Biết lấy dân làm gốc - Đảng ta sẽ trường tồn

(ICTPress) - Thời Hậu Lê, Hoàng Ngũ Phúc đã có quan điểm lấy dân làm gốc như sau:

“Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác…”

Tư tưởng ấy đã thấm sâu vào lòng người dân đất Việt từ đời này sang đời khác góp phần làm nên lịch sự dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nếu phân tích một cách khoa học, tư tưởng lấy dân làm gốc vẫn giữ      nguyên giá trị nhân văn trong cả thời chiến lẫn thời bình, nó phản ánh một dân tốc mà nhân dân luôn có tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc và yêu chuộng hòa bình.

Kế thừa và phát huy truyền thống quý báu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng tư tưởng ấy kết hợp với Chủ nghĩa Mác - Lê Nin một cách sáng tạo để lãnh đạo con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Người luôn nghĩ: “Dân là gốc của một nước, nước lấy dân làm gốc”. Qua đó Người khẳng định “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân”. “Trong cuộc kháng chiến kiến quốc lực lượng chính là ở dân. Cách    làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh cho dân”. “Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Từ quan điểm: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra sức mạnh của nhân dân trọng sự cấu kết với cộng đồng dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Có dân là có tất cả chính là phương pháp luận trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người từng nói: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân diệu cũng xong”. Nhưng muốn tập hợp được dân, muốn dân sẵn sàng hy sinh của cải và tính mạng cho đất nước thì trước hết người lãnh đạo, người đảng viên phải gương mẫu làm trước, hy sinh trước.

Ngay từ khi có Đảng nhiều đảng viên ưu tú của Đảng đã phải hy sinh vì nước, nhiều đồng   chí bị tra tấn   , tù đầy   như Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tử Trọng, Hoàng Văn Thụ, Tô Hiệu, Tôn Đức Thắng… nhưng vẫn một lòng vì Đảng, vì dân. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, kể cả chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, Đảng ta luôn biết   dựa vào dân, phát huy thế mạnh của dân. Đó là sự đoàn kết toàn dân, là lòng yêu nước, là từ hào dân tộc. Dựa vào dân chứ không phải đùn đẩy cho dân, trong bất cứ hoàn cảnh nào Đảng luôn giữ vai trò lãnh đạo và gánh vác sứ mệnh sống còn của nhân dân, của dân tộc.

Trước năm 1930 khi chưa có Đảng, đất nước ta chìm đắm dưới ách thống trị, áp bức của   thực dân Pháp và chế độ phong kiến thối nát. Đã có rất nhiều cuộc đấu tranh để giành độc lập dân tộc của nhân dân ta diễn ra nhưng đều thất bại do thiếu một đường lối chính chính trị đúng đắn và khoa học soi đường. Các cuộc khởi nghĩa nông dân do các sỹ phu yêu nước lấy hệ tư tưởng phong kiến làm nền tảng tỏ ra lỗi thời và bất lực trước nhiệm vụ lịch sử. Phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản dân tộc lại lộ rõ sự yếu hèn và bất lực. Chỉ có phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân liên minh với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác dưới ngọn cờ của Đảng Cộng Sản Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy Chủ nghĩa Mác - Lê Nin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động cách mạng, kiên trì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội là giành được thắng lợi vẻ vang. Từ khi có Đảng lãnh đạo con thuyền cách mạng Việt Nam đã trải qua những chặng đường đấu tranh oanh liệt, từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi 1954, Tổ Quốc Việt Nam hoàn toàn thống nhất năm 1975 đã khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Có được thành quả to lớn đó là do Đảng luôn có mối quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân và khẳng định nhân dân là nguồn gốc sức mạnh cho mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, với chặng đường 85 năm của Đảng Cộng Sản Việt Nam vĩ đại và vẻ vang không phải Đảng ta không mắc những sai lần khuyết điểm, đi chệch hướng… nhưng sau mỗi sai lầm, vấp ngã Đảng đã dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”, kiên quyết sửa chữa, kịp thời rút ra những bài học từ thành công và từ những sai lầm, thất bại, kiên trì sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Gần 30 năm dưới ngọn cờ đổi mới, với bản lĩnh, trí tuệ và đạo đức cao đẹp của một Đảng Cách mạng cầm quyền dạn dày kinh nghiệm, luôn biết tự chỉnh đốn, tự đổi mới để tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng nhất định sẽ giành thằng lợi. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử nhân loại.

Không giống như luận điệu của các thế lực thù địch đang chống phá công cuộc đổi mới của nhân dân ta. Chúng cho rằng: “Con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta là “sản phẩm ngoại nhập, không có tương lai”. Nhất là từ sau những sai lầm về đường lối cải tổ dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô những năm cuối thế kỷ XX. Kẻ thù đã huyênh hoang tuyên bố rằng chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã bị phủ định ngay tại nơi sinh ra nó bởi sự lỗi thời, hơn nữa, khi du nhập vào Việt Nam đã bị cắt xén, biến dạng thành bạo lực đấu tranh; Kinh tế trì trệ, suy thoái, khủng hoảng… Đó là những biểu hiện của “Hồi kết”, “Chương thử nghiệm cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản”, “Sự toàn thắng của chủ nghĩa tư bản”.v.v… Vậy nhưng thắng lợi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong gần 30 năm qua của dân tộc ta đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc không có căn cứ của các thế lực thù địch.

Trong mọi hoạt động của mình, Đảng ta luôn giữ vững nguyên tắc độc lập, sáng tạo, trung thành với lợi ích của nhân dân, bám sát thực tiễn cuộc sống, xác định đường lối, chính sách đúng đắn, xác định rõ khâu đột phá của sự nghiệp đổi mới là đổi mới tư duy nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế kết hợp với đổi mới chính trị làm cơ sở cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Với quan điểm lấy dân làm gốc, dân làm các cuộc cách mạng, dân xây dựng và bảo vệ đất nước, dân xây dựng Đảng… Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm ấy trong suốt 85 năm qua, nó trở thành quan hệ máu thịt, sự sống còn của Đảng và của dân tộc. Bài học quý báu đó phải được phát huy và giữ gìn trên cơ sở Đảng phải luôn trong sạch, vững mạnh, phải vì dân, vì nước. Biết lấy dân làm gốc Đảng sẽ trường tồn, Quốc gia sẽ thịnh vượng.

Nhà báo Trần Bình Tám

Tin nổi bật