Thời sự ICT
Người mua iPhone XS, XS Max phàn nàn khả năng bắt sóng Wi-Fi, di động kém
Submitted by nlphuong on Tue, 25/09/2018 - 06:40Những người sử dụng iPhone XS và XS Max mới của Apple đang thông tin khả năng bắt tín hiệu Wi-Fi và di động kém.
Một số người nói iPhone cũ của họ, như iPhone 7 và iPhone X, có khả năng bắt sóng tốt hơn so với iPhone mới của họ - hoặc đơn giản là iPhone mới không gây ấn tượng về bắt sóng di động.
Các báo cáo từ người dùng Reddit cho rằng các vấn đề về khả năng bắt sóng không bị giới hạn ở một nhà mạng duy nhất. Chủ sở hữu thiết bị iPhone XS đăng trên MacRumors và diễn đàn hỗ trợ của Apple cũng đã báo cáo về sóng kém.
Một thông tin từ blog WiWavelength dường như xác nhận cường độ tín hiệu thấp hơn trên iPhone mới và cho biết việc thử nghiệm trong một môi trường phòng thí nghiệm cho thấy việc bắt tín hiệu của của các iPhone mới kém hơn đáng kể so với các thiết bị iPhone 8 và iPhone X năm ngoái.
Các thông tin đến như là một chút ngạc nhiên, khi các iPhone mới có thêm một dải anten, đặt dọc theo cạnh dưới, so với các iPhone của năm ngoái.
Với tất cả những điều này, có thể các vấn đề về khả năng bắt sóng trên iPhone mới, bắt đầu vào cuối tuần trước, đang lan rộng với một thế hệ thiết bị mới và Apple có thể sửa chúng bằng bản cập nhật phần mềm sau thu thập dữ liệu người dùng. Một cái gì đó tương tự đã xảy ra với iPhone 7, và Apple đã có thể sửa chữa nó với một bản vá.
QM (Theo Business Insider)
VNG gửi lời xin lỗi đối tác, khách hàng, người sử dụng vì sự số
Submitted by nlphuong on Mon, 24/09/2018 - 15:11Thay mặt cho tập thể VNG, Tổng Giám đốc Lê Hồng Minh vừa có thư xin lỗi đối tác, khách hàng, người sử dụng sự cố ngày 23/9.
Sáng 23/9/2018, hệ thống điện dự phòng của VinaData - Công ty liên kết của Công ty Cổ phần VNG (VNG) đặt tại Công viên Phần mềm Quang Trung đã gặp sự cố vận hành trong thời điểm bảo trì định kỳ của Công ty điện lực TP. HCM. Do đó, nhiều sản phẩm, dịch vụ của các đối tác cũng như của VNG đang cung cấp tới khách hàng và người sử dụng đã gặp khó khăn trong việc kết nối và tương tác, trong đó có nhiều báo điện tử. Sáng 24/9, các sản phẩm và dịch vụ của VNG bị ảnh hưởng bởi sự cố ngày 23/9 đã hoạt động và dần ổn định.
Ngay khi xảy ra sự việc, tập thể VNG, VinaData đã nỗ lực làm việc cùng với sự phối hợp của các đơn vị liên quan để phục hồi cho các dịch vụ, sản phẩm. Cho đến thời điểm sáng 24/9/2018, các sản phẩm và dịch vụ đã hoạt động và dần ổn định.
Đây là sự cố nghiêm trọng nhất về Data Center của VNG trong suốt lịch sử hoạt động, gây ảnh hưởng không nhỏ tới Quý đối tác, khách hàng và người sử dụng. VNG xin nhận trách nhiệm và xin được gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới tất cả Quý vị.
VNG sẽ rút kinh nghiệm về bài học sâu sắc này để đảm bảo không có sự cố tương tự nào lặp lại trong tương lai.
Bên cạnh Lời xin lỗi, Tập thể VNG, VinaData cũng xin chân thành cám ơn sự phối hợp và hỗ trợ từ các Đối tác, các bên liên quan. Đặc biệt cảm ơn sự cảm thông, chia sẻ của khách hàng và người sử dụng trong những giờ khắc phục sự cố vừa qua.
VNG cam kết rằng, căn cứ theo đặc thù và tính chất thì các sản phẩm và dịch vụ của VNG sẽ liên hệ để thông tin thêm cũng như cùng với Quý đối tác, khách hàng và Người sử dụng xem xét về những thiệt hại cụ thể (nếu có) để đảm bảo quyền lợi chính đáng, phù hợp quy định.
Xin Quý vị cảm phiền và vui lòng liên hệ đến các đầu mối trực tiếp cung cấp dịch vụ, sản phẩm trong VNG, đến bộ phận hỗ trợ khách hàng của VNG hoặc của VinaData theo Hotline: 1900 54 55 69, Email: support@vinadata.vn.
Minh Anh
Hệ thống VNG, Zalo, Báo mới sập hàng loạt vì sự cố điện
Submitted by nlphuong on Sun, 23/09/2018 - 15:51Không chỉ nhiều trang tin và báo điện tử gặp vấn đề, điều tương tự cũng xảy ra với ứng dụng nhắn tin Zalo khiến người dùng cảm thấy bất tiện.
Sáng 23/9, nhiều người dùng Facebook cho biết họ không thể truy cập bất cứ trang web, dịch vụ hay ứng dụng nào của do tập đoàn VNG cung cấp. Trong số này, có cả những dịch vụ trực tuyến, ứng dụng có rất đông người sử dụng tại Việt Nam như cổng 360game, dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Zing MP3, Zing TV, ứng dụng nhắn tin Zalo, cổng thanh toán trực tuyến Zalo Pay, Báo mới...
Hàng loạt các dịch vụ do VNG cung cấp đồng loạt gặp vấn đề. |
Không chỉ có các ứng dụng, hàng chục tờ báo điện tử hợp tác vận hành kỹ thuật với Epi cũng đã gặp sự cố không thể truy cập dịch vụ. Trong đó có rất nhiều báo lớn như Thanh niên, Tiền phong, Pháp luật TP.HCM, VOV, An ninh thủ đô…
Sự cố với VNG khiến rất nhiều báo điện tử tại Việt Nam không thể truy cập được. |
Theo đại diện tập đoàn VNG, hệ thống của đơn vị này gặp sự cố về điện trong thời điểm ngắt điện tại Công viên phần mềm Quang Trung. Phía công viên phần mềm Quang Trung đã báo lịch cắt điện, nhưng hệ thống datacenter của VNG không có backup điện cho điều hòa chuẩn nên mất điều hòa. Máy chủ quá nóng nên bị sập là lý do chính gây ảnh hưởng đến các sản phẩm và dịch vụ của VNG.
Đại diện đơn vị này cho biết, hệ thống của VNG sẽ khôi phục trong 1 giờ và có phương án xử lý riêng theo đặc thù cung cấp dịch vụ.
Trao đổi với Pv. VietNamNet về điều này, chuyên gia hệ thống Nguyễn Đoàn Trọng Hiếu cho biết, về mặt lý thuyết, sự cố với datacenter diễn ra trong vòng 1 phút là bình thường, 5 phút là sự cố lớn, 15 phút là không thể nào chấp nhận được.
Sự cố này ảnh hưởng trực tiếp đến rất nhiều người sử dụng các dịch vụ của VNG. Một trong số đó là website nghe nhạc trực tuyến Zing MP3 và ứng dụng nhắn tin Zalo với hàng triệu người sử dụng. |
"Sự cố xảy ra với VNG suốt mấy tiếng đồng hồ qua rất có thể là do sự chủ quan, tắc trắc của người điều hành trong khâu backup dự phòng cho hệ thống. Thông thường, một hệ thống lớn như VNG không thể để datacenter theo kiểu “trứng cùng một giỏ” như vậy được. Kiến trúc hệ thống máy chủ này có vấn đề”, anh Nguyễn Đoàn Trọng Hiếu chia sẻ.
