Kinh tế chuyên ngành
Đầy đủ về Alphabet, công ty mẹ của Google chỉ qua 1 hình ảnh
Submitted by nlphuong on Mon, 18/01/2016 - 07:30(ICTPress) - Google bạn đã từng biết không còn tồn tại.
Tháng 8/2015, hãng công nghệ khổng lồ ở California này đã tuyên bố một tái cấu trúc lịch sử. Sản phẩm tìm kiếm của Google trở thành công ty con thuộc sở hữu của công ty mới, Alphabet, cùng với các dự án và các nhóm khác của Google được sắp xếp trở thành các công ty con của Alphabet, mỗi công ty con có CEO riêng.
Sự thay đổi này có hiệu lực vào tháng 10 và cựu CEO Larry Page của Google tiếp tục giữ vị trí CEO tại Alphabet và Sundar Pichai nắm quyền tại Google.
Alphabet mang lại cho Page và ban lãnh đạo cấp cao nhiều tự chủ hơn để theo đuổi các dự án mới mẻ đầy hứng thú và các hoạt động mua lại - mà không phải quan tâm tới việc các dự án này có phù hợp với nhiệm vụ của Google “để tái cấu trúc thông tin của thế giới và làm công ty trở thành công ty toàn cầu và thiết thực hơn”.
Tìm kiếm thông tin về chăm sóc sức khỏe? Nâng cấp các thành phố? Mở rộng cuộc sống về căn bản? là những dự án Alphabet đang hướng tới.
Ngay trong tháng 1 này, đã có 9 công ty thuộc Alphabet - với một dự án Xe ô tô tự hành, được cho là sẽ ra mắt trong năm nay (Google không bác bỏ tin này. . Replicant, bộ phận robot thuộc Alphabet, từng là một bộ phận riêng rẽ, gần đây đã được sáp nhập vào Google X, phòng thí nghiệm trọng điểm.
HY
CNTT: Nhóm nghề khó tuyển dụng thuộc top 5
Submitted by nlphuong on Mon, 28/12/2015 - 06:55(ICTPress) - Chương trình khảo sát lương được thực hiện với sự tham gia của 200 doanh nghiệp, 59.927 người lao động.
Kết quả của khảo sát lương 2015 - 2016 của Công ty Tư vấn đầu tư và Quản lý doanh nghiệp (Macconsult) vừa cho biết các thông tin khảo sát thuộc 14 nhóm nghề.
Nội dung khảo sát gồm: Mức lương hàng tháng (lương cứng, mềm/khoán), các phụ cấp hưởng hàng tháng, thưởng năm, phúc lợi hàng năm; Mức độ khó tuyển dụng; Tỷ lệ biến động nhân sự; Dự kiến tăng lương hàng năm.
Theo khảo sát, CNTT luôn đứng trong top 5 nhóm ngành nghề có mức lương, thưởng trung vị cao nhất cả về cấp bậc quản lý/giám sát, Chuyên viên/kỹ sư, Nhân viên/kỹ thuật viên.
Cụ thể về nhóm nghề có mức lương cao nhất, CNTT là nhóm nghề đứng vị trí thứ 3 đối với cấp bậc quản lý/Giám sát (sau nhóm ngành dược phẩm - y tế, chăm sóc sức khỏe, Kiến trúc xây dựng), đối với Chuyên viên/Kỹ sư (sau Tư vấn - hỗ trợ kinh doanh, Kiến trúc - Xây dựng); vị trí thứ hai đối với cấp bậc nhân viên/kỹ thuật viên. Mức thưởng đứng vị trí thứ 3 đối với cấp bậc quản lý/giám sát, thứ 5 đối với chuyên viên/kỹ sư. Cấp bậc nhân viên/kỹ thuật viên, mức thưởng không ở top 5.
Về mức độ khó tuyển dụng theo nhóm nghề với thang điểm từ 1 - 5, nhóm nghề CNTT đứng ở vị trí thứ 3 (sau nhóm nghề Quản lý - Điều hành, Kiến trúc - Xây dựng). Mức độ khó tuyển dụng theo ngành, điện tử, thiết bị điện đứng vị trí số 1 (3,79 điểm), CNTT, Viễn thông đứng vị trí thứ 5 (3,19 điểm), Truyền thông – quảng cáo đứng ở vị trí thứ 13 (2,80 điểm)…
Mức độ khó tuyển dụng theo nhóm nghề |
Mức độ khó tuyển dụng theo ngành |
Về tỷ lệ nghỉ việc theo nhóm nghề, CNTT đứng ở vị trí thứ 5. Về tỷ lệ tăng lương theo ngành, CNTT - Viễn thông đứng ở vị trí thứ 3 (sau Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán, Cơ khí - Ô tô - Xe máy), Điện tử - Thiết bị điện xếp thứ 10, Truyền thông - quảng cáo xếp thứ 11 trong 14 nhóm nghề.
Chương trình khảo sát lương được thực hiện với sự tham gia của 200 doanh nghiệp, 59.927 người lao động. Doanh nghiệp và người lao động tham gia khảo sát ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là 74%, TP. HCM và các tỉnh miền Nam là 20%, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung 6%. Tỷ trọng số doanh nghiệp tham gia khảo sát phân theo loại hình doanh nghiệp, trong đó có 85% doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước, 10% doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và 5% doanh nghiệp có vốn góp nước ngoài.
Bà Nguyễn Thị Mai, Phó Giám đốc Công ty Macconsult cho biết Chương trình này có nhiều điểm khác biệt. Chương trình thực hiện khảo sát trực tuyến và cung cấp dữ liệu liên tục, kịp thời và có tính thời sự cấp nhật về mức lương thị trường. Việc khảo sát dự trên kết cấu chức danh tiêu chuẩn (gần 800 chức danh phổ biến trong 14 nhóm nghề, được mô tả về trách nhiệm và yêu cầu công việc theo từng nhóm nghề và cấp độ trình độ, kinh nghiệm phức tạp công việc tương ứng. Theo đó, chức danh tham gia phiếu hỏi phải đảm bảo đáp ứng sự phù hợp và tương đồng từ 80% trở lên.
Trong khi đó, ông Lê Anh Cường, Chủ tịch Macconsult cho hay trên thế giới, các thông tin khảo sát lương và tuyển dụng không còn là điều mới mẻ, việc khảo sát và cập nhật các dữ liệu về tiền lương nói riêng và thị trường lao động nói chung là một thông lệ quản trị tốt, đã được thực hiện bài bản từ lâu. Trong khi đó, với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thì còn quá tốn kém và khó tiếp cận.
Việc Việt Nam tham gia toàn diện vào các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được đánh giá là sẽ khiến việc tuyển dụng, lưu giữ những lao động có chất lượng và tay nghề trở nên khó khăn và cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây là một thách thức rất lớn, khi mà quy mô hầu hết các doanh nghiệp còn nhỏ, hệ thống quản lý chưa bài bản, thiết hầu hết các thông tin đầu vào phục vụ cho quản lý kinh doanh.
Ông Cường cho hay với chương trình khảo sát tiền lương của Mcconsult, mọi người đều có quyền tiếp cận và sử dụng miễn phí dữ liệu tiền lương tại jobcloud.vn. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát sẽ nhận đầy đủ các dữ liệu phân tích và báo cáo hàng năm và hàng quý để có những điều chỉnh và quyết định về mức và ngân sách tiền lương của mình nhằm đảm bảo tính cạnh tranh.
Nguyễn Quyên
Đồng sáng lập Apple chia sẻ tiềm năng "đám mây" cho doanh nhân Việt
Submitted by nlphuong on Wed, 02/12/2015 - 22:20(ICTPress) - Nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak đã đến Việt Nam và chia sẻ tại Hội thảo “SMAC 2015 với chủ đề Kết nối giá trị - Khơi dậy tiềm năng” do Tổng công ty Viễn thông MobiFone tổ chức hôm nay 2/12 tại TP. HCM.
Nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak chia sẻ tại Hội thảo |
Tại Hội thảo, Steve Wozniak đã khẳng định “Điện toán đám mây đang cực kì phát triển, đặc biệt là khi tất cả chúng ta đều đã quen có một thiết bị di động kết nối với dữ liệu dù ta ở bất kì đâu. Điện toán đám mây hỗ trợ mọi công ty dù lớn hay nhỏ theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, Amazon giúp cho một start-up dễ dàng mở cửa hàng và bán hàng nhanh chóng. Microsoft Office 365 giúp cho công ty hoạt động và quản lý tốt với các ứng dụng văn phòng và quản trị doanh nghiệp”.
Nhà cựu lãnh đạo Apple cũng tiên đoán, dễ sử dụng và tự động hóa sẽ là những xu thế lớn tiếp theo cho sự phát triển của các giải pháp công nghệ dành cho doanh nghiệp.
Được xem là hội thảo lớn nhất về công nghệ và kinh doanh cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam trong năm 2015, “SMAC 2015” đã thu hút được sự quan tâm của hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế đến tham dự, trong đó có các công ty tư vấn giải pháp doanh nghiệp và công ty công nghệ hàng đầu thế giới như KPMG, IBM..., và sự tham gia của nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak. Đây là lần đầu tiên nhà đồng sáng lập, bộ óc kỹ thuật vĩ đại của Apple đến Việt Nam.
Với mong muốn xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp năng động và sáng tạo, luôn ứng dụng các xu hướng công nghệ hàng đầu vào quản trị và kinh doanh, Hội thảo là diễn đàn cho 400 lãnh đạo doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và cập nhật xu hướng công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm áp dụng công nghệ SMAC trong quản trị và kinh doanh.
Ứng dụng mạng xã hội kết hợp với các công nghệ phân tích dữ liệu và điện toán đám mây vào kinh doanh là xu thế của nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu trong những năm gần đây. SMAC là một hệ sinh thái mà ở đó các doanh nghiệp nên biết tận dụng và triển khai vào kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một giải pháp kinh doanh mới, hướng tới khách hàng thông qua việc phân tích và nắm bắt được các hành vi tiêu dùng của khách hàng để từ đó có các giải pháp kinh doanh phù hợp và quản trị hiệu quả doanh nghiệp.
Tại hội thảo, ông Lê Nam Trà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Viễn thông MobiFone chia sẻ.“Với tầm nhìn và phương châm “kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng”, MobiFone luôn mong muốn hỗ trợ để kết nối cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam với những xu hướng công nghệ mới nhất, có thể tạo ra những cuộc cách mạng về quản trị và vận hành kinh doanh cho doanh nghiệp của Việt Nam. Sự kiện SMAC 2015 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam thể hiện nỗ lực không ngừng của MobiFone trên hành trình hợp tác và phát triển cùng cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam và thế giới.”
Thực tế, nhờ sử dụng “dữ liệu lớn” (Big Data) và “điện toán đám mây” (Cloud) trong vận hành sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua.
Minh Anh
83% người dùng Việt tin vào website có thương hiệu
Submitted by nlphuong on Tue, 03/11/2015 - 10:20(ICTPress) - Đây là một trong những kết quả thu được mới đây từ điều tra về mức độ tin tưởng của người tiêu dùng vào quảng cáo do Nielsen toàn cầu thực hiện vừa công bố.
Bên cạnh hình thức quảng cáo ở dạng truyền miệng từ gia đình và bạn bè là nguồn đáng tin cậy nhất đối với người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á, các kênh truyền thông trực tuyến cũng đang dần thể hiện rõ hiệu quả trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh.
Theo đó, ở Đông Nam Á có tới 88% người tiêu dùng có niềm tin lớn nhất vào các khuyến nghị từ gia đình và bạn bè (phương thức quảng cáo truyền miệng), người tiêu dùng Philippines dẫn đầu với 91% (tăng 1 điểm so với 2013). Ở Việt Nam, phương thức quảng cáo truyền miệng đạt mức tăng lớn nhất, tăng 8 điểm đến 89%. Tương tự như vậy, 89% người Indonesia (tăng 4 điểm) tin vào các lời khuyến nghị từ những người thân quen mà họ biết, tiếp theo là Malaysia (86%, tăng 1 điểm), sau đó đến Singapore ở mức 83% (giảm hai điểm) và Thái Lan ở mức 82% (tăng ba điểm).
Các hình thức mà quảng cáo mà người tiêu dùng Việt tin tưởng nhiều nhất (Nguồn: Nielsen) |
Đặc biệt trong đó, các trang web có thương hiệu cũng là một trong số các kênh quảng cáo đáng tin tưởng nhất với mức 83% người Việt có niềm tin. Tiếp đến, 75% số người trả lời khảo sát Việt Nam chỉ ra rằng họ tin tưởng vào các ý kiến của người tiêu dùng được đăng trực tuyến.
Sự tín nhiệm vào các phương tiện quảng cáo trực tuyến trả tiền ngày càng cao hơn
Trong các định dạng quảng cáo trực tuyến trả tiền, người tiêu dùng Việt Nam có niềm tin nhiều nhất vào các quảng cáo gắn với công cụ tìm kiếm với 55%. Độ tin cậy vào quảng cáo video trực tuyến, quảng cáo trên các mạng xã hội và quảng cáo banner trực tuyến theo sát ở 52%, 48% và 45% tương ứng.
Các hình thức quảng cáo trực tuyến mà người Việt tin tưởng nhiều nhất (Nguồn: Nielsen) |
Quảng cáo trực tuyến làm người tiêu dùng dễ hành động sau khi xem quảng cáo
Báo cáo của Nielsen cũng cho thấy rằng ở Việt Nam, chỉ số hành động qua mặt chỉ số niềm tin đối với hầu hết 19 định dạng quảng cáo trong cuộc khảo sát. 93% người trả lời khảo sát Việt Nam cho biết rằng đa số họ sẽ làm theo những khuyến nghị từ gia đình và bạn bè, tiếp theo là phương thức quảng cáo trên các web mang thương hiệu và quảng cáo trên truyền hình dễ làm cho người tiêu dùng có hành động, tương ứng với 89% và 82%.
Chỉ số hành động và niềm tin khi xem xong quảng cáo (Nguồn: Nielsen) |
Lại có những định dạng quảng cáo có mức độ tin tưởng thấp nhưng lại có hiệu quả rất cao trong việc thúc đẩy người tiêu dùng đến các điểm mua hàng. Điều này đặc biệt đúng đối với các định dạng quảng cáo trực tuyến và quảng cáo trên các phương tiện di động. Chỉ số hành động vượt quá chỉ số niềm tin hơn hai con số cho hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội (48% người tin; 72% người sẽ có hành động), quảng cáo gắn với các công cụ tìm kiếm (55% người tin; 79% người có hành động), banner quảng cáo trực tuyến (45% người tin, 64% người có hành động), quảng cáo trên các thiết bị di động (37% người tin; 58% người có hành động) và quảng cáo video trực tuyến (52% người tin; 70% người có hành động).
Quảng cáo nào có ảnh hưởng lớn nhất đến người tiêu dùng
Quảng cáo có nội dung liên quan đến gia đình có nhiều khả năng cộng hưởng đến người tiêu dùng Việt. Tiếp đến, nội dung quảng cáo liên quan đến sức khỏe, có tính hài hước và theo chủ đề thực tế cuộc sống cũng có khả năng gây cảm xúc đến người xem.
"Để thực hiện một kết nối lâu dài và có ý nghĩa với người tiêu dùng, các nhà quảng cáo cần phải hiểu về khán giả và sở thích của họ. Quảng cáo có tính tập trung vào gia đình, sức khỏe, mang tính hài hước hoặc những câu chuyện mang tính thực tế có khả năng thu hút và dễ gây cảm xúc cho người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á và mang đến cho họ những phản ứng tích cực.", Trưởng bộ phận Các Giải Pháp Tiếp Cận Người Tiêu Dùng khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và Thái Bình Dương của Nielsen cho biết
Điều tra toàn cầu của Nielsen về độ tin cậy vào quảng cáo được tiến hành từ 23/2 - 13/3/2015 và lấy ý kiến của hơn 30.000 khách hàng ở 60 quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Mỹ Lantin, Trung Đông, châu Phi và Bắc Phi. Điều tra được dựa trên độ tuổi và giới tính ở mỗi quốc gia, dựa trên số người sử dụng Internet và được tính toán làm đại diện của người tiêu dùng Internet. Điều tra có sai số ±0.6%. Điều tra của Nielsen được dựa duy nhất trên hành vi của người trả lời khi tiếp cận trực tuyến. Mức độ thâm nhập Internet của mỗi nước là khác nhau. Nielsen sử dụng chuẩn báo cáo tối thiểu 60% thâm nhập Internet hay dân số trực tuyến 10 triệu người cho điều tra. Điều tra toàn cầu này cũng bao gồm chỉ số lòng tin khách hàng (Global Consumer Confidence Index) được hình thành vào năm 2005.
