Hồ sơ Facebook của bạn nói gì về tính cách của bạn?

(ICTPress) - Các cập nhật trạng thái của bạn thực sự nói gì về bạn?

Trong một nghiên cứu được xuất bản tuần trước tại PLOS ONE, các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania đã nghiên cứu ngôn ngữ được sử dụng trong 75.000 hồ sơ Facebook. Họ tìm thấy những khác biệt ở các độ tuổi, giới tính và những tính cách nhất định. Điều này cho phép nhóm nghiên cứu do nhà khoa học máy tính và CNTT H. Andrew Schwartz đứng đầu, thực hiện những dự báo về hồ sơ của từng người.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy họ có thể dự báo giới tính của một người sử dụng chính xác tới 92%. Họ cũng dự báo đội tuổi của một người sử dụng.

Cho tới nay, đây là một nghiên cứu lớn nhất kiểu này. Quy mô của nghiên cứu này cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng một “phương pháp từ vựng mở” - cho phép dữ liệu tìm kiếm từ hoặc cụm từ nào được đánh giá quan trọng nhất. Phần lớn các nghiên cứu phụ thuộc vào một phương pháp từ vựng đóng, sử dụng các danh sách các từ liên quan được thiết lập từ trước. Kỹ thuật này buộc các nhà nghiên cứu các đánh dấu đặc điểm mà họ đã biết chứ không phải khám phá những đánh dấu mới.

Sự khác nhau về giới tính trên mạng xã hội

“Việc nhóm các từ tự động vào các chủ đề rõ ràng cho phép một người có thể khám phá ra các tiêu chí mà trước đây đã không thể đoán trước. Phương pháp từ vựng mở xem xét tất cả các từ xuất hiện và do vậy có thể điều chỉnh khá tốt theo ngôn ngữ mới trên mạng xã hội và các thể loại khác”, các tác giả cho biết.

Nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng phương pháp này để quyết định các tính cách của người sử dụng. Từng người tham gia đã điền một bảng câu hỏi, trả lời 5 tính cách cá nhân lớn: hướng ngoại, tính dễ chịu, lương tâm, nhạy cảm và sự cởi mở. Các nhà nghiên cứu sau đó xem xét các cập nhật hồ sơ đối với ngôn ngữ được sắp xếp cùng với các điểm số kiểm tra của người tham gia nghiên cứu, tập trung vào các từ và các cụm từ thành các đám mây từ ngữ.

Một số ngôn ngữ đồng nhất với các nghiên cứu tâm lý học trước đây. Ví dụ, người hướng ngoại khác hẳn với người hướng ngoại hay sử dụng từ “party” (bữa tiệc) và người nhạy cảm thích sử dụng từ “depressed” (buồn phiền) nhiều hơn.

Nhưng các phát hiện khác cũng khá nhiều điểm mới. Những người nội tâm thích nói về truyền thông Nhật Bản như “anime” và “manga” (phim hoạt hình) và những người ít nhạy cảm hơn đã đề cập các sự kiện xã hội như “vacation” (kỳ nghỉ), “church” (nhà thờ) và “sports” (thể thao) nhiều hơn. Những người ít cởi mở thường dùng từ viết tắt như “2day” hay “ur”.

Các nhà nghiên cứu hy vọng sử dụng những phát hiện này để nghiên cứu kỹ hơn những loại hình vi nào hình thành những kiểu người khác nhau.

“Khi tôi tự hỏi một người hướng ngoại là như thế nào? Thế nào là một cô gái tuổi teen? Người bị bệnh tâm thần phân liệt hay nhạy cảm là người thế nào? Hay sẽ thế nào khi 70 tuổi?”, những đám mây từ ngữ xuất hiện gần với trọng tâm vấn đề hơn là làm tất cả các bản câu hỏi không tồn tại”, đồng tác giả Martin Seligman cho biết trong một công bố.

QM

Theo MIT Technology Review

Tin nổi bật