Đến thời điểm 3h chiều ngày 23/9, việc truy cập vào Zalo, Zing MP3 cùng các báo điện tử Thanhnien, Zing News,... vẫn chưa thể trở lại như bình thường. Khi truy cập vào các báo điện tử, thông tin trả về cho biết “Hệ thống đang nâng cấp & bảo trì. Quý khách vui lòng trở lại sau ít phút nữa”.
Trọng Đạt/vietnamnet.vn
Thủ tướng: Phải có 'kỷ luật sắt' trong triển khai Chính phủ điện tử
Submitted by nlphuong on Thu, 20/09/2018 - 17:05Phải biết cách tổ chức, phân công công việc, đôn đốc triển khai một cách hợp lý và phải có "kỷ luật sắt" trong tổ chức thực hiện, không để kéo dài, “đổ qua, đổ lại một số công việc”, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng trong xây dựng Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Phát biểu tại phiên họp thứ nhất của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử sáng nay, 20/9, các ý kiến đều cho rằng, Chính phủ thể hiện quyết tâm rất mạnh mẽ về xây dựng Chính phủ điện tử và kỳ vọng, thời gian tới, sẽ có chuyển biến tích cực.
“Đối với một dự án nền tảng cho Chính phủ điện tử thì không nên 'người người chỉ đạo, nhà nhà làm' như vừa qua mà nên một người chỉ đạo, một số ít các doanh nghiệp lớn làm thì mới nhanh, mới bảo đảm sự thống nhất, chuẩn hóa và chia sẻ thông tin”, Quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng góp ý.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho rằng, vấn đề quan trọng là thể chế, chính sách và đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm giúp Thủ tướng để Chính phủ ban hành nghị định về chia sẻ dữ liệu. Bộ Nội vụ giúp Thủ tướng để ban hành nghị định về lưu giữ hồ sơ điện tử.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, phát triển Chính phủ điện tử cần tiếp cận theo hướng toàn diện, cả về dịch vụ công, nhân lực và hạ tầng. Cần đẩy mạnh việc xây dựng dữ liệu quốc gia, hiện đang chậm trễ, nhất là dữ liệu dân cư. Đây được xem là một trong những vướng mắc trong xây dựng Chính phủ điện tử.
Kết luận phiên họp, ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải biết cách tổ chức, phân công công việc, đôn đốc triển khai một cách hợp lý và phải có "kỷ luật sắt" trong tổ chức thực hiện, không để kéo dài, “đổ qua, đổ lại một số công việc”, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng trong xây dựng Chính phủ điện tử.
Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp thu tối đa các ý kiến, rà soát, bổ sung những vấn đề mới, xác đáng để tạo nên sức sống, tính thực tiễn cao trong tổ chức thực hiện các giải pháp về phát triển Chính phủ điện tử.
Biểu dương một số bộ, ngành, địa phương về xử lý hồ sơ công việc qua môi trường mạng, cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân, triển khai một cửa điện tử…, tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, kết quả còn khiêm tốn, chưa đạt kỳ vọng mong muốn. Những tồn tại, bất cập hiện nay có nguyên nhân là chưa phát huy vai trò người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện. Cơ chế bảo đảm thực thi chưa đủ mạnh. Nhiều cơ quan, địa phương còn coi nhẹ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành. Việc triển khai mang nặng tính hình thức, thói quen giấy tờ chưa được khắc phục.
Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm triển khai Chính phủ điện tử ở phạm vi bộ, ngành, địa phương mình quản lý. “Phải có đầu mối, một người chỉ huy thống nhất, không để nhà nhà, người người, ngành ngành làm dự án đầu tư công nghệ thông tin, làm các cơ sở dữ liệu khác nhau”, Thủ tướng nêu rõ tinh thần tiết kiệm, tránh lãng phí, dàn trải, “năm cha, ba mẹ”.
Phải kế thừa, phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt hơn, liên tục hơn. Xác định ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cải cách hành chính, trong đó, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Thủ tướng chứng kiến ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Chính phủ điện tử giữa VPCP với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Thủ tướng yêu cầu, trong tháng 10/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0, phù hợp với xu hướng phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới và bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, trình Thủ tướng xem xét, ban hành.
Văn phòng Chính phủ cần khẩn trương xây dựng, phát triển trục liên thông văn bản quốc gia theo công nghệ tiên tiến của thế giới làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được Chính phủ giao triển khai, trước hết là phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử theo lộ trình quy định, hoàn thành thử nghiệm trong năm 2018. Đẩy mạnh triển khai giải pháp xác thực tập trung cho người dân, doanh nghiệp để tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
Bộ chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm, tài chính, đất đai quốc gia, đăng ký doanh nghiệp và công bố các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, trước mắt, tập trung ưu tiên hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, khẩn trương đề xuất sửa đổi Nghị định 102 và Quyết định số 80 của Thủ tướng, hoàn thành trong tháng 11/2018, trường hợp cần thiết, tham mưu, đề xuất Thủ tướng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm cơ chế đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. “Các đồng chí đều nói thể chế, khung pháp lý là quan trọng nhất mà chúng ta phải tập trung để làm sao có khung pháp lý tốt để triển khai Chính phủ điện tử. Các bộ có liên quan phải tập trung làm cái này”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhất trí việc tổ chức tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban thành 4 nhóm công tác về: Thể chế và cải cách hành chính; nguồn lực và bảo đảm thực thi; giải pháp công nghệ và an ninh, an toàn thông tin; truyền thông.
Thủ tướng nhấn mạnh, Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử, tránh để tình trạng “đưa chủ trương sớm nhưng mãi không thực hiện được do ách tắc chuyện này, chuyện kia”.
Thủ tướng cũng mong muốn các ngành, các cấp cùng "xắn tay áo" vào xây dựng thành công Chính phủ điện tử, chứ không phải "mạnh ai nấy làm".
Tại Phiên họp, Thủ tướng chứng kiến ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Chính phủ điện tử giữa Văn phòng Chính phủ với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Chính phủ với Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Cơ yếu Chính phủ.
Nguồn: Đức Tuân/chinhphu.vn
Đồng hồ Apple mới sẽ "soán" thị trường đồng hồ Thụy Sĩ?
Submitted by nlphuong on Fri, 14/09/2018 - 07:05(ICTPress) - Ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ phải đối mặt với một mối đe dọa gia tăng từ một chiếc Apple Watch mới có thể phát hiện các vấn đề về tim mạch có khả năng thu hút người lớn tuổi, các chuyên gia trong ngành cho biết.
Apple giới thiệu Apple Watch Series 4 mới có thể chụp điện tim để phát hiện nhịp tim bất thường và bắt đầu cuộc gọi khẩn cấp tự động nếu phát hiện người dùng bị ngã.
"Khác xa với việc ra một phiên bản mới, Apple Watch 4 mới có lẽ là một cuộc cách mạng bởi vì nó không chỉ để đáp ứng những người ghiền công nghệ, mà còn đáp ứng những người trên 45 tuổi quan tâm đến sức khỏe của họ", chuyên gia đồng hồ Gregory Pons cho biết trên trang web đồng hồ của mình businessmontres.com.
Apple đã nhanh chóng giành được thị phần trên thị trường đồng hồ, với công ty nghiên cứu công nghệ kết nối CCS Insight ước tính rằng gã khổng lồ công nghệ này sẽ kết thúc năm nay với số lượng đồng hồ bán ra tương đương số lượng đồng hồ Thụy Sĩ là 24 triệu chiếc vào năm 2017.
Xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ trong phân khúc giá nhập khẩu - giá bán lẻ lên tới khoảng 500 USD - đã giảm dần trong những năm qua, với sự cạnh tranh từ đồng hồ thông minh là một trong những yếu tố đóng góp.
Thương hiệu trong phạm vi giá đó bao gồm Swatch và Tissot của Swatch Group, các đồng hồ thời trang và thương hiệu Mondaine được sản xuất bởi nhà sản xuất đồng hồ Fossil của Mỹ.
“Apple Watch tiếp tục cải thiện và có thêm các chức năng liên quan. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ là một thách thức khó khăn hơn cho những chiếc đồng hồ được Thụy Sĩ sản xuất, mà chưa kịp thích ứng theo, ”nhà phân tích Luca Solca của Exane BNP Paribas cho biết.
