Syndicate content

Thời sự ICT

Xem xét thời điểm tắt sóng 2G để thúc đẩy phát triển 5G

Tóm tắt: 

Tắt sóng công nghệ cũ để giải phóng tần số dùng tiếp cho công nghệ mới. Điều này bắt buộc phải làm.

Trong ngày thứ hai (16/1) của Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TTTT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Lãnh đạo Bộ đã nghe các tham luận, đề xuất, góp ý của các đại diện đến từ các Sở TTTT và các doanh nghiệp trong lĩnh vực BCVT, CNTT. 

Toàn cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, Giám đốc Sở TTTT TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức trình bày về triển khai thử nghiệm 5G tại TP. Hồ Chí Minh đã kiến nghị Bộ TTTT cần sớm hoàn thiện quy hoạch băng tần và cấp phép thử nghiệm ở băng tần thấp và băng tần cao cho các doanh nghiệp (DN) viễn thông triển khai 5G. Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy nhanh tốc độ cấp phép 5G, ông Dương Anh Đức cũng đề xuất với Bộ TTTT về việc sớm nghiên cứu lộ trình tắt sóng 2G.

Liên quan đến xây dựng thành phố thông minh, TP. Hồ Chí Minh đang nghiên cứu phương án triển khai hạ tầng kết nối dùng riêng cho các ứng dụng đô thị thông minh và phát triển các ứng dụng IoT. Sở TTTT TP. Hồ Chí Minh mong muốn Bộ sớm xây dựng các quy định, chính sách về tần số hoạt động của các thiết bị IoT, tiêu chuẩn kỹ thuật, chuẩn dữ liệu cho các ứng dụng IoT.

Việc kiểm định sóng trường điện từ cho các trạm BTS trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để phát triển hạ tầng 5G cũng là một mối quan tâm của Sở TTTT TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, việc  kiểm định các trạm 4G còn rất chậm và quá tải từ đơn vị kiểm định, Sở này phản ánh. 

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Lê Đăng Dũng
Trong khi đó, theo ông Lê Đăng Dũng - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, DN này đề nghị Bộ TTTT cần nhanh chóng tiến hành cấp phép thử nghiệm mạng 5G, tiến đến triển khai mạng 5G.

Trả lời các đề xuất của Sở TTTT TP. Hồ Chí Minh và Viettel, ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ) cho biết, trong năm 2018, Cục đã xác định được những băng tần có thể tiến hành thử nghiệm 5G rất sớm.


Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Tần số VTĐ Lê Văn Tuấn

Cục Tần số VTĐ đã có ý kiến để tiến hành tổ chức cấp phép thử nghiệm băng tần 400 MHz, 3,7-3,8 GHz và 2,6-2,9 GHz tùy thuộc vào thiết bị mà doanh nghiệp có thể mua được trong thời điểm hiện nay. Ông Lê Văn Tuấn cho biết Cục sẽ tập trung vào 3 băng tần nói trên để thử nghiệm phát triển dịch vụ 5G. Tuy nhiên, với những tần số thuộc băng C, có sự chồng lấn với băng tần của vệ tinh Vinasat. Do việc hoạt động thực tế của vệ tinh Vinasat chỉ sử dụng băng tần từ 3.4-3.6GHz nên Cục Tần số đề nghị VNPT ủng hộ Cục trong việc để lại băng tần từ  3.6GHz đổ lên cho việc quy hoạch băng tần 5G.  Sau quá trình thử nghiệm, Cục sẽ tiến hành đánh giá tính chất vùng phủ. Tuy nhiên nhìn từ kinh nghiệm thế giới, chúng ta sẽ ưu tiên triển khai những băng tần này cho 5G.

Theo ông Lê Văn Tuấn, hiện dịch vụ 2G và 3G đều đang suy giảm tại Việt Nam. Tốc độ suy giảm 3G thậm chí còn nhanh hơn 2G. Nhiều nhà mạng Châu âu đã dùng 4G để thay thế 3G, Cục sẽ nghiên cứu lộ trình trong năm nay để xem đâu là thời điểm tích hợp nhằm tắt sóng 2G và  thậm chí là 3G. Khoảng thời gian quan sát còn ngắn, tuy nhiên lộ trình tắt sẽ phụ thuộc vào công nghệ. Nhiều nhà mạng châu âu dùng 4G thay 3G, Cục sẽ nghiên cứu lộ trình trong năm nay để xem đâu là thời điểm thích hợp nhằm tắt sóng 2G và 3G.

Với 4G, Cục Tần số VTĐ sẽ hỗ trợ việc nâng cao chất lượng mạng bằng việc cấp phép băng tần 4G. Tuy nhiên, ông Lê Văn Tuấn cũng đề nghị các DN phải tăng cường đầu tư vào mạng lưới, cả về lượng lẫn về chất.

Chỉ đạo nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ các nước trên thế giới đều công bố lộ trình tắt sóng di động công nghệ cũ hơn từ rất sớm. Tắt sóng công nghệ cũ để giải phóng tần số dùng tiếp cho công nghệ mới. Điều này bắt buộc phải làm. Sau Tết Nguyên Đán, Cục Tần số VTĐ phải xem xét tuyên bố thời điểm tắt 2G hay 3G. Bộ trưởng cũng yêu cầu  dành băng tần 700 MHz để nâng cao chất lượng phủ sóng di động trong nhà,  bởi người Việt Nam dùng di động trong nhà là phần lớn.

Trước kiến nghị của TP. Hồ Chí Minh về việc dùng chung hạ tầng viễn thông và các ngành khác, ông Nguyễn Đức Trung - Cục trưởng Cục Viễn thông đề nghị các sở xem xét lại việc quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động ở từng địa phương. “Phần nào dùng chung được có thể điều chỉnh quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt”. 

Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Đức Trung

Cục Viễn thông đã nhận được ý kiến của nhiều DN trong việc quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động, trong đó có việc ngầm hóa hạ tầng truyền dẫn và phát triển các trạm BTS đảm bảo mỹ quan. Cục sẽ đề nghị lãnh đạo Bộ để thống nhất cách hiểu, cách triển khai quy hoạch giữa các Sở, từ đó tạo thuận lợi cho DN và góp phần đảm bảo mỹ quan đô thị.

Về hạ tầng thanh toán số, Cục sẽ làm việc với Ngân hàng nhà nước về việc tìm giải pháp để một số nhà mạng viễn thông có thể mở dịch vụ thanh toán dịch vụ nôi dung số qua thẻ viễn thông, tài khoản điện thoại di động và  chuyển mạnh bù trừ. Tại Việt Nam, dịch vụ này hiện chỉ có một nhà cung cấp duy nhất là công ty Napas. Cục Viễn thông sẽ đóng vai trò thúc đẩy cùng lúc nhiều dịch vụ mới trong thời gian tới: Tài khoản di động thanh toán hàng hóa giá trị nhỏ, rút/nạp tiền qua mobile,  cấp  thêm một số DN chuyển mạch bù trừ, thanh toán dịch vụ nội dung số, phát hành thẻ viễn thông dùng chung cho các doanh nghiệp nội dung số nhỏ không có khả năng phát hành thẻ. 

Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo

Kết luận nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tài khoản trong máy di động giúp người dân dùng để thanh toán các hàng hóa giá trị nhỏ, sử dụng tài khoản di động để rút tiền ra/nạp vào (mobile money), thanh toán dịch vụ nội dung số, mua bán hàng hóa có giá trị nhỏ, dùng chung thẻ nạp giữa dịch vụ viễn thông và dịch vụ nội dung số.

Chính phủ đang coi các đề xuất về quản lý tài khoản di động của ngành viễn thông là một đột phá của năm 2019 về việc thanh toán không dùng tiền mặt. “Đây là cơ hội để mở ra không gian phát triển mới cho các công ty dịch viễn thông. Với tình trạng bão hòa như hiện tại, nếu không mở không gian mới cho các nhà mạng thì gần như không còn cơ hội tăng trưởng. Nếu tiếp tục được mở không gian mới, các DN viễn thông sẽ có cơ hội tăng trưởng nguồn lực, trở thành những DN lớn, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế”

Lan Phương/ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Đưa Việt Nam tiến nhanh nhờ Công nghệ thông tin

Tóm tắt: 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt ấn tượng trước cách dùng công nghệ để giới thiệu một cách trực quan, sinh động về các thành tựu của ngành TTTT đồng thời khen ngợi sự tích cực của Bộ TTTT đối với việc triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng giao.