QA
Quảng cáo di động: cách nào để thu hút
Submitted by nlphuong on Thu, 29/10/2015 - 19:28(ICTPress) - Công ty nghiên cứu thị trường Epinion (Đan Mạch) và Công ty Truyền thông Omnicom hôm nay (29/10) đã trình bày những nghiên cứu về hành vi và thái độ của người dùng Đông Nam Á đối với các quảng cáo trên điện thoại di động (ĐTDĐ) thông minh (smartphone) tại TP. HCM.
Nghiên cứu dựa trên trả lời phỏng vấn của 2600 và các dữ liệu lớn (big data) của 489 ngàn người dùng Việt Nam, 145 ngàn người Thái Lan, 129 ngàn người Malaysia, 127 ngàn người Philippines và 97 ngàn người Indonesia tuổi từ 15 đến 54.
Theo nghiên cứu này, ĐTDĐ trở thành một công cụ thiết yếu với nhiều người. Có đến 60% người được hỏi cảm thấy không thoải mái nếu thiếu smartphone, 56% không bao giờ tắt điện thoại và 39% không thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại lấy một giờ.
Người dùng smartphone trong độ tuổi 15 - 24 và 25 - 14 tìm kiếm thông tin trên ĐTDĐ nhiều hơn so với các lứa tuổi khác. Người càng lớn tuổi có khuynh hướng dùng máy tính, máy tính bảng để tìm thông tin thay vì dùng điện thoại.
Nghiên cứu cũng cho biết "Bốn cột trụ (bốn C) của quảng cáo trên thiết bị di động" (The Four Cs of Mobile Advertising), định nghĩa lại 4 lĩnh vực chính giúp định hình thị trường quảng cáo trên thiết bị di động hiện nay là kênh tiếp cận (Channel), bối cảnh (Context), nội dung (Content) và kết nối (Connect).
Hình 1: Thiết bị mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin (nguồn Epinion) |
Một quảng cáo hấp dẫn người dùng cần phải hướng đến các nhu cầu người dùng (consumner-centric). Bên cạnh đó, nếu muốn tăng sự tương tác của người dùng qua các quảng cáo trên thiết bị di động, các quảng cáo nên có phần thưởng, khuyến mãi, cơ hội trở thành thành viên hay nội dung quảng cáo mang ý nghĩa, giúp ích cho cộng đồng và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Các nội dung được quan tâm hàng đầu liên quan đến sở thích của người dùng (chiếm 46% người được khảo sát). Các nội dung về giải trí như âm nhạc, bài hát ở vị trí thứ hai (44%), nội dung liên quan đến phát triển cá nhân vị trí thứ ba (43%),..
Hình 2: Nội dung quan tâm theo các lĩnh vực (nguồn Epinion) |
Người sử dụng điện thoại thích (like) hay chia sẻ (share) các quảng cáo liên quan đến khuyến mại (66%) hay sản phẩm mới (65%), hoặc vui nhộn (42%)
Hình 3: Nội dung quảng cáo được mọi người thích và chia sẻ |
Các nghiên cứu trên rất hữu ích và kịp thời cho các thương hiệu bắt tay vào quảng cáo trên ĐTDĐ với quy mô lớn hơn nhưng mới ở mức tổng quan. Do đó, ông Thomasen, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị của Epinion cũng cho rằng: “Chúng ta cần thêm nhiều nghiên cứu khác để có được chiến lược cho từng ngành hàng chứ không đơn thuần chỉ là chuyển các chiến lược marketing số hóa (digital marketing) trên ĐTDĐ".
Người tiêu dùng không chỉ sử dụng ĐTDĐ chỉ để liên lạc hay giải trí nên các thương hiệu cần chú ý nâng cao tính tiện ích của các nội dung được quảng cáo; đồng thời xem xét, xác định lại nhu cầu của người tiêu dùng và tìm kiếm phương cách sáng tạo để thông tin quảng cáo trở nên hữu ích hơn với người dùng khi thực hiện các chiến lược quảng cáo trên ĐTDĐ.
Đào Trung Thành
Những thương hiệu công nghệ đắt giá nhất hành tinh
Submitted by nlphuong on Sun, 25/10/2015 - 20:15Với tổng giá trị thương hiệu lên tới 700 tỉ USD, những thương hiệu toàn cầu sau đang mang lại những nguồn thu khổng lồ, đồng thời đi đầu trong cuộc cách mạng công nghệ hiện nay.
Interbrand vừa công bố danh sách 100 thương hiệu toàn cầu có giá trị nhất, và trong số này không thiếu các đại gia công nghệ, thậm chí còn đứng đầu danh sách như Apple, Google và Microsoft.
Căn cứ để Interbrand xác định các thương hiệu toàn cầu giá trị nhất này là thông qua phân tích nhiều cách thức mà thương hiệu đó mang tới giá trị cho tổ chức doanh nghiệp, từ việc đáp ứng kỳ vọng khách hàng tới thúc đẩy giá trị kinh tế.
Mức xếp hạng dựa trên sự kết hợp các thuộc tính tạo nên giá trị tích lũy của thương hiệu, bao gồm cả hiệu quả tài chính, vai trò mà thương hiệu tác động tới lựa chọn của khách hàng và sức mạnh mà thương hiệu có được để tạo dựng giá trị hình ảnh hoặc bảo đảm doanh thu của công ty.