Apple Watch Series 4 có giá từ 399 USD.
Người đứng đầu bộ phận đồng hồ của LVMH, đơn vị sản xuất đồng hồ dưới thương hiệu Zenith, Hublot và TAG-Heuer, Jean-Claude Biver cho rằng Apple Watch không đe dọa đồng hồ Thụy Sĩ trên một mức giá nhất định.
Những người quan tâm tới đồng hồ nhờ vào một sản phẩm của Apple có nhiều khả năng mua một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ sau này, ông cho biết trong các ý kiến gửi qua email.
Nhờ có gia tốc kế và con quay hồi chuyển mới, Apple Watch Series 4 có thể phát hiện người bị ngã, bị thương hoặc căn bệnh gây tử vong nhiều mỗi năm. Apple Watch ồ cũng có thể liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp cho bạn nếu bạn bị ngã.
Apple Watch Series 4 cũng có thể phát hiện nhịp tim đập chậm. Nếu phát hiện nhịp tim bất thường, đồng hồ thể giúp cảnh báo người dùng về các vấn đề về tim mà họ có thể chưa biết.
Apple Watch mới có thể chụp điện tâm đồ hoặc ECG, sau 30 giây và đo các xung điện từ nhịp tim của bạn và gửi chúng đến chip S4 để phân tích. Bản ghi ECG của bạn được lưu trữ trong ứng dụng Health.
TS. Ivor Benjamin, Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã được mời lên sân khấu của buổi trình diễn các sản phẩm mới của Apple ngày 12/9 đã cho biết lý do tại sao dữ liệu được thu thập bởi Apple Watch rất hữu ích cho việc chăm sóc bệnh nhân.
Apple cũng đề cập một cách ngắn gọn về quyền riêng tư. "Tại Apple, chúng tôi tin rằng thông tin cá nhân của bạn thuộc về bạn. Tất cả dữ liệu của bạn được mã hóa trên thiết bị và trên đám mây”.
Apple đã giới các tính năng trong Apple Watch Series 4 mới, bao gồm cả màn hình được thiết kế lại và vương miện kỹ thuật số, cũng như phát hiện khi người dùng bị ngã và các bản ghi ECG. Chiếc đồng hồ này có tuổi thọ pin 18 giờ, giống như thế hệ trước, mặc dù thiết kế mỏng hơn.
QM (Theo Reuters, Business Insider)
Thủ tướng mong muốn không khí hợp tác khởi nghiệp 4.0 lan tỏa trong ASEAN
Submitted by nlphuong on Wed, 12/09/2018 - 16:55Sáng 12/9, tại Hà Nội, phát biểu khai mạc Hội nghị WEF ASEAN 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến sự hợp tác giữa doanh nghiệp Go-Jek và Go-Viet và bày tỏ, Chính phủ Việt Nam mong muốn được nhìn thấy nhiều hơn nữa những hợp tác như vậy để nói với toàn thế giới rằng, không khí hợp tác khởi nghiệp đang thực sự lan tỏa trong ASEAN.
Các đại biểu dự Hội nghị WEF ASEAN 2018. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nhà lãnh đạo ASEAN, một số nước trong khu vực, lãnh đạo WEF cùng hơn 1.000 đại biểu dự phiên khai mạc toàn thể Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) với chủ đề "Những ưu tiên của ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0".
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, khi nghĩ đến ASEAN, nhiều người từng nghĩ đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và giàu tiềm năng, là một công xưởng sản xuất của thế giới. Tuy nhiên, trong làn sóng của Cách mạng công nghiệp 4.0, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ASEAN ngày nay còn được biết đến như là một trong những nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng mới, sáng tạo trên thế giới. Chính công nghệ cao và nền kinh tế số mới là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp 4 lần, lên tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025.
Theo Thủ tướng những cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho các nước ASEAN là vô cùng lớn, trước tiên là tạo sự đột phá về năng suất trên 5 ngành công nghiệp lớn là: Điện tử, hóa chất và dầu khí, hàng tiêu dùng, thực phẩm và dược phẩm. Hai là, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trên cơ sở ứng dụng Cách mạng Công nghiệp 4.0, tạo ra kết nối và chia sẻ các giá trị và sự sáng tạo mới. Ba là, phát huy các doanh nghiệp nhỏ và vừa - xương sống của các nền kinh tế ASEAN và là nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng mới. Cách mạng 4.0 mở ra cơ hội kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa với các thị trường xuyên quốc gia và toàn cầu.
Bốn là, đi tắt trong chính sách công nghiệp hóa. ASEAN có thể vượt qua các giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống bằng cách mạnh dạn phát triển trí tuệ nhân tạo, robot, tự động hóa, máy bay không người lái, thiết bị vệ tinh, hệ thống cảm biến… nhằm nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tài nguyên.
Tuy nhiên, những thách thức mà ASEAN phải đối mặt cũng rất lớn. Điều nhận thấy rõ là nguy cơ mất việc làm khi áp dụng tự động hóa. Theo ILO, 56% số việc làm của 5 nước ASEAN có khả năng chuyển sang trí tuệ nhân tạo và robot và do đó, có nguy cơ chấm dứt kỷ nguyên công xưởng châu Á truyền thống của các nước. Ngược lại, nhiều chuyên gia nói rằng nhiều sinh kế cho người dân sẽ được xuất phát từ cuộc Cách mạng 4.0.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Thủ tướng đề xuất 5 ưu tiên
Theo Thủ tướng, Cách mạng 4.0 có tiềm năng làm tăng tốc thu nhập đối với người dân và quốc gia có tài năng và có trí thức,… “Trong bối cảnh đó, ASEAN của chúng ta tự hào có một Singapore là hình mẫu thành công về tinh thần tiên phong trong nền kinh tế số, đã vận dụng những thành tựu của Cách mạng 4.0 để đạt mức phát triển vượt bậc thời gian qua”.
Đứng trước những cơ hội và thách thức, các nước ASEAN cần đặt ra những ưu tiên của mình trên cơ sở lăng kính của cả khối. Từ cách tiếp cận này, Thủ tướng đề xuất một số ưu tiên. Một là, kết nối số, chia sẻ dữ liệu. Lãnh đạo ASEAN đã thông qua kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và con người trong Cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng đề nghị các bên trao đổi để có kết nối số được lồng ghép và nâng cao hiệu quả của các kết nối, cùng với chú trọng phát triển thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, thanh toán điện tử… đồng thời, chúng ta cần xây dựng các nguyên tắc của ASEAN về hợp tác chia sẻ dữ liệu nhằm điều chỉnh cách thức và điều kiện để dữ liệu có thể được chia sẻ và sử dụng hiệu quả.
Hai là, hài hòa môi trường kinh doanh, các hạ tầng kết nối về tài chính, ngân hàng, thị trường, truyền thông, logistics…cần phải hoạt động ở quy mô khu vực. Trên cơ sở đó, cần xây dựng cơ chế hài hòa, môi trường kinh doanh hệ thống pháp luật và quy định giữa các thành viên ASEAN giúp các doanh nghiệp nội khối có thể đạt được lợi thế nhờ quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Liên kết cơ chế một cửa ASEAN và hải quan là một ví dụ cụ thể được triển khai thực tế nhiều năm qua.
Thủ tướng cho biết, tại hội nghị này thông qua cấp bộ trưởng, Việt Nam sẽ đưa ra các sáng kiến mới về hòa mạng di động 1 giá cước toàn ASEAN. Nhắc đến thông tin doanh nghiệp Go-Jek của Indonesia và Go-Viet sẽ khai trương dịch vụ vận chuyển hành khách trên nền tảng Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tham dự của Tổng thống Indonesia, Thủ tướng cho rằng, điều đó hứa hẹn sẽ có nhiều hợp tác tốt đẹp trong tương lai. “Chính phủ Việt Nam mong muốn được nhìn thấy nhiều hơn nữa những hợp tác như vậy để nói với toàn thế giới rằng, không khí hợp tác khởi nghiệp đang thực sự lan tỏa trong ASEAN”.