Chiều ngày 15/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TTTT và chỉ đạo nhiều công tác quan trọng để Việt Nam thay đổi thứ hạng tiến nhanh nhờ công nghệ. Cùng dự Hội nghị có Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, lãnh đạo ngành TTTT qua các thời kỳ, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt ấn tượng trước cách dùng công nghệ để giới thiệu một cách trực quan, sinh động về các thành tựu của ngành TTTT đồng thời  khen ngợi sự tích cực của Bộ TTTT đối với việc triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng giao .

Không chỉ đổi mới cách tổng kết, mà ngay cả thành phần tham dự cũng có nhiều thay đổi, từ các bộ ngành trung ương đến địa phương, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trong ngành CNTT, Viễn thông. “Sự có mặt của nhiều bộ ngành cho thấy sự coi trọng đối với lĩnh vực công nghệ và truyền thông. Con đường đi lên, đi nhanh của Việt Nam phải là công nghệ, phải là doanh nghiệp công nghệ cao”. Các thành viên của Chính phủ  rất ấn tượng với cụm từ mà nhiều đơn vị đã dùng trong các bản báo cáo, đó là “sáng tạo" và “khát vọng Việt Nam". “Một tinh thần như thế mới đưa Việt Nam tiến lên”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương  những thành tích  của Bộ  TTTT, đặc biệt là đóng góp lớn cho đất nước về doanh thu và lợi nhuận, tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra một số doanh nghiệp (DN) lớn có thương hiệu và mang tầm quốc tế. Thành quả tốt đẹp, toàn diện của đất nước có sự đóng góp trực tiếp, to lớn của Bộ TTTT.

Theo Thủ tướng , con số 50.000 DN công nghệ của Việt Nam vẫn còn nhỏ, tuy nhiên, trong một thời gian ngắn đã phát triển được như vậy thì cũng rất đáng mừng. Bốn DN sản xuất điện thoại thông minh của Việt Nam đã đi vào hoạt động. Nhiều DN có người đứng đầu trẻ tuổi, nhưng chịu khó tìm tòi  nhiều năm liền và đã thành công. Lĩnh vực Tin học hoá, An toàn thông tin đã góp phần xây dựng chính phủ điện tử, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Bộ TTTT cũng đã xác định lại đúng vị trí, vai trò sứ mệnh của lĩnh vực bưu chính viễn thông, CNTT, đặc biệt đã đưa ra những định hướng lớn để làm kim chỉ nam cho sự phát triển của Bộ.

Thủ tướng cũng đánh giá cao vai trò của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và tập thể lãnh đạo Bộ TTTT đã đoàn kết, quyết tâm đổi mới để góp phần đưa đất nước phát triển, tạo hiệu ứng ủng hộ trong xã hội.

Tuy nhiên,  Thủ tướng nhắc về những tồn tại của Bộ TTTT, việc thứ hạng ngành viễn thông của Việt Nam còn thấp, thậm chí có xu thế tụt hạng. ICT đáng lẽ là lĩnh vực đầu tàu cho cả nước nhưng những năm gần đây tăng trưởng chậm, chưa đi đầu về công nghệ CMCN 4.0. Việc Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã đánh giá Việt Nam tụt hạng do mức độ sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0 chưa tốt. Đây chính là trách nhiệm của Bộ TTTT.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vai trò của một số Sở TTTT còn mờ nhạt, chưa có sự đóng góp nhiều cho địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Do đó, cần củng cố công tác của các Sở TTTT. Đây sẽ là hạt nhân xây dựng chính quyền điện tử ở địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan trưng bày các sản phẩm, giải pháp ICT

Với công việc của năm tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chính phủ đồng ý để Bộ TTTT sửa các Luật Viễn thông, Tần số Vô tuyến điện, Luật Báo chí để tạo điều kiện cho sự phát triển. Chính phủ cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về cơ chế tiền lương cho các Cục Tần số, Cục Viễn thông, Cục PTTH&TTĐT (Bộ TTTT) cho đến khi có cơ chế tiền lương mới.  Thủ tướng cũng đồng ý giao Bộ TTTT trình chính phủ nghị định về việc chia sẻ dữ liệu nhằm xây dựng hành lang pháp lý cho lĩnh vực này. Chính phủ cũng đồng ý cho thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hoá có giá trị nhỏ. Trước đó, Bộ TTTT đã trình chính phủ về việc cho phép sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán dịch vụ nội dung số. Điều này sẽ giúp minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo thuận lợi cho người dân ở vùng sâu, vùng xa.

Thủ tướng nhất trí với đề xuất  khát vọng về một Việt Nam phát triển hùng cường trong lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ cũng đánh giá đây là một nhiệm vụ rất nặng nề.

Trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho Bộ về việc  nâng cao thứ hạng  của Việt Nam về ICT, bởi đây là nền tảng cơ bản của nền kinh tế số. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TTTT phải có trách nhiệm dẫn dắt các DN khởi nghiệp công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết các vấn đề phát triển đất nước. Nền kinh tế số, kinh tế dữ liệu chính là một phần quan trọng và là tương lai của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển vượt bậc của ngành TTTT sẽ góp phần thay đổi tư duy, ổn định chính sách, tạo ra kỳ vọng đi tắt đón đầu chưa từng có đối với Việt Nam.

Đối với lĩnh vực Viễn thông, Thủ tướng đề nghị phải xử lý triệt để vấn đề SIM rác. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch HĐTV, tổng giám đốc các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu trách nhiệm cá nhân về SIM rác. Nếu không xử lý được, đây sẽ là vấn đề có hậu quả hết sức khôn lường. Thủ tướng hoan nghênh việc Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã "bật đèn xanh" cho việc triển khai 5G tại Việt Nam, trước hết là tại TP. Hồ Chí Minh và yêu cầu Bộ TTTT sớm cấp phép tần số 4G và tần số thử nghiệm cho 5G.

Về lĩnh vực CNTT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ sớm trình đề án Chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả nhận thức và hành động của các bộ, ngành, địa phương, giúp Việt Nam sớm có sự phát triển bứt phá về kinh tế số.

Trong năm 2020, Việt Nam phải tăng ít nhất 15 bậc về chính phủ điện tử so với năm 2018. Bộ TTTT sẽ phải là chủ công trong lĩnh vực chính phủ điện tử về vấn đề công nghệ.

Việt Nam cũng phải trở thành một cường quốc về an ninh mạng bằng việc phát triển các DN an ninh mạng trong nước. Việt Nam đang ở trong tình trạng báo động về lấy cắp, lộ lọt thông tin, do vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần bố trí ngân sách cho hoạt động đảm bảo an toàn an ninh mạng. Trong các dự án đầu tư về CNTT bắt buộc phải có cấu phần về an toàn an ninh mạng.

Về công nghiệp ICT, cần phải tạo ra một phong trào cách mạng trong lĩnh vực của mình. “Chúng ta cần nhiều DN công nghệ vừa và nhỏ nhưng cũng cần phải chú trọng vào thành phần DN công nghệ lớn có thứ hạng toàn cầu. Các DN lớn như Viettel, VNPT, MobiFone, FPT… phải cố gắng vươn ra mạnh mẽ hơn ra thị trường thế giới”.

Thủ tướng yêu cầu các nhà mạng Việt Nam phải dùng thiết bị Việt Nam. Việt Nam phải sản xuất được các thiết bị viễn thông, đặc biệt là các thiết bị hạ tầng viễn thông. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng điều này phải được các DN viễn thông thực hiện đến nơi đến chốn.

Lĩnh vực Thông tin tuyên truyền, Bộ TTTT quản lý nhà nước về báo chí làm sao báo chí phải góp phần tạo đồng thuận, niềm tin xã hội, không được làm giảm đi sức mạnh quốc gia, ý chí một dân tộc, 4000 năm văn hiến, niềm tự hào và ý thức vươn lên, đoàn kết một lòng. Vì đất nước, báo chí phải đóng góp mạnh mẽ hơn.

Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đã cho biết năm 2019, Bộ TTTT chọn chủ đề năm “Nâng cao thứ hạng Việt Nam”.

Việt Nam muốn vươn lên ra biển lớn thì phải có thứ hạng cao. Với phương châm hành động “Người đứng đầu làm gương, nhân viên thì kỷ cương, làm việc có trọng tâm, suy nghĩ và hành động thì bứt phá. Bứt phá là bỏ cái cũ, cách cũ, theo cái mới, cách mới với mục tiêu nhanh hơn, hiệu quả hơn, thay đổi được thứ hạng. “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá – Bộ TTTT sẽ làm việc với tinh thần này”.

Chủ trương 1, thì biện pháp phải 10, quyết tâm phải 20 thì chúng ta mới có thể hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Lãnh đạo Bộ kêu gọi sự đoàn kết, chung sức, chung lòng của tất cả các cơ quan, đơn vị trong Bộ, các Sở tại địa phương, của các DN, các hiệp hội các báo đài, nhà xuất bản, hãy bám sát sự lãnh đạo, các chủ trương của Trung ương, hãy bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hãy phát huy truyền thống anh hùng của Ngành, nền tảng mà bao thế hệ đi trước đã dựng lên, hãy cùng nhìn về phía trước, cùng đặt mục tiêu cao và cùng thực hiện, để góp phần mình cho Việt Nam hùng cường. "Còn 700 ngày và đêm nữa để chúng ta làm việc với nhận thức, tinh thần và năng lượng mới để hoàn thành tốt các mục tiêu mà Đảng Bộ Bộ TTTT đã đặt ra cho nhiệm kỳ này."

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: "Bộ TTTT là một Bộ công nghệ - công nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông - CNTT hay còn gọi là ICT. Sứ mệnh của Bộ là đưa ICT vào mọi lĩnh vực của đời sống - xã hội. ICT là nền tảng của nền kinh tế số, xã hội số, CMCN 4.0. Bộ TTTT sẽ thúc đẩy khởi nghiệp công nghệ, phát triển DN công nghệ Việt Nam, dùng công nghệ của nhân loại để giải quyết các vấn đề của Việt Nam. Từ cái nôi Việt Nam, các DN ICT đi ra toàn cầu". 

Lan Phương, Mạnh Vỹ/ictivetnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Tham vấn Địa phương và Doanh nghiệp để thúc đẩy Viễn thông phát triển

Tóm tắt: 

Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Hồng Hải đã chỉ đạo công tác quản lý nhà nước lĩnh vực Viễn thông trong năm 2019 phải kiên quyết, triệt để.

Ngày 05/1/2019, Các đơn vị thuộc khối Viễn thông gồm Cục Viễn thông, Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ), Cục Bưu điện Trung ương (BĐTW) và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2019. Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Hồng Hải đã tham dự và chỉ đạo công tác của khối năm 2019. 

Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Hồng Hải phát biểu

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Hồng Hải đã đánh giá cao những bước phát triển khí thế hơn so với các năm trước và sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên của các đơn vị.

Năm 2018, lĩnh vực Viễn thông đã đổi mã mạng thành công, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, không để xảy ra sơ suất lớn, bắt đầu triển khai chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao di động (MNP). Các doanh nghiệp (DN) viễn thông, theo đó, đã tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, giúp phát triển viễn thông trong thời gian tới.

Năm 2018 cũng ghi nhận một số định hướng, quyết định phát triển lĩnh vực viễn thông được tham vấn, đối thoại với DN và đi vào thực chất hơn. Ngoài việc ban hành các quy định nhà nước kịp thời, sự hợp tác giữa các DN viễn thông tốt hơn. Các Sở TTTT cũng tham gia đối thoại tích cực. “Đây là xu hướng cần được tiếp tục trong năm 2019. Các DN, hiệp hội cùng tham gia với cơ quan quản lý nhà nước đóng góp xây dựng, triển khai các quy định quản lý nhà nước”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề như quản lý SIM rác, tin nhắn rác dù đã có những tiến bộ, cải tiến. Quy định và thực thi quản lý thông bao thuê bao trả trước chưa đạt yêu cầu. Tiến độ các dự án chưa đạt đúng tiến độ, thủ tục. Theo đó, Thứ trưởng yêu cầu: "Trong năm 2019, các công tác trên cần phải thực hiện kiên quyết, triệt để".

Cụ thể, một số công việc trọng tâm của các đơn vị, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị tập trung cho việc tổ chức bộ máy, đặc biệt là Cục Viễn thông, Cục Tần số VTĐ, VNNIC phải hoàn thiện bộ máy tổ chức của đơn vị công lập.

Năm 2019, Cục Viễn thông, Cục Tần số VTĐ cần cải tiến rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về Luật Viễn thông, Luật Tần số VTĐ. Hai đơn vị cần phải bắt tay ngay việc thành lập các tổ để xây dựng đề án sửa đổi các luật để trình Quốc hội để đưa vào kế hoạch sửa đổi vào năm 2020. Tiếp theo, Cục Viễn thông, Cục Tần số VTĐ, VNNIC quan tâm nghiên cứu hướng sửa đổi Nghị định 25/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, Quyết định 16/2012/QĐ-TTg đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số; Quyết định 38/2014/QĐ-TTg quy định về đấu giá, chuyển nhượng sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet.

Việc đấu giá tài nguyên viễn thông, đặc biệt tần số 2,6GHz, các đơn vị liên quan như Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Pháp chế cùng 2 cục Viễn thông, Tần số VTĐ tham gia cùng giải quyết vấn đề. Đây là việc cần làm gấp, đã có nhiều cuộc họp liên quan, đáp ứng nhu cầu DN. Việc cấp phép băng tần này cũng liên quan đến cấp phép 5G.

Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, Cục Tần số VTĐ và các đơn vị liên quan hoàn thành các nội dung liên quan. Năm 2019, là năm bản lề thực hiện Đề án này.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục BĐTW nghiên cứu quan điểm hình thành, quản lý mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, đặc biệt, bên cạnh đảm bảo chất lượng của mạng cần lưu ý tiêu chuẩn, quy định đảm bảo an toàn an ninh cho mạng này. Đây là việc rất quan trọng trong triển khai chính phủ điện tử (CPĐT). Các đơn vị cũng đặc biệt quan tâm đến công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

Các DN viễn thông tích cực xây dựng tham gia xây dựng chính sách phát triển viễn thông để khi ban hành các chính sách mới phù hợp với thực tiễn. DN cần tích cực phối hợp với nhau và chắc chắn cần có sự hợp tác tốt hơn nữa trong năm 2019 để lĩnh vực Viễn thông phát triển hơn nữa. Cụ thể, DN cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu (CSDL) và phần mềm ứng dụng trong thời gian tới để đáp ứng CPĐT, đặc biệt là tham gia xây dựng CSDL và phần mềm ứng dụng, có thể theo hướng DN triển khai và Nhà nước đứng ra thuê vận hành, khấu hao. Chỉ có cách thức như vậy mới thúc đẩy xây dựng CPĐT nhanh bởi DN viễn thông là những đơn vị có nguồn lực về con người, trí tuệ, năng lực bên cạnh nguồn lực tài chính để năm 2019 - 2020 là đột phá trong công tác xây dựng CPĐT của Chính phủ. Các DN viễn thông lưu ý cùng phối hợp để đấu tranh các mạng xã hội không tuân thủ quy định pháp luật của Việt Nam. Đây là việc cần lưu ý và phải làm ngay. Các đơn vị liên quan sớm ra kế hoạch để triển khai việc này.

Thứ trưởng nhấn mạnh, "bước sang năm 2019, các đơn vị khối Viễn thông và DN viễn thông cần bảo đảm thực hiện được những kế hoạch công tác, tiến độ các dự án, đề án một cách hoàn hảo".

Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Hồng Hải trao Huân chương Lao động hạng II cho ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Giám đốc VNNIC và ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông đã có thành tích xuất sắc trong trong giai đoạn 2013 - 2017
Thứ trưởng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 2 tập thể và 5 cá nhân cho Cục Viễn thông, Cục Tần số VTĐ, VNNIC đã có thành tích trong công tác

Một số kết quả nổi bật trong lĩnh vực Viễn thông

Tại Hội nghị, lãnh đạo các đơn vị đã báo cáo các kết quả công tác nổi bật trong năm 2018.

Ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông

Thay mặt Cục Viễn thông, ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng cho biết hạ tầng viễn thông đã có hơn 800.000 km cáp quang đã được triển khai đến tận thôn/bản/xã phường của 63/63 tỉnh/thành phố trên cả nước, sóng di động đã phủ tới 99,7% dân số (trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ trên 98% dân số, hình thành xa lộ kết nối toàn cầu (bằng thông quốc tế 8,1 Tbps).

“Hạ tầng mạng lưới này đã góp phần đưa dịch vụ số vào các hoạt động đời sống kinh tế xã hội và sẽ là nền tảng vững chắc cho nền kinh tế số trong tương lai thông qua việc đầu tư, nâng cấp mở rộng mạng 4G, triển khai 5G trong thời gian tới và mạng cáp quang phủ rổng để cung cấp các kết nối dung lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng cho IoT và cách mạng công nghiệp 4.0”.

Cục đã triển khai thành công kế hoạch chuyển đổi mã mạng, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, không có sự cố. Kết quả của việc chuyển đổi mã mạng này là dành được 500 triệu số phục vụ giao tiếp người – người và khoảng gần 1 tỷ số cho giao tiếp máy – máy. Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao đã được cung cấp chính thức từ 16/11/2018, góp phần thúc đẩy DN di động nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng.

Năm 2018, Cục Viễn thông đã đề xuất với Bộ TTTT bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị vô tuyến, cắt giảm hơn 50% sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tần số VTĐ

Về công tác nổi bật của Cục Tần số VTĐ trong năm 2018, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách cho biết năm 2018 Cục đã cấp 38.217 giấy phép (tăng 08% so với 2017), trong đó: 26.866 giấy phép điện tử (chiếm 70,3%) và 11.351 giấy phép giấy; cấp 1.031 chứng chỉ VTĐ viên hàng hải.

Cục đã giải quyết xong 174/183 vụ can nhiễu. Số vụ nhiễu giảm khoảng 25% so với năm 2017. Trong đó, nhiễu mạng di động chiếm 71% với 126 vụ, tổng số 524 trạm gốc bị nhiễu (Viettel: 110, Mobifone: 312, Vietnamobile: 37, VinaPhone: 45), giảm so với hơn 800 trạm gốc bị nhiễu năm 2017. Nguồn gây nhiễu chủ yếu là điện thoại chuẩn DECT 6.0 (801 chiếc) và thiết bị kích sóng điện thoại di động (115 thiết bị).

Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giải quyết 10 vụ can nhiễu liên quan mạng quốc phòng, an ninh. Tổ chức đo, khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng tần số tại một số khu vực quân sự phục vụ cho công tác quy hoạch tần số.

Cục đã thực hiện thu phí, lệ phí đạt 548,128 tỷ đồng (vượt 1,6% kế hoạch); nộp ngân sách nhà nước 272.693 tỷ đồng.

Công tác hợp tác quốc tế lĩnh vực Tần số VTĐ ghi nhận thống nhất với Lào về nguyên tắc phối hợp tần số cho mạng di động thế hệ mới trên băng tần 1800MHz; đạt thỏa thuận với Campuchia đối với 08 kênh truyền hình và điều chỉnh thỏa thuận với băng tần 900 và 1800 MHz. Trong năm, đại diện của Việt Nam tái trúng cử thành viên RRB nhiệm kỳ 2019-2022.

Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương

Về kết quả công tác nổi bật của Cục BĐTW, ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng cho biết Cục đã hoàn thành tốt công tác phục vụ các sự kiện của đất nước như các Hội nghị Trung ương, các kỳ họp của Quốc hội, các phiên họp thường kỳ và chuyên đề của Chính phủ; các Hội nghị GMS 6, CLV 10, Hội đồng chấp hành, liên minh bưu chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn kinh tế thế giới ASEAN (WEF-ASEAN)…

Thông tin bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước đảm bảo chất lượng, an toàn. Sản lượng bình quân hàng tháng đạt trên 105.000 bưu gửi, trong đó bưu gửi KT1 và khẩn chiếm 45%.

Năm 2018, Chính phủ giao nhiệm vụ bảo đảm kết nối phục vụ các bài toán CPĐT, Cục BĐTW đã duy trì, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn mạng, thông tin liên lạc thông suốt (độ khả dụng của mạng đạt 99,91%), và đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ phiên điện đàm quốc tế của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Cục BĐTW đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để thực hiện triển khai các cơ chế thúc đẩy triển khai IPv6 trong các cơ quan Đảng, Nhà nước sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng; Triển khai thí điểm tại Văn phòng Chính phủ và Bộ TTTT.

Ông Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC

Về công tác của VNNIC trong năm 2018, ông Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC nhấn mạnh VNNIC thực hiện tốt các công tác quản lý tên miền “.vn”; Cải cách trong thủ tục đăng ký sử dụng tên miền “.vn” thông qua việc triển khai thử nghiệm hồ sơ điện tử trong đăng ký sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” tại một số Nhà đăng ký (NĐK). Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng duy trì sử dụng và thuộc top 10 tên miền mã quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tính tới hết ngày 31/12/2018, có 465.890 tên miền “.vn” đang duy trì sử dụng, tăng 8.23% so với cùng kỳ năm 2017. Lượng tên miền “.vn” đăng ký mới năm 2018 đạt 143.261.

Kết quả chuyển đổi IPv6 ở Việt Nam đạt 25,85%, đứng thứ 13 trên thế giới, thứ 6 khu vực  Châu Á - Thái Bình Dương (sau Ấn Độ, Mỹ, Malaysia, Đài Loan và Nhật Bản) đứng thứ 2 khu vực ASEAN, với hơn 14.000.000 người sử dụng IPv6.

Trong năm 2018 hệ thống VNIX không ngừng được nâng cấp và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới nhằm nâng cao đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tính ổn định, an toàn, an ninh và tăng cường khả năng dự phòng cho toàn bộ mạng Internet Việt Nam trong các sự cố đứt kết nối với các kênh quốc tế, qua đó nhằm hỗ trợ tốt cho các DN Internet ISP tham gia kết nối. Tổng số thành viên hiện nay là 20 DN ISP đang kết nối tới các điểm VNIX tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, tổng băng thông kết nối 269 Gbps, trong đó có nhiều DN kết nối dung lượng lớn như CMCTi (51GB), VNPTNet (50GB), Viettel (42GB). Tổng lưu lượng trao đổi lũy kế tính đến hết 30/12/2018 đạt 571,093,433 GBytes.

Lan Phương/ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Một số báo lớn của Mỹ bị tấn công mạng ngày cuối năm

Tóm tắt: 

Công ty xuất bản Tribune cũng còn sở hữu các tờ New York Daily News và Orlando Sentinel, cho biết đã phát hiện ra virus mã độc này hôm thứ 6.

Một cuộc tấn công mạng đã làm gián đoạn việc in và chuyển phát báo của các ấn phẩm ngày Thứ Bảy của tờ Thời báo Los Angeles và các tờ báo lớn khác của Mỹ do công ty xuất bản  Tribune Publishing xuất bản như tờ Chicago Tribune và Baltimore Sun.

Tờ Thời báo Los Angeles quản lý nhà máy in cho biết một virus máy tính đã thâm nhập vào các hệ thống liên quan đến quy trình in.

Trích dẫn một nguồn tin tờ báo này cho biết các vấn đề xuất phát từ một cuộc tấn công mà rõ ràng xuất phát từ một “thực thể nước ngoài”.

Nguồn tin cho hay “Chúng tôi tin ý định tấn công là hủy hoại hệ thống, nhiều server cụ thể theo dự định để tìm cách đánh cắ thông tin”.

