Chụp ảnh báo chí - những cảm xúc dai dẳng
(ICTPress) - Denis Balibouse, nhà báo ảnh của Reuters vừa có một tác nghiệp khó khăn ở Sierre, Tây Thụy Sỹ về một vụ tai nạn và chia sẻ những cảm xúc, kinh nghiệm và trên hết là những tấm hình biết nói qua bài viết dưới đây.
Tôi đã có giấc mơ trở thành nhiếp ảnh gia, đó sẽ là kết hợp làm việc kiểu Ansel Adams, Michael Kenna và Hirochi Sugimoto, bất chấp thiên nhiên và chụp ảnh phong cảnh đen và trắng. Tuy nhiên, tôi là một nhà báo ảnh, và ảnh tôi chụp liên quan đến tin tức: phần lớn là thể thao, chính trị và tài chính, nhưng đôi khi cả những sự kiện thót tim.
Tuần trước tôi ở Sierre, Tây Thụy Sỹ, một xe bus chở 52 người bị đâm vào đường hầm, 6 người lớn và 22 trẻ em tử nạn.
Đêm thứ 3 tuần trước tôi ở nhà, sau một ngày bình lặng đang làm các công việc thủ tục hành chính. 10h31' tối, tôi nhận được một tin nhắn. Tin nhắn ngắn nhưng mô tả một tai nạn liên quan đến một xe bus nước ngoài ở một đường hầm trên đường của mô tô. Tin nhắn cho biết có nhiều người thương vong và cấm báo chí vào đường hầm.
Sau một cuộc gọi ngắn tới nhân viên cảnh sát đang trực để đánh giá tình hình, tôi cầm ngay đồ nghề, nói với vợ là tôi sẽ trở về sớm nhất có thể và lái xe 120 km đến Sierre. Thường thì những câu chuyện như thế này qua rất nhanh, và đôi khi không đáng để đưa lên mặt báo, nhưng tôi thấy một cảm giác bất an về điều này.
Trong khi lái xe tôi đã có thời gian nghĩ về cách để tác nghiệp. Tôi cố gắng chuẩn bị nhiều thứ tôi có thể vì biết rằng tại hiện trường nhiều thứ có thể thay đổi nhanh chóng. Tôi đến được chỗ đó ngay trước lúc nửa đêm và kiếm một chỗ an toàn trên cầu trên đường ra của mô tô, quan sát cửa ra của đường hầm, cách 365,5m hiện trường.
Có 4 chiếc trực thăng đỗ ở giữa các nhà báo và những người ở hiện trường trên chiếc cầu và cửa đến đường hầm. Tầm nhìn trên cầu hạn chế. Tình hình tồi tệ hơn lại buộc tôi phải bình tĩnh. Tôi chỉ nhìn thấy hai xe cấp cứu trong một giờ đồng hồ.
Lúc 1 giờ sáng tất cả các cơ quan báo chí đều có 1 người chụp ảnh tại hiện trường. Tôi nhận được một tin nhắn khác thông báo một cuộc họp báo lúc 5 giờ sáng. Khi chúng tôi không thể trở về nhà, phóng viên ảnh địa phương đã mời chúng tôi đến chỗ ở của cô ấy uống café.
Sau khi uống café, chúng tôi đã quyết định quay trở lại đường hầm khi nhân viên báo chí không thông báo cho chúng tôi có thể tiếp cận hiện trường tai nạn vào buổi sáng hoặc liệu xe bus có được kéo ra trước 5 giờ sáng.
Ngay sau 5 giờ sáng, trưởng đồn cảnh sát Valaisan Cantonal đã thông báo có 28 thương vong. Mức độ của thảm kịch đến như là một thảm họa đối với tất cả chúng tôi.
Tôi bắt đầu biên tập các bức ảnh của cuộc họp báo khi nhận được sự đồng ý tiếp cận hiện trường và chụp công tác di rơi rời những mảnh vụn. Những bức ảnh của tôi đến lúc đó chỉ là bắt đầu của câu chuyện thảm kịch. Tôi biết rằng điều gì sẽ đến và nóng lòng đợi chờ những gia đình nạn nhân xấu số.
Tôi nghĩ thật khó khăn khi chụp ảnh sự đau khổ của người khác, nhưng phần công việc của chúng tôi là phải chịu đựng để chứng kiến các sự kiện này. Tất cả chúng tôi đều biết máy ảnh có thể là một loại rào cản, ngăn chúng tôi khỏi những cảm xúc đang diễn ra trước mắt. Tôi đã có nhiều cảm xúc như vậy khi đi nơi này đến nơi khác chụp ảnh và tôi có thể cảm nhận cảm xúc xung quanh thảm kịch đang dấy lên trong lòng.
Những câu chuyện như thế này luôn dẫn đến những câu hỏi về cách làm thế nào để đưa tin. Ở một nơi yên tĩnh và trật tự như Thụy Sỹ, nơi tồn tại một thỏa thuận của một lời hứa danh dự với cảnh sát là không chụp những bức ảnh làm xáo lộn hay người đã mất, vậy làm thế nào để chúng tôi ghi lại những nỗi đau của những người đã bị chấn động bởi sự kiện khủng khiếp này?
Khi tôi so sánh những gì tôi nhìn thấy từ khu vực tai nạn hoặc thậm chí những bức ảnh chụp bên ngoài hiện trường nơi các đồng nghiệp người Bỉ đang tác nghiệp khi có sự xuất hiện của các em học sinh và bố mẹ sau vụ tai nạn này, tôi bắt đầu tự vấn về “tin” nào công chúng có quyền được biết bắt đầu và kết thúc?
Liệu cảnh sát có cho chúng tôi vào hầm để chụp ảnh những mảnh vỡ sau khi các dịch vụ cấp cứu đã hoàn thành công việc của mình. Còn cô bé xấu số đang ôm hoa và khóc bên ngoài, liệu có nên chụp cô bé vào lúc đó? Có nhiều câu trả lời cho những câu hỏi khi chúng tôi có nhiều bạn đọc khác nhau; quá nhiều văn hóa và nhiều cách để đưa tin.
Những ngày sau cuộc họp báo 5 giờ sáng đó là đầy những nỗi đau nhưng cũng là những ngày làm việc nhóm và hợp tác rất tuyệt vời giữa các bức ảnh, tin tức và ban truyền hình của Reuters. Làm việc nhóm là yêu cầu rõ ràng của nghề này nhưng có thể khó nắm bắt vào nhiều thời điểm. Tôi rất vui vì có cảm xúc tình bạn trong một nghề khó khăn này, và vào những khoảnh khắc như trưởng phòng ảnh của tôi và một đồng nghiệp khác gọi tôi họ đang đi nghỉ và nhờ giúp đỡ và tôi đã ở đây như thế nào.
Sau 3 ngày đêm, tôi đã về nhà, mệt mỏi nhưng sẵn sàng ôm vợ và con như chưa bao giờ chặt thế, đầu óc của tôi vẫn chưa thoát khỏi hình ảnh những gia đình đã mất mát quá nhiều ở Sierre.
Mai Anh
Theo Reuters