Ba là, thúc đẩy hình thành và kết nối các vườn ươm sáng tạo. Trong thời đại 4.0, nhiều nước ASEAN đã có các trung tâm đổi mới sáng tạo và vườn ươm cấp quốc gia. Thủ tướng đề nghị xây dựng khuôn khổ kết nối vườn ươm quốc gia và mạng lưới vườn ươm rộng lớn hơn của cả khu vực.
Bốn là, tìm kiếm phát huy tài năng. Theo một báo cáo năm 2017 của Google tình trạng thiếu kỹ sư lành nghề là một thách thức lớn đối với ASEAN, chính vì vậy Thủ tướng đề nghị một chiến lược ươm mầm các tài năng các nước ASEAN.
Năm là, hình thành mạng lưới giáo dục ASEAN và hệ thống học tập suốt đời. Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi sự chuyển đổi mạnh mẽ về giáo dục phù hợp với xu thế phát triển mới, sự biến đổi liên tục của nghề nghiệp, Thủ tướng đề nghị hình thành mạng lưới kết nối về giáo dục và xây dựng hệ thống học tập suốt đời ở các nước ASEAN. Thủ tướng nhấn mạnh, với dân số hơn 640 triệu người, chiếm 8,5% dân số thế giới, quy mô kinh tế năm 2017 đạt hơn 2.760 tỷ USD, ASEAN giờ đây đã là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á và thứ 5 của thế giới.
Cùng với việc hướng ra bên ngoài, Thủ tướng đề nghị phát huy thị trường nội khối là một thị trường đủ lớn cho các chiến lược phát triển, hướng đến thị trường ASEAN 2025 – một ASEAN mở, hợp tác đa dạng; trong đó có vai trò quan trọng và sự hợp tác tích cực của WEF – nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo toàn cầu. Trong bối cảnh lan tỏa Cách mạng công nghiệp 4.0, môi trường khu vực và toàn cầu cạnh tranh gay gắt, cần phải chung tay hợp tác, tăng cường đoàn kết, phát huy sức mạnh nội khối để xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định và tự cường dựa trên luật lệ hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm. ASEAN đã và sẽ tiếp tục nỗ lực khẳng định vai trò trung tâm ở khu vực cùng với các đối tác duy trì hòa bình, ổn định đảm bảo tự do, lưu giữ hàng hóa trên không, trên bộ và trên biển. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố khai mạc Hội nghị WEF ASEAN 2018.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
ASEAN có thể đi đầu trong Cách mạng 4.0
Phát biểu dẫn đề hội nghị, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF Klaus Schwab cho biết, đây là hội nghị thượng đỉnh cấp cao nhất từng có về ASEAN, lực lượng kinh tế và chính trị mạnh mẽ trong bối cảnh thế giới phân mảnh hiện nay. Theo ông, tất cả chúng ta đều là một phần của hai cuộc chuyển đổi cơ bản sẽ làm thay đổi một cách toàn thể bối cảnh kinh tế và chính trị và toàn cầu.
Thứ nhất là chuyển từ hệ thống đơn cực sang đa cực, từ một thế giới đơn phương đến đa phương. Nó sẽ mở rộng tiềm năng để giải quyết các cuộc xung đột chúng ta thấy hiện nay. “Dù chúng ta còn nhiều khác biệt nhưng không nên quên rằng chúng ta có mối quan tâm chung và trách nhiệm chung với thế giới. Chúng ta hãy nghĩ việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta theo cách mà ASEAN đang tìm cách bằng sự đồng thuận của các quốc gia. Đây là một mô hình tốt trên thế giới”, ông Klaus Schwab nói. Thứ hai là một sự chuyển đổi đang diễn ra là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, kinh tế - xã hội một cách cơ bản và mang tính đột phá. Sự cạnh tranh toàn cầu được xác định bởi năng lực cạnh tranh và không còn được xác định bởi giá thành nữa.
Các quốc gia đã thành công trong làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có hệ sinh thái sáng tạo và hệ sinh thái doanh nhân. Để có thể định hướng thành công trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đòi hỏi chính phủ các nước ASEAN tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa thịnh vượng, tạo ra các công việc cần thiết.
Theo ông Klaus Schwab, thế giới đang tham gia vào cuộc chạy đua để làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Sự cạnh tranh này ngày càng lớn hơn. “Chúng ta muốn bảo đảm rằng các quốc gia ASEAN với tầm nhìn phù hợp, với chính sách tối ưu, với dân số trẻ tuổi và tinh thần kinh doanh cao có thể sẽ là những người đi đầu trong cuộc cách mạng này để giúp ASEAN chuẩn bị tốt hơn và giành được chiến thắng. Đó là mong muốn của tôi”, ông Klaus Schwab bày tỏ.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã cử Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về điều phối chiến lược làm Đặc phái viên đọc thông điệp của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc gửi đến Hội nghị. Đây là một cử chỉ rất đặc biệt, lần đầu tiên có tại Hội nghị WEF ASEAN năm nay; khẳng định sự ủng hộ và quan tâm của Liên Hợp Quốc nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đối với vị thế, vai trò của ASEAN và Việt Nam. |
Nguồn: Đức Tuân/chinhphu.vn
Tăng tranh chấp tên miền và hướng giải quyết
Submitted by nlphuong on Wed, 12/09/2018 - 06:30(ICTPress) - Theo số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) (Bộ TT&TT), trong 6 tháng đầu năm 2018, số lượng vụ việc tranh chấp tên miền “.vn” đã lên tới 13 vụ việc.
Trung bình mỗi năm, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ TTTT hướng dẫn xử lý 20 - 30 trường hợp khiếu nại liên quan đến tranh chấp tên miền “.vn”. Các vụ việc tranh chấp quyền sử dụng tên miền của các thương hiệu lớn làm tốn không ít giấy mực báo chí phải kể đến vụ việc của tên miền samsungmobile.com.vn, ebay.vn, thebodyshop.com.vn, toyotavn.vn, camry.vn, bambooairway.vn… và gần đây nhất là trường hợp của tên miền e-sacombank.com.vn.
Tên miền e-sacombank.com.vn hiện tại đã được chủ thể khác đăng ký và đang được sử dụng để đăng tải, cập nhật thường xuyên các nội dung liên quan đến các tin tức, hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Hiện tại, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã có công văn gửi VNNIC đề nghị hướng dẫn cách thức giải quyết tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền e-sacombank.com.vn.
VNNIC cho biết thực trạng này xảy ra do người sử dụng chưa thực sự nắm được các quy định về việc đăng ký, sử dụng tên miền và cách giải quyết phù hợp khi có sự “đụng độ” giữa quyền sử dụng tên miền và quyền sở hữu trí tuệ.
Nhìn chung, các doanh nghiệp (DN) thường gặp rắc rối không mong muốn khi tên nhãn hiệu của mình đã bị một chủ thể khác đăng ký sử dụng trước đó, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của DN. Nguyên nhân căn bản của vấn đề này là do các DN/chủ thể vẫn chưa nắm rõ được các quy định liên quan đến việc đăng ký và sử dụng tên miền quốc gia “.vn”; dẫn đến quan niệm sai lầm rằng nếu tên thương mại, thương hiệu, sản phẩm được bảo hộ về sở hữu trí tuệ thì đương nhiên được “bảo hộ” đối với tên miền trên Internet.
Pháp luật Việt Nam đã quy định, nguyên tắc đăng ký sử dụng tên miền quốc gia “.vn” là bình đẳng, không phân biệt đối xử, đăng ký trước, được quyền sử dụng trước. Do đó, việc đăng ký sử dụng tên miền “.vn” là độc lập và không chịu sự điều chỉnh của các quy định về sở hữu trí tuệ. Khi xảy ra xung đột phát sinh giữa tên miền Internet và quyền sở hữu trí tuệ, DN cần phân biệt và lựa chọn cách thức giải quyết triệt để và phù hợp.
Áp dụng theo thông lệ quốc tế cũng như quy định tại Việt Nam, hình thức giải quyết khi có phát sinh xung đột, tranh trấp về quyền sử dụng tên miền có thể được thực hiện thông qua thương lượng, hoà giải, thông qua trọng tài và khởi kiện tại toà án.
