Syndicate content

Chuyển động ngành

Giải pháp Trục liên thông văn bản quốc gia nhận giải Vàng quốc tế

Tóm tắt: 

95/95 cơ quan, bộ, ngành, địa phương kết nối trục liên thông văn bản quốc gia do VNPT xây dựng.

Tập đoàn VNPT tiếp tục khẳng định được vị thế thể hiện tầm vóc của một Tập đoàn kinh tế năng động, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ICT sáng tạo, đột phá, kiến tạo nên những giá trị đích thực cho cuộc sống.

Đại diện VNPT nhận các giải thưởng

Ngày 19/10/2019, tại Cộng Hoà Áo, Tập đoàn VNPT đã được vinh danh tại Stevie Awards 2019 với 7 giải thưởng quốc tế lớn thuộc các hạng mục sản phẩm CNTT tốt nhất năm.

Trong đó có 01 giải Vàng cho giải pháp Trục liên thông văn bản quốc gia và 6 giải Đồng cho các sản phẩm VNPT Smart Ads, VNPT Check, VNPT HIS, VNPT Cloud Contact Center VCC, VNPT Smart Cloud, VNPT Pharmacy.

Từ mục tiêu của Chính phủ

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc triển khai Chính phủ điện tử (CPĐT) là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động và là tiền đề để xây dựng xã hội phát triển bền vững, tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phát triển CPĐT còn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước (CQNN), phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN) ngày càng tốt hơn; nâng vị trí của Việt Nam về CPĐT theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc; công khai, minh bạch hoạt động của các CQNN trên môi trường mạng.

Chính phủ cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020, triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng CPĐT và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao nhất và trong nhiều lĩnh vực.

Trong báo cáo đề xuất giải pháp, lộ trình xây dựng CPĐT giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến 2025 của Văn phòng Chính phủ, một trong những ưu tiên được đề ra là: “Xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng này phải kết nối từ cơ quan hành chính của Trung ương đến địa phương, kết nối từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các bộ, ngành, có thể kết nối ngang, kết nối dọc và có sự chia sẻ….”.

Đến DN hành động

Trong xu hướng đó, Tập đoàn VNPT đã không ngừng phát triển và làm chủ được nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ cốt lõi góp phần xây dựng chính phủ số và nền kinh tế số tại Việt Nam.

VNPT đã tự thiết lập cũng như hợp tác với các công ty công nghệ lớn trên thế giới để xây dựng các Lab nghiên cứu về AI, Blockchain, IoT, Cyber Security, điện toán đám mây. Hệ sinh thái giải pháp của VNPT đang ngày càng phong phú và hoàn thiện với các giải pháp ở nhiều lĩnh vực như xây dựng Chính phủ điện tử, y tế, nông nghiệp, giáo dục, các giải pháp xây dựng đô thị thông minh khác… VNPT đã cung cấp hàng trăm dịch vụ, giải pháp CNTT hướng tới xây dựng CPĐT.

Đến nay, mảng chính quyền số, bộ giải pháp CPĐT của VNPT đã được triển khai sâu rộng tới 61/63 tỉnh thành trên cả nước. Phải kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như: Giải pháp Nền tảng tích hợp, liên thông, chia sẻ dữ liệu (Trục liên thông văn bản Quốc gia); VNPT-IOC: Giải pháp Trung tâm chỉ đạo điều hành; VNPT-iGate: Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; VNPT-iOffice: Hệ thống quản lý văn bản điều hành; VNPT-Portal: Giải pháp cổng thông tin điện tử; VNPT-CCVC: Hệ thống quản lý cán bộ công chức viên chức, VNPT-eCabinet: Giải pháp Phòng họp không giấy e-Cabinet và ứng dụng Giao việc tức thời, nhắc việc thông minh… như một minh chứng cho sự phát triển phong phú, đa dạng hệ sinh thái CPĐT mà VNPT nỗ lực xây dựng.

Và mới đây nhất, Trục liên thông văn bản quốc gia của VNPT đã đạt được giải Vàng danh giá của giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2019 (International Business Awards 2019 - IBA) vốn luôn là niềm tự hào đối với nhiều DN, tập đoàn kinh tế lớn.

Theo các chuyên gia, Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử do Văn phòng Chính phủ tổ chức được VNPT xây dựng chính là nền tảng cốt lõi cho CPĐT, hướng tới Chính phủ số.

Sản phẩm trục liên thông văn bản quốc gia đạt giải Vàng Stevie 2019

Trục liên thông văn bản quốc gia đi vào hoạt động không chỉ đảm bảo kết nối việc nhận và gửi văn bản giữa các Bộ, ngành, địa phương mà còn có thể chia sẻ và kết nối dữ liệu theo các chuẩn khác nhau, đáp ứng được vấn đề quản lý tập trung, đồng thời dữ liệu được phân tán để đảm bảo được tính chủ động của các bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển cơ sở dữ liệu đặc thù của riêng mình. Đây là hệ thống đặc biệt quan trọng và là nền tảng cốt lõi đảm bảo xây dựng thành công CPĐT hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số trong thời gian tới.

Đã có 95/95 các cơ quan, bộ, ngành, địa phương kết nối với trục liên thông văn bản Quốc gia do VNPT xây dựng. Các phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được kết nối, liên thông cả theo chiều dọc và chiều ngang một cách thông suốt và có tính hệ thống, văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an toàn giữa các CQNN.

Hiện nay, hàng tháng có khoảng 8.315 văn bản đi và 19.296 văn bản đến được thực hiện chuyển nhận trên hệ thống trục liên thông văn bản Quốc gia. Về hiệu quả kinh tế theo tính toán của Ngân hàng thế giới, trục liên thông văn bản Quốc gia đã tiết kiệm cho Nhà nước hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó tiền giấy, mực, sao lưu là 154,3 tỷ, tiền gửi qua bưu chính là 575 tỷ đồng. Chi phí thời gian, công sức tiết kiệm được là 576 tỷ đồng.