Nhiều hãng công nghệ lọt Top 100 thương hiệu toàn cầu có giá trị nhất |
Apple - 170 tỉ USD
Đứng đầu danh sách TOP 100 thương hiệu toàn cầu giá trị nhất của Interbrand là Apple, được định giá tới hơn 170 tỉ USD. Doanh thu trong năm 2014 của Apple đạt trên 182 tỉ USD và là thương hiệu đắt giá nhất thế giới hiện nay.
Google - 120 tỉ USD
Xếp sau Apple là Google, gã khổng lồ về Internet với giá trị thương hiệu đạt mức trên 120 tỉ USD. Doanh thu năm 2014 của Google đạt 66 tỉ USD và hiện đang được xem là tên tuổi đáng gờm trong lĩnh vực công nghệ.
Microsoft - 67 tỉ USD
Đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách của Interbrand là "đại gia" Microsoft - hãng phần mềm lớn nhất thế giới có giá trị thương hiệu hơn 67 tỉ USD. Mặc dù trong thời gian vừa qua Microsoft gặp nhiều khó khăn do nhu cầu PC giảm mạnh, nhưng hãng này đang dần mạnh trở lại với rất nhiều các sản phẩm đáng chú ý.
Gần đây nhất, Microsoft đã bất ngờ công bố Surface Book, chiếc laptop lai đầu tiên của hãng này. Surface Book cũng đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng của Microsoft, đồng thời cho thấy hãng đang thực sự thay đổi để thích nghi với nhu cầu của thị trường.
Samsung - 45 tỉ USD
Hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc đứng thứ 7 trong danh sách với giá trị thương hiệu trên 45 tỉ USD. Danh mục sản phẩm của Samsung khá đa dạng nhưng thời gian gần đây được biết nhiều hơn trong mảng di động với các dòng sản phẩm Galaxy S, Galaxy Note… Samsung đang là đối thủ cạnh tranh số 1 của Apple trong mảng điện thoại di động.
Amazon - 37 tỉ USD
Tiếp theo là Amazon, hãng thương mại điện tử và dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu thế giới, với giá trị thương hiệu đạt mức trên 37 tỉ USD. Amazon đang có tốc độ phát triển rất nhanh, đồng thời sẵn sàng nhảy vào lĩnh vực sản xuất thiết bị với các sản phẩm như máy tính bảng Kindle Fire hay chiếc điện thoại Fire Phone. Những thiết bị này đều được tích hợp sẵn dịch vụ trực tuyến của Amazon giúp người dùng trải nghiệm và mua sắm tại trang web này dễ dàng và thuận tiện hơn.
Trong danh sách các thương hiệu toàn cầu giá trị nhất của Interbrand còn có sự góp mặt của các đại gia công nghệ như Intel, Lenovo, Oracle, Cisco, Sony, HP… và cả mạng xã hội Facebook.
Riêng Lenovo là cái tên mới trong danh sách xếp hạng của Interbrand. Đứng ở vị trí 100, Lenovo được định giá thương hiệu trên 4 tỉ USD nhưng thực chất giá trị này không tính gộp mảng kinh doanh máy chủ IBM System X và Motorola Mobility. Lenovo đã chi xấp xỉ 2,1 tỉ USD để mua lại IBM System X, và chi 2,91 tỉ USD cho thương vụ mua lại Motorola Mobility. Hiện doanh thu hàng năm của Lenovo đạt mức 46 tỉ USD.
Trong khi đó, một "đồng hương" khác của Lenovo là Huawei cũng nằm trong danh sách của Interbrand với giá trị thương hiệu 4,9 tỉ USD. Gần đây, Huawei đầu tư mạnh tay vào lĩnh vực di động với các mẫu smartphone mới nhằm cạnh tranh với các đối thủ sừng sỏ hơn. Huawei cũng vừa tuyên bố sẽ chi 1 tỉ USD cho các nhà phát triển ứng dụng di động trong vòng 5 năm tới.
Danh sách các thương hiệu công nghệ toàn cầu giá trị nhất trong xếp hạng của Interbrand.
STT |
Thương hiệu |
Giá trị thương hiệu (tỉ USD) |
Xếp hạng |
1 |
Apple |
170,276 |
1 |
2 |
|
120,314 |
2 |
3 |
Microsoft |
67,670 |
4 |
4 |
IBM |
65,095 |
5 |
5 |
Samsung |
45,297 |
7 |
6 |
Amazon |
37,948 |
10 |
7 |
Intel |
35,415 |
14 |
8 |
Cisco |
29,854 |
15 |
9 |
Oracle |
27,283 |
16 |
10 |
HP |
23,056 |
18 |
11 |
|
22,029 |
23 |
12 |
SAP |
18,768 |
26 |
13 |
eBay |
13,940 |
32 |
14 |
Sony |
7,702 |
58 |
15 |
Adobe |
6,257 |
68 |
16 |
Huawei |
4,952 |
88 |
17 |
Lenovo |
4,114 |
100 |
VnMedia
Mua được iPhone 6, phải mất bao nhiêu ngày làm việc?
Submitted by nlphuong on Wed, 14/10/2015 - 06:10(ICTPress) - Bạn có nghĩ iPhone quá đắt đỏ, và nhiều người phải làm việc nhiều tháng mới mua được một chiếc iPhone.
Một người New York có thu nhập trung bình chỉ làm việc có 3 ngày để mua được chiếc iPhone 6 mới, trong khi một người Bắc Kinh phải mất 27 ngày làm việc.
