Thành phố Seoul "thông minh" như thế nào

(ICTPress) - Seoul, Hàn Quốc, là một trong những thành phố công nghệ nhất thế giới, xếp hạng đầu trong Thăm dò chính phủ điện tử (CPĐT) của Liên hợp quốc kể từ năm 2003. Thành phố này cũng là đất nước của các trò chơi (game) mạng.

Kế hoạch “Smart Seoul 2015” (Seoul thông minh 2015) được công bố tháng 6/2011 để nâng danh tiếng của Seoul như là thành phố đi đầu về ICT toàn cầu bằng cách thúc đẩy sự bền vững và cạnh tranh của thành phố này nhờ các công nghệ thông minh. Seoul "thông minh" là tiếp nối của kế hoạch u-City (u‑Seoul), đã áp dụng các công nghệ điện toán mọi nơi để đẩy mạnh sự cạnh tranh của thành phố này.

Trong khi u-Seoul nâng cấp việc cung cấp các dịch vụ bằng hạ tầng của thành phố truyền thống (như vận tải và an ninh), thì kế hoạch cũng chưa thành công trong việc nâng cao chất lượng đời sống của các công dân Seoul. “Smart Seoul 2015” hướng tới nhiều người hơn và không chỉ để triển khai càng nhiều công nghệ thông minh càng tốt, mà còn hình thành mối quan hệ cộng tác nhiều hơn giữa thành phố và các công dân của thành phố.

Các thiết bị thông minh cho mọi công dân

Mạng lưới tổng thể ở Seoul bao gồm các mạng di động và cố định cáp quang băng rộng tốc độ cao, như WiFi và công nghệ giao tiếp trường gần (NFC). Một trụ cột chính của Seoul thông minh là tăng cường tiếp cận các thiết bị thông minh và để đào tạo những người sử dụng mới trong các hoạt động của họ, do đó tiếng nói của tất cả các công dân đều được lắng nghe.

Năm 2012, Seoul bắt đầu cung cấp các thiết bị thông minh đời cũ cho các hộ gia đình thu nhập thấp và có nhu cầu khác. Thị trường ICT phát triển nhanh và nhiều người sử dụng thiết bị thông minh thường mua các sản phẩm mới ngay khi họ thay thiết bị vẫn còn trong vòng đời sử dụng. Các công dân được khuyến khích - đặc biệt giảm thuế trong phạm vi 50 - 100 USD/thiết bị - để làm từ thiện những chiếc máy cũ khi mua những máy mới. Sau khi những chiếc điện thoại này được các nhà sản xuất đánh giá và sửa chữa, những chiếc máy này được cấp miễn phí cho những người dân có thu nhập thấp.

Chính quyền thủ đô Seoul đang thử nghiệm một dự án trung tâm làm việc thông minh, cho phép các công chức nhà nước làm việc từ 10 văn phòng - các trung tâm làm việc thông minh - được đặt gần nhà họ nhất. Các công chức ở các trung tâm làm việc thông minh đã tiếp cận với phần mềm nhóm và các hệ thống hội nghị điện thoại, đảm bảo rằng việc họ không có mặt tại Tòa Thị chính thành phố vẫn đạt hiệu suất công việc. Seoul dự định với dự án làm việc thông minh (Smart Work) sẽ cắt giảm 30% viên chức của thành phố vào năm 2015.

Công cụ đo lường thông minh

Seoul đang triển khai một kế hoạch đo lường thông minh với mục tiêu giảm tổng năng lượng được mà Seoul sử dụng xuống còn 10%. Dự án này đã bắt đầu vào năm 2012, với một kiểm thử liên quan đến lắp đặt 1000 dụng cụ đo thông minh. Các dụng cụ này cung cấp cho các hộ gia đình, văn phòng và những chủ nhà máy các báo cáo thời gian thực về việc tiêu thụ điện, nước và gas. Các thông tin này được thể hiện luôn bằng đơn vị tiền tệ và được kèm theo các chi tiết về các phần tiêu thụ năng lượng và các cách để điều chỉnh những phần đó để giảm các chi phí năng lượng.

