho không cần thiết chiếm đến 18% giá mua hàng.
Ngoài ra, một lượng lớn chi phí cho MRO, dù đã nằm trong ngân sách hay chi phí đột xuất, thường liên quan đến hoạt động duy trì dây chuyền sản xuất. Thời điểm ngừng hoạt động của máy móc thường là lúc bảo trì định kỳ hoặc lỗi thiết bị. Vậy nên, tạo ra kế hoạch bảo trì phù hợp và trữ hàng số lượng thích hợp trong kho sẽ tạo nên sự khác biệt trong chi phí. Có thể thấy, thiếu khả năng hiển thị sẽ là thách thức, đặc biệt khi máy móc có những lỗi khó phát hiện, không thể đoán trước được và DN cố gắng duy trì máy móc cũ hoạt động lâu ngày hơn.
Các giải pháp số
Đại dịch không chỉ thúc đẩy việc đầu tư CĐS trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam mà còn cho thấy được mức độ sẵn sàng của các dịch vụ có chi phí thấp và dễ dàng lắp đặt. Những giải pháp này nhanh chóng mang lại những cải thiện đáng kể về năng suất cũng như lợi nhuận.
RS Components (RS) đã thiết lập các danh mục mua sắm ở hình thức trực tuyến và dự trữ hơn 650.000 sản phẩm công nghiệp và điện tử đến từ 2.500 nhà cung cấp, đội ngũ bán hàng trực tuyến luôn hỗ trợ cùng 14 trung tâm phân phối trên thế giới, nhanh chóng ứng phó với khủng hoảng từ đại dịch COVID-19 gây ra đồng thời tiếp tục chứng minh RS là một đối tác đáng tin cậy.
Hơn nữa, các giải pháp và dịch vụ kỹ thuật số chuyên biệt trong quản lý chuỗi cung ứng đã tăng đáng kể trong năm vừa qua. Những nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ phân tích chuỗi cung ứng, xác định các vấn đề trọng điểm và đề xuất các giải pháp cho khách hàng để cải thiện hiệu quả và giảm thiếu chi phí. Các công cụ đơn năng cho đến các giải pháp dịch vụ tích hợp đa năng có thể được RS thiết kế phù hợp với nhu cầu và ngân sách cụ thể của từng khách hàng. Ngoài ra, RS còn tư vấn cho DN về quá trình triển khai và những thay đổi trong quản lý quy trình.
Trong đó, sẽ có những công cụ đơn giản hóa quy trình phê duyệt, tạo điều kiện thống nhất các nhà cung cấp, do đó sẽ tiết kiệm chi phí mua hàng, chẳng hạn như PunchOut, một tiện ích sẵn có để tích hợp chặt chẽ với hệ thống nội bộ eProcurement.
Về phần bảo trì, RS cung cấp các dịch vụ kỹ thuật hiệu chuẩn và quản lý độ tin cậy. Công ty cũng có thể tư vấn cách để xây dựng một chiến lược bảo trì dự đoán tốt nhất, bằng cách thu thập dữ liệu kế thừa, dữ liệu hiện chưa được khai thác và dữ liệu hoạt động của DN, rồi chuyển vào một nền tảng chung và phân tích.
Cuối cùng, các giải pháp sẽ được đưa ra thông qua việc sử dụng mạng lưới vạn vật kết nối (IoT) và điện toán đám mây để thu thập và lưu trữ dữ liệu, sau đó phân tích để hiểu chúng. Dù theo cách nào, việc giám sát tình trạng hoạt động và giám sát lỗi là cực kỳ quan trọng để đảm bảo các bộ phận và thiết bị phù hợp luôn có sẵn khi cần.
Kết luận
Quy trình thu mua hợp lý giúp giảm chi phí mềm và hợp nhất các nhà cung ứng cho các DN tại Việt Nam. Việc DN kiểm soát tốt hàng tồn kho sẽ giúp cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên, giảm thời gian nghỉ của máy móc cũng như hạn chế lãng phí tài nguyên. Các công cụ số và giải pháp dịch vụ có thể mang đến những chuyển biến rõ rệt trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của bất kỳ DN nào, giúp tăng mức độ hiện diện và khả năng thích ứng cho DN.
Đối với bất kỳ giải pháp kỹ thuật số hoặc giải pháp dịch vụ nào được dự định triển khai, DN cần phải xem xét hai khía cạnh quan trọng. Thứ nhất, hợp tác với đối tác đáng tin cậy, hiểu DN và có thể tư vấn giúp tìm ra phương thức triển khai tốt nhất. Thứ hai, không kém phần quan trọng đó là các nhân viên thuộc các bộ phận liên quan phải cho DN thấy được những giá trị mà các giải pháp này mang lại cho cá nhân họ cũng như cho công ty. Tuy nhiên vẫn có những sự e ngại khi chuyển đổi vì DN sợ mất kiểm soát. Nhưng quá trình quản lý sự thay đổi này cần phải đi đôi với niềm tin, tin vào đội ngũ nhân viên và các đối tác của DN.
Nguồn tham khảo: Joel Roth: The 20% Solution: A Practical Guide to Dramatic Cost Reduction in MROP Procurement./.
