Thụy Điển giới thiệu bộ công cụ giúp giải mã thông tin trên Internet
Dự án “Giả mạo ≠ Sự thật” vừa được Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp cùng trường THCS Thực Nghiệm Hà Nội tổ chức phát động.
Đây là bộ công cụ mang tính truyền cảm hứng, nhằm giúp các giáo viên và học sinh cấp tiểu học có thể triển khai những bài học về chủ đề này theo cách tương tác, hấp dẫn và có hệ thống ngay tại lớp học.
Ngày nay trong thời đại của Internet, ngày càng nhiều thông tin được lan truyền nhanh hơn so với một vài thập kỷ trước đây. Thông tin trên Internet và các trang mạng xã hội đang ngày càng phổ biến, trở thành nguồn chính để gửi và nhận thông tin trong giới trẻ.
Vì vậy, kiến thức thông tin và khả năng phân biệt thông tin đáng tin cậy và không đáng tin cậy vì thế trở nên quan trọng. Và để làm được điều đó đòi hỏi cả kiến thức, sự hiểu biết và nắm chắc các công cụ kiểm tra thực tế thích hợp. Giả mạo ≠ Sự thật cung cấp các công cụ như vậy để trao quyền cho các bạn thanh thiếu niên để tiếp cận và sử dụng Internet.
Bà Victoria Rhodin Sandstrom, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam |
Bà Victoria Rhodin Sandstrom, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ: "Trẻ em vốn sinh ra với sự hiếu kì, mong muốn tìm tòi và theo tôi điều này nên được khuyến khích. Môi trường trực tuyến cung cấp một cơ hội tuyệt vời để kết giao với bạn bè, cập nhật kiến thức và kết nối với thế giới.
Tuy nhiên, Phó Đại sứ cũng cho rằng ở Thụy Điển, Việt Nam và trên toàn thế giới, chúng ta cần cung cấp cho trẻ em và thanh thiếu niên các công cụ cần thiết để tách thông tin cậy khỏi thông tin không đáng tin cậy. "Chúng ta cần khuyến khích, trang bị khả năng tự đặt câu hỏi về việc thông tin đến từ đâu, chúng có đáng tin cậy không nhằm giúp các em tối đa hóa những lời ích của khối lượng thông tin khổng lồ trên mạng Internet".
Tài liệu giáo dục về Giả mạo # Sự thật chủ yếu dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, trang bị tư duy phê phán nhằm đánh giá một nguồn thông tin và những kỹ năng giúp giải mã thông tin. Tài liệu được chia làm ba phần riêng biệt nhưng có liên kết với nhau.
Phần một tập trung về đánh giá nguồn thông tin, gồm có một bài giảng ngắn kèm theo thực hành cho học sinh; Phần hai là sự kết hợp giữa các hướng dẫn và bài tập liên quan đến hoạt động truyền thông dẫn dắt, bao gồm khả năng xem xét, phân tích, giải mã các kỹ thuật liên quan đến ngôn từ, hình ảnh, âm thanh để thúc đẩy quan điểm theo một chiều hướng cụ thể; Phần ba khuyến khích, hướng dẫn các bạn học sinh thực hành bắt tay làm một bộ phim tuyên truyền sử dụng các công cụ có sẵn như điện thoại di động thông minh kết nối internet.
Bộ công cụ "Giả mạo ≠ Sự thật " được biên soạn và phát triển bởi các cơ quan Thụy Điển như Viện Thụy Điển, Hội đồng Truyền thông Thụy Điển, Quỹ Internet Thụy Điển và sáng kiến The Viral Scrutinee của Báo Metro.
BJ