Một dự án thử nghiệm đo lường thông minh quốc gia, được hoàn tất vào năm 2008, cho thấy 84% những người tham gia đã kiểm tra tình trạng thông tin năng lượng của mình 1 lần/ngày trở lên; 60% cho biết dự án hữu ích để giảm sử dụng năng lượng, và 71% đã bày tỏ mong muốn tham gia vào các dự án tương tự trong tương lai.

Các dịch vụ an toàn

Là một phần của u-Seoul, một dịch vụ an toàn đã và đang vận hành kể từ tháng 4/2008. Dịch vụ này ứng dụng các công nghệ CCTV và dựa trên vị trí hiện đại để thông báo cho các cơ quan và các thành viên gia đình trong trường hợp khẩn cấp gồm trẻ em, người tàn tật, người già và mắc bệnh Alzheimer. Một thiết bị thông minh đã được phát triển vì mục đích này. Khi người sở hữu thiết bị rời một khu vực an toàn được thiết kế hoặc bấm nút một khẩn cấp, một cảnh báo sẽ được gửi tới những người bảo vệ, cảnh sát, các bộ phận phòng cháy hay các trung tâm kiểm soát CCTV.

Để tận dụng triệt để dự án u-Seoul, các công dân đã được yêu cầu đăng ký với các nhà mạng đáp ứng mục đích này. Hỗ trợ các hộ gia đình thu nhập thấp và đặc biệt các nhóm nguy cơ cao, Seoul thường xuyên cung cấp các thiết bị cảnh báo khẩn cấp miễn phí hoặc có giá rất rẻ, để hướng tới 50.000 người sử dụng đăng ký vào năm 2014.

Các ứng dụng sáng tạo

Eun-pyeong là một quận của Seoul, và kế hoạch Eun-pyeong u‑City, bắt đầu vào năm 2006 và được hoàn thành vào tháng 3/2011, hiện có 45.000 người tham gia. Các kết nối của thành phố thông minh cho phép các công dân ở quận này nhận các thông tin trực tuyến qua các thiết bị thông minh trên các bức tường của phòng khách nhà họ. Về việc công dân quan tâm tới vấn đề an ninh, các máy quay CCTV thông minh được lắp đặt ở mọi ngóc ngách đường phố sẽ tự động theo dõi những người đột nhập vào nhà riêng. Nếu một người tàn tật hay một người già mang thiết bị giám sát vị trí rời khỏi Eun-pyeong hoặc nhấn chuông khẩn cấp trên thiết bị, vị trí của họ sẽ được tự động gửi đến những người bảo vệ bằng tin nhắn. Các đèn đường phố công nghệ cao của Seoul sử dụng, phát audio và cho phép người dân truy cập Internet di động. Một bản tin số sẽ cung cấp tin tức, lịch trình xe bus và các thông tin thực tế khác cho những người dân và khách du lịch. Cuối cùng, dịch vụ u-Green của Seoul sẽ giám sát các yếu tố như nước và chất lượng không chí thông qua một mạng lưới các bộ cảm biến, truyền thông tin này trực tiếp đến Ban Truyền thông (Media Board) và các thiết bị ở các phòng khách của công dân.

Chính quyền thành phố Seoul vận hành một trung tâm khai thác hợp nhất u-City, quản trị các mạng ICT mọi nơi, thu thập và nắm bắt các thông tin quan trọng của thành phố. Hệ thống đặt chỗ trực tuyến thế hệ kế tiếp của Seoul cho phép các công dân tìm kiếm, đặt chỗ và trả phí các dịch vụ công tức thời. Hệ thống đặt chỗ một cửa, tích hợp liệt kê hơn 150 dịch vụ theo các tiêu chí như giáo dục, hạ tầng, du lịch văn hóa, các mặt hàng và chữa bệnh. Hệ thống đặt chỗ này đã có hơn 30.000 dịch vụ được Chính quyền thành phố Seoul và các chính quyền quận cung cấp.