Khuyến khích thế hệ trẻ tích cực thảo luận và ra quyết định về chính sách Internet
Submitted by nlphuong on Thu, 07/10/2021 - 14:39Tối ngày 6/10/2021 vừa qua, đai diện Hội đồng thanh niên dự án Diễn đàn Thanh niên Quản trị Internet (Youth Internet Governance Forum) đã có buổi livestream trò chuyện cùng Host – Ca sĩ Bùi Minh Quân về chủ đề “Áp lực số hoá – Thích nghi với bình thường mới”.
Sự kiện kéo dài 1,5 giờ và thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Cùng với đó là giới thiệu sự kiện Diễn đàn Thanh niên Quản trị Internet Việt Nam được tổ chức vào 6-7/11/2021 sắp tới.
Talkshow “Áp lực số hoá - Thích nghi với bình thường mới” |
“Áp lực số hoá” đặt lên trên vai những người trẻ
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trong hai năm vừa qua diễn biến vô cùng phức tạp, chúng ta phải dần quen với cụm từ “bình thường mới” với những quy định về giãn cách xã hội, khuyến cáo thực hành 5K do Bộ Y Tế, là khi việc gặp mặt và trao đổi trực tiếp lại khó hơn bảo giờ hết. Chính vì điều kiện như vậy, những giao tiếp trực tuyến dần thay thế và đưa ra yêu cầu về thích ứng với chuyển đổi số trong công việc và học tập dành cho giới trẻ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Chính việc phải đối mặt với áp lực “cần thay đổi” này đã tạo nên những “áp lực số hoá” đặt lên trên vai những người trẻ. Gen Z cần thay đổi mình, ứng dụng CNTT hàng ngày để trở thành một công dân số thực thụ trên môi trường trực tuyến.
Trong talkshow, nhóm bạn trẻ YIGF Việt Nam đã chia sẻ về những áp lực số hoá từ những câu chuyện đời thường rất quen thuộc như việc tắt/mở mic như thế nào, tham gia các ứng dụng học trực tuyến ra sao hay việc ứng dụng các nền tảng trao đổi công việc như thế nào để hiệu quả hơn nữa.
Nhưng không chỉ là câu chuyện cá nhân, các bạn trẻ cũng chia sẻ về những khoảng cách số giữa các thế hệ, việc đôi khi các thầy cô giáo lại không thông thạo công cụ bằng học sinh, hay trường hợp dở khóc dở cười bạn sinh viên học ngành CNTT lại được cả xóm gọi sửa máy tính và cài Win.
“Làm việc trực tuyến không có gì gây khó khăn cho em, nhưng việc những người làm cùng không thông thạo các công cụ mới là điều khiến em thấy khó làm việc” – Nguyễn Ngọc Hiếu, thành viên Ban truyền thông Hội đồng thanh niên YIGF chia sẻ.
Ba bạn trẻ Minh Anh, Emma và Ngọc Hiếu đại diện Hội đồng thanh niên YIGF chia sẻ suy nghĩ và góc nhìn Gen Z về áp lực số hoá |
Xây dựng không gian mạng an toàn
Trong buổi livestream, Đại diện Hội đồng thanh niên YIGF cũng chia sẻ về việc các bạn đã chuyển đổi số thành công trong các chiến dịch truyền thông của mình. Thực hiện sứ mệnh xây dựng một không gian mạng văn minh và an toàn, nhóm các bạn trẻ dành rất nhiều thời gian và tâm huyết chuẩn bị chuỗi bài đăng truyền thông về kỹ năng công dân số cho các bạn thanh, thiếu niên, sử dụng kênh fanapge Chống Hack (Trang hiện có 194.000 lượt theo dõi).
Để các thông điệp về an toàn số và ứng xử văn minh trên mạng tiếp cận tới nhiều bạn trẻ, nhóm YIGF Việt Nam đã thực hiện các chiến dịch truyền thông. Dưới sự tài trợ của Quỹ SecDev Foundation và hướng dẫn, tư vấn chiến lược của Trung tâm CNTT - Truyền thông Vietnet, cuối năm 2020, các bạn trẻ khởi động chiến dịch có tên “Click Clever” và đã xây dựng một game mobile (ứng dụng trò chơi trên điện thoại di động) với nội dung về an toàn số.
Ứng dụng này đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các bạn trẻ và nhận được 1,000 lượt tải về và chơi thử sau 2 tháng. Để lan toả chiến dịch, nhóm các bạn trẻ còn xây dựng một điệu nhảy về an toàn số và tạo thành thử thách trên kênh mạng xã hội TikTok.
Không dừng lại ở đó, tới năm 2021, Hội đồng thanh niên YIGF chạy chiến dịch “Đề Kháng trên mạng xã hội” bằng cách tổ chức cuộc thi sáng tạo các sản phẩm truyền thông đa phương tiện về chủ đề bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Chiến dịch đã nhận được 100 bài dự thi hợp lệ và hơn 2 triệu lượt tương tác trên kênh Facebook. Bí kíp thành công của nhóm là dựa vào việc thay đổi hướng tiếp cận, không chỉ sử dụng những kênh hình ảnh, video như truyền thống mà thử thách mình với những yêu cầu sản phẩm số yêu cầu tính sáng tạo cao.
