Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Cơ hội và thách thức từ thị trường ATTT Việt Nam

Tại Hội thảo về An toàn Không gian Mạng Việt Nam 2022 (Viet Nam Security Summit 2022)  23/6, chuyên gia  Xiaoxin Gong đến từ Trung tâm An toàn bảo mật toàn cầu của Huawei đã có bài chia sẻ về “Tiêu chuẩn quốc tế về an ninh mạng” cũng như các đóng góp chủ chốt của tập đoàn.

Hội thảo về An toàn Không gian mạng Việt Nam 2022 do Bộ TT&TT chủ trì, Cục An toàn Thông tin (ATTT) chỉ đạo nội dung. Sự kiện quy tụ hơn 40 diễn giả đầu ngành, thu hút hơn 600 lãnh đạo cấp cao phụ trách về an toàn không gian mạng và công nghệ thông tin đến từ các khối chính phủ, tài chính - ngân hàng, năng lượng, sản xuất, viễn thông… tham gia.

Thị trường ATTT Việt Nam dự kiến cũng tăng trưởng vượt bậc 

Các chuyên gia ước tính, thị trường chống đánh cắp dữ liệu doanh nghiệp toàn cầu dự kiến đạt 6.265 tỷ USD vào năm 2026. Tính đến cuối năm 2021, nguy cơ mất ATTT dự kiến sẽ làm thế giới tổn thất 6.000 tỷ USD và tăng lên 10.500 tỷ USD vào năm 2025. Tại Việt Nam, thị trường ATTT dự kiến cũng tăng trưởng vượt bậc đạt khoảng 350 triệu USD và giá trị thị trường đám mây sẽ đạt tiềm năng 77,5 tỷ USD vào năm 2026.

So với khu vực, quy mô thị trường ATTT mạng Việt Nam được dự đoán sẽ đứng thứ nhất ASEAN với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 16% từ năm 2015 - 2025. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2022, tổng sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam tương đối lớn, lên tới 2.643 sự cố, gồm: 2.022 cuộc tấn công cài mã độc, 378 cuộc tấn công lừa đảo và 243 cuộc tấn công thay đổi giao diện.

Bảo vệ dữ liệu khách hàng không chỉ đơn thuần là yêu cầu pháp lý

Trong bài chia sẻ, ông Xiaoxin Gong nhấn mạnh trong ngành viễn thông, Nhóm Dự án Đối tác Thế hệ thứ 3 (3GPP) đã quy tụ 7 tổ chức viễn thông quốc gia và khu vực cùng nhiều tổ chức thành viên liên kết khác đã được thành lập, đặt trụ sở tại Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (Khu công nghệ Sophia Antipolis, Pháp) nhằm thiết kế các tiêu chuẩn cho mạng toàn cầu.

Ngoài ra, còn có Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA) ra đời năm 1987, quy tụ hơn 750 nhà điều hành mạng và gần 400 công ty di động, quản lý 5,2 tỷ thuê bao di động trên thế giới. Vào năm 2016, GSMA và ngành công nghiệp di động chính là ngành đầu tiên cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG) đến 2030. 

Cụ thể, GSMA sẽ đóng góp 600 tỷ USD mỗi năm từ 5G cho nền kinh tế toàn cầu trong 10 năm, quản lý 75% thị trường băng rộng cố định toàn cầu. Để làm được điều này, GSMA đã kết nối 23.000 chuyên gia thông qua cộng đồng trực tuyến InfoCentre2, trên 10,1 tỷ kết nối di động trên toàn thế giới (bao gồm cả IoT). GSMA cũng thu hút 200.000 người tham dự Triển lãm Di động Toàn cầu MWC và Mobile 360 Series, đưa 30 triệu điểm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu GSMA Intelligence, tổ chức hơn 600 cuộc họp thông qua GSMA Working Groups trong năm qua.

Để giải quyết vấn đề quy định và nhu cầu bảo mật phân mảnh, chương trình đánh giá an ninh mạng NESAS được chuẩn hóa bởi cả GSMA và 3GPP đã ra đời. NESAS được 3GPP hoàn thiện Cơ chế đánh giá bảo mật vào năm 2012 và được GSMA phát triển Tiêu chí đánh giá quá trình vào năm 2014.

Ông Xiaoxin: bảo vệ dữ liệu khách hàng không chỉ đơn thuần là yêu cầu pháp lý, mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

“Là thành viên chủ chốt và đối tác tích cực của hàng loạt tổ chức uy tín về an ninh mạng, Huawei đã chủ động đóng góp vào hệ sinh thái an ninh mạng toàn cầu thông qua các hợp tác trong hệ sinh thái ngành”, ông Xiaoxin cho hay.

Từ năm 2020, thiết bị mạng lõi và không dây 5G của Huawei (gồm 5G RAN gNodeB, 5G Core UDG, UDM, UNC, UPCF) và LTE eNodeB đã vượt qua bài đánh giá của NESAS. Hàng năm, Huawei vẫn đệ trình lên 3GPP và được thông qua nhiều đề xuất bảo mật, phát triển tiêu chuẩn bảo mật H(e)NB và đẩy mạnh nghiên cứu bảo mật trên hệ truyền thông máy đến máy M2M.

Ông Xiaoxin nhấn mạnh: “Với Huawei, bảo vệ dữ liệu khách hàng không chỉ đơn thuần là yêu cầu pháp lý, mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chúng tôi luôn cẩn trọng, tuân thủ luật, quy định về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu ở mọi quốc gia có trụ sở. Là tập đoàn toàn cầu hoạt động tại hơn 170 quốc gia và khu vực, Huawei hiểu rõ tầm quan trọng trong việc cam kết đảm bảo an ninh thông tin cho người dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Chúng tôi dự kiến sẽ đầu tư hơn 100 tỷ USD vào R&D trong 5 năm tới, nhằm giới thiệu những giải pháp an ninh mạng toàn diện và hiệu quả”.

Bên lề hội thảo, bà Fiona Li - Phó Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại của Huawei Việt Nam đã chia sẻ về những cam kết của hãng trong việc cung cấp cho các đối tác trong nước những công nghệ sáng tạo và bảo mật nhất, đạt được mục tiêu chuyển đổi số.

"Với loạt các giải pháp công nghệ then chốt trên phạm vi rộng, Huawei có thể giúp các doanh nghiệp đạt được tầm nhìn tương lai một cách mạnh mẽ nhất, đáp ứng được các mục tiêu chuyển đổi số của họ. Sự kết hợp giữa 5G, đám mây và AI sẽ giúp thúc đẩy đáng kể các nỗ lực chuyển đổi số của doanh nghiệp.”, bà Fiona chia sẻ".

ND

Giải pháp trung tâm dữ liệu mới

Tại Hội thảo Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu (TTDL) Việt Nam diễn ra tại  TP. HCM ngày 16/06, bà Phạm Nguyễn Xuân Quỳnh - Phụ trách kinh doanh mảng TTDL đã chia sẻ về giải pháp TTDL của Huawei.

Hội thảo TTDL và điện toán đám mây (ĐTĐM) Việt Nam do W.Media phối hợp cùng Huawei, FPT, ONION Software tổ chức. Sự kiện thu hút hơn 20 diễn giả hàng đầu trình bày các báo cáo quan trọng, cũng như trên 700 chuyên gia về CNTT và TTDL đến tham dự.

Bà Quỳnh chia sẻ về giải pháp TTDL mới của Huawei.

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu trao đổi những mối quan tâm cấp bách của ngành, trước đà phát triển vượt bậc của TTDL và đám mây trong nước. Bối cảnh khởi nghiệp năng động và 70% dân số dưới 35 tuổi ở Việt Nam là chìa khóa cho tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này. Cùng với nỗ lực tập trung của chính phủ vào phát triển 5G và luật chủ quyền dữ liệu, ngành công nghiệp này sẽ trải qua quá trình phát triển mạnh mẽ từ khu vực công đến tư nhân.  

Bà Quỳnh chia sẻ Huawei với hơn 830 TTDL được triển khai trên toàn thế giới, bao gồm các lĩnh vực từ viễn thông đến chính phủ, tài chính, giao thông vận tải… TTDL Huawei (Huawei Data Center Facility) chính là TTDL thông minh carbon thấp thế hệ tiếp theo, vừa được Huawei ra mắt trên toàn cầu hồi cuối tháng 05/2022. Với giải pháp mới, Huawei mới đây đã giành được giải thưởng “TTDL của năm” năm thứ ba liên tiếp tại Giải thưởng DCS 2022 (DCS Awards 2022).

Huawei Data Center Facility là giải pháp ngăn xếp toàn diện cho TTDL (full stack data center) ở 4 cấp độ: cơ sở hạ tầng TTDL, nền tảng phần cứng, nền tảng đám mây và các ứng dụng kinh doanh. Ý tưởng của Huawei là từng bước chuyển đổi công trình trở thành sản phẩm; Sản phẩm trở thành Mô-đun; Mô-đun trở nên thông minh với trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng đám mây.

Giải pháp mô-đun thông minh của Huawei được cải tiến vượt bậc so với các giải pháp truyền thống, model 100 tủ, 6 kW mỗi tủ sẽ tiết kiệm 75% thời gian bàn giao và 30% năng lượng tiêu thụ - tương đương 20.000 USD điện/năm (tính theo giá điện 0.115 USD mỗi kWh), dễ dàng lắp đặt linh hoạt trong bất cứ không gian nào, cũng như cải thiện 35% hiệu quả vận hành và bảo trì.

Trong khi đó, giải pháp mô-đun tiền chế (đúc sẵn) loại 500 tủ, 6 kW mỗi tủ sẽ tiết kiệm được 17% năng lượng - tức 380.000 USD chi phí điện/năm (tính theo giá điện 0.115 USD mỗi kWh), tỷ lệ phục hồi được tăng lên 50%, giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng 80.000 USD mỗi năm.

Cơ sở TTDL thế hệ tiếp theo vận hành theo định hướng xanh và tiết kiệm năng lượng, đồng thời tái chế tối đa các vật liệu sử dụng, thân thiện và bền vững với môi trường. Huawei sử dụng các chỉ số: Sử dụng năng lượng hiệu quả (Power Usage Effectiveness - PUE), Sử dụng carbon hiệu quả (Carbon Usage Effectiveness - CUE), Sử dụng nước hiệu quả (Water Usage Effectiveness - WUE) và Sử dụng lưới điện hiệu quả (Grid Usage Effectiveness - GUE) để đo lường tính bền vững của trung tâm dữ liệu.

Huawei Data Center Facility cũng được tích hợp đơn giản hóa từ kiến trúc đến nguồn cung cấp năng lượng, hệ thống làm mát thể hiện định hướng phát triển của cơ sở TTDL. Cụ thể, trung tâm dữ liệu 1000-rack sử dụng mô-đun tiền chế (đúc sẵn) sẽ giảm thời gian xây dựng từ 18 tháng xuống còn 6-9 tháng. Nguồn cung ứng điện đơn giản hóa rút ngắn thời gian bàn giao từ 02 tháng xuống 02 tuần. Trong khi, hệ thống làm mát đơn giản hóa làm tối ưu hiệu quả trao đổi nhiệt.

TTDL thế hệ mới vận hành và bảo trì hoàn toàn tự động hóa, cho phép các kỹ sư hoàn thành việc kiểm tra 2.000 kệ trong 05 phút từ xa. Tối ưu hóa hiệu năng đồng nghĩa hệ thống làm mát tối ưu có thể thông qua 1,4 triệu thuật toán kết hợp trong vòng 01 phút, để đưa ra phương thức làm mát thông minh và tối ưu nhất, giúp hệ thống làm mát thông minh.

Huawei Data Center Facility tích hợp hệ thống bảo mật chủ động, sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo) để tiến hành dự đoán các thiết bị cần bảo trì từ thành phần đến TTDL. Quá trình phản hồi lỗi tự động sẽ chỉ mất 01 phút để phát hiện lỗi, 03 phút để phân tích và 05 phút để khôi phục. Cùng với đó là kết cấu an toàn gia tăng bảo mật ở nhiều cấp độ khác nhau từ thành phần, thiết bị đến hệ thống. Riêng ở cấp độ hệ thống, nền tảng đầu cuối trực quan, dễ dàng quản lý và kiểm soát, giúp hệ thống đạt tính khả dụng đến 99,999%.  

Với 04 đặc tính ưu việt bao gồm: Bền vững với môi trường, Tích hợp đơn giản hóa, Vận hành tự động và An toàn đáng tin cậy, Huawei Data Center Facility đã được các đối tác tin cậy. Giải pháp này được ứng dụng trong TTDL Khoa học - Công viên Quốc tế 4.200-rack tại Tô Châu, TTDL Xixian của China Mobile 938-rack tại Thiểm Tây, Trung tâm Dữ liệu Lake Bank CITIC Trung Quốc rộng 92.000 m2, Trung tâm Dữ liệu Global Switch Hong Kong 71.000 m2, Trung tâm Dịch vụ Chính phủ Bắc Kinh…

Huawei Data Center Facility là một trong những thành tựu của Huawei trong việc ưu tiên hàng đầu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Mỗi năm, tập đoàn dành tới 10-15% doanh thu cho R&D. Giá trị đầu tư của Huawei vào R&D năm 2011 đạt 3,6 tỷ USD, đến năm 2021 đã vượt hơn 22 tỷ USD. Huawei hiện có hơn 6.000 chuyên gia nghiên cứu làm việc tại 12 trung tâm R&D của Huawei trên toàn cầu, sáng tạo giải pháp và sở hữu trên 1.300 phát minh. Với sự đầu tư nghiên cứu cho lĩnh vực này, Huawei đã đạt được 3 chứng chỉ dành cho chuyên gia TTDL (ATS) và 44 chứng chỉ dành cho thiết kế TTDL (ATD - Accredited Tier Designer). 

“Trong quá trình theo đuổi nghiên cứu TTDL thế hệ tiếp theo, Huawei không ngừng đổi mới công nghệ để đảm bảo phát triển bền vững. Định hướng tương lai, Huawei sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá trong sản phẩm và công nghệ thông qua đầu tư liên tục vào R&D, cũng như hợp tác sâu rộng với khách hàng, hệ sinh thái đối tác và các tổ chức công nghiệp. Với Huawei Data Center Facility, cùng nhau, chúng ta có thể mở ra kỷ nguyên phát triển trung tâm dữ liệu mới”, bà Xuân Quỳnh chia sẻ.

ND

Loạt giải pháp năng lượng bền vững cho phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

Diễn đàn Phát triển Bền vững Đô thị Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Bộ Xây dựng tổ chức từ ngày 16/06 - 17/06. Sự kiện thu hút hơn 2.400 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự, đại diện các Bộ ban ngành.

Diễn đàn gồm 02 phiên chính: phiên toàn thể trình bày các báo cáo chính về chủ đề “Phát triển đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh” và phiên thảo luận bàn tròn gồm 4 hội thảo chuyên đề về các chủ đề: Xây dựng đô thị, chuỗi đô thị thông minh (ĐTTM) kết nối trong nước và quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Gắn kết đồng bộ, hiệu quả tái thiết đô thị và chuyển đổi số gắn với tầm nhìn phát triển đô thị bền vững; Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Phát triển các mô hình đô thị mới và thúc đẩy chuyển dịch kinh tế khu vực đô thị theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững

Sau 7 năm kể từ khi 200 quốc gia tham gia Thỏa thuận Paris năm 2015, các quốc gia Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu đã và đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cam kết về cắt giảm khí nhà kính, thúc đẩy mục tiêu giảm mức phát thải ròng phải bằng 0 vào năm 2050. Tổng tiêu thụ năng lượng đầu cuối có vai trò quan trọng trong việc khống chế mức nóng lên của trái đất dưới 1,5 độ C. Để đạt được điều này, các nước đã tiến hành chuyển đổi năng lượng bằng cách sản xuất nhiều năng lượng tái tạo hơn, triển khai nhiều ứng dụng điện khí hóa và hydro (hydro xanh) hơn.