Trường hợp kết quả giải quyết tranh chấp tên miền cho phép nguyên đơn đăng ký sử dụng thì nguyên đơn sẽ được ưu tiên đăng ký sử dụng tên miền. Trong trường hợp nội dung trang thông tin điện tử đi kèm theo tên miền có xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ, thì cơ quan chức năng có thể tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp để chấm dứt các hành vi vi phạm của chủ thể tên miền. Tuy nhiên, đây là xử lý vi phạm hành chính để chấm dứt hành vi vi phạm, không đảm bảo quyền ưu tiên cấp lại tên miền cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.
Tuy chủ thể đăng ký và sử dụng tên miền quốc gia “.vn” được pháp luật Việt Nam đảm bảo quyền, việc tranh chấp xảy ra là điều không mong muốn, có thể gây nhầm lẫn và tổn thất nghiêm trọng đến hình ảnh, lợi ích của DN. Vì vậy, theo VNNIC, bên cạnh việc nắm rõ các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp xung đột về quyền sử dụng tên miền, các DN cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về việc chủ động bảo vệ tên miền thương hiệu trên môi trường mạng.
Giải pháp tối ưu cho vấn đề này, theo VNNIC, là DN nên chủ động đăng ký, sử dụng tên miền liên quan đến hoạt động kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ, chỉ dẫn địa lý,… của mình với cơ quan quản lý tên miền. Đồng thời, DN cũng cần rà soát và đăng ký bao vây tên miền quanh tên nhãn hiệu của DN.
Minh Anh
ASEAN đứng trước cơ hội to lớn của cuộc CMCN 4.0
Submitted by nlphuong on Tue, 11/09/2018 - 20:40Đây là nhận định của các chuyên gia trong nước và quốc tế tham dự “Diễn đàn mở: ASEAN 4.0 cho tất cả?” và cơ hội rất lớn nằm trong tay thế hệ trẻ.
“Diễn đàn mở: ASEAN 4.0 cho tất cả?” được tổ chức ngày 11/9/2018 là hoạt động đầu tiên trong chuỗi hoạt động của Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) năm 2018 do Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) phối hợp tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 11 - 13/9/2018.
GS. Klaus Schwab, nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam Chu Ngọc Anh , Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia Syed Saddiq Abdul Rahman đã tham dự Diễn đàn. Tham dự Diễn đàn còn có chuyên gia về lĩnh vực này như bà Julia Andrea R. Abad, Giám đốc Trung tâm chính sách công cộng Đại học Viễn Đông, Philippines; Ông Rajan Anandan, Giám đốc Google khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ; Bà Annie Koh, Phó Chủ tịch Văn phòng Phát triển Kinh doanh, Singapore;...
Diễn đàn tập trung thảo luận các nội dung: Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đối với ASEAN; Sự thay đổi về nghề nghiệp trong thời kì bùng nổ các ứng dụng công nghệ cao đi kèm với những thách thức; cách thức tiếp cận mới, những chính sách quản trị phù hợp nhằm tận dụng và phát huy những lợi thế mà CMCN 4.0 đem lại.
GS. Klaus Schwab, nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF phát biểu |
Phát biểu khai mạc Diễn đàn mở, GS. Klaus Schwab nhấn mạnh CMCN 4.0 đang làm thay đổi các xã hội trên thế giới. Trong tương lai các nước thành công là các nước nắm bắt được cơ hội, ưu thế của cuộc cách mạng này mang lại. Cuộc cách mạng này bắt đầu vào đầu thế kỷ XXI trên nền tảng của cuộc cách mạng số. Đặc trưng cả cuộc cách mạng này là Internet di động phổ biến ở khắp mọi nơi, là những thiết bị cảm ứng nhỏ hơn, mạnh hơn nhưng rẻ hơn, cùng với trí tuệ nhân tạo và máy tự học.
Vậy, chúng ta đang chuẩn bị như thế nào? Theo GS. Klaus Schwab, muốn thành công trong cuộc cách mạng này, đầu tiên phải hiểu rõ tầm quan trọng của nó và tiếp theo là phải phát huy các nguồn lực của cuộc CMCN 4.0.
GS. Klaus Schwab cũng lưu ý phải xây dựng được những chính sách cần thiết, khuyến khích tinh thần doanh nhân, xã hội cởi mở để đón những sự thay đổi. Nhiều người lo ngại mất việc làm nhưng cuộc cách mạng này cũng tạo ra nhiều việc làm mới mà mọi người cần phải chuẩn bị sẵn sàng, chuẩn bị các kỹ năng. “Thế hệ trẻ sẽ là thế hệ thích ứng và ứng dụng kỹ năng mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới này. Các bạn trẻ hãy nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng này mang lại”.
Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh phát biểu |
Thay mặt cho Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh nhiệt liệt chào mừng các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp (DN), các bạn sinh viên, đại diện thế hệ trẻ Việt Nam tham dự Diễn đàn.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh chúng ta đang cùng chứng kiến cả thế giới đang trong xu hướng tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế dựa trên sự phát triển những thành tựu của KHCN và đổi mới sáng tạo, đặc biệt, là các công nghệ trọng tâm của cuộc CMCN 4.0 đã và đang làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội. “Đối với Việt Nam cũng như các nước trong khu vực ASEAN, việc tiếp cận tầm nhìn, chiến lược, xác định cơ hội và thách thức trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 là con đường nhanh và hiệu quả để lựa chọn những định hướng, giải pháp quốc gia, tạo bước phát triển đột phá, rút ngắn về khoảng cách trình độ phát triển với các nước trên thế giới. CMCN 4.0 cũng tạo ra cơ hội cho giới trẻ của Cộng đồng ASEAN phát huy năng lực, trí tuệ, sáng tạo để biến thách thức thành thời cơ và chuyển hóa ý tưởng thành sản phẩm, gặt hái thành công trong quá trình khởi nghiệp và đổi mới”.
Chính phủ Việt Nam đã xác định DN, trong đó có các DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là đối tượng trung tâm của nền kinh tế. KHCN và đổi mới sáng tạo là động lực phục vụ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Đồng thời Việt Nam cũng chủ động tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ 4.
Đến nay, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định Việt Nam đã cơ bản hình thành và phát triển được hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tương đối hoàn chỉnh và bước đầu thu hút được một số nguồn lực phát triển ở trong nước và quốc tế, đã thiết lập được một số hành động dựa trên tiềm lực quốc gia để nắm bắt cơ hội và chủ động ứng phó với các tác động của cuộc CMCN 4.0.
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Chiến lược KHCN và đổi mới sáng tạo tầm nhìn 2035, Kịch bản CMCN 4.0. Trong quá trình xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch hành động của mình, Việt Nam luôn mong muốn được hợp tác và đồng hành cùng WEF và các nước ASEAN, sẵn sàng kết nối với các DN, các nguồn lực về KHCN và đổi mới sáng tạo trong nước với Mạng lưới đổi mới sáng tạo trong toàn ASEAN.
Những cơ hội cho ASEAN và thế hệ trẻ
Tại Diễn đàn, các diễn giả đã chia sẻ những thông tin đáng chú ý, theo đó, các nước thành viên ASEAN, Việt Nam và thế hệ trẻ, chủ nhân của tương lai có thể nắm bắt cơ hội trong CMCN 4.0.
Phiên trao đổi mở giữa các diễn giả và các đại biểu, các bạn trẻ tham dự Diễn đàn |
Ông Rajan Anandan, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Google Ấn Độ đã nhận định ASEAN và Việt Nam là quốc gia đều có tinh thần khởi nghiệp tốt nhất, mọi người đều hăng hái. Cốt lõi của CMCN 4.0 là kinh tế số, nền kinh tế này có tiềm năng rất lớn. Tính theo % của GDP, kinh tế số của Việt Nam với khả năng đạt 7%, Trung Quốc là 16%, 5 quốc gia ở châu Âu là 25%. Để đảm bảo có nền kinh tế số tích hợp, cần có luồng chảy dữ liệu giữa các quốc gia, có tự do hàng hóa, nhưng chưa đủ mà quan trọng là làm thế nào để đảm bảo được con người chiến thắng máy móc… Google tập trung đào tạo kỹ năng mọi cấp, từ sinh viên, đến các DN nhỏ và vừa (SME). SME tại Việt Nam và ASEAN tạo 50% GDP và tạo 80% việc làm trong khu vực.
ASEAN nắm bắt như thế nào trước cơ hội này? Theo ông Rajan Anandan, một lĩnh vực cần tập trung là đào tạo kỹ năng cho DN. Google cam kết sẽ đào tạo cho 3 triệu chủ sở hữu DN nhỏ vào năm 2020, đảm bảo các SME khai thác một cách tốt nhất CMCN 4.0.
Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia Syed Saddiq Abdul Rahman, Bộ trưởng trẻ nhất trong Chính phủ Malaysia, đã lạc quan chia sẻ: ASEAN có nhiều lợi thế trong cuộc CMCN 4.0, đặc biệt ASEAN có dân số trẻ rất lớn. Họ là nguồn lực của CMCN 4.0. Những người trẻ có năng lực rất cao. Các nước ASEAN phải ghi nhận vai trò và tiềm năng của người trẻ. Họ không chỉ là lãnh đạo của tương lai. Thành công của CMCN 4.0 được người trẻ định nghĩa. “ASEAN phải đi đầu, khai thác tiềm năng của người trẻ. Các bạn trẻ hãy sẵn sàng học. Tương lai phụ thuộc vào tất cả các bạn trẻ”.
Đồng ý kiến, GS. Annie Koh, Phó Chủ tịch Văn phòng Phát triển Kinh doanh; Giám đốc Học viện Thương mại Quốc tế; Giáo sư Tài chính (Thực hành), Đại học Quản lý Singapore cho biết: Chúng ta đều “phấn khích” với CMCN 4.0. Số phận của ASEAN đều nằm trong tay các bạn trẻ. Các nước ASEAN và giới trẻ hãy nghĩ đến 4 từ bắt đầu bằng chữ cái “I” trong tiếng Anh trong cuộc CMCN 4.0: “Identity” - bản sắc của ASEAN sẽ đưa các nước ASEAN tiến xa, “Innovation” – Đổi mới sáng tạo; “Inclusive” - bao trùm là hãy ứng dụng công nghệ để lấp đầy các khoảng cách số cho các lĩnh vực và “Integration”. Hội tụ đủ 4 chữ “I”, bạn trẻ có thể sẵn sàng để đi đến tương lai. “Các bạn trẻ hãy chăm chỉ, cần cù, trở thành những người đi đầu trong các tổ chức. Các bạn là người dẫn đầu ASEAN và cần hướng tới thế giới. Các bạn hãy là những người dám có ước mơ lớn”.
Cụ thể hơn về bản sắc, bà Julia Andrea R. Abad, Giám đốc điều hành, Trung tâm Chính sách công cộng Đại học Viễn Đông, Philippines: “Bản sắc chỉ có thể tạo dựng được khi có mục tiêu và đam mê. ASEAN có mục tiêu chung lớn trở thành một cộng đồng lớn mạnh. Các bạn trẻ hãy tò mò. Tò mò thì mới sản xuất được những thứ mới mẻ, sáng tạo… Tò mò mới tạo ra bản sắc cho bạn, để đóng góp xây dựng ASEAN lớn mạnh”.
Là một người khởi nghiệp thành công và truyền cảm hứng cho nhiều DN khởi nghiệp, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần VNG Lê Hồng Minh tham dự Diễn đàn cũng chia sẻ: Internet di động sẽ mang đến những thị trường rộng mở, những cơ hội lớn trong vòng 5 - 10 năm tới cho giới khởi nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực đang phát triển rất nhanh như thương mại điện tử, giao thông, thanh toán điện tử… 5 năm trước công nghệ marketing rất “hot” nhưng hiện đã lỗi thời. Những kiến thức học ở trường 4 - 5 năm ở trường đại học sẽ nhanh chóng lỗi thời. “Các bạn trẻ, sinh viên khi đang học tập ở trường hãy học hỏi kỹ năng. Sau khi ra trường liên tục học tập để thích ứng với cái mới”, ông Lê Hồng Minh nói.
Ông Minh chia sẻ thông tin từ Techniasia, Đông Nam Á hiện đang dần trở thành thung lũng Silicon thứ hai của thế giới, với 7,86 tỷ USD đầu tư vào startup khu vực này trong năm 2017, trong đó nổi bật 3 lĩnh vực là fintech, thương mại điện tử và sản xuất trò chơi. Báo cáo của Google cho thấy, nền kinh tế Internet của Đông Nam Á đã đạt giá trị 50 tỷ USD trong năm 2017, và dự báo sẽ tăng lên 200 tỷ USD vào năm 2025.
Các bạn trẻ hãy nắm bắt cơ hội. Các bạn muốn khởi nghiệp, muốn gọi vốn? “Cách tốt nhất đừng có đi gọi vốn kiểu xin tiền mà hãy làm gì đó để mọi người đưa tiền cho bạn”.
Lan Phương/ictvietnam.vn
Apple sẽ được hưởng thuế “0” đồng nếu sản xuất sản phẩm tại Mỹ
Submitted by nlphuong on Mon, 10/09/2018 - 09:26Apple sẽ được hưởng thuế “0” đồng nếu sản xuất sản phẩm tại Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Apple có thể không phải chịu một đồng thuế nếu công ty chuyển quá trình sản xuất từ Trung Quốc về Mỹ.
Cuối tuần qua truyền thông Mỹ đăng tải thông tin Tổng thống Trump đã đăng tải trên Twitter: "Giá của các sản phẩm Apple có thể tăng do những khoản thuế lớn mà chúng ta có thể áp đặt đối với Trung Quốc - nhưng có một giải pháp dễ dàng ở nơi sẽ có mức thuế “0” đồng, và thực sự là một ưu đãi thuế. Hãy sản xuất các sản phẩm của Apple ở Mỹ thay vì Trung Quốc. Bắt đầu xây dựng các nhà máy mới ngay bây giờ. Rất thú vị! #MAGA" .
Business Insider cho hay đăng tải này dường như là để trả lời với một lá thư được Apple gửi đến Đại diện Thương mại Mỹ vào ngày 7/9. Apple đã cảnh báo rằng nhiều sản phẩm của Apple có thể tăng giá nếu Tổng thống Trump triển khai một chu kỳ thuế được đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.
"Thứ hai, bởi vì tất cả thuế quan cuối cùng xuất hiện như một khoản thuế đối với người tiêu dùng Mỹ, các mức thuế sẽ làm tăng chi phí của các sản phẩm Apple mà khách hàng của chúng ta đang cần đến trong cuộc sống hàng ngày của họ", công ty cho biết.
Tổng thống Trump đầu tiên đã dọa áp đặt chu kỳ thuế quan trong tháng 7, và động thái này là một sự leo thang quyết liệt của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các công ty Mỹ đã cảnh báo rằng thuế quan, trong đó sẽ bao gồm một loạt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng, sẽ làm cho các chi phí tăng lên. Đổi lại, những công ty này có thể buộc phải tăng giá hoặc sa thải nhân viên để kiểm soát các chi phí.
Tổng thống Trump nói với các phóng viên ngày 7/9 rằng các mức thuế sẽ "được triển khai sớm".
Tổng thống Trump từ lâu đã khuyến khích Apple sản xuất toàn bộ sản phẩm tại Mỹ, mặc dù nhiều nhà phân tích tin rằng chi phí để làm như vậy sẽ rất lớn. Đây là lần đầu tiên, tuy nhiên, Tổng thống Trump đã đề xuất một đột phá về thuế đáng kể cho Apple nếu sản xuất của Apple được đưa trở lại Mỹ.
Không rõ liệu Tổng thống Trump có gợi ý rằng Apple sẽ không phải trả tiền thuế nếu chuyển sang sản xuất sang Mỹ hay đơn giản là không phải trả thêm thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Nhà Trắng cũng chưa có trả lời làm rõ vấn đề này.