Kể từ năm 2001, chính quyền thành phố Seoul đã tăng cường các khả năng của hệ thống thông tin 3 chiều (3D), một ứng dụng bản đồ cung cấp các thông tin đường phố 3D và cho phép cung cấp các dịch vụ thông minh mới. Các dịch vụ mới này được công bố năm 2008: các thông tin địa lý cho phép người sử dụng xem xét đường phố; các chi tiết về các điểm thu hút khách du lịch, mang đến cho người sử dụng một tour Seoul ảo; và một ứng dụng cho phép các nhà hoạch định thành phố mô phỏng sự phát triển hay cải tạo hạ tầng. Chất lượng thông tin 3D đã được nâng cấp tiếp vào năm 2009, và hệ thống sẽ phù hợp để giám sát môi trường. Ví dụ, các mô phỏng ngập lụt được phát triển năm 2012 giúp dự báo các vùng nào bị ảnh hưởng tồi tệ từ các trận lụt, theo đó cho phép sự phát triển các cơ chế phản ứng ngập lụt, theo đó có thể xây dựng các cơ chế phản ứng ngập lụt trước.

Được giới thiệu vào năm 2009, các bến xe bus u‑Shelter đã kết hợp ICT hiện đại để cung cấp cho các công dân một loạt các thiết bị thông minh, trong đó có thông tin về các tuyến xe bus, bản đồ và dự báo thời tiết.

Chính quyền thành phố Seoul cung cấp tất cả các thông tin quản trị và trao thưởng việc sử dụng hữu ích nhất thông tin này của khu vực tư nhân hay các công dân qua cuộc thi ứng dụng công, bắt đầu vào năm 2010. Các ứng dụng tốt nhất được sản xuất miễn phí để cung cấp cho mọi người.

Hệ thống thanh toán di động dựa trên NFC, được sản xuất nhờ sự hợp tác công ty, được dành cho mọi công dân có một thiết bị thông minh hay một thẻ di động. Mọi người có thể thanh toán cho các mua bán bằng cách chạm vào các điện thoại thông minh đến một máy đọc chuyên dụng, nắm bắt các thông tin quan trọng để giao dịch. Dịch vụ này cũng cho phép chuyển tiền từ một người sử dụng thiết bị thông minh đến người sử dụng khác.

Ứng dụng HomePlus được khu vực tư nhân phát triển cho phép các giao dịch tại các cửa hàng của HomePlus (được tìm thấy ở các tấm bảng yết thị đường phố, với mỗi giao dịch sử dụng một mã vạch riêng). Các khách hàng có thể mua hàng hóa trong khi di chuyển, nhận chuyển phát tại gia định ngay sau đó trong ngày. Cửa hàng ảo HomePlus đầu tiên được khai trương vào tháng 8/2011.

Một ứng dụng khác được tư nhân phát triển là School Newsletter, ứng dụng kết nối các trường học với các bậc phụ huynh học sinh, thông báo tức thời cho các cha mẹ về những thay đổi về lịch học hay các đồ vật mà học sinh được yêu cầu mang tới trường cho các bài học của ngày kế tiếp.

Thị trưởng thành phố Seoul, ông Park Won-soon, cho biết “chìa khóa để trở thành một xã hội thông minh là “giao tiếp” hoàn toàn ở một cấp độ khác. Ví dụ, một thành phố thông minh gồm giao tiếp giữa người với người, mọi người với các cơ quan, và các công dân với các không gian chính quyền, với những con người có vị trí trung tâm trong mọi việc. Một thành phố thông minh có đặc điểm là cấp độ chia sẻ vô hạn của thành phố đó”.

Báo cáo công nghệ của Liên minh Viễn thông quốc tế về
“Các thành phố thông minh - Seoul: một trường hợp điển hình”.

Tin nổi bật