Trục liên thông văn bản Quốc gia nói riêng và hệ sinh thái các sản phẩm phục vụ CPĐT nói chung đã và đang thể hiện vai trò của VNPT-Tập đoàn kinh tế năng động, sát cánh cùng Chính phủ xây dựng hàng loạt giải pháp công nghệ, hiện thực hoá Đề án CPĐT Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế đất nước.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

ĐHQGHN lọt top 401-500 thế giới về lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ

Tóm tắt: 

Theo bảng xếp hạng 1.008 trường đại học tốt nhất trên thế giới 2020 của THE về lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) lọt top 401-500.

Theo bảng xếp hạng 1.008 trường đại học tốt nhất trên thế giới 2020 của THE về lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) lọt top 401-500.

Trong bảng xếp hạng này, Việt Nam có ba cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: ĐHQGHN (401-500), ĐH Bách khoa Hà Nội (301-400) và ĐH Quốc gia TPHCM (601-800).

Các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trong bảng xếp hạng theo lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ của THE.

Bảng xếp hạng ĐH thế giới theo lĩnh vực (Times Higher Education World University Rankings by subject - THE WUR by subjec) dựa trên đánh giá các ngành Kỹ thuật (General Engineering), Kỹ thuật Điện - Điện tử (Electrical and Electronic Engineering), Kỹ thuật Hàng không – Cơ khí (Mechanical and Aerospace Engineering), Kỹ thuật xây dựng (Civil Engineering), Kỹ thuật Hóa học (Chemical Engineering).

Thứ hạng và điểm cho các nhóm tiêu chí của lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ của ĐHQGHN trong Bảng xếp hạng THE thế giới theo lĩnh vực 2020.

Các tiêu chí đánh giá của Bảng xếp hạng này khá giống với các tiêu chí đánh giá của Bảng xếp hạng đại học thế giới THE WUR 2020. 13 tiêu chí, được chia thành 5 nhóm: Giảng dạy (30%), nghiên cứu (30%), trích dẫn (27,5%), quốc tế hóa (7,5%) và thu nhập từ doanh nghiệp (5%). Trọng số cho nhóm tiêu chí được điều chỉnh theo lĩnh vực.

Điều kiện để các trường đại học được tham gia xếp hạng trong bảng THE về lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ tổng thể là phải đạt mức tối thiểu 1000 bài trong giai đoạn 5 năm. Bảng ĐH xếp hạng theo lĩnh vực cũng quy định mức tối thiểu về số lượng bài báo và số lượng giảng viên, nghiên cứu viên trong lĩnh vực của cơ sở giáo dục. 

Cụ thể, đối với lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, số lượng bài báo tối thiểu là 500 bài trong giai đoạn 5 năm; tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ phải chiếm ít nhất 4% số lượng giảng viên, nghiên cứu viên trong toàn cơ sở giáo dục hoặc có ít nhất 40 giảng viên, nghiên cứu viên đang làm việc tại trường thuộc lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ. 

Trước đó, ngày 11/9, THE công bố kết quả xếp hạng ĐH thế giới năm 2020. Theo đó, ĐHQGHN và 2 cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam được lọt danh sách 1.400. Trong danh sách này, ĐHQGHN lọt top 801-1000.

Trong bảng xếp hạng theo lĩnh vực của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) năm 2019, ĐHQGHN có 3 nhóm ngành thuộc lĩnh vực Vật lý và Thiên văn học, lĩnh vực Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin, lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo được xếp hạng. Trong đó, nhóm ngành Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo nằm trong nhóm 451-500.

Khánh Hòa/vietnamnet.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Bộ TT&TT giới thiệu Hệ thống Dashboard đánh giá các chỉ số phát triển ICT

Tóm tắt: 

Việc lượng hóa các chỉ số phát triển sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thông tin khách quan trong hoạch định và xây dựng chính sách. Sau khi các bộ có hệ thống riêng, sẽ xây dựng thành hệ thống của Chính phủ.

Việc lượng hóa các chỉ số phát triển sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thông tin khách quan trong hoạch định và xây dựng chính sách. Sau khi các bộ có hệ thống riêng, sẽ xây dựng thành hệ thống của Chính phủ.

Quản lý bằng số liệu để hình thành Chính phủ điện tử

Sáng ngày 14/10/2019, tại trụ sở Bộ TT&TT, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì Hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông Quý III/2019 và nhiệm vụ công tác trọng tâm Quý IV/2019. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng; lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ và đại diện các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các Hiệp hội trong Ngành.
 
Tại hội nghị, Bộ TT&TT đã giới thiệu Hệ thống Dashboard theo dõi và đánh giá các chỉ số phát triển ngành TT&TT. Chức năng chính của hệ thống này là theo dõi và phân tích số liệu của 6 lĩnh vực gồm Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin, An toàn thông tin, Công nghiệp ICT và Thông tin tuyên truyền. Các lĩnh vực này sẽ được phân loại tổng cộng thành khoảng 150 chỉ số phát triển trên hệ thống để theo dõi đánh giá. Đây là cách làm mới nhằm hướng tới việc sử dụng số liệu trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Hệ thống do chính doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển.

Tại hội nghị, Bộ TT&TT đã giới thiệu Hệ thống Dashboard theo dõi và đánh giá các chỉ số phát triển ngành TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã yêu cầu người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ cần dựa vào số liệu để quản lý và đề xuất chính sách đối với lĩnh vực mà mình quản lý. Để làm được việc đó, các đơn vị trong ngành cần cung cấp dữ liệu chính xác và bổ sung thêm các chỉ số mới để hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng cho quản lý của Bộ TT&TT. Đây là yêu cầu bắt buộc, bởi nếu không có dữ liệu đúng và đủ sẽ không thể có chính sách trúng và kịp thời; Cơ quan quản lý nhà nước cùng các doanh nghiệp cần nỗ lực cùng nhau xây dựng và điều này còn giúp cho chính các doanh nghiệp có được sự hỗ trợ của ngành, cần thị trường để xây dựng và điều chỉnh định hướng chiến lược - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

"Bộ TT&TT xác định sẽ tiên phong trong công tác quản lý nhà nước bằng cơ sở dữ liệu. Sau đó, Bộ TT&TT sẽ chia sẻ để các bộ đều có hệ thống riêng. Kết nối khai thác hệ thống của tất cả bộ ngành sẽ trở thành hệ thống của Chính phủ. Việc quản lý bằng số liệu sẽ giúp Việt Nam có thể nhìn thấy các bất cập để rồi từ đó hoạch định ra chính sách. Việc có đầy đủ số liệu sẽ giúp nhìn ra vấn đề đằng sau những con số. Sau khi có đầy đủ số liệu, chúng ta thậm chí có thể mô phỏng hay sử dụng các mô hình tính toán để dự đoán tương lai." 

Khuyến khích các doanh nghiệp, hiệp hội đề xuất chính sách cho ngành, cho đất nước

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ TT&TT đã lắng nghe, trao đổi và trực tiếp giải đáp các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội; Trong đó, đáng chú ý là kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam về việc Bộ TT&TT nên đứng ra công bố danh sách các doanh nghiệp điện tử trong nước sản xuất linh, phụ kiện trong lĩnh vực công nghiệp ICT để phục vụ nhu cầu xúc tiến thương mại; Hiệp hội Truyền thông số đề nghị Bộ bảo trợ cho Lễ ra mắt Hội KOL (Những nhân vật nổi tiếng, có uy tín trên mạng xã hội) Việt Nam.

Trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng một lần nữa nhắc lại mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và trở thành nước phát triển thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó, ngành ICT là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc đối với việc triển khai Sand-box (thử nghiệm các công nghệ mới, dịch vụ mới,…). Do vậy, các doanh nghiệp, đơn vị trong ngành có thể đề xuất thí điểm các sản phẩm dịch vụ mới thông qua Bộ TT&TT. Bộ có trách nhiệm đại diện các đơn vị đứng ra làm việc với các bộ, ngành có liên quan.

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ TT&TT đã lắng nghe, trao đổi và trực tiếp giải đáp các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội. Ảnh: Trọng Đạt

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp, hiệp hội cần mạnh dạn đề xuất các ý kiến mang tính chiến lược quốc gia, chính sách cho ngành, cho đất nước. Trước hết là góp ý xây dựng văn kiện đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đối với rất nhiều lĩnh vực liên quan đến ngành ICT như đô thị thông minh, chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số,.. Đây là trách nhiệm với Đảng, với đất nước, với ngành và chính với mỗi doanh nghiệp, tổ chức.

Ngành ICT cần chú trọng xây dựng nền tảng công nghệ

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ ra những định hướng phát triển ngành trong những tháng cuối năm 2019.

Lĩnh vực Bưu chính: phối hợp với Bộ Công thương tập trung phát triển thương mại điện tử, chú trọng xây dựng các platform công nghệ cho hoạt động bưu chính; Một số doanh nghiệp Bưu chính lớn chuyển hướng sang doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ; Quý 4/2019 Bộ sẽ ban hành định hướng phát triển Bưu chính trên nền tảng thương mại điện tử và kinh tế số.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Trọng Đạt

ề Viễn thông, năm 2020 là năm Việt Nam lần đầu đăng cai tổ chức Hội nghị Viễn thông thế giới (Telecom World), với xu hướng tiến tới chuyển đổi số, Bộ chính thức đề nghị đổi thành Digital World. Trong quý IV/2019, Bộ cần thực hiện nhanh và triệt để các sáng kiến ASEAN (roaming một giá, Hub về an toàn thông tin, đào tạo kỹ sư ICT, phát triển 5G); Thúc đẩy cạnh tranh, dịch vụ mới; phủ sóng 5G trường đua F1; Bật sóng IoT trên nền 4G tại Hà nội và TP.HCM; chuẩn bị thương mại hóa mạng 5G vào năm tới; Đấu thầu xong băng tần 2.6GHz để nâng cao chất lượng mạng 4G, thực hiện quy hoạch và đấu thầu đối với tần số 700MHZ; Tập trung xây dựng các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ cắt sóng 2G; Nâng chỉ tiêu chuyển mạng giữ nguyên số lên 80%, đồng thời quán triệt lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm của các nhà mạng đối với việc kiên quyết xử lý tình trạng sim rác. Kiến nghị Chính phủ cho phép thử nghiệm Mobile money.

Lĩnh vực CNTT cần tập trung xây dựng kế hoạch của Bộ, của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về xây dựng Chính phủ điện tử và Đô thị thông minh; Bộ TT&TT sẽ làm việc với từng Bộ, từng tỉnh/thành phố để đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử, tháo gỡ khó khăn cho các bộ và tỉnh; Tập trung chỉ đạo một số bộ, địa phương làm mẫu, nhất là về đô thị thông minh để chậm nhất tháng 3/2020 sẽ đánh giá, hướng dẫn triển khai rộng rãi. Bộ TT&TT sẽ là Bộ mẫu về Chính phủ điện tử, kết thúc trong năm 2019 .

Trong lĩnh vực An toàn thông tin, đã có nhiều tín hiệu đáng mừng như Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam thăng 50 và xếp thứ hạng 50/192 nước về ATTT. Bộ sẽ xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển về an ninh mạng để các doanh nghiệp, đơn vị cùng nghiên cứu, phát triển các giải pháp, ứng dụng mới. Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu hạn cuối là tháng 11/2019 các nhà mạng phải triển khai hệ thống DPI để thực hiện nghiêm các yêu cầu về an ninh an toàn thông tin.

Về công nghiệp ICT, tập trung phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Bộ TT&TT cần họp bàn với Liên minh chuyển đổi số Việt Nam để sớm xây dựng kế hoạch nhiệm vụ. Sắp tới Bộ sẽ ký với WEF thành lập Trung tâm xây dựng chính sách phát triển các công nghệ và mô hình kinh doanh 4.0.

Với lĩnh vực Thông tin - Tuyên truyền, yêu cầu số một là phải đảm bảo sự ổn định xã hội để phát triển đất nước; kiên quyết thực hiện đúng tiến độ Quy hoạch báo chí; Xử lý nghiêm tình trạng tin giả; các cơ quan báo chí phải tạo ra năng lượng tích cực cho xã hội, cho người dân. Đặc biệt, sắp Đại hội Đảng các cấp và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, báo chí phải tạo sự đồng thuận, niềm tin cho xã hội, tạo nên khát vọng dân tộc vì một đất nước Việt Nam hùng cường; kiên quyết đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước.

Trọng Đạt - TTTT MIC/vietnamnet.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Internet cáp quang: nhân tố hiện thực hóa 5G, thành phố thông minh, IoT

Tóm tắt: 

Những ứng dụng điển hình, trải nghiệm về quy hoạch hạ tầng cáp quang phục vụ cho triển khai thành phố thông minh, 5G và IoT sẽ là các nội dung chính được thảo luận trong chương trình.

Được sự đồng ý của Bộ TTTT, hội thảo Vietnam FIBERTalk 2019 do Hội đồng FTTH Châu Á – Thái Bình Dương (FTTH Council Asia-Pacific) đồng hành cùng Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) trong vai trò là đối tác địa phương sẽ diễn ra vào ngày 17/10/2019 tại Hà Nội.

Vietnam FIBERTalk 2019 là một hội thảo hẹp với sự tham gia chủ yếu của cộng đồng người làm viễn thông trong nước và một số đơn vị nước ngoài có thể coi là bước chuẩn bị cho sự kiện thường niên lần thứ 15 “FTTH Asia Pacific Conference” dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2020.  

Với chủ đề “Internet cáp quang là nhân tố hiện thực hóa 5G, Smart city & IoT" (Fiber is the enabler of 5G, Smart city & IOT”, VietNam FIBERTalk 2019 mong muốn mang lại lợi ích cho chính ngành công nghiệp Viễn thông của Việt Nam thông qua sự trao đổi, chia sẻ từ các chuyên gia trong và ngoài nước về những vấn đề khá nóng trong triển khai hạ tầng cáp quang nói riêng và hạ tầng viễn thông nói chung hiện nay.

Những ứng dụng điển hình, trải nghiệm về quy hoạch hạ tầng cáp quang (anten, cống bể, tòa nhà, hộ gia đình) phục vụ cho triển khai thành phố thông minh, 5G và IoT sẽ là các nội dung chính được thảo luận trong chương trình.

Tham dự hội thảo Vietnam FIBERTalk 2019 ngoài sự hiện diện và trình bày tham luận từ Cục Viễn thông - cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các doanh nghiệp Viễn thông lớn trong nước Viettel, VNPT, FPT Telecom, các hãng công nghệ như Plumettaz, EXFO, Pitney Bowes, còn có đại diện từ tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị điển hình trong triển khai thành phố thông minh tại Việt Nam.

Hội thảo diễn ra từ 9h00 - 18h00 ngày 17/10/2019 tại khách sạn JW Marriot Hà Nội.

Minh Anh

 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Thông điệp Ngày Bưu chính thế giới: Mang lại sự phát triển và tiến bộ cho toàn thế giới

Tóm tắt: 

Thông qua việc nắm bắt các công nghệ hiện đại như thực tế ảo, mạng IoT, chuỗi khối và công nghệ robot…, Bưu chính ngày nay đang rất chủ động và linh hoạt hơn trong cung ứng dịch vụ và chăm sóc khách hàng...

Nhân ngày Bưu chính Thế giới 9/10/2019, Tổng Giám đốc Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) Bishar A. Hussein đã có thông điệp thường niên gửi các nước thành viên Liên minh.

Tổng Giám đốc UPU Bishar A. Hussein

Dưới đây là toàn văn thông điệp:

Trong 145 năm qua, UPU đã và đang đưa ra các giải pháp nhằm chuyển biến ngành bưu chính quốc tế. Hiện tại, mạng bưu chính đã chuyển đổi toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ: từ khâu chấp nhận, phân loại chia chọn và cuối cùng là chuyển phát, Bưu chính đã bắt kịp với những thay đổi để đưa ra các giải pháp hoạt động hiệu quả.

Từ quá trình khai thác thủ công tiến đến cơ giới hóa các khâu khai thác, Bưu chính liên tục đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa các công đoạn phân loại chia chọn và phân phối và cải thiện chuỗi cung ứng toàn trình từ khâu đầu đến khâu cuối.

Thông qua việc nắm bắt các công nghệ hiện đại như thực tế ảo, mạng Internet của vạn vật (IoT), chuỗi khối (blockchain) và công nghệ robot…, Bưu chính ngày nay đang rất chủ động và linh hoạt hơn trong cung ứng dịch vụ và chăm sóc khách hàng thông qua các giao diện tiên tiến nhất. Bưu chính hiện đang tiếp cận và gần gũi với khách hàng hơn bao giờ hết.

Nhưng trên hết, triết lý ban đầu của Liên minh là phục vụ nhân loại và tạo điều kiện giao tiếp giữa mọi người dân trên toàn thế giới vẫn là động lực phát triển và duy trì của mạng lưới bưu chính toàn cầu. Mọi tiến bộ và đổi mới trong lĩnh vực bưu chính đều hướng đến việc hỗ trợ cho sự tồn tại của chúng ta: thay đổi cuộc sống của loài người để ngày một tốt hơn. Mạng lưới bưu chính tiên tiến đã phát triển, đang phát triển tiếp tục tìm thấy sức mạnh tổng hợp với nguồn năng lượng mới duy trì một mạng lưới bưu chính duy nhất cung cấp hiệu quả với chi phí phù hợp các dịch vụ bưu chính trên toàn thế giới. Chúng tôi tiếp tục phát triển và cung cấp dịch vụ như đã cam kết.

Ở mỗi giai đoạn phát triển thống nhất của mình, UPU đã luôn thể hiện vai trò hỗ trợ một cách kiên định, điều phối các mối quan hệ, xây dựng quan hệ đối tác và đưa ra giải pháp hỗ trợ các nước thành viên. Tuy nhiên, có một cách nhìn khác về các công việc vô giá của bưu chính chúng tôi. Bằng cách giúp mang lại sự thay đổi, bằng cách luôn phấn đấu cho sự đổi mới và sáng tạo, chúng tôi đã và đang mang đến sự phát triển cho các thế hệ kế tiếp. Ngày nay, Bưu chính là một thành phần quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc ở tất cả các quốc gia và cho mọi công dân trên toàn thế giới.

Thông qua rất nhiều cách, mang lại sự đổi mới phát triển là mang lại các tiến bộ cho loại người. Khoảng 1,5 tỷ người trên toàn thế giới đã và đang sử dụng các dịch vụ tài chính bưu chính do cơ quan bưu chính cung cấp. Và chính điều này giúp bưu chính trở thành bên cung ứng lớn thứ hai trên thế giới cung cấp và phổ cập các dịch vụ tài chính bưu chính tới mọi người dân và chúng tôi tiếp tục chung tay cùng cộng đồng giúp hỗ trợ người dân thoát khỏi đói nghèo.

Ngoài ra, UPU còn mang lại sự phát triển trong nhiều lĩnh vực khác như: y tế, giáo dục, môi trường, hòa bình và công lý… Mỗi ngày, bưu chính đang chung tay hợp tác để cải thiện thế giới của chúng ta.

Vào Ngày Bưu chính Thế giới, tôi gửi lời cảm ơn nồng nhiệt nhất tới tất cả mọi công dân trên toàn thế giới, tới cơ quan chính phủ và các nhà khai thác được chỉ định của các nước thành viên, tới Liên hợp quốc và cộng đồng xã hội dân sự đã chung tay đóng góp để đảm bảo và duy trì “Một thế giới. Một mạng lưới bưu chính”.

Để đánh dấu 145 năm tồn tại của UPU, điều đáng suy ngẫm là bưu chính đã làm gì và hỗ trợ nhân loại và cộng đồng đến mức nào.

Cách tốt nhất kỷ niệm cho ngày thành lập của mình là tiếp tục phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng tôi luôn chung tay cùng thế giới đối mặt với những thách thức để đảm bảo một tương lai tốt đẹp mà tất cả chúng ta đều mong muốn cho hành tinh này. Đây là cách tốt nhất để mang lại sự phát triển và tiến bộ cho toàn thế giới. 

Tổng Giám đốc UPU

Bishar A. Hussein

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Động thổ dự án thành phố thông minh hơn 4 tỷ USD

Tóm tắt: 

Dự án cũng sẽ ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào trong cuộc sống như công nghệ 5G, nhận diện khuôn mặt và công nghệ blockchain, góp phần cải thiện các dịch vụ của thành phố Hà Nội.

Sáng 6/10, tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ động thổ và công bố dự án thành phố thông minh có tổng mức đầu tư gần 4,2 tỷ USD.

Thủ tướng cùng các đại biểu dự buổi lễ. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Dự  án thành phố thông minh Bắc Hà Nội có diện tích 272ha tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ, huyện Đông Anh. Dự án được lập dựa trên quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân – Nội Bài, chiều dài khoảng hơn 11km, từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài. Dự kiến hoàn thành toàn bộ 5 giai đoạn của dự án vào năm 2028.

Điểm nổi bật của dự án, do Tập đoàn Sumitomo Corporation và BRG đầu tư, là sẽ áp dụng nhiều công nghệ thông minh với 6 yếu tố như năng lượng thông minh, giao thông thông minh, quản trị thông minh, học tập thông minh, đời sống thông minh và kinh tế thông minh.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và công nghệ năng lượng tái tạo cũng sẽ được ưu tiên áp dụng nhằm tối ưu hóa nguồn cung và lưu trữ năng lượng. Dự án cũng dự kiến triển khai hệ thống giao thông công cộng thân thiện với môi trường, kết nối khu vực thành phố thông minh với trung tâm Hà Nội.

Dự kiến dự án sẽ lắp đặt hệ thống giám sát và cảnh báo thông minh đa chức năng nhằm giám sát chất lượng không khí, nước, thời tiết, nguy cơ thảm họa cũng như an ninh, đảm bảo an toàn tối đa cho cư dân.

Dự án cũng sẽ ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào trong cuộc sống như công nghệ 5G, nhận diện khuôn mặt và công nghệ blockchain, góp phần cải thiện các dịch vụ của thành phố Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quà lưu niệm cho nhà đầu tư. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nguồn: Đức Tuân/chinhphu.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Tìm kiếm những bức ảnh đẹp về người phụ nữ Bưu điện Việt Nam

Tóm tắt: 

Tác phẩm dự thi phải thể hiện chân thực vẻ đẹp của người phụ nữ BĐVN trong lao động, sản xuất, kinh doanh; trong học tập và các hoạt động xã hội, hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng...

"Vẻ đẹp nữ Bưu điện Việt Nam” là chủ đề cuộc thi ảnh do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát động từ nay đến ngày 10/2/2020.

Đối tượng dự thi là cán bộ, công nhân viên và người lao động đã và đang công tác tại Tổng công ty BĐVN; các nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên nghiệp là công dân Việt Nam.

Tác phẩm dự thi phải thể hiện chân thực vẻ đẹp của người phụ nữ BĐVN trong lao động, sản xuất, kinh doanh; trong học tập và các hoạt động xã hội, hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng; những khoảnh khắc đẹp của phụ nữ BĐVN trong cuộc sống thường nhật.

Nhân vật chính trong tác phẩm dự thi phải là nữ cán bộ công nhân viên và người lao động đang công tác tại BĐVN, có thể là ảnh 1 người hoặc nhiều người. Nhân vật phụ trong tác phẩm có thể là đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, người thân...

Cuộc thi khuyến khích những tác phẩm thể hiện vẻ đẹp của nữ Bưu điện trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh; những tác phẩm có cách thể hiện, góc nhìn mới, làm nổi bật những nét khác biệt của phụ nữ ngành Bưu điện.

Đối với nhân vật đang tham gia sản xuất, kinh doanh, phục vụ khách hàng phải mặc đồng phục của BĐVN theo chức danh lao động. Trong cuộc sống thường nhật nữ nhân vật phải mặc trang phục phù hợp với hoàn cảnh, không trái với thuần phong mỹ tục người Việt Nam.

Tác giả phải đảm bảo tính chính xác, trung thực nội dung thông tin của tác phẩm gửi đến dự thi.

Ảnh gửi dự thi là ảnh màu hoặc đen trắng, dưới dạng file ảnh kỹ thuật số, định dạng JPG, kích thước file: 2000 x3000 pixels, độ phân giải 300 dpi, (không chấp nhận file scan hoặc chụp lại từ ảnh giấy).

Ảnh dự thi là ảnh đơn. Không hạn chế số lượng ảnh dự thi. Mỗi tác giả phải gửi kèm theo Phiếu dự thi dưới dạng file Word, trong đó ghi rõ thứ tự và tên tác phẩm, chú thích mỗi tác phẩm, họ và tên tác giả, địa chỉ, điện thoại, email liên hệ.

Ban Tổ chức khuyến khích ảnh dự thi có chú thích ghi rõ tên nhân vật là cá nhân hoặc tập thể, địa danh nơi chụp, mô tả sự kiện không quá 150 từ. Tác giả không có Phiếu dự thi với đầy đủ thông tin nói trên coi như không hợp lệ.

Tác giả dự thi cần đặt tên file ảnh theo mẫu: họ và tên tác giả_tỉnh/thành_ký hiệu file.

Ban tổ chức đặc biệt lưu ý, không chấp nhận các tác phẩm chắp ghép làm sai lệch hiện thực. Ảnh dự thi được tính từ ngày phát động cuộc thi, ảnh chưa tham gia bất kỳ cuộc thi nào trước đây.

Tác giả tham dự cuộc thi phải chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm của mình. Nếu phát hiện vi phạm sau khi công bố kết quả, Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng.

BĐVN được toàn quyền sử dụng các tác phẩm ảnh dự thi và đạt giải cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền của Tổng công ty.

Để dự thi các tác giả gửi file ảnh (ghi rõ tên ảnh, họ và tên tác giả, đơn vị công tác hoặc nơi ở, số điện thoại liên hệ, email) theo một trong hai cách:Gửi flie qua địa chỉ email:phunubdvn@vnpost.vn hoặc gửi file ghi vào đĩa hoặc USB qua đường Bưu điện về địa chỉ: Ban Nghiên cứu Phát triển và Thương hiệu Tổng công ty BĐVN, số 5 – Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Ngoài bìa thư ghi rõ: Tác phẩm tham gia cuộc thi ảnh: “Vẻ đẹp nữ Bưu điện Việt Nam”.

Thời gian nhận ảnh dự thi: Bắt đầu từ ngày 01/10/2019 đến 10/02/2020 (ngày gửi được căn cứ theo dấu Bưu điện). Dự kiến Ban tổ chức sẽ trao giải vào tháng 3/2020.

Giải thưởng cuộc thi bao gồm 01 Giải Nhất trị giá 15.000.000 đồng; 02 Giải Nhì trị giá10.000.000 đồng; 03 giải Ba trị giá 5.000.000 đồng; 10 giải Khuyến khích trị giá 3.000.000 đồng/giải.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 10 giải thưởng dành các đơn vị trong Tổng công ty có số lượng tác phẩm dự thi nhiều, đạt chất lượng cao. Mỗi giải tập thể trị giá 5.000.000 đồng.

Minh Anh 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Việt Nam phát hành bộ tem đặc biệt về Mahatma Gandhi

Tóm tắt: 

Ngày sinh của ông được Liên hiệp quốc chọn là ngày Quốc tế Bất bạo động.

Bộ tem được phát hành đặc biệt nhân kỷ niệm 150 năm sinh Mohandas Karamchand Gandhi (02/10/1869-30/01/1948).

Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 150 năm sinh Mahatma Gandhi (1869-1948)” vào ngày 2/10, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn và Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Paranay Verma thực hiện ký phát hành đặc biệt bộ tem

Bộ tem gồm 01 mẫu tem do họa sĩ Nguyễn Du, Tổng công BĐVN thiết kế với phong cách thiết kế đơn giản sử dụng 2 tông màu vàng nhạt và nâu đậm mang tính hoài cổ, hình ảnh trên tem thể hiện cho tư tưởng bất bạo động của Mahatma Gandhi. Chân dung của ông được làm nổi bật với phong cách chải nét giả khắc thép nhằm toát lên tính cách, tư duy và triết lý của ông, đồng thời thể hiện tính giản dị nhưng nhân hậu, đầy lòng khoan dung và vị tha.

Phát biểu nhân dịp phát hành bộ tem, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh: Bộ tem được phát hành nhằm góp phần thể hiện sự tôn kính và tri ân công lao cống hiến vĩ đại của ông đối với đất nước Ấn Độ.

Thứ trưởng hy vọng rằng với ngôn ngữ riêng hàm chứa nhiều ý nghĩa, nhiều thông tin, bộ tem sẽ là một thông điệp đa chiều, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực thông tin và truyền thông giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ cũng như trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, quốc phòng an ninh, nặng lượng, khoa học, văn hoá, giáo dục và ngoại giao nhân dân. 

Bộ tem “Kỷ niệm 150 năm sinh Mahatma Gandhi (1869-1948)” gồm 01 mẫu

 

Mohandas Karamchand Gandhi (02/10/1869-30/01/1948) là người đã lãnh đạo phong trào độc lập Ấn Độ, là tượng đài vĩ đại của người dân Ấn Độ, được mọi người tôn kính gọi là Mahatma (Linh hồn vĩ đại).

Trong suốt cuộc đời của mình, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực, thay vào đó ông áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao trong phong cách lãnh đạo.

Phong cách sống của ông cũng đã truyền cảm hứng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong chuyến thăm Ấn Độ vào năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi và những người khác có thể là những người cách mạng, nhưng chúng tôi đều là môn đồ của Mahatma Gandhi, dù trực tiếp hay gián tiếp, nhiều hơn hay ít hơn”. Ngày sinh của ông được Liên hiệp quốc chọn là ngày Quốc tế Bất bạo động.

Bộ tem có khuôn khổ 32x43 (mm), giá mặt 4.000 đồng, được cung ứng trên mạng lưới Bưu chính công cộng từ ngày 02/10/2019 đến ngày 30/6/2021.

Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 5 bộ tem về Ấn Độ gồm: Bộ tem Kỷ niệm 100 năm sinh Thủ tướng Ấn Độ J.Neru vào năm 1989 gồm 4 mẫu; Bộ tem Kỷ niệm 120 năm sinh Rơ-bin đơ-ra-nat Ta-go-rơ vào năm 1982; Bộ tem Thể thao Châu Á lần thứ 9 Niu Đê-li’82 gồm 4 mẫu; bộ tem Phong cảnh Châu Á năm 1996 và mới đây nhất là bộ tem phát hành chung Việt Nam - Ấn Độ với chủ đề “Kiến trúc cổ” gồm 02 mẫu giới thiệu 02 công trình kiến trúc Tháp Sanchi (Ấn Độ) và Chùa Phổ Minh (Việt Nam) vào năm 2018.

Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Hết lòng ‘chia sẻ tri thức, kết nối cộng đồng, cổ vũ sáng tạo’

Tóm tắt: 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương nhiều bạn trẻ hoàn toàn tự nguyện, hết lòng tham gia Hệ tri thức Việt số hoá để “chia sẻ tri thức, kết nối cộng đồng, cổ vũ sáng tạo”.

Tại lễ ra mắt Bản đồ số Việt Nam (Vmap) và hệ thống kết nối thông tin nhân đạo (iNhandao), sáng 1/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương nhiều bạn trẻ hoàn toàn tự nguyện, hết lòng tham gia Hệ tri thức Việt số hoá để “chia sẻ tri thức, kết nối cộng đồng, cổ vũ sáng tạo”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ ra mắt Vmap và iNhandao. Ảnh: VGP

Vmap, iNhandao là hai dự án tiên phong của Đề án Hệ tri thức Việt số hóa và đã đạt được một số kết quả quan trọng trong giai đoạn 1.

Một trong những nền tảng dữ liệu cơ bản nhất của mỗi quốc gia chính là bản đồ và lớp dữ liệu địa chỉ. Để chủ động trong quản lý nguồn dữ liệu đó, đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, địa chỉ của người dùng Việt mà các nền tảng sẵn có hiện chưa đáp ứng được, Việt Nam cần xây dựng một bản đồ trực tuyến của riêng mình.

Đến nay, Vmap thu thập được hơn 23,4 triệu địa chỉ trên cả nước với các lớp dữ liệu nền và trong từng lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch, nhà dân…

Kế thừa các địa chỉ số từ Vmap, hệ thống iNhandao do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với tập đoàn FPT phát triển nhằm tạo ra kênh tiếp cận mở, kết nối người cần cứu trợ với những nhà thiện nguyện một cách chủ động, tức thời.

Trong giai đoạn đầu iNhandao triển khai xây dựng dữ liệu địa chỉ nhân đạo nhằm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp những thông tin phong phú và chính xác. Từ đó các hoạt động của các nhà tài trợ được đảm bảo đến tay đúng đối tượng, đúng nhu cầu, thuận tiện, trên tinh thần minh bạch, rõ ràng, tạo sự thay đổi lớn về cách làm và mức độ ảnh hưởng tới xã hội. Nhà tài trợ ngoài việc tìm được đúng đối tượng và triển khai tài trợ thuận tiện, cũng có thể quản lý các hoạt động tài trợ của mình trên hệ thống một cách dễ dàng, minh bạch.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự vui mừng khi “hạt giống” chia sẻ tri thức, kết nối cộng đồng, cổ vũ sáng tạo của Hệ tri thức Việt số hoá đã bắt đầu “nảy mầm” trong đó có dự án Bản đồ số Việt Nam (Vmap) và hệ thống kết nối thông tin nhân đạo (iNhandao). Mặc dù mới ra mắt ở giai đoạn một nhưng những nền tảng này đã được cộng đồng đón nhận, bắt đầu ứng dụng trong thực tiễn.

“Rất nhiều bạn trẻ đến từ Viện Hàn lâm Khoa học-Công nghệ Việt Nam, tập đoàn FPT, nhiều đơn vị, đặc biệt là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tham gia hoàn toàn tự nguyện, hết lòng vì cộng đồng. “Cây” tri thức Việt số hoá đã bắt đầu “nảy mầm” và cần tiếp tục được “chăm bón” để “đơm hoa, kết trái”. Chúng tôi mong muốn có thêm nhiều bàn tay cùng góp sức để chăm sóc cho Vmap, iNhandao nói riêng, Hệ tri thức Việt số hoá nói chung”, Phó Thủ tướng chia sẻ.

Lấy ví dụ iNhandao hiện mới dừng ở mức đưa các thông tin địa chỉ nhân đạo cần được trợ giúp, Phó Thủ tướng cho rằng những bước tiếp theo hệ thống này phải kết nối được tất cả mọi người trong xã hội có mong muốn, khả năng trợ giúp về vật chất, tinh thần, kiến thức, thời gian…

“Một cháu học sinh nghèo muốn có một đôi dép hay chiếc cặp sách nhưng cụ thể hơn là đôi dép, cặp sách đó màu gì, kích cỡ ra sao hay những người cần trợ giúp về thời gian, kiến thức, tư vấn… thì đều được kết nối với những tấm lòng thiện nguyện. Và những trợ giúp từ người có tấm lòng đến người nhận sẽ được công khai, minh bạch hoàn toàn. Từ đó lan toả những điều tốt đẹp trong xã hội”, Phó Thủ tướng nói.

Đánh giá cao sự cam kết đồng hành, đầu tư của các doanh nghiệp trong triển khai giai đoạn tiếp theo của iNhandao, Vmap, Phó Thủ tướng mong muốn các dự án thành phần khác của Hệ tri thức Việt số hoá tiếp tục được doanh nghiệp, cộng đồng, người dân ủng hộ, phát triển.

Nguồn: Đình Nam/chinhphu.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Ra mắt nền tảng dữ liệu bản đồ số Việt Nam hữu ích cho người dùng

Tóm tắt: 

Hiện Vmap đang có dữ liệu của hơn 23,4 triệu dữ liệu địa chỉ trên cả nước. Bên cạnh các tính năng cơ bản như: tìm kiếm địa chỉ, chỉ đường, Vmap sẽ đi theo một hướng đi khác biệt, hữu ích nhất cho người dùng.

Một trong những nền tảng dữ liệu cơ bản nhất của mỗi quốc gia chính là bản đồ và lớp dữ liệu địa chỉ. Để chủ động trong quản lý nguồn dữ liệu đó, đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, địa chỉ của người dùng Việt mà các nền tảng sẵn có hiện chưa đáp ứng được, Việt Nam cần  xây dựng một bản đồ trực tuyến của riêng mình.

Với mạng lưới lưới hơn 12.000 điểm phục vụ cùng hơn 50.000 lao động trải rộng tới tận cấp xã, thôn bản, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và kinh nghiệm thu thập dữ liệu trong nhiều lĩnh vực, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) được giao là đơn vị chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nền tảng dữ liệu Bản đồ số Việt Nam” (Vmap). Đây chính là kết tinh của trí tuệ Việt Nam trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Để thu thập dữ liệu bản đồ, trong vòng 3 tháng, hơn 120.000 nhân viên Bưu điện và hàng nghìn đoàn viên, thanh niên trên cả nước đã tích cực tới từng khu phố, thôn, bản để thu thập thông tin.

Nhân viên Bưu điện thu thập thông tin

Thông qua smartphone đã cài đặt phần mềm có các tính năng thu thập dữ liệu, gắn tọa độ, thời gian, chụp ảnh… mỗi nhân viên Bưu điện, đoàn viên, thanh niên sẽ thực hiện thu thập tên địa chỉ (hộ gia đình, cửa hàng, địa điểm…); địa chỉ chi tiết của địa điểm (số nhà, đường phố, hẻm, xóm…) và các ghi chú về loại đối tượng (nhà hàng, nhà dân, ngân hàng, chợ…). Sau khi xác nhận thông tin chuẩn, dữ liệu sẽ được tích hợp và đưa lên bản đồ số Việt Nam tại địa chỉ https://map.itrithuc.vn hoặc https://vmap.vn.

Dự án không chỉ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) bản đồ nền (các lớp bản đồ về biên giới, hành chính, giao thông, sông ngòi…); CSDL chứa các thông tin về tọa độ, thông tin đi kèm của các đối tượng (địa danh, trường học, bệnh viện, hiệu thuốc, khách sạn…) và địa chỉ nhà dân mà còn xây dựng các ứng dụng sử dụng bản đồ đi kèm.

Điển hình như Bản đồ địa chỉ nhân đạo điện tử nhằm hỗ trợ việc triển khai các hoạt động nhân đạo. Theo đó trên bản đồ https://nhandao.itrithuc.vn sẽ hiển thị các thông tin về địa chỉ nhân đạo do cộng đồng người dùng cả nước đề xuất như người già neo đơn, người mắc bệnh hiểm nghèo...

Hiện Vmap đang có dữ liệu của hơn 23,4 triệu dữ liệu địa chỉ trên cả nước. Bên cạnh các tính năng cơ bản như: tìm kiếm địa chỉ, chỉ đường, Vmap sẽ đi theo một hướng đi khác biệt, hữu ích nhất cho người dùng. Đó là hiển thị lớp bản đồ riêng của các lĩnh vực trong cuộc sống và hiển thị địa chỉ chi tiết tới từng số nhà, dù ở thành thị hay miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Với phiên bản dùng thử, hiện Vmap đang từng bước tiếp cận tới đông đảo người dùng trong xã hội. Không chỉ vậy, Vmap cũng được nhiều doanh nghiệp Việt kì vọng trong việc ứng dụng vào quản lý và kinh doanh. Đặc biệt là việc tích hợp các thông tin chi tiết về doanh nghiệp như: các lĩnh vực hoạt động, thế mạnh của doanh nghiệp để góp phần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và tăng doanh thu bán hàng.

Chia sẻ về Vmap, ông Nguyễn Quốc Vinh, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng công ty BĐVN, cho biết: “Hiện nay tại tất cả các địa phương, đặc biệt là các thành phố đều đang đẩy mạnh đô thị hóa, chính vì vậy các thông tin thay đổi hoặc mới cần phải được cập nhật liên tục. Chúng tôi đã yêu cầu nhân viên thu thập, đặc biệt là đội ngũ bưu tá mỗi lần đi phát hàng hóa, thư báo sẽ cập nhật thêm địa chỉ lên bản đồ số Vmap".

Ngoài ra, ông Vinh cũng cho biết: thời gian tới, BĐVN sẽ tiếp tục cập nhật các dữ liệu, thông tin lên Vmap và xây dựng thêm các ứng dụng sử dụng bản đồ đi kèm để hấp dẫn và giúp người dùng sử dụng các ứng dụng nhanh chóng, thuận tiện hơn”, ông Vinh cho biết thêm.

 Minh Anh 
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành