Vì sao tin tức giả có thể lan truyền nhanh chóng trên Facebook?
Những nghiên cứu mới đây đã cho thấy việc giáo dục nhận biết tin tức giả và công nghệ sàng lọc có thể sẽ không đủ. Cấu trúc của mạng xã hội có thể khiến cho chúng ta trở thành những con mồi.
Công nghệ quảng bá chuyên sâu là phương thức giúp tin tức giả lan truyền nhanh chóng. Ảnh: GI |
Việc tin tức giả lan truyền trên mạng đã trực tiếp ảnh hưởng tới các sự kiện lớn như Brexit hay bầu cử Mỹ. Các công ty lớn như Alphabet và Facebook đã làm nhiều cách để diệt bỏ nguồn tin này, hoặc ít nhất giúp người dùng có khả năng nhận diện. Nhiều người cho rằng chúng ta cần bắt đầu việc giảo dục con trẻ suy nghĩ thực tế từ ngay lúc còn trẻ.
Việc hiểu rõ nguồn gốc và phương thức phát tán của tin tức giả cũng quan trọng không kém. Khác với một loại virus thông thường, tin tức giả không hướng tới con người ta một cách ngẫu nhiên. Nhờ vào kho tin tức dồi dào trên mạng xã hội và hình thức quảng cáo online, những người thiết lập nên chúng có thể nhằm thẳng vào những nạn nhân đắt giá nhất để phát tán.
Trong một nghiên cứu mới nhất từ chuyên gia mạng lưới Christoph Aymanns, Jakob Foerster và Co-Pierre Georg, những người đã thực hiện các giả lập trên máy tính về cách mà tin tức giả lan truyền trên mạng xã hội. Bằng cách sử dụng thuật toán nâng cao, họ sẽ kiểm tra các cá nhân sẽ làm gì để nhận diện tin tức giả, và tìm kiếm nên phương thức phát tán.
Họ nhận ra rằng chất xúc tác cần thiết cho tin tức giả là tim kiếm đúng đối tượng, một điều có thể dễ dàng làm được nhờ vào dữ liệu mà các công ty công nghệ vẫn thu thập và bán cho các nhà quảng cáo. Vấn đề nan giải đầu tiên là tìm kiếm được nhóm “tín đồ” đầu tiên, những người sẽ chia sẻ và bình luận về thông tin này, những người sẽ gợi ý chúng cho bạn bè trên Twitter hay Facebook. Những tin tức giả sẽ lan truyền nhanh hơn khi nhắm tới những người ít cập nhật tin tức, những người khó có khả năng phân biệt thông tin thật giả.
Chính vì thế, chúng ta đã vô tình tạo ra một môi trường xã hội lý tưởng cho căn bệnh tin tức giả. Chỉ cần những nhà marketing có thể lựa chọn được đúng những chuyên mục mà người dùng quan tâm, nó có thể tạo nên cầu nối kinh tế. Nếu sử dụng sai mục đích, nó lại thành một công cụ để tẩy não.
Thật khó để thay đổi điều này khi mà các mạng xã hội giờ đây tập trung chủ yếu vào công nghệ quảng bá. Aymanns đưa ra giả thuýet rằng các công ty lớn có thể ngăn chặn tin tức giẳ bằng cách không cho chạy quảng cáo dựa trên góc nhìn chính trị, hay thậm chí ngừng mọi hoạt động quảng cáo trong thời gain bầu cử. Điều này gần như là bất khả thi khi mà quảng bá đã trở thành trái tim của nền kinh tế. Người ta cũng có thể sử dụng phương thức tương tự như vậy, nhắm tới những người dễ bị lung lạc bởi tin tức giả nhất, đưa cho họ thêm các thông tin hữu ích giúp tránh bị lừa.
Nghiên cứu này cũng đưa ra một kết luận khả quan rằng bằng việc tăng cường nhận thức về tin tức giả, các chiến dịch này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Chúng sẽ khó thành công hơn khi những cá nhân hiểu được cách thức phân biệt tin tức và nhận thức được rằng có những người lan truyền thông tin giả đang hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc cần tăng cường các chiến dịch quảng cáo đại chúng, giống như cách mà Facebook đã làm trước thềm cuộc bầu cử Pháp vào tháng 5 vừa qua.
Tin tức giả giống như một con virus vậy. Giáo dục chỉ như một liều thuốc vắc-xin, chứ không thể diệt trừ tận gốc nỗi lo.
Theo Hoàng Việt (theo Bloomberg)/congluan.vn