Chiến dịch Đề Kháng trên mạng xã hội |
Trong buổi livestream, Hội đồng thanh niên YIGF cũng chia sẻ về kế hoạch tổ chức Diễn đàn Thanh niên Quản trị Internet Việt Nam 2021 vào tháng 11 tới, dự kiến quy mô hơn 100 đại biểu thanh niên và chuyên gia tham gia trình bày và thảo luận, không giới hạn số người tham gia.Người tham gia sẽ mua vé tham dự sự kiện bằng cách ủng hộ trực tiếp tới Quỹ Sóng và Máy tính cho em do Thủ tướng Chính phủ kêu gọi.
Giới thiệu về Diễn đàn Thanh niên Quản trị Internet, Ngô Minh Anh - Trưởng Ban Điều Hành YIGF Việt Nam chia sẻ: “Đây là một sáng kiến của một tổ chức có tên NetMission được lần đầu tiên tổ chức vào năm 2010 , song song với Diễn đàn Quản trị Internet Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APrIGF). Diễn đàn nhằm mục đích nâng cao nhận thức của giới trẻ về quản trị Internet và khuyến khích thế hệ trẻ tham gia tích cực hơn vào quá trình thảo luận và ra quyết định về chính sách Internet.
YIGF lấy cảm hứng từ Diễn đàn quản trị Internet (IGF) - một diễn đàn đa bên tham gia đối thoại chính sách về các vấn đề quản trị Internet. Bởi vậy, hướng tiếp cận của YIGF cũng giống như IGF – tiếp cận nhiều bên liên quan. Những đại biểu thanh niên tham gia diễn đàn sẽ được phân công vai trò đại diện cho các nhóm khác nhau: chính phủ, khu vực tư nhân và tổ chức phi chính phủ, nói lên ý kiến của họ về vấn đề quản trị Internet dưới những góc nhìn khác nhau.”
Năm 2019, Dự án Diễn đàn Thanh niên Quản trị Internet được khởi động tại Việt Nam bởi Trung tâm CNTT - Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) dưới sự tài trợ của Quỹ SecDev Foundation. Dự án hướng tới xây dựng một nhóm thanh niên nòng cốt hoạt động tích cực và chủ động nhằm xây dựng một không gian mạng văn minh và an toàn. Chính vì vậy, dự án án đã tuyển chọn các bạn trẻ có chung niềm quan tâm tới các hoạt động xã hội và chủ đề Internet và thành lập Hội đồng thanh niên YIGF.
Diễn đàn Thanh niên Quản trị Internet Việt Nam 2019 – Sự kiện bên lề của Vietnam Internet Forum |
Sau hai năm chuẩn bị, Hội đồng thanh niên YIGF đã tới gần hơn với giấc mơ của mình, tổ chức thành công một sân chơi dành cho các bạn trẻ có thể nói lên tiếng nói của mình về các chủ đề liên quan tới Internet, hướng tới xây dựng một không gian mạng an toàn với những ứng xử văn minh của thế hệ công dân số mới.
HM
Các triển vọng cho thế giới thông minh 2030
Submitted by nlphuong on Thu, 23/09/2021 - 16:04Ông David Wang, Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch Sản phẩm & Giải pháp CNTT-TT của Huawei, vừa công bố báo cáo "Thế giới thông minh 2030" dự báo xu hướng của ngành, giúp các ngành xác định cơ hội mới và khám phá giá trị mới.
David Wang công bố báo cáo Thế giới Thông minh 2030 |
Báo cáo đề xuất 8 định hướng đa ngành, đa nghề để thăm dò ở cấp vĩ mô. Báo cáo giải thích cách các công nghệ ICT có thể giải quyết các vấn đề và thách thức quan trọng đối với sự phát triển của con người và những cơ hội mới nào có thể mang lại cho các tổ chức và cá nhân. Ở cấp độ ngành, báo cáo khám phá các công nghệ và hướng phát triển trong tương lai của mạng truyền thông, điện toán, điện kỹ thuật số và các giải pháp ô tô thông minh.
Wang cho biết, "30 năm trước, chúng tôi quyết định làm phong phú cuộc sống thông qua lĩnh vực viễn thông. 10 năm trước, chúng tôi quyết định kết nối mọi nơi trên thế giới, để xây dựng một thế giới kết nối, tốt đẹp hơn. Giờ đây, tầm nhìn và sứ mệnh của chúng tôi là mang kỹ thuật số đến mọi người, mọi nhà và mọi tổ chức vì một thế giới thông minh, được kết nối hoàn toàn. Chúng tôi tin chắc rằng một thế giới thông minh tuyệt vời đang đến với tốc độ ngày càng nhanh."
Mạng viễn thông 2030: 4 kịch bản về mạng viễn thông dần trở thành hiện thực
Theo báo cáo, trong thập kỷ tới, các đối tượng và ranh giới của kết nối mạng sẽ tiếp tục mở rộng. Đến năm 2030, khi các công nghệ như XR, màn hình 3D mắt thường, cảm ứng kỹ thuật số và mùi kỹ thuật số phát triển hơn nữa, "tầm nhìn kỹ thuật số, cảm ứng kỹ thuật số và mùi kỹ thuật số" sẽ tạo ra trải nghiệm sống động và đột phá thông qua các mạng thế hệ tiếp theo.
Đồng thời, khi mạng viễn thông phát triển từ việc kết nối hàng tỷ người với hàng trăm tỷ thứ, thiết kế mạng sẽ thay đổi từ tập trung vào nhận thức của con người sang nhận thức của máy móc. Chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của cơ sở hạ tầng điện toán đa cấp cho hàng trăm tỷ thứ và dữ liệu khổng lồ, cũng như các mạng điện toán cung cấp khả năng kết nối.
Ngoài ra, 4 kịch bản về mạng viễn thông trong tương lai sẽ dần trở thành hiện thực. Chúng là những mạng viễn thông sẽ mang lại trải nghiệm nhất quán cho gia đình, văn phòng và xe cộ, Internet băng thông rộng vệ tinh, Internet công nghiệp và mạng điện toán.
Là một phần của thế giới thông minh, mạng viễn thông của năm 2030 sẽ phát triển theo hướng mạng băng thông rộng khối, trải nghiệm xác định, AI-native, HCS, bảo mật và độ tin cậy, cũng như các mạng xanh và carbon thấp. Huawei dự đoán rằng tổng số kết nối toàn cầu sẽ đạt 200 tỷ vào năm 2030. Đồng thời, truy cập mạng doanh nghiệp, truy cập băng thông rộng gia đình và truy cập không dây cá nhân sẽ vượt quá 10 Gbit/s, mở ra kỷ nguyên kết nối 10 Gbit/s .
Điện toán 2030: thế giới kỹ thuật số và thế giới vật lý sẽ được hội tụ liền mạch
Đến năm 2030, thế giới kỹ thuật số và thế giới vật lý sẽ được hội tụ liền mạch, cho phép con người và máy móc tương tác về mặt tri giác và cảm xúc. AI sẽ trở nên phổ biến và giúp chúng ta vượt qua những giới hạn của con người. Nó sẽ đóng vai trò như kính hiển vi và kính thiên văn của các nhà khoa học, nâng cao hiểu biết của chúng ta về mọi thứ, từ những hạt quark nhỏ nhất đến những hiện tượng vũ trụ lớn nhất.
Các ngành công nghiệp đã sử dụng rộng rãi công nghệ kỹ thuật số sẽ trở nên thông minh hơn với AI. Hiệu suất năng lượng của máy tính sẽ tăng lên đáng kể, đưa chúng ta đến gần hơn với điện toán không carbon. Các công nghệ kỹ thuật số có thể trở thành một công cụ để đạt được mục tiêu toàn cầu về trung hòa carbon.
Máy tính đang đạt đến giới hạn vật lý của nó, vì vậy cần phải đổi mới phần mềm, kiến trúc và hệ thống. Quan trọng hơn, toàn bộ ngành công nghiệp cần phải cùng nhau khám phá một nền tảng mới cho tính toán, vượt qua các giới hạn vật lý của chất bán dẫn và làm cho điện toán trở nên xanh hơn, an toàn hơn và thông minh hơn. Huawei dự đoán rằng vào năm 2030, nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên dữ liệu yottabyte, với sức mạnh tính toán cho mục đích chung tăng gấp 10 lần và sức mạnh tính toán AI gấp 500 lần.
Sức mạnh kỹ thuật số 2030: Công nghệ điện tử công suất và công nghệ kỹ thuật số đang được hội tụ sâu sắc
Trong thập kỷ tới, nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên sức mạnh kỹ thuật số, phấn đấu hướng tới phát triển carbon thấp, điện khí hóa và chuyển đổi thông minh. Các nguồn năng lượng tái tạo mới, chẳng hạn như điện năng lượng mặt trời và năng lượng gió, sẽ dần thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Công nghệ điện tử công suất và công nghệ kỹ thuật số đang được hội tụ sâu sắc để cho phép "bit để quản lý watt" trong toàn bộ hệ thống năng lượng và hiện thực hóa các ứng dụng thông minh khác nhau trên "đám mây năng lượng".
Huawei dự đoán đến năm 2030, năng lượng mặt trời sẽ trở thành một trong những nguồn năng lượng chính của chúng ta, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện toàn cầu sẽ là 50%, tỷ trọng điện năng trong tiêu thụ năng lượng cuối cùng dự kiến sẽ vượt quá 30%, xe điện chiếm tỷ trọng lượng xe mới bán ra sẽ vượt quá 50% và năng lượng tái tạo sẽ cung cấp năng lượng cho 80% cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Giải pháp ô tô thông minh 2030: Các công nghệ như AI, nhận dạng sinh trắc học, cảm biến quang học trong xe và AR/VR sẽ mang đến những tính năng mới cho buồng lái
Trong thập kỷ tới, điện khí hóa và trí thông minh sẽ là không thể ngăn cản và các công nghệ ICT sẽ hội tụ với ngành công nghiệp ô tô. Ngành công nghiệp ô tô sẽ chứng kiến sự phát triển của lái xe thông minh, không gian thông minh, dịch vụ thông minh và vận hành thông minh. Huawei hy vọng sẽ sử dụng các công nghệ ICT của mình để thúc đẩy một ngành công nghiệp ô tô thông minh và giúp các nhà sản xuất ô tô chế tạo những phương tiện tốt hơn.
Mục tiêu cuối cùng của lái xe thông minh là sử dụng các công nghệ như lái xe tự động để giảm đáng kể tỷ lệ tai nạn giao thông, đồng thời mang lại trải nghiệm đi lại hiệu quả và liền mạch cho người dùng. Lái xe thông minh cho đến nay chủ yếu chỉ giới hạn ở những con đường kín như đường cao tốc và đường khuôn viên, nhưng dần dần nó sẽ được ứng dụng nhiều hơn trên những con đường công cộng, chẳng hạn như những con đường trong khu vực đô thị. Xe cộ sẽ trở thành một không gian thông minh mới.
