Mạng chuyên dùng - nhiều đơn vị chưa khai thác được lợi ích

(ICTPress) - “Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước” được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho  Bưu điện Trung ương thuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT) trực tiếp xây dựng và quản lý vận hành theo công văn số số 228/CP-CN ngày 19/2/2004.

Mạng chuyên dùng cung cấp dịch vụ truyền hình hội nghị phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trực tuyến từ Trung ương, Chính phủ Chính phủ đến 63/63 tỉnh, thành

Mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD hay gọi tắt là mạng chuyên dùng) được xây dựng là mạng dùng riêng tốc độ cao, công nghệ hiện đại, tiên  tiến, mạng lõi sử dụng phương thức chuyển mạnh nhãn đa giao thức (IP/MPLS), được tách biệt hoàn toàn với các mạng công cộng khác. Kết nối mạng tại tất cả các đơn vị đều sử dụng cáp quang tốc độ 100/1000 Mbps. Các kết nối đều đảm bảo tính dùng riêng, an toàn, bảo mật và tính dự phòng cao, đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt 24/7.

Sau 2 giai đoạn đầu tư, Cục Bưu điện Trung ương tại cuộc họp trực tuyến Hội đồng giám đốc CNTT nhà nước cho biết mạng TSLCD đã cung cấp kết nối và dịch vụ cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các Tỉnh Ủy, Thành Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; các Quận/Huyện Ủy, Thị Ủy, Ủy ban nhân dân Quận/Huyện, thị xã; Các Sở, Ban, Ngành phương tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước với tổng số 3.740 điểm kết nối. Phương thức kết nối chủ yếu bằng cáp quang, một số ít điểm sử dụng cáp đồng dựa trên công nghệ SHDSL đảm bảo cung cấp các dịch vụ tốt chất lượng cao.

Mạng TSLCD đã được Hội đồng tư vấn đánh giá phương án triển khai mạng TSLCD của các cơ quan Đảng do Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập tại quyết định số 1564/QĐ-BTTTT ngày 04/11/2009, đánh giá là đảm bảo về tính an toàn và tốc độ cao. Bưu điện Trung ương đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đường truyền và các dịch vụ cần thiết như Truyền hình hội nghị (THHN), Truyền số liệu, Email…

Mạng TSLCD là công cụ đắc lực và hữu hiệu để các cơ quan Đảng và Nhà nước triển khai các bài toán ứng dụng CNTT (gồm các cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin và dịch vụ công) phục vụ việc bài toán ứng dụng CNTT (gồm các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin và dịch vụ công) phục vụ việc quản lý, điều hành từ cấp trung ương đến địa phương.

Từ tháng 3/2009, mạng TSLCD đã được sử dụng để cung cấp dịch vụ hội nghị truyền hình phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trực tuyến của Chính phủ đến 63 tỉnh/thành trên cả nước. Ngoài ra, nhiều Bộ, Ban, Ngành khác cũng thường xuyên sử dụng hệ thống THHN trên nền mạng TSLCD để tổ chức các cuộc họp giao ban trực tuyến. Cho tới nay đã có 84/92 cơ quan Bộ, Ban, Ngành Trung ương đã sử dụng các dịch vụ và ứng dụng trên mạng TSLCD. Trong khi đó, hiện trạng sử dụng dịch vụ tại cáctỉnh/thành phố là khu vực miền Bắc 81%, khu vực miền Trung 67%, khu vực miền Nam 66%.

Hiện nay, các dịch vụ sẵn sàng cung cấp trên mạng TSLCD có như: THHN, Mega eMeeting (dịch vụ gia tăng của THHN truyền thống, truy cập Internet, cho thuê chỗ đặt máy chủ (Hosting), kết nối mạng riêng ảo (IP/MPLS VPN lớp 2, lớp 3), truy nhập từ xa (Remote Access IP VPN), máy chủ Web, Email (Web & Email server), MyTV (IPTV).

Trong thời gian tới, các dịch vụ được Cục Bưu điện Trung ương phát triển gồm: thoại IP dựa trên mạng TSLCD (Softswitch), Data Center (Trung tâm tích hợp dữ liệu), máy chủ ảo, tài nguyên, dữ liệu, chia sẻ tìm kiếm thông tin, phần mềm trực tuyến (SaaS), trên nền IPv6.

Mặc dù nhiều đơn vị đã tận dụng được mạng TSLCD để phục vụ công tác của mình, tuy nhiên cũng có nhiều đơn vị hiện chưa khai thác được lợi ích của mạng TSLCD, theo đánh giá của Bưu điện Trung ương là có một số nguyên nhân. Thứ nhất là một số cơ quan Đảng, Nhà nước chưa có các bài toán ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành, triển khai với quy mô rộng trong từ trung ương đến địa phương hoặc trong nội tỉnh/thành.

Mạng TSLCD đã triển khai hoàn thành tại 63 tỉnh/thành, một số địa phương đã tiến hành khai trương mạng, nhưng nhiều địa phương chưa hiểu rõ vai trò, mục đích khi triển khai xây dựng mạng TSLCD nên chưa chú trọng đến việc sử dụng mạng TSLCD.

Thứ ba, mặc dù, Bộ TTTT đã ban hành văn bản 2336/BTTTT-ƯDCNTT ngày 21/7/2008 hướng dẫn kết nối, sử dụng mạng TSLCD và thông tư 23/2011/TT-BTTTT ngày 11/8/2011 quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an BTTTT ngày 11/8/2011 quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin trên mạng TSLCD của các cơ quan Đảng và Nhà nước nhưng nhiều Sở TTTT tỉnh, thành phố chưa nắm rõ và bị động trong việc hướng dẫn triển khai tại địa phương…

Còn tình hình cụ thể tại các địa phương, mạng TSLCD đã được các địa phương cho biết cũng vẫn còn một số vấn đề về tốc độ. Ông Lê Hữu Thịnh, Giám đốc Sở TT&TT Đắc Lắc cho biết địa bàn Đắc Lắc rộng, nhiều huyện xa trên hàng trăm km. Tín hiệu của mạng TSLCD có âm thanh tốt nhưng số huyện ở xa thì chỉ triển khai cáp đồng nên cần nghiên cứu nâng cấp độ lên gấp đôi.

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở TT&TT Vĩnh Long cho biết mạng chuyên dùng ở Vĩnh Long phát huy tốt, đã kết nối 65 điểm, lắp đặt hầu hết thiết bị. Chất lượng sử dụng tốt. Từ tỉnh đến xã đã có mạng VPN. Đường truyền thông từ xã về tỉnh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT Bắc Ninh cho biết mạng chuyên dùng tốt rồi nhưng ở đồng bằng Bắc Bộ, tốc độ đường truyền thấp. Nếu các cán bộ cùng một lúc vào cổng là nghẽn luôn, nếu được mạng Metro như Hà Nội, TP. HCM thì tốc độ sẽ cao hơn.

Tại cuộc họp hội đồng giám đốc CNTT họp phiên đầu tiên, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục ứng dụng CNTT, Phó Chủ tịch Hội đồng giám đốc CNTT cơ quan nhà nước đã đánh giá mạng chuyên dùng đã có thể mang vào sử dụng được, Cục Bưu điện Trung ương sớm báo cáo VNPT khai trương toàn quốc.

Cục Bưu điện Trung ương cũng cho biết thời gian tới Tập đoàn VNPT báo cáo Bộ và sẽ tổ chức khai trương chính thức mạng TSLCD trên quy mô toàn quốc.

HM

Tin nổi bật