Phát ngôn viên của tờ báo Hillary Manning cho biết tờ báo đang nỗ lực để khắc phục các vấn đề nhưng cho biết thêm là việc chuyển phát báo ngày Chủ nhật có thể bị ảnh hưởng.

Một thông báo xin lỗi độc giả cũng đã được đăng tải trên trang web của tờ báo này.

“Chúng tôi xin lỗi về sự cố và cảm ơn sự kiên nhẫn của các bạn khi chúng tôi đang tích cực làm việc để giải quyết các vấn đề và sẽ khôi phục kịp đáp ứng bạn đọc”, tờ báo cho hay.

Cuộc tấn công đã dẫn tới việc chuyển phát số ấn phẩm Thứ bảy của các tờ báo The Times, Tribune, Sun và các tờ báo khác cùng chung cơ sở in ấn ở Los Angeles.

Công ty xuất bản Tribune cũng còn sở hữu các tờ New York Daily News và Orlando Sentinel, cho biết đã phát hiện ra virus mã độc này hôm thứ 6.

Các ấn phẩm Tạp chí phố Wall và Thời báo New York Times của West Coast cũng đã bị tấn công khi đang được in ở cùng nhà máy in, tờ Thời báo Los Angles cho biết.

Tỷ phú công nghệ sinh học, TS. Patrick Soon-Shiong đã mua cả hai tờ báo Thời báo Los Angeles và Diego Union-Tribune đầu năm nay với trị giá 500 triệu USD.

QM (Theo Business Insider, Reuters)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

CEO Facebook tổng kết 1 năm đầy thách thức và đang thay đổi

Tóm tắt: 

Facebook đang thay đổi dịch vụ của mình để tập trung vào các tương tác xã hội "có ý nghĩa" thay vì nội dung "thụ động".

Năm 2018 là một năm đầy thách thức đối với Facebook với các vụ việc xâm phạm dữ liệu, vụ bê bối Cambridge Analytica, tin tức giả mạo và nhiều hơn nữa.

Trong một bài dài đăng trên Facebook (thông qua Bloomberg), CEO và đồng sáng lập Mark Zuckerberg nói rằng công ty đang nỗ lực để đảm bảo rằng các tài khoản có quyền kiểm soát thông tin của chính họ và các dịch vụ của Facebook đóng góp cho sự thịnh vượng của người khác. 

CEO Zuckerberg

Giám đốc điều hành Zuckerberg nói rằng ông tự hào về tiến bộ của Facebook và tuyên bố rằng công ty này khác rất nhiều so với năm 2016 hoặc 2017.

Tuy nhiên, Zuckerberg lưu ý rằng việc sửa chữa Facebook sẽ mất hơn một năm. Trên thực tế, công ty có kế hoạch nhiều năm để khắc phục một số vấn đề chính và CEO Zuckerberg nói rằng Facebook đã bắt đầu đi theo những lộ trình này. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng một số vấn đề, như lời nói có hại và can thiệp bầu cử, sẽ không bao giờ được giải quyết hoàn toàn.

Để ngăn chặn sự can thiệp bầu cử trên Facebook, công ty đang xác định và xóa hàng triệu tài khoản giả mỗi ngày. Bây giờ bất cứ ai cũng có thể thấy tất cả các quảng cáo mà một nhà quảng cáo đã đăng cho tất cả khán giả và Facebook đã tiếp cận với các chính phủ và các quan chức thực thi pháp luật trên toàn thế giới. Ngoài ra, công ty đã khởi động một ủy ban nghiên cứu bầu cử độc lập để tìm ra các mối đe dọa tiềm tàng và cách để ngăn chặn chúng. 

Facebook hiện đang sử dụng AI để loại bỏ ngôn từ kích động thù địch và nội dung liên quan đến khủng bố trước khi người dùng có thể xem nó. News Feed hiện quảng bá tin tức từ "các nguồn đáng tin cậy" và trong các tình huống nội dung nghi vấn không được gắn cờ bởi AI, một nhóm đánh giá nội dung (gần đây tăng gấp ba lần) sẽ kiểm tra các bài đăng này. 

"Trong năm 2018, thách thức cá nhân của tôi là tập trung vào giải quyết một số vấn đề quan trọng nhất mà cộng đồng của chúng tôi phải đối mặt - liệu điều đó có ngăn chặn sự can thiệp của bầu cử, ngăn chặn sự lan truyền của ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch, đảm bảo mọi người kiểm soát thông tin của họ và đảm bảo dịch vụ của chúng tôi cải thiện sức khỏe của mọi người. Trong mỗi lĩnh vực này, tôi tự hào về những tiến bộ chúng tôi đã đạt được.

Chúng tôi là một công ty rất khác so với chúng tôi năm 2016, hoặc thậm chí một năm trước. đã thay đổi DNA của chúng tôi để tập trung hơn vào việc ngăn chặn tác hại trong tất cả các dịch vụ của chúng tôi và chúng tôi đã chuyển một cách có hệ thống một phần lớn công ty của chúng tôi để ngăn chặn tác hại. Chúng tôi hiện có hơn 30.000 người làm việc về an toàn và đầu tư hàng tỷ đô la vào bảo mật hàng năm, Mark Zuckerberg, đồng sáng lập, CEO, Facebook đã nói.

Zuckerberg nói rằng hơn 2 tỷ người sử dụng một trong các dịch vụ của Facebook mỗi ngày để duy trì kết nối. Ông lưu ý rằng nghiên cứu mà công ty đã thực hiện cho thấy rằng khi Internet được sử dụng để tương tác với mọi người, nó sẽ dẫn đến hạnh phúc lớn hơn, sức khỏe tốt hơn và cảm giác hạnh phúc. Nhưng nếu Internet được sử dụng để đọc nội dung, mọi người sẽ không có cùng cảm xúc.

Do đó, Zuckerberg nói rằng Facebook đang thay đổi dịch vụ của mình để tập trung vào các tương tác xã hội "có ý nghĩa" thay vì nội dung "thụ động". Ví dụ, ông nói rằng công ty đã giảm số lượng video lan truyền mà mọi người đã xem 50 triệu giờ mỗi ngày.

Facebook còn sở hữu WhatsApp, Instagram và Oculus.

QM (Theo phoneareana)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Một phần ba người mua sắm bị thiệt hại tài chính trong mùa Giáng Sinh

Tóm tắt: 

Trong số 32% những người có thông tin tài chính bị tổn hại thì 26% không thể lấy lại được tiền.

Theo báo cáo của Kaspersky Lab “Từ niềm vui lễ hội đến đau đầu vì mật khẩu: Quản lý tiền trực tuyến trong Giáng Sinh”, mua sắm trực tuyến là một trong những hoạt động phổ biến nhất trên Internet, chỉ sau email. Trong khi 93% những người ý thức được các mối đe doạ tài chính thì 32% người đã bị lộ thông tin cá nhân vào tay kẻ xấu.

Thời điểm mua sắm bất tận đã bắt đầu bằng Black Friday vào tháng 11, tiếp đến là kỳ lễ Giáng Sinh, năm mới và các đợt giảm giá vào tháng 1. Điều cần ghi nhớ là tội phạm mạng đang ngày càng nhắm đến thông tin ngân hàng hoặc tài khoản mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng để bội thu trong mùa này.

Sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến khiến hoạt động này trở nên vô cùng “cám dỗ” nhưng thực tế một số người vẫn lo ngại về vấn đề bảo mật cho giao dịch trực tuyến của mình.

Thật không may là mối lo ngại này rất chính đáng. Trong số 32% những người có thông tin tài chính bị tổn hại thì 26% không thể lấy lại được tiền. Các yếu tố có khả năng khiến mọi người gặp rủi ro về tài chính bao gồm khó khăn trong việc kiểm soát thông tin thanh toán sau khi chúng được sử dụng trên các nền tảng thương mại điện tử khác nhau và nhiều phương thức thanh toán có sẵn.

Mua sắm trực tuyến giống như ghé thăm một trung tâm mua sắm khổng lồ nơi mà mọi người có thể mua mọi thứ từ hàng chục nền tảng thương mại điện tử khác nhau.

Không có gì ngạc nhiên khi người mua sắm chật vật để giữ tất cả thông tin thanh toán trực tuyến của họ trong tầm kiểm soát. Hơn một nửa (54%) số người lo lắng nhất về thông tin tài chính tội phạm mạng truy cập. Tuy nhiên, một phần ba (36%) số người được hỏi đã quên hoặc thậm chí không quan tâm đến các trang web và ứng dụng mà họ đã chia sẻ chi tiết thông tin tài chính của mình.

Khi người tiêu dùng cố gắng đảm bảo thông tin thanh toán của họ dễ dàng ghi nhớ và tìm kiếm thì 20% cho biết thích lưu trữ thông tin trên điện thoại. Điều này có thể làm cho việc gửi thông tin đăng nhập thuận tiện hơn khi mua sắm trực tuyến để họ không phải lo lắng về việc quên thông tin.

Tuy nhiên, nếu thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp, người dùng có nguy cơ không chỉ mất dữ liệu cá nhân mà còn cả tiền của họ, bởi vì người khác có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng nếu thông tin đăng nhập tương ứng trong ghi chú của điện thoại được tìm thấy.

Hàng loạt các phương thức thanh toán cho phép người mua tự do lựa chọn cách mua hàng hóa hoặc dịch vụ yêu thích của họ. Phương thức thích hợp nhất vẫn là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, chuyển khoản trực tiếp từ tài khoản ngân hàng và ví điện tử, ví dụ như PayPal.

Mua sắm thường xuyên cho phép mọi người tích điểm thông qua các chương trình khách hàng thân thiết và sử dụng chúng khi quay lại để mua thêm.

Nhờ có điện thoại và đồng hồ thông minh, người tiêu dùng không cần phải mang theo ví, tiền thật hay thậm chí là thẻ ngân hàng. Điều này đã giúp nâng cao mức độ phổ biến của thanh toán thiết bị không tiếp xúc, chẳng hạn như PayPass và Apple Pay, với một phần ba số người mua sắm (31%) sử dụng chúng thường xuyên.

Để đảm bảo mua sắm trực tuyến an toàn, Kaspersky Lab khuyên bạn nên sử dụng giải pháp an ninh mạng có thể bảo vệ các giao dịch trực tuyến và giữ an toàn cho tài khoản mua sắm.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Khẩn trương cập nhật, liên thông, công khai dữ liệu về liệt sĩ

Tóm tắt: 

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ...

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (Ban Chỉ đạo 515) trong hội nghị sơ kết thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ giai đoạn 2016-2018, Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin giai đoạn 2017-2018, diễn ra sáng 21/12.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu quan tâm hơn nữa trong bố trí nguồn lực cho công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Ảnh: VGP

Báo cáo của Ban Chỉ đạo 515 cho biết, trong giai đoạn 2016-2018, toàn quốc đã tìm kiếm, quy tập được 2.670 hài cốt liệt sĩ trong nước 2.670, tại Lào là 854 hài cốt, tại Campuchia là 2.362 hài cốt. Các cơ sở đã tiến hành xác định danh tính 759 hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, trong đó bằng phương pháp thực chứng 284 trường hợp, giám định ADN 475 trường hợp.

Đáng chú ý, các đơn vị của Bộ Quốc phòng, các địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khi tiến hành rà soát, hoàn thiện danh sách liệt sĩ; xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ; lập bản đồ tìm kiếm quy tập; giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh.

Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH đã chuyển giao cho Bộ TT&TT hơn 1,9 triệu dữ liệu về liệt sĩ, gần 900.000 dữ liệu về mộ liệt sĩ, hơn 3.000 dữ liệu về nghĩa trang liệt sĩ để chuẩn hoá, tích hợp liên thông cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ; triển khai Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ.

Công tác lập bản đồ tìm kiếm, quy tập được triển khai trên toàn quốc, và có trên 50% địa bàn cấp xã đã hoàn thành việc kết luận địa bàn liên quan đến thông tin liệt sĩ.

Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở giám định gen giai đoạn 2 của Viện Pháp y Quân đội và cơ sở giám định gen của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã được hoàn thành.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tổ chức công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, các đơn vị của Bộ Quốc phòng, các địa phương tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, tồn tại từ nhiều năm qua. Đó là thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ ngày càng ít dần. Địa hình, địa vật thay đổi nhiều. Số lượng hài cốt liệt sĩ phải tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính còn rất lớn.

Tại một số địa phương, việc chuyển trọng tâm tìm kiếm, quy tập ở địa bàn trong nước chưa thực sự quyết liệt, kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu. Chậm nghiên cứu, ban hành quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, nhất là quy trình thực chứng để xác minh, kết luận các mộ liệt sĩ còn thiếu một phần thông tin.

Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị được cung cấp thông tin về sơ đồ mộ chí, giải mã các ký hiệu địa danh, các trận đánh,  trạm quân y dã chiến để đối chiếu với thực tế, đính chính thông tin trên mộ liệt sĩ; bố trí kinh phí sửa chữa bia mộ sau khi đính chính thông tin, di chuyển hài cốt liệt sĩ; hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ để giám định ADN.

Trong khi đó, lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh nêu thực tế thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ có nhiều nhưng thông tin có cơ sở để xác minh, tìm kiếm thì còn ít.

Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Phó Chính uỷ Quân khu 7 đề nghị tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm tìm kiếm quân nhân hy sinh, mất tích, đặc biệt là tiếp xúc với các tổ chức cựu chiến binh các nước từng tham chiến tại Việt Nam để thu thập thông tin về địa điểm chôn cất liệt sĩ, nhất là các khu mộ tập thể.

Ảnh: VGP

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương nỗ lực các bộ ngành, quân khu, các địa phương, các đội quy tập hài cốt liệt sĩ, các đoàn thể chính trị xã hội, cựu chiến binh, DN… đã dành thời gian, tâm sức ủng hộ, thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Bên cạnh việc tăng cường đối thoại, hợp tác quốc tế, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển trọng tâm tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ về những địa bàn trong nước, nhất là những nơi có nhân chứng còn sống, còn khoẻ mạnh.

Ghi nhận kiến nghị của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, từ địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các văn bản, quy trình hướng dẫn đối với công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Công tác tuyên truyền cần tiếp tục, kiên trì thực hiện để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành cùng nhân dân, từ đó tạo chuyển biến trong hành động, ưu tiên dành nguồn lực vào công tác này.

“Việc bố trí nguồn lực cho công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ cần phải được quan tâm hơn nữa”, Phó Thủ tướng nói.

Qua kinh nghiệm lập bản đồ số về mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước, Phó Thủ tướng đề nghị đẩy nhanh việc cập nhật, liên thông dữ liệu của các bộ ngành về công tác liệt sĩ để hoàn thành sớm nhất có thể thay vì mục tiêu đến năm 2020. Đồng thời công khai các dữ liệu để người dân cũng có thể tra cứu, phản hồi, đính chính, bổ sung thêm cho những thông tin đã được đăng tải.

Cùng với đó, các bộ ngành, đơn vị, địa phương chủ động khai thác thêm nhiều nguồn thông tin từ tư liệu, hiện vật của các cán bộ, chiến sĩ đang được lưu giữ phục vụ đối chiếu, xác minh thông tin liệt sĩ. 

Ban Chỉ đạo 515 phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc lập bản đồ tìm kiếm, quy tập ở 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) trên toàn quốc; tổ chức tìm kiếm, quy tập được 60% hài cốt liệt sĩ có thông tin ở trong nước; tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở Lào, Campuchia cho đến khi không còn thông tin; đẩy mạnh quy tập, hồi hương hài cốt quân nhân Việt Nam an táng ở nước ngoài; nâng cao hơn nữa kết quả xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin. Riêng giai đoạn 2019-2020, mỗi năm tìm kiếm, quy tập 1.500-2.000 hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính 250 hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp thực chứng và 300 hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp giám định ADN.

