Tìm hiểu mô hình ngân hàng di động

(ICTPress) - Ở các nước đang phát triển hiện đã có hơn 4 tỷ thuê bao điện thoại di động (ĐTDĐ), có thể tiếp cận cac dịch vụ tài chính qua ĐTDĐ (được gọi là ngân hàng di động - m-banking).

Có rất nhiều mô hình ngân hàng di động, và các mô hình này thường theo 2 tiêu chí chính: mô hình phụ thuộc ngân hàng và mô hình không cần có ngân hàng. Mục tiêu hay mô hình mà một công ty triển khai để thực hiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng di động đôi khi phụ thuộc vào các luật và quy định tài chính và mức độ linh hoạt mà nhà quản lý mong muốn cho phép.

Một số quốc gia cho phép các cá nhân và tổ chức có thể trở thành các đại lý cho ngân hàng. Ở Ấn Độ là một ví dụ, các bưu cục và các nhà khai thác mạng di động có thể hoạt động như là các đại lý. Ở Kenya, bấ cứ tổ chức vì lợi nhuận nào (như một cửa hàng rau quả hay các cơ sở bán lẻ địa phương khác) có thể trở thành đại lý. Bài viết này trình bày các mô hình dịch vụ ngân hàng di động khác nhau.

Mô hình dựa vào ngân hàng

Mô hình ngân hàng di động dựa vào ngân hàng có nghĩa là các ngân hàng cung cấp dịch vụ có sẵn của mình cho các máy di động. Một ngân hàng sẽ thỏa thuận với một nhà khai thác di động để cung cấp các dịch vụ tài chính qua cả nhắn tin văn bản và các ứng dụng di động thông minh hiện đã trở nên phổ biến. Các khách hàng có thể thực hiện một loạt các giao dịch tài chính mà không phải tới ngân hàng. Khách hàng có thể thiết lập một mối quan hệ hợp đồng trực tiếp với một tổ chức tài chính được cấp phép và giám sát, mặc dù một đại lý có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ, giữ các hồ sơ, xử lý tiền mặt và quản lý khả năng thanh toán bằng tiền mặt.

Các mô hình dựa vào ngân hàng thường tập trung vào các khách hàng của ngân hàng hiện nay, tạo cách thức thuận tiện nhất (bên cạnh thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động ATM và Internet) để quản lý tiền mà không phải cầm tiền mặt. Nhưng ở đâu vẫn còn các cản trở cung cấp các dịch vụ tài chính, một số dịch vụ ngân hàng di động phụ thuộc ngân hàng sẽ hướng những người chưa được ngân hàng vươn tới. Đây là trường hợp ở Pakistan, nước này đã quy định cụ thể tổ chức ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ. Khi các dịch vụ ngân hàng di động phát triển và nhiều công ty muốn tham gia, Bảng 1 là những thỏa thuận khác nhau cho mô hình dựa vào ngân hàng.

Bảng 1

Sắp xếp

Mô tả

1 - 1

Thỏa thuận mở rộng giữa một ngân hàng và một nhà khai thác di động

1 và nhiều bên

Ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng di động thông qua nhiều nhà khai thác hoặc một nhà khai thác di động cung cấp ngân hàng di động qua nhiều nhà khai thác

Đa bên

Các ngân hàng và các nhà khai thác di động đều cung cấp các dịch vụ ngân hàng di động và không được phép độc quyền

Nguồn: Telecommunications Management Group, Inc

“easypaisa” và “Omni” ở Pakistan

Telenor Pakistan và Ngân hàng tài chính vi mô Tameer đã thành lập easypaisa, một dịch vụ ngân hàng di động, ở Pakistan năm 2009 theo một thỏa thuận 1-1. Các dịch vụ gồm thanh toán hóa đơn, gửi tiền trong nước và quốc tế. Hơn 1,5 triệu giao dịch được thực hàng tháng thông qua easypaisa, dịch vụ này tập trung vào người dân mà ngân hàng chưa vươn tới.

Các khách hàng có thể đăng ký một tài khoản di động từ bất cứ đại lý nào của Telenor, chi nhánh ngân hàng Tameer. Khách hàng có thể lấy thông tin của khách hàng trên hệ thống, chụp hình và sao dấu vân tay của khách hàng và in ra tờ biên nhận phí mở tài khoản. Khách hàng sẽ nhận được một cuộc gọi xác nhận từ ngân hàng trong vòng 3 giờ và sau khi thẩm định thành công, một tài khoản sẽ được mở cho khách hàng.

Một số ngân hàng cho phép các dịch vụ ngân hàng di động được khách hàng của bất cứ nhà khai thác di động nào sử dụng, theo hình thức thỏa thuận một với nhiều bên. Ví dụ UBL, một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất của Pakistan bắt đầu cung cấp các dịch vụ (cũng từ năm 2009), đã xây dựng mạng lưới đại lý riêng với thương hiệu “Omni” và có thể phục vụ nhiều khách hàng của bất kỳ nhà khai thác di động nào với một tài khoản có thể tiếp cận nhờ ĐTDĐ hoặc thẻ.

Không độc quyền ở Ghana và Bangladesh

Hướng dẫn của Ngân hàng Ghana năm 2008 là ủng hộ mô hình ngân hàng di động nhờ ngân hàng sử dụng các đại lý bán lẻ không phải của ngân hàng (như thương gia, các trạm gas, hay các bưu cục) và cấm các đối tác mở rộng để cung cấp các dịch vụ. Trong các thỏa thuận đa bên, các ngân hàng và các nhà khai thác di động có thể “thỏa mãn các khách hàng của nhau”. Các tài khoản của khách hàng nằm ở chỗ ngân hàng. Hiện nay có ba dịch vụ ngân hàng di động được các nhà khai thác di động cung cấp với sự hợp tác của các ngân hàng là MTN Mobile Money; Airtel Money; và Tigo Cash.

Ở Bangladesh, có ba ngân hàng hiện nay cung cấp các dịch vụ ngân hàng di động. Ngân hàng Dutch-Bangla đã giới thiệu các dịch vụ ngân hàng di động qua các nhà khai thác di động Banglalink và Citycell, chủ yếu sử dụng các quầy và đại lý bán lẻ của những nhà khai thác này. Ngân hàng Islami Bangladesh Limited thỏa thuận với Software Shop Limited Wireless để cung cấp các dịch vụ ngân hàng di động cho các khách hàng hiện nay. Và vào ngày 22/7/2011, Ngân hàng BRAC đã khai trương dịch vụ được miêu tả là “dịch vụ tài chính di động toàn diện đầu tiên” của Bangladesh, cung cấp cho các thuê bao di động một loạt các dịch vụ ngân hàng và tài chính khác qua ĐTDĐ, mà không cần họ phải có tài khoản ngân hàng hay không. Dịch vụ này được cung cấp qua bKash Ltd, một chi nhánh của BRAC, hợp tác với nhà khai thác di động Robi (Axiata Bangladesh).

Các khách hàng của Robi được cung cấp qua một tài khoản ví di động bKash, được xây dựng trên nền tảng công nghệ của VISA và được mã hóa hoàn toàn để thực hiện các giao dịch một cách bảo mật. Các tài khoản của các khách hàng có thể được gửi với tiền điện tử, như lương, khoản vay hay gửi tiền trong nước. Tiền sau đó sẽ được chuyển ra ngoài khi tiền điện tử tới bất cứ đại lý tiền ra nào được bKash ủy quyền.

Mô hình không phụ thuộc ngân hàng

Mô hình không phụ thuộc ngân hàng là một ngân hàng chính thức thường chỉ có vai trò như là một người giữ tiết kiệm, trong khi mối quan hệ khách hàng được một tổ chức không phải ngân hàng quản lý - thường là một nhà khai thác di động. Các khách hàng không có quan hệ hợp đồng trực tiếp với tổ chức tài chính được quản lý, và thực hiện các giao dịch tại một cơ sở bán lẻ có tư cách như là một đại lý dịch vụ. “Tiền” của khách hàng được ghi lại trong một tài khoản ảo trên server của một tổ chức không phải là ngân hàng.

Các mô hình không phụ thuộc ngân hàng thường tập trung vào các khách hàng chưa được ngân hàng đáp ứng. Các khách hàng có thể yêu cầu thanh toán cho bất cứ ai tham gia vào hệ thống và có thể nhận các thanh toán từ họ. Các khách hàng cũng có thể chuyển tiền giữa các tài khoản và thanh toán các hóa đơn.