Apple cũng có một lịch sử lâu dài thực hiện giảm hóa đơn thuế của mình và công ty đã gặt hái những lợi ích to lớn từ luật thuế GOP được triển khai gần đây.
Trong khi đó, theo Reuters, lĩnh vực công nghệ là một trong những lĩnh vực có thể bị thiệt hại nhất khi các khoản thuế sẽ làm cho các bộ phận máy tính nhập khẩu đắt hơn. Tai nghe AirPods của Apple, một số tai nghe Beats và loa thông minh HomePod mới cũng sẽ phải đối mặt với những khoản thuế thu thêm.
"Gánh nặng của các mức thuế được đề xuất sẽ giảm nhiều hơn rất nhiều đối với Mỹ so với Trung Quốc", Apple cho biết trong bức thư của mình.
QM
Bộ TTTT chủ động đề xuất chính sách đột phá để đi đầu trong CMCN 4.0
Submitted by nlphuong on Sat, 08/09/2018 - 20:40Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Bộ TTTT phải giữ vai trò dẫn dắt, đi đầu trong đổi mới tư duy, thử nghiệm những cách làm mới, chủ động đề xuất cơ chế chính sách có tính đột phá, cùng các Bộ, Ngành liên quan tích cực hợp tác, hỗ trợ để nước ta có thể trở thành những nước đi đầu trong cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0"
Ngày 8/9/2018, tại trụ sở Bộ TTTT, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đến làm việc với Bộ TTTT. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện lãnh đạo các các doanh nghiệp (DN), tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo buổi làm việc |
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, trong những năm qua đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, hội nhập quốc tế. Đóng góp vào những thành tựu chung trong đó có vai trò rất quan trọng của Ngành TTTT. Toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra. “Có thể nói, Ngành TTTT ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội, có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh một số kết quả nổi bật của Ngành TTTT thời gian qua như Bộ TTTT đã làm tốt vai trò kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông. Các DN viễn thông đầu tư, xây dựng tạo lập cơ sở hạ tầng mạng lưới tốc độ cao, băng thông rộng, vùng phủ lớn. Ngành công nghiệp điện tử, viễn thông có bước phát triển mới. Nhiều doanh nghiệp lớn đã chuyển sang tự chủ nghiên cứu, chế tạo và sản xuất như Tập đoàn Viettel, VNPT và nhiều doanh nghiệp khác.
Công nghiệp CNTT đã trở thành một ngành kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh (đạt tăng trưởng trên 20%/năm trong hơn 10 năm qua). Các lĩnh vực bưu chính, quản lý các cơ quan báo chí, xuất bản, in phát hành tiếp tục có bước phát triển, phục vụ hiệu quả cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng và Nhà nước, định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội, kịp thời đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc sai sự thật, thông tin xấu, độc; đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin ngày càng cao và đa dạng cũng như nâng cao dân trí, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng có vai trò hết sức quan trọng. Thủ tướng đánh giá cao việc hình thành lực lượng chuyên trách với đội ngũ kỹ thuật tinh nhuệ, giàu kinh nghiệm tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ TTTT với vai trò quan trọng , là hạ tầng trong việc bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng.
Bên cạnh những kết quả đạt được Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của Ngành TTTT như: Triển khai quy hoạch báo chí chậm; quản lý báo chí, mạng xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập; thông tin phản bác, xử lý khủng hoảng truyền thông chưa kịp thời; Công tác tham mưu cơ chế, chính sách vẫn còn những trường hợp chậm, chất lượng chưa cao thậm chí còn để xảy ra sai sót, vi phạm; tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại qua các thiết bị đa phương tiện còn cao; Công tác cải cách hành chính của Bộ có mặt còn chậm...
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, Thủ tướng cho rằng, chúng ta cần tiến tới một nền kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), tiến tới Chính phủ số, phát triển thương mại điện tử (TMĐT), xây dựng thành phố thông minh, áp dụng nhanh hơn, tốt hơn trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật (IoT), tự động hóa, robot, dữ liệu lớn… hiện đang làm thay đổi mô hình kinh doanh, phương thức hoạt động trên mọi lĩnh vực.
Thủ tướng đồng ý với các đề xuất của Bộ TTTT để bắt kịp CMCN 4.0 và yêu cầu "Cần tiến hành số hóa quốc gia càng nhanh càng tốt. Chuyển đổi số phải là nền tảng đi sâu vào mọi ngành, lĩnh vực, tổ chức, DN của cả khu vực công và tư. Bộ TTTT phải giữ vai trò dẫn dắt công tác này, đi đầu trong đổi mới tư duy, thử nghiệm những cách làm mới, chủ động đề xuất cơ chế chính sách có tính đột phá, cùng các bộ, ngành liên quan tích cực hợp tác, hỗ trợ để nước ta có thể trở thành một trong những nước đi đầu trong CMCN 4.0”.
Toàn cảnh buổi làm việc |
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ là công tác quản lý báo chí. Bộ cần khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch báo chí theo kết luận của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như các biện pháp mới, mạnh mẽ của Chính phủ, các cấp, các ngành trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Đấu tranh phản bác đối với những luận điệu xuyên tạc, thông tin xấu độc; xử lý nghiêm các vi phạm.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý báo chí, thông tin điện tử và mạng xã hội. Có giải pháp hiệu quả để giám sát, quản lý các mạng xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT để phân tích dự báo xu thế thông tin và những vấn đề nổi cộm trên mạng xã hội.
Tăng cường công tác quản lý đối với các nhà xuất bản và hoạt động xuất bản, bảo đảm theo đúng các quy định của Luật Xuất bản, khắc phục các sai sót trong hoạt động xuất bản.
Tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật, tháo gỡ các khó khăn để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng viễn thông. Chỉ đạo xây dựng một số doanh nghiệp dẫn đầu, đầu tầu cho CMCN 4.0.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo để nước ta chuyển từ nước nhập khẩu thành nước sản xuất các sản phẩm này, từ nước gia công phần mềm cho nước ngoài thành nước phát triển phần mềm.
Ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm CNTT mang nhãn hiệu “Made in Viet Nam”, đưa nước ta thành cường quốc về CNTT, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thông minh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Công nghiệp công nghệ thông tin không chỉ sản xuất các sản phẩm dân dụng mà còn phục vụ quốc phòng, an ninh như vệ tinh viễn thám, ra đa, thiết bị bay không người lái, hệ thống chỉ huy điều khiển…
Triển khai các giải pháp để đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Chú trọng việc đào tạo, chuyển đổi nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ và sản xuất của CMCN 4.0.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển CPĐT giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, trong đó chú trọng hoàn thiện một số thể chế như cơ chế đầu tư mua sắm, thuê sản phẩm dịch vụ CNTT, định danh điện tử cho tổ chức cá nhân… Khẩn trương xây dựng khung kiến trúc CPĐT Việt Nam, hướng tới Chính phủ số và dữ liệu mở tiếp cận cuộc CMCN 4.0…
Tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân, DN trong lĩnh vực CNTT-TT.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những thành tích đã đạt được và chúc Ngành TTTT luôn xứng đáng với 10 chữ vàng truyền thống của Ngành “Trung thành, Dũng cảm, Tận tuỵ, Sáng tạo, Nghĩa tình”, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, cùng nhau chung sức đồng lòng vì mục tiêu xây dựng đất nước. Chính phủ sẽ luôn đồng hành với Ngành TTTT trên con đường khó khăn nhưng đầy ý nghĩa này.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu |
Cũng tại Hội nghị đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp - CNTT.
Về lĩnh vực Báo chí, Truyền thông, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng yêu cầu Bộ TTTT tiếp tục nghiên cứu để tham mưu hoàn thiện các quy định pháp luật trong của lĩnh vực báo chí, truyền thông, đặc biệt lưu ý về một số quy định liên quan đến tôn chỉ mục đích, về báo điện tử, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử, tên miền, quy định về trích dẫn, đưa lại thông tin, về công ty công nghệ cung cấp thông tin với công ty truyền thông. Những quy định chưa hoàn thiện và thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực này chưa tương xứng với yêu cầu, việc xử lý vi phạm rất nhẹ, không đủ sức răn đe để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh.