Theo đó, từ năm 2018 - 2050, tỉ trọng sản xuất năng lượng tái tạo sẽ tăng lên từ 25% đến 90%, và tỷ trọng năng lượng tái tạo để sưởi ấm tập trung sẽ tăng từ 9% lên 90%. Đến năm 2050, 66% hydro sẽ đến từ năng lượng tái tạo. Trong điện khí hóa, tỷ trọng điện năng tiêu thụ sẽ tăng từ 21% năm 2018 lên 51% năm 2050. Về ứng dụng hydro trên quy mô lớn, hydro trong tiêu thụ năng lượng sẽ tăng từ 0 đến 12% vào năm 2050 (không bao gồm hydro công nghiệp được tiêu thụ làm nguyên liệu thô), trong đó 66% sẽ là hydro xanh.

Phát triển năng lượng số

Tại Diễn đàn, ông Lê Nho Thông - Phó Giám đốc Kinh doanh Công nghệ Năng lượng số của Huawei Việt Nam đã có bài trình bày về báo cáo “Giải pháp năng lượng bền vững cho các khu đô thị trong quá trình chuyển đổi số (CĐS) đô thị”.

Ông Lê Nho Thông: Huawei đã sớm đầu tư vào chiến lược phát triển năng lượng số, bao gồm phát triển năng lượng sạch và thúc đẩy CĐS các nguồn năng lượng truyền thống

Sát cánh cùng các quốc gia giải quyết vấn đề toàn cầu, Huawei đã sớm đầu tư vào chiến lược phát triển năng lượng số, bao gồm phát triển năng lượng sạch và thúc đẩy CĐS các nguồn năng lượng truyền thống, kiến tạo nên tương lai mới cho ngành năng lượng. Chiến lược của Huawei Digital Power là tích hợp công nghệ kỹ thuật số và điện tử công suất hướng đến nguồn năng lượng xanh và sạch hơn, ứng dụng trong việc hỗ trợ các khu đô thị CĐS bền vững với giao thông thông minh, xe điện, tòa nhà xanh… và nâng cấp mục tiêu đô thị carbon thấp lên “0 carbon”.

“Huawei luôn dành ưu tiên hàng đầu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, với ngân sách hàng năm lên tới 10-15% doanh thu của tập đoàn. Giá trị đầu tư của Huawei vào R&D năm 2011 đạt 3,6 tỷ USD, đến năm 2020 đã vượt 20 tỷ USD. Trong đó, Huawei Digital Power được đầu tư mạnh mẽ, chiếm đến 60% ngân sách R&D với hơn 6.000 chuyên gia nghiên cứu làm việc tại 12 trung tâm R&D của Huawei trên toàn cầu, sáng tạo giải pháp và sở hữu trên 1.300 phát minh”, ông Thông cho hay.

Tại hội thảo, Huawei cũng giới thiệu các giải pháp carbon thấp có thể hỗ trợ các khu đô thị chuyển đổi số bền vững tại Việt Nam, dựa trên nỗ lực sản xuất điện sạch đến tiêu thụ điện năng hiệu quả: Điện mặt trời thông minh đưa năng lượng mặt trời trở thành nguồn điện chính, thâm nhập vào các ngành công nghiệp và hộ gia đình; Cơ sở trung tâm dữ liệu (Data Center Facility) ứng dụng vào tiền chế, mô-đun hóa, xây dựng nền tảng số carbon thấp; nguồn cho trạm viễn thông (Site power) giúp giảm chi phí hoạt động trong mạng lưới và giúp các nhà mạng đạt được trung hòa carbon; mảng động cơ xe điện thông minh mPower đẩy nhanh quá trình điện khí hóa ngành ôtô; Năng lượng tích hợp thông minh hội tụ nhiều đổi mới, giúp xây dựng các tòa nhà và khuôn viên (campus) carbon thấp; Đám mây năng lượng - nền tảng quản lí mạng năng lượng và dữ liệu năng lượng thông minh.

“Thị trường đang rộng mở. Dự kiến mảng kinh doanh năng lượng số đến năm 2025 ước đạt 120 tỷ USD, trong đó Huawei Digital Power kỳ vọng đạt doanh thu 20 tỷ USD trong 3 năm tới”, ông Nho Thông chia sẻ tại phiên thảo luận. 

Ông Thông cũng cho biết thêm, tính đến ngày 30/06/2021, Huawei Digital Power đã tạo ra 403.4 tỉ kWh năng lượng xanh, tiết kiệm 12.4 tỉ kWh điện năng, giảm phát thải 200 triệu tấn khí carbon - tương đương trồng 270 triệu cây xanh.

Trong nỗ lực giảm phát thải giao thông đô thị - ngành tạo ra 25% tổng lượng khí thải carbon trên thế giới, Huawei mới đây ra mắt mô-đun sạc điện một chiều FusionCharge 40kW thế hệ tiếp theo tại Triển lãm & Hội nghị chuyên đề về Xe điện Quốc tế lần thứ 35 (EVS35). Mô-đun sạc này đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài đáng tin cậy trong môi trường khắc nghiệt với tỷ lệ hư hại hàng năm dưới 0,2%; hiệu quả hơn 1% và giảm ồn hơn 10 dB so với mức trung bình ngành. Được xếp hạng EMC loại B, dải điện áp rộng của FusionCharge 40kW cho phép sạc cho các kiểu xe (điện áp) khác nhau. Và khi trang bị mô-đun sạc của Huawei, mỗi cọc sạc 120kW có thể tiết kiệm 1140kWh điện mỗi năm.

Mảng động cơ xe điện thông minh mPower sẽ là tương lai của ngành hạ tầng năng lượng, đặc biệt là khi doanh số xe điện toàn cầu đã đạt 6,6 triệu chiếc trong năm 2021 và EU đang tìm cách ngưng sản xuất xe chạy nhiên liệu hóa thạch vào năm 2035.

ND

DN vận chuyển quốc tế chung tay cùng nông dân hiện thực hóa mô hình “từ nông trại đến bàn ăn”

Tháng 6 là mùa nông sản bắt đầu vào vụ. Một số địa phương như Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn… đã sẵn sàng các phương án tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Cú hích từ Covid-19 đã khiến nông sản Việt dần được phổ biến trên các nền tảng mua sắm trực tuyến. Nông dân ngoài vai trò sản xuất, đã tận dụng các kênh truyền thông sẵn có để bán được sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, giúp dần hiện thực hóa mô hình “từ nông trại đến bàn ăn". Tuy nhiên, mô hình này có duy trì lâu dài và phát triển bền vững không, người nông dân rất cần một giải pháp toàn diện, trong đó có sự đồng hành của doanh nghiệp chuyển phát nhanh.

Đưa nông sản lên online: Nhu cầu lớn tạo ra làn sóng mới

Theo Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương, từ những tháng đầu năm 2022, các Sở ban ngành liên quan tại các tỉnh thành như Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn, Cần Thơ… đã ban hành các kế hoạch tiêu thụ về xúc tiến tiêu thụ nông sản trên TMĐT. Vai trò của Cục TMĐT và Kinh tế số là phối hợp để kết nối các tỉnh thành với các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam. Ngoài những nỗ lực kết nối của chính quyền địa phương, các cá nhân như nhà vườn, chủ trang trại…cũng tự thân vận động "chào hàng trực tuyến”, hoà cùng dòng chảy chung.

Một trường hợp điển hình cho sự nhanh nhạy, nắm bắt xu hướng thị trường là anh Đỗ Minh Thịnh – chủ nông trại Vitamin (Đà Lạt), khách mời trong số phát sóng thứ 3 thuộc chuỗi tọa đàm “Chỉ Dẫn Đỏ” do thương hiệu chuyển phát nhanh J&T Express tổ chức, với chủ đề “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn”.

Thời gian vừa qua, Đỗ Minh Thịnh đã gặt hái được kết quả bất ngờ khi chinh phục thành công giống dâu Bạch Tuyết, một giống dâu được đánh giá là hiếm và khó trồng nhất ở ngoài trời. Là người trẻ làm nông nghiệp bằng mô hình hiện đại, Đỗ Minh Thịnh cho biết ngoài việc nghiên cứu phát triển các loại nông sản hữu cơ, anh còn chủ động trong việc đảm bảo đầu ra bằng cách quảng bá, bán sản phẩm trên mạng xã hội và kết hợp với đơn vị vận chuyển để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Nỗ lực của các bên liên quan trong việc hỗ trợ người nông dân kết nối các kênh bán hàng trực tuyến.

Hiện nay, các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, hợp tác xã địa phương không còn xa lạ với hình thức kinh doanh trực tuyến, tuy nhiên còn nhỏ lẻ và phát sinh nhiều hạn chế, trong việc ứng dụng công nghệ vào các khâu như vận hành, logistics.

Là một doanh nghiệp (DN) chuyển phát nhanh hiện đại vừa ra mắt trung tâm trung chuyển lớn nhất tại Việt Nam, J&T Express chứng tỏ sự thích ứng nhanh nhạy của mình với nhu cầu thị trường, theo tiêu chí: Ở đâu khó có J&T Express. DN này đã kịp thời đề xuất giải pháp trong mùa Covid-19 với dịch vụ J&T Fresh - mô hình vận chuyển dành riêng cho sản phẩm nông sản và hàng tươi sống.

Đặc biệt, J&T Express đã đồng hành cùng người nông dân Bắc Giang trong việc hướng dẫn trực tiếp cách livestream vải thiều trên mạng xã hội, hỗ trợ thu hái na bở cho người dân xã Liên Khê, góp phần tiêu thụ bưởi và sầu riêng cho các nhà vườn Nha Trang.

Những nỗ lực trong việc hỗ trợ nông sản Việt của J&T Express đã tạo thuận tiện cho bà con nông dân tìm hướng giải quyết đầu ra cho nông sản. Bên cạnh đó, J&T Express còn hỗ trợ tiêu thụ, thu hoạch, và đóng gói hàng hóa theo chuẩn quy định để đảm bảo chất lượng vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Nhờ vào đó, các hộ nông dân có thể làm chủ giá cả mà không cần thông qua bất cứ đơn vị nào khác.

Sự kết nối - chìa khoá hiện thực hoá mô hình nông nghiệp hiện đại

Sự đổi mới liên tục đã tạo tiền đề cho mô hình quản trị nông nghiệp mới mang tên 3F: Feed – Farm – Food (từ trang trại đến bàn ăn), với mục tiêu cốt lõi tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng và vận chuyển đến tay người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo độ tươi ngon như khi còn ở trang trại. Song mô hình vẫn tồn tại những thách thức như kết nối từ cung đến cầu lỏng lẻo với sự nhập cuộc của cả người nông dân, các kênh thương mại điện tử và đơn vị vận chuyển, nhằm tạo nên sự liên kết bền vững giúp hiện thực hóa mô hình 3F.

Với nỗ lực trong việc tìm kiếm giải pháp đồng bộ cho việc bán hàng, chốt đơn và vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng, ông Phan Bình – Giám đốc Thương hiệu J&T Express nhận định rằng “Với xu thế trực tuyến mạnh mẽ như hiện nay, doanh nghiệp chuyển phát nhanh, sàn thương mại điện tử, người nông dân hay KOC (người tiêu dùng chủ chốt) đều giữ một vị trí cân bằng. Các doanh nghiệp phải cùng nhau đề xuất giải pháp toàn diện, chỉ dẫn cho người nông dân từ điểm A đến điểm B để việc giao thương của người bán trở nên thuận lợi hơn, tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào một đơn vị.”.

J&T Express hỗ trợ làm trung gian giữa người nông dân, người tiêu dùng và sàn TMĐT, và cả nền tảng bán hàng đa kênh và chốt đơn livestream. Ông Lâm Thế Khải - Giám đốc Sản phẩm UPOS chia sẻ “Phần mềm UPOS có mối liên kết chặt chẽ với các sàn thương mại điện tử, với các tính năng đa dạng về quản lý sản phẩm, đơn hàng và hàng tồn kho, người bán có thể dễ dàng quản lý hàng hóa, giám sát vận chuyển và thông tin khách hàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Điều này giúp tăng khả năng bán hàng thành công của họ.”.

Bên cạnh sự linh hoạt của J&T Express trong việc đề xuất giải pháp dựa vào nhu cầu đa dạng của khách hàng, phần mềm UPOS góp phần hỗ trợ người nông dân giải quyết các nhu cầu về doanh thu, thắc mắc về công nghệ và giúp họ tập trung vào thế mạnh - sản xuất nông sản. Các bên cùng nhau phối hợp nhịp nhàng để mang lại trải nghiệm tối ưu nhất cho người tiêu dùng cho đến khâu vận chuyển cuối cùng.

Tin rằng với những chiến lược phát triển lấy người tiêu dùng làm trung tâm, J&T Express cùng các đối tác có thể chung tay góp phần nâng tầm nông sản Việt, đồng thời hứa hẹn sẽ đưa nền nông nghiệp nước nhà lên một tầm cao mới, hoà chung với xu thế phát triển của thế giới.

ND

Loạt phát minh mới cách mạng hóa AI, 5G và trải nghiệm người dùng

Huawei đã công bố một loạt các phát minh quan trọng trong khuôn khổ Giải thưởng "10 phát minh hàng đầu" được tổ chức hai năm một lần tại diễn đàn "Mở rộng bối cảnh đổi mới sáng tạo 2022" được tổ chức tại trụ sở chính ở Thâm Quyến.

Giải thưởng ghi nhận 10 phát minh có thể kiến tạo nên các dòng sản phẩm mới, thương mại hóa các sản phẩm hiện hữu, hoặc tạo ra giá trị to lớn cho các doanh nghiệp (DN) lẫn ngành công nghiệp.

Các sáng chế được vinh danh dịp này đa dạng từ mạng thần kinh nhân tạo Adder giảm đáng kể mức tiêu thụ điện năng và diện tích mạch, cho đến "mống mắt quang học" đột phá chưa từng có cung cấp mã định danh duy nhất cho các sợi quang. Chúng được thiết kế để giúp các nhà mạng quản lý tài nguyên mạng, giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc triển khai băng thông rộng.

Loạt phát minh được công bố trong bối cảnh quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), quyền bảo hộ và chia sẻ của Huawei có vai trò ngày càng quan trọng đối với hệ sinh thái công nghệ. 

Tính đến cuối năm 2021, Huawei đã nắm giữ hơn 110.000 bằng sáng chế thuộc hơn 45.000 nhóm phát minh. Hiện, Huawei sở hữu nhiều bằng sáng chế được cấp hơn bất kỳ công ty Trung Quốc nào, nộp nhiều đơn xin cấp bằng sáng chế nhất cho Văn phòng Bằng sáng chế EU và xếp thứ 05 về số lượng bằng sáng chế mới được cấp tại Hoa Kỳ. Suốt 05 năm liên tiếp, Huawei đứng số 1 toàn cầu về số lượng đơn đăng ký Hiệp ước Hợp tác Bằng sáng chế.

Ông Alan Fan, Trưởng Bộ phận Quyền SHTT của Huawei cho biết giá trị các bằng sáng chế này đã được công nhận rộng rãi trong ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ di động, kết nối mạng Wi-Fi và mã hóa âm thanh lẫn video.

“Trong 05 năm qua, hơn 02 tỷ điện thoại thông minh đã sử dụng sáng chế 4G/5G của Huawei. Đối với ôtô, có khoảng 08 triệu phương tiện kết nối sử dụng sáng chế của Huawei đã và đang được chuyển đến tận tay người tiêu dùng mỗi năm”, ông Alan Fan cho hay.

Huawei cũng đang làm việc tích cực với các công ty quản lý bằng sáng chế để cung cấp quy trình cấp giấy phép "một cửa" cho các tiêu chuẩn chính thống.

Hơn 260 công ty - chiếm một tỷ thiết bị - đã sử dụng bằng sáng chế mã hóa video hiệu quả cao (HEVC) của Huawei thông qua mô hình liên kết thương mại hóa các sáng chế”, ông Alan Fan nói.

Ông cho biết thêm, công ty đang thảo luận để thiết lập thêm mô hình sáng chế mới nhằm cung cấp cho các đối tác trong ngành "quyền truy cập nhanh" vào loạt phát minh về thiết bị Wi-Fi của Huawei trên toàn cầu.

Huawei cũng đang thảo luận với các chuyên gia cấp phép và nhà phát minh đầu ngành khác về các chương trình cấp phép chung cho các bằng sáng chế 5G.

Cựu Phó Chủ tịch Văn phòng Sáng chế Châu Âu Manuel Desantes nhấn mạnh thêm, trước cơn bão đổi mới khắp thế giới ngày nay, điều quan trọng nhất không còn nằm ở số lượng bằng sáng chế hoặc phát minh nhiều hay ít. “Hệ thống SHTT phải đảm bảo rằng những sáng chế đó xứng đáng được bảo hộ, mang lại giá trị thực tiễn cao”, ông nói.

Công bố sáng chế mới của Huawei đánh dấu lần thứ ba tập đoàn tổ chức các sự kiện về ĐMST và SHTT. Hàng năm, Huawei đều đầu tư hơn 10% doanh thu vào R&D, đứng thứ hai trong bảng xếp hạng đầu tư R&D trong lĩnh vực công nghiệp của Châu Âu năm 2021. Tính riêng năm ngoái, công ty đã tăng đầu tư cho R&D lên 21,2 tỷ USD, chiếm 22,4% tổng doanh thu. Tính gộp cả thập kỷ qua, tổng đầu tư cho R&D của Huawei đã vượt 126,6 tỷ USD./.

Giải pháp số cho hệ thống cung cấp điện hiệu năng cao

Hệ thống cung cấp điện PowerPOD 3.0 mà Huawei vừa công bố có hiệu suất lên đến 97,8% và rút ngắn chiều dài liên kết trong hệ thống.

Ra mắt hệ thống cung cấp điện thế hệ mới PowerPOD 3.0

Tiết kiệm diện tích tới 40%

Huawei vừa chính thức ra mắt TTDL thế hệ tiếp theo với giải pháp cung cấp năng lượng thế hệ mới PowerPOD 3.0.

Giám đốc Công nghệ, ông Fei Zhenfu của đội ngũ phát triển cơ sở TTDL Huawei (Huawei Data Center Facility Team), cho biết: Thông qua đổi mới công nghệ cốt lõi và kết hợp các thành phần, giải pháp này giúp tối ưu hóa bố cục và xây dựng hệ thống cung cấp điện giúp TTDL tiết kiệm diện tích, năng lượng, thời gian.

Bằng cách sử dụng kiến trúc hội tụ sáng tạo và UPS5000-H công nghiệp mật độ cực cao, mật độ công suất điện trên mỗi tủ được tăng lên và không gian bố trí của hệ thống cung cấp điện được tối ưu hóa. Số lượng tủ giảm từ 22 xuống 11, góp phần giảm đáng kể diện tích. 

Ví dụ, trong mỗi TTDL 12 MW, diện tích được tiết kiệm bởi giải pháp PowerPOD 3.0 cho phép triển khai nhiều hơn 170 kệ bổ sung so với giải pháp cung cấp điện truyền thống.

Giảm 70% lượng điện tiêu thụ

Hiệu suất liên kết của giải pháp cung cấp điện truyền thống thường thấp hơn 94,5%. Ngược lại, PowerPOD 3.0 tăng hiệu suất lên đến 97,8% và rút ngắn chiều dài liên kết. Ngoài ra, UPS5000-H mang lại hiệu suất 99,1% ở chế độ S-ECO, giảm tiêu thụ điện năng hiệu quả. Sử dụng PowerPOD 3.0 trong Trung tâm dữ liệu 12 MW sẽ giúp tiết kiệm gần 300.000 USD mỗi năm.

Giảm 75% thời gian hoàn thiện

Giải pháp cung cấp điện truyền thống đòi hỏi khoảng 35 thanh đồng và 180 dây cáp được kết nối tại chỗ, dẫn đến rủi ro về chất lượng và thời gian giao hàng lên đến 2 tháng. PowerPOD 3.0 sử dụng các khay busbar đúc sẵn để liên kết nội bộ và vận hành thử trước tại nhà máy, giúp việc thi công lắp đặt có thể hoàn thành chỉ trong 2 tuần, đẩy nhanh việc triển khai dịch vụ cho khách hàng.

Tỷ lệ lỗi thấp hơn 40% trong SLA

Dựa trên khái niệm "Vận hành tự động" và công nghệ AI, PowerPOD 3.0 được trang bị tính năng thông minh iPower, cung cấp thiết kế hai lớp đáng tin cậy, mang lại khả năng hiển thị đầu cuối (E2E) cũng như dự đoán nhiệt độ AI, dự đoán tuổi thọ của các thành phần chính và cài đặt thông minh, biến tự động hóa và dự đoán các vấn đề trong vận hành bảo trì trở thành hiện thực.

Các TTDL đang phát triển theo hướng mật độ cao và quy mô lớn. Là "trái tim" của TTDL, hệ thống cung cấp điện PowerPOD 3.0 không chỉ đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong suốt vòng đời nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, mà còn tích hợp sáng tạo tất cả các thiết bị trong chuỗi cung ứng điện để tạo ra nhiều giá trị hơn cho người dùng./.

Ứng dụng công nghệ sáng tạo giải quyết các thách thức trong kỷ nguyên CĐS

Hội nghị Đổi mới Kỹ thuật số Châu Á - Thái Bình Dương 2022 (Huawei APAC Digital Innovation Congress 2022) mới đây, Huawei đã chia sẻ những thách thức và thực tiễn ứng dụng công nghệ sáng tạo vào giải quyết các thách thức đó trong kỷ nguyên chuyển đổi số (CĐS).

Ông Nicholas Ma, Chủ tịch kinh doanh doanh nghiệp (DN) Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei cho hay, nền kinh tế số và CĐS đang bùng nổ nhanh chóng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), nhờ chiến lược số hóa có tầm nhìn xa của các quốc gia cũng như nỗ lực chung của các ngành công nghiệp. Huawei dự đoán rằng, số hóa sẽ chuyển đổi hệ thống sản xuất của mọi ngành, tạo ra giá trị tiềm năng lên đến 27.000 tỷ USD.

Cùng với các đối tác, Huawei sẽ dành thời gian nghiên cứu để am hiểu các ngành công nghiệp và sau đó, phát triển các giải pháp phù hợp hỗ trợ họ CĐS. Chúng tôi kỳ vọng được hợp tác với các đối tác để phát triển hệ sinh thái công nghiệp mở và thúc đẩy thành công chung ở APAC”, ông Nicholas Ma nhấn mạnh.

Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Danh dự Zunaid Ahmed Palak, Bộ CNTT và Truyền thông của Bangladesh cũng có bài phát biểu tại sự kiện. Ông cho biết: “Bangladesh đang nhanh chóng vươn mình trong cuộc cách mạng công nghệ ICT nhờ tư duy đổi mới và sáng tạo. Đổi mới không dừng lại ở những thứ riêng biệt, mà cần kết hợp tất cả để mang lại kết quả hoàn hảo nhất. Bangladesh sẽ bùng nổ với sức mạnh nội tại của quốc gia và sự trợ giúp của các công ty như Huawei. Hãy nghĩ về số hóa, trở nên số hóa và xây dựng số hóa”.

TS. Eng. Budi Prawara, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu về Điện tử và Tin học, Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia của Indonesia, cũng bày tỏ tin tưởng rằng thế giới tương lai sẽ được xác định bởi mức độ hiệu quả và hiệu suất mà chúng ta sẽ tăng cường, nâng cao và củng cố trong hợp tác nghiên cứu và đổi mới.

Ông đề cập thêm, Indonesia đã hợp tác chặt chẽ với tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các nhà lãnh đạo công nghệ và đổi mới toàn cầu, để chia sẻ kiến ​​thức liên quan đến AI vào năm 2020 trong khuôn khổ Chiến lược AI Quốc gia. Ông hy vọng sẽ tiếp tục củng cố vốn hiểu biết chung trong toàn hệ sinh thái, nhằm tối ưu hóa lợi ích từ các thành tựu nghiên cứu và đổi mới toàn cầu cho nhân loại và xã hội.

TS. Chalee Asavathiratham, Phó Chủ tịch Điều hành Cấp cao kiêm Giám đốc Ngân hàng số của Ngân hàng Thương mại Siam (Thái Lan) cũng cho biết thêm: “Thông qua sức mạnh của dữ liệu và phân tích, chúng tôi sẽ bổ sung thêm các dịch vụ ngân hàng mới chưa từng có hoặc chưa được cung cấp đầy đủ. Mọi hoạt động ngân hàng phải đơn giản, phổ cập và thấu hiểu. Giống như thần đèn đợi lệnh, ngân hàng sẽ chỉ xuất hiện để phục vụ khách hàng khi họ cần”.

Ông Kevin Khoo, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Sunway (Malaysia) cũng chia sẻ về thực tiễn CĐS ở doanh nghiệp. “Tôi nghĩ điều quan trọng là phải tìm được những đối tác phù hợp, sẵn sàng đồng hành lớn mạnh trong suốt hành trình và cùng đối mặt với mọi thách thức. Sunway đang bắt tay với Huawei triển khai chương trình đổi mới kỹ thuật số - đó là một hành trình dài với rất nhiều đổi mới và chiến lược mà chúng tôi sẽ cùng nhau triển khai”, ông Kevin Khoo chia sẻ.

GS. Jeffrey Towson từ Viện Quản trị Kinh doanh Sasin của Đại học Chulalongkorn đã chia sẻ “3 bài học từ các DN số tốt nhất ở Trung Quốc và Châu Á”. Trong đó, ông nhấn mạnh: “Điều cuối cùng bạn muốn làm ở kỷ nguyên số hóa của châu Á là cạnh tranh mà không có bất cứ lợi thế nào. Để tồn tại và phát triển, bạn phải đào sâu để chuẩn bị”.

 Bài học kinh nghiệm trong hành trình CĐS

Hội nghị Đổi mới kỹ thuật số Huawei Châu Á - Thái Bình Dương 2022 còn kết thúc bằng buổi hội thảo khơi dậy tư duy về “Thúc đẩy đổi mới công nghiệp kỹ thuật số trong thời đại VUCA”, được điều phối bởi nhà khoa học ngành dịch vụ công toàn cầu của Huawei, ông Hong-Eng Koh. Các tham luận viên nổi tiếng bao gồm: TS. Chalee Asavathiratham (Ngân hàng Thương mại Siam - Thái Lan), GS. Jugdutt Singh (Chính quyền Bang Sarawak - Malaysia), Donald Lum (SATS - Singapore) và Justin Chen (Ngân hàng Thương mại Neo - Indonesia) đã tham dự và chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong hành trình CĐS của họ cũng như các yếu tố then chốt để số hóa thành công.

Mặc dù những bước đi và trái ngọt của hành trình CĐS ở các ngành là khác nhau, song thách thức phải đối mặt là như nhau và đòi hỏi các yếu tố thành công quan trọng tương tự. Các yếu tố này bao gồm nhà lãnh đạo tài giỏi, chính phủ, nhân tài, quy trình, hợp tác, tuân thủ quy định và quản lý linh hoạt. Tất cả tham luận viên cũng đồng ý rằng, CĐS nên tập trung vào con người và cá nhân hóa; dữ liệu giá trị là yếu tố then chốt để triển khai số hóa.

Cũng trong 02 ngày diễn ra Hội nghị Đổi mới Kỹ thuật số Huawei APAC 2022, Huawei đã ký kết 17 biên bản ghi nhớ với các khách hàng đến từ Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Bangladesh cho Campus thông minh, Trung tâm dữ liệu (data center), Digital Power và HUAWEI CLOUD. Các biên bản ghi nhớ này tạo cơ sở cho tương lai hợp tác lẫn nhau, thúc đẩy quá trình CĐS ở khu vực APAC và thiết lập nên những chuẩn mực phát triển nền kinh tế số APAC./.

One-Stop-shop trong chuyển phát nhanh

Sự hợp lực giữa các đơn vị trong ngành vốn là quy luật phát triển của nhiều ngành nghề. Đối với ngành chuyển phát nhanh, (CPN) quy luật này càng trở nên tất yếu hơn trong bối cảnh thị trường phát triển mạnh mẽ.

One-Stop Shop (tạm dịch: Một điểm đến cho mọi nhu cầu) là mô hình cung cấp hàng loạt sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong cùng một điểm đến duy nhất. Thực tế, mô hình này đã xuất hiện trên thế giới vào năm 1916(1), và cũng đã phổ biến ở Việt Nam dưới bóng dáng của khu phức hợp mua sắm, ăn uống, làm đẹp, siêu thị,… trong các đại trung tâm thương mại như Vincom, Takashimaya, Aeon Mall, Lotte Mart, Crescent Mall, v.v.

​​Ngày nay, khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng hơn, mô hình One-Stop Shop dần trở thành xu hướng phổ biến. Là mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng, ngành CPN hiển nhiên cũng không nằm ngoài làn sóng thay đổi đó.

Trong tập đầu tiên của chuỗi tọa đàm “Chỉ dẫn đỏ” với chủ đề “CPN - Thành bại của bán hàng online” trên báo Dân Trí mới đây, ông Đỗ Hữu Hưng, Tổng giám đốc AccessTrade cho biết, dưới góc nhìn của các đơn vị CNP như J&T Express, thay vì hoạt động riêng lẻ, các doanh nghiệp (DN) nên “bắt tay” cung cấp cho người dùng một giải pháp tối ưu, tương tự mô hình One-Stop Shop.

Cụ thể, với mô hình này, các DN sẽ cùng hợp tác đề xuất “bộ giải pháp trọn gói” mang đến sản phẩm, dịch vụ tích hợp, đa tiện ích: từ đơn vị vận chuyển, đơn vị thanh toán đến đơn vị hỗ trợ bán hàng. Trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc này không chỉ mang tới ưu thế cạnh tranh cho bản thân DN, mà còn tạo trải nghiệm khách hàng liền mạch, góp phần tăng uy tín cho doanh nghiệp.

Khách hàng luôn là người được hưởng lợi từ sự cộng hưởng của những thương vụ hợp tác

Trước đây, mô hình CPN chỉ gói gọn trong định nghĩa về giao - nhận hàng hóa, ít có các quan hệ liên kết hợp tác với bên thứ ba. Tuy nhiên hiện nay, nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng một cách trọn vẹn, nhiều đơn vị CPN - tiêu biểu như J&T Express đã tăng cường hợp tác với các đối tác thứ 3 theo mô hình One-Stop-Shop mang tới giải pháp tích hợp.

Nổi bật trong số đó phải kể đến việc ký kết hợp tác giữa J&T Express với các phần mềm quản lý bán hàng, các sàn thương mại, các ứng dụng bán hàng online, các cổng thanh toán. Việc liên kết giữa J&T Express và các phần mềm bán hàng như Pancake, Upos, Haravan, Kiot Việt,.., người bán hàng trực tuyến sẽ được hưởng lợi trực tiếp khi có thể theo dõi toàn bộ tiến trình vận chuyển và chất lượng hàng hóa qua từng khâu, kiểm soát luồng hàng xuất nhập khỏi kho, đồng thời nhận hàng loạt ưu đãi vận chuyển từ J&T Express.

Ví dụ như việc J&T Express hợp tác với UPOS không chỉ khách hàng của UPOS nhận được lượng lớn voucher ưu đãi giao hàng từ J&T Express, mà hệ sinh thái hiện hữu của J&T Express cũng có cơ hội tiếp cận một phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả. Mới đây, nhân dịp sinh nhật lần thứ 3 của UPOS, J&T Express cũng đã  tặng ngay cho hàng đăng ký trên UPOS gói ưu đãi trị giá 1.000.000 đồng được quy đổi thành 500 mã giảm giá vận chuyển J&T Express.

Đặc biệt, thời gian dịch bệnh vừa qua, mô hình này đã chứng minh hiệu quả khi góp phần hỗ trợ các DN nông sản Việt. Cụ thể, UPOS hỗ trợ bà con đưa các mặt hàng nông sản lên mạng xã hội, kinh doanh và quản lý chốt đơn qua các buổi livestream. Trong khi đó, J&T Express tập trung tăng cường và mở rộng các loại hình dịch vụ vận chuyển, nâng cấp hệ thống, xử lý các đơn hàng và phương thức giao hàng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của người dân, rút ngắn khoảng cách giữa nhà nông và người mua.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến thương vụ bắt tay giữa J&T Express với nền tảng công nghệ Haravan - giải pháp bán hàng đa kênh cho các đơn vị kinh doanh trực tuyến. Sự hợp tác này cũng mang đến cơ hội kinh doanh rộng mở cho các đơn vị bán hàng trên cả 2 nền tảng, đặc biệt là các doanh nghiệp “chân ướt chân ráo” với mảng kinh doanh trực tuyến.

Đơn cử, từ ngày 10/03 – 10/04/2022, khách hàng J&T Express sử dụng dịch vụ của Haravan lần đầu tiên sẽ được nhận ngay 3 tháng miễn phí sử dụng Harasocial - Giải pháp bán hàng trên mạng xã hội. Đồng thời, khách hàng Haravan cũng được hưởng ưu đãi đồng giá 18.000 - 25.000 đồng lần đầu sử dụng dịch vụ vận chuyển của J&T Express qua giải pháp Haravan Ship.

Ngoài việc hợp tác các nền tảng, ứng dụng công nghệ, hiện J&T Express cũng là đối tác của các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước cũng đã mở ra các cơ hội mở rộng kênh bán cho các chủ shop, cũng như tiện ích cho người mua có thể tiếp cận sản phẩm dịch vụ với nhiều điểm chạm khác nhau.

Có thể thấy việc mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị thứ ba là bàn đạp để DN tiếp cận với nhiều nguồn lực và khách hàng hơn, gia tăng giá trị cho các bên tham gia trong hệ sinh thái. Qua đó, DN sẽ có cơ sở trao đổi lượng lớn dữ liệu, phân tích chuyên sâu để kiến tạo nên những giá trị và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

(1)https://thuongtruong.com.vn/news/one-stop-shop-xu-the-phat-trien-cua-nganh-ban-le-truyen-thong-74688.html

Nhiều nước châu Á - TBD chú trọng CĐS, theo đuổi phát triển xanh

Nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương APAC đã chú trọng áp dụng chuyển đổi số (CĐS) lên cấp độ chính sách chiến lược quốc gia và đang tích cực theo đuổi định hướng phát triển xanh.

Hướng tới một APAC xanh và số hóa

Hội nghị Đổi mới kỹ thuật số Huawei APAC 2022 do Huawei và ASEAN Foundation đồng tổ chức, vừa chính thức khai mạc hôm nay 19/5. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 quan chức chính phủ, chuyên gia, nhà nghiên cứu, đối tác và nhà phân tích từ hơn 10 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đến để khám phá về tương lai đổi mới kỹ thuật số và nền kinh tế số.

Các chủ đề nổi bật bao gồm loạt tiến bộ liên tục trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT), tăng tốc CĐS giữa các ngành công nghiệp, cũng như phát triển xanh và carbon thấp.

Ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc: "Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một trong những khu vực có nền văn hóa và kinh tế năng động trên thế giới. Khu vực này đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, và bây giờ, khu vực còn đóng một vai trò quan trọng không kém trong công cuộc đổi mới số".

Ông cũng chỉ ra thực tế rằng, nhiều nước APAC đã chú trọng áp dụng CĐS lên cấp độ chính sách chiến lược quốc gia và đang tích cực theo đuổi định hướng phát triển xanh.

Ông Ken Hu: nhiều nước APAC đã chú trọng áp dụng CĐS lên cấp độ chính sách chiến lược quốc gia và đang tích cực theo đuổi định hướng phát triển xanh

"Năm 2022, chúng tôi sẽ tăng cường đổi mới vì một APAC xanh và số hóa bằng cách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng số, carbon thấp và hội nhập số", Chủ tịch Ken Hu cho biết thêm.

Phát biểu tại sự kiện, bà Yang Mee Eng, Giám đốc điều hành Quỹ ASEAN, cũng cho rằng: "Chỉ có đội ngũ tài năng số hùng mạnh mới có thể chinh phục được mục tiêu xây dựng APAC số hóa toàn diện và bền vững. Hội nghị đổi mới kỹ thuật số lần này chính là cột mốc quan trọng đánh dấu quan hệ đối tác giữa Quỹ ASEAN và Huawei trong việc kiến tạo nên hệ sinh thái đào tạo tập trung vào phát triển nhân tài số, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt kỹ năng số trong khu vực".

Những chiến lược thúc đẩy đổi mới số và nền kinh tế số tại APAC

Satvinder Singh, Phó Tổng thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã vạch ra tiến trình hướng tới Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025.

Chia sẻ quan điểm về cách đại dịch đã tăng tốc CĐS, ông cho hay: "Kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, ASEAN đã có thêm 60 triệu người tiêu dùng số mới, trở thành "cứ địa" Internet lớn thứ ba thế giới với gần 400 triệu người. Doanh thu kỹ thuật số của ASEAN dự kiến sẽ đạt 363 tỷ USD vào năm 2025. CĐS đòi hỏi các hành động phối hợp mạnh mẽ hơn từ nhiều bên liên quan, bao gồm cả khu vực tư nhân để thấy rõ toàn bộ tiềm năng chuyển đổi số trong ASEAN".

Bà Ajarin Pattanapanchai, Thư ký thường trực Bộ Kinh tế và Xã hội số Thái Lan bày tỏ việc quốc gia này hoàn toàn ủng hộ thực hiện Kế hoạch Tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025. Bà nhấn mạnh đây là cách tiếp cận chiến lược đặt ưu tiên phục hồi kinh tế hậu COVID-19 lên hàng đầu, tối đa hóa tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số và CNTT để tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ công lẫn tư, đồng thời xây dựng nền kinh tế số lớn mạnh của ASEAN.

TS. H. Sandiaga Salahuddin Uno, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia cũng nói về cách đổi mới đã tạo nên một Indonesia số hóa hơn. "Công nghệ tiên tiến có thể trở thành động lực để các lĩnh vực hồi phục và hồi sinh. Các giao thức về môi trường, an ninh, sức khỏe và độ sạch được địa phương hóa, cá nhân hóa và tùy chỉnh sẽ là cần thiết để phát triển du lịch và ngành công nghiệp sáng tạo...".

TS. Dato' Sri Adham Bin Baba, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Đổi mới của Malaysia, chia sẻ về các ứng dụng số hóa ngày càng quan trọng đến nỗi đó không chỉ là giấc mơ xa vời, mà là nhu cầu trước mắt. Malaysia gần đây đã khởi động Kế hoạch Tổng thể Kinh tế số Malaysia (MyDIGITAL) nhằm củng cố và nâng cao hơn nữa nền kinh tế số phát triển bền vững, bằng cách cung cấp nền tảng hợp tác và nhu cầu thị trường cho các giải pháp số do các startup công nghệ số địa phương, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phát triển. 

Các giải pháp này được triển khai dưới dạng hệ thống, thiết bị lẫn phần mềm chứa các chương trình và trí tuệ nhân tạo. Điều này sẽ giúp Malaysia bắt kịp lộ trình trở thành quốc gia sản xuất công nghệ cao.

Ông Mustafa Jabbar, Bộ trưởng Bộ Bưu chính và Viễn thông Bangladesh bổ sung thêm về hiệu quả của Chiến lược số hóa Bangladesh đề xuất năm 2008 tác động đến tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành truyền thông nước này. Cụ thể, phạm vi phủ sóng di động băng thông rộng đã tăng vọt từ 0% lên 98,5% và số lượng thuê bao đã mở rộng từ 40 triệu vào năm 2018 lên 180 triệu đến nay.

"Điều này đã thay đổi đáng kể cuộc sống của người dân Bangladesh. Đất nước này sẽ không thể hiện thực hóa được những điều này nếu không có sự hỗ trợ của tất cả các đối tác trong ngành và trong hệ sinh thái", ông nhấn mạnh.

Ông Simon Lin chia sẻ về hàng loạt cơ hội kỹ thuật số tại APAC

Theo ông Simon Lin, Chủ tịch Khu vực APAC của Huawei, Huawei đã cung cấp kết nối cho hơn 90 triệu hộ gia đình và 01 tỷ người dùng di động ở APAC. Thị phần cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS) của Huawei hiện đứng thứ 4 tại thị trường APAC mới nổi; và Huawei đang tích hợp các công nghệ điện tử lẫn kỹ thuật số vào số hóa năng lượng, vì một tương lai xanh hơn.

 ND

Khi công nghệ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp chuyển phát nhanh

Theo số liệu, toàn ngành logistics hiện chiếm khoảng 12% GDP toàn cầu, tương đương với 9.600 tỷ USD. Tuy nhiên, công nghệ logistics lại chỉ chiếm khiêm tốn khoảng 17,4 tỷ USD, bằng 1/7 so với thị trường công nghệ marketing (MarTech) phục vụ cho thị trường thương mại điện tử (TMĐT) [1].

Số hiếm doanh nghiệp (DN) logistics chú trọng đầu tư về công nghệ nhanh chóng tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhờ việc mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện, giảm thời gian chờ đợi và tiết kiệm chi phí cho tất cả các bên.

Một vài năm trước, việc tiếp nhận đơn hàng, đóng gói, phân loại hàng hóa và gửi đi được làm theo phương thức thủ công. Tuy vậy, đến những giai đoạn cao điểm như Mega Sales 11.11, 12.12 trên các sàn TMĐT, hay đợt bùng nổ mua sắm trực tuyến trong giai đoạn giãn cách thì mô hình quen thuộc này bắt đầu bộc lộ rõ nhược điểm.

Câu chuyện hàng hóa bị ách tắc tại kho hàng chục ngày dẫn đến hỏng hóc, vỡ đập từng khiến nhiều người mua và người bán lâm vào cảnh “méo mặt”. Chưa kể khi thị trường càng phát triển, số lượng hàng hoá ngày càng nhiều, việc mất mát hay thất lạc, nhầm lẫn rất dễ xảy ra nếu không có các giải pháp tối ưu.

Nhằm đón đầu nhu cầu tăng cao của thị trường và nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng, một số ít DN chuyển phát nhanh đã chủ động đầu tư công nghệ vào hệ thống trung tâm trung chuyển hiện đại từ rất sớm. Tiêu biểu, tại hệ thống 36 trung tâm trung chuyển và trung tâm thứ 37 sắp hoàn thiện, J&T Express đều áp dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống phân loại thông minh DWS, quy trình xử lý tự động theo quy chuẩn smart logistics và hệ thống băng chuyền ma trận tự động.

Trên hành trình giao hàng, công nghệ cũng giúp rút ngắn thời gian di chuyển cho shipper và tiết kiệm chi phí vận chuyển cho người mua. Những giải pháp về AI (trí thông minh nhân tạo) và Machine Learning (học máy) được nhiều đơn vị vận chuyển áp dụng nhằm thiết lập nên những cung đường tối ưu và ngắn nhất, giúp shipper nhanh chóng giao hàng tới tay người nhận ở nhiều điểm khác nhau.

Về phía người bán, trước đây khi đặt dịch vụ giao hàng, họ chỉ có thể ngồi chờ, không thể biết đơn hàng đã giao đến tận tay khách hay có vấn đề gì phát sinh giữa chừng. Nay, vấn đề này có thể được giải quyết nhờ những công nghệ mới, như tính năng Track and Trace của J&T Express giúp người bán có thể dễ dàng lên đơn hàng, xác định được số lượng vận đơn và tính toán chi phí vận chuyển trực tiếp. Ngoài ra, công nghệ này còn cho phép thay đổi điểm nhận hàng, tạo sự thuận tiện cho người nhận và người bán.

Về phía DN chuyển phát, việc đầu tư công nghệ sẽ giúp DN đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao trong làn sóng mua sắm trực tuyến ngày càng mạnh mẽ. Còn đối với người mua và người bán, việc tối ưu hóa quy trình xử lý đơn hàng sẽ giúp các món hàng đến tay khách hàng đúng hẹn và vẹn nguyên, giảm thiểu những tình huống không mong muốn như giao sai địa chỉ, méo vỡ, hỏng hóc hàng hóa v.v. Khi có thể tự tin mua sắm và hài lòng với trải nghiệm giao nhận, khách hàng có thể quay lại mua sắm lần sau, từ đó giúp nhà bán hàng trực tuyến tăng trưởng doanh thu bền vững.

Áp dụng công nghệ vào từng mắt xích trong quy trình quản lý, vận hành, đơn vị vận chuyển đã giải quyết được những nỗi lo lớn cho người bán lẫn người mua trên hành trình mua bán trực tuyến. Đồng thời, điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn, giúp DN logistics bứt phá trên thị trường.

Ông Phan Bình - Giám đốc Thương hiệu J&T Express tại Việt Nam chia sẻ: “Trong thời gian tới, J&T Express sẽ tiếp tục những nỗ lực trong việc thấu hiểu địa phương, cho ra đời những sáng kiến lấy khách hàng làm trọng tâm để phát triển dịch vụ, đồng thời, áp dụng công nghệ vào khâu quản lý, lưu thông hàng hóa nhằm tăng cường năng lực vận chuyển. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ưu tiên việc đào tạo nhân lực có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cao về công nghệ thông tin để có thể phục vụ nhu cầu tăng cao của thị trường và hoàn thiện trải nghiệm dịch vụ của khách hàng một cách tốt nhất.”