(ICTPress) - Những hình ảnh dưới đây là vài hình ảnh về cuộc sống đời thường và thành phố Hyderabad trong những lần hiếm hoi chúng tôi được đi và tự khám phá.
Tôi có may mắn được đến Hyderabad, Ấn Độ vào mùa hè này. Trước đó chỉ được nghe đến Hyderabad là nơi tổ chức Hội nghị Toán quốc tế 2010 và nhân dịp này GS. Ngô Bảo Châu đã được trao Huy chương Field.
Ngoài thông tin trên tôi không đọc được thông tin nào khác về Hyderabad, Ấn Độ bằng tiếng Việt trên mạng.
Hyderabad là thủ phủ của bang Andhra Pradesh, phía Nam Ấn Độ, nằm trên đôi bờ Musi và đồng bằng Deccan. Là một thành phố có lịch sử và truyền thống 400 năm tuổi, hiện nay Hyderabad đang cạnh tranh “vương miện” thành phố CNTT của Ấn Độ với Bangalore, Chennai. Microsoft và Google cũng có trụ sở tại đây.
Tuy là sang học khóa học về CNTT, viễn thông mà chúng tôi gồm các thành viên từ hơn 10 nước ở châu Á lại không được sắp xếp một buổi đi thăm một công ty CNTT mặc dù có kiến nghị với ban tổ chức lớp học ngay từ buổi đầu.
Khâu tổ chức của nước bạn Ấn Độ có lẽ còn nhiều điều phải bàn bởi có quá nhiều điều bức xúc mà các học viên trong suốt quá trình ăn, ở, đi lại và học tập tại đây trình bày với ban tổ chức vào cuối khóa học. Tôi là người quen “đi bụi” nên cứ được đi, được ngắm, được biết thêm đã là cảm thấy may mắn rồi.
May mắn nhất có lẽ là được giao lưu, học hỏi các thầy dạy trên lớp, các đồng nghiệp làm việc về lĩnh vực ICT ở nhiều nước và tìm hiểu được nhiều thông tin về người Ấn Độ. Giờ nghĩ lại tôi vẫn sung sướng nhất là cuối khóa học những gương mặt mệt mỏi, không vui của các đồng nghiệp các nước những ngày đầu mới đến Hyderabad bởi những điều kiện ăn, ở học tập quá khó khăn và đối với một số người là không tưởng tượng được đã rạng rỡ hơn hẳn. Mọi người dường như quên hết và gặp nhau là trao đổi kinh nghiệm và trêu đùa không ngừng. Có lẽ tiếng cười và sự gần gũi đã làm mọi thứ tươi mới.
Thời gian học không quá dài và tình hình an ninh ở Ấn Độ không phải lúc nào cũng an toàn nên việc đi lại của chúng tôi luôn được ban tổ chức kiểm soát tương đối chặt chẽ nên việc tìm hiểu cuộc sống bên ngoài không nhiều.
Những hình ảnh dưới đây là vài hình ảnh về cuộc sống đời thường và thành phố Hyderabad trong những lần hiếm hoi chúng tôi được đi và tự khám phá.
|
Một cửa hàng bán đồ mỹ nghệ lưu niệm tại làng nghề truyền thống |
|
Những bức tượng về các nhân vật Ấn Độ được đặt ở nhiều nơi nhưng dường như đều rất nhỏ |
|
Trạm BTS và phương tiện giao thông chen nhau như nêm cối |
|
Hyderabad nổi tiếng với những công trình đá trắng nhưng rất ít người vào tham quan |
|
Một góc chợ Hyderabad tương đối gọn gàng |
|
Những phụ nữ bế em nhỏ ăn xin dọc đường là khá phổ biến |
|
Hiếm hoi có một phụ nữ đạo Hồi không che mặt |
|
Charminar - một kiến trúc, biểu tượng 400 năm tuổi của Hyderabad nhưng không làm cho khách viếng thăm nhớ đến nhiều |
|
Một ông lão xin được một chút cơm thừa và vội vàng quay một góc ở Charminar để ăn |
|
Bán hàng bất cứ chỗ nào |
|
Một cảnh đời khác |
|
Những phương tiện khá phổ biến cùng với xe tuk tuk |
|
Những biển hiệu cảnh báo cẩn thận không mất đồ như thế này khá phổ biến |
|
Món ngô rang trộn với hành sống được bán ở nhiều địa điểm đông người |
|
Tượng Phật Cô-đàm lớn nhất ở Ấn Độ được làm từ đá granite nguyên khối, cao 17 mét và nặng 320 tấn, được đặt giữa hồ Hussain Sagar vào 1/12/1992 - một hồ nhân tạo, là điểm chia tách giữa hai thành phố Hyderabad và Secunderabad
|
|
Cả Hyderabad là công trường |
HM