Kích cầu và dịch vụ Viễn thông công ích
Bùi Xuân Chung
Lời mở đầu:
Để khắc phục sự suy giảm kinh tế, đầu tháng 2/2009, Chính phủ đã thực hiện gói kích cầu khoảng 17.000 tỷ đồng. Lĩnh vực Viễn thông công ích (VTCI) có sứ mệnh tạo lập khả năng truy cập cho hơn 70% dân số Việt Nam ở các vùng sâu, vùng xa và cung cấp dịch vụ VTCI cho xã hội. Thực hiện chủ trương kích cầu trong VTCI là chủ trương đúng đắn vì nó có tác động sâu và rộng đến đời sống xã hội đặc biệt là các vùng sâu và vùng xa. Bài viết này sẽ bàn luận cụ thể về việc kích cầu đầu tư và cầu dịch vụ VTCI tại Việt Nam.
1. Đôi điều về kích cầu
a - Kích cầu dưới giác độ kinh tế Vĩ mô
Giải pháp kích cầu dưới giác độ kinh tế vĩ mô, nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn tại điểm E, thực tế mức tổng cầu xã hội đang ở trạng thái đường AD1. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ thực hiện giải pháp kích cầu nhằm dịch chuyển đường cầu từ AD1 về vị trí AD nhằm đạt được mục tiêu phát triển và thực hiện vai trò điều tiết Vĩ mô của mình.
Hình 1. Giái pháp kích cầu
Để thực hiện giả pháp kích cầu Chính phủ sẽ tác động vào các yếu tố cơ bản như chi tiêu hộ gia đình, đầu tư của doanh nghiệp (DN) hoặc chi tiêu tiêu của Chính phủ và giá trị xuất khẩu ròng đem lại.
Giải pháp kích cầu được sử dụng để khắc phục hiện tượng suy thoái kinh tế, khắc phục sự thoái phát trong nền kinh tế hoặc khắc phục tính chu kỳ của nền kinh tế. Khi thực hiện giải pháp kích cầu các vấn đề lạm phát được các nhà hoạch định tài chính vĩ mô quan tâm nhiều, bởi lẽ khi đường Tổng cầu dịch chuyển sang phải đồng thời gây ra sự tăng mức giá chung và là nguyên nhân của lạm phát. Tuy nhiên, bài viết xin đi sâu vào nội dung kích cầu trong VTCI.
b - Chuỗi lợi ích trong cung cấp dịch vụ VTCI
Để có thể tiếp cận đến nội dung kích cầu trong VTCI, chúng ta bắt đầu xem xét chuỗi giá trị trong cung cấp dịch vụ VTCI để có cơ sở tạo lập các giải pháp thực hiện kích cầu. Hình 2 mô tả chuỗi giá trị hình thành nên sản phẩm và dịch vụ VTCI tại Việt Nam.
Hình 2. Chuỗi giá trị cơ bản trong hình thành dịch vụ VTCI
Từ việc phần tích chuỗi giá trị chúng ta có thể nhận thấy những nhân tố cơ bản của cung cấp dịch vụ VTCI nói riêng và kích cầu với dịch vụ VTCI nói chung phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng là cơ bản.
c - Chuỗi cung ứng dịch vụ VTCI
Bên cạnh việc nghiên cứu về nhu cầu chúng ta cần nghiên cứu về chuỗi cung ứng dịch vụ VTCI nhằm khai thông các điều kiện cơ bản trong cung cấp dịch vụ dịch vụ VTCI. Chuỗi cung ứng dịch vụ VTCI được hình thành từ Chính sách của Chính phủ, được coi như là một biện pháp can thiệp của Nhà nước vào thị trường Viễn thông và thực hiện chức năng quản lý Vĩ mô của Nhà nước thông qua các chương trình cung cấp dịch vụ VTCI (Giai đoạn hiện nay là chương trình ban hành theo QĐ74/2005/QĐ-TTg).
Trên cơ sở chương trình cung cấp dịch vụ VTCI của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm xác định vùng công ích, đơn giá hỗ trợ, lãi suất cho vay, danh mục dự án vay, danh mục dịch vụ đặt hàng, đấu thầu và các nội dung khác để cụ thể hóa chương trình của Chính phủ.
Từ nhu cầu của Chính phủ và Bộ TT&TT, Quỹ Dịch vụ VTCI Việt Nam tiến hành các nội dung cho vay ưu đãi, giao kế hoạch, đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ VTCI. Hình 3 sẽ cụ thể chuỗi cung ứng dịch vụ VTCI.
Hình 3. Chuỗi cung ứng dịch vụ VTCI
Từ việc phân tích chuỗi cung ứng dịch vụ VTCI, chúng ta có thể nhận thấy quy mô, loại hình dịch vụ VTCI dựa trên cơ sở cân đối và chính sách phát triển của Chính phủ và khả năng hoạch định của Bộ TT&TT.