Nguồn: Đình Nam/chinhphu.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Chủ tịch Huawei trả lời báo chí về những thách thức

Tóm tắt: 

Chủ tịch luân phiên của Huawei vừa họp báo với với 22 hãng thông tấn, báo chí hàng đầu từ Mỹ, Châu Âu và Châu Á về những thách thức mà công ty này gặp phải.

Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Ken Hu vừa họp báo với với 22 hãng thông tấn, báo chí hàng đầu từ Mỹ, Châu Âu và Châu Á (trong đó có Financial Times, CNN, CNBC, Fortune, Nikkei…) tại khuôn viên mới của công ty ở thành phố Đông Quản ngày 18/12. 

Chủ tịch luân phiên của Huawei Ken Hu tại họp báo

Ông Ken Hu đã truyền tải những thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vào sự phát triển và triển vọng kinh doanh của Huawei, cho thấy sự tin tưởng của hàng trăm các nhà mạng, của gần một nửa doanh nghiệp trong danh sách 500 công ty hàng đầu trên thế giới (Fortune 500 companies) và hàng trăm triệu người tiêu dùng. Doanh thu năm 2018 của Huawei, ông cho biết, dự kiến sẽ vượt quá 100 tỷ USD.

Ông cũng trực tiếp giải quyết các cáo buộc gần đây chống lại Huawei, nói rằng tốt nhất là để sự thật tự nói lên, đồng thời nhấn mạnh nhiều lần rằng hồ sơ bảo mật của công ty là sạch sẽ. Ông Hu lưu ý rằng không có sự cố an ninh mạng nghiêm trọng nào xảy ra trong 30 năm qua với công ty.

Về 5G, Chủ tịch Huawei cho biết đã ký kết được 25 hợp đồng thương mại, đứng số một trong số tất cả các nhà cung cấp thiết bị ICT, đã vận chuyển hơn 10.000 trạm gốc (5G) đến các thị trường trên toàn thế giới. Hầu như tất cả các khách hàng nhà mạng đều cho biết họ muốn Huawei, công ty hiện đang dẫn đầu thị trường với thiết bị tốt nhất và sẽ duy trì trong ít nhất 12 đến 18 tháng tới, để nâng cấp nhanh hơn và hiệu quả hơn lên 5G.

Một số lo ngại về bảo mật đối với công nghệ 5G là hoàn toàn chính đáng nhưng những lo ngại đó có thể được làm sáng tỏ hoặc giảm thiểu thông qua sự hợp tác với các nhà mạng và các chính phủ, ông Hu cho hay.

Những lo ngại về an ninh được nêu ra một cách không thành thật là lý do để ngăn chặn cạnh tranh thị trường sẽ làm chậm việc ứng dụng công nghệ mới, tăng chi phí cho việc triển khai mạng và tăng giá cả cho người tiêu dùng. Theo các nhà kinh tế học, nếu Huawei được phép cạnh tranh ở Mỹ để triển khai 5G từ năm 2017 đến 2020, khoảng 20 tỷ USD chi đầu tư cho cơ sở hạ tầng không dây sẽ được tiết kiệm.

Về An ninh mạng, ông Hu cho biết bảo mật là ưu tiên cao nhất của Huawei và nó bao trùm mọi thứ. Hu đã trả lời một câu hỏi và nói về việc xây dựng các trung tâm đánh giá an ninh mạng ở những nơi như Mỹ và Úc, tương tự như các trung tâm ở Anh, Canada và Đức được thiết kế để trực tiếp xác định, giải quyết và giảm thiểu các mối quan ngại.

Huawei đã phải chịu sự đánh giá và sàng lọc nghiêm ngặt nhất của các nhà quản lý và khách hàng, đồng thời bày tỏ sự thông cảm và thấu hiểu về những lo ngại chính đáng mà một số bên liên quan có thể có.

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy thiết bị Huawei gây ra mối đe dọa bảo mật. Liên quan đến những lo ngại thường được trích dẫn về luật pháp Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chính thức khẳng định rằng không có luật nào yêu cầu các công ty buộc phải lắp đặt các cửa hậu (backdoor). Huawei luôn duy trì sự cởi mở, minh bạch và độc lập cũng như đối thoại về các vấn đề lo ngại. Bất kỳ bằng chứng hay chứng cớ nào, nếu không chia sẻ được với Huawei hay với công chúng, thì cũng cần được chia sẻ với các nhà khai thác viễn thông.

Một số nhà báo đã hỏi về vụ việc liên quan đến Giám đốc Tài chính của Huawei, bà Meng Wanzhou, ông Hu cho biết ông không thể bình luận do các quy trình pháp lý đang được tiến hành, nhưng ông chia sẻ rằng hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng bởi sự kiện này.

Các kế hoạch đi công tác của các lãnh đạo công ty không bị ảnh hưởng và Huawei vẫn rất tự tin về hệ thống tuân thủ thương mại của mình, hoạt động từ năm 2007. Công ty tin tưởng vào sự công bằng và độc lập của các hệ thống tư pháp ở Canada và Mỹ.

Hu mô tả những thành tựu gần đây của công ty một cách rất phấn khởi, và nhớ lại lịch sử gần 30 năm của mình với Huawei mà ở đó con người, văn hóa và quản lý của nó đã phát triển. "Đây là một hành trình biến đổi đã giúp chúng tôi trưởng thành từ một nhà cung cấp không tên tuổi trở thành một công ty tiên phong về 5G".

Ông cũng nhận ra rằng Huawei vẫn phải đối mặt với những thách thức, cảm ơn giới truyền thông đã quan tâm đến việc đối thoại và lôi cuốn nhân viên, khách hàng và các bên liên quan.

Nhân dịp này, các nhà báo đã đến thăm quan các phòng labs R&D, nơi trưng bày và giới thiệu các vật liệu và công nghệ quản lý nhiệt được phát triển cho thiết bị 5G, cũng như một phòng thí nghiệm an ninh mạng độc lập.

 QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Diễn tập quy mô lớn về phòng chống tấn công APT

Tóm tắt: 

Những thay đổi trong cơ sở hạ tầng thông tin, mô hình sử dụng CNTT thời đại 4.0 đã làm tan biến các vành đai bảo mật truyền thống, tạo ra một môi trường "giàu mục tiêu"...

Kéo dài trong 3 ngày, từ 18 - 21/12, chương trình diễn tập năm nay có với chủ đề “Phòng chống tấn công có chủ đích APT vào hạ tầng thông tin quan trọng” được tổ chức quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 đội ứng cứu trên khắp toàn quốc tham gia.

Ngày 18/12/2018, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TTTT tổ chức Diễn tập Ứng cứu sự cố ATTT mạng toàn quốc năm 2018 trên toàn quốc.

Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng phát biểu

Phát biểu khai mạc chương trình Diễn tập, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh đây là dịp để nâng cao ý thức, trình độ cho cán bộ kỹ thuật, nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn thông tin mạng, từ đó sẵn sàng ứng cứu các sự cố do tấn công APT gây ra đối với hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia, thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo đảm an toàn mạng, an ninh quốc gia, chủ quyền không gian mạng Việt Nam.

Cuộc diễn tập năm nay có hình thức tổ chức mới là diễn tập thực chiến với các tương tác đối kháng giữa phòng thủ và tấn công. Trong đó, khối Phòng thủ sẽ thực thi các kế hoạch về phòng, chống tấn công APT; khối Tấn công sẽ sử dụng các công nghệ mã nguồn mở/đóng tùy vào khả năng và năng lực khai thác để thực hiện tấn công tổng hợp, lưu vết hoặc đưa ra các bằng chứng tấn công.

Chương trình cũng có những bài thực hành quy trình ứng cứu sự cố trong mạng lưới, áp dụng các chính sách quản lý điều phối vào thực tiễn, thực hành việc phối hợp giữa các đơn vị chuyên trách về ATTT mạng với Cơ quan điều phối quốc gia và giữa các đơn vị với nhau để nâng cao khả năng sẵn sàng trước các tấn công mạng, bảo vệ hệ thống mạng, hạ tầng thông tin quan trọng.

Theo đó, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị tham gia diễn tập tiếp tục đồng hành vì một môi trường mạng an toàn, tin cậy. Lãnh đạo các đơn vị cần ý thức sâu sắc hơn nữa trong việc đảm bảo ATTT, tạo điều kiện làm việc, cơ hội nâng cao năng lực cho đội ngũ kỹ thuật an toàn mạng.

”Đối với các đội tham gia diễn tập, cần tích cực, tập trung cùng phân tích xử lý, các tình huống tấn công - phòng thủ vào hệ thống thông tin, thực hành quy trình ứng cứu sự cố trong mạng lưới, áp dụng các chính sách quản lý điều phối trong Quyết định 05/2017/QĐ-TTg và Thông tư 20/2017/TT-BTTTT. Ý thức trình độ cho cán bộ, kỹ thuật cần được nâng cao từ đó sẵn sàng ứng cứu do tấn công APT gây ra đối với hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia, thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo đảm an toàn mạng, an ninh quốc gia, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng Việt Nam”. 

Phó Giám đốc VNCERT Nguyễn Khắc Lịch

 

Cho biết sự sự nguy hiểm của tấn công APT, ông Nguyễn Khắc Lịch - Phó Giám đốc VNCERT, Trưởng ban Tổ chức Diễn tập cho biết tấn công APT là loại tấn công mạng vô cùng nguy hiểm với các tấn công dai dẳng, phức tạp và tinh vi. Mô hình diễn tập dựa trên các tình huống mô phỏng đã được thực hiện qua nhiều năm cho thấy những hạn chế về hiệu quả. Vì vậy, đây là lần đầu tiên VNCERT, với vai trò là cơ quan điều phối quốc gia, đưa ra mô hình diễn tập thực chiến hoàn toàn mới tại Việt Nam.

Theo đó, các đội ứng cứu diễn tập phòng thủ, tấn công trực tiếp vào hệ thống thông tin đang hoạt động đã được khoanh vùng trước. Các đội tham gia cần thực hiện nghiêm ngặt những quy định: Không được tấn công phá hủy, làm lộ lọt thông tin, làm ngưng trệ hệ thống... Mô hình mới này sẽ giúp các cán bộ chuyên trách đảm bảo ATTT mạng có cơ hội nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống thực xảy ra trong cuộc sống.

Toàn cảnh khai mạc Diễn tập

 Kết thúc diễn tập, ba đội có thành tích diễn tập tốt nhất sẽ được trao giải Nhất, Nhì, Ba.

Tấn công APT ngày càng nghiêm trọng

Theo chia sẻ của Giám đốc VNCERT Nguyễn Trọng Đường, trong năm 2018, Hệ thống Giám sát ATTT mạng quốc gia đặt tại VNCERT đã ghi nhận được gần 400 triệu sự kiện an toàn mạng. 5 loại hình tấn công nhiều nhất là: Tấn công thu thập thông tin, tấn công leo thang đặc quyền, tấn công từ chối dịch vụ, tấn công chiếm quyền điều khiển, tấn công mã độc. 5 cổng dịch vụ bị tin tặc khai thác nhiều nhất là: HTTPS, SMB, HTTP, DNS, SNMP.

VNCERT cũng ghi nhận được 9.344 sự cố ATTT, trong đó, loại hình tấn công lừa đảo (phishing) là 2.499, thay đổi giao diện (deface) là 5.018 và mã độc (malware) là 1.764.

Tấn công APT là một hình thức tấn công tinh vi, phức tạp và gây nhiều hệ quả trong những năm gần đây. Thế giới đang chứng kiến các cuộc tấn công mạng có chủ đích, nhắm mục tiêu vào các tổ chức với thủ đoạn ngày càng tinh vi, mức độ nguy hại nghiêm trọng, quy mô mở rộng hơn.

Đặc biệt, những thay đổi trong cơ sở hạ tầng thông tin, mô hình sử dụng CNTT thời đại 4.0, như tính di động, điện toán đám mây và ảo hóa đã làm tan biến các vành đai bảo mật truyền thống, tạo ra một môi trường "giàu mục tiêu" cho tin tặc”, ông Đường nhận định.

Nhưng  yếu tố mới quan trọng nhất trong bối cảnh mối đe dọa, theo Giám đốc VNCERT, là sự xuất hiện của các chiến dịch gián điệp, phá hoại quốc tế có tổ chức và mục tiêu cao, lâu dài của các chủ thể quốc gia. Các chiến dịch tấn công tổng hợp dai dẳng, khó lường, được các Chính phủ bảo trợ này không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn mang màu sắc chính trị, phá hoại, gây khó khăn cho nền kinh tế, chính trị của một quốc gia.

Một trong những vụ tấn công APT điển hình là vụ tin tặc tấn công đồng loạt nhiều sân bay tại Việt Nam chiều 29/7/2016 làm thay đổi nội dung màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại khu vực làm thủ tục chuyến bay của các Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân bay quốc tế Nội Bài.

Theo ông Đường: ”Đây là một cuộc tấn công được chuẩn bị công phu, sử dụng mã độc không bị nhận diện bởi các các phần mềm chống virus; xâm nhập kiểm soát cả một số máy chủ quan trọng như cổng thông tin, cơ sở dữ liệu khách hàng và nhiều máy tính ở các bộ phận chức năng khác nhau, vùng miền khác nhau đều bị nhiễm; phát động tấn công đồng loạt và có liên quan tới các sự kiện kinh tế, chính trị. Đó là một cuộc tấn công APT nhắm vào hạ tầng quan trọng quốc gia”.

 Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Ảnh của 6,8 triệu người dùng Facebook bị truy cập trái phép bởi lỗi API

Tóm tắt: 

Mạng xã hội Facebook lại bị chấn động bởi thông tin ảnh của hàng triệu người dùng đã bị xâm phạm do lỗi API.

Mạng xã hội Facebook lại bị chấn động bởi thông tin ảnh của hàng triệu người dùng đã bị xâm phạm do lỗi API (giao diện lập trình ứng dụng).

Vào thứ Sáu vừa qua, Giám đốc Kỹ thuật của Facebook Tomer Bar cho biết: "Nhóm nội bộ của chúng tôi đã phát hiện ra lỗi API ảnh có thể ảnh hưởng đến những người đã sử dụng Đăng nhập Facebook và cấp phép cho các ứng dụng của bên thứ ba truy cập ảnh của họ."

Đăng nhập Facebook (Login Facebook) được một số ứng dụng sử dụng để cho phép người đăng ký của họ nhanh chóng xác minh danh tính của họ bằng cách sử dụng tên người dùng và mật khẩu Facebook của họ bằng cách nhấn nút. 

Trang MSN News trích dẫn lời Tomer Bar cho biết thêm trong khi Facebook khắc phục sự cố, một số ứng dụng của bên thứ  ba "có thể đã có quyền truy cập vào một bộ ảnh rộng hơn bình thường trong 12 ngày từ 13/9 - 25/9/2018".

Bar lưu ý rằng có tới 1.500 ứng dụng được xây dựng bởi 876 nhà phát triển có thể đã bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu có bất kỳ bức ảnh bị ảnh hưởng nào thực sự được xem bởi bất kỳ ai. 

"Chúng tôi xin lỗi điều này đã xảy ra. Đầu tuần tới, chúng tôi sẽ giới thiệu các công cụ cho các nhà phát triển ứng dụng cho phép họ xác định những người sử dụng ứng dụng của họ có thể bị ảnh hưởng bởi lỗi này. Chúng tôi sẽ làm việc với những nhà phát triển này để xóa ảnh khỏi người dùng bị ảnh hưởng”, Tomer Bar chia sẻ.

Năm 2018 không phải là năm thuận lợi đối với Facebook và người đồng sáng lập nổi tiếng Mark Zuckerberg. Hồi tháng Tư, Facebook đã tiết lộ rằng có tới 87 triệu thành viên Facebook đã sử dụng hồ sơ của họ mà không được phép của Cambridge Analytica. Địa chỉ email và số điện thoại của các thành viên Facebook đã bị phơi bày trước các tin tặc.

 Và đầu năm nay, Zuckerberg đã phải đến ủy ban Hạ viện và Thượng viện để giải trình.

QM (Theo phonearena)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT