TikTok - Kể chuyện thương hiệu theo cách riêng
Người dùng trở thành nhà sáng tạo nội dung. Video gần gũi, chân thực khiến người xem "quên" rằng mình đang xem quảng cáo... TikTok đang kể những câu chuyện thương hiệu theo một cách riêng như thế!
Biểu tượng TikTok. Ảnh THX/TTXVN |
Đứng đầu về lượt tải cả trên App Store và Google Play, TikTok chưa bao giờ hết "hot" tại Việt Nam, nhất là với đối tượng thuộc thế hệ gen Z (những người sinh sau năm 1995). Với lượng phủ sóng từ những người nổi tiếng, đến các chị nội trợ, dân văn phòng, học sinh, sinh viên…, TikTok đã khẳng định thành công với những chiến lược marketing độc đáo.
Bình dân hóa marketing
Theo đại diện TikTok, nền tảng này từng có clip quảng cáo đạt nửa tỷ view (lượt xem) chỉ trong vòng 2 tuần. Đây là một con số đáng gờm đối với các chiến dịch quảng bá thương hiệu trên mạng xã hội. Với TikTok, phải những cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đã từng trải nghiệm thì mới biết khả năng lan tỏa của các video thú vị hay "hashtag challenge" (hashtag thử thách - một hình thức marketing chỉ xuất hiện trên TikTok) ấn tượng đến mức nào.
TikTok dường như ghi điểm tuyệt đối với gen Z, một thế hệ ưa thích sự sáng tạo và thể hiện cá tính bản thân trên mạng xã hội. Từ những đoạn nhạc bắt tai cùng kho hiệu ứng thú vị, TikTok tạo ra một nơi để mọi người thoải mái chia sẻ video ngắn về bản thân, sở thích cá nhân, thậm chí chỉ là những điều ngớ ngẩn.
Được ưu ái hơn cả trong số các mạng xã hội hiện nay cũng bởi TikTok đã đánh trúng tâm lý “thích xem lười đọc” của đại đa số người dùng. Các video ngắn chỉ từ 15 đến 30 giây (nay có thể mở rộng tới 3 phút) đủ giữ chân người xem giải trí, ngay cả những người "cả thèm chóng chán".
TikTok dường như ghi điểm tuyệt đối với gen Z, một thế hệ ưa thích sự sáng tạo và thể hiện cá tính bản thân trên mạng xã hội. Nguồn: TikTok |
Chưa dừng lại tại đó, TikTok còn cho phép người dùng tạo ra những video tương tác cùng bạn bè và cả thần tượng, người nổi tiếng. Đây là cách mà "hashtag challenge" vận hành. Nhãn hàng khởi động hashtag challenge với video nhạc bắt tai do những người nổi tiếng dẫn đầu tạo trào lưu và kêu gọi người dùng tham gia thử thách.
Bằng những công cụ hết sức đơn giản, từ trẻ nhỏ tới người lớn, từ những người công nhân tới dân văn phòng đều có thể tự sáng tạo nội dung và thực hiện thử thách với hashtag challenge. Các video như vậy thường gần gũi, chân thực khiến người tiêu dùng không còn nghĩ rằng họ đang xem quảng cáo, kéo về hàng triệu lượt theo dõi, tương tác cho nhãn hàng, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo hiệu ứng tốt mà không tốn quá nhiều chi phí.
Chiến lược "bình dân hóa" marketing này của TikTok đã thu lại kết quả đáng kinh ngạc với độ phủ lớn tại thị trường Việt Nam và trên thế giới.
Thử thách hashtag #donnghiepthoate - “dọn nghiệp thoát ế” được TikTok và Sunsilk tung ra vào dịp Tết Nguyên đán 2019. Nguồn: Tik Tok |
Nhìn lại một trong những hashtag challenge từ thời đầu TikTok mới xuất hiện tại Việt Nam, đó là thử thách hashtag #donnghiepthoate - “dọn nghiệp thoát ế” được TikTok và Sunsilk tung ra vào dịp Tết Nguyên đán 2019. Nội dung thử thách nhằm khuyến khích người dùng “dọn dẹp" xui xẻo, cầu mong may mắn và đón chào năm mới tươi sáng. Thực hiện thử thách này, người chơi sẽ sử dụng sticker và đoạn nhạc “Dọn nghiệp” để tạo ra những video “Thoát ế” độc đáo cho riêng mình.
Tại thời điểm đó "ế" hay "nghiệp" đều là những từ khóa quen thuộc của giới trẻ trên mạng. Nhờ đó, chiến dịch đã thu được khoảng 9 triệu lượt hiển thị trong vòng một tuần, gấp 2 lần so với con số trung bình khi tiếp cận qua kênh quảng cáo truyền thống. Sunsilk đã phủ sóng hơn 30.000 video và 24 triệu lượt xem trên nền tảng TikTok với hashtag #donnghiepthoate.
Nhiều nhãn hàng khác ở Việt Nam cũng đã lấn sân qua TikTok với những chiến dịch nổi trội như #traoyeuthuong, #bikipthathinh, #duyendangaodai…
Tập trung vào "miếng bánh lớn" SME và Startup
Ra mắt vào giữa năm 2020, nền tảng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) Việt muốn quảng bá thương hiệu, sản phẩm TikTok For Business đã nhận rất nhiều ánh mắt nghi ngờ của giới làm kinh doanh. Bởi, trong suy nghĩ của nhiều người, TikTok là mạng xã hội dành cho các bạn trẻ gen Z, chỉ dùng để giải trí chứ không phải nơi buôn bán.
Tuy nhiên, chính gen Z lại dần trở thành đối tượng mà rất nhiều doanh nghiệp hướng tới. Thực tế, nhiều SME như Fika, Genify Studio, OKXE hay Zera Vietnam cũng bắt đầu tìm đến nền tảng này để quảng bá.
Bên cạnh việc tạo ra một nền tảng tiềm năng cho truyền thông sáng tạo, TikTok trong cả năm qua đã "thực chiến" cùng doanh nghiệp khi đưa ra cơ hội tạo chiến dịch quảng cáo với ngân sách chỉ từ 200.000 đồng. Đối với nhiều doanh nghiệp, chính sách này là điều kiện thuận lợi nếu họ còn hạn chế về vốn đầu tư và cách thức tìm kiếm khách hàng.
Tại Việt Nam, SME là "xương sống" của nền kinh tế khi chiếm đến 97% số doanh nghiệp, đóng góp 45% vào tổng GDP năm 2020 và thu hút hơn 85% lực lượng lao động tính trong năm 2020. Tuy nhiên, theo thống kê của VCCI vào tháng 3/2021, 87,2% SME tại Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19.
Những nội dung quảng cáo sáng tạo, gần gũi nhưng sở hữu lượt tương tác "khủng" của SME Việt Nam. Nguồn: Tik Tok |
Theo đại diện TikTok, thị trường quảng cáo trực tuyến đang chào đón hàng loạt SME và startup với sự đột phá trong tư duy tiếp thị. Trong đó, video dạng ngắn trở thành điểm sáng của những chiến dịch marketing hiện đại. Với TikTok, SME có thể phát triển trên thị trường nhờ nội dung quảng cáo đảm bảo đúng 3 yếu tố ngắn, nhanh và thu hút mà không cần sở hữu một đội ngũ sản xuất hùng hậu hay kỹ thuật quay dựng phức tạp.
Bên cạnh việc tạo ra một nền tảng tiềm năng cho truyền thông sáng tạo, TikTok trong cả năm qua đã "thực chiến" cùng doanh nghiệp khi đưa ra cơ hội tạo chiến dịch quảng cáo với ngân sách chỉ từ 200.000 đồng. Đối với nhiều doanh nghiệp, chính sách này là điều kiện thuận lợi nếu họ còn hạn chế về vốn đầu tư và cách thức tìm kiếm khách hàng.
Tại Việt Nam, SME là "xương sống" của nền kinh tế khi chiếm đến 97% số doanh nghiệp, đóng góp 45% vào tổng GDP năm 2020 và thu hút hơn 85% lực lượng lao động tính trong năm 2020. Tuy nhiên, theo thống kê của VCCI vào tháng 3/2021, 87,2% SME tại Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19.
Tháng 4/2021, TikTok đã chính thức ký hợp tác chiến lược với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) nhằm hỗ trợ nâng cao kỹ năng tiếp thị video dạng ngắn cho các doanh nghiệp thành viên của VECOM, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam.
Bước đi này nhằm hiện thực 1 trong 3 trọng tâm phát triển của TikTok. Theo đó, năm 2021, TikTok đầu tư nguồn lực hỗ trợ SME thông qua 3 trọng tâm là hợp tác chiến lược với các trung tâm, tổ chức uy tín; đầu tư nguồn tài nguyên để trao quyền cho SME chủ động tìm hiểu thông tin và biết cách sử dụng tính năng tự quảng cáo trên TikTok for Business và đầu tư nâng cao năng lực, nhân 3 số lượng đội ngũ chuyên gia người Việt của TikTok tại Việt Nam so với năm 2020 để có thể hỗ trợ SME nhanh nhất./.
Nguồn: Lê Phương (Tổng Hợp)/bnews.vn
https://bnews.vn/tiktok-ke-chuyen-thuong-hieu-theo-cach-rieng/206364.html