Tối ưu hóa hoạt động ngân hàng với phần mềm lớp giữa

Việc sử dụng phần mềm lớp giữa trở nên phổ biến

“Ngày nay hầu hết các bộ phận phụ trách CNTT trong các ngân hàng đều sử dụng phần mềm lớp giữa”, ông Chin Ying Loong, Phó chủ tịch Khối phần mềm lớp giữa, Oracle khu vực Đông Nam Á cho biết.

Chúng ta có thể hiểu trong hệ thống xử lý 3 lớp (3-tier implementation) thì phần mềm lớp giữa là lớp thứ 2 hay chính là lớp ở giữa - được đặt cạnh lớp “khách hàng” và lớp “dữ liệu”. Các phần mềm chủ yếu loại này bao gồm các máy chủ ứng dụng J2EE như BEA WebLogic Server, IBM Websphere Application Server, Oracle Application Server, v.v.

Ông Chin Ying Loong, Phó chủ tịch Khối phần mềm lớp giữa, Oracle khu vực Đông Nam Á giới thiệu giải pháp cho ngành tài chính, ngân hàng

Đối với các sản phẩm tích hợp, phần mềm lớp giữa sẽ được đặt xen giữa nhiều ứng dụng, cung cấp nền tảng để các ứng dụng này có thể “giao tiếp”, làm việc với nhau. Microsoft Biztalk, Oracle Business Process Manager và TIBCO Rendezvous là các giải pháp thường dùng trong các sản phẩm tích hợp.

Có hai yếu tố khiến việc sử dụng phần mềm lớp giữa tại các ngân hàng trở nên phổ biến hơn, đó là:

Việc áp dụng ngân hàng tập trung (Centralised Banking) hay ngân hàng lõi (Core Banking): Để hệ thống ngân hàng lõi hoạt động hiệu quả, các dữ liệu phải được tổng hợp và lưu trữ tập trung. Điều này dẫn đến những thay đổi cơ bản trong hoạt động ngân hàng như:

Sử dụng ứng dụng đơn (single application) cho tất cả ngân hàng chi nhánh: Nếu như trước đây các nhân viên ngân hàng chi nhánh thường chỉ truy cập các ứng dụng riêng cho chi nhánh thì bây giờ có thể đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng lõi trung ương (centralized core banking application).

Cung cấp dịch vụ mới, thân thiện với khách hàng: Các ngân hàng giờ đây có thể cung cấp một loạt các dịch vụ phong phú, thân thiện với khách hàng bao gồm thanh toán theo cơ chế một cửa (single window clearance), nghiệp vụ ngân hàng chi nhánh (branch banking) hay dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (phone banking).

Nhu cầu về các ứng dụng có khả năng mở rộng: Nó giúp tăng khả năng truyền tải trên của các hạ tầng CNTT khi tất cả các ngân hàng chi nhánh và các kênh cùng lúc truy cập vào một ứng dụng. Do đó, số lượng người dùng truy cập vào ứng dụng Tài khoản Tiết kiệm (Savings Account application) đã tăng từ con số dưới 100 trong hệ thống tự động hóa của các chi nhánh (Total Branch Automation) lên đến hơn 10.000 trong hệ thống ngân hàng lõi. Trong khi kiến trúc client-server 2 lớp không thể hỗ trợ nhiều ứng dụng thì hầu hết ứng dụng ngân hàng lõi đều sở hữu cấu trúc 3 lớp (có thêm phần mềm lớp giữa) cung cấp khả năng mở rộng và tính sẵn sàng cao cần để phục vụ lượng lớn người sử dụng. Lớp business logic (tạm gọi là lớp diễn giải hoạt động kinh doanh) nằm cạnh phần mềm lớp giữa giúp các ngân hàng có thể mở rộng theo chiều dọc (thêm bộ vị xư lý trên các máy giống nhau) và chiều ngang (bổ sung thêm máy) một cách linh hoạt.

Mặt khác, sự ra đời của ATM/IVR/ Internet: Nền kinh tế mở cửa kéo theo áp lực tăng năng suất lao động của các ngân hàng. Với sự tự do hóa của nền kinh tế, các ngân hàng đều bị đặt dưới áp lực phải tăng hiệu suất làm việc của họ.

Những giao dịch thông thường như tra số dư tài khoản, rút tiền mặt, kiểm tra sổ sách v.v. có thể được thực hiện hiệu quả và tiết kiệm hơn thông qua ATM hoặc hệ thống trả lời tự động (IVR), gọi cho tổng đài thay vì các chi nhánh. Khi số lượng các kênh truy cập vào các trình duyệt hoặc thiết bị di động tăng lên thì rõ ràng, việc chỉ ứng dụng những công nghệ tích hợp điểm - điểm là không đủ.

Việc sử dụng phần mềm lớp giữa sẽ giúp bổ sung kiến trúc Information Bus để tích hợp các kênh truy cập với các ứng dụng văn phòng. Phần mềm lớp giữa ngày càng được sử dụng rộng rãi tại các ngân hàng để cung cấp một nến tảng cho việc tích hợp đa kênh (ATM/IVR/Browser/Branch/Mobile Device) với những ứng dụng văn phòng như Ngân hàng lõi, quản lý vốn vay, quản lý tiền mặt v.v…

Sử dụng phần mềm lớp giữa để triển khai kiến trúc-hướng-dịch vụ

Vậy phần mềm sẽ làm gì với kiến trúc-hướng-dịch vụ (SOA - Service Oriented Architecture)? Câu trả lời là: Tất cả.

Phần mềm lớp giữa cung cấp công nghệ và xây dựng các block cần thiết để triển khai kiến trúc SOA. Một trong những nguyên lý cơ bản của kiến trúc SOA là sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp (DN) và yếu tố CNTT. Để có sự gắn bó này, CNTT phải cung cấp các công cụ để hỗ trợ DN, giúp DN xây dựng mô hình kinh doanh, xác định và điều chỉnh các quy trình nghiệp vụ.

Hầu hết các nhà cung cấp phần mềm lớp giữa như IBM, Oracle và Microsoft đều đem đến các công cụ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ kinh doanh (process modeling tools) - những công cụ mà người dùng nhờ đó có thể hiểu xác định các quy trình cần thiết. Để các quy trình này chạy tốt, chúng cần tương tác với các ứng dụng back-end một cách nhanh chóng và linh hoạt.

Phần mềm lớp giữa cung cấp Enterprise Service Bus và các bộ chỉnh lưu theo tiêu chuẩn (standards based adaptors) cho các quy trình để tích hợp chúng với các ứng dụng back-end như ngân hàng lõi, quản lý nợ, quản lý tiền mặt, v.v. Phần mềm lớp giữa cũng được dùng để kiểm soát người truy cập và các ứng dụng được họ truy cập - những yêu cầu cơ bản giúp ngân hàng tuân thủ các nguyên tắc quản lý cũng như đảm bảo bảo mật dữ liệu cho khách hàng; qua đó, giảm thiểu rủi ro do gian lận.

Đơn giản hóa quy trình, ưu tiên nguồn lực cho đổi mới, sáng tạo

Phần mềm lớp giữa sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngân hàng bởi lẽ, các ngân hàng đã và đang nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, cung cấp các dịch vụ phức hợp, tối tân cho khách hàng.

Oracle hiện nay vẫn là hãng duy nhất cung cấp gói giải pháp CNTT toàn diện giúp đơn giản hóa các quy trình CNTT, cho phép các DN tập trung vào đổi mới sáng tạo và cạnh tranh trên thương trường. Giải pháp phần mềm lớp giữa Oracle (Oracle Fusion Middleware) hỗ trợ các DN đổi mới sáng tạo trong kinh doanh, đặc biệt là các ngân hàng và DN dịch vụ tài chính.

Vấn đề lớn nhất ảnh hưởng tới hiệu quả ứng dụng CNTT là sự phức tạp. Các công ty thường phải mua các giải pháp, sản phẩm công nghệ riêng lẻ như máy chủ, giải pháp lưu trữ, các sản phẩm phần mềm từ các nhà sản xuất khác nhau để lắp ráp thành hệ thống tùy chỉnh của mình. Sau đó, công ty tiếp tục phải thuê các chuyên viên CNTT để duy trì hệ thống đó.

Điều này đã và đang cản trở tới quá trình tự động hóa quy trình nghiệp vụ cũng như chia sẻ dữ liệu hay tài nguyên điện toán giữa các ứng dụng biệt lập (application silos). Lý do là vì các quy trình nghiệp vụ xây dựng trên nền tảng ứng dụng biệt lập rất “dễ vỡ”. Một thay đổi nhỏ trong hệ thống hay trong quy trình cũng có thể phá hủy mọi thứ. Do đó, bộ phận CNTT phải hết sức thận trọng khi đưa ra bất kì sự thay đổi nào và cũng chính vì thế việc phản ứng với những biến động thị trường trở nên khó khăn, chậm chạp hơn.

Với bất kỳ thay đổi nào trong quy trình được kiến trúc theo kiểu cũ, ngân hàng phải sửa lại từng hệ thống back-end, mà mỗi ngân hàng có rất nhiều giao dịch hàng ngày. Sự thay đổi này phải thực hiện ở nhiều công đoạn khác nhau để đồng bộ hóa hệ thống cho ra kết quả đúng. Nếu là ngân hàng đa quốc gia thì mỗi quốc gia lại cần thay đổi riêng vì sự khác biệt ngôn ngữ. Điều đó sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.

“Chúng tôi đưa ra chỉ 1 nền tảng, luồng công việc chính nằm ở giai đoạn giữa quá trình. Với bất kỳ sự thay đổi nào chúng tôi chỉ cần thay đổi ở 1 điểm, ở lớp giữa. Và khi phần giữa đc thay đổi thì tất cả các phần đầu và phần cuối cũng tự động thay đổi. Với Oracle, bạn chỉ cần 1 thay đổi nhỏ, mọi thứ được thay đổi 1 cách tự động mà không phụ thuộc vào sự khác biệt ngôn ngữ. Đó là thứ mà Oracle đem đến cho khách hàng, họ có thể đưa các dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn”, ông Chin Ying Loong khẳng định.

Việc khách hàng ngày càng đòi hỏi yếu tố thuận lợi trong giao dịch đã kéo theo xu hướng chuyển sang sử dụng các kênh tương tác điện tử phong phú. Lịch sử CNTT trong lĩnh vực ngân hàng cũng cho thấy rằng sự đổi mới các kênh tương tác chính là yếu tố quyết định sự phát triển của lĩnh vực này.

Hiểu được những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng các ứng dụng thế hệ mới, Oracle đã bắt đầu với một nền tảng hiện đại, đó là giải pháp phần mềm lớp giữa Oracle Fusion Middleware (OFM) - một giải pháp đã được chuẩn hóa, dễ định dạng, dễ thích ứng và bảo mật cao.

Bộ giải pháp lớp giữa của Oracle được xây dựng dựa trên: Nền tảng công nghệ tiên tiến, linh hoạt và hiện đại; Các quá trình kinh doanh thực tiễn và kinh nghiệm tích lũy từ hàng trăm năm nay; các giải pháp tích hợp hoàn chỉnh E-Business Suite, PeopleSoft, JD Edwards, Siebel; Giao diện cho người dùng trên cơ sở vai trò (role-based user interface), các hỗ trợ ra quyết định và các cộng tác lan tỏa (pervasive collaboration); Sẵn sàng sử dụng trong môi trường đám mây công cộng hoặc đám mây cá nhân.

Dựa trên nền tảng này, mỗi khi xây dựng một ứng dụng mới trong hệ thống CNTT để phục vụ cho việc ra đời một sản phẩm mới, ngân hàng có thể lấy luôn chức năng mẫu trên nền tảng để tái sử dụng chứ không cần xây dựng lại từ đầu. Chẳng hạn một ngân hàng muốn phát triển Mobile Banking có thể vào nền tảng mẫu, lấy ra các chức năng truy vấn tài khoản, thanh toán trực tuyến… (đã được dùng cho Internet Banking) để nhanh chóng xây dựng Mobile Banking.

Theo báo cáo về tuyển dụng nhân sự và ngân sách dành cho CNTT của các DN do Gartner thực hiện năm 2011, 66% ngân sách CNTT dành cho việc vận hành hàng ngày của doanh nghiệp, 20% cho sự tăng trưởng hữu cơ của DN và 14% hỗ trợ cho các hoạt động chuyển đổi kinh doanh chính, phát triển sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới. Với các giải pháp phần mềm lớp giữa của Oracle, DN có thể phân bổ lại ngân sách này theo tỷ lệ 50 - 25 - 25, tỷ lệ được Gartner tư vấn là phù hợp hơn với bối cảnh kinh doanh hiện tại.

 Mạnh Vỹ

Tin nổi bật