Suốt đời cho Trung Đông
(ICTPress) - Anthony Shadid, nhà báo nước ngoài hai lần đoạt giải thưởng báo chí Pulitzer vừa ra đi hôm thứ Năm tuần trước ở tuổi 43. Ông say mê khu vực Trung Đông bởi vì ông là Mỹ gốc Liban và sau đó là những gì ông đã được chứng kiến trực tiếp tại khu vực này.
Anthony Shadid ở Cairo làm việc cho New York Times, đang ghi chép trên nóc một chiếc xe bus trong cuộc cách mạng ở Ai Cập tháng 2/2011 |
Shadid dành phần lớn sự nghiệp ở khu vực này như là một nhà báo đầu tiên là với hãng tin AP; sau đó là tờ The Boston Globe; tiếp đến là The Washington Post, mà thời gian làm báo đây ông đã hai lần đoạt giải báo chí Pulitzer vào năm 2004 và 2010; và sau đó ông làm việc cho New York Times. Thời điểm ông tử nạn các dấu hiệu cho thấy ông bị một cơn hen, trong khi đang làm nhiệm vụ cho Times ở Syria.
Times đã tuyển Shadid cuối năm 2009, được xem là một sự đột phá cho tờ báo, vì ông rất được kính trọng như là một phóng viên dũng cảm, một người quan sát say mê, một nhà phân tích sâu sắc và có một phong cách làm việc say mê. Các tác phẩm báo chí của ông chủ yếu viết về những người dân rất đỗi bình thường ở Trung Đông đã bị đẩy tới việc phải trả một cái giá khủng khiếp cho việc sống ở khu vực này - hoặc thuộc về một tôn giáo, một nhóm thiểu số hay một tầng lớp xã hội.
Ông được nhiều bạn đọc Times biết đến gần đây với những tác phẩm phản ánh toàn diện mùa Xuân Ai Cập bằng con mắt trong trẻo. Shadid đã viết về những thay đổi sâu sắc quét qua khu vực này - trong đó có những thông điệp từ Lebanon và Ai Cập. Với những bài viết này Times đã đề cử ông cùng với nhóm đồng nghiệp gửi bài viết tham dự giải thưởng báo chí Pulitzer 2012 thể loại phóng sự quốc tế. Giải thưởng này sẽ được công bố vào tháng 4.
Trong trích dẫn đề cử, Times viết:
“Đắm chìm trong cả lịch sử chính trị và cả văn hóa Ả rập, Shadid đã sớm nhận thấy sự chuyên quyền, các thói quen sợ hãi cố hữu, thụ động và tuyệt vọng đang bị lật đổ. Ông đã đưa tiếng nói của một nhà thơ, một thấu cảm sâu sắc đối với con người bình thường và khả năng không ai sánh được vào những thông điệp thiết tha của ông”.
Công việc của Shadid luôn gặp hiểm nguy to lớn. Năm 2002, là phóng viên của The Globe, ông đã bị bắn vào vai trong khi ghi chép ở Ramallah, ở bờ Tây. Tháng 3 năm ngoái, Shadid và ba đồng nghiệp nhà báo khác của Times - Lynsey Addario, Stephen Farrell và Tyler Hicks - đã bị quân đội của Qaddafi bắt cóc ở Libya. Sau đó, họ bị giam giữ 6 ngày và bị đánh đập trước khi được thả ra.
Cuối năm ngoái, khi các quan chức Syria hăm dọa ông về việc hiện diện của ông tại đây và khi gia đình ông bị các tổ chức Syria ở Lebanon theo dõi, tuy nhiên, Shadid vẫn trốn được đến biên giới để phỏng vấn những người phản đối Syria, những người đã bị bắn và tra tấn để trở lại đường phố.
“Ông có một sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về khu vực này. Hơn bất cứ thứ gì, nỗ lực của ông là kết nối để đưa tin về những con người thực, và để hiểu cuộc sống của họ. Đó là những gì tạo nên những tác phẩm báo chí của ông trở nên đặc biệt. Đó không chỉ là vấn đề ngoại giao mà là vấn đề con người, và cuộc sống của của những người dân đã bị tác động sâu sắc bởi các sự kiện thế giới như thế nào”, Martin Baron, biên tập viên của Boston Globe nơi Shadid làm việc trong thời gian Shadid ở đây, đã trả lời phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ 5.
Shadid sinh ở thành phố Oklahoma, Mỹ ngày 26/9/1968, là con trai của Rhonda và Buddy Shadid. Shadid chỉ thành thạo tiếng Ả rập chỉ khi đã trưởng thành, đã nhận bằng cử nhân khoa học chính trị và báo chí của trường Đại học Wisconsin năm 1990. Sau đó ông làm việc cho hãng tin AP, đưa tin từ Cairo, trước khi chuyển sang The Globe vào năm 2001. Ông làm việc cho Washington Post từ 2003 đến 2009.
Shadid gia nhập Times vào ngày 31/12/2009, với cương vị là Trưởng đại diện ở Baghdad, và trở thành trưởng đại diện của tờ báo tại Beirut, Lebanon vào năm ngoái.
Shadid là tác giả của 3 cuốn sách: Legacy of the Prophet: Despots, Democrats and the New Politics of Islam” (2001) (Tạm dịch: Di sản tôn giáo: Sự chuyên quyền, Dân chủ và Đời sống chính trị mới của đạo Hồi”); “Night Draws Near: Iraq’s People in the Shadow of America’s War” (Tạm dịch: Đêm tối đang đến gần: Người dân Iraq trong cái bóng của cuộc chiến tranh của Mỹ”) (2005); và “House of Stone: A Memoir of Home, Family, and a Lost Middle East,” (Tạm dịch: “Ngôi nhà bằng đá: Nỗi nhớ nhà, Gia đình và một Trung Đông mất mát”) sẽ được Houghton Mifflin Harcourt xuất bản vào tháng tới.
Trong một bài báo trang nhất cho Times năm ngoái, Shadid đưa tin từ Tunisia vào giữa cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả rập, đã thể hiện khả năng nổi trội của ông là kết hợp sự chuyên nghiệp, nhạy cảm và phong cách riêng.
“Chủ nghĩa lý tưởng của cuộc nổi dậy ở Ai Cập và Tunisia, nơi quyền lực của đường phố đã thể hiện tính mỏng manh của quyền lực, đã khơi dậy sự thay đổi được dự báo của thế giới Ả rập. Nhưng cuộc cách mạng chưa chấm dứt của Lybia, thôi thúc vì đang không thể giải quyết, minh họa hiểm họa như thế nào khi sự thay đổi phát tiết trong giai đoạn Mùa Xuân Ai Cập”, Shadid đã viết.
“Mặc dù cờ của quân nổi dậy đã dương lên ở Tripoli. Sự lãnh đạo của họ đã bị rạn nứt và rơi vào tăm tối; những mục đích và tác động của người theo đạo Hồi về vị trí của mình chưa có dấu hiệu ổn định; đại tá Qaddafi nói chung đã gợi lại Saddam Hussein; và những người nước ngoài đã và đang bị cuốn vào cuộc chiến theo hình thức can thiệp, đã từ lâu rất nguy hiểm tới thế giới Ả rập. Không phải để kể lể, tuy nhiên, đã có quá nhiều người trẻ tuổi ở khu vực này cầm súng”, ông viết tiếp.
Mai Anh
Theo NY Times, CNN