Với sự hỗ trợ của ICT, các công nghệ như AI, nhận dạng sinh trắc học, cảm biến quang học trong xe và AR/VR sẽ mang đến những tính năng mới cho buồng lái. Xe thông minh sẽ thực sự biến đổi từ một không gian di động linh hoạt thành một không gian sống thông minh tích hợp thế giới ảo và vật lý.
Huawei dự đoán rằng, đến năm 2030, xe tự hành sẽ chiếm 20% lượng xe mới được bán ở Trung Quốc, xe điện sẽ chiếm hơn 50% lượng xe mới được bán ra, xe sẽ được trang bị sức mạnh tính toán trên 5.000 TOPS và tốc độ truyền dẫn mạng trong xe trên mỗi liên kết sẽ vượt quá 100 Gbps.
ND
Ứng biến gián đoạn kinh doanh bằng công nghệ đột phá
Submitted by nlphuong on Tue, 14/09/2021 - 21:45COVID-19 đã làm gia tăng nhu cầu thúc đẩy tăng cường chuyển đổi số trong toàn ngành. Bà Eileen Yap, Tổng Giám đốc RS Components, đã đưa ra các giải pháp và xu hướng giải quyết tình trạng này.
COVID-19 đã tác động đến nhiều mặt trong cuộc sống của chúng ta. Trong toàn ngành công nghiệp tại Việt Nam, việc đóng cửa hàng loạt các nhà máy và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt trong hoạt động logistics tạo nên sự gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng đối với các nhà sản xuất.
Nhiều đơn vị đã phải chuyển đổi sang việc sử dụng các dịch vụ mua sắm và tìm nguồn cung ứng trực tuyến. Các nhà cung ứng cũng phải nhanh chóng giới thiệu và/hoặc mở rộng dịch vụ và bán hàng trực tuyến. Giao thông vận tải và hoạt động logistics trở thành thách thức lớn đối với tất cả chúng ta khi các cảng xung quanh TP. Hồ Chí Minh phải tạm ngưng hoạt động vì các thành phố phía nam và các tỉnh công nghiệp lân cận hiện đang là tâm dịch của cả nước.
Các chủ doanh nghiệp (DN) khuyến khích lao động làm việc tại nhà và hỗ trợ thêm về CNTT mà vẫn đảm bảo sức khỏe tinh thần ổn định. Các trung tâm vận hành nhà máy phải thích nghi để bảo vệ lao động làm việc tại đây. Các giải pháp bao gồm thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), dựng lều trại trong nhà máy, chia ca làm việc, bổ sung các thiết bị tự động hóa, và điều chỉnh vai trò cũng như trách nhiệm nhân sự phù hợp với tình hình. Tất cả các biện pháp trên phải được hoàn thành nhanh chóng để giải quyết tình trạng sụt giảm năng suất, hoàn thành các đơn đặt hàng và tạo động lực phục hồi kinh tế.
Về bản chất, để vượt qua các thách thức hiện nay, ở mọi khía cạnh kinh doanh và cả nền công nghiệp toàn cầu đều đòi hỏi nhiều hơn các dạng kỹ thuật số, thường là các công nghệ đột phá. Rõ ràng là các DN đã có những CĐS nhằm thích ứng tốt hơn. Kể từ khi bắt đầu, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong hoạt động kinh doanh B2B và B2C, bao gồm cả thương mại điện tử (TMĐT), không chỉ là những khách hàng hiện tại mà còn là các khách hàng mới và vãng lai.
Hạn chế tối đa đứt gãy chuỗi cung ứng
Chúng tôi luôn sẵn sàng để ứng phó nhanh chóng và quyết liệt với đại dịch COVID-19. Cụ thể, chúng tôi liên tục hỗ trợ khách hàng trên toàn cầu, luôn ưu tiên sức khỏe và các dịch vụ tương tự khác cũng như lực lượng cung cấp các thiết bị thiết yếu và cơ sở hạ tầng để chống dịch. Để đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng, đội ngũ xử lý khủng hoảng của chúng tôi đã lên kế hoạch hành động nhanh chóng, chuyển đổi hàng tồn kho trên mạng lưới toàn cầu gồm 14 trung tâm phân phối đến các khu vực thiếu hụt.
Ngoài ra, chúng tôi còn dự trữ hơn 650,000 sản phẩm và giải pháp điện tử và công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trường hợp sản phẩm rơi vào tình trạng khan hiếm, các chuyên gia sẽ tìm nguồn cung thay thế và các thiết bị tương tự thông qua danh sách các nhà cung cấp đa đạng và phong phú của chúng tôi.
Khả năng cung ứng đa kênh, nền tảng kỹ thuật số mạnh mẽ giúp chúng tôi có thể dễ dàng tăng cường hỗ trợ khi các đơn hàng trực tuyến tăng vọt. Thông qua trao đổi và cộng tác, đội ngũ thu mua có thể hỗ trợ các khách hàng quan trọng thuộc các ngành kinh doanh thiết yếu. Bằng việc khuyến khích tư duy kỹ thuật số, kết nối con người và làm việc từ xa, các trung tâm phân phối nhanh chóng điều chỉnh hoạt động sản xuất trong tình trạng giãn cách xã hội và lao động phải mang các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) và họ luôn sẵn sàng thực hiện.
Các yếu tố của tăng tốc kỹ thuật số
Ngày nay, ngành công nghiệp vừa đầu tư vào các giải pháp kỹ thuật số để vượt qua thách thức hiện hữu do đại dịch, vừa phải tiếp tục đáp ứng nhu cầu đang ngày một tăng lên. Xu hướng tăng tốc kỹ thuật số này đã có từ trước thời điểm COVID-19 xảy ra, nhưng bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Thật vậy, tự động hóa đã là xu hướng từ trước đến nay trong lĩnh vực sản xuất và quản lý. Giờ đây, sự tiến bộ của ngành CNTT (Cách mạng Công nghiệp 4.0) và kế hoạch triển khai 5G sắp tới tại Việt Nam đang không chỉ tác động đến mọi mặt của ngành sản xuất, mà còn ảnh hưởng lên các ngành liên quan như quản lý chuỗi cung ứng, từ thanh toán đến mua hàng, thông qua quản lý kho và dự đoán hàng tồn.
Những điều này đang làm thay đổi dần kỳ vọng của khách hàng, nhu cầu về hiệu quả cao hơn trong dịch vụ và nhận thức rằng dữ liệu cũng có thể được sử dụng để nắm bắt xu hướng thế giới mới.
Các khách hàng đều có kỳ vọng rất cao vào nhà cung cấp. Họ mong muốn nhận được dịch vụ cao cấp và rõ ràng, trong khi chúng tôi có lợi thế đến từ tính dễ sử dụng, các công cụ cá nhân hóa dựa trên AI và hỗ trợ bán hàng trực tuyến theo thời gian thực. RS luôn tập trung tối đa để có thể đáp ứng mọi kỳ vọng từ khách hàng, thực hiện công việc như cam kết cũng như có phương án phản hồi rõ ràng khi có bất kỳ sự kiện nào xảy ra.
Nhiều DN tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang chịu thiệt hại về tài chính do dịch COVID-19, điều này làm gia tăng nhu cầu cải thiện tính hiệu quả. Khởi đầu với ứng dụng eProcurement, nhu cầu của người dùng về các công cụ như RS PunchOut ngày càng tăng, một công cụ sáng tạo tích hợp vào hệ thống eProcurement, cho phép người dùng dễ dàng truy cập và tham khảo sản phẩm cũng như thông tin thanh toán khi sử dụng website. Đối với các DN có đơn đặt hàng lớn tại Việt Nam, eProcurement có thể giúp đội ngũ nhân viên tiết kiệm thời gian, cải thiện tính năng theo dõi đơn hàng, báo cáo chi phí và giảm thiểu rủi ro.
Việc giới thiệu các công cụ mua sắm kỹ thuật số cho các khách hàng công nghiệp và sản xuất tại Việt Nam cho phép các DN đạt lợi ích lớn từ việc cắt giảm chi phí và tăng hiệu suất làm việc của nhân viên. Trong trường hợp các thành phần thiết bị quan trọng không có sẵn trên website của RS hoặc các đối tác bán lẻ tại địa phương, nhóm chuyên gia Product Plus sẽ tìm kiếm các sản phẩm thay thế từ mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn của chúng tôi.
Các giải pháp quản lý kho cũng là yếu tố quan trọng để đạt mục tiêu nâng cao hiệu suất và giảm thiểu chi phí, đặc biệt là khi các DN đang tăng lượng hàng dự trữ do ảnh hưởng từ đại dịch. Đội ngũ RS cũng hỗ trợ khách hàng cải thiện khả năng lưu kho, lên kế hoạch đặt trước hàng dự kiến sẽ hết trong tương lai và phát triển lịch trình giao hàng dựa trên yêu cầu từ khách hàng. Nhờ lợi thế nhiều kho hàng tại khu vực Đông Nam Á, RS mang đến cho khách hàng sự tin cậy và linh hoạt trong quá trình thực hiện các dự án sản xuất của họ.
Dữ liệu lớn (Big data)
Trong khi đó, các công ty bắt đầu nhận ra lợi ích khổng lồ của ‘big data’, với ưu điểm là chi phí thấp và điện toán đám mây dễ truy cập. Việc thu thập và phân tích dữ liệu từ mọi phương diện DN có thể được ứng dụng nhờ vào các kỹ thuật như trí tuệ nhân tạo (AI), dễ dàng dự báo thị trường hoặc xu hướng kinh doanh, cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, giảm "thời gian chết" và thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đặc biệt, big data giúp chỉ ra các nguyên nhân gây thất thoát trong sản xuất và hư hỏng thiết bị, điều mà có thể tránh được nhờ bảo trì dự đoán.
Thật vậy, bảo trì dự đoán nâng cao được coi là một ứng dụng then chốt trong thời gian tới. Nó kết hợp nhiều công nghệ với nền tảng công nghiệp 4.0 như điện toán đám mây, cảm biến kết nối (IoT), big data, phân tích nâng cao và máy học (machine learning). Bảo trì dự đoán nâng cao hứa hẹn mang lại hiệu quả vận hành và độ tin cậy cao cũng như cải thiện năng suất hoạt động. Mặc dù vẫn còn ở giai đoạn sơ khai nhưng điểm đáng chú ý ở ứng dụng này là khả năng truy cập và kiểm soát quy trình từ xa trong toàn bộ DN. Các giải pháp kỹ thuật số giúp thu thập và phân tích dữ liệu dự đoán sẽ trở nên phổ biến trong tương lai.
Tuy nhiên, với bất kỳ hệ thống số hóa phức tạp nào, dù là một thiết bị đơn lẻ, mạng lưới cảm biến hay lắp đặt toàn doanh nghiệp, bảo mật là một vấn đề cần lưu tâm. Độ phức tạp càng lớn thì càng có nhiều điểm yếu bị bộc lộ. Có nhiều phương pháp để hạn chế rủi ro, trong đó cách tốt nhất là làm việc với các đối tác đáng tin cậy và xây dựng kế hoạch xử lý sự cố khi (nếu) có vi phạm bảo mật.
Nhân lực
Một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự do dự khi áp dụng tăng tốc kỹ thuật số rộng rãi là sự thay đổi tại nơi làm việc. Mục đích là chuyển đổi công việc từ thủ công sang kỹ thuật số, giảm các việc lặp lại mang giá trị thấp và nâng cao năng suất của nhân viên. Việc hỗ trợ lao động thông qua thay đổi này đòi hỏi phải có sự tập huấn chuyển đổi quy cách làm việc dành cho nhân viên trong công ty.
Đại dịch đã chứng minh rằng những thay đổi đáng kể trong phương thức làm việc (ví dụ như làm việc tại nhà) có thể mang lại kết quả tích cực. Chủ yếu là "kiểm tra và học hỏi", thực hiện cải cách, thay đổi từ từ dựa theo phương thức cụ thể và làm việc với nhau để thấy được sự thay đổi đang dần có những hiệu quả như mong muốn.
Chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo
Các sự kiện có tiềm năng làm gián đoạn kinh doanh đang ngày càng tăng như thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, biến đổi khí hậu, tấn công mạng, chiến tranh thương mại và các sự kiện địa chính trị. Điều chắc chắn là các sự kiện này sẽ xảy ra trong tương lai nên dù sớm hay muộn thì chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cho phép chúng tôi chuẩn bị tốt hơn, đáp ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn với các nhu cầu đang ngày càng thay đổi cũng như các cuộc khủng hoảng và sự gián đoạn kinh doanh trong tương lai. Các công cụ phân tích dữ liệu hiện đang hỗ trợ dự đoán thị trường hoặc xu hướng kinh doanh và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Hơn nữa, nhiều trung tâm phân phối tự động hóa sẽ giúp cải thiện khả năng quản lý hàng tồn kho, hiệu quả logistics và an toàn lao động. Chúng tôi không ngừng phát triển các giải pháp giúp gia tăng giá trị nhằm hỗ trợ khách hàng nắm bắt được sự tăng tốc kỹ thuật số và đạt được những lợi ích khi làm việc với một đối tác đáng tin cậy.
Việc số hóa chắc chắn sẽ làm gián đoạn các quy trình và đem đến những thay đổi lớn trong văn hóa và phương thức làm việc. Nhưng COVID-19 đã cho chúng ta thấy một sự thật đáng buồn là chi phí gián đoạn do dịch bệnh gây ra còn lớn hơn rất nhiều nếu như không áp dụng số hóa./.
coocaa tạo đột phá trên thị trường tivi thông minh toàn cầu với hệ điều hành mới
Submitted by nlphuong on Wed, 01/09/2021 - 17:43Coolita là hệ điều hành đầu tiên do coocaa tự phát triển, mang đến trải nghiệm nhanh, mượt và tiện lợi cho tivi thông minh.
coocaa, một thương hiệu về TV thông minh, nghiên cứu và phát triển, và là hệ thống quản lý nội dung, chính thức ra mắt hệ điều hành đầu tiên do chính hãng phát triển - Coolita – tại sự kiện Coolita Global Launch trực tuyến ngày 1/9.
Có mặt trước tiên tại một số thị trường như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, hệ điều hành mới sẽ tạo bước ngoặt về trải nghiệm trên TV thông minh, mang đến trải nghiệm nhanh, mượt và tiện dụng cho nhu cầu sử dụng Internet đang rất phổ biến hiện nay.
Thúc đẩy đổi mới nhằm xóa nhòa khoảng cách
Thị trường TV OTT (cung cấp các dịch vụ qua mạng Internet) đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, một phần do đại dịch, một phần do thời gian mọi người xem tivi tại nhà ngày càng tăng. Tuy vậy, tivi thông minh thường có giá thành khá cao bởi đòi hỏi phần cứng và phần mềm phức tạp, do đó nhiều gia đình tại Đông Nam Á đang tìm kiếm những lựa chọn với mức giá phù hợp với túi tiền hơn, mà vẫn có thể thoải mãn nhu cầu của họ với những chương trình giải trí chất lượng như chương trình truyền hình, phim điện ảnh, trò chơi và hơn thế nữa.
Ngoài ra, người sử dụng tivi thông minh đang gặp phải 3 vấn đề chính: tivi thiếu bộ nhớ bởi kích thước của hệ điều hành quá lớn, hệ thống thường hay bị treo, và giao diện sử dụng phức tạp.
Với những khám phá trên, coocaa chính thức ra mắt Coolita, thương hiệu con tập trung vào giải pháp hệ điều hành tivi và các dịch vụ phát triển, một giải pháp độc quyền để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Hệ điều hành Coolita 1.0: Mang trải nghiệm “Cool & Clear” đến người tiêu dùng
Hệ điều hành Coolita là phiên bản rút gọn của Web OS dựa trên nhân Linux. Coolita đặt mục tiêu mang đến cho người dùng trải nghiệm nhanh, mượt và tiện dụng trên tivi thông minh. Với ý tưởng thiết kế “Cool & Clear”, hệ điều hành Coolita 1.0 mang đến một giao diện tối giản và dễ định hướng.
Hệ điều hành Coolita 1.0 có rất nhiều tùy chọn về chương trình và ứng dụng giải trí để người dùng thoải mái tận hưởng. Ứng dụng YouTube 2021 mới nhất cung cấp những video chất lượng cao, trong khi CC Plus, một nền tảng phát trực tuyến được hỗ trợ bởi hệ điều hành Coolita, mang đến nhiều nội dung giải trí đa dạng, từ toàn cầu cho đến địa phương, thông qua những bản cập nhật theo thời gian thực, đồng thời đưa ra những nội dung đề xuất đã được tối ưu hóa dựa trên sở thích của người dùng.
Với ứng dụng CC Cast, công nghệ độc quyền được phát triển bởi coocaa, người dùng có thể trình chiếu nội dung từ điện thoại Android lên màn hình tivi thông qua kết nối mạng cục bộ (LAN) từ TV, mà không cần đến kết nối Internet hay Wi-Fi. Hệ điều hành cũng được cài sẵn các trò chơi từ đám mây, chương trình duyệt web, cửa hàng ứng dụng và nhiều hơn nữa.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, hệ điều hành Coolita 1.0 cũng được tích hợp nhiều giải pháp thân thiện, như tính năng tiết kiệm dữ liệu giúp người dùng theo dõi lượng dữ liệu đã dùng theo thời gian thực để quản lý dễ dàng hơn, và chế độ bảo vệ mắt để giúp mắt của người dùng luôn thoải mái và có thể tận hưởng nhiều hơn với trải nghiệm hạn chế ánh sáng xanh.
Ông Raul Hua, Tổng Giám đốc Phát triển Kinh doanh Coolita cho biết: Hệ điều hành mới mang tính cách mạng này là thành quả của sự thấu hiểu sâu sắc về nhu cầu của người tiêu dùng, kết hợp với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao và sự kiên định trong việc phổ biến trải nghiệm tivi thông minh đến tất cả mọi người. Thông qua những đổi mới không ngừng và các chương trình hợp tác chiến lược, chúng tôi kỳ vọng tạo ra một hệ sinh thái tivi thông minh lớn hơn và tốt hơn, mang đến những cơ hội hợp tác mới trong ngành, từ đó tạo thêm nhiều sản phẩm công nghệ tiên tiến và thời thượng để tất cả mọi người trên thế giới có thể tận hưởng”.
Đẩy mạnh hệ sinh thái TV thông minh thông qua các chương trình hợp tác chiến lược
Trong thời gian tới, coocaa và Coolita sẽ tiếp tục mở rộng các chương trình hợp tác chiến lược với những công ty trong nhiều lĩnh vực, từ các nhà cung cấp nội dung, các thương hiệu TV, các nhà cung cấp tính năng thông minh cho đến các công ty IoT, các sàn thương mại điện tử và nhà cung cấp phần cứng, để mang đến những sản phẩm và nội dung chất lượng cao. Qua đó, người dùng trên toàn cầu có thể tận hưởng trải nghiệm giải trí liên tục và sống động.
coocaa S3U: tivi đầu tiên cài đặt Coolita, tái định nghĩa cách thức giải trí tại nhà
Cũng tại sự kiện, TV thông minh đầu tiên trên thế giới cài sẵn hệ điều hành Coolita 1.0 đã ra mắt, với tên gọi coocaa S3U có kích thước 32”, công nghệ Direct View LED (DLED, hay còn gọi là LED nền), độ phân giải 1366x768 điểm ảnh. Với tỉ lệ màn hình 16:9 và 5 chế độ hình ảnh để người dùng tùy chỉnh (Standard, Vivid, Game, Movie và Sports), S3U ứng dụng một loạt công nghệ tăng cường chất lượng hình ảnh giúp chi tiết sắc nét, màu sắc tối ưu và giảm nhiễu để có được hình ảnh chân thực.
Ngoài ra, mẫu TV này cũng mang đến trải nghiệm âm thanh sâu và sống động với hai loa đơn công suất cao 10W, công nghệ âm thanh vòm AES (Audio Enhanced Surround) của coocaa, cũng như các hiệu ứng âm thanh của Dolby Audio.
TV coocaa S3U sẽ có mặt trên Lazada, Shopee và Tiki kể từ hôm nay với mức phải chăng – 4.399.000 đồng. Mức giá này kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách về giá giữa TV truyền thống và TV thông minh trên thị trường hiện nay, đồng thời mang đến trải nghiệm TV thông minh tuyệt vời.
Nhằm tri ân sự ủng hộ của người tiêu dùng, coocaa sẽ tổ chức chương trình ưu đãi đặc biệt trên Lazada từ ngày 9/9 đến hết ngày 11/9 để người dùng có thể sở hữu TV coocaa S3U với giá ưu đãi là 3.390.000 đồng.
HM