Các thông tin này được rút ra từ một xếp hạng chi trả và giá cả ở 71 thành phố, được Ngân hàng Thụy Sỹ UBS tập hợp và CNN thông tin.
Xếp hạng này được xuất bản 3 năm lần cho thấy những người dân giàu có của Zurich phải làm việc ít nhất gần 21 giờ để có thể mua được chiếc iPhone 6. Trong khi đó, một người London mất nhiều thời gian hơn là 41 giờ, và người lao động ở thành phố Mexico phải làm việc khoảng hơn 200 giờ để mua được sản phẩm xa xỉ này.
Nghiên cứu này cũng cho thấy một người làm việc ở Kiev hay Ukraina phải làm việc tới 627 giờ - hay 78 ngày mới có thể mua được chiếc iPhone. Ở Nairobi và Jakarta, người dân phải làm việc tới 468 giờ tương đương gần 59 giờ để mua chiếc điện thoại này.
Nghiên cứu cũng cho thấy những khả năng đáp ứng của nhiều người dân ở nhiều thành phố toàn cầu, điều này giúp cho những đối thủ của Apple ở nhiều quốc gia có thể bán sản phẩm của mình. Ví dụ, hãng sản xuất điện thoại trong nước của Ấn Độ là Micromax gần đây đã trở thành nhà bán lẻ smartphone lớn nhất ở quốc gia này. Trên thực tế, Ấn Độ không có một cửa hàng Apple nào vì các sản phẩm quá đắt đỏ với người lao động trung bình.
Trong khi đó, hãng sản xuất smartphone ở Bắc Kinh là Xiaomi đã trở thành 1 trong 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới và thường xuyên vượt mặt Apple ở Trung Quốc.
Đầu năm nay, Xiaomi đã đạt số lượng bán ra kỷ lục, 2,12 triệu chiếc smartphone trong 24 giờ và đạt kỷ lục Guiness trong lĩnh vực này.
Dưới đây là thống kê số giờ làm việc của một số người dân ở các thành phố toàn cầu phải làm việc để có thể mua được iPhone 6, theo UBS: Athens - 98,2 giờ, Bangkok - 149,6 giờ, Bắc Kinh - 217,8 giờ, Chicago - 28,4 giờ, Geneva - 21,6 giờ, Hong Kong - 51,9 giờ, Jakarta - 468 giờ, Kiev - 627,2 giờ, London - 41.2 giờ, Los Angeles - 27,2 giờ, Mexico City - 217.6 giờ, Miami - 27 giờ ,Moscow - 158,3 giờ, Nairobi - 468 giờ, New Delhi - 360,3 giờ, New York City - 24 giờ, Paris - 42,2 giờ ,Rio de Janeiro - 139,9 giờ, Rome - 53,7 giờ, Thượng Hải - 163,8 giờ, Sydney - 34 giờ, Tel Aviv - 75,3 giờ, Tokyo - 40,5 giờ, Toronto - 37,2 giờ, Zurich – 20,6 giờ.
HY
Những con số thú vị về doanh số bán hàng di động toàn cầu
Submitted by nlphuong on Thu, 01/10/2015 - 06:35Tính trung bình trong tất cả các điện thoại (kể cả điện thoại thông thường và điện thoại thông minh) thì Samsung và Apple lần lượt chiếm vị trí đầu bảng với thứ tự 19% và 10%, còn hãng di động Huawei của Trung Quốc lần đầu tiên đủ điều kiện đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng với hơn 7%.
Trang web công nghệ Counterpoint gần đây đã phát hành báo cáo điều tra số lượng điện thoại di động bán ra trong quý thứ hai của năm tài chính 2015 trên toàn thế giới.
Báo cáo cho biết, trong tất cả các điện thoại (kể cả điện thoại thông thường và điện thoại thông minh) thì hãng sản xuất Samsung và Apple lần lượt chiếm vị trí đầu bảng với thứ tự 19% và 10%, còn hãng di động Huawei của Trung Quốc lần đầu tiên đủ điều kiện đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng với hơn 7 %. Vị trí thứ tư là hãng di động “gạo cội” Nokia.
Nguồn tin cho biết, điện thoại thông thường vẫn được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Còn nếu xét bảng xếp hạng chỉ có điện thoại thông minh thì danh sách bảng xếp hạng hàng đầu theo thứ tự lần lượt là Samsung, Apple, Huawei, ZTE và Xiaomi.
Ngoài ra, báo cáo cũng kết luận những điểm rất thú vị sau đây:
1. Trên phạm vi toàn thế giới, cứ mỗi một chiếc điện thoại di động được bán ra, trong đó có một chiếc điện thoại Samsung.
2. ASUS đã trở thành “mặt hàng phát triển nhanh nhất”, so với năm ngoái, doanh số xuất xưởng tăng lên 5 lần, và doanh số bán điện thoại VIVO tăng 4 lần.
3. Cứ bốn chiếc điện thoại di động được bán ra thì ba chiếc là điện thoại thông minh.
4. Lợi nhuận điện thoại di động hiện nay của Apple tăng vọt so với tất cả các nhà sản xuất khác, trong đó có Samsung.
5. Cứ hai chiếc điện thoại thông minh được bán ra, trong đó có một chiếc hỗ trợ LTE.
6. Hai phần ba điện thoại hỗ trợ LTE có nguồn gốc từ Mỹ và Trung Quốc.
7. Doanh số bán điện thoại hỗ trợ LTE tại Trung Quốc tăng gấp 5 lần, ở Ấn Độ tăng 3 lần.
Theo Bạch Dương (danviet.vn)
Kinh nghiệm cổ phần hóa từ Tập đoàn Viễn thông Telstra
Submitted by nlphuong on Fri, 14/08/2015 - 07:00(ICTPress) - Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những chủ đề đáng chú ý đã được các chuyên gia viễn thông từ Bộ Truyền thông Úc, Tập đoàn viễn thông Telstra và Việt Nam trao đổi tại Hội thảo Việt - Úc “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý viễn thông trong môi trường cạnh tranh” do Bộ TT&TT tổ chức ngày 13/8.
Ngành Viễn thông Úc đã trải qua quá trình phát triển bền vững chuyển từ độc quyền nhà nước, độc quyền doanh nghiệp sang thị trường cạnh tranh vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước tiếp đến là việc cổ phần hóa Tập đoàn Telstra. Đến nay Úc đã có hạ tầng mạng viễn thông phát triển với mạng 4G thuộc top đầu thế giới. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo tốt việc phổ cập các dịch vụ viễn thông công ích.
Tại sao lại cổ phần hóa Telstra?
Bà Imogen Colton, chuyên gia cao cấp của Bộ Truyền thông Úc cho biết việc cổ phần hóa Telstra do 3 yếu tố thúc đẩy: việc mở cửa thị trường viễn thông là một trong số những cải cách kinh tế ở Úc trong suốt những năm 1980 - 1990; Khả năng xảy ra xung đột lợi ích khi chính phủ vừa là cơ quan quản lý thị trường viễn thông mở, vừa là chủ sở hữu của nhà cung cấp viễn thông lớn nhất; Rỡ bỏ một số rào cản đối với Telstra giúp cho doanh nghiệp này tăng vốn để mở rộng mạng lưới và hiện đại hóa, cạnh tranh trong một thị trường được thương mại hóa và toàn cầu hóa ngày càng tăng.
Vào thời điểm cổ phần hóa năm 1997 doanh thu của Telstra là 16 tỷ USD, giá trị tài sản là 25,9 tỷ USD, có 90% các cuộc gọi cố định, 62% thị phần di động (2,8 triệu khách hàng), sở hữu 50% Foxtel (công ty truyền hình trả trước).
Theo bà Colton khi tiến hành cổ phần hóa rất cần một sự chuẩn bị chu đáo và một trong những điều quan tâm đầu tiên là các vấn đề về chính sách. Đó là có quy định bảo vệ khách hàng mạnh mẽ, trong đó có nghĩa vụ phổ cập dịch vụ (được Ngành hỗ trợ) để đảm bảo sự phổ cập các dịch vụ viễn thông ở các vùng xa xôi của Úc và kiểm soát giá bán lẻ đối với Telstra) để đảm bảo các dịch vụ có giá cước hợp lý. Tiếp theo các vấn đề về vốn từ việc cổ phần hóa nằm ngoài các mục đích cụ thể như tăng cường hạ tầng viễn thông ở vùng sâu, xa; Hỗ trợ các hãng viễn thông, CNTT nhỏ và vừa thành lập các doanh nghiệp mới; Hỗ trợ tiếp cận tới các mạng CNTT và các dịch vụ chính phủ dễ dàng hơn và tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc đóng góp cho Quỹ di sản quốc gia. Vấn đề thứ ba liên quan đến chính sách là khung pháp lý cạnh tranh dài hạn có hiệu lực từ tháng 7/1997. Và thứ tư là chính sách ràng buộc sở hữu nước ngoài.
Bà Colton cũng cho hay cổ phần hóa Telstra là một phần của chính sách bầu cử của Chính phủ Thủ tướng Howard năm 1996.
Quá trình tư nhân hóa của Telstra diễn ra theo các giai đoạn: Tháng 11/1997, 33% cố phiếu đã được bán, năm 1999 là 16,6%, năm 2006 là 31%, năm 2007, cổ phần còn lại của chính phủ được chuyển cho Quỹ Tương lai (Future Fund), một cơ quan đầu tư thuộc chính phủ quản lý và dần được bán hết. Tổng số vốn được huy được được cho cổ phần hóa là 45,6 tỷ USD.
Những lợi ích từ cổ phần hóa Telstra
Theo ông Simon Brookes, Luật sư trưởng quốc tế của Telstra các bên đều được hưởng lợi từ việc cổ phần hóa Telstra. Về phía Telstra, việc cổ phần hóa hoàn toàn đã tạo nên sự thay đổi về quan điểm và thái độ, chuyển từ công ty nhà nước được kiểm soát thành công ty công chúng độc lập được niêm yết trên thị trường chứng khoán và một kế hoạch tham vọng tự đổi mới. Về phía chính phủ, nợ đã được giảm trừ và có thể hỗ trợ cho các sáng kiến chính phủ và xã hội khác. Trong khi đó, khách hàng được cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Nhân viên Telstra chia sẻ các chương trình mà hàng ngàn nhân viên có thể tham gia. Cổ đông được chia cổ phần và giá cổ phiếu ổn định. Một điểm đáng lưu ý là hiện nay Telstra có gần 1 triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ, các cổ đông được chi trả cổ phần ở mức ổn định, do đó họ không phải phụ thuộc nhiều vào chính sách an sinh của chính phủ. Lợi ích cho Ngành là thị trường đạt được sự cạnh tranh mạnh mẽ và thúc đẩy ngành phát triển, sáng tạo, phát triển dịch vụ và mạng diễn ra liên tục. Năm 2014, Telstra được vinh danh là công ty tôn trọng nhất ở Úc.
Việt Nam có nên lựa chọn đối tác chiến lược?
Theo ông Sinmon cho biết kinh nghiệm của Telstra cổ phần hóa là một quá trình khó khăn, là một quyết định mang tính chính trị. Cổ phần hóa cần là chiến lược của chính phủ.
Một trong những lợi ích lựa chọn đối tác chiến lược là sẽ có nhà đầu tư chiến lược, có thông tin, kinh nghiệm cổ phần hóa và giá trị cộng thêm cho doanh nghiệp. Thật tốt nếu nhà đầu tư có cùng tầm nhìn, mở rộng tầm nhìn, kinh nghiệm. Tất nhiên điều này cũng phục thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn nâng cao trình độ công nghệ tìm tìm nhà chiến lược tương tự. Người dân sẽ có lợi ích vì là người dùng cuối, ông Simon cho biết
Thêm nữa, theo ông Simon việc chọn đối tác chiến lược nên quan tâm tới nhân tố văn hóa.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đã cho biết Telstra là Tập đoàn Viễn thông lớn nhất tại Úc và đã có các hoạt động hợp tác với Việt Nam, cụ thể là hợp tác với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nay là Tập đoàn VNPT từ năm 1986 khi mà Việt Nam vẫn đang trong thế bao vây, cấm vận đặc biệt là cấm vận về kinh tế và công nghệ cao. Vì vậy, việc hợp tác từ chính phủ Úc nói chung và Tập đoàn Telstra nói riêng đã có vai trò rất quan trọng đối với ngành Viễn thông Việt Nam trong việc tiếp cận công nghệ cao và nguồn vốn để xây dựng lại hạ tầng viễn thông bị tàn phá trong chiến tranh, qua đó giúp Việt Nam thiết lập được hệ thống thông tin kết nối với thế giới. Với sự giúp đỡ của Chính phủ Úc, thông qua hợp tác kinh doanh với Telstra, Việt Nam đã từng bước xây dựng được hạ tầng viễn thông hiện đại làm cơ sở để ngành Viễn thông thực hiện thành công các chiến lược tăng tốc phát triển Ngành. Nước Úc nói chung và Telstra nói riêng đã đào tạo một số lượng lớn nguồn nhân lực chuyên gia viễn thông trong suốt quá trình hợp tác giữa Telstra và VNPT.
HM
Alphabet mới của Google: từ A tới Z
Submitted by nlphuong on Tue, 11/08/2015 - 12:55(ICTPress) - Các đồng sáng lập Google Sergey Brin (trái) và Larry Page đã công bố việc hình thành một công ty mới được gọi là Alphabet, trong đó Sergey Brin làm chủ tịch và Larry làm CEO.
“Công ty của chúng tôi đang vận hành tốt, nhưng chúng tôi nghĩ có thể làm lành mạnh và chịu trách nhiệm cao hơn. Do đó chúng tôi đang hình thành một công ty mới Alphabet (http://abc.xyz), Page đã viết trong blog chính thức của công ty hôm 10/8. Google sẽ trở thành một phần quan trọng của công ty mẹ mới được gọi là Alphabet Inc. |
Trang web của công ty mẹ đã điều chỉnh cấu trúc mới với các block chữ cái với kiểu truyền thông - G là Google. "Alphabet là một tập hợp các công ty. Công ty lớn nhất, tất nhiên, là Google," CEO Larry Page cho biết. |
Sundar Pichai, 43 tuổi, là CEO mới của công ty Google. Pichai gần đây là Phó Tổng giám đốc cao cấp của Google – giám sát quản lý sản phẩm, kỹ thuật và nghiên cứu cho các sản phẩm và nền tảng của công ty. |
Dưới cấu trúc hoạt động mới, kinh doanh cốt lõi của Google sẽ bao gồm tìm kiếm, quảng cáo, bản đồ, YouTube và Android. “Google mới hơn thu nhỏ lại đôi chút, cùng với các công ty liên quan đến các sản phẩm Internet cốt lõi nằm trong Alphabet”, Page viết. |
Logo Alphabet mới tiếp tục mục tiêu tối thiểu của công ty hướng tới. |
Cơ bản chúng tôi tin tưởng điều này cho phép chúng tôi quản trị tốt hơn, khi chúng tôi có thể vận hành mọi công việc độc lập mà không hoàn toàn liên quan tới nhau. Cùng với đó, việc hình thành công ty mới này sẽ thưc hiện việc phân bổ vốn và hoạt động chặt chẽ để chắc chắn mỗi việc kinh doanh diễn ra ổn định”, Page cho biết. |
Một công ty con thuộc Alphabet mới sẽ là Fiber, cung cấp tới 1000 megabits kết nối Internet ở 9 thành phố ở Mỹ hiện tại. |
Trụ sở của Google - hiện được gọi là "Googleplex" sẽ có tên gọi khác? Mất bao lâu trước khi mỗi người bắt đầu gọi là “các khối Alphabet”. |
Công ty đầu tư của Google, Google Ventures, sẽ trở thành Ventures - một trong những đơn vị sẽ được chia tách và được đặt dưới công ty mẹ Alphabet mới. |
Quỹ đầu tư phát triển của Google, nay được gọi là Capital, cũng sẽ là một công ty con thuộc Alphabet mới. |
Một số nỗ lực đầy tham vọng của Google hiện sẽ nằm trong Alphabet, gồm Google X, phát triển kính Google và các dự án chuyển phát bằng máy bay không người lái Wings, cũng như Life Sciences (cho các thấu kính cảm biến gluco) và Calico (tập trung vào tuổi thọ). Google X sẽ được Sergey Brin điều hành. |
HY (Theo CNet)