Bộ TTTT cũng cần khẩn trương thực hiện Quy hoạch báo chí tạo điều kiện cho những cơ quan báo chí chủ lực, cơ quan báo chí lớn có đông bạn đọc, bạn xem, bạn nghe đài phát triển thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách pháp luật của nhà nước, đóng vai trò chủ lực định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội, tổ chức lại các cơ quan nhà nước khác theo định hướng Quy hoạch.
Quyền Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu |
Báo cáo tại buổi làm việc, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định: “Thời gian qua, Ngành TTTT ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội, có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.
Cụ thể, lĩnh vực bưu chính, hiện không chỉ làm dịch vụ chuyển phát thư, báo mà đang dần trở thành nền tảng cho thương mại điện tử (TMĐT), logistics và Chính phủ điện tử (CPĐT). Bộ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới điểm phục vụ, năng lực vận chuyển, đa dạng hóa các dịch vụ nhằm phát triển lành mạnh thị trường bưu chính, phục vụ hiệu quả cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân trên khắp các vùng, miền của đất nước. Tổng doanh thu của lĩnh vực đạt 30.000 tỷ đồng/năm, với tốc độ tăng trưởng 35% đến 40%/năm.
Về lĩnh vực Viễn thông, Bộ TTTT đã làm tốt vai trò kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông trên nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa xã hội, nhà nước và DN. Tương lai viễn thông trở thành hạ tầng kết nối vạn vật, kết nối 4.0; tổng doanh thu 350.000 tỷ/năm (15 tỷ USD), tăng trưởng hàng năm 6%. Phấn đấu đưa Việt Nam trở lại trong Top 10 quốc gia phát triển về viễn thông trên thế giới như những năm 2008-2010. Việt Nam đã làm được các sản phẩm công nghiệp điện tử - viễn thông như tổng đài, BTS, Truyền dẫn, smartphone, Set-top-box...; thúc đẩy sản xuất chip điện tử, kế hoạch sản xuất ra chip 5G vào năm 2019. Việt Nam phấn đấu nằm trong Top 5 quốc gia về công nghệ thiết bị viễn thông, sản xuất được vi mạch xuất khẩu.
Lĩnh vực CNTT đã thể hiện là một ngành kinh tế lớn và chủ lực của Việt Nam trong CMCN 4.0. Với trên 20.000 DN phần mềm và dịch vụ CNTT. CNTT là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước, tăng trưởng hàng năm 15%; Tổng doanh thu 9 tỷ USD. CNTT đã thúc đẩy CPĐT, chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số, các lĩnh vực của đời sống, xã hội như y tế, giáo dục, giao thông, thành phố thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, IoT. Phấn đấu đưa Việt Nam nằm trong Top 30 thế giới.
Về An toàn Thông tin (ATTT), an ninh mạng, ATTT trên không gian mạng, thu thập thông tin, giám sát thông tin trên mạng, phát hiện các vấn đề trên mạng, chặn lọc thống nhất thông tin độc hại đã được bảo đảm. Các công cụ về ATTTT, an ninh mạng, phòng chống tấn công mạng bằng công cụ Made in Việt Nam đã được phát triển, phấn đấu đưa Việt Nam vào top 20 thế giới về công nghệ an ninh mạng, ATTT.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu nghe giới thiệu về Trung tâm Giám sát ATTT mạng Quốc gia |
Về công nghiệp Quốc phòng An ninh (QPAN), trong tương lai sẽ phát triển thêm các DN làm công nghiệp QPAN, kể cả các DN tư nhân, nhằm tạo thành một nền công nghiệp QPAN của quốc gia. Xây dựng đầy đủ nền QPAN quốc gia lưỡng dụng, có sự tham gia của các DN điện tử viễn thông. Hiện các sản phẩm Việt Nam đã làm được như: Máy thông tin, Rada... tiến tới phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, làm chủ thiết kế, tích hợp, công nghệ lõi, nằm trong Top 20 nước trên thế giới.
Về công nghiệp nội dung số, là ngành công nghiệp giúp tăng trưởng ngành viễn thông, là môi trường cho các DN nhỏ và vừa. Trong tương lai sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm nội dung số có chọn lọc, khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo lập tài nguyên số phục vụ nhu cầu đa dạng để học tập, nghiên cứu, giải trí, kết nối, truyền thông, kinh doanh,... bảo tồn nét văn hóa - lịch sử, hướng đến thị trường quốc tế. Phấn đấu tổng doanh thu 800 triệu USD, tăng trưởng 18% năm, gần 30% doanh thu viễn thông
Về lĩnh vực báo chí, PTTH, đã làm tốt vai trò là kênh thông tin, làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội; kịp thời đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, sai sự thật. Tập trung thông tin, tuyên truyền đầy đủ về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chủ trương, chính sách của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Sắp tới đối với các cơ quan báo chí sẽ tinh gọn bộ máy; trong lĩnh vực phát thanh truyền hình sẽ ứng dụng công nghệ trong quản lý nội dung; hình thành một số cơ quan báo chí đa phương tiện lớn; ứng dụng CNTT trong quản lý; với trang tin điện tử sẽ tăng cường quản lý, xây dựng công cụ giám sát; với mạng xã hội Việt Nam chiếm 60-70% thị phần.
Về lĩnh vực xuất bản, in và phát hành, tiếp tục góp phần giữ vững định hướng chính trị, ổn định xã hội, nâng cao dân trí và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; phục vụ công tác thông tin đối ngoại; đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nội dung các xuất bản phẩm đa dạng, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước và đáp ứng nhu cầu đọc của xã hội. Hiện có 59 nhà xuất bản, tăng trưởng 31%, tập trung xây dựng một số nhà xuất bản lớn; ứng dụng CNTT trong quản lý nội dung...
Bộ TTTT kính tặng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bức tranh ghép tem về Bác Hồ |
Để bắt kịp CMCN 4.0 như kỳ vọng của Thủ tướng, Quyền Bộ trưởng Bộ TTTT đã đề xuất các kiến nghị, trong đó Bộ TTTT chủ trì xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam, trọng tâm là mạng xã hội Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Hệ sinh thái số bao gồm mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, trình duyệt, hệ điều hành và phần mềm diệt virus, trong đó quan trọng nhất là mạng xã hội và công cụ tìm kiếm. Việc xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam sẽ huy động chủ yếu các nguồn lực xã hội, các DN, không nhất thiết là công ty nhà nước nhưng phải là DN Việt.
“Nếu không có hệ sinh thái nội dung số Việt Nam, mạng xã hội Việt Nam thì chúng ta không có sức mạnh đàm phán với Facebook, Google. Họ sẽ tiếp tục không tuân thủ pháp luật Việt Nam, trong khi chúng ta lại không cắt dịch vụ”, Quyền Bộ trưởng cho hay.
Bộ TTTT cũng đặt mục tiêu trở thành cường quốc phần mềm, xuất khẩu phần mềm với mục tiêu tăng trưởng 20% mỗi năm trên cơ sở hiện Việt Nam có khoảng 9.000 DN với tổng doanh thu 3,8 tỷ USD. Với số lượng lớn như vậy, chỉ cần có 10 công ty doanh thu tỷ USD là bộ mặt của ngành sẽ khác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Bộ TTTT |
Quyền Bộ trưởng cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TTTT xây dựng chiến lược phát triển công nghệ AI quốc gia, công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0 đồng thời đặt kỳ vọng mảng sản xuất thiết bị đầu cuối của Việt Nam sẽ chiếm 60% thị trường này và tiến tới xuất khẩu. Bộ cũng đề xuất thành lập Cục Công nghiệp ICT trên cơ sở Vụ CNTT với nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất thiết bị đầu cuối, thiết bị mạng lưới "Made in Vietnam", đẩy mạnh ngành công nghiệp điện tử, trong đó có công nghiệp quốc phòng và phát triển IoT, công nghệ 4.0.
Lan Phương - Ảnh: Mạnh Vỹ/ictvietnam.vn