81% lãnh đạo khối dịch vụ tài chính tin chuyển đổi số để tăng trưởng
(ICTPress) - Lãnh đạo khối dịch vụ tài chính (FSI) Châu Á Thái Bình Dương đang tiến bước vào cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, theo một báo cáo mới đây của Microsoft.
Theo báo cáo, 81% lãnh đạo tin tưởng rằng cần chuyển đổi lên vận hành số để có thể kích hoạt tăng trưởng, nhưng chỉ 31% trong số họ tin rằng họ có đủ chiến lược số hóa thời điểm hiện tại. Có một vài yếu tố chủ chốt trong bản khảo sát về chuyển đổi kỹ thuật số do Microsoft châu Á tài trợ sẽ giúp hiểu hơn về việc nắm bắt CMCN 4.0 của các lãnh đạo khối FSI tại khu vực.
81% người tham dự khảo sát đồng ý rằng, điện toán đám mây (ĐTĐM) là phần quan trọng của chiến lược và họ đều đồng thuật rằng nắm bắt được các dữ liệu mới có thể tạo ra luồng doanh thu mới. Sự tiến bộ về công nghệ đã khai mở cuộc CMCN 4.0, với những công nghệ tiên tiến như IoT, AI, phân tích dữ liệu tiên tiến và thực tế hỗn hợp được củng cố sức mạnh bởi ĐTĐM để tạo ra những khả năng không giới hạn trong việc chuyển hóa phương thức sống, làm việc và giải trí của nhân loại.
Trong cuộc cách mạng này, cùng với việc đô thị hóa nhanh chóng, sự gia tăng của lực lượng lao động thế kỷ và nền kinh tế toàn cầu hóa đã đẩy mạnh sự thay đổi cả về kính tế và xã hội đột biến.
Nghiên cứu chuyển đổi kỹ thuật số của Microsoft Châu Á đã khảo sát 1494 lãnh đạo thuộc 5 khối ngành tại Châu Á Thái Bình Dương làm việc cho các doanh nghiệp (DN) có hơn 250 nhân sự trên 13 nước bao gồm: Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Đài loan và Thái lan. Toàn bộ người tham dự đều đạt tiêu chuẩn về chiến lược số hóa vận hành. 335 người tham dự là lãnh đạo thuộc khối FSI.
Ngay cả khi phần lớn các lãnh đạo DN nhận thức được sự cần thiết phải chuyển đổi số để xử lý các vấn đề về thay đổi vận hành, báo cáo chỉ ra rằng hành trình chuyển đổi của hầu hết các tổ chức châu Á vẫn còn ở giai đoạn trứng nước. Trong thực tế, chỉ có 31% lãnh đạo DN có chiến lược chuyển đổi số hoàn thiện và 53% đang tiến hành các sáng kiến chuyển đổi số cụ thể cho các bộ phận kinh doanh đặc thù. 16% vẫn còn rất hạn chế hoặc chưa có chiến lược.
Theo báo cáo của Capgemini về thế giới bán lẻ, 15% khách hàng ngân hàng có khả năng từ bỏ ngân hàng của họ khi so sánh độ dễ dàng sử dụng và cấp độ dịch vụ; và các ngân hàng phải làm nhiều hơn nữa để khách hàng chuyển từ chi nhánh thực về mặt vật lý đến giao dịch kỹ thuật số. Ngoài ra, Avanade chia sẻ, 80% khách hàng xem xét cá nhân hoá dịch vụ như là yếu tố quan trọng dẫn dắt khách hàng chuyển đổi doanh nghiệp bảo hiểm.
Ông Phạm Trần Anh, Phó Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết: "Nghiên cứu chuyển đổi số của Microsoft châu Á đã cho thấy các DN FSI đã bắt đầu những hành động cần thiết để chuyển đổi kỹ thuật số nhằm giải quyết những thách thức và nắm bắt cơ hội của CMCN 4.0 tại khu vực. Tuy nhiên, FSI khu vực cũng chưa hành động đủ nhanh để tận dụng giá trị, tạo ra tầm nhìn lớn hơn từ dữ liệu hiện hành và dữ liệu mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, đặc biệt là đưa ra các dịch vụ cá nhân hoá và mở rộng các kênh kỹ thuật số. Chúng tôi kêu gọi tất cả các lãnh đạo DN FSI chuyển đổi để phát triển mạnh mẽ.
Tại Microsoft, chúng tôi tin rằng việc chuyển đổi nằm trên 4 trụ cột chủ chốt là trao quyền cho nhân viên; kết nối chặt chẽ với khách hàng; tối ưu hóa hoạt động và chuyển đổi cùng sản phẩm mới, dịch vụ hoặc các mô hình kinh doanh mới; và dữ liệu và đám mây chính là các yếu tố quan trọng".
Ưu tiên cho chuyển đổi số nhưng thiếu sự chuyển đổi thực sự
Microsoft đã xác định 4 trụ cột chính cho chuyển đổi:
Gắn kết khách hàng: người tiêu dùng đang trở nên thông thái hơn bao giờ hết, nhờ truy cập vào dữ liệu nên họ luôn biết rõ về dịch vụ hoặc sản phẩm trước khi tham gia. Các tổ chức FSI hiện nay cần phải tái tạo các trải nghiệm khách hàng và cung cấp thêm giá trị thông qua tầm nhìn liên quan. Việc cung cấp tới khách hàng này cần tự nhiên, cá nhân hóa và sáng tạo trong suốt hành trình của khách hàng để gia tăng mức độ phù hợp, lòng trung thành và tạo ra lợi nhuận.
Trao quyền cho nhân viên: phương thức làm việc của chúng ta đã tiến nhanh đáng kể. Điều quan trọng là trao quyền cho lao động kỹ thuật số có cam kết với chất lượng cao có thể làm việc và cộng tác ở bất cứ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào, với các công cụ năng suất hiện đại có thể truy nhập dữ liệu liền mạch. Điều này sẽ giúp các tổ chức đổi mới nhanh hơn, đáp ứng các nguyên tắc cần tuân thủ và cung cấp những trải nghiệm khách hàng xuất sắc.
Tối ưu hóa hoạt động: Những công nghệ vượt trội như trí tuệ nhân tạo và IoT thúc đẩy tiềm năng giúp các DN tối ưu hóa vận hành. Tổ chức có thể có tầm nhìn sâu sắc về nguy cơ và các mô hình hoạt động nhờ những phân tích tiên tiến và hành động theo thời gian thực để tối ưu hóa quản lý rủi ro và đáp ứng yêu cầu quản lý.
Chuyển đổi sản phẩm và mô hình kinh doanh: Cơ hội nhúng phần mềm và công nghệ trực tiếp vào sản phẩm và dịch vụ đang chuyển đổi phương thức để các tổ chức cung cấp dịch vụ, đưa ra mô hình kinh doanh mới và đột phá thị trường truyền thống. Các tổ chức FSI hiện nay có thể điều tiết linh hoạt nhờ các hệ thống mở, được kết nối thông qua quy trình kỹ thuật số tự động hóa cao, nhằm hỗ trợ phát triển sản phẩm mới để tối ưu hóa chiến lược kênh phân phối, mà vẫn đảm bảo mong đợi của khách hàng và cổ đông về an ninh, bảo mật và tính minh bạch.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lãnh đạo DN FSI ưu tiên chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số:
Trong thực tế, theo Capgemini, ít hơn 50% khách hàng thế hệ Y (Gen Y) trên toàn cầu muốn ở lại ngân hàng đầu tiên, là những ngân hàng giúp khách hàng được ưu tiên trong thời đại kỹ thuật số. "Không ngạc nhiên khi việc nắm bắt khách hàng là ưu tiên hàng đầu trong số hóa. Hiểu biết về khách hàng là loại tiền tệ mới cho các tổ chức FSI”.
Công nghệ mới nổi được quan tâm
ĐTĐM và việc giảm chi phí thiết bị đã làm các tổ chức dễ dàng hơn trong chuyển đổi số, 83% lãnh đạo FSI phản hồi.
Dù sao, trong 12 - 18 tháng kế tiếp, các lãnh đạo châu Á vẫn quan tâm đến việc khám phá công nghệ mới nổi để gia tăng tiến trình chuyển đổi. 5 công nghệ được quan tâm nhất là:
Internet of Things (IoT): mạng lưới các cảm biến nhúng vào thiết bị để thu thập dữ liệu hoặc được điều khiển từ xa. Ví dụ như ứng dụng IoT được sử dụng trong các máy ATM để dự đoán bảo trì;
Trí tuệ nhân tạo (AI): máy móc thông minh hoặc phần mềm có thể tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Đây là những giải pháp có thể nhìn thấy, nghe, nói và hiểu nhu cầu và cảm xúc, bằng cách sử dụng các phương pháp thông tin liên lạc tự nhiên, được tăng cường bởi lượng lớn các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau;
Máy tính thế hệ kế tiếp: máy vi tính và phần mềm có thể xử lý ngôn ngữ tự nhiên, cử chỉ và hình ảnh. Ví dụ như chatbots và Skype Translator của Microsoft;
Phân tích tiên đoán: ứng dụng và công cụ hiện đại dựa trên đám mây cho phép các tổ chức có tầm nhìn hữu dụng thông qua khai thác dữ liệu và phân tích tiên đoán trong thời gian thực; và
Điện toán lượng tử: thế hệ máy tính kế tiếp sử dụng các hệ thống tính toán khác nhau để giải quyết các phương trình dữ liệu nhanh hơn nhiều so với máy tính truyền thống.
Ông Phạm Trần Anh chia sẻ: “Công nghệ mới nổi như đám mây, phân tích và những công nghệ mới như AI và IoT sẽ cung cấp tiềm năng cho DN chuyển đổi số. Nhưng chuyển đổi chỉ diễn ra khi các DN đồng hành cùng nhân sự của họ. Trang bị cho nhân viên những công cụ phù hợp để họ đáp ứng công việc hiệu quả hơn, nắm bắt dữ liệu tốt hơn nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất là những bước quan trọng của tiến trình này”.
Những rào cản của chuyển đổi số tại châu Á – Thái Bình Dương
Dù chuyển đổi số mang lại lợi ích không thể phủ nhận cho cả DN và người lao động, nhưng hành trình chuyển đổi số vẫn chậm, vì chỉ có 31% DN có sẵn chiến lược số hoàn thiện.
Theo các lãnh đạo DN tham gia khảo sát, các rào cản chuyển đổi số trong FSI là:
Đe dọa an ninh gia tăng trong nền kinh tế số là có thật và không thể bỏ qua. Tấn công mạng và lừa đảo là quan tâm hàng đầu của ngành ngân hàng hiện nay. Ngân hàng hiện đang chịu áp lực liên tục về quy định, tuân thủ yêu cầu chống rửa tiền, theo Morgan Stanley, có khoảng 280 tỉ USD tiền phạt tính từ năm 2009. Vẫn tồn tại nhận thức trong số các nhà lãnh đạo là đám mây kém an toàn. Dù vậy, trong thực tế, theo khảo sát của Microsoft tại châu Á- Thái Bình Dương trên 1.200 lãnh đạo CNTT tiến hành vào tháng 9/2016 thì 87% lãnh đạo tin rằng trong dài hạn, đám mây sẽ an toàn hơn.
"Mọi người không sử dụng công nghệ mà họ không tin tưởng. Đây là một quy tắc vàng áp dụng cho các tổ chức, cá nhân vì chúng ta đang sống trong thế giới ưu tiên di động, ưu tiên đám mây. Đảm bảo an ninh, bảo mật và tuân thủ là chìa khóa để các tổ chức FSI chuyển đổi số thành công. Vì vậy, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm cần có một cách tiếp cận mới và tích hợp, điều mà Microsoft đã và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ để bảo vệ khách hàng", ông Phạm Trần Anh nhấn mạnh.
Sứ mệnh của Microsoft là giúp trao quyền cho mọi người và mọi tổ chức trên hành tinh đạt được nhiều hơn - xây dựng những công nghệ để nhân loại có thể đổi mới, xây dựng công nghệ riêng của họ và tạo ra các giải pháp thực thi nhiệm vụ cần làm. Microsoft là tập đoàn duy nhất có thể giúp các doanh nghiệp mọi quy mô tận dụng hạ tầng hiện tại, đạt mục tiêu số hóa vận hành thông qua các giải pháp công nghệ linh hoạt, tích hợp, đáng tin cậy nhất theo các tiêu chuẩn an ninh, bảo mật và kiểm soát, tuân thủ và minh bạch hàng đầu thế giới.
QA