2. Giải pháp kích cầu trong cung cấp dịch vụ VTCI
a. Các giải pháp cơ bản
Từ nội dung phần 1 của bài viết chúng ta có thể nhận thấy hai giải pháp cơ bản thực hiện việc kích cầu trong cung cấp dịch vụ VTCI.
Một là, nhóm giải pháp hướng đến việc khuyến khích đầu tư cho VTCI để từ đó gián tiếp tăng tổng nhu cầu đầu tư xã hội và tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ VTCI. Thực hiện giải pháp này thông qua việc cho vay ưu đãi hoặc sử dụng nguồn vốn của Chính phủ và phi chính phủ vào đầu tư cho VTCI, khuyến khích DN viễn thông đầu tư.
Hai là, nhóm giải pháp nhằm khuyến khích người sử dụng gia tăng dịch vụ VTCI. Thực hiện giải pháp này có thể xem xem việc tăng mức hỗ trợ người dân thêm kinh phí trong sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng dịch vụ là những người có thu nhập thấp nên giải pháp này cần được xem xét một cách cẩn trọng.
b. Nội dung kinh tế của các giải pháp
Để xem xét việc áp dụng các giải pháp có hiệu quả, bài viết luận bàn thêm về nội dung kinh tế thực hiện kích cầu trong lĩnh vực VTCI. Việc xem xét tác động giải pháp kích cầu được tiếp cận từ giác độ thị trường Viễn thông để đảm bảo tính tổng thể và hệ thống. Hình 4 mô tả các tác động cơ bản của biện pháp kích cầu trong VTCI.
Hình 4. Giải pháp kích cầu trong VTCI
Từ những phân tích tác động kinh tế của giải pháp kích cầu trong lĩnh vực VTCI, chúng ta có thể đưa ra nhận định cơ bản sau:
Thứ nhất, việc kích cầu một mặt gia tăng sản lượng viễn thông mặt khác tạo ra khả năng tăng mức giá chung. Do vậy, việc xem xét biên độ tăng giá (P1è P2) là việc cần xem xét khi thực hiện giải pháp kích cầu.
Thứ hai, để không gây sự xáo trộn, cần thiết xem xét việc gia tăng mức hỗ trợ giá để đảm bảo tính đồng bộ của giải pháp. Để thực hiện giải pháp này chúng ta có thể xem xét việc hạ lãi suất cho vay ưu đãi hoặc gia tăng mức hỗ trợ cho người sử dụng và DN cung cấp dịch vụ VTCI .
Thứ ba, để tạo sự ổn định của phía cung, các kế hoạch và hợp đồng đặt hàng cần có tính ổn định dài hạn nhằm tạo lập lòng tin cho các DN cung cấp dịch vụ VTCI.
3. Thách thức trong thực hiện giải pháp kích cầu với dịch vụ VTCI
Chủ trương kích cầu nhằm ngăn chặn sự suy giảm và tính chu kỳ của nên kính tế là một biện pháp cần thiết của Nhà nước can thiệp vào thị trường. Thực hiện kích cầu trong VTCI là giải pháp sâu và rộng tác động lên bộ phân lớn dân số Việt Nam. Để giải pháp hoàn thiện hơn chúng ta cần xem xét thêm những thách thức cần vượt qua. Từ những nội dung phân tích trên chúng ta có thể khái quát một vài thách thức cơ bản trong thực hiện kích cầu đối với dịch vụ VTCI như sau:
Một là, nguồn lực tài chính để thực hiện: Việc kích cầu tạo ra khả tăng tăng giá, do đó cần có nguồn lực tài chính để hỗ trợ nguy cơ tăng giá để tạo ra sự phát triển bền vững trong phát triển dịch vụ VTCI.
Hai là, thời gian giao kế hoạch: Khi việc giao kế hoạch và điều chỉnh đơn giá được thực hiện hàng năm sẽ hạn chế việc DN đầu tư dài hạn vào cung cấp dịch vụ VTCI do thông tin về nhu cầu biến động.
Ba là, nhận thức của người sử dụng: Chính sách kích cầu chỉ các tác động thực sự khi nó đi đúng với nguyện vọng và nhu cầu của người dân. Do vậy, công tác quảng bá cần hướng đến việc tuyên truyền tới người dân tránh hiện tượng phải tái phổ cập.
Lời kết
Bài viết này đã khái quát lược đồ tác động kinh tế cơ bản thực hiện kích cầu trong VTCI. Việc nhìn nhận các thách thức là một nội dung cần lưu tâm trong thực hiện kích cầu cung cấp dịch vụ VTCI là cách nhìn hệ thống nhằm gợi ý cho các bên trong xây dựng và thực hiện chính sách, chủ động gỡ bỏ các rào cản để tiến đến phát triển dịch vụ VTCI nói riêng và nên kinh tế nói chung.
Tài liệu tham khảo
[1]. MANKIW (2004), Những nguyên lý của kinh tế học, NXB Lao động xã hội;
[2]. Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật;
[3]. ITU (2000) - Sổ tay quản lý Viễn thông;