Hai cơ chế thường được sử dụng để thực hiện các giao dịch là: một điểm trên mạng lưới bán lẻ và một hệ thống điện thoại. Ở một điểm của mạng lưới bán hàng, khách hàng có thể viếng thăm một đại lý bán lẻ mỗi lần họ muốn thực hiện giao dịch. Trên một hệ thống điện thoại, khách hàng phải ghé một đại lý bán lẻ để gửi tiền hoặc chuyển giá trị được lưu sang tiền mặt.

“GCASH” ở Philippines

Nhà cung cấp di động Globe Telecom ở Philippines cung cấp dịch vụ ngân hàng di động với tên gọi GCASH, cho phép một ĐTDĐ được sử dụng như là một ví điện tử để gửi tiền đi – và nhận tiền về từ người sử dụng GCASH khác. Các đại lý bán lẻ thực hiện các chức năng nhận tiền và chuyển tiền phải đăng ký với Ngân hàng trung ương Phillipines và phải gửi nhân sự đi đào tạo chống rửa tiền. Trong khi ngân hàng thực hiện dịch vụ ngân hàng di động và giám sát các công ty viễn thông, những công ty này độc quyền quản lý các đại lý của mình.

“M-PESA” ở Kenya

Có lẽ dịch vụ ngân hàng di động không phụ thuộc ngân hàng thành công nhất là M-PESA, một dịch vụ chuyển tiền di động được khai trương ở Kenya trên cơ sở thử nghiệm vào tháng 10/2005 của Safaricom và Vodafone, và được thương mại vào tháng 3/2007. M-PESA lưu trữ các tài khoản giá trị được cấu trúc cẩn thân do đó không xây dựng một hoạt động ngân hàng theo luật Ngân hàng Kenya. Để giải quyết các mối quan tâm cấp phép, Safaricom – đã tư vấn Ngân hàng Trung ương Kenya (CBK) - đầu tư một lượng tiền tương đương tiền gửi ròng của M-PESA ở các ngân hàng thương mại để đảm bảo sự an toàn tiền gửi của khách hàng.

M-PESA tập trung và các thuê bao ĐTDĐ trả trước chưa được ngân hàng vươn tới. Sau một đăng ký đơn giản để thiết lập một tài khoản M-PESA, khách hàng có thể gửi, chuyển và rút tiền tại bất kỳ đại lý phân phối nào của Safaricom. Chỉ các khách hàng của Safaricom có thể đăng ký M-PESA, nhưng người nhận chuyển không cần phải có tài khoản M-PESA hoặc một thuê bao Safaricom.

CBK chứng kiến một số tài khoản ngân hàng chính thức ở nước này đã tăng gần 150% trong thời gian từ 2005 - 2008. CBK đóng góp nhiều vào sự gia tăng này để các khách hàng không được đáp ứng dịch vụ ngân hàng có thể thấy phổ biến với các khái niệm ngân hàng qua dịch vụ M-PESA của Safaricom. Về mặt doanh thu, đối với năm tài chính kết thúc tháng 3/2010, các ủy quyền từ M-PESA chiếm 9% doanh thu hay khoảng 94,26 triệu USD (khoảng 7,56 tỷ KSH).

Tiền được gửi qua các dịch vụ ngân hàng di động có thể tới những người nhận bị giới hạn hoặc không tiếp cận tới các kênh chính thức để chuyển tiền. Tuy nhiên, trong trường hợp không có những hợp tác, người gửi tiền sẽ không có nhiều lựa chọn để gửi tiền quốc tế đến tài khoản ngân hàng di động của người sử dụng. Một số nhà khai thác ngân hàng di động như Globe và SMART ở Phillipines và M-PESA ở Kenya, đã thỏa thuận với Western Union để cung cấp một kênh dành cho gửi tiền. Dịch vụ này cho phép người gửi ở những nước lựa chọn để sử dụng các đại lý của Western Union để gửi tiền trực tiếp đến các tài khoản ngân hàng di động của thuê bao di động.

(Trích: ITU News Magazine 9/2